TT - Hàng trăm tàu thuyền ở khu vực Đà Nẵng phải nằm bờ những ngày qua vì lo lắng trước thông tin Trung Quốc cấm đánh bắt có thời hạn ở khu vực biển Đông.
Đang vào vụ cá nam nhưng tại bến cá Thọ Quang và dọc sông Hàn của TP Đà Nẵng, mấy trăm thuyền lớn nhỏ phải thả neo dù hiện là mùa đánh bắt cá.
Chiều 1-6, ngồi trầm ngâm ngay tại trụ sở Hội Nông dân P.Xuân Hà (Q.Thanh Khê, TP Đà Nẵng), ông Lê Văn Chiến - chủ tàu cá ĐNa 66192 - tỏ ra sốt ruột và lo lắng khi trước mặt ông là bản thông báo của Chi cục Thủy sản Đà Nẵng về thông tin Trung Quốc cấm đánh bắt cá có thời hạn trên vùng biển Đông. Thông tin này khiến những tàu đánh cá của ngư dân như ông Chiến rơi vào tình cảnh nằm bờ.
Còn gì ngư trường
Vừa trở về từ biển sau hơn sáu ngày ra khơi, ông Chiến kể: “Đang đánh cá, qua ICOM, tôi nhận được thông báo của Đồn biên phòng 248 cho biết phía Trung Quốc vừa có thông báo từ 12g ngày 16-5 đến 12g ngày 1-8-2009 tất cả các tàu cá VN đều không được vào vùng biển từ 12 độ vĩ Bắc trở lên để đánh bắt cá. Khi nghe thông báo, anh em ai cũng bức xúc vì nếu như vậy thì còn gì ngư trường nữa”. Bởi theo ông Chiến, ngư dân miền Trung chủ yếu làm nghề lưới cào, lưới vây (thuộc dạng đánh bắt xa bờ), mà ngư trường chủ yếu của hai nghề này hiện nằm trọn trong vùng biển mà phía Trung Quốc vừa ra thông báo.
...Trao đổi với Tuổi Trẻ tối 1-6 về việc Trung Quốc cấm tàu đánh cá của VN hoạt động tại một số vùng của vịnh Bắc bộ, chủ tịch Hội Nghề cá Quảng Ninh Đào Tuy cho hay trong những ngày qua, Hội Nghề cá Quảng Ninh cũng đã có thông báo đến các ngư dân về thông tin Trung Quốc cấm tàu đánh cá của VN và nhắc nhở bà con nâng cao tinh thần cảnh giác, tránh va chạm với các tàu lạ. Phó chủ tịch UBND huyện đảo Cô Tô Vũ Ngọc Thân cho biết các tàu đánh cá của bà con ngư dân huyện đảo vẫn ra khơi bình thường vì phần lớn là tàu nhỏ, chưa đủ sức đi đến những vùng biển mà Trung Quốc có “lệnh cấm”.
Hết sức chủ động
Là thuyền trưởng dạn dày kinh nghiệm, ông Lê Văn Chiến cho biết cách nay chừng mười ngày, tàu cá QNg 94734 của ông Lệ (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị một tàu nước ngoài tấn công ngay trên ngư trường lấy đi hơn một nửa số cá vừa đánh bắt được. Đã vậy các thuyền viên trên tàu này trước khi rút lui còn dùng lưỡi lê đâm thủng một chiếc thuyền thúng dùng làm thuyền cứu nạn trên tàu cá. Rất nhiều chủ tàu có thuyền đang neo đậu dọc sông Hàn cũng tỏ ra hết sức lo ngại khi gặp phải tàu nước ngoài trên biển. “Hôm rồi nghe tin một tàu cá ở Lý Sơn (Quảng Ngãi) bị tàu nước ngoài đâm chìm mà rùng mình” - ông Nguyễn Mận, chủ đôi tàu cá QNg 94853 và QNg 94856 đang neo đậu tại cảng cá Thọ Quang, nói.
Theo ông Lê Phương Tâm - phó chủ tịch Hội Nông dân quận Thanh Khê, nơi có đội tàu đánh bắt xa bờ lớn nhất TP Đà Nẵng, lệnh cấm đánh bắt cá mà Trung Quốc vừa đưa ra đã đẩy ngư dân VN vào thế vô cùng khó khăn. “Khoảng thời gian mà Trung Quốc cấm trùng với vụ đánh bắt chính của chúng ta. Bây giờ họ cấm thì chẳng khác gì bảo ngư dân kéo hết thuyền lên bờ nằm nghỉ chờ đến mùa bão tố mới ra khơi”.
