Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2009

Lá bài Cam Ranh và tranh chấp Biển Đông

Lá bài Cam Ranh và tranh chấp Biển Đông

Giữa lúc tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp, lại xuất hiện tin đồn Hoa Kỳ muốn thuê cảng Cam Ranh của Việt Nam làm căn cứ quân sự.
Tờ Văn Hối Báo ở Hong Kong, được cho là chuyển tải quan điểm thân Bắc Kinh, mới đây nêu rằng Hoa Kỳ đang tìm cách thuê Cam Ranh, để hoàn tất chiến lược “bao vây” Trung Quốc ở Biển Đông.
Nhưng giới quan sát phương Tây hồ nghi Việt Nam lại sẽ cho lực lượng quân sự nước ngoài đóng trên lãnh thổ của mình.
Bao vây Trung Quốc?
Những tin đồn như thế đã không ít lần xuất hiện kể từ ngày lá cờ Nga hạ xuống lần cuối tại Cam Ranh năm 2002.

Nhưng với những va chạm Mỹ - Trung gần đây trên Biển Đông, không ngạc nhiên khi có lo ngại quyền lợi Trung Quốc bị ảnh hưởng nếu Mỹ can dự sâu hơn.
Văn Hối Báo lý luận rằng tại Thái Bình Dương, Mỹ đã có hai cảng hải quân ở Guam và Changi (Singapore) và sẽ hoàn tất cụm tam giác bao vây Trung Quốc nếu thuê được Cam Ranh.
Tờ báo nói “so với mọi căn cứ hải quân của Trung Quốc, Vịnh Cam Ranh vẫn có nhiều khả năng hơn để điều quân ra bất kỳ đảo nào ở Nam Hải”.
Nhưng nói chuyện với tôi, ông David Brewster, Trung tâm Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược (Đại học Quốc gia Úc), cho rằng khả năng Mỹ thuê Cam Ranh hiện nay là “vô cùng khó tin”.
Ông nói: “Khó tin là Việt Nam sẽ dùng con bài chiến lược chính của mình trong môi trường an ninh hiện nay.”
“Một nước cờ như thế sẽ ảnh hưởng mạnh đến cả Mỹ và Việt Nam và thật khó hiểu bên nào lại muốn đi nước cờ này.”
Iskander Rehman, nghiên cứu sinh tiến sĩ ở Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (CERI) tại Paris, đồng ý rằng có nhiều trở ngại cho sự có mặt của quân Mỹ ở Cam Ranh.
Anh nói: "Nhiều người trong giới quốc phòng Việt Nam lo ngại việc Mỹ có mặt lâu dài có thể bị Trung Quốc xem là cớ gây hấn và ảnh hưởng tiêu cực đến tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt - Trung."

Chuyên gia kỳ cựu người Úc chuyên về Việt Nam, Carlyle Thayer, cũng nói Mỹ quan tâm “địa điểm hơn là căn cứ”, nghĩa là Mỹ sẽ không thuê Cam Ranh, nhưng muốn được quyền tiếp cận các cảng của Việt Nam khi cần thiết.
Nhắc lại chuyện căn cứ Mỹ ở Nam Hàn đã gây chia rẽ dư luận xứ Hàn, ông Thayer nói ông “hồ nghi việc Mỹ đang tìm cách có căn cứ ở Cam Ranh, nhưng quyền tiếp cận lại là câu hỏi khác”.
GS. Thayer cũng nhận định Cam Ranh là “một trong những cảng nước sâu tốt nhất trong vùng” nhưng đã xuống cấp nặng từ thời Liên Xô và Nga đồn trú.
“Sẽ phải tốn hàng triệu đôla để thiết bị ở đó đạt tiêu chuẩn quốc tế,” ông nói.
Sức mạnh hải quân
Một tài liệu tuần này của cơ quan nghiên cứu và tham mưu Jamestown Foundation tại Mỹ ghi nhận Tướng Trương Lê, cựu Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc, kêu gọi xây sân bay và cảng biển ở Bãi Vành Khăn của Trường Sa để tăng sức mạnh chủ quyền.
Kết hợp những diễn biến mới như việc Trung Quốc cấm đánh cá ở Biển Đông, Russell Hsiao, phân tích gia của Jamestown Foundation, xem đây có thể là dấu hiệu Trung Quốc ngày càng sẵn sàng dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp lãnh thổ.


