Việt Nam đơn độc chống lệnh cấm đánh cá tại biển Đông do Trung Quốc ban hành
Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm đánh cá từ ngày 15/6 đến ngày 01/08/2009 trên Biển Đông. Nhưng Việt Nam không thể làm gì khác hơn ngoài việc phản đối, vì các nước khác có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc không thấy lên tiếng. RFI phỏng vấn giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia về Việt Nam và Châu Á thuộc Học Viện Quốc phòng Úc.
Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm đánh cá từ ngày 15/6 đến ngày 01/08/2009 trên Biển Đông. Nhưng Việt Nam không thể làm gì khác hơn ngoài việc phản đối, vì các nước khác có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc không thấy lên tiếng. RFI phỏng vấn giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia về Việt Nam và Châu Á thuộc Học Viện Quốc phòng Úc.
" Cho đến nay, quyết định cấm đánh cá tại vùng Biển Đông do Trung Quốc ban hành mới chỉ tác động một cách cụ thể đến ngành đánh cá của Việt Nam. Philippines hiện đang ngần ngại không muốn đụng chạm với Trung Quốc sau các căng thẳng ngoại giao với Bắc Kinh gần đây liên quan đến luật về đường ranh giới cơ sở mà họ mới thông qua.
Thủ tướng Malaysia thì mới viếng thăm Trung Quốc để đánh dấu 35 năm ngày hai nước thiết lập bang giao. Thủ tướng Malaysia đã tuyên bố là các tranh chấp lãnh thổ có thể được giải quyết một cách hòa bình. Do đó, phía Kuala Lumpur đã không có phản ứng về lệnh cấm đánh cá nói trên. Trên vấn đề phản đối lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc tại Biển Đông, tư thế hầu như đơn độc của Việt Nam hiện nay là một trong những nguyên nhân khiến chính quyền Việt Nam thất vọng."
RFI : Thưa giáo sư, đứng trên bình diện luật lệ quốc tế, lệnh cấm đánh cá mà Trung Quốc ban hành có hợp pháp hay không ? Họ muốn chứng tỏ điều gì khi đơn phương quyết định như vậy ?
Carl Thayer : Lệnh cấm đánh cá được Trung Quốc tuyên bố bao trùm khu vực họ coi là Vùng đặc quyền Kinh tế của họ và áp dụng trên vùng biển bao quanh hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Theo luật lệ quốc tế, mọi nước đều có quyền điều hoà nguồn tài nguyên thiên nhiên thuộc Khu vực đặc quyền kinh tế của mình.
Vào năm 1992, Trung Quốc đã thông qua một bộ luật về lãnh hải và vùng phụ cận. Bộ luật đó được họ dùng làm cơ sở để vẽ ra những đường ranh giới cơ sở chung quanh Trường Sa và Hoàng Sa, đồng thời đòi chủ quyền trên vùng biển nằm bên trong các đường vẽ đó.
Thế nhưng theo tôi, các đòi hỏi của Trung Quốc về Khu vực đặc quyền kinh tế toàn bộ vùng Biển đông lại dựa trên những cơ sở luật pháp quốc tế hời hợt. Trung Quốc chưa bao giờ xác định các đòi hỏi chủ quyền của họ một cách rõ ràng, cũng như chưa hề cho phép một toà án quốc tế nào phán quyết về những tranh chấp chủ quyền với Việt Nam.
Trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã tỏ thái độ cứng rắn trước một số sự kiện có liên quan với nhau. Trong số này có việc Philippines quy định trở lại các đường ranh giới cơ sở của nước họ, có chuyến đi thăm của thủ tướng Malaysia đến một hòn đảo ở Trường Sa mà Kuala Lumpur đòi chủ quyền. Rồi đến việc Việt Nam và Malaysia đệ trình một văn kiện chung trước một ủy ban của Liên Hiệp Quốc xác định phạm vi mở rộng thềm lục địa trong vùng Biển Đông. Trước những vụ này, Bắc Kinh đều dùng sức mạnh để áp đặt đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc.
