Thứ Sáu, 26/06/2009, 08:07
Chiều 25/6, trao đổi với PV Tiền Phong, Trung tá Võ Thanh Hường - Chính trị viên Đồn biên phòng 328 cho biết, vào ngày 16/6, ba tàu cá của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc bắt tại vị trí tọa độ 16o40 vĩ Bắc - 112o45’ kinh Đông (thuộc vùng biển Hoàng Sa).
“Khi bị bắt, ngay lập tức các thuyền trưởng trên ba tàu gọi điện về cho người thân và Đồn biên phòng 328” – Trung tá Hường nói.
TP - Hiện tại, hai tàu cá cùng 12 lao động của ngư dân huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đang bị phía Trung Quốc tạm giữ tại đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa) bắt nộp tiền phạt lên tới 210.000 nhân dân tệ, tương đương 540 triệu đồng Việt Nam.
“Họ bảo phạt là phạt”
Anh Dương Văn Thọ trên chiếc tàu trở về để đưa tin, lấy tiền chuộc
“Họ bảo phạt là phạt”
Anh Dương Văn Thọ trên chiếc tàu trở về để đưa tin, lấy tiền chuộc
Chiều 25/6, trao đổi với PV Tiền Phong, Trung tá Võ Thanh Hường - Chính trị viên Đồn biên phòng 328 cho biết, vào ngày 16/6, ba tàu cá của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc bắt tại vị trí tọa độ 16o40 vĩ Bắc - 112o45’ kinh Đông (thuộc vùng biển Hoàng Sa).
“Khi bị bắt, ngay lập tức các thuyền trưởng trên ba tàu gọi điện về cho người thân và Đồn biên phòng 328” – Trung tá Hường nói.
Theo Trung tá Võ Thanh Hường, ba tàu ngư dân bị bắt gồm: tàu QNg 6597TS do ông Dương Văn Thọ (thôn Tây, xã An Hải, Lý Sơn) làm chủ, trên tàu có 12 lao động; tàu QNg 6364 TS do ông Bùi Văn Thế (1966, thôn Tây xã An Vĩnh) làm chủ, trên tàu có 12 lao động; tàu QNg 6517 TS do ông Nguyễn Chí Thạnh (1984, thôn Tây, xã An Hải) làm chủ, trên tàu có 13 lao động.
“Theo trình bày của ngư dân với chúng tôi, ba tàu trên đang trên đường di trú tránh bão số 2 tại toạ độ nêu trên đã bị tàu Trung Quốc bắt giữ. Hiện họ đã thả chủ tàu Dương Văn Thọ (tàu QNg 6597) cùng 25 ngư dân về, giữ lại hai tàu với 12 ngư dân, với điều kiện bắt buộc sau 10 ngày phải đem tiền chuộc. Số tiền mỗi tàu là 70.000 nhân dân tệ” – Trung tá Võ Thanh Hường nói.
Cầm tập đơn kêu cứu, anh Thọ kể lại: “Lúc đó tôi nhớ là khoảng 10 giờ ngày 16/6, khi 2 tàu chúng tôi là QNg 6597 và QNg 6364 đang chạy tại toạ độ 16o40 vĩ Bắc - 112o45’ kinh Đông thì bất chợt xuất hiện tàu Trung Quốc có ghi số hiệu hai chữ Trung Quốc và số 309 áp sát tới.
Một người thông dịch nói tiếng Việt bên tàu Trung Quốc chỉ nói: “Cột dây, cột dây, cột dây !”. Ý họ bảo chúng tôi dùng dây tàu buộc vào tàu họ để được lai dắt. Nhưng chúng tôi sợ quá không làm gì cả. Sau đó họ nhảy sang, tự buộc dây rồi lai dắt cả hai tàu chúng tôi về đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa)”.
