Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2016

Mượn tiền ngoại quốc, đừng ăn mặn để con cháu khát nước!

-ODA chấm hết, làm sao đây? -
-TTCT  02/04/2016- Hôm 23-3, báo chí bắt đầu chạy tít “ODA: sắp phải trả nợ nhanh gấp đôi, lãi tăng gấp ba”. Các bài báo trích lời cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) báo động “có thể Việt Nam sẽ không được vay theo điều kiện ODA và chủ yếu chuyển sang vay theo điều kiện thị trường từ tháng 7-2017”.

Phát biểu trên bắt đầu bằng một giả định không thực (unreal hypothesis): “Có thể Việt Nam sẽ không còn được vay theo điều kiện nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và chủ yếu chuyển sang sử dụng nguồn vay ưu đãi, vay theo điều kiện thị trường từ tháng 7-2017”.

Nhưng việc “không còn được vay theo điều kiện ODA” không còn là “viễn cảnh” mà là “cận cảnh” và có thực, chỉ tháng 7 năm tới thôi, bởi cũng chính ông cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại đã giải thích rõ trong bản tin:

“Việt Nam sẽ phải thực hiện điều khoản trả nợ nhanh gấp đôi hoặc tăng lãi suất từ 2-3,5%. Theo đó, ODA đã vay sẽ phải rút thời hạn trả nợ 
35-40 năm còn 15-20 năm, đồng thời tăng lãi suất lên 2-3,5% thay vì trước đây là dưới 1%. Cụ thể giai đoạn trước năm 2010 thời hạn vay vốn ODA bình quân 30-40 năm, chi phí vay 0,7-0,8%/năm. Còn giai đoạn 2011-2015 thời hạn vay bình quân chỉ còn 10-25 năm, tùy theo từng đối tác và từng loại vay với chi phí vay khoảng 2%/năm trở lên”.

Những thông điệp “Hết thời “xài chùa” vốn ODA”, “Từ 2022-2025: thời điểm “oằn lưng” trả nợ của Việt Nam”, “Nợ công tăng nhanh, Việt Nam thêm lo sắp “tốt nghiệp” ODA”, “Không nên để đời cháu chắt phải trả nợ vốn vay ODA”, “Mỗi năm, phải trả nợ hơn 150.000 tỉ”... thật trái ngược với tình hình cuối năm 2009 khi những thông tin sau ngập tràn:

“Cam kết ODA cho năm 2010 đạt kỷ lục”; năm 2010 vẫn còn “Cam kết ODA cho Việt Nam gần bằng kỷ lục năm ngoái”, cả năm sau nữa vẫn hân hoan “Cam kết ODA cho Việt Nam gần bằng kỷ lục năm ngoái”.

Đáng ngạc nhiên là năm 2009 ấy cũng chính là năm Việt Nam nhận được cảnh báo sẽ không còn nhận được ODA như trước nữa do đã đạt ngưỡng nền kinh tế có thu nhập trung bình.

Nền kinh tế có thu hập trung bình

Dường như không ít người đã quên sự kiện ngày 22-12-2009: “Việt Nam được công nhận là quốc gia có thu nhập trung bình...” khi ông James Adams, phó chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, cho biết:

“Việt Nam đã dịch chuyển từ vị trí “quốc gia nghèo, nợ nhiều” sang vị thế một quốc gia có thu nhập trung bình trong vòng chưa đến bảy năm” (định nghĩa của WB: quốc gia có thu nhập trung bình là quốc gia có GDP/đầu người từ 760 - 9.360 USD).

Năm 2006, GDP/đầu người của Việt Nam đã là 723 USD, tức suýt soát chạm đến ngưỡng thu nhập trung bình này. Hai năm sau, GDP đầu người đã là 1.024 USD.

Tháng 12-2009, TTCT trong một phân tích đã cảnh báo về “Nợ ODA: vay và trả” trước thông tin các nhà tài trợ cam kết ODA dành cho Việt Nam với con số kỷ lục: 8 tỉ USD. Một người dân Việt Nam khi đó đã phản hồi trên weblog của đại sứ Anh tại Việt Nam như sau: “Nước Anh viện trợ. Xin chân thành cảm ơn!... Song sẽ hạnh phúc hơn khi Việt Nam có thể trả hết số nợ đã vay và không phải vay trở lại...”.

Như cảnh báo lúc đó, con số 8 tỉ USD ODA không phải là kỷ lục để tự hào. Trái lại, đó là một bài toán băn khoăn sẽ lấy gì để trả các khoản nợ bằng đồng tiền đang tiếp tục tăng giá như yen hay euro...

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã khuyến cáo khi vay nợ nước ngoài hãy cẩn thận tính toán độ chênh lệch trong giỏ ngoại tệ và tỉ giá. Đó là một trong những lý do khiến chi phí tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ khi được duyệt ban đầu là 1,1 tỉ USD nay lên đến 2,071 tỉ USD... Song trong không khí hừng hực của dòng suy nghĩ “cam kết kỷ lục 8 tỉ USD”, mọi cảnh báo đều như... trong sa mạc.

Đã vay ODA như thế nào?

Theo vị cục trưởng thì “Chúng ta đang phải xử lý hậu quả của việc huy động vốn ngắn hạn quá nhiều trong những năm 2011-2013, tương ứng với đó chúng ta phải trả nợ nhiều vào năm 2015-2016... Chính phủ đang chỉ đạo Bộ Tài chính và các ban ngành liên quan trước hết đàm phán với WB về lộ trình hạn chế tối đa tác động của việc trả nợ nhanh tới ngân sách nhà nước cũng như tới chủ dự án, chủ đầu tư”.

Đã biết trước sẽ phải vay vốn lãi suất cao mà vẫn cứ “huy động vốn ngắn hạn quá nhiều trong những năm 2011-2013” như thế, để rồi nay phải than “trả nợ nhiều”?

