200 lao động phổ thông người Trung Quốc vừa bị thanh tra lao động thuộc Sở LĐ-TB&XH Đồng Nai phát hiện là "lao động chui" tại công trường xây dựng nhà máy xi măng Công Thanh huyên Nhơn Trạch. Mức xử phạt là 5 triệu đồng/người và buộc phải hồi hương.
Chỉ biết lắc đầu ngao ngán!
Có mặt tại ấp 3, xã Phước Khánh vào chiều ngày 19/6, đúng lúc 200 lao động phổ thông người Trung Quốc vừa buộc phải hồi hương vì không có giấy phép lao động, chúng tôi vẫn thấy thấy khá nhiều công nhân Trung Quốc cưỡi xe máy hoặc đi bộ trên đường dẫn đến các quán cafe, quán nhậu.
Công nhân Trung Quốc ở công trường Công Thanh. |
TIN LIÊN QUAN |
---|
Vợ chồng anh Dương Văn Kỳ và chị Lê Thị Hồng (ấp 3, xã Phước Khánh) mở cửa hàng tạp hoá và dịch vụ cho công nhân Trung Quốc thuê xe gắn máy ngay trước nhà máy xi măng Công Thanh kể: “Có bữa mẹ tôi cho một công nhân Trung Quốc thuê xe với giá 50.000 đồng/ngày. Anh ta đi liền 3 ngày mới về nhưng không chịu trả tiền mà còn tính đập phá xe của tôi. Thấy vậy, tôi giảm giá xuống còn 100.000 đồng cho cả 3 ngày nhưng anh ta vẫn không chịu, quay lại đánh cả tôi, đuổi tôi chạy lòng vòng khắp nhà…”
Có khoảng 5.700 lao động nước ngoài đang làm việc tại Đồng Nai, trong quá trình thanh tra, Sở LĐ&TBXH đã phát hiện 1.960 trường hợp lao động “chui”- Ông Lâm Duy Tín – Phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH Đồng Nai. |
Vào dịp cuối tuần, những công nhân Trung Quốc làm việc tại đây thường thuê xe máy lên trên trung tâm xã Phước Khánh (cách nơi làm việc khoảng 2 km) để vui chơi và “quậy”. Đã có trường hợp cưỡi xe máy chở 3 người không nón bảo hiểm, đi ẩu tông vào người đi đường rồi bỏ chạy. Khi bị người dân chặn lại thì họ hùng hổ đuổi đánh dân, gây náo loạn cả khu vực. Chỉ khi công an xã đến ngăn chặn, số công nhân Trung quốc này mới tạm yên.
Ông Nguyễn Hữu Tám - Trưởng Công an xã Phước Khánh lắc đầu ngao ngán khi nói về số lao động Trung Quốc trên địa bàn: “Một năm đánh nhau vài chục vụ với dân là chuyện bình thường. Thời gian gần đây có đỡ hơn, nhưng chúng tôi lo ngại nhất là thời điểm các lao động Trung Quốc không có việc làm (thời gian đổ bê tông xong phải chờ bê tông khô để đổ tiếp) nên tranh thủ ra ngoài chơi rồi gây sự với người dân địa phương”.
Công nhân Trung Quốc ra quán nước để ngủ. |
200 lao động "chui" người Trung Quốc buộc phải hồi hương
Chiều 19/6, phóng viên TS chứng kiến một đoàn taxi ( xe 7 chỗ ngồi) chạy vào khu nhà máy xi măng Công Thanh đón các lao động Trung Quốc ra sân bay Tân Sân Nhất để hồi hương.
Những lao động chui người Trung Quốc đang chờ xe đón ra sân bay Tân Sơn Nhất để hồi hương. Ảnh chụp chiều 19/6. |
Chiếc xe đầu tiên đã tới đón... |
Nụ cười tạm biệt Việt Nam... |
Chuyến xe cuối cùng chở hàng chục lao động Trung Quốc rời khỏi Việt Nam. |
Cũng theo ông Tín, thanh tra ngành lao động chỉ có quyền kiểm tra, xử phạt và theo dõi việc khắc phục sai sót của chủ doanh nghiệp chứ không có quyền trục xuất lao động ra khỏi khu vực họ đang làm việc.
Tuy nhiên, nếu là lao động phổ thông, không chứng chỉ nghề, giấy phép lao động thì không thể ở lại lâu tại Việt Nam được. Ông Tín cho biết hiện ngành Công an đang tiến hành kiểm tra gắt việc gia hạn visa và đăng ký tạm trú của người nước ngoài đến du lịch tại Việt Nam rồi chuyển qua làm việc tại doanh nghiệp. Do đó, việc “hồi hương” của hàng trăm lao động “chui” tại dự án xi măng Công Thanh (Nhơn Trạch) hay ở những dự án khác trên địa bàn tỉnh Đồng Nai chỉ là chuyện một sớm một chiều mà thôi.
- Thái Thiện