Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2009

Kinh tế theo hướng đi nào?

MartianMobile (Thành viên X-cafevn)
Kinh tế theo hướng đi nào?

Không một ai sẽ biết là Thị Trường Chứng Khoán ngày mai sẽ đi lên hay xuống.

Rất nhiều người đầu tư, từ những người không có kinh nghiệm cho đến những dân đầu tư chuyên môn đều tự hỏi là họ nên là gì vào lúc này khi kinh tế vẫn tiếp tục suy thoái trong khi Thị Trường Chứng Khoán lại đi lên với những dấu hiệu lẫn lộn mà ngay đến cả các chuyên gia cũng không hiểu nổi. Ai cũng sợ là Thị Trường cho những dấu hiệu giả để đến khi họ nhẩy vào thì lại mất cả vốn lẫn lời. Những căn bản cần thiết để đầu tư hiện nay là:

Thứ nhất: Giá trị thật sự của công ty (True valuation).

Thứ Hai: Công ty phải có cơ hội mượn được các nguồn thanh khoản (Access liquidity) để bành trướng công ty.

và Thứ Ba: Kinh tế phải có dấu hiệu phát triển trong tương lai (Economy growth).

Do đó gần như là nhứng người đầu tư nhỏ phải đánh cá với những dữ liệu mà có được hôm nay, tại sao?

Cách đây hơn 2 tháng, cổ phần của các công ty trên thế giới được trao đổi với giá cực rẻ (attractive valuation) so với giá trị của nó trước đó hơn 1 năm và không ai dám mua. Nếu cách đây hai năm, tôi nói với bạn là tôi tìm được cổ phần của một công ty đại gia (blue chip) với earning khoảng 10, 12 lần, và giá trị (Book value) chỉ gấp 1 lần trong điều kiện kinh tế với phân lời là 0%, thì có lẽ bạn đã nhẩy vào và mua ngay lập tức không hề suy nghĩ nhưng nó đã không xẩy ra kỳ này. Nhìn thấy cơ hội hiếm có này, các nhà đầu tư nhỏ đã nhẩy vào với may rủi thật cao và họ đã được tưởng thưởng khi nhìn thấy portfolio của họ đí lên gần 50% (so sánh từ lúc thấp nhất). Sau hai tháng đi lên không dừng lại , giá trị Price/Earning (P/E) cổ phần của các công ty này đã gia tăng gần gấp đôi, nó gia tăng đến mức độ là ai cũng đang nhìn trước nhìn sau để nhắm chừng lúc nào sẽ nhẩy ra hay coi volume để đoán chừng các công ty thật lớn đứng bên ngoài có nhẩy vào mua hay không để ăn có thêm.

Tại Hoa Kỳ, chỉ số dành cho người tiêu thụ trong GDP nằm khoảng 70% cao hơn nhiều quốc gia trên thế giới. Nhiều phần trong con số này rất đều đặn và không giao động mạnh trong bất kể hoàn cảnh, như chi tiêu về sức khỏe, ăn uống, giáo dục. Những phần giao động mạnh là phần kỹ nghệ sản xuất như xe cộ, xe ủi, máy bay, tầu, khai thác lọc dầu, đồ tồn kho. Nhưng quái ác thay là những phần được gọi là không giao động mạnh trong những chu kỳ suy thoái trước, nay lại là những phần giao động mạnh trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế này. Điển hình nhất là ngành tài chánh, trong những thời kỳ kinh tế suy thoái lúc trước chính phủ Hoa Kỳ và the FED bơm nhiều tiền để thúc đẩy kinh tế, do đó muốn mua xe cộ, người dân tiêu thụ rất dễ dàng đi ra dealer lựa xe và nếu có đủ tín chỉ thì chỉ việc làm thủ tục mua xe và đôi khi chỉ trong vòng một ngày họ đã làm chủ một chiếc xe mới rất lẹ làng. Khác hẳn kỳ này, chỉ vì sub-prime loan, mặc dù chính phủ Hoa Kỳ và the FED bơm rất nhiều tiền để cứu trợ, nhưng kết quả thật là thê thảm, ngân hàng không tin tưởng lẫn nhau. Lấy một thí dụ điển hình, nếu bạn cần mua một căn nhà trị giá 500,000 dollars, bạn ra ngân hàng mượn tiền. Ngân hàng nhìn vào loan nợ của bạn và biết rằng bạn đạt được tiêu chuẩn cho vay vì chỉ số tín dụng của bạn thật hấp dẫn, ngày xưa nếu bạn làm loan nợ này ngân hàng cầu mong bạn mượn nợ, nhưng hôm nay ngân hàng sẽ từ chối loan nợ này của bạn. Bởi vì ngân hàng biết rằng nếu cho bạn nợ họ sẽ phải giữ 500,000 dollars tại ngân hàng không đẩy đi đâu được vì thiếu nguồn thanh khoản (Access liquidity). Ngân hàng không tin tưởng lẫn nhau do đó cổ phần hóa (Securitization market) coi như chết. Chưa kể ngân hàng nhìn vào Thị Trường hiện nay có rất nhiều cổ phần hóa tương tự như loan nợ 500,000 dollars của bạn và được bán ra giảm giá tới 20% - 50%, ngân hàng không có lợi lộc gì để cho bạn mượn tiền. Nếu muốn họ mua cổ phần hóa trên Thị Trường lợi hơn nhiều nhưng thực sự họ không có tiền nữa để làm chuyện này.

