Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015

Những Bức Hình Giúp Bạn Suy ngẫm Về Đời Sống Nhân Sinh

-Người khôn ngoan quá chưa hẳn là tốt
Trước kia, mỗi khi qua mặt được ai đó để đạt chút gì, bạn bè sẽ trầm trồ: “khôn quá ta, dùng chút mánh lới là có được thứ mình muốn“, nghe xong liền cảm thấy dương dương tự đắc. Nhưng khi trải qua nhiều chuyện trong cuộc sống, mới biết đó chỉ là khôn vặt, về lâu dài chỉ gây tổn hại cho bản thân. Làm người trong đời, chữ đức quan trọng lắm thay.
Đức, tài, người khôn ngoan, Bài chọn lọc,
Việc quá khôn ngoan lắt léo trong cuộc sống này khiến bạn qua mặt người khác, chiếm lợi ích của người khác, về lâu dài điều này chỉ gây tổn hại cho bản thân.
Trước đây không lâu, một chương trình truyền hình của Đài Loan với tên gọi “Cuộc đời sang giàu”, khách mời là nhà điều hành của một công ty rất nổi tiếng. Khi chương trình gần kết thúc, người dẫn chương trình đưa ra câu hỏi cuối: “Anh cho rằng nhân tố then chốt làm nên thành công của công ty là gì?”
Trầm tư một lát, vị này cũng không trực tiếp trả lời mà bình tĩnh kể một câu chuyện:
“12 năm trước, một chàng trai vừa tốt nghiệp liền sang Pháp, bắt đầu cuộc sống vừa học vừa làm. Thời gian dần qua, anh phát hiện nhà ga địa phương hầu hết đều có lỗ hổng, không có chỗ kiểm vé, cũng không có người kiểm vé, thậm chí ngay cả camera kiểm tra cũng rất ít.
Dựa vào trí thông minh của mình, người thanh niên này tính toán được tỉ lệ trốn vé mà bị tra ra chỉ có 3/10.000. Anh rất đắc ý với phát hiện này của mình. Từ đó về sau, anh thường xuyên trốn vé. Anh còn biện hộ cho bản thân rằng, vì mình là học sinh nghèo mà, có thể tiết kiệm chút nào hay chút nấy.
4 năm qua đi, với tấm bằng đại học danh tiếng và thành tích xuất sắc, anh tự tin nộp đơn vào các công ty đa quốc gia, nhưng kết quả lại khiến anh hụt hẫng.
Những công ty này mới đầu đều rất nhiệt tình với anh, nhưng sau khi đọc qua vài thứ, liền nhẹ nhàng từ chối. Điều này thật sự khiến anh rất băn khoăn.
Cuối cùng, anh đã viết một email với ngôn từ cầu thị, gửi đến bộ phận nhân sự của một trong những công ty đó với mong muốn được biết lý do không được nhận vào làm. Một đêm nọ, anh nhận được email hồi đáp.
“Chào anh Trần, chúng tôi đánh giá cao tài năng của anh, nhưng khi chúng tôi đọc dữ liệu thông tin về anh, thì thực sự rất tiếc rằng trên hệ thống hồ sơ ghi lại anh đã 3 lần trốn vé xe. Chúng tôi cho rằng điều này đã chứng minh 2 điểm:
1. Anh không tôn trọng quy tắc: Sau khi phát hiện ra lỗ hổng, anh đã cố ý lạm dụng.
2. Anh không đáng tin. Công ty của chúng tôi rất nhiều việc phải dựa vào sự tín nhiệm, bởi nếu anh phụ trách phát triển thị trường nào đó, công ty sẽ giao cho anh nhiều quyền tự quyết. Để tiết kiệm chi phí, chúng tôi không thể thiết lập cơ cấu giám sát giống như hệ thống giao thông công cộng. Vì vậy chúng tôi không thể thuê anh, thật tình mà nói, ở quốc gia này, thậm chí toàn bộ liên minh Châu Âu, có lẽ anh sẽ không thể tìm được công ty nào đồng ý tuyển dụng anh”.
Đến lúc này, chàng thanh niên mới tỉnh mộng, giá như biết trước anh đã không làm như vậy. Nhưng điều thực sự khiến anh chấn động là câu cuối cùng của nhà tuyển dụng, bởi câu nói ấy thể hiện một đạo lý rằng:
Đạo đức thường có thể bù đắp cho tài trí, nhưng tài trí vĩnh viễn không bù đắp được cho đạo đức.
Ngày hôm sau, anh lên đường về nước”.
Câu chuyện kể xong, hội trường yên lặng. Người dẫn chương trình băn khoăn hỏi: “Điều này có thể nói nên đạo lý thành công của anh?”.