Ngừng một lát, anh Thọ kể tiếp: “Qua ngày hôm sau, họ lại bắt tiếp tàu QNg 6517 rồi cùng đưa vào đảo Phú Lâm. Đến ngày 21/6, khi đã bắt tất cả chúng tôi cùng ký vào một cái biên bản tiếng Trung, họ thả 25 ngư dân cùng tàu của tôi cho về với lời nhắn: Trong vòng 10 ngày phải đem tổng cộng 210.000 nhân dân tệ đến nộp để đưa tàu và người về !”.
Theo lời anh Thọ cùng các thuyền viên, khi người thông ngôn bảo họ ký thì họ ký chứ không ai dám phản ứng, hỏi ký vì lý do gì và phải nộp phạt vì cái gì. “Họ bảo phạt là phạt. Thế thôi” - anh Thọ nói. Được biết, tàu anh Thọ về tới đảo Lý Sơn vào tối 23/6, hiện đang neo đậu tại đây.
“Lần này sẽ không nộp tiền phạt”
Biên bản phạt ngư dân huyện Lý Sơn của tàu Trung Quốc Ảnh: N.C |
Biên bản mà tàu Trung Quốc bắt 37 ngư dân huyện đảo Lý Sơn ký (có mực đen dấu đỏ, xem ảnh) đã được các ngư dân nhờ một số người thạo tiếng Trung, dịch ra, đại ý: cơ quan xử phạt là Trạm quản lý cảng cá ngư chính Trung Sa (Tây Nam - tỉnh Hải Nam - Trung Quốc - đã đóng dấu) xử phạt tàu ngư dân Việt Nam vì đương sự đã vi phạm nghiêm trọng quy định “Luật ngư nghiệp nước CHND Trung Hoa”…
Tại biên bản có ghi rõ số tài khoản của một ngân hàng ở thành phố Tam Á (Hải Nam).
Anh Dương Văn Thọ, anh Dương Văn Tân… cùng các thuyền viên khác đều cho rằng hiện nay họ không thể nào có đủ số tiền 210 ngàn nhân dân tệ (khoảng 540 triệu đồng tiền Việt Nam) để nộp chuộc tàu và người về.
Bắt buộc cả ba chủ tàu và thuyền viên trên đồng loạt làm đơn kêu cứu khắp nơi. “Cảnh nghèo lao động vất vả kiếm ăn từng bữa như chúng tôi đào đâu ra số tiền 180 triệu/1tàu để nộp bây giờ ?”.
Trao đổi với Tiền phong - ông Nguyễn Chí Thanh - Chánh văn phòng UBND xã An Hải (Lý Sơn), cho biết:
“Xã đã nhận được đơn kêu cứu của các chủ tàu và ngư dân. Chúng tôi đã chuyển lên cấp trên các cấp lãnh đạo huyện. Quan điểm của chúng tôi là lần này sẽ không nộp tiền phạt. Chúng ta bằng một con đường đấu tranh nào đó để họ thả người và tàu về. Chứ cứ bị bắt rồi nộp tiền miết thế này, ngư dân nghèo ở Lý Sơn chịu không nổi”.
* Nhiều năm qua tôi cũng có theo dõi việc này. Họ thường bắt một chỗ, nhưng lai dắt về tọa độ khác rồi mới lập biên bản. Phải nói là tàu ngư dân Lý Sơn bị bắt nhiều, tiền phạt tổn thất cũng không ít. Chúng tôi cũng chỉ biết tuyên truyền ngư dân nên tránh những vùng biển nguy hiểm đồng thời phổ biến luật biển, trang bị ICOM, máy tọa độ…
Ông Võ Xuân HuyệnChủ tịch UBND huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi)
Hơn nửa tỷ là một số tiền lớn đối với ngư dân, bởi Lý Sơn còn nghèo lắm. Mấy năm trở lại đây và từ đầu năm đến nay cũng nhiều tàu đã bị Trung Quốc bắt nhưng ngư dân tự nộp phạt rồi về...