Tướng Trương Lê bình luận hải quân Trung Quốc hiện chỉ có tám con tàu có thể điều ra Biển Đông, nên rất khó phản ứng trong tình huống khẩn cấp.
Ông này cổ vũ xây dựng sân bay và cảng biển để Trung Quốc kiểm soát quần đảo Trường Sa và bớt phụ thuộc eo biển Malacca, vốn bị các chiến lược gia Trung Quốc xem là tử huyệt cho an ninh quốc gia.
Tin Việt Nam định mua sáu tàu ngầm Nga trị giá 1.8 tỉ đôla cũng được nhiều người ở Trung Quốc xem là dấu hiệu Việt Nam phản ứng sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông.
Người ta cũng hiểu chỉ riêng Việt Nam thì không thể đối kháng Trung Quốc, mà như một báo Hong Kong có lần nói “át chủ bài của Việt Nam là quốc tế hoá vấn đề Biển Đông, thu hút thế lực phương Tây làm đối trọng với Trung Quốc”.
Lá bài Cam Ranh
Nhìn đi nhìn lại, có vẻ Cam Ranh là món quà mà Việt Nam có thể hứa hẹn cho các đại cường nhòm ngó an ninh vùng.

Tiến sĩ David Scott, ở Đại học Brunel và đã viết ba tập sách về Trung Quốc, nói với BBC Việt ngữ:


“Việt Nam thận trọng không muốn làm Trung Quốc quá mất lòng, nhưng cũng sẵn sàng đem quyền tiếp cận Cam Ranh ra như củ cà rốt quân sự - thương mại, trong lúc gia tăng căng thẳng ở Biển Đông.”
Một nước có thể cạnh tranh với Trung Quốc là Ấn Độ cũng bày tỏ quan tâm đến vịnh Cam Ranh.
Trong chiến lược “Chuỗi hạt ngọc” (String of Pearls), Trung Quốc đã xây dựng một loạt cảng tại châu Á, gồm cả nhiều nước vốn có quan hệ không mấy dễ chịu với Ấn Độ.
Ở phía Tây Ấn, Trung Quốc tài trợ để xây một cụm cảng cho Pakistan, làm Ấn Độ lo ngại về một mưu toan hợp tác hạn chế ảnh hưởng của họ ở Nam Á.
Ở phía đông, có tin nói Trung Quốc giúp Miến Điện xây nhiều cơ sở trên Vịnh Bengal, và rằng chúng có thể được nâng cấp cho mục đích quân sự. Năm ngoái lần đầu tiên một tàu chiến Trung Quốc ghé thăm Campuchia, và người ta tin rằng Trung Quốc đã bảo đảm được quyền tiếp cận cảng của Campuchia.
Vì thế một số phân tích gia thuộc phái cứng rắn của Ấn Độ đang cổ súy cho quan hệ hợp tác với Việt Nam và mở rộng sự có mặt ở Đông Nam Á.


Nhưng Walter Ladwig, đang làm nghiên cứu sinh tiến sĩ ở Đại học Oxford, ghi nhận khả năng của hải quân Ấn vẫn chưa theo kịp tham vọng của họ.
“Trong tương lai gần, khó hình dung tàu Ấn Độ có thể đóng tại Việt Nam. Hải quân Ấn Độ chưa đủ sức kiểm soát đường biển quá xa nhà và quá gần Trung Quốc”.
Ông David Brewster nói một số chuyên viên an ninh Ấn vẫn muốn nước này có vai trò ở Biển Đông để phản kích sự có mặt của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương.
Nhưng theo ông, “chuyện này có lẽ phi thực tế vì khả năng hạn chế của hải quân và Ấn Độ cũng thiếu quan tâm thực sự tới Biển Đông”.
Ngay cả lời đồn Mỹ muốn thuê cảng Cam Ranh cũng sẽ chỉ là lời đồn, vì nó “tác động nhạy cảm nhất đối với dây thần kinh của Bắc Kinh” (lời một báo Hong Kong).
Kịch bản thực tế hơn theo Giáo sư Carl Thayer là Việt Nam có thể trở thành “điểm quá cảnh” cho các đội tàu nước ngoài.
Những chuyến thăm thường xuyên từ mấy năm qua của các tàu chiến, cả Mỹ, Ấn, Nga và Pháp, đặt khả năng Việt Nam còn có thể kiếm được tiền từ cung cấp dịch vụ cho hải quân nước ngoài.
Iskander Rehman nhận xét: "Việt Nam có thể duy trì sự linh động chiến lược tốt hơn nếu tiếp tục giữ thế cân bằng giữa Mỹ, Ấn Độ và Trung Quốc bằng cách cho quyền cập cảng theo nguyên tắc tạm thời và ngắn hạn."