Vì vậy ông Tâm kiến nghị Nhà nước nên sớm có hướng giải quyết để ngư dân miền Trung có cơ hội bám biển, khai thác tiềm năng trên biển. Theo ông Lâm Quang Khánh - phó chi cục trưởng Chi cục Thủy sản TP Đà Nẵng, ngay sau khi nhận được thông báo của Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Bộ NN&PTNT), đơn vị đã khẩn báo cho ngư dân và các đơn vị liên quan, “phải hết sức chủ động để tránh những thiệt hại đáng tiếc xảy ra trên biển”.
Trao đổi với Tuổi Trẻ về thông tin cấm đánh bắt cá có thời hạn của Trung Quốc, đại úy Nguyễn Tống Khương - trợ lý quản lý biên giới thuộc Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng TP Đà Nẵng - cho biết: “Bằng nhiều hình thức, chúng tôi đã thông báo cho tất cả ngư dân trên địa bàn biết tình hình nói trên. Theo đó, phía biên phòng TP Đà Nẵng yêu cầu ngư dân cứ hoạt động bình thường trên vùng biển mà VN quản lý, thường xuyên liên lạc với bộ đội biên phòng để báo cáo tình hình. Trước đó, lực lượng biên phòng các địa phương cũng đã cấp phát sổ tay hoạt động nghề cá cho ngư dân, trong đó có ghi rõ những khu vực biển đang tranh chấp cũng như những khu vực biển do VN quản lý để ngư dân nắm rõ khu vực đánh bắt.
Đ.NAM - Đ.H.LỰC
Phải bảo vệ ngư dân vn đánh bắt cá trên vùng biển VN
Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 1-6, ông Chu Tiến Vĩnh - cục trưởng Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Bộ NN&PTNT) - cho biết cục đã nhận được thông tin về việc Trung Quốc cấm đánh bắt cá ở nhiều vùng biển Đông. Theo đó, từ 12g ngày 16-5 đến 12g ngày 1-8-2009, Trung Quốc cấm tất cả các nghề (trừ nghề lưới rê đơn và câu) vào đánh cá trong vùng biển từ 12 độ vĩ Bắc (tương đương từ Cam Ranh, Khánh Hòa) lên đến đường giới hạn vùng biển giao nhau giữa Quảng Đông và Phúc Kiến (Trung Quốc) và vùng biển phía đông đường phân định trong vịnh Bắc bộ.
Theo ông Vĩnh, ngay sau khi Trung Quốc tuyên bố như vậy, Bộ Ngoại giao VN đã có tuyên bố khẳng định chủ quyền đối với đặc khu kinh tế xung quanh đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và coi việc áp đặt lệnh cấm của Trung Quốc là “xâm phạm lãnh thổ VN”. Về phần mình, Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản cũng đồng tình với khẳng định trên và cho rằng việc cấm đánh bắt cá của Trung Quốc chỉ có tác dụng đối với vùng biển của Trung Quốc, chứ không có tác dụng đối với ngư dân VN đánh bắt cá trên vùng biển chủ quyền của VN.
Trước những thông tin trên, Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản cũng đã có công văn gửi lãnh đạo các sở NN&PTNT đề nghị nhắc nhở, hướng dẫn ngư dân của mình thực hiện đúng những quy định của luật pháp VN về đánh bắt thủy sản trên biển. Tinh thần là phải bảo vệ quyền lợi, tính mạng, tài sản của ngư dân VN khi khai thác thủy sản trên vùng biển VN. Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản yêu cầu các sở NN&PTNT theo dõi chặt chẽ tình hình đánh bắt cá của ngư dân địa phương hoạt động trên các vùng biển VN và có biện pháp ứng cứu, giúp đỡ kịp thời khi ngư dân gặp sự cố tai nạn hoặc bị nước ngoài bắt giữ.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Việt Thắng, chủ tịch Hội Nghề cá VN, cho rằng Trung Quốc phải tôn trọng luật pháp VN và những quy định về Luật biển quốc tế. “Vùng biển thuộc chủ quyền VN thì ngư dân VN được phép đánh bắt thủy sản. Việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên vùng biển VN thì trách nhiệm bảo vệ thuộc về VN” - chủ tịch Hội Nghề cá VN khẳng định. Ông Thắng cũng cho biết Hội Nghề cá sẽ có văn bản kiến nghị với các cơ quan chức năng VN bảo vệ ngư dân VN đánh cá trên vùng biển VN.