Dường như những người đi vay đã quên hẳn nhắc nhở của WB lúc đó: “Vào cuối năm 2007, WB tuyên bố Việt Nam là quốc gia hợp thức cho các khoản vay theo lãi suất thương mại (IBRD). Chính phủ Việt Nam đã đề nghị có một giai đoạn chuyển đổi dần dần sang IBRD và sẽ tiếp tục được tiếp cận các khoản vay từ quỹ IDA (Hiệp hội Phát triển quốc tế) với lãi suất ưu đãi hoặc bằng không, trong giai đoạn chuyển đổi giữa IDA/IBRD”.

Và có lẽ cũng quên hẳn việc phải xin hoãn áp dụng quy chế “thu nhập trung bình” trong các năm từ 2007-2009 để tiếp tục vay từ quỹ IDA, tức kênh cấp vốn vay ODA ưu đãi mà thời gian đáo hạn thường từ 35-40 năm, để rồi cứ đi vay ODA trong tâm thế “ODA vẫn với lãi suất ưu đãi” mà không chuẩn bị cho cả nước sẵn sàng chuyển qua tâm thế đi vay với lãi suất “thiệt”, tức tính theo lãi suất Libor (lãi suất thị trường liên ngân hàng Anh) cộng thêm biên độ dao động và phí.

Và bây giờ “phải xử lý hậu quả của việc vay vốn ngắn hạn quá nhiều trong các năm 2011-2013”!

Làm gì bây giờ?

Hiện trong gói nợ đang phải trả và trả chưa nổi vừa có những khoản ODA ngắn hạn vay quá nhiều trong các năm 2011-2015, vừa có những khoản trái phiếu quốc tế đáo hạn, thậm chí đáo hạn đã lâu như gói trái phiếu 750 triệu USD vay từ năm 2005 với lãi suất 7,5%/năm cho Vinashin...

Lùi lại năm 2005, khi phát hành xong gói trái phiếu 750 triệu USD đầu tiên trên thị trường tài chính quốc tế đó là một sự hân hoan chủ đạo. Những cảnh báo “Liệu đã kiểm toán đủ dự án xin vay đó hay chưa (báo giá như thế có chính xác hay không), liệu đã lượng giá đủ năng lực doanh nghiệp đó hay chưa, kể cả năng lực liêm chính cần kiệm?

Công việc lượng giá đó có độc lập và khách quan đủ hay không?” trên TTCTlúc đó... đã được chính sự cố Vinashin đã trả lời.

Xu thế đi vay “vô tư” và vô tội vạ như thế đã lan sâu, xem ngân sách quốc gia và địa phương như một “suối nguồn vô tận”. Nên rất cần, nếu không muốn nói đã cần từ lâu, khởi động một xu hướng mới là thật sự tằn tiện bằng cách siết chặt ngân sách chi tiêu dành cho bộ máy công quyền.

Đã đến lúc đưa ra một chỉ thị ngưng các chi tiêu thường xuyên “ngoại khổ” được cụ thể hóa bằng một danh sách “không chi” do Bộ Tài chính thừa lệnh Chính phủ lập ra, thực thi và công khai. Và người dân đang thắt lưng buộc bụng bằng mọi giải pháp sẽ giám sát, kiểm tra việc thực hành tính công khai, minh bạch và tính giải trình của Nhà nước lớn nhỏ.

ODA chấm hết, cũng chẳng sao, nếu đừng xài hoang. Giáo sư Angus Deaton - người vừa đoạt giải Nobel kinh tế năm 2015 - đã viết trong cuốn sách The Great Escape: Health, Wealth, and the Origins of Inequality (tạm dịch: Đại thoái trào: Sức khỏe, sự giàu có và nguồn gốc của bất bình đẳng):

“Nếu tình trạng đói nghèo không phải đến từ việc thiếu tài nguyên hay cơ hội mà đến từ các thể chế kém, năng lực hành chính yếu và một nền chính trị đầy chia rẽ thì việc trao viện trợ cho các nước như vậy - hay nói chính xác hơn là trao viện trợ cho chính phủ của họ - sẽ có nhiều khả năng kéo dài thay vì xóa bỏ tình trạng đói nghèo...

Giờ đây, tôi tin rằng hầu hết khoản viện trợ nước ngoài có hại nhiều hơn lợi. Nếu như viện trợ làm ảnh hưởng đến cơ hội phát triển của các nước nghèo thì không có lý gì để tiếp tục các chương trình đó, chỉ với lý do là “chúng ta nên làm gì đó để giúp họ”. Điều mà chúng ta cần làm chính là nên ngưng viện trợ”.

-ODA làm phát sinh “tiêu cực ở Việt Nam" (ĐV 10-4-15)
ODA đóng góp tích cực vào sự phát triển của Việt Nam hơn 20 năm qua nhưng cũng làm phát sinh “tiêu cực trong nội bộ Việt Nam”.
Đó là nhận định của ông Dương Đức Ưng, nguyên Vụ trưởng Vụ Kinh tế Đối ngoại thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư đồng thời là thành viên ban soạn thảo dự thảo Nghị định mới về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
Ông Ưng dẫn chứng các vụ tham nhũng PMU 18, Đại lộ Đông Tây, đường sắt, và một số vụ mới đây.