Viện nghiên cứu và phân tích quốc phòng Ấn Độ: ASEAN cần đoàn kết
Xin giới thiệu bài “China’s Maritime Intent in South China Sea Vis a Vis ASEAN” của viện nghiên cứu và phân tích quốc phòng Ấn Độ
Bài này kết luận


The time is opportune for them to rise above intra-ASEAN differences and collectively bargain with China to protect the collective interests of ASEAN member states. Unless the ASEAN as a unit adopts a unified stand, China would not hesitate to exploit the differences among ASEAN nations to strengthen its own political and strategic interests. The ASEAN needs to wake up to this challenge.



Lúc này là cơ hội để các nước ASEAN để qua một bên những bất đồng trong nội bộ và cùng nhau mặc cả với Trung Quốc nhằm bảo vệ lợi ích tập thể của các nước thành viên. Trừ phi ASEAN như một khối chọn một lập trường thống nhất, Trung Quốc sẽ không do dự trong việc lợi dụng những bất đồng trong nội bộ khối này để tăng cường lợi ích chính trị và chiến lược của họ. Các nước ASEAN cần phải thức tỉnh trước thách thức này.
Kết luận này giống như kết luận trong bức thư ngỏ Quỹ Nghiên cứu Biển Đông đăng trên báo Manila Times:


If the Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia and Vietnam continue to pursue their individual claims without support from each other or from the international community, the South China Sea will eventually be turned into China’s territory or, at least, China’s lake. The best chance these countries have to prevent this is by having the same voice on the international stage, working together on the basis of fairness for all and in accordance with UNCLOS, supporting each other, and being supported by the international community.



Nếu Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia và Việt Nam tiếp tục theo đuổi các tuyên bố của từng quốc gia mà không hỗ trợ lẫn nhau hoặc không có sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế thì cuối cùng Biển Đông sẽ trở thành lãnh thổ Trung Quốc, hay chí ít cũng trở thành cái hồ của nước này. Cơ hội tốt nhất để các quốc gia có thể ngăn chặn được nguy cơ nói trên là bằng cách có cùng chung tiếng nói trên trường quốc tế, cùng hành động với nhau trên cơ sở công bằng cho tất cả các nước tuân theo UNCLOS, cùng hỗ trợ lẫn nhau và cùng tranh thủ sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế.