Có thể! Vì người trẻ tuổi trong câu chuyện này chính là tôi”.
Rồi anh dõng dạc nói: “Tôi có thể đi đến ngày hôm nay, chính bởi vì tôi đã biến ‘chướng ngại’ của ngày hôm qua thành ‘hòn đá kê chân’ cho ngày hôm nay”.
Có lẽ đây chính là bài học đáng giá về thành công của vị giám đốc ấy.
Nhà sử học lừng danh Tư Mã Quang từng nói:
Đối với người tài, đức chính là vốn; còn người có đức, tài ắt tự sinh. Tài đức toàn vẹn là thánh nhân, tài đức cùng mất là người ngu ngốc, đức hơn tài là quân tử, tài hơn đức là tiểu nhân”.
Theo Daikynguyenv

-8 câu chuyện nhỏ chứa đựng bài học lớn
Có những câu chuyện tuy chỉ vọn vẻn mấy chữ nhưng lại có thể chứa đựng đạo lý sâu xa. Thế nên trong cuộc sống này, đôi khi lời ít ý nhiều, quan trọng ở sự cảm thụ của người nghe.

Những câu chuyện nhỏ nhưng đạo lý lớn
Câu chuyện thứ nhất
Ngày xưa, một cặp vợ chồng nọ đã phải đi gặp Thần Chết.
Vị Thần Chết nói: “Hai người các ngươi chỉ có thể sống một người, các người hãy oẳn tù tì, người thua thì phải chết”.
Hai lần oẳn tù tì trước đó cả hai vợ chồng đều ra giống nhau; đến lần thứ ba, người chồng lại thua…Thần Chết thở dài nói: “Vốn dĩ chiếu theo lệ của ta, nếu như các ngươi ba lượt đều ra giống nhau, ta sẽ thả các ngươi ra, không muốn phải dùng đến lần thứ tư để phân thắng bại”.
Nghe xong, người vợ ôm chằm lấy người chồng tấm tức mà rằng: “Đã nói là 3 lần đều cùng nhau ra búa, tại sao lần thứ ba tôi ra cái kéo thì anh lại ra bao.”
Thực tế, đây chính là nhân tâm, là sự ích kỷ và ngốc ngếch của bộ phận một nhóm người, tính toán với người khác cuối cùng thành ra tính toán với chính mình. Khi người ngu ngốc muốn thua, kỳ thực anh ta đã thắng rồi. Cho nên, nếu lúc nào cũng lương thiện…thì bạn đã là người thắng cuộc! Làm người hãy luôn giữ trong tâm sự phúc hậu, lương thiện vậy.
Câu chuyện thứ hai
đắc Đạo, triết gia, câu chuyện, Bài học, Bài chọn lọc,
Một người lính bị quân địch tập kích, phải chạy trốn vào hang núi.
Khi quân địch đuổi theo sát sau lưng, anh ta đành trốn trong hang, thầm cầu nguyện kẻ địch không thể phát hiện ra mình. Đột nhiên, cánh tay anh ta cảm thấy nhồn nhột ớn lạnh, quay lại nhìn thì phát hiện ra một con nhện, anh ta định bóp chết nó nhưng đột nhiên sinh lòng thương cảm nên thả nó ra.
Không ngờ, nhện bò đến cửa hang dệt một mạng lưới mới. Quân địch đuổi tới hang núi thì thấy một mạng nhện còn nguyên lành, đoán rằng không có ai trong hang nên kéo nhau bỏ đi.
Thế nên, nhiều khi, đối xử tử tế người khác đồng thời cũng là đang giúp chính mình.
Câu chuyện thứ ba
Một hành giả hỏi lão hòa thượng: “Trước khi đắc Đạo, ngài làm gì? 〞
Lão hòa thượng: “Đốn củi, gánh nước, nấu cơm”.
Hành giả hỏi: “Vậy đắc Đạo rồi thì sao?
Lão hòa thượng: “Đốn củi, gánh nước, nấu cơm”.
Hành giả lại hỏi: “Vậy thế thì có gì khác với lúc chưa đắc Đạo?”
Lão hòa thượng: “Trước khi đắc đạo, khi đốn củi thì lo lắng đến gánh nước, lúc gánh nước lại nghĩ chuyện nấu cơm; đắc Đạo rồi, đốn củi thì cứ đốn củi, gánh nước thì là gánh nước, nấu cơm thì cứ nấu cơm”.
Đại Đạo chí giản chí dị, tâm giản dị chính là Đạo.
Câu chuyện thứ tư
đắc Đạo, triết gia, câu chuyện, Bài học, Bài chọn lọc,
Một người đàn ông ôm chính đứa con khoảng 10 kg của chính mình thì sẽ không thấy mệt, vì đó là điều anh ta ưa thích; nhưng cũng người đàn ông này mà bảo anh ta ôm một hòn đã nặng 10 kg, anh ta chắc chắn sẽ kiên trì không được bao lâu.