Đ.BÌNH
Phải bảo vệ ngư dân VN đánh bắt cá trên vùng biển VN
Ngư dân "nằm bờ" ngay trong vụ cá (Lao Động)Tháng 3 đến tháng 7 hằng năm là chính vụ cá của ngư dân. Đây là những tháng ngày trời yên bể lặng nhất trong năm, là thời điểm "ngày làm tháng ăn", song hiện nay lại tồn tại nghịch lý là hàng trăm tàu cá miền Trung đã phải nằm bờ vì ngoài khơi đang bị... phong toả.
VN, Indonesia sẽ tăng cường hợp tác quốc phòng01/06/2009
Tổng thống Indonesia Susilo Bambang YudhoyonoHôm thứ Hai, Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono đã gặp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng ở Nam Triều Tiên để thảo luận về các vấn đề quốc phòng. Bản tin của Jakarta Post trích lời Bộ trưởng Thông tin và Viễn Thông Indonesia Muhammad Nuh trước cuộc gặp tại đảo Jeju cho hay Việt Nam đang tìm kiếm sự hợp tác quốc phòng với Indonesia.Ông nói thêm rằng Việt Nam đang có ý định mua vũ khí của công ty sản xuất vũ khí quốc doanh Indonesia PT Pindad cũng như máy bay của công ty PT Dirgantara Indonesia. Cũng theo lời ông Nuh phát biểu trước cuộc gặp thì hai bên sẽ thảo luận về vấn đề đánh bắt cá trái phép cũng như các vấn đề văn hoá và xã hội khác. Một bản tin khác trên TEMPO Interactive cũng trích lời Bộ trưởng Thông tin và Viễn Thông Indonesia nói rằng sự hợp tác song phương luôn luôn phải được tăng cường dưới nhiều hình thức khác nhau và rằng Việt Nam muốn hợp tác với Indonesia về hệ thống vũ trang bởi Indonesia có một số cơ quan phát triển những hệ thống này.
-------------
hihi, bức xức mãi với tàu lạ, tàu nước ngoài..... bây giờ có nhân chứng vật chứng rõ ràng...
Đang vào vụ cá nam nhưng tại bến cá Thọ Quang và dọc sông Hàn của TP Đà Nẵng, mấy trăm thuyền lớn nhỏ phải thả neo dù hiện là mùa đánh bắt cá.
Chiều 1-6, ngồi trầm ngâm ngay tại trụ sở Hội Nông dân P.Xuân Hà (Q.Thanh Khê, TP Đà Nẵng), ông Lê Văn Chiến - chủ tàu cá ĐNa 66192 - tỏ ra sốt ruột và lo lắng khi trước mặt ông là bản thông báo của Chi cục Thủy sản Đà Nẵng về thông tin Trung Quốc cấm đánh bắt cá có thời hạn trên vùng biển Đông. Thông tin này khiến những tàu đánh cá của ngư dân như ông Chiến rơi vào tình cảnh nằm bờ.
Còn gì ngư trường
Vừa trở về từ biển sau hơn sáu ngày ra khơi, ông Chiến kể: “Đang đánh cá, qua ICOM, tôi nhận được thông báo của Đồn biên phòng 248 cho biết phía Trung Quốc vừa có thông báo từ 12g ngày 16-5 đến 12g ngày 1-8-2009 tất cả các tàu cá VN đều không được vào vùng biển từ 12 độ vĩ Bắc trở lên để đánh bắt cá. Khi nghe thông báo, anh em ai cũng bức xúc vì nếu như vậy thì còn gì ngư trường nữa”. Bởi theo ông Chiến, ngư dân miền Trung chủ yếu làm nghề lưới cào, lưới vây (thuộc dạng đánh bắt xa bờ), mà ngư trường chủ yếu của hai nghề này hiện nằm trọn trong vùng biển mà phía Trung Quốc vừa ra thông báo.