Trung tá Võ Thanh HườngChính trị viên Đồn biên phòng 328”
|
Tổ PV miền Trung
----------
VIT - Ngày 25/6, Trung Quốc đã bày tỏ sự thất vọng sâu sắc với Indonesia vì đã bắt giữ ngư dân Trung Quốc đang đánh bắt cá trên Biển Đông và yêu cầu Indonesia thả ngay lập tức các ngư dân này và tàu đánh bắt cá của họ. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương cho biết, ngày 20/6 Indonesia đã bắt giữ 8 tàu cá thuộc Khu Tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây của Trung Quốc trong khi các tàu cá này đang đánh bắt cá tại các khu vực đánh bắt cá truyền thống của Trung Quốc ngoài khơi Quần đảo Trường Sa trên Biển Đông.
“Sau sự kiện này, Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Trung Quốc tại Indonesia đã gửi công hàm phản đối khẩn cấp đến đại sứ Indonesia tại Trung Quốc và các cơ quan có liên quan tại Indonesia,” ông Tần nói.
“Trung Quốc kiên quyết phản đối việc Indonesia đã bắt giữ các tàu cá Trung Quốc, và yêu cầu chính phủ Indonesia thả ngay lập tức các ngư dân và tàu cá này,” ông nói.
Trong khi đó, hãng thông tấn nhà nước Indonesia Antara lại cho rằng Indonesia đã bắt các tàu cá Trung Quốc khi chúng đang hoạt động tại Khu Đặc quyền Kinh tế của Indonesia trên Biển Đông.
Hôm 23/6, ông Bambang Nugroho, Cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên Biển và Nghề cá thành phố Pontianak, Tây Kalimantan, cho biết văn phòng của ông đã bắt giữ 8 tàu cá và tất cả 77 ngư dân trên tàu sau khi họ bị phát hiện đang đánh bắt cá tại khu vực thuộc phạm vi quản lý của Cục thủy sản và Đại dương Tây Kalimantan.
“Về pháp lý, bất cứ tàu nào cũng có thể vượt qua khu vực này, nhưng họ không được phép đánh bắt cá trên các vùng biển này,” ông Bambang nói.
Ông cho biết văn phòng ông đã nhận được thư phản đối do lãnh sự quán Trung Quốc gửi đến.
Ông Aji Sularso, tổng giám đốc Cục Quản lý Tài nguyên Biển và Nghề cá, nói rằng: “Chúng tôi sẽ theo đuổi các thủ tục pháp lý và sẽ phạt các ngư dân này. Chúng tôi sẽ tiếp tục giam giữ họ ngay cả khi họ nộp tiền bồi thường.”
Theo kế hoạch thì Ngoại trưởng Indonesia Hasan Wirayuda sẽ thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 1 - 2/7 theo lời mời của Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì.
Trong thời gian gần đây, Trung Quốc đã có những hành động “lộng quyền” trên Biển Đông. Họ đã ra lệnh cấm đánh bắt cá tại một số vùng biển trong đó có những khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông có hiệu lực từ ngày 16/5 đến ngày 1/8/2009 với lý do “bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản” làm cho ngư dân Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, họ phải neo tàu, treo lưới và rất bức xúc. Trong khi đó, Trung Quốc lại đẩy mạnh các hoạt động đánh bắt cá tại những vùng biển giáp với các khu đặc quyền kinh tế của các nước khác hoặc những vùng biển đang tranh chấp.
Không phải Indonesia bắt giữ các tàu cá Trung Quốc một cách ngẫu nhiên mà không có lý do, điều này chứng tỏ các tàu cá Trung Quốc đã có những hoạt động đánh bắt cá rất gần với các vùng biển của Indonesia. Trong khi đó, Trung Quốc lại cho rằng các tàu cá này đang đánh bắt cá trong các khu vực đánh bắt cá “truyền thống” của Trung Quốc. Vậy thì không hiểu các khu vực đánh bắt cá “truyền thống” của Trung Quốc ở những đâu?