Phương pháp của Hoa Kỳ đánh vào 2 yếu điểm hiện nay

Thứ nhất: Chính phủ Hoa Kỳ ngưng việc kế toán "Mark to Market" để chấm dứt vụ định giá nhà theo Thị Trường. Coi như những vụ giảm giá 20% đến 50% nêu trên không còn xẩy ra nữa.

Thứ Hai: Hoa Kỳ tái tạo lại việc cổ phần hóa (Securitization market) trở lại qua chương trình Term Asset-Backed Securities Loan Facility (TALF) trong đó chính phủ Hoa Kỳ đồng ý đứng đằng sau và bảo đảm những cổ phần hóa này. Họ hy vọng là có những điều này, ngân hàng sẽ cảm thấy yên tâm hơn trong việc tin tưởng lẫn nhau đrr có thanh khoản.

Hiện nay sau 3 tháng chúng ta thấy gì?

Thứ nhất là Thị Trường Chứng Khoán đi lên khoảng 40% từ lúc thấp nhất, tại sao? Như rất nhiều người đầu tư khác như tôi đã nói cả năm trước yêu cầu chính phủ nên tạm ngưng việc "Mark to Market" và đây phải là điều tất yếu để ngân hàng chứng tỏ tài sản của họ không bị mất đi và có cơ hội để dùng ngân quỹ còn lại để tiếp tục đầu tư. Do đó không lấy làm ngạc nhiên khi chúng ta thấy trong thời kỳ đi lên từ 2 tháng trước đây, ngành ngân hàng đã đi lên rất đáng kể như Citi được đánh giá là vỡ nợ khi cổ phần xuống khoảng $1 hồi tháng 3 thì nay đi lên hơn 300% ngày nay.

Thứ Hai, ngân hàng như Bank of America hay Well Fargo cần tiền nay đã có thể gia tăng ngân quỹ qua bán cổ phần mới qua tư nhân, không cần qua chính phủ. Đây là những tín hiệu khả quan là một số ngân hàng có thể hoạt động một cách bình thường. Nhưng đây chưa hẳn là hoàn toàn, ngày xưa cổ phần hóa được mua bán trao đổi giữa các ngân hàng với nhau, ngày nay gần như hầu hết các cổ phần hóa đều được mua qua TALF. Chính phủ Hoa Kỳ gần như bơm ra cả ngàn tỉ dollar đẩy đồng dollar xuống vực thẳm để cứu chữa.

Thứ Ba: Thất nghiệp vẫn tiếp tục gia tăng. Không một nền kinh tế nào mà có thể phục hồi nếu thất nghiệp tiếp tục xẩy ra. Trong những tháng vừa qua, chúng ta luôn nghe nói là thất nghiệp tiếp tục giảm nhưng nhìn lại con số thì không hẳn như vậy. Điển hình là khi tường trình tháng 02/2009, con số thất nghiệp là 651,000 đến 681,000 và đã "khả quan" hơn tháng trước nữa thì sau đó bản tường trình phải đổi lại là con số thất nghiêp thực sự đã cao hơn là 663,000 đến 699,000. Nếu làm một con số đơn giản thì trong vòng 6 tháng qua tổng số con sô thất nghiệp tường trình sơ khởi phải cộng thêm 732,000 sau khi sửa đổi cho đúng với thực tế.

Thứ Tư: Trong bài bình luần của Mohamed El-Erian CEO và Co-CIO của PIMCO, một chuyên gia ảnh hưởng rất mạnh trong Thị Trừơg công phiếu đã phân tách là chính quyền Obama dự tính cho ngân sách dựa trên căn bản là GDP của Hoa Kỳ là từ 3% - 4% là quá lạc quan, do đó những chi tiêu đặt trên căn bản này như dự án về sức khỏe (healthcare) sẽ thiếu thực tế. Theo dự đoán như vậy trong những năm kế tiếp, GDP của Hoa Kỳ chỉ đạt được khoảng 2%, như vầy theo phân tách "New Worls", Hoa Kỳ sẽ phải nhìn thấy tình trạng thất nghiệp khoảng 9% là "bình thường" không như dự tính của Geitner/Obama.