Phàm một người không thích làm việc nào đó, thì dù anh ta có tài hoa hơn người, cũng không cách nào phát huy; còn một người một khi thích làm việc gì đó, thì anh ta sẽ phát huy hết năng lực của mình, làm cho cả anh cũng phải chấn động. Vì thế, một người không có thành tích gì, không nhất định là anh ta không có năng lực, rất có thể là vì không ưa thích mà thôi.
Câu chuyện thứ năm
Trong Thế Chiến II, một gia đình Do Thái bị bức hại, người con trai cả và trai út chia nhau ra đi tìm người giúp đỡ.
Người con trai cả đi tìm người từng giúp đỡ mình, người con trai út cậy đến những người bản thân từng được anh ta giúp đỡ. Kết quả là người con trai cả được cứu, người con trai út thì bị bán đứng.
Người yêu thương bạn sẽ một mực nguyện vì bạn mà phó xuất rất nhiều; người bạn yêu thương không nhất định sẽ nguyện ý vì bạn mà phó xuất. Trong cuộc sống này, những ai thật sự trung thành đối với bạn đều là những người yêu thương bạn, từng ban cho bạn ân huệ.
Câu chuyện thứ sáu
Quạ đen bay đến hướng đông, gặp được bồ câu. Cả hai đều đứng trên một gốc cây nghỉ ngơi, bồ câu thấy quạ đen bay rất vất vả, mới quan tâm hỏi han:  “Anh muốn đi đâu vậy?”
Quạ đen căm giận đáp: “Kỳ thực ta không muốn rời đi, nhưng người dân nơi này đều ghét bỏ tiếng kêu không hay của ta”.
Bồ câu mới tốt bụng nói: “Đừng phí sức, nếu như anh không thay đổi được tiếng kêu của mình, thì dù bay đến đâu, anh cũng đều sẽ không được hoan nghênh đâu“.
Làm việc cũng thế, thay đổi mục tiêu không bằng thay đổi phương thức; thay đổi hoàn cảnh không bằng thay đổi chính mình.
Câu chuyện thứ bảy
đắc Đạo, triết gia, câu chuyện, Bài học, Bài chọn lọc,
Một con lừa vô ý rơi vào giếng cạn, mọi người nghĩ cách cứu nó nhưng không ai thành công; họ liền quyết định chôn luôn con lừa. Con lừa đau xót kêu to, nhưng khi bùn đất rơi xuống, nó lại bình tĩnh một cách bất ngờ.
Nó cố gắng đứng trên bùn đất đang rớt xuống ầm ầm và giẫm nát bùn đất dưới chân, cố gắng đứng cao hơn một chút. Cứ như vậy, nó theo bùn đất rớt xuống mà không ngừng lên cao. Cuối cùng, trong sự kinh ngạc của mọi người, con lừa bước ra khỏi giếng cạn.
Thời khắc mấu chốt có thể cứu bạn, thì chỉ có chính bạn thôi.
Câu chuyện thứ tám
Một người trẻ tuổi chán nản đi tìm kiếm sự thành công. Một triết gia bèn cho anh ta quả lạc và nói: “Hãy dùng sức nắn nó!”
Người trẻ tuổi dùng sức nắn nó; quả lạc bị vê nát, chỉ còn lại hạt bên trong. Triết gia lại bảo anh ta chà xát nó, kết quả chà xát ra được phần vỏ ngoài màu đỏ, chỉ còn lại phần hạt trăng trắng. Triết gia lại bảo anh ta tiếp tục chà xát nó, nhưng bất luận dùng sức thế nào, anh ta không thể vê nát được phần hạt trắng này.
Triết gia bèn nói: “Dù rằng nhiều lần trắc trở, nhiều lần thất bại, nhưng điều then chốt nhất là phải có được một trái tim kiên định”.
Mai Mai, dịch từ NTDTV


-Những Bức Hình Giúp Bạn Suy ngẫm Về Đời Sống Nhân Sinh
Dưới đây là 20 bức hình khá độc đáo nói lên những khía cạnh của cuộc sống mà chúng ta đang tồn tại, cùng với một tâm trí sáng suốt và một sự thấu hiểu, giúp ta tránh sa vào những sai lầm trong vòng xoáy của cuộc đời, không phải chịu báo ứng, tránh khỏi việc không cẩn thận mà phải đóng vai những nhân vật trong bức họa..

1. Theo chỉ dẫn của người khác, mù quáng mà bước về phía trước, có thể bước tiếp theo bạn sẽ ngã xuống, cú ngã này sẽ rất đau đớn đó.