RFI : Thưa giáo sư, đây không phải là lần đầu tiên mà Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh cá tại biển Đông. Nhưng tại sao lần này Việt Nam lại có phản ứng tương đối mạnh, thể hiện qua lời phản đối chính thức hay qua việc để cho báo chí Việt Nam than phiền về tác hại của việc bị Trung Quốc cấm đánh cá ?
Carl Thayer : Trung Quốc đã đưa ra lệnh cấm này từ ít nhất một thập niên qua. Nhưng lần này, vấn đề quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đang trở thành rất nhạy cảm. Ảnh hưởng của Bắc Kinh trên các lãnh đạo Hà Nội đã được nêu lên trong hồ sơ, bauxite. Luật sư Lê Công Định, người mới bị bắt gần đây, cũng đã từng khiến giới lãnh đạo Việt Nam nổi giận, khi nêu vấn đề biển Đông trên các trang blog của ông hay trong một số bài viết khác. Và giới trí thức Việt Nam càng lúc càng tỏ ý lo ngại về cách thức đối phó với Trung Quốc.
Việt nam đã có chương trình khai thác vùng biển của mình, nhưng chiến lược này đang bị Trung Quốc bắt làm con tin. Bắc Kinh đã gây sức ép trên các công ty dầu hỏa Tây phương để họ không tham gia vào các dự án của Việt Nam.
Carl Thayer : Chính quyền Việt Nam đã có những khuyến cáo trái ngược nhau cho ngư dân. Một quan chức trong chính phủ thì nói họ cứ ra khơi đánh cá và báo cáo mọi hành động can thiệp của nước ngoài. Tướng Lê Văn Dũng, chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội thì lại khuyên ngư dân ở lại bến chờ cho đến khi lệnh cấm hết hiệu lực sau ngày mồng 1 tháng 8. Trong tình hình hiện nay, tôi cho rằng Việt Nam không thể làm gì nhiều, ngoại trừ việc chính thức phản đối bằng con đường ngoại giao và công khai hoá vấn đề này.
RFI : Xin cảm ơn giáo sư Carlyle Thayer.
Thủ tướng Malaysia thì mới viếng thăm Trung Quốc để đánh dấu 35 năm ngày hai nước thiết lập bang giao. Thủ tướng Malaysia đã tuyên bố là các tranh chấp lãnh thổ có thể được giải quyết một cách hòa bình. Do đó, phía Kuala Lumpur đã không có phản ứng về lệnh cấm đánh cá nói trên. Trên vấn đề phản đối lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc tại Biển Đông, tư thế hầu như đơn độc của Việt Nam hiện nay là một trong những nguyên nhân khiến chính quyền Việt Nam thất vọng."
RFI : Thưa giáo sư, đứng trên bình diện luật lệ quốc tế, lệnh cấm đánh cá mà Trung Quốc ban hành có hợp pháp hay không ? Họ muốn chứng tỏ điều gì khi đơn phương quyết định như vậy ?
Carl Thayer : Lệnh cấm đánh cá được Trung Quốc tuyên bố bao trùm khu vực họ coi là Vùng đặc quyền Kinh tế của họ và áp dụng trên vùng biển bao quanh hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Theo luật lệ quốc tế, mọi nước đều có quyền điều hoà nguồn tài nguyên thiên nhiên thuộc Khu vực đặc quyền kinh tế của mình.
Vào năm 1992, Trung Quốc đã thông qua một bộ luật về lãnh hải và vùng phụ cận. Bộ luật đó được họ dùng làm cơ sở để vẽ ra những đường ranh giới cơ sở chung quanh Trường Sa và Hoàng Sa, đồng thời đòi chủ quyền trên vùng biển nằm bên trong các đường vẽ đó.