...Trao đổi với Tuổi Trẻ tối 1-6 về việc Trung Quốc cấm tàu đánh cá của VN hoạt động tại một số vùng của vịnh Bắc bộ, chủ tịch Hội Nghề cá Quảng Ninh Đào Tuy cho hay trong những ngày qua, Hội Nghề cá Quảng Ninh cũng đã có thông báo đến các ngư dân về thông tin Trung Quốc cấm tàu đánh cá của VN và nhắc nhở bà con nâng cao tinh thần cảnh giác, tránh va chạm với các tàu lạ. Phó chủ tịch UBND huyện đảo Cô Tô Vũ Ngọc Thân cho biết các tàu đánh cá của bà con ngư dân huyện đảo vẫn ra khơi bình thường vì phần lớn là tàu nhỏ, chưa đủ sức đi đến những vùng biển mà Trung Quốc có “lệnh cấm”.
Hết sức chủ động
Là thuyền trưởng dạn dày kinh nghiệm, ông Lê Văn Chiến cho biết cách nay chừng mười ngày, tàu cá QNg 94734 của ông Lệ (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị một tàu nước ngoài tấn công ngay trên ngư trường lấy đi hơn một nửa số cá vừa đánh bắt được. Đã vậy các thuyền viên trên tàu này trước khi rút lui còn dùng lưỡi lê đâm thủng một chiếc thuyền thúng dùng làm thuyền cứu nạn trên tàu cá. Rất nhiều chủ tàu có thuyền đang neo đậu dọc sông Hàn cũng tỏ ra hết sức lo ngại khi gặp phải tàu nước ngoài trên biển. “Hôm rồi nghe tin một tàu cá ở Lý Sơn (Quảng Ngãi) bị tàu nước ngoài đâm chìm mà rùng mình” - ông Nguyễn Mận, chủ đôi tàu cá QNg 94853 và QNg 94856 đang neo đậu tại cảng cá Thọ Quang, nói.
Theo ông Lê Phương Tâm - phó chủ tịch Hội Nông dân quận Thanh Khê, nơi có đội tàu đánh bắt xa bờ lớn nhất TP Đà Nẵng, lệnh cấm đánh bắt cá mà Trung Quốc vừa đưa ra đã đẩy ngư dân VN vào thế vô cùng khó khăn. “Khoảng thời gian mà Trung Quốc cấm trùng với vụ đánh bắt chính của chúng ta. Bây giờ họ cấm thì chẳng khác gì bảo ngư dân kéo hết thuyền lên bờ nằm nghỉ chờ đến mùa bão tố mới ra khơi”.
Vì vậy ông Tâm kiến nghị Nhà nước nên sớm có hướng giải quyết để ngư dân miền Trung có cơ hội bám biển, khai thác tiềm năng trên biển. Theo ông Lâm Quang Khánh - phó chi cục trưởng Chi cục Thủy sản TP Đà Nẵng, ngay sau khi nhận được thông báo của Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Bộ NN&PTNT), đơn vị đã khẩn báo cho ngư dân và các đơn vị liên quan, “phải hết sức chủ động để tránh những thiệt hại đáng tiếc xảy ra trên biển”.
Trao đổi với Tuổi Trẻ về thông tin cấm đánh bắt cá có thời hạn của Trung Quốc, đại úy Nguyễn Tống Khương - trợ lý quản lý biên giới thuộc Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng TP Đà Nẵng - cho biết: “Bằng nhiều hình thức, chúng tôi đã thông báo cho tất cả ngư dân trên địa bàn biết tình hình nói trên. Theo đó, phía biên phòng TP Đà Nẵng yêu cầu ngư dân cứ hoạt động bình thường trên vùng biển mà VN quản lý, thường xuyên liên lạc với bộ đội biên phòng để báo cáo tình hình. Trước đó, lực lượng biên phòng các địa phương cũng đã cấp phát sổ tay hoạt động nghề cá cho ngư dân, trong đó có ghi rõ những khu vực biển đang tranh chấp cũng như những khu vực biển do VN quản lý để ngư dân nắm rõ khu vực đánh bắt.
Đ.NAM - Đ.H.LỰC
Phải bảo vệ ngư dân vn đánh bắt cá trên vùng biển VN
Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 1-6, ông Chu Tiến Vĩnh - cục trưởng Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Bộ NN&PTNT) - cho biết cục đã nhận được thông tin về việc Trung Quốc cấm đánh bắt cá ở nhiều vùng biển Đông. Theo đó, từ 12g ngày 16-5 đến 12g ngày 1-8-2009, Trung Quốc cấm tất cả các nghề (trừ nghề lưới rê đơn và câu) vào đánh cá trong vùng biển từ 12 độ vĩ Bắc (tương đương từ Cam Ranh, Khánh Hòa) lên đến đường giới hạn vùng biển giao nhau giữa Quảng Đông và Phúc Kiến (Trung Quốc) và vùng biển phía đông đường phân định trong vịnh Bắc bộ.