China’s Maritime Intent in South China Sea Vis a Vis ASEAN


Sandeep Anand
June 23, 2009
South China Sea is a disputed maritime area. This is because of the multiple and often overlapping maritime claims on parts of the Sea by China, many ASEAN countries (Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Vietnam) and Taiwan. Two incidents in the past one month have brought the issue once again to the forefront. In May, the Chinese permanent mission at the United Nations (UN) presented a note to UN Secretary General Ban Ki-Moon claiming sovereignty over 80 per cent of South China Sea including the disputed islands of Paracel and Spratly. This was done in response to Vietnam’s submission to the UN Commission on the Limits of the Continental Shelf to review the location of the outer limits of the continental shelf. Ma Zhaoxu the Chinese Foreign Ministry Spokesman, reacting to Vietnam’s submission to the UN Commission said “China has indisputable sovereignty over the South China Sea and the adjacent waters including Xisha and Nansha Islands.” He further went on to say that Vietnam’s submission had seriously infringed China’s sovereignty and jurisdiction and that it was illegal and invalid.
Close on the heels of this development in early June this year, China banned Vietnamese ships from fishing in the waters of South China Sea stating that it was trying to protect maritime resources within its territorial waters.
These two incidents have come as real shocks to many ASEAN countries which too advance sovereignty claims in the Sea. What is really disturbing about these developments is that these have taken place at a time when China’s relations with ASEAN countries are at a peak in modern history. The initial conflict in South China Sea took place in 1974 when China wrested the Paracel Islands (Xisha Islands) from Vietnam. The situation got further vitiated in 1988 when China and Vietnam fought over the issue of Spratly Islands (Nansha Islands). This was the period when China’s relations with ASEAN members in general and with Vietnam in particular were not very cordial. But since the end of the Cold war China’s relations with ASEAN countries, on account of mutual accommodations, have developed much warmth. Since then China has tried to allay the fears of its southern neighbours especially in the security realm through ASEAN driven multilateral mechanisms. This was manifested in China signing the Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea (DOC) in 2002 wherein it committed itself to using peaceful means for the resolution of territorial and jurisdictional disputes. In 2003 it signed the Treaty of Amity and Cooperation (TAC) with ASEAN, thereby becoming the first country outside ASEAN to do so.
Despite having taken these reassuring measures, the Chinese record on security and sovereignty issues are far from satisfactory and does not dovetail with its promises. It still sees these issues in zero sum terms. It is this duplicity in approach that is a major issue of concern for countries having territorial and maritime disputes with it. Not surprisingly, even after committing it to deal with security issues in a peaceful manner with its southern neighbours, China’s position on the South China Sea has hardened over the years.
China’s changing position on South China Sea can be gleaned from the Chinese maritime discourse. It suggests that China wants supremacy over the waters in East Asia which is closely related to its Energy Security, the question of Taiwan’s independence and the American maritime presence in the region. Supremacy in East Asian waters will further establish its credentials as a great power. To achieve that, it has divided the East Asian waters into two island Chains which are to be controlled one after the other. South China Sea falls under the first island of Chains. China hopes to draw many strategic advantages by controlling the South China Sea. First, the Sea has proven oil and natural gas reserves which would be a boon to its expanding energy requirements. Second, it would provide strategic depth to China in case of any future confrontation with Taiwan. This would also effectively mean that the relative importance of America as a factor in influencing the outcome of such confrontation would get diminished. In China’s calculation, this would be a consistent step en route to becoming a great sea power. Lastly, PLA Navy by their prolonged presence in the South China Sea could effectively patrol the Strait of Malacca through which 80 per cent of its oil passes. This would guarantee smooth and uninterrupted flow of energy and raw materials which are crucial for the growth of the Chinese economy. Owing to all these reasons China’s position has become rigid on the issue.
This Chinese rigidity has led to heightened tensions and unease among the ASEAN countries with stakes in the South China Sea. An example is the case of Vietnam which recently ordered six Kilo class diesel electric submarines from Russia, thus sending an unmistakable signal to China about the seriousness it accords to this issue. The unintended consequences of these fresh incidents could lead to an arms race in the region which could further complicate regional security. Instead, ASEAN nations should bargain collectively with China on this issue. Perhaps this crisis provides an opportunity for the ASEAN as an organisation to undo the damages done to its reputation on account of the unresolved crisis in Burma and the failed ASEAN summit earlier this year. The time is opportune for them to rise above intra-ASEAN differences and collectively bargain with China to protect the collective interests of ASEAN member states. Unless the ASEAN as a unit adopts a unified stand, China would not hesitate to exploit the differences among ASEAN nations to strengthen its own political and strategic interests. The ASEAN needs to wake up to this challenge.
Sandeep Anand is Research Assistant at the Institute for Defence Studies and Analyses, New Delhi.
------


