Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2009

VN Mục tiêu tăng trưởng 7-8% trong giai đoạn 2011-2015

June 5, 2009
The government target for gross domestic product growth in the five years from 2006 to 2010 was 7.5 per cent to 8 per cent. -- PHOTO: REUTERS
HANOI - VIETNAM has set an economic growth target of between 7 and 8 per cent a year in the 2011-2015 period, lowering by half a percentage point the floor of the range as compared with its target for the previous five years.

'The overall target for the five year socio-economic development plan is a fast and sustained economic expansion,' Prime Minister Nguyen Tan Dung wrote in a directive.

Mr Dung also called for a 'complete market economy' and a 'transparent, fair and stable investment environment'.

Vietnam's economy grew at an average annual rate of 7.5 per cent between 1996 and 2005, according to the Ministry of Planning and Investment.

The government target for gross domestic product growth in the five years from 2006 to 1010 was 7.5 per cent to 8 per cent.

Mr Dung did not say why the range had been widened, although the global economic recession push the Southeast Asian country's first quarter GDP growth to its slowest rate in years.

Late last month, the government proposed to parliament that the GDP target for this year be lowered to about 5 per cent, although many economists say that will be a difficult mark to hit.

Last year, GDP growth was 6.2 per cent and in 2007 it was 8.5 per cent. -- REUTERS

-----------

Xây dựng kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015

Định hướng phát triển, đồng thời nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch là phấn đấu GDP bình quân 5 năm 2011-2015 tăng 7-8% mỗi năm.

Theo chỉ thị về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015, mục tiêu tổng quát là phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững, tăng cường tiềm lực phát triển của đất nước.

Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước khi xây dựng kế hoạch còn chú ý các mục tiêu khác, bao gồm nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và chủ động hội nhập quốc tế, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế; đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cải thiện đời sống nhân dân đi đôi với xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, bảo đảm an ninh xã hội.

Định hướng phát triển, đồng thời nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch là phấn đấu GDP bình quân 5 năm 2011-2015 tăng 7-8% mỗi năm. Đồng thời, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới bình quân giảm 2-3% mỗi năm.

Trong các định hướng phát triển và nhiệm vụ chủ yếu thì các định hướng và nhiệm vụ sau đây được nêu ở hàng đầu: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, tạo môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, minh bạch, ổn định... tháo gỡ các khó khăn thúc đẩy đầu tư, sản xuất kinh doanh phát triển.

Khai thác và phát huy lợi thế, thế mạnh của các ngành, lĩnh vực, các vùng, trong đó đặc biệt chú trọng phát triển sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Phát triển nông nghiệp trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của từng vùng, địa phương.

Khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế đi đôi với tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước để làm tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh khu vực doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Ngoài ra, Thủ tướng chỉ đạo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2010-2015 phải xây dựng bám sát các nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ về phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm điều kiện để thực hiện các mục tiêu của Chiến lược phát triển 10 năm 2011 - 2020.

Trong quá trình xây dựng kế hoạch, các Bộ, ngành và địa phương cần tổ chức lấy ý kiến rộng rãi các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học, các tổ chức phi chính phủ, các chuyên gia trong và ngoài nước.

Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng "Đề cương Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015", báo cáo Thủ tướng để xin ý kiến Bộ Chính trị ngay trong tháng 6 này.

Theo website Chính phủ

Việt Nam thiếu hụt ngoại tệ


Financial Times

Những lo ngại thâm hụt tài chính thử thách khả năng phục hồi của Việt Nam

Tin Johnston

Ngày 4-6-2009

Nền kinh tế của Việt Nam đã chứng tỏ là có sức mạnh hơn nhiều người bi quan đã từng tin, song các nhà phân tích đang cảnh báo rằng một số mặt mạnh của nó có thể bị hao mòn do những tình trạng không rõ ràng về tiền tệ và sự thiếu hụt thanh khoản (tiền bạc chi trả) hiện nay.

Hầu hết các nhà phân tích đang tin rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng từ 3 tới 5% trong năm nay, nhưng giá trị của tiền đồng Việt Nam đang tiếp tục trượt dốc.