“Có nhiều trường hợp chúng ta hợp soi rất kỹ cũng không thể phát hiện ra sai sót. Nó được lẫn dưới dạng khác nên cũng phát sinh những tiêu cực, thất thoát, lãng phí. Đấy là mặt rất tiêu cực,” ông nói trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn.
Tham nhũng đang là thực trạng đáng ngại của các dự án sử dụng vốn ODA
Tham nhũng đang là thực trạng đáng ngại của các dự án sử dụng vốn ODA. Ảnh minh hoạ
Ông Ưng nói ông tin là dự thảo Nghị định mới sẽ giúp giải quyết tình trạng này.
Theo ông, có ba điểm đáng quan tâm trong dự thảo đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu.
Thứ nhất, tinh thần chung của dự thảo là Chính phủ sẽ giữ toàn quyền quản lý ODA, cho dù sẽ phân công, phân cấp. Đây là tinh thần chung được duy trì trong suốt hơn hai thập kỷ qua kể từ khi Việt Nam được nối lại viện trợ từ năm 1993.
Thứ hai, dự thảo khẳng định rõ quyền đề xuất dự án của tất cả các cơ quan chủ quản, các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội. Đơn vị đề xuất dự án ODA là những cơ quan tiếp nhận, sử dụng, khai thác, quản lý dự án trực tiếp.
Thứ ba, quy trình cấp ODA trong dự thảo sẽ phải chặt chẽ hơn, nhưng lại rõ ràng, minh bạch hơn so với các nghị định trước đây.
Kể từ khi tiếp nhận lại vốn ODA từ năm 1993, Việt Nam đã tiếp nhận cam kết ODA trị giá hơn 80 tỷ USD, 65% trong số đó đã được giải ngân.
Theo nhận định của các chuyên gia, tất cả những nghi án tham nhũng ODA tại Việt Nam lâu nay đều do nước ngoài phát hiện. Theo ông Lê Đăng Doanh, sơ hở lớn nhất trong các dự án ODA chính là ở khâu đấu thầu, giám sát, kí kết hợp đồng. Như vụ đại lộ Đông Tây ở TP.HCM trước đây cho thấy lỗ hổng rất lớn trong việc đấu thầu, chọn nhà thầu, giám định kết quả công trình xây dựng.
“Vì vậy chúng ta phải nghiêm túc xem lại quá trình đấu thầu có những sơ hở gì, việc giám sát như thế nào. Rõ ràng hệ thống kiểm soát có lỗ hổng rất lớn, việc công khai minh bạch, giám sát nội bộ chưa đầy đủ và việc chi tiêu sử dụng tiền mặt không quản lí được thu nhập thực của các quan chức”, VietNamNet dẫn lời TS Doanh phân tích.
Theo ông Doanh, quan chức các nước muốn mua nhà, ô tô đều phải chứng minh nguồn gốc số tiền họ có. Trong khi quan chức Việt Nam hết dinh thự này, đến nhà nọ nhưng chẳng phải chứng minh gì. “Những vụ việc này cũng cho thấy biện pháp phòng chống tham nhũng của chúng ta chưa đi vào thực chất, chưa phát hiện được vấn đề và đã đến lúc phải nghiêm khắc nhìn vào thực chất tại sao nước phát hiện được còn ta thì không, tại sao họ phát hiện ra rồi nhưng ta vẫn phản ứng rất chậm”, TS. Doanh nhấn mạnh.
An Nhiên (Tổng hợp)