Theo ông Vĩnh, ngay sau khi Trung Quốc tuyên bố như vậy, Bộ Ngoại giao VN đã có tuyên bố khẳng định chủ quyền đối với đặc khu kinh tế xung quanh đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và coi việc áp đặt lệnh cấm của Trung Quốc là “xâm phạm lãnh thổ VN”. Về phần mình, Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản cũng đồng tình với khẳng định trên và cho rằng việc cấm đánh bắt cá của Trung Quốc chỉ có tác dụng đối với vùng biển của Trung Quốc, chứ không có tác dụng đối với ngư dân VN đánh bắt cá trên vùng biển chủ quyền của VN.
Trước những thông tin trên, Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản cũng đã có công văn gửi lãnh đạo các sở NN&PTNT đề nghị nhắc nhở, hướng dẫn ngư dân của mình thực hiện đúng những quy định của luật pháp VN về đánh bắt thủy sản trên biển. Tinh thần là phải bảo vệ quyền lợi, tính mạng, tài sản của ngư dân VN khi khai thác thủy sản trên vùng biển VN. Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản yêu cầu các sở NN&PTNT theo dõi chặt chẽ tình hình đánh bắt cá của ngư dân địa phương hoạt động trên các vùng biển VN và có biện pháp ứng cứu, giúp đỡ kịp thời khi ngư dân gặp sự cố tai nạn hoặc bị nước ngoài bắt giữ.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Việt Thắng, chủ tịch Hội Nghề cá VN, cho rằng Trung Quốc phải tôn trọng luật pháp VN và những quy định về Luật biển quốc tế. “Vùng biển thuộc chủ quyền VN thì ngư dân VN được phép đánh bắt thủy sản. Việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên vùng biển VN thì trách nhiệm bảo vệ thuộc về VN” - chủ tịch Hội Nghề cá VN khẳng định. Ông Thắng cũng cho biết Hội Nghề cá sẽ có văn bản kiến nghị với các cơ quan chức năng VN bảo vệ ngư dân VN đánh cá trên vùng biển VN.
Đ.BÌNH
Phải bảo vệ ngư dân VN đánh bắt cá trên vùng biển VN
Ngư dân "nằm bờ" ngay trong vụ cá (Lao Động)Tháng 3 đến tháng 7 hằng năm là chính vụ cá của ngư dân. Đây là những tháng ngày trời yên bể lặng nhất trong năm, là thời điểm "ngày làm tháng ăn", song hiện nay lại tồn tại nghịch lý là hàng trăm tàu cá miền Trung đã phải nằm bờ vì ngoài khơi đang bị... phong toả.
VN, Indonesia sẽ tăng cường hợp tác quốc phòng01/06/2009
Tổng thống Indonesia Susilo Bambang YudhoyonoHôm thứ Hai, Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono đã gặp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng ở Nam Triều Tiên để thảo luận về các vấn đề quốc phòng. Bản tin của Jakarta Post trích lời Bộ trưởng Thông tin và Viễn Thông Indonesia Muhammad Nuh trước cuộc gặp tại đảo Jeju cho hay Việt Nam đang tìm kiếm sự hợp tác quốc phòng với Indonesia.Ông nói thêm rằng Việt Nam đang có ý định mua vũ khí của công ty sản xuất vũ khí quốc doanh Indonesia PT Pindad cũng như máy bay của công ty PT Dirgantara Indonesia. Cũng theo lời ông Nuh phát biểu trước cuộc gặp thì hai bên sẽ thảo luận về vấn đề đánh bắt cá trái phép cũng như các vấn đề văn hoá và xã hội khác. Một bản tin khác trên TEMPO Interactive cũng trích lời Bộ trưởng Thông tin và Viễn Thông Indonesia nói rằng sự hợp tác song phương luôn luôn phải được tăng cường dưới nhiều hình thức khác nhau và rằng Việt Nam muốn hợp tác với Indonesia về hệ thống vũ trang bởi Indonesia có một số cơ quan phát triển những hệ thống này.