Nguồn tin 1 - Nguồn tin 2 Ngọc Linh (Theo THX, Antara)
“Sau sự kiện này, Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Trung Quốc tại Indonesia đã gửi công hàm phản đối khẩn cấp đến đại sứ Indonesia tại Trung Quốc và các cơ quan có liên quan tại Indonesia,” ông Tần nói.
“Trung Quốc kiên quyết phản đối việc Indonesia đã bắt giữ các tàu cá Trung Quốc, và yêu cầu chính phủ Indonesia thả ngay lập tức các ngư dân và tàu cá này,” ông nói.
Trong khi đó, hãng thông tấn nhà nước Indonesia Antara lại cho rằng Indonesia đã bắt các tàu cá Trung Quốc khi chúng đang hoạt động tại Khu Đặc quyền Kinh tế của Indonesia trên Biển Đông.
Hôm 23/6, ông Bambang Nugroho, Cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên Biển và Nghề cá thành phố Pontianak, Tây Kalimantan, cho biết văn phòng của ông đã bắt giữ 8 tàu cá và tất cả 77 ngư dân trên tàu sau khi họ bị phát hiện đang đánh bắt cá tại khu vực thuộc phạm vi quản lý của Cục thủy sản và Đại dương Tây Kalimantan.
“Về pháp lý, bất cứ tàu nào cũng có thể vượt qua khu vực này, nhưng họ không được phép đánh bắt cá trên các vùng biển này,” ông Bambang nói.
Ông cho biết văn phòng ông đã nhận được thư phản đối do lãnh sự quán Trung Quốc gửi đến.
Ông Aji Sularso, tổng giám đốc Cục Quản lý Tài nguyên Biển và Nghề cá, nói rằng: “Chúng tôi sẽ theo đuổi các thủ tục pháp lý và sẽ phạt các ngư dân này. Chúng tôi sẽ tiếp tục giam giữ họ ngay cả khi họ nộp tiền bồi thường.”
Theo kế hoạch thì Ngoại trưởng Indonesia Hasan Wirayuda sẽ thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 1 - 2/7 theo lời mời của Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì.
Trong thời gian gần đây, Trung Quốc đã có những hành động “lộng quyền” trên Biển Đông. Họ đã ra lệnh cấm đánh bắt cá tại một số vùng biển trong đó có những khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông có hiệu lực từ ngày 16/5 đến ngày 1/8/2009 với lý do “bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản” làm cho ngư dân Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, họ phải neo tàu, treo lưới và rất bức xúc. Trong khi đó, Trung Quốc lại đẩy mạnh các hoạt động đánh bắt cá tại những vùng biển giáp với các khu đặc quyền kinh tế của các nước khác hoặc những vùng biển đang tranh chấp.
Không phải Indonesia bắt giữ các tàu cá Trung Quốc một cách ngẫu nhiên mà không có lý do, điều này chứng tỏ các tàu cá Trung Quốc đã có những hoạt động đánh bắt cá rất gần với các vùng biển của Indonesia. Trong khi đó, Trung Quốc lại cho rằng các tàu cá này đang đánh bắt cá trong các khu vực đánh bắt cá “truyền thống” của Trung Quốc. Vậy thì không hiểu các khu vực đánh bắt cá “truyền thống” của Trung Quốc ở những đâu?
Nguồn tin 1 - Nguồn tin 2 Ngọc Linh (Theo THX, Antara)
---------
Trung Quốc phạt hơn 30 nghìn đôla rồi thả 25 ngư dân Việt Nam trong lúc 70 ngư dân Quảng Tây bị Indonesia bắt giữ.
Yêu cầu Trung Quốc thả ngay số ngư dân Việt Nam bị bắt giữ- VnExpress.net
Hồi đầu tháng 6, Bộ Ngoại giao Việt Nam loan báo rằng Trung Quốc đã ra lệnh cấm đánh bắt cá ở khu vực biển Nam Trung Quốc mà Việt Nam gọi là Biển Đông 'kể cả những khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam.'