Thứ Năm: Như những bài bình luần trước, tôi nêu lên những yếu tố mà các nhà phần tách nêu cao tầm quan trọng của Á Châu, tình trạng ngày càng mất giá trị của đồng dollar và sự chi tiêu đến phá sản của Hoa Kỳ, thế giới đã phải lo sợ để cầm một tài sản nào có giá trị hơn đồng dollar. Họ muốn thế chấp một thứ khác thay thế trái phiếu của chính phủ Hoa Kỳ gần như mất giá trị. Không cần nhìn xa, các hãng mutual fund như The Vanguard Group, Fidelity Investments, T. Rowe Price và Hoisington Investment Management nhìn thấy các công trái mua của chính phủ Hoa Kỳ mất giá trị từ 10% đến 30%. Trong khi nhu cầu về commodities ngày càng nhiều, Trung Quốc và các nước Á Châu bắt đầu để ý đến nhu cầu nội địa, do đó không phải tình cờ mà vàng đã có cơ hội đi lên trong những tháng vừa qua. Tuy nhiên commodities không phải chỉ có vàng, các người đầu tư nhận thức đươc rằng trong thời gian vừa qua dầu thô đã rơi xuống từ $147 xuống $38 một barrel, nếu Trung Quốc đặt nặng đầu tư vào hạ tầng cơ sở và nếu Hoa Kỳ ngăn chặn đưọc kinh tế suy thoái, cộng thêm với đồng dollar ngày càng mất giáị và công trái chính phủ Hoa Kỳ không một ai mua nữa, dầu thô đang trở thành một đại diện rẻ tiền "proxy" cho vàng hiện nay. Dầu khí tính ra về giá trị thì có giá hơn dầu thô nhưng dầu khí chỉ được dùng phổ biến trong ngành điện lực và sưởi ấm, chưa kể dầu khí rất khó chuyên chở. Chỉ có hai cách: một là qua các ống dẫn dầu khí, hai là chuyển thành khí lỏng LNG để chuyên chở do đó thông thường dầu khí không hấp dẫn hơn dầu thô ngoại trừ thế giới sẽ thay thế xe cộ ngày nay dùng điện hay dầu khí. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng kinh tế kỳ này đang được cứu chữa bới chính phủ Hoa Kỳ nhưng cùng lúc Bernanke và Geither đang đẻ ra cuộc khủng hoảng về commodities mà trong vài lần tôi và các người đầu tư khác đã phải tiên đoán là mặc dù kinh tế có thể có giảm phát nhưng thế giới sẽ có lạm phát về những thứ khác và tôi e rằng nó sẽ là commodities. Đây là một giá rất đắt mà chúng ta sẽ phải trả.

Thứ Sáu: Một kẻ từng được mệnh danh là Helicopter Ben, có nghĩa là trong quá khứ the FED Ben Bernanke từng nói là nếu cần ông ta sẽ quăng tiền qua máy bay để cứu chữa kinh tế, thí hôm thứ Tư trong tuần đã tuyên bố là quốc hội Hoa Kỳ hải cắt giảm chi tiêu nếu không tình trạng lạm phát sẽ xẩy ra và rất khó để cứu chữa. Một kẻ khác là Tổng Trưởng Ngân Khố của Hoa Kỳ Geithner tuần rồi tuyên bố tại đại học Peking University: "We believe in a strong dollar," và "Chinese financial assets are very safe," có nghĩa là "Hoa Kỳ chúng tôi rất tin tưởng vào đồng dollar vững mạnh" và "Người dân Trung Quốc đầu tư vào Hoa Kỳ chúng tôi (dollar và trái phiếu) sẽ rất an toàn" (Nước Trung Quốc hiện nay cầm hơn 700 tỉ dollars về công trái của chính phủ Hoa Kỳ).

Sinh viên Trung Quốc phá ra cười!!!

Tôi cũng phá ra cười và không biết là trong hai tháng vừa qua Thị Trường Chứng Khoán đi lên vì sự thành công về kinh tế của Bernanke/Geither/Obama hay các người đầu tư quá sợ hãi về giá trị của đồng dollar để mua tất cả những gì để có thể thay thế đồng dollar trong quỹ tiết kiệm của họ ngày càng mất giá trị đi?


-------------------------------------------------------

Bureau of Labor Statistics
http://www.bls.gov/data/#unemployment

A New Normal
http://www.pimco.com/LeftNav/PIMCO+S...9+El-Erian.htm

Dollar Crisis Looming — Don't Short the Market: Jim Rogers
http://www.cnbc.com/id/31106964

Treasury bloodbath soaks top fund managers
http://www.reuters.com/article/ousiv...55468F20090605

Geithner backs strong dlr, says China's assets safe
http://www.reuters.com/article/marke...0090601?rpc=44

Bernanke Urges Deficit Reduction, Sees Growth This Year
http://online.wsj.com/article/SB124403584900281215.html

Tổng số lượt xem trang