Thế nhưng theo tôi, các đòi hỏi của Trung Quốc về Khu vực đặc quyền kinh tế toàn bộ vùng Biển đông lại dựa trên những cơ sở luật pháp quốc tế hời hợt. Trung Quốc chưa bao giờ xác định các đòi hỏi chủ quyền của họ một cách rõ ràng, cũng như chưa hề cho phép một toà án quốc tế nào phán quyết về những tranh chấp chủ quyền với Việt Nam.
Trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã tỏ thái độ cứng rắn trước một số sự kiện có liên quan với nhau. Trong số này có việc Philippines quy định trở lại các đường ranh giới cơ sở của nước họ, có chuyến đi thăm của thủ tướng Malaysia đến một hòn đảo ở Trường Sa mà Kuala Lumpur đòi chủ quyền. Rồi đến việc Việt Nam và Malaysia đệ trình một văn kiện chung trước một ủy ban của Liên Hiệp Quốc xác định phạm vi mở rộng thềm lục địa trong vùng Biển Đông. Trước những vụ này, Bắc Kinh đều dùng sức mạnh để áp đặt đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc.
RFI : Thưa giáo sư, đây không phải là lần đầu tiên mà Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh cá tại biển Đông. Nhưng tại sao lần này Việt Nam lại có phản ứng tương đối mạnh, thể hiện qua lời phản đối chính thức hay qua việc để cho báo chí Việt Nam than phiền về tác hại của việc bị Trung Quốc cấm đánh cá ?
Carl Thayer : Trung Quốc đã đưa ra lệnh cấm này từ ít nhất một thập niên qua. Nhưng lần này, vấn đề quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đang trở thành rất nhạy cảm. Ảnh hưởng của Bắc Kinh trên các lãnh đạo Hà Nội đã được nêu lên trong hồ sơ, bauxite. Luật sư Lê Công Định, người mới bị bắt gần đây, cũng đã từng khiến giới lãnh đạo Việt Nam nổi giận, khi nêu vấn đề biển Đông trên các trang blog của ông hay trong một số bài viết khác. Và giới trí thức Việt Nam càng lúc càng tỏ ý lo ngại về cách thức đối phó với Trung Quốc.
Việt nam đã có chương trình khai thác vùng biển của mình, nhưng chiến lược này đang bị Trung Quốc bắt làm con tin. Bắc Kinh đã gây sức ép trên các công ty dầu hỏa Tây phương để họ không tham gia vào các dự án của Việt Nam.
Nói tóm lại, giới lãnh đạo cũng như các thành phần tinh hoa ưu tú của Việt Nam đã rất bất mãn trước tình hình này, và điều đó đã dẫn đến hai công hàm ngoại giao phản đối Trung Quốc. Và mối lo ngại của chính quyền đã dẫn tới việc thả lỏng cho báo chí tham gia. Điều này là hệ quả trực tiếp của việc giới lãnh đạo cấp cao ở Việt Nam đã xem xét lại cách thức sử dụng thông tin để phát huy lợi ích quốc gia.
RFI : Trên vấn đề cấm đánh cá, chính quyền Việt Nam đã có dấu hiệu bất lực. Theo giáo sư thì Việt Nam có thể làm được gì ? Chằng lẽ chờ cho đến khi thời hạn cấm đánh cá do Trung Quốc quy định hết hiệu lực hay sao ? Carl Thayer : Chính quyền Việt Nam đã có những khuyến cáo trái ngược nhau cho ngư dân. Một quan chức trong chính phủ thì nói họ cứ ra khơi đánh cá và báo cáo mọi hành động can thiệp của nước ngoài. Tướng Lê Văn Dũng, chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội thì lại khuyên ngư dân ở lại bến chờ cho đến khi lệnh cấm hết hiệu lực sau ngày mồng 1 tháng 8. Trong tình hình hiện nay, tôi cho rằng Việt Nam không thể làm gì nhiều, ngoại trừ việc chính thức phản đối bằng con đường ngoại giao và công khai hoá vấn đề này.
RFI : Xin cảm ơn giáo sư Carlyle Thayer.