Việt Nam cũng đã đề nghị Trung Quốc ngừng ngăn cản ngư dân Việt Nam đánh bắt cá ở vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền sau khi các tàu tuần tra của Trung Quốc gia tăng các vụ bắt giữ và xử phạt ngư phủ Việt Nam.
Theo bản tin của hãng thông tấn Pháp AFP đăng hôm thứ Sáu thì các ngư dân Việt Nam nói rằng họ đã cố tránh những khu vực biển đang có tranh chấp nhưng việc Trung Quốc đẩy nhanh việc thực thi lệnh cấm này đã khiến cho nguồn thu nhập của họ trở nên bấp bênh, trong khi một số ngư dân khác đã bị bắt ở đảo Hải Nam hoặc bị tịch thu lưới và cá.
Một ngư dân Việt Nam có tên Huỳnh Minh Ơn và những ngư dân khác nói rằng họ thấy trong 2 tháng qua ngày càng có nhiều tàu Trung Quốc xuất hiện ở vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa và gần đảo Hải Nam của Trung Quốc.
Ông Ơn nói thêm rằng thu nhập hàng tháng của ông từ việc đánh bắt cá đã giảm xuống còn một nửa trong thời gian gần đây. Ông nói rằng chủ yếu là do Trung Quốc gây nên.
Ông nói các ngư phủ Việt Nam phải dùng bộ đàm để báo cho nhau biết khi các tàu tuần tra của Trung Quốc xuất hiện để họ có thể chạy thoát và điều này khiến cho các ngư dân mất thời gian và tiền bạc.
Ngư dân này nói thêm rằng ông không biết các giới chức cao cấp phân định chủ quyền trên biển như thế nào và ông chỉ biết rằng ông đã đánh bắt cá ở khu vực này trong nhiều năm nay và hiện giờ thì ông lại bị cấm, ông cho rằng vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam đang ngày càng bị thu nhỏ lại.
Ông Ơn là chủ một chiếc thuyền đánh cá với 10 thủy thủ đoàn và ông đã làm nghề đánh bắt cá trong 28 năm qua.
Hãng AFP cũng trích lời một ngư dân khác có tên Phạm Văn Phước nói rằng ông thấy ngày càng có nhiều tàu tuần tra Trung Quốc thực thi lệnh cấm đánh bắt cá bằng cách giơ những lá cờ màu trắng bất cứ khi nào các tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam chuẩn bị đi vào vùng hải phận mà họ cấm.
Mặc dù những khu vực bị cấm là nơi tập trung rất nhiều cá, tuy nhiên ông Phước nói rằng ông cố tránh những khu vực đó vì biết là không chống lại nổi tàu Trung Quốc vì tàu của họ lớn hơn và chạy nhanh hơn những chuyến thuyền đánh cá bằng gỗ của ngư dân Việt Nam.
Cũng theo ông Phước thì Tàu của Trung Quốc cũng được trang bị cả súng và thủy thủ đoàn của họ cũng có súng máy.
Một ngư dân khác thì nói 'nếu họ không có súng chúng tôi sẽ đánh trả họ.'
Phó chủ tịch hiệp hội ngư dân ở Đà Nẵng cho hay kể từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 6 một số thuyền đánh cá đã không hoạt động một phần là do lệnh cấm của Trung Quốc và cũng có một số thuyền không hoạt động do giá xăng dầu tăng cao.
Tuy nhiên hiệp hội đã khuyến khích các ngư phủ tiếp tục ra khơi để đảm bảo quyền được đánh bắt cá của họ.
Trong khi đó trong ngày thứ 6 Trung Quốc đã trả tự do cho 25 ngư dân Việt nam sau 10 ngày giam giữ họ vì vi phạm lệnh đánh bắt cá, tuy nhiên còn 12 ngư dân khác vẫn đang bị cầm giữ cho tới khi nào họ nộp đủ tiền phạt.