2. Đằng sau mỗi một nụ cười, là điều gì ẩn dấu phía sau? Lẽ nào chẳng có một tình bạn chân thực, mà chỉ có sự vĩnh hằng của lợi ích?
3. Rất nhiều người chỉ dựa vào khuôn mặt để sống, mà không biết rằng họ sớm đã sống tạm bợ vật vờ như cái xác chết khô
4. Người phụ nữ luôn dựa vào đàn ông cuối cùng sẽ bị gục ngã, cho nên, dựa vào ai cũng không bằng dựa vào chính mình.
5. Một kẻ địch thành thực, còn hơn một người bạn giả dối
6. Nhân sinh như một vũ đài, chưa tới màn chào cảm tạ khán giả, bạn vĩnh viễn không biết được mình diễn hay tới đâu
7. Đàn ông bị trói buộc mất tự do, phụ nữ càng đối tốt với anh ta, anh ta lại càng chán ghét và cảm thấy phiền phức
8. Người gọt dũa các góc đi rất nhanh, nhưng khi xuống dốc thì sẽ còn lăn được rất xa
9. Điều đáng sợ không phải là người thực sự xấu, mà là người tốt giả tạo
10. Thầy giáo nói, xuất phát điểm của mỗi một người là như nhau, sau khi xem xong bức họa này, rốt cuộc tôi cũng đã minh bạch !
11. Khi bạn đang tính kế với người khác, có thể cũng có ai đó đang tính kế với bạn
12. Khi xây dựng ánh sáng cho bản thân, bạn có thể tránh được sự hãm hại của người khác trong bóng tối không?
13. Đừng kỳ vọng có bao nhiêu người đối xử tốt với bạn. Kỳ thực, nhiều lúc mọi người luôn lãnh đạm vô tình, họ coi các sự việc khác đều không liên quan tới mình
14. Cung Thiên Bình đợi một tình yêu cân bằng, bạn phát hiện rằng nó gần như một cái thập tự giá!
15. Mỗi người đều có hàng trăm nghìn dáng vẻ, muốn nhìn thấu một con người, quả thực rất khó.
16. Có những lúc biểu hiện ẩn giấu dưới vẻ ngoài xinh đẹp đều là xấu xa và hiểm ác
17. Các bạn đã cắt bỏ đôi cánh của tôi, vậy mà hiện tại lại muốn tôi bay cao
18. Tôi ôm đống gạch chứ không ôm bạn, bởi vì khi hạ đống gạch xuống thì tôi không biết lấy gì để nuôi bạn.
19. Bạn bắt buộc phải đi về phía trước, bởi vì bạn đã không còn đường lùi nữa rồi!
20. Đằng sau một người đàn ông thành đạt, nhất định có một người phụ nữ đã âm thầm phó xuất cho anh ta mà không yêu cầu sự báo đáp; đằng sau một người phụ nữ buông thả, chắc chắn có 100 người đàn ông chiều chuộng cô ta.
--


Mong người dân đừng "quát" chúng tôi
Cán bộ chiến sĩ làm việc trong một không gian chật hẹp, đông người thật khó cười. Người dân gặp nhiều bực bội từ cửa thì cũng không thể cười với cán bộ.

Rà soát, kiểm tra hàng hóa xuất xứ từ Quảng Đông (Trung Quốc)Cập nhật lúc 09h39, ngày 02/06/2009
KTĐT - Trước thông tin Trung Quốc phát hiện ra chất độc hại formaldehyde dùng trong vải và đồ chơi trẻ em được sản xuất tại tỉnh Quảng Đông của nước này cao hơn quy định, Thứ trưởng Thường trực Bộ Công Thương Việt Nam Bùi Xuân Khu cho biết

KTĐT - Trước thông tin Trung Quốc phát hiện ra chất độc hại formaldehyde dùng trong vải và đồ chơi trẻ em được sản xuất tại tỉnh Quảng Đông của nước này cao hơn quy định, Thứ trưởng Thường trực Bộ Công Thương Việt Nam Bùi Xuân Khu cho biết, Bộ sẽ chỉ đạo Cục Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với cơ quan liên quan kiểm tra, rà soát các mặt hàng quần áo và đồ chơi trẻ em có xuất xứ từ tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc).
Thông tin vải và đồ chơi sản xuất chứa formaldehyde cao được công bố vào đúng dịp Tết Thiếu nhi (1-6), ngày mà các bậc phụ huynh có nhu cầu mua sắm nhiều cho con cháu họ nên không ít người tiêu dùng tỏ ra lo lắng, không biết các mặt hàng có chứa formaldehyde có mặt tại thị trường Việt Nam chưa. Thứ trưởng Bùi Xuân Khu cũng khẳng định, Bộ này sẽ chỉ đạo các cơ quan liên quan kiểm tra, lấy mẫu thử nghiệm và báo cáo về Bộ Công Thương sớm nhất, nhằm ổn định tâm lý người tiêu dùng.