-Vay hay không vay ODA? (TBKTSG 9-4-15)
(TBKTSG) - Chuyện vay hay không vay ODA ngày càng được bàn luận sôi nổi trên nhiều diễn đàn. Đâu là góc nhìn xác đáng trong vấn đề này? TBKTSG trao đổi với ông Dương Đức Ưng, một chuyên gia có kinh nghiệm về nguồn vốn này.
- Ông Dương Đức Ưng: Chúng ta nhận lại vốn ODA từ năm 1993, và đến nay, sau 22 năm con số cam kết đã đạt hơn 80 tỉ đô la Mỹ. Đối với nước đang phát triển như Việt Nam với GDP chỉ hơn 160 tỉ đô la Mỹ, thì cam kết này là không nhỏ.
Trong 80 tỉ đô la đó, ba phần tư là vốn vay, tức là vay phải trả, là phần quan trọng trong nợ chính phủ. Nợ chính phủ là phần quan trọng của nợ công. Đó là điều phải chú ý.
Nói về ODA thì hiện nay trong chính giới, nhất là Quốc hội đang có hai luồng quan điểm. Một rất cực đoan, cho ODA chỉ tạo thêm nợ nần chồng chất, nước ngoài ăn hết, dân ta không được gì. Quan điểm thứ hai nói, không, ODA tốt, và cần. Trong kỳ họp Quốc hội gần đây, các vị đại biểu phê phán rất nhiều về ODA trong bối cảnh xảy ra vụ đường sắt, tham nhũng trong ODA.
Trước động thái đó, các nhà tài trợ như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á gần đây đã phải có phát biểu hay tài liệu chứng minh ODA là hiệu quả, chứ không phải quá tiêu cực.
TBKTSG: Trong bối cảnh đó, xã hội chúng ta cần nhìn nhận và đánh giá như thế nào về ODA để đảm bảo công bằng nhất?
- Theo quan điểm của tôi là người theo dõi lâu năm, một cách công bằng nhất, tôi thấy, ODA thực sự là nguồn vốn quan trọng và hữu ích. Điều đó không phải chỉ được chứng minh bởi những gì đang xảy ra ở Việt Nam, mà còn được chứng minh trong vòng 60 năm tồn tại của khoản hỗ trợ này đối với các quốc gia đang phát triển.
“Để phát triển đất nước, việc vay nợ là bình thường. Quan trọng nhất là có trả được thì hãy vay”.
Cũng cần nói, nó có những mặt rất tiêu cực. Nhưng mặt tích cực vẫn là chủ yếu. Đó là vấn đề cốt lõi nhất của viện trợ ODA.
Trước hết, ODA là một nguồn vốn. Dù bị gắn theo các điều kiện tài chính, và chính trị, ODA là nguồn vốn tốt với một nước đang khát khao phát triển như Việt Nam. Thực tế, ở Việt Nam, chúng ta thấy toàn bộ công trình hạ tầng quy mô lớn là từ vốn ODA, bao gồm tất cả các cây cầu lớn nhất từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau. Rồi các tuyến đường cao tốc, sân bay, bến cảng... cũng vậy. Những công trình đó chúng ta cũng có thể tự làm được, nhưng chắc là lâu, mất nhiều năm nữa vì nguồn lực của chúng ta không đủ.
Thứ hai, ODA mang lại cho chúng ta những cái mới mẻ về tư duy, chính sách, thể chế, kinh nghiệm... Đây là điều rất quan trọng, nhiều khi còn quan trọng hơn cả tiền hay công trình. Ví dụ, hệ thống cung cấp nước sạch của thành phố Hải Phòng trước đây cấp nước theo kiểu khoán, dùng vô tội vạ, làm thất thoát khủng khiếp, lên tới 50-60%. Đến nay, thất thoát chỉ còn 20% vì tất cả những người sử dụng phải trả tiền theo đồng hồ. Từ đó, nhà máy nước đủ tiền để trang trải cho chi phí sản xuất, kinh doanh, tái đầu tư. Những thay đổi rất lớn đó chỉ có được qua dự án của Ngân hàng Thế giới và Phần Lan.
Nhưng ODA cũng có những mặt tiêu cực. Quan hệ quốc tế giữa nước cho và nhận không chỉ đơn thuần là quan hệ giúp đỡ, mà còn gắn liền với khía cạnh chính trị. Từ thời nhận viện trợ của Liên Xô đến bây giờ khi chuyển sang kinh tế thị trường, các khoản vay luôn luôn kèm theo điều kiện. Không có bất cứ khoản viện trợ nào, tôi nhấn mạnh, là dưới danh nghĩa vô tư.
Thứ hai, ODA đi kèm theo các điều kiện kinh tế, ví dụ, những ràng buộc về điều kiện xuất xứ hàng hóa, các nhà thầu. Nhà tài trợ cung cấp vốn thì kèm theo đó là nhà thầu của họ, hay hàng hóa phải mua từ các nước theo họ chỉ định... Xét theo khía cạnh đó, anh cung cấp các khoản vốn vay với lãi suất 1-2%, nhưng tôi phải mua máy móc thiết bị của anh, phải dùng dịch vụ tư vấn của anh, thì lãi suất không còn là ưu đãi nữa. Đó là mặt tiêu cực.
ODA cũng làm phát sinh tiêu cực trong nội bộ chúng ta, như vụ PMU 18, đại lộ Đông Tây, đường sắt,... mà trong nhiều trường hợp soi rất kỹ cũng không thể phát hiện ra sai sót.
TBKTSG: Vậy có nên sợ ODA hay không, và bao giờ chúng ta dừng?
- Theo quan điểm cá nhân tôi, không nên sợ ODA. Vấn đề là chúng ta cần nhìn tỉnh táo và đánh giá mặt tích cực, mặt tiêu cực. Chúng ta vẫn đang cần nó, và chắc chắn sau năm 2020 chúng ta vẫn còn cần.
Một số ý kiến nói chúng ta phải chấm dứt, tôi cho là hơi cực đoan, không cần thiết. Chúng ta đừng chỉ thấy vài trường hợp mà đánh giá toàn bộ ODA một cách u ám. Không nên thế. Chúng ta nên khai thác lợi ích.
Muốn như vậy thì hệ thống thể chế của ta phải tốt, con người phải tốt. Tôi hy vọng nghị định về quản lý ODA để hướng dẫn Luật Đầu tư công sẽ được ban hành trong tháng 6 tới, giúp giải quyết nhiều vấn đề đang nghẽn hiện nay.
TBKTSG: Nhưng, ông cũng thấy đấy, có luồng ý kiến nói Việt Nam không nên vay thêm ODA nữa vì ít nhất cũng phải có tự trọng quốc gia? Chúng ta cũng đã trở thành nước thu nhập trung bình rồi. Một số quốc gia như Thái Lan cũng chẳng vay ODA từ lâu rồi? Singapore trước đây khi còn nghèo cũng không vay ODA. Vấn đề này nên hiểu như thế nào?
- Theo tôi không nên đặt vấn đề tự trọng hay không. Những quốc gia tiên tiến phát triển cách xa chúng ta nhiều vẫn vay. Vay trả trong quan hệ quốc tế là bình thường. Chúng ta chỉ thấy xấu hổ nếu vay mà không trả được, nếu chúng ta vỡ nợ. Hãy nhìn xem các tỉ phú, các tập đoàn quốc tế, họ vẫn phải vay ngân hàng chứ. Để phát triển đất nước, việc vay nợ là bình thường. Quan trọng nhất là có trả được thì hãy vay. Tính toán mà thấy không trả được thì thôi. Đừng nên suy nghĩ rằng, cứ vay để rồi hậu thế trả. Cái đó mới đáng xấu hổ, đáng trách.
Tôi nghĩ không phải các quốc gia thu nhập trung bình đều không vay. Gần đây, Nhật Bản tuyên bố cung cấp một khoản viện trợ hơn 1 tỉ đô la Mỹ cho Indonesia để làm cơ sở hạ tầng hiện đại ở đô thị. Trình độ Indonesia hơn chúng ta nhiều. Chúng ta hơi quá ngộ nhận. Đúng là chúng ta đã trở thành nước thu nhập trung bình, nhưng mới ở mức rất thấp. Vì thế, việc vay ODA vẫn là cần thiết.
TBKTSG: Vì sao giải ngân vẫn ít thế, chỉ khoảng một nửa vốn cam kết?
- Giải ngân lên tới 65% không phải là ít, và tốc độ giải ngân đã tốt hơn những năm gần đây. Giải ngân thấp có nhiều câu chuyện. Thứ nhất là thiết kế dự án kém, chất lượng kém. Thứ hai, quan trọng hơn, là chúng ta luôn thiếu vốn đối ứng. Nếu giải ngân thả phanh tất cả các dự án đã ký kết theo đúng tiến độ, thì chúng ta không thể nào đủ vốn đối ứng.
Thứ ba, năng lực của các ban quản lý thường thiếu chuyên nghiệp, số lượng thì nhiều vô kể. Ví dụ, có tỉnh trong một lĩnh vực nông nghiệp mà có tới 17 ban quản lý khác nhau. Cứ mỗi dự án một ban quản lý, hết dự án thì ai về nhà ấy thì quá lãng phí. Đây là vấn đề đau đầu, chi phí tốn kém, chất lượng quản lý kém, không chuyên nghiệp.
TBKTSG: Ông thấy cam kết trả nợ của Việt Nam được thực hiện thế nào?
- Vốn ODA chiếm rất thấp trong tổng trả nợ hàng năm, và từ xưa đến nay, trả nợ ODA trong nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ rất tốt. Các nhà tài trợ đều thừa nhận rằng, cho đến giờ chưa có bất kỳ một khoản nợ nào bị chậm trễ. Đó là điều đáng mừng.
Song chúng ta phải nhìn nhận, càng ngày nghĩa vụ trả nợ càng lớn lên vì thời gian trả nợ 30-40 năm đang đến. Giờ chúng ta được 22 năm rồi, rất nhiều khoản nợ đến hạn phải trả cả gốc và lãi.
Vì thế, nợ hàng năm tăng lên. Nếu kinh tế tiếp tục phát triển, GDP tăng thì đây không là vấn đề.
Và ngược lại.
-

