> Số ca nhiễm cúm H1N1 tại VN tăng lên từng ngày
-------------
Ông Đoàn Văn Kiển: “TKV có tính đến những phương án rủi ro nhất”
TBKTSG: Xét về hiệu quả kinh tế, theo tính toán của chính TKV, tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) của dự án ở Tân Rai là 11,43%, dự án ở Nhân Cơ là 10,59%, cả hai đều không cao?
- Ông Đoàn Văn Kiển: Vì chúng tôi tính giá trị hiện tại thuần (NPV) và IRR ở thời điểm khủng hoảng, còn nếu tính ở năm ngoái thì NPV sẽ khác. Dù IRR không cao, nhưng đảm bảo 12-13 năm thu hồi được vốn cho dự án 40 năm thì vẫn đầu tư được.
TBKTSG: Được biết hai dự án của TKV có sử dụng vốn trái phiếu, và đây là yếu tố tiềm ẩn nhiều rủi ro vì chỉ cần lãi suất trái phiếu thay đổi 1-2 điểm phần trăm trong vài năm, các tính toán về hiệu quả của dự án sẽ thay đổi theo?
- TKV đã tính đến phương án NPV thấp hơn, khi đó thời gian thu hồi vốn sẽ kéo dài hơn, nhưng chúng tôi chịu đựng được vì TKV không kinh doanh đơn ngành mà là đa ngành. Chúng tôi có thể lấy ngành khác bù sang rồi đẩy hiệu quả dự án sản xuất alumina lên. Nếu không có lợi thế đó thì không dám làm. Năng lực tài chính chúng tôi có nên không lo.
TBKTSG: Vốn huy động mỗi dự án cần 680-690 triệu đô la Mỹ. Đến nay, việc đàm phán với các ngân hàng đã đến đâu?
- Về cơ bản đã xong. TKV có 30% vốn. Dự án ở Tân Rai cơ bản đã hoàn tất. Cả ngân hàng trong và ngoài nước đều cho chúng tôi vay (ngân hàng trong nước cho vay hơn 50% nhu cầu vốn của dự án). Ở dự án Nhân Cơ, số tiền trả cho nhà thầu nước ngoài cũng đã thu xếp được. Phần còn lại là phát hành trái phiếu.
Hôm 29-4, chúng tôi đã phát hành 1.500 tỉ đồng trái phiếu, vay hợp vốn và tới đây tiếp tục phát hành trái phiếu. Lãi suất trái phiếu là 10,5%/năm tính cho hai năm đầu và lãi suất thả nổi cho những năm tiếp theo. Các ngân hàng trong và ngoài nước đã mua.
TBKTSG: Cả hai dự án đều sử dụng nguồn vốn vay bằng ngoại tệ khá lớn, vậy TKV giải bài toán lãi suất và rủi ro tỷ giá ra sao?
- Ngân hàng nước ngoài cho chúng tôi vay với lãi suất rất cạnh tranh vì tổng dư nợ/vốn chủ sở hữu của TKV chưa đến 3. Chúng tôi có xuất khẩu, dòng tiền tốt và báo cáo tài chính ba năm liên tiếp được kiểm toán độc lập. Việc bảo hiểm tỷ giá cũng được tính đến.
TBKTSG: Thị trường lớn nhất bao tiêu sản phẩm của TKV có phải là Trung Quốc không?
- Trung Quốc là lớn nhất. Thế giới sản xuất alumina ở nơi nào có điện rẻ. Họ có thể đầu tư sản xuất alumina ở một chỗ, điện phân nhôm ở chỗ khác. Cũng có dự án điện phân ngay tại chỗ, như dự án Bình Quả tại Trung Quốc nhưng có dự án tìm đến nơi điện rẻ đầu tư nhà máy nhôm như các dự án của Russal, Alcoa. Thị trường lúc nào cũng có người bao tiêu.
TBKTSG: Vậy giá thành sản xuất nhôm có cạnh tranh được không?
- Phải khẳng định có những năm sẽ lỗ trong toàn bộ cuộc đời dự án, dài 40-50 năm. Theo tính toán, để sản xuất ra một tấn alumina phải tốn từ 150-160 đô la Mỹ. Chúng tôi cũng đã tính đến những lợi thế và bất lợi của TKV khi tính toán hiệu quả của dự án nhằm đảm bảo tính cạnh tranh.
Bất lợi là chi phí vận tải cao hơn bình thường. Ban đầu chi phí bảo vệ môi trường và khai thác cũng lớn nhưng tính cho cả đời dự án thì không lớn. Bất lợi nữa là chưa có nguồn nhân lực tốt, phải chuẩn bị kỹ. Còn việc khai thác, vấn đề công nghệ, hay việc bảo vệ môi trường thì TKV kiểm soát được và sẽ có các cơ quan khác giám sát.
Về lợi thế, quặng dễ khai thác nên chi phí khai thác thấp. Các nguyên liệu đầu vào hầu hết trong tay TKV, từ than, đá vôi, muối mỏ... Nói tóm lại là chúng tôi lo được đầu vào. Mới đây, chúng tôi có quyền khai thác mỏ muối trữ lượng rất lớn ở Lào, phục vụ cho công nghiệp làm xút, để sản xuất alumina rất lớn.