Theo bản tin của hãng thông tấn AP thì khi bị bắt giữ 37 ngư dân này đang đánh cá gần khu vực quần đảo Hoàng Sa, và đã bị tàu hải quân Trung Quốc chặn bắt vào ngày 16 tháng 6.
Theo một giới chức tư lệnh biên phòng thì hải quân Trung Quốc đã quyết định phạt họ tổng cộng 31.000 đô la.
Những ngư phủ này không có đủ tiền vì vậy mà hải quân Trung Quốc tiếp tục giam giữ 12 người.
Trong buổi họp báo thường kỳ hôm thứ Năm, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga nói rằng lệnh cấm bắt cá của Trung Quốc là 'không thể chấp nhận được' và người dân Việt Nam vẫn tiếp tục đánh bắt cá như thường lệ tại khu vực biển thuộc chủ quyền Việt Nam.
Yêu cầu Trung Quốc thả ngay số ngư dân Việt Nam bị bắt giữ- VnExpress.net
Ngày 21/6, lực lượng tuần tra Trung Quốc đã bắt ba tàu cá gồm 37 ngư dân tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam, khi họ đang hành nghề đánh cá bình thường tại khu vực vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc này, trên trang web của Bộ Ngoại giao Việt Nam, người phát ngôn Lê Dũng khẳng định: “Hành động này của phía Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông".
Ông cho biết, ngày 22/6, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gửi công hàm cho Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội yêu cầu phía Trung Quốc thả ngay các ngư dân và các tàu cá nói trên.
Ngày 25/6, hai tàu cá gồm 25 ngư dân đã về đến Việt Nam an toàn. Hiện các cơ quan chức năng của Việt Nam đang tiếp tục yêu cầu phía Trung Quốc "thả ngay các ngư dân và tàu cá còn lại, không có hành động cản trở công việc làm ăn bình thường của ngư dân Việt Nam trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam”.
Ngày 25/6, hai tàu cá gồm 25 ngư dân đã về đến Việt Nam an toàn. Hiện các cơ quan chức năng của Việt Nam đang tiếp tục yêu cầu phía Trung Quốc "thả ngay các ngư dân và tàu cá còn lại, không có hành động cản trở công việc làm ăn bình thường của ngư dân Việt Nam trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam”.
Trước đó, Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá tại một số vùng biển, trong đó có những khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, có hiệu lực từ ngày 16/5 đến ngày 1/8/2009.
Ngay sau đó, theo ông Lê Dũng Bộ Ngoại giao Việt Nam đã "giao thiệp với đại sứ Trung Quốc để đề nghị phía Trung Quốc không có những hoạt động cản trở công việc làm ăn bình thường của ngư dân Việt Nam trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam".
---------------
Các ngư dân Việt Nam cho hay hoạt động tuần tra của các tàu Trung Quốc đã làm ảnh hưởng tới thu nhập của họ.Hồi đầu tháng 6, Bộ Ngoại giao Việt Nam loan báo rằng Trung Quốc đã ra lệnh cấm đánh bắt cá ở khu vực biển Nam Trung Quốc mà Việt Nam gọi là Biển Đông 'kể cả những khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam.'
Việt Nam cũng đã đề nghị Trung Quốc ngừng ngăn cản ngư dân Việt Nam đánh bắt cá ở vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền sau khi các tàu tuần tra của Trung Quốc gia tăng các vụ bắt giữ và xử phạt ngư phủ Việt Nam.
Theo bản tin của hãng thông tấn Pháp AFP đăng hôm thứ Sáu thì các ngư dân Việt Nam nói rằng họ đã cố tránh những khu vực biển đang có tranh chấp nhưng việc Trung Quốc đẩy nhanh việc thực thi lệnh cấm này đã khiến cho nguồn thu nhập của họ trở nên bấp bênh, trong khi một số ngư dân khác đã bị bắt ở đảo Hải Nam hoặc bị tịch thu lưới và cá.