Cơ quan nào có thẩm quyền xem xét Quyết định 167/2007/QĐ-TTg?
Trong Quyết định số 978/QĐ-GQKN-HC của Tòa án nhân dân TP. HN giải quyết khiếu nại của ông Cù Huy Hà Vũ (sau đây gọi tắt là QD 978) có nói rằng:
“Quyết định số 167/2007/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxit giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025, (sau đây xin gọi tắt là QD 167) được ban hành hoàn toàn đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định trong Luật tổ chức Chính phủ, Luật bảo vệ môi trường, Luật khoáng sản, Luật quốc phòng, Luật di sản văn hóa, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Quy chế làm việc của Chính phủ và các văn bản pháp luật khác có liên quan”.
Như vậy, theo Tòa án Hà Nội, Quyết định 167 là một văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).
Do vậy mà Tòa án cho rằng họ không có thẩm quyền giải quyết đơn kiện của ông Vũ theo như quy định tại Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Điều này tôi đã phân tích ở đây.
Tòa án đã viết:
“Căn cứ Điều 11 và điểm a khoản 2 Điều 12 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2006), Tòa án không có căn cứ pháp lý để thụ lý và giải quyết quyết đơn khởi kiện này”.
Nếu QD 167 đúng là 1 VBQPPL thì Tòa án có lý khi nói điều này.
Tuy nhiên, Quyết định 167 được ban hành khi chưa có đánh giá môi trường chiến lược. Đây là điều trái với Luật Bảo vệ Môi trường.
Vậy thì cơ quan nào có thẩm quyền xem xét hủy bỏ QD 167?
Theo Khoản 9, Điều 2, Luật Tổ chức Quốc hội thì, Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trái với Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội.
Như vậy, về đơn kiện của ông Cù Huy Hà Vũ:
- Nếu như ông Vũ muốn khởi kiện theo tiến trình như Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, thì lẽ ra ông Vũ nên khởi kiện đối tượng và với tư cách như tôi đã nêu ở đây.
- Nếu như ông Vũ đã tiếp cận QD 167 như là một VBQPPL (như ông đã lập luận ở Mục III của đơn kiện), thì cơ quan mà ông cần gửi đến phải là Quốc hội chứ không phải là Tòa án.
-----
"Tôi như người lưu vong trên chính quê hương mình" RFA
Tối 25 vừa qua, khoảng 20 công an thuộc tỉnh Gia Lai đã đập phá nhà của mục sư Nguyễn Công Chính. Cuộc đập phá là một trong chuỗi dài các cuộc tấn công vào cuộc sống gia đình của mục sư này. Ông Nguyễn Công Chính nói rằng 20 năm qua ông trở thành lưu vong ngay trên chính quê hương mình.

An ninh chống tham nhũng Tuần Việt Nam:
Ở Úc, cảnh sát bắt đầu một cuộc điều tra quy mô, liên quan đến cáo buộc “công ty Securency của họ đã chi tiền hoa hồng cho một đại lý ở Việt Nam”. Trước đó, cơ quan Cảnh sát điều tra Việt Nam hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố Huỳnh Ngọc Sỹ về hành vi “cho thuê nhà” thay vì “nhận hối lộ”. Như vậy, vụ án của PCI không những chưa kết thúc mà còn đặt ra nhiều thách thức. (bài của Huy Đức, đưa lại)


. Mất chức vì tổ chức tiệc chia tay để đi học VNMEDIA
Đại diện Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Nam ngày 26/6 thông báo quyết định cách chức Giám đốc Chi nhánh huyện Nông Sơn là Lê Kiệt và Phó giám đốc Nguyễn Tuyền.
(27/6/2009)


Vietnam asks China to release fishermen
Hanoi - Vietnam has requested China release two fishing boats and crew seized by Chinese patrols near the


Hành vi của Luật sư Lê Công Định gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của tổ chức luật sư VOV News
Liên đoàn Luật sư Việt Nam kiên quyết lên án hành vi sai trái của luật sư Lê Công Định và sẽ có hình thức phù hợp để xử lý nghiêm minh đối với luật sư Lê Công Định và những luật sư khác có hành vi vi phạm tương tự theo quy định của Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Luật Luật sư.


“Người đương thời” vừa thoát tù “oan” lại bị… tạm giam
Ông Nguyễn Đình Chiến, người vừa thoát án tù oan trong vụ án xuyên thế kỷ tại Cần Thơ lại vừa bị cơ quan CSĐT, Công an TP Hà Nội bắt tạm giam về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản… Thông tin ban đầu cho biết, ông Nguyễn Đình Chiến, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần đâu tư Bắc Hà đã bị bắt giam sau khi cơ quan điều tra phát hiện ông này có hành...


Tổng số lượt xem trang