Trong nhiều tháng qua, tiền đồng đã được trao đổi chính thức ở mức đáy của biên độ cho phép và khi ấy, vào tháng Ba, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nới rộng biên độ từ 3% lên 5% giới hạn cố định cả mức sàn và đáy, thì giá trị của nó đã rơi xuống mức cực tiểu mới.

Hối suất chính thức của tiền đồng, đã giảm giá trị 9% vào năm ngoái, hiện lại giảm xuống 2% trong sáu tháng đầu năm nay.

Thế nhưng nó lại đã mất 4,1% trên thị trường không chính thức và theo John Shrimpton, một đồng sáng lập và là giám đốc quỹ Dragon Capital tại thành phố Hồ Chí Minh, nói rằng ông sẽ không ngạc nhiên nếu như đã có một sự mất giá hơn nữa là 5%.

Chính phủ, với chỉ 20 tỉ đô la dự trữ ngoại tệ – tương đương chưa đầy 4 tháng giá trị nhập khẩu – đã phải hạn chế biên độ can thiệp, dẫn đến một tình trạng thiếu tiền đô la trên thị trường tự do.

Chính phủ ở Hà Nội không muốn bắt các công ty chuyển đổi tài sản bằng đô la của họ, một giải pháp có thể làm nổ ra một cuộc tháo chạy tiền tệ, song họ đang sử dụng những công cụ nào mà họ có thể nới lỏng vấn đề thanh toán bằng đô la. Ba trong số những ngân hàng lớn nhất Việt Nam – BIDV, Việtinbank và Vietcombank – vào hôm thứ Hai đã cắt giảm mức ký quỹ bằng đô la từ 2% xuống 1,5%: tỉ lệ ký quỹ có kỳ hạn bằng tiền đồng hiện đang ở mức hơn 9%.

Vào tuần trước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết họ sẽ chấp nhận những công khố phiếu gắn với đồng đô la khi thế chấp cho những khoản vay.

Một phần của trong nan đề này là sự mất mát niềm tin – các nhà xuất khẩu đang nắm giữ lợi tức của họ bằng đồng đô la hơn là chuyển đổi sang tiền đồng Việt Nam – thế nhưng có một yếu tố khác là một sự thiếu hụt quyết toán thường kỳ đã trở thành kinh niên lên tới 8,4 tỉ đô la, tức chiếm tới 9,3% tổng sản phẩm quốc nội GDP, trong năm 2008.

Bức tranh kinh tế dường như đã hiện lên sáng hơn vào quý đầu năm nay, song hầu hết của sự cải thiện nầy là nhờ các nhà đầu tư trong nước thanh toán các cổ phần của họ bằng vàng khi giá trên thị trường thế giới của mặt hàng này tăng lên.

Xuất khẩu vàng đã vọt lên tới 2,5 tỉ đô la trong ba tháng đầu năm, tăng tới 1600% (tăng 16 lần) so với cùng kỳ năm ngoái, và các nhà phân tích đang cảnh báo về sự thay đổi này là không chắc sẽ chống đỡ được lâu.

“Việc gia tăng giá trị xuất khẩu sẽ không chống đỡ được khi các nguồn dự trữ vàng đang suy giảm và toàn bộ các xuất khẩu đang trượt dốc xuống tới mức báo động,” theo Prakriti Sofat, một kinh tế gia làm việc cho ngân hàng HSBC, đã nhận định trong một bài nghiên cứu.

Ông Shrimpton cho là một khoản thâm hụt thương mại quan trọng không phải là dị thường đối với một quốc gia đang ở giai đoạn phát triển như Việt Nam và đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), (ở mức tháo khoán tiền bạc là 2,8 tỉ đô la vào năm nay), vào Việt Nam sẽ tiếp tục yếu đi.

Nhưng tình trạng tiếp tục yếu kém của đồng tiền đang gây khó khăn hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam gom góp tiền trên các thị trường và đối với chính phủ khi phải huy động vốn cho kế hoạch kích thích kinh tế 8 tỉ đô la của họ – một số việc như bán trái phiếu, (bán cho ngoại quốc hay bán cho thị trường trong nước) đã và đang dậm chân tại chỗ (thất bại).


Hiệu đính: Trần Hoàng

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009

_____________

Financial Times :Deficit worries test Vietnam resilience

By Tim Johnston


Tổng số lượt xem trang