-Mượn tiền ngoại quốc, đừng ăn mặn để con cháu khát nước!
(GDVN) - Chúng ta, thế hệ người Việt ngày hôm nay không thể ăn mặn để con cháu sau này khát nước, không hiểu điều đó chỉ có thể là những kẻ thù của tương lai.

Cho đến bây giờ vẫn có người ngây thơ khi nhắc đến từ “viện trợ”, vẫn có người hỏi “viện trợ” ấy có phải trả không?


Cầu Nhật Tân (Hà Nội) một trong những công trình vay ODA để làm. Ảnh từ Báo cáo tiến độ cầu Nhật Tân.


Người viết đã từng đề xuất ý kiến không dùng từ “viện trợ” mà dùng cụm từ “vay ưu đãi” hoặc “vay lãi suất thấp”. Đã gọi là vay thì đương nhiên phải trả, làm ăn kinh tế thì ngoài trả gốc còn phải trả lãi, người dân phương tây luôn tâm niệm câu nói “không có bữa trưa nào là miễn phí”.

Tâm lý “viện trợ” đã hằn sâu vào nhiều tầng lớp người Việt, thiếu cái gì, không có cái gì cũng “đề nghị cấp trên”, “đề nghị trung ương”… Hễ bão lũ, thiên tai là kêu thiếu, kêu đói là Chính phủ phải cấp gạo, cấp tiền, là “lá rách ít đùm lá rách nhiều”...

Vốn ngân sách trung ương cấp đương nhiên là miễn phí, xin được càng nhiều càng ít mà mấy ai nghĩ đến khái niệm phải hoàn trả?. Không ít nơi đã xảy ra chuyện xin được nhiều thì chia được nhiều phần, người nghèo được và người chia cũng được. Tâm lý trông chờ viện trợ lâu ngày hình thành nên một phong cách làm việc khá phổ biến ở một số cán bộ gọi nôm na là “văn hóa đi xin”.



Xã xin huyện, huyện xin tỉnh, tỉnh xin trung ương, vậy trung ương “xin” ai? Trong điều kiện khó khăn hiện tại Nhà nước không thể đi xin nên chỉ còn cách vay nước ngoài mà hình thức ODA (Official Development Assistance - vốn hỗ trợ phát triển chính thức) được xem là tốt nhất. Với thời gian cho vay dài, có khi tới 30 năm, có thể thấy ngay ngày hôm nay chúng ta đi vay thì con cháu sau này phải trả.

Nếu không ăn nên làm ra mà ăn lẹm vào tiền vay thì sự phá sản mà thế hệ tương lai phải chịu là điều hiển nhiên. Hy Lạp là một bài học cay đắng cho cách thức vay và tiêu tiền của các chính phủ nước này trước đây.

Vậy ODA có phải là phương thuốc thần kỳ giúp mọi quốc gia phát triển?

Ngày 2/9/2008, bbc.co.uk có bài viết liên quan đến việc Phát xít Nhật gây ra cái chết của hàng triệu người Việt Nam năm 1945. Trả lời câu hỏi “vì sao Việt Nam hiện chưa yêu cầu Nhật Bản xin lỗi chính thức?”,

GS. Đinh Xuân Lâm nói “Việt Nam chưa đặt vấn đề đó bao giờ và chúng tôi thấy rằng cũng không cần thiết. Chúng tôi thấy Nhật Bản hiện nay vẫn quan hệ tốt với Việt Nam thông qua đầu tư và bằng những công việc trao đổi khoa học, kỹ thuật, trao đổi sinh viên, văn hoá. Chúng tôi thấy đó là thể hiện thiện ý của Nhật Bản. Qua đó, thấy rằng Nhật Bản đã nhận thức được lịch sử trong thời gian vừa qua”.

Khi phóng viên người Việt hỏi một quan chức Nhật Bản về trách nhiệm của Nhật trong nạn đói 1945 ở Việt Nam, vị quan chức này tránh trả lời trực tiếp câu hỏi mà nói đại ý “Nhật là nước viện trợ phát triển ODA lớn nhất cho Việt Nam hiện nay”.