Một ngư dân Việt Nam có tên Huỳnh Minh Ơn và những ngư dân khác nói rằng họ thấy trong 2 tháng qua ngày càng có nhiều tàu Trung Quốc xuất hiện ở vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa và gần đảo Hải Nam của Trung Quốc.
Ông Ơn nói thêm rằng thu nhập hàng tháng của ông từ việc đánh bắt cá đã giảm xuống còn một nửa trong thời gian gần đây. Ông nói rằng chủ yếu là do Trung Quốc gây nên.
Ông nói các ngư phủ Việt Nam phải dùng bộ đàm để báo cho nhau biết khi các tàu tuần tra của Trung Quốc xuất hiện để họ có thể chạy thoát và điều này khiến cho các ngư dân mất thời gian và tiền bạc.
Ngư dân này nói thêm rằng ông không biết các giới chức cao cấp phân định chủ quyền trên biển như thế nào và ông chỉ biết rằng ông đã đánh bắt cá ở khu vực này trong nhiều năm nay và hiện giờ thì ông lại bị cấm, ông cho rằng vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam đang ngày càng bị thu nhỏ lại.
Ông Ơn là chủ một chiếc thuyền đánh cá với 10 thủy thủ đoàn và ông đã làm nghề đánh bắt cá trong 28 năm qua.
Hãng AFP cũng trích lời một ngư dân khác có tên Phạm Văn Phước nói rằng ông thấy ngày càng có nhiều tàu tuần tra Trung Quốc thực thi lệnh cấm đánh bắt cá bằng cách giơ những lá cờ màu trắng bất cứ khi nào các tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam chuẩn bị đi vào vùng hải phận mà họ cấm.
Mặc dù những khu vực bị cấm là nơi tập trung rất nhiều cá, tuy nhiên ông Phước nói rằng ông cố tránh những khu vực đó vì biết là không chống lại nổi tàu Trung Quốc vì tàu của họ lớn hơn và chạy nhanh hơn những chuyến thuyền đánh cá bằng gỗ của ngư dân Việt Nam.
Cũng theo ông Phước thì Tàu của Trung Quốc cũng được trang bị cả súng và thủy thủ đoàn của họ cũng có súng máy.
Một ngư dân khác thì nói 'nếu họ không có súng chúng tôi sẽ đánh trả họ.'
Phó chủ tịch hiệp hội ngư dân ở Đà Nẵng cho hay kể từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 6 một số thuyền đánh cá đã không hoạt động một phần là do lệnh cấm của Trung Quốc và cũng có một số thuyền không hoạt động do giá xăng dầu tăng cao.
Tuy nhiên hiệp hội đã khuyến khích các ngư phủ tiếp tục ra khơi để đảm bảo quyền được đánh bắt cá của họ.
Trong khi đó trong ngày thứ 6 Trung Quốc đã trả tự do cho 25 ngư dân Việt nam sau 10 ngày giam giữ họ vì vi phạm lệnh đánh bắt cá, tuy nhiên còn 12 ngư dân khác vẫn đang bị cầm giữ cho tới khi nào họ nộp đủ tiền phạt.
Theo bản tin của hãng thông tấn AP thì khi bị bắt giữ 37 ngư dân này đang đánh cá gần khu vực quần đảo Hoàng Sa, và đã bị tàu hải quân Trung Quốc chặn bắt vào ngày 16 tháng 6.
Theo một giới chức tư lệnh biên phòng thì hải quân Trung Quốc đã quyết định phạt họ tổng cộng 31.000 đô la.
Những ngư phủ này không có đủ tiền vì vậy mà hải quân Trung Quốc tiếp tục giam giữ 12 người.
Trong buổi họp báo thường kỳ hôm thứ Năm, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga nói rằng lệnh cấm bắt cá của Trung Quốc là 'không thể chấp nhận được' và người dân Việt Nam vẫn tiếp tục đánh bắt cá như thường lệ tại khu vực biển thuộc chủ quyền Việt Nam.