Đề nghị Trung Quốc không cản trở hoạt động bình thường của ngư dân Việt Nam (lđ).
Đề nghị không cản trở hoạt động bình thường của ngư dân Việt Nam (VOV) Khổ quá ngư dân ơi!
“Tôi sẽ tiếp tục chất vấn Chính phủ vụ PCI” (VNN).
Vật lý học kinh tế và khủng hoảng hiện thời (Lao Động cuối tuần).
Nan giải vấn đề ô nhiễm môi trường ở Thanh Trì (Hà Nội)
CT Hạ viện Mỹ không thấy tiến bộ về nhân quyền ở Trung Quốc (VOA).
Ngày biển đảo Việt Nam, tại sao không?
Bức xúc trước sự kiện hàng ngàn ngư dân các tỉnh miền Trung hiện đang mất nồi cơm vì không được ra đánh cá những nơi mà họ và tổ tiên bao nhiêu thế kỷ nay đã khai thác biển cũng như bảo vệ chủ quyền biển đảo! Họ phải làm gì? Nhà nước ta phải làm gì?
Mời nghe đọc bài |
Truyền thống tốt đẹp khai thác biển, bảo vệ biển của các tỉnh ven bờ biển Quảng Ngãi, Bình Định đến Bình Thuận năm xưa, khi họ tự xây dựng những đội dân binh, gọi là lính Hoàng Sa! Trước khi đi ra Hoàng Sa, họ làm Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, cúng thần linh hình nhân thế mạng với thuyền bằng bẹ chuối thả xuống biển. Ngày ấy bắt đầu từ đêm 19 rạng ngày 20 tháng 2 ÂL và sau đó có những họ tộc tiếp tục làm lễ khao lề cho đến trung tuần tháng 3 ÂL. Những ngày tháng này bắt đầu biển yên dễ ra biển lớn. Đến tháng 8 ÂL họ lại trở về đất liền. Vì nhiệm vụ chống hải tặc, bảo vệ biển vừa khai thác sản vật từ các tàu đắm như súng ống vàng bạc cho nhà nước lúc bấy giờ nên các dân binh được cấp 6 tháng lương thực. Họ còn được nhà nước thưởng bằng tiền và phạt bằng roi nếu làm tốt hay không làm tốt nhiệm vụ được giao.
Trước những biến động trên biển Đông, bây giờ các ngư dân chắc chỉ còn cách phải theo truyền thống của đội dân binh năm xưa, tự tổ chức thành đội ngũ tự bảo vệ lấy mình, lấy nồi cơm, cuộc sống của mình. Những đội dân binh năm xưa đâu cần trang bị súng ống, song họ vẫn coi là lính vì họ được vũ trang tinh thần không sợ chết, sẵn sàng hy sinh vì nhiệm vụ khai thác biển Đông cũng như bảo vệ chủ quyền biển đảo của mình. Hàng ngàn, hàng vạn thuyền cứ ra khơi bất chấp hiểm nguy không những là cách tốt nhất để bảo vệ nồi cơm, cuộc sống của mình cũng là thể hiện truyền thống anh hùng của dân tộc vốn anh hùng, không sợ hiểm nguy, sẵn sàng hy sinh tính mạng để bảo vệ chủ quyền biển đảo mảnh đất thiêng mà ông cha chúng ta đã đổ biết bao xương máu để xác lập và thực thi chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa.
Nhà nước không có cách nào hơn là để nhân dân tự lo tự vệ lấy họ, nếu cần hỗ trợ họ như nhà nước Đại Việt trước đây vẫn làm như cấp lương thực cho họ khi họ chưa tự lo lấy được và sẵn sàng khen thưởng họ khi họ làm tốt công tác, nhất là khi họ phải hy sinh đến tính mạng vì nhiệm vụ của một người lính, một dân binh!
Với tinh thần đó nên chăng chọn ngày Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa năm xưa - 20 tháng 2 ÂL – là Ngày biển đảo Việt Nam là rất cần thiết, để đưa tín hiệu cho mọi người biết rằng nhân dân Việt Nam ở trong và ngoài nước lúc nào cũng đoàn kết hỗ trợ lẫn nhau, luôn là dân tộc kiên cường bất khuất và nhất tề hướng ra biển đảo vừa làm kinh tế biển vừa bảo vệ biển đảo tới cùng!
Tiến sĩ sử học Hãn Nguyên Nguyễn Nhã