Nhật trở thành nước đứng đầu trong việc cấp vốn ODA cho Việt Nam bởi vì “Nhật Bản đã nhận thức được lịch sử”. Hàng nghìn hecta rừng bị trụi lá vì chất độc da cam, hàng vạn trẻ em mang dị tật vì di chứng chất độc hóa học mà quân đội Mỹ sử dụng khiến chính phủ Mỹ phải cấp những khoản viện trợ nhỏ giọt cho chương trình tẩy rửa chất độc ở Việt Nam.

Thế hệ cha ông đã phải trả giá bằng mạng sống để ngày nay chúng ta có được những khoản ODA tái thiết đất nước. Vậy thế hệ ngày nay có thể hy sinh cuộc sống để cho con cháu mai sau không phải trông chờ vào ODA mà là cho nước khác vay ODA?

Nếu căn cứ vào ý kiến của ông Mutsuya Mori, Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam thì câu trả lời là không.

Hãy nghe phát biểu của ông Mutsuya Mori: “Tôi tha thiết mong vụ JTC là vụ cuối cùng xảy ra với các dự án ODA của Nhật Bản. Nếu có vụ thứ ba tôi nghĩ là nhân dân Nhật Bản sẽ lên tiếng buộc Chính phủ Nhật Bản dừng ODA cho Việt Nam. Nếu có vụ thứ ba sẽ không có lối thoát”. [1]

Câu nói của một người Nhật “Tôi tha thiết mong vụ JTC là vụ cuối cùng” đã động đến lòng tự trọng của mọi người dân Việt, còn những người làm giàu từ tham nhũng liên quan đến ODA, liệu họ có còn chút tự trọng nào để mà xấu hổ với con cháu, dòng tộc, với thế hệ mai sau?

Hỏi chuyện một lãnh đạo phòng cấp huyện về ODA, câu trả lời là “em không làm về mảng kinh tế nên không rành về ODA”. Phải chăng ODA không phải là việc của người dân, kể cả cán bộ cấp huyện mà chỉ liên quan đến một số ít người có trách nhiệm ở những cấp cao hơn như cấp tỉnh, cấp bộ?


Tại sao đất nước cứ phải phụ thuộc vào ODA khi mà lượng vàng dự trữ trong dân khoảng 1.000 tấn, tương đương 45 tỷ USD. [2] Nên nhớ đây là số liệu do Hội đồng vàng thế giới thống kê và được một số nhà chuyên môn đánh giá là khá sát với thực tế.

Theo Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia năm 2011, khoảng 17% vốn đầu tư được dùng để mua vàng dự trữ. [2] Một số vốn khổng lồ nằm im lìm không sinh lãi trong khi chúng ta cứ háo hức ODA, tại sao lại như vậy?

Trả lời câu hỏi này không khó, có hai nguyên nhân dễ nhận thấy:

Thứ nhất, người dân không mặn mà với các kênh huy động vốn của nhà nước, Vietnamnet.vn ngày 22/3/2015 chạy tít: “Đầu tư căn hộ, thu về mớ rau: Thua đau một đời”. Không phải chỉ là tiền tiết kiệm mà trái phiếu, công trái cũng có tình trạng mất giá trị tương tự, vậy nên tâm lý người dân là cất vàng trong nhà, tội gì đầu tư vào kênh nhà nước!

Người dân túng thì đi vay, vay mà không trả được thì nói khó với người ta là xin, người độ lượng không ai chấp nhặt, nhưng nói theo dân gian “ngậm miệng ăn tiền” thì không được.

Nếu Nhà nước vay và trả một cách sòng phẳng cho dân thì đâu đến nỗi người dân phải bị “thua đau một đời”! Điều cần nói là trước thực tế đó, cả Ngân hàng lẫn Bộ Tài chính có bao giờ có câu trả lời thỏa đáng cho dân.

Thứ hai, ODA giống như chùm khế ngọt cho một số người “trèo hái cả ngày”. Riêng với ODA từ Nhật Bản, đã có ba dự án xuất hiện tham nhũng từ phía quan chức Việt Nam bị phanh phui (dự án đường sắt đô thị Hà Nội, Đại lộ Đông - Tây TP Hồ Chí Minh và vụ bê bối tại PMU 18). Câu hỏi tất yếu mà dẫu có ngây thơ mấy cũng phải đặt ra “liệu đó đã phải là tất cả”?

Sự cảnh báo của người Nhật về vấn nạn tham nhũng ODA trong hàng ngũ quan chức Việt Nam, mới chỉ là giọt nước tràn ly, mà giọt nước thì làm sao có thể làm ướt những “lá khoai, đầu vịt”! Nói thế bởi vì mức án mà Huỳnh Ngọc Sĩ (đại lộ Đông-Tây), phải nhận là 20 năm tù, còn Bùi Tiến Dũng (PMU18) chỉ bị 7 năm tù (cho tội tham nhũng)!


Quốc hội đang bàn thảo về sửa đổi Luật hình sự, một số ý kiến đề nghị bỏ án tử hình với 07 tội danh gồm: Cướp tài sản; phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; chống mệnh lệnh; đầu hàng địch; phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược; chống loài người; tội phạm chiến tranh. Như vậy các tội danh “tham ô tài sản” và “nhận hối lộ” không đề xuất bỏ án tử hình.

Một bài báo nước ngoài viết: “Một lãnh đạo của JTC từng khai với cơ quan công tố Tokyo rằngđã hối lộ một quan chức Việt Nam 66 triệu Yên (tương đương 16 tỷ đồng) để giành dự án có sử dụng vốn ODA trị giá 4,2 tỷ Yên ở Việt Nam”. [3]

Một người Nhật công nhận “đã hối lộ một quan chức Việt Nam” nhưng các cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam không nghĩ như người Nhật. Bằng chứng là các bị can trong vụ JTC đã bị khởi tố với các tội danh “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” hoặc “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” chứ không có “một quan chức” nào bị khởi tố với tội “nhận hối lộ”?