TBKTSG: Nhưng TKV đã bắt đầu phải tính đến việc đi nhập than cho các nhà máy nhiệt điện và việc đàm phán cũng không dễ dàng, vậy lấy nguồn than ở đâu để sản xuất alumina?
- Đúng là ngành điện đang thiếu than nhưng đó là thiếu khối lượng rất lớn. Còn để làm ra vài triệu tấn alumina, nguồn than không phải là vấn đề lớn.
TBKTSG: Việc xây dựng nhà máy thủy điện cho dự án được tính toán đến đâu, nhất là hiện nay đang thiếu điện?
- TKV đang chờ báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án thủy điện đồng thời chuẩn bị xây dựng một nhà máy điện phân nhôm ngay trong năm 2009 tại Đắc Nông. Nguồn điện cho nhà máy nhôm sẽ lấy từ thủy điện Đồng Nai 5 và một số nơi khác. Nếu nguồn điện không đủ thì sẽ làm nhà máy nhôm ở chỗ khác.
Dự tính đến cuối 2012, sẽ có nhà máy thủy điện 140 MW và dịp đó có thể hoàn thành xây dựng nhà máy điện phân nhôm. Một nhà máy công suất 150.000 tấn nhôm thỏi/năm cần một nhà máy điện công suất 300 MW. Thủy điện Đồng Nai 5 sẽ chỉ giải quyết được một nửa vấn đề.
TBKTSG: Nhưng nguồn cung điện hiện nay đang thiếu?
- Chúng tôi chỉ thuê lưới chứ không mua điện. Giả sử không có điện từ Đồng Nai 5 và một số nơi khác thì TKV sẽ lấy điện từ nhà máy khác của TKV và chỉ thuê lưới thôi.>>>> chưa thuyết phục lắm nhở .
---------
+ Khai thác bô-xít Tây Nguyên: cái nhìn từ một vài góc độ Kinh tế học (bauxitevietnam.info).
– Cảnh báo nguy cơ phá vỡ địa hình khi khai thác bô-xít (VNN).
WB lo ngại nợ xấu gia tăng ở Việt Nam (VNEconomy).
- Tuyên chiến hàng Trung Quốc kém chất lượng phải gia cường luật pháp (TuanVietnam).
- Cày ruộng ta, ăn rau cá Trung Quốc? (SGTT).
2,3 triệu USD tiền phạt đối với Hãng Mattel vì đồ chơi nhiễm độc chì
Búp bê Barbie, một trong những đồ chơi bị thu hồi do có hàm lượng chì cao vượt mức cho phép |
Án phạt này là kết quả những cáo buộc của Ủy ban Bảo vệ an toàn sản phẩm của người tiêu dùng ở Mỹ đối với các loại đồ chơi có nước sơn, hay lớp phủ ngoài bị nhiễm độc chì do Mattel và chi nhánh Fisher-Price của hãng nhập về và bán ra thị trường Mỹ. Các chuyên viên của ủy ban khẳng định Mattel hoàn toàn ý thức sự độc hại của các sản phẩm chứa hàm lượng chì vượt mức cho phép được ấn định từ năm 1978.
Theo cáo trạng, khoảng 95 mẫu đồ chơi được bán ra thị trường Mỹ vào năm 2007 vi phạm quy định về độc tố trên, trong đó có 900.000 xe hơi nhỏ và vô số đồ phụ kiện dành cho búp bê Barbie. Sau khi phát hiện độc tốc, các loại đồ chơi liên quan đã bị thu hồi trên thị trường vào tháng 8 và tháng 9-2007, cùng lúc với việc thu hồi 1,1 triệu đồ chơi mang nhãn hiệu Fisher Price. Các loại đồ chơi này được gia công từ các công ty ở Trung Quốc.
Sự kiện đồ chơi nhiễm độc chì của Mattel vào mùa thu năm 2007 cũng liên quan dây chuyền đến nhiều hãng sản xuất đồ chơi khác. Ngay sau những chiến dịch thu hồi đồ chơi hàng loạt, Trung Quốc đã chấp thuận không sử dụng sơn có chì trong ngành công nghiệp chế tạo đồ chơi xuất sang thị trường Mỹ. Trong khi đó, EU tăng cường giám sát đối với mặt hàng đồ chơi nhập khẩu từ Trung Quốc.
Xu hướng mất việc làm diễn biến phức tạp-LDBáo cáo của 48 tỉnh, thành phố có 1.264 doanh nghiệp gặp khó khăn với 64.897 lao động bị mất việc làm. * Dự báo số lao động đang làm việc ở nước ngoài mất việc, phải về nước lên đến 10.000 người. * ...
Không dễ thực hiện (LD) Lâu nay, người bệnh đến khám - chữa bệnh tại các cơ sở y tế luôn lo sợ bị thầy thuốc từ chối điều trị. Giờ đây, khi Dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh đang được bàn thảo tại Quốc hội lại đưa ra một vấn...
Xử vụ 'gây rối tập thể' ở Quảng Bình