Theo ANTĐ
----- Kể ra cũng đỡ .... có lắng nghe ! nhưng còn cái nè ..
Nhạc sĩ Tô Hải: Tuần ký
Tô HảiVừa post lên tuần kí số 5 thì hôm nay (28/5/2009), có ông bạn mang đến tờ báo "Văn nghệ Công an" chìa vào mặt tớ nói rằng: có tay công an văn nghệ nào nó chửi ông trên báo Văn nghệ của công an đây. Dù đã đoán trước nhiệm vụ chửi anh em văn nghệ đầu tiên, phải là do các báo công an vậy mà tớ thật ngạc nhiên khi đọc xong thấy cái ông kí tên là Thiện Lương này đúng là “ Ác Lương” vì đã làm mất uy tín của tờ báo ngành công an văn nghệ một cách ghê gớm.
Tớ định viết một bài báo gửi tới tòa soạn của tờ báo này nhưng chắc chắn là chẳng bao giờ họ cho những người bị họ buộc tội được phát biểu nên đành phải nhờ tờ báo riêng của tớ (blog) mà “in” vậy. Bài báo của tớ có tên : CHƯA CHI ĐÃ NGẬM MÁU PHUN NGƯỜIKính gửi quý Ban Biên tậpVăn Nghệ Công An
“Hồi kí của một thằng hèn” của tôi được nhà xuất bản ở nước ngoài in và giới thiệu khá rùm beng trên một số trang web nước ngoài kèm theo những lời giới thiệu của một số đài như RFI, BBC,… phỏng vấn làm tôi đến phát điên lên (đọc lại entry “Làm người của công chúng ảo khổ thật”) vì tất cả những sự quảng cáo đó đều nằm ngoài ý muốn của người viết. Thì cái tên “Ác Lương” đó đã vu cáo cho tôi là “tác giả cho tải lên”(có lẽ để chuẩn bị một “đòn đánh” nặng hơn gì đây???) Tôi xin trả lời quý báo về sự cố tình xuyên tạc và lên lớp tôi của kẻ gọi là nhà báo “vì công việc” nên theo dõi và đọc nhiều bản thảo (chính tác rả tự giới thiệu khi vào bài) là:
1)Hãy cố tìm đọc (hay đã đọc rồi mà giả vờ như chưa biết)? “Đi tìm cái tôi đã mất” của đại tá nhà văn Nguyễn Khải giải thưởng Hồ Chí Minh - Đại biểu Quốc hội (nguyên) để tìm hiểu xem sự phủ nhận những tác phẩm viết vì miếng cơm manh áo, phủ nhận cả những tác phẩm của ông là “một mớ táp nham”, “chẳng có một chút giá trị văn học nào”, hơn thế nữa ông còn đánh giá giải thưởng Hồ Chí Minh của ông là một "tấm bia sang trọng cắm lên một cuộc đời văn chương đã kết thúc”…để biết được nỗi đau và sự hèn hạ của những cây bút được phóng lên cao tít một thời…, biết được làm sao mà một số văn nghệ sỹ,trong đó có tôi, lại.. "xám hối" lại phủ nhận mình lúc cuối đời..
Còn những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng tuy chưa có những bản tổng kết về cuộc đời mình một cách đắng cay, đầy lí luận và nổi tiếng khắp thế giới như NK thì chí ít cũng đã có những bài thơ, những mẩu chuyện tổng kết cuộc đời sáng tác của mình. Nhẹ nhàng như “Tôi? Ai?” (Chế Lan Viên) “Mậu Thân hai nghìn người xuống đồng bằng/ Chỉ một đêm còn sống có ba mươi/ Ai chịu trách nhiệm cái chết hai nghìn người đó-tôi!/ Tôi người viết những câu thơ cổ võ/Ca tụng người không tiếc mạng mình trong mọi cuộc xung phong/ Một trong ba mươi người kia ở mặt trận về sau mười năm ngồi bán quán bên đường nuôi đàn con nhỏ/ Quán treo huân chương đầy mọi cỡ/ Chả huân chương nào nuôi được người lính cũ/ Ai chịu trách nhiệm vậy? Lại chính tôi….(còn nữa). Hoặc "Trừ đi": “Sau này anh đọc thơ tôi nên nhớ/ Có phải tôi viết đâu?/ Một nửa cái cần đưa vào thơ tôi đã giết rồi…Tôi giết cái cánh sắp bay trước khi tôi viết/ Tôi giết bão ngòai khơi cho được yên ổn trên bờ/ Và giết luôn mặt trời lên trên biển/ Giết mưa và giết cả cỏ…Cho nên câu thơ tôi gầy còm/ Tôi viết bằng xương thôi/ Nhưng không có thịt của mình/ Và rồi thơ này đến tay anh/ Anh bảo đấy là tôi”.