Thay đổi tội danh tức là thay đổi khung hình phạt, khoản 4 điều 279 Luật Hình sự quy định khung hình phạt cao nhất với tội “nhận hối lộ” là tử hình trong khi hai tộ danh nêu trên, điều 285 tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” khung hình phạt cao nhất là 12 năm tù còn điều 281 tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” hình phạt cao nhất là 30 năm tù.

Phải chăng chính vì cách hiểu của cơ quan tố tụng Việt Nam khác với Nhật Bản nên người đứng đầu Jica mới phải “Tôi tha thiết mong vụ JTC là vụ cuối cùng”?

Để bảo vệ quốc thể, sứ thần Giang Văn Minh đã hy sinh mạng sống của mình, còn những kẻ khiến cho người đứng đầu JICA Nhật Bản phải “thiết tha mong …” có phải đang bán rẻ quốc thể? Đã có kẻ nào trong số đó bị trả giá bằng mạng sống của mình?

Việc đề xuất bỏ án tử hình với 07 tội danh cho thấy bản chất nhân đạo của Nhà nước và pháp luật Việt Nam. Những người hiểu biết, không có bất cứ ai muốn người khác phải bị án tử hình, nhưng bất kỳ người dân nào cũng đòi hỏi pháp luật phải được thực thi một cách công bằng, đúng người, đúng tội.

Pháp luật phải vì 90 triệu người dân chứ không thể vì một người hay một thiểu số. Pháp luật cũng phải phù hợp với thông lệ quốc tế chứ không thể trái với những chuẩn mực mà thế giới thừa nhận.

Điều tha thiết mong mỏi của ông Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản phải chăng không chỉ là lời cảnh tỉnh với những ai đó đang coi ODA như là một “chùm khế ngọt” mà còn là lời nhắn với các cơ quan tố tụng Việt Nam, rằng người Nhật đã xác định có “một quan chức” người Việt nhận hối lộ tới 16 tỷ, gấp hơn 50 lần mức 300 triệu được quy định trong khoản 4 điều 279 Luật Hình sự.

Chúng ta, thế hệ người Việt ngày hôm nay không thể ăn mặn để con cháu sau này khát nước, không hiểu điều đó chỉ có thể là những kẻ thù của tương lai./.

Tài liệu tham khảo:

[1] http://www.thesaigontimes.vn/128510/Neu-co-vu-tham-nhung-nua-Nhat-se-ngung-vien-tro-ODA-cho-VN.html

[2] http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/26203/nguoi-viet-giau-su--tru-vang-ngan-tan.html

[3]http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2015/04/150402_jica_comment_vietnam



7 dự án tại Việt Nam được vay 112,414 tỷ Yên vốn ODA



Quốc gia đội sổ và… báo cáo Thủ tướng

Đất nước chỉ có một Thủ tướng nhưng có 63 tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, 22 cơ quan cấp bộ, liệu rồi đây còn bao nhiêu vụ việc sẽ lại đến tay Thủ tướng?



Dự báo nợ công Việt Nam tăng 60% GDP, lạm phát tăng 6,5% năm 2016

(GDVN) - Việt Nam có thể đối mặt với rủi ro khi nợ công và lạm phát tăng cao năm 2016, yếu tố tác động đến việc tăng nợ công và lạm phát do biến động giá xăng dầu.

Kỳ vọng sân bay Long Thành "trung chuyển lớn" là thiếu khả thi

(GDVN) - Theo ThS Nguyễn Phụng Tâm, việc kỳ vọng sân bay Long Thành trở thành nơi trung chuyển hàng không lớn trong khu vực là thiếu đánh giá toàn diện.





-ODA và tham nhũng

Jonathan Pincus (*) Thứ Năm, 11/6/2009, 11:15 (GMT+7)
LTS: Nhân Hội nghị giữa kỳ Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam được tổ chức tại Buôn Ma Thuột vào hai ngày đầu tuần này, chuyên mục Sự kiện & Vấn đề số báo này tập trung vào hai vấn đề: Cập nhật diễn biến phát triển kinh tế dựa vào báo cáo của các tổ chức quốc tế và những nỗ lực phòng chống tham nhũng để nâng cao hiệu quả các dự án sử dụng vốn ODA.
Điều chưa nói trong báo cáo

Jonathan Pincus (*)

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa đưa ra một đánh giá lạc quan về nền kinh tế Việt Nam trong một báo cáo chuẩn bị cho Hội nghị nhóm tư vấn các tổ chức viện trợ quốc tế và chính phủ vào đầu tuần này (Xem chi tiết trong bài “Kích cầu ở Việt Nam dưới góc nhìn của WB” bên dưới)… Tuy nhiên, những gì đáng lưu ý về báo cáo này là những điểm WB bỏ qua hơn là những điểm được đưa vào báo cáo.