-------------
hihi, bức xức mãi với tàu lạ, tàu nước ngoài..... bây giờ có nhân chứng vật chứng rõ ràng...
Nước không dám nói tên
Ngày xưa tình yêu đồng tính luyến ái bị cấm và kỳ thị, người Anh có câu “the love that dares not speak its name”, có nghĩa “tình yêu không dám nói ra tên của nó”.
Ngày nay, Việt Nam và Trung Quốc có “tình hữu nghị Việt-Trung”. Nhưng trong nhiều trường hợp các cơ quan truyền thông của Việt Nam không dám nói tên của nước Trung Quốc.
Nổi bật nhất, khi quyển sách về lịch sử hải quân Việt Nam viết về trận Gạc Ma - Cô Lin - Len Đảo, khi chiến hạm Trung Quốc bắn chìm tàu vận tải việt Nam và xả pháo phòng không tàn sát binh lính Việt Nam thì không một lần viết “Trung Quốc”.
Không biết bao nhiêu lần thuyền ngư dân Việt Nam bị “tàu lạ”, “tàu nước ngoài”, “tàu chưa rõ quốc tịch” bắt, trấn lột, phá hoại, đâm chìm.
Mới đây báo chí Việt Nam đăng tin
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=319421&ChannelID=3
http://www.vietnamnet.vn/kinhte/2009/06/850893/
Nhà văn Trang Hạ, một thành viên của Quỹ Nghiên cứu Biển Đông, dịch bài báo tiếng Trung như sau:
Ngày nay, Việt Nam và Trung Quốc có “tình hữu nghị Việt-Trung”. Nhưng trong nhiều trường hợp các cơ quan truyền thông của Việt Nam không dám nói tên của nước Trung Quốc.
Nổi bật nhất, khi quyển sách về lịch sử hải quân Việt Nam viết về trận Gạc Ma - Cô Lin - Len Đảo, khi chiến hạm Trung Quốc bắn chìm tàu vận tải việt Nam và xả pháo phòng không tàn sát binh lính Việt Nam thì không một lần viết “Trung Quốc”.
Không biết bao nhiêu lần thuyền ngư dân Việt Nam bị “tàu lạ”, “tàu nước ngoài”, “tàu chưa rõ quốc tịch” bắt, trấn lột, phá hoại, đâm chìm.
Mới đây báo chí Việt Nam đăng tin
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=319421&ChannelID=3
http://www.vietnamnet.vn/kinhte/2009/06/850893/
“Là thuyền trưởng dạn dày kinh nghiệm, ông Lê Văn Chiến cho biết cách nay chừng mười ngày, tàu cá QNg 94734 của ông Lệ (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị một tàu nước ngoài tấn công ngay trên ngư trường lấy đi hơn một nửa số cá vừa đánh bắt được. Đã vậy các thuyền viên trên tàu này trước khi rút lui còn dùng lưỡi lê đâm thủng một chiếc thuyền thúng dùng làm thuyền cứu nạn trên tàu cá.”Đây là hình của sự kiện tàu cá QNg 94734 của ông Lệ bị tấn công.
Nhà văn Trang Hạ, một thành viên của Quỹ Nghiên cứu Biển Đông, dịch bài báo tiếng Trung như sau:
“Tàu tuần tiễu Ngư Chính của thành phố Chu Hải tuần tiễu Tây Sa [tức Hoàng Sa], đuổi một tàu cá đánh bắt cá phi pháp
Ngày 19/5, tàu Ngư Chính số 44183 thuộc đội tàu cá Ngư Chính của Chu Hải lần đầu tiên tham gia tuần tiễu biển quần đảo Tây Sa [tức Hoàng Sa] đã phát hiện một tàu cá của nước láng giềng đang đánh bắt cá phi pháp tại vùng biển nước ta. Tàu Ngư Chính Trung Quốc 44183 và tàu Ngư Chính Trung Quốc 44061 lập tức bao vây, áp mạn và tức tốc tiến hành kiểm tra.
Dưới sự chỉ đạo của nhân viên chỉ huy tuần tiễu biển, các nhân viên có chức năng của ta đã cảnh cáo chiếc thuyền này, áp tải nó rời khu vực phạm vi biển nước ta.
Tin và ảnh: Lý Truyền Trung, phóng viên đặc phái khu vực quần đảo Hoàng Sa.”