Hoặc “Bánh vẽ": “Chưa cần cầm lên nếm, anh đã biết là bánh vẽ/ Thế nhưng anh vẫn ngồi vào bàn /cùng bè bạn cầm lên nhấm nháp….” Hoặc “Thơ trăn trối lúc chết”: “Người tôi còn nhiều bùn tanh/ Mặt tôi nhuốm xanh nhuốm đỏ/ Tay tôi vươn nhiều đồ bỏ/ Nhiều dây nhợ tự buộc mình/ Thôi xin tha cho mọi lỗi lầm. Quên cho những dối lừa khoác lác/ Tôi đã nhiều lần tàn ác/ Và ngu dại còn nhiều lần hơn …
Thơ ai đây có biết không? Nguyễn Đình Thi- người lãnh đạo văn nghệ trực tiếp bọn tôi đấy.(Tôi không tin là các ông chưa có những văn bản này!)
Còn cụ Tô Hoài đã viết gì trong những năm cuối đời? Sau “Chiều chiều” thì cụ cho ra “Ba người khác”. Dù chỉ là bộ mặt thật của một đội cải cách ruộng đất thì ít ra nó cũng làm được một cái gì tiếp nối “Dế mèn phiêu lưu kí”. Nghĩa là nó không theo “truyền thống” văn nghệ hiện thực xã hội chủ nghĩa mà các nhà công an văn nghệ đang cố bảo vệ đến lúc nào…. hết chủ nghĩa xã hội mới thôi.
2) Cái ông “Ác Lương” nào đó ( cùng giọng điệu với ông Văn Như (người) Hoa lên án tôi trên báo Sài Gòn Giải Phóng Chủ nhật là đã phủ nhận những tác phẩm cách mạng nổi tiếng muôn đời!). Còn đi sâu hơn và quyết liệt hơn, là tôi “thóa mạ chế độ” ngay khi anh ta chưa được đọc hết cuốn hồi kí của tôi? Vì trong cuốn hồi kí này tôi chỉ thóa mạ chính bản thân tôi mà thôi. Cũng như Chế Lan Viên và Nguyễn Đình Thi, đã tự thóa mạ họ bằng văn thơ, Nguyễn Khải bằng tiểu luận chính trị….tôi cũng tập tọe làm văn bằng hồi ký! Thế thôi!
3) Tôi chưa bao giờ nhận mình là nhà văn mà thật thấy xấu hổ khi đài BBC gọi tôi là nhà văn mà ông “Ác Lương” đó cũng vu vạ và gièm pha tôi là làm nhà văn bao giờ??? (Có lẽ BBC “chơi chữ” khi phỏng vấn tôi trên danh nghĩa một nhà viết hồi ký chăng?) Dù sao, cũng xin báo cho cái ông "công an-giả danh nhà báo Ác Lương biết: Tôi đã có 6 xuất bản phẩm dịch thuật được các Nhà xuất Bản Nhà Nước in dưới cái tên Tô-Hải Anh, hơn 200 bài báo dưới những cái tên Kính Viễn Vọng,T.H... đang được tôi lưu giữ đây và dược tặng "Giải nhất về báo chí" của Hội Nhạc sỹ Việt Nam đấy, lẽ nào tôi không viết nổi một cuốn hồi ký chỉ nói thật tất cả những gì đã xảy ra trong cuộc đời làm văn nghệ của mình hay sao? Tôi đâu chịu thua một ông Hoàng Tùng,Trần Quang Cơ, Đoàn Duy Thành, Nguyễn Đăng Mạnh và càng có thể, bỏ xa mấy chú như Thiện(ác) Lương kia đến cả mười thế kỷ...