Chính sách tỷ giá
WB tập trung vào vấn đề thâm hụt tài khóa và tìm nguồn tài trợ trong ngắn hạn là cách tiếp cận chính xác. Tuy nhiên, báo cáo lại hầu như không nói gì nhiều về các vấn đề chính sách tiền tệ, đặc biệt việc quản lý tỷ giá hối đoái.
Thông thường người ta nghĩ chính sách tiền tệ không có hiệu quả dưới cơ chế tỷ giá cố định. Lý giải cho suy nghĩ này không có gì khó hiểu. Nếu tỷ giá linh hoạt, lãi suất thấp sẽ dẫn đến việc đồng vốn chảy ra khỏi các tài sản nội địa cũng như việc phải giảm giá đồng tiền, nhằm kích thích xuất khẩu và giảm nhập khẩu. Nhưng dưới một cơ chế tỷ giá cố định, lãi suất nội tệ có giảm cũng không ảnh hưởng đến giá trị danh nghĩa của đồng tiền.
Nhà xuất khẩu không được hỗ trợ gì và nhà nhập khẩu vẫn cứ nhập hàng. Nhưng người tiết kiệm, đối diện với lãi suất nội tệ thấp, sẽ chuyển sang đồng đô la hay mua tài sản như vàng, nhà đất. Ngân hàng trung ương phải mua nội tệ để bảo vệ tỷ giá, và do đó giảm lượng cung tiền. Còn nếu ngân hàng trung ương không can thiệp, kết quả là lạm phát.
Từ phân tích này, dễ hiểu tại sao chính sách nới lỏng tiền tệ đã gây ra bong bóng trên thị trường chứng khoán và áp lực lên tỷ giá. Nhà sản xuất nội địa cũng thấy ngày càng khó cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu giá rẻ tràn ngập. Nếu tăng trưởng tín dụng tiếp tục gia tăng, lạm phát sẽ bắt đầu tăng tốc. Người tiết kiệm sẽ quay lưng với tài sản bằng tiền đồng, lại tạo thêm áp lực lên tỷ giá.
Tỷ giá liên ngân hàng từ ngày 1-7-2008 đến 31-5-2009
Nói điều này không có nghĩa không cần cắt giảm lãi suất danh nghĩa vào cuối năm ngoái hay đầu năm nay. Vấn đề là cần cắt giảm bao nhiêu, và nền kinh tế nên chấp nhận mức độ tăng trưởng tín dụng nhanh đến mức nào. Chỉ số quan trọng cần theo dõi là lãi suất thật hay lãi suất thị trường trừ lạm phát. Bởi tỷ lệ lạm phát đã giảm vào năm nay, ngân hàng vẫn còn nhiều dư địa để giảm lãi suất danh nghĩa mà vẫn duy trì được lãi suất thực dương. Họ không cần hỗ trợ lãi suất để đạt được điều này.
Giảm lãi suất danh nghĩa cũng tạo điều kiện cho người vay tái tài trợ các khoản vay cũ bằng các khoản vay mới, rẻ hơn. WB lập luận rằng doanh nghiệp ở Việt Nam có thể tái tài trợ các khoản vay trong năm nay nhờ chính sách hỗ trợ lãi suất của Chính phủ. Tuy nhiên, một phần lớn việc tái tài trợ này dù sao cũng đã diễn ra - mà không làm thâm hụt ngân sách tăng lên - khi ngân hàng giảm lãi suất danh nghĩa.
Một số nhà kinh tế cho rằng Việt Nam có thể giải quyết các vấn đề này thông qua tỷ giá linh hoạt hay chuyển sang cơ chế tỷ giá hoàn toàn thả nổi. Tuy nhiên, điều này là không khả thi trong ngắn hạn hay ngay cả trong trung hạn.
Quản lý một cơ chế tỷ giá linh hoạt đòi hỏi thị trường tín dụng chín muồi và các thể chế tài chính phát triển mạnh, bao gồm một ngân hàng trung ương tương đối độc lập có trong tay nhiều công cụ chính sách. Khi thiếu vắng những điều kiện này, một tỷ giá thả nổi sẽ dao động quá nhiều. Thương mại và đầu tư sẽ bị ảnh hưởng.
Một giải pháp tốt hơn là cho phép tiền đồng giảm giá dần dần so với đồng tiền của các đối tác thương mại chính, sau đó ấn định tỷ giá ở mức kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng giá rẻ mà không gây ra lạm phát quá cao.
Vào cuối năm 2008, tỷ giá thật - là tỷ giá sau khi điều chỉnh sai biệt lạm phát giữa nội địa và nước ngoài - là cao hơn khoảng 33% so với mức ghi nhận được vào tháng 1-2004. Nhà xuất khẩu Việt Nam chịu thiệt thòi và hàng nhập khẩu trở nên rẻ hơn khá nhiều. Cách điều chỉnh dần dần là tốt nhất nhưng cơ quan quản lý tiền tệ phải sẵn sàng can thiệp nếu giới đầu cơ đặt cược mạnh vào mức tỷ giá cố định.
Ngân hàng Nhà nước từng giảm tỷ giá danh nghĩa trong năm qua. Tỷ giá tiền đồng - đô la Mỹ giảm khoảng 7% tính từ tháng 10-2008 đến tháng 5-2009. Nhưng lạm phát vẫn cao hơn ở Việt Nam so với ở Mỹ, điều này có nghĩa tỷ giá thật không thay đổi nhiều.
Trong lúc đó, đồng won của Hàn Quốc mất giá 18% so với đô la Mỹ trong năm rồi và đồng rupiah của Indonesia giảm giá chừng 11%.

Chất lượng đầu tư
Một vấn đề khác cần quan tâm là mức độ và chất lượng đầu tư trong nước. Nhìn từ góc cạnh cầu của nền kinh tế, mức tăng trưởng nhanh của Việt Nam trong nhiều năm qua ngày càng mang tính “do đầu tư” hơn là “hướng về xuất khẩu”. Mặc dù giá trị xuất khẩu tăng nhanh sau năm 2005, nhập khẩu tăng còn nhanh hơn. Cho nên thương mại ròng lại tác động lên cầu nội địa.
Dễ hiểu tại sao chính sách nới lỏng tiền tệ đã gây ra bong bóng trên thị trường chứng khoán và áp lực lên tỷ giá.Nếu đầu tư là không hiệu quả hay tài trợ chủ yếu nhờ vốn vay, tăng trưởng do đầu tư có thể dẫn đến lạm phát tài sản, giá cả và sự bất ổn tài chính.
Trong cùng thời kỳ, khoảng cách giữa tiết kiệm nội địa và đầu tư lại tăng nhanh. Tiết kiệm nội địa vẫn ổn định nhưng đầu tư tăng bình quân hơn 15% mỗi năm. Tăng trưởng “do đầu tư” là mạnh nhất vào năm 2007, dẫn đến các bong bóng bất động sản và chứng khoán và lạm phát năm 2008. Quá nhiều dự án đầu tư