4) Trong bài báo lại còn in ảnh một số tác giả lớn thời kì ở Việt Bắc mà suốt nửa thế kỉ qua chẳng có một tác phẩm nào ra hồn. Chẳng lẽ lại đề cao Xuân Diệu và cho con em chúng ta học bằng những câu: “Bầy choa quyết đấu cho tan lũ mày/ Bầy choa thắp đuốc đêm nay/ Đấu cho vỡ mặt vỡ mày chúng ra"…hay
“Giết !giết nữa bàn tay không phút nghỉ/ Cho đồng lúa tốt, thuế mau xong , cho Đảng bền lâu/ Cùng rập bước chung lòng/ Thờ Mao chủ tích, thờ Xta lin bất diệt…. Hay “Yêu biết mấy nghe con tập nói/ Tiếng đầu lòng con gọi Xta-lin!?”, hoặc “Thương cha, thương mẹ, thương chồng/ Thương mình thương một thương "ông" (Staline)thương mười”. Đa số các vị trong ảnh hỏi có gì còn lại với đời ngòai những tác phẩm viết trước năm 1945. Đâu rồi Nguyễn Công Hoan? Đâu rồi Xuân Diệu, Huy Cận? Đâu rồi Nguyễn Tuân? Các vị đàn anh của tớ nay chỉ "sống" bằng những gì thì một học sinh lớp 12 đều biết cả! Lẽ nào một "nhà báo chân chính" lại mù tịt về những tác phẩm để đời của các vị đó?
5) Riêng về âm nhạc thì đó là một loại hình nghệ thuật ... "quần chúng” nhất nên số lượng "tác phẩm viết rồi bỏ" thì nhiều không biết bao mà kể. Liệu hôm nay có ai dạy cho con em chúng ta, kể cả các nhạc viện nhà nước những bài “Thằng Mỹ cút đi”, “Nếu Mỹ kia thò tay lên đất này, ta chặt ngay "Đánh đích đáng", "Lúa thoái tô".... Thậm chí cả những bài vì viết theo đúng đường lối, nghị quyết, hiến pháp ..được hình tượng hóa khá tốt, biến âm nhạc thành vũ khí đấu tranh rất hào hùng, nhằm trúng ai là "kẻ thù nguy hiểm và trước mắt" (thời chống bọn bành trướng Bắc Kinh, chống quân xâm lược Mỹ, những bài hát ca ngợi tình hữu nghị Việt Trung Xô cũng bị ...thời cuộc xếp xó hết! Chẳng có nhà Đài nào, Tivi nào,Trung Tâm in băng in đĩa nào, sao,s iêu sao nào thèm dựng lại, in đĩa thu băng thì..chỉ có... mà điên. Riêng tôi, dám thách báo Văn Nghệ Công An cử người nào đến kho tài liệu tôi đang giữ xem có phải là đồ vứt đi cả đống không? Có đài nào, báo nào dám in lại, phát lại hay không? Các ông Văn người Hoa, Ác Lương…hãy thử tập hợp con cháu các ông lại để tôi dạy cho chúng nó mấy bài tôi được giải thưởng xem chúng có chịu học không? Xin mời cả các ông đang dạy dỗ tôi đến học nữa! Các ông đâu có là người sáng tác trong hoàn cảnh đau khổ của chúng tôi mà cứ đọc một đống lý luận cũ rích để giáo dục và đe nẹt, vu khống chúng tôi? (Hiện nay mới chỉ có tôi vì chửi người đã chết rồi, có phần...thiếu "nhân đạo" chăng?
Tóm lại, cái nỗi đau vì một thời phải làm văn nghệ theo đường lối... Mao Trạch Đông. Có người, có lúc, có cả tôi nữa viết vì "con tim lầm lạc", viết để tồn tại, để lên lương, để vào Đảng nên đã có “tội” với nhân dân (cụ thể là những tác phẩm trong cải cách ruộng đất mà Đảng đã nhận là sai lầm) hoặc viết để "minh họa chính sách” nay sai- mai đúng”, khi cả hiến pháp lẫn điều lệ Đảng đều... đảo ngược ,khi bạn trở thành thù, khi thù trở thành bạn nên tác phẩm của chúng tôi, giá trị kiểu gì cũng bị... đảo lộn rồi xếp xó luôn. Bản thân nhạc của tôi cũng đã có thời gian dài làm nhạc mở đầu cho buổi phát thanh Vì An Ninh Tổ Quốc, được giải đặc biệt của Bộ Tư lệnh Biên Phòng đấy chứ! Nay đã còn đâu!!! Người ta đã thay thế nghe đâu bằng một bản hợp xướng rất hoành tráng của một ông tướng văn nghệ nào rồi! (Báo Thể thao-Văn Hóa )
Cuối cùng, xin các vị nhà báo nếu muốn viết về một giai đoạn văn nghệ của bọn tôi mà còn quá trẻ, hoặc bị ăn cháo lú vì bị nhồi nhét quá "đô" các lý luận giáo điều từ những năm….đút nút nào đó hãy:
a) Nhìn vào cách đối xử với văn nghệ của các nhà lãnh đạo ngày nay, suy nghĩ cho chín chắn rồi hãy đặt bút. Các vị hãy tự hỏi tại sao mấy năm nay lãnh đạo lại cho phục hồi tất cả những tác phẩm một thời bị lên án là “phản động”, “chống Đảng”, bị xếp xó hoặc cấm xuất bản - Tại sao những người coi như Việt gian, kẻ thù bị thủ tiêu, bị cấm sáng tác, bị đi “tù không án” lại được long trọng in toàn tập như Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Khôi, Tuân Nguyễn, Trần Dần, Lê Đạt? một số còn được tặng nhiều giải thưởng cao quý, được đưa xác khi chết vào nhà tang lễ quốc gia nữa là đằng khác!
b) Hãy nghiên cứu vì sao mà các tác giả của “Màu tím hoa sim”, của “Thiên thai”, “Sông Lô” lại “tịt ngòi” cho đến chết. (Cuối đời Văn Cao có “Mùa xuân đầu tiên”nhưng đâu còn dấu ấn Văn Cao!) Và còn nhiều nữa những tác giả rất có tài nhưng phải bỏ nghề, đi đẩy xe bò, đập đá, dán áo mưa... hoặc chọn cách tự tịt ngòi, đổi tên đi làm nhà giáo, buôn bán vặt. Thậm chí về thành, rồi di cư vô Nam? Đâu có phải là họ không chịu đựng được gian khổ! Một thế hệ văn nghệ sỹ cùng với một mớ tác phẩm văn nghệ “táp nham” do tự nguyện hoặc bị ép buộc “đi theo con đường Văn Nghệ Diên An" (Tầu) chính là nội dung tôi muốn kể lại cho thế hệ sau biết những sự trả giá của cuộc đời văn nghệ của chính bản thân tôi Hãy đợi hồi ký của tôi ra mắt rồi hãy đánh, hãy giết.
Tôi thách các vị bênh vực cho những tác phẩm nào là có giá trị nghệ thuật viết sau 1945 của các ông Huy Cận, Xuân Diệu, Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan…, những bức tranh của các ông Tô Ngọc Vân, Bùi Xuân Phái, Dương Bích Liên, Văn Giáo.... , vẽ trong kháng chiến là “tuyệt đỉnh nghệ thuật cách mạng”, tranh luận công khai trên báo chí thành những cuộc bút chiến mhư dướithời….Pháp thuộc xưa giữa ông Hải Triều và ông Hoài Thanh về “Nghệ thuật vì nghệ thuật”, “Nghệ thuật vì dân sinh" đấy!
Đừng có bịt miệng, cầm sẵn còng số 8 rồi một mình lên án, bịa đặt, cắt xén, xuyên tạc để rồi tự do kết tội "phản động”, "gián điệp”, "làm tay sai, ăn tiền của các lực lượng thù địch, chống phá nhà nước” …hoặc nhẹ hơn cũng là "thành phần phức tạp", "gia đình họ hàng theo địch", “bất mãn”, bị "đuổi ra khỏi Đảng", khỏi cơ quan, "ăn cắp xe đạp", "Chuyên đi buôn lậu, trốn thuế...", chưa bao giờ là nhạc sỹ , văn hóa lớp hai cũng học đòi viết văn làm nhạc“ v v..và v v
Tôi mong quý ban biên tập trong đó có những người tôi biết có tài, rất nhiều tài, như Hữu Ước, Hồng Thanh Quang….hãy dạy cho các nhân viên hay cộng tác viên chuyên theo dõi chúng tôi, (các chú công an mạng) hãy biết mình, biết người, đừng có hồ đồ, đọc một đằng diễn giải một nẻo như đoạn vu cáo tôi khen ngợi Ních Xơn thì quả là văn hóa quá kém, nghiệp vụ quá tồi. (Nếu như đây không phải là chủ trương của chính quý Ban hay “ai” đó trên cả quí Ban?). Xem bài liên quan: Làm sao “nói thay” cho mọi người? của Trần Thiên Lương trên báo Văn Nghệ Công An.
Nguồn: Tô Hải's Blog
Công nhân thất nghiệp đi đâu?
(Dân trí) - Thị trường lao động phổ thông tại TPHCM trong 2 tháng gần đây đang diễn biến theo một xu hướng rất lạ: nhiều công nhân bị thất nghiệp, nhưng doanh nghiệp chẳng tuyển được người.

Doanh số quà tặng trẻ em sụt giảm đến kinh ngạc
(VietNamNet) – Không khí tấp nập tại các cửa hàng đồ chơi, quần áo trẻ em trên phố Lương Văn Can những ngày này không đồng nghĩa với việc doanh số bán ra đạt mức cùng kỳ năm ngoái.

Doanh nghiệp trong nước đuối sức
Nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề, phải thu hẹp sản xuất vì bị hàng Trung Quốc “đánh dạt” ngay trên sân nhà. Một số doanh nghiệp phải chật vật tìm hướng đi riêng, tránh đối đầu với hàng Trung Quốc để tồn tại

Tổng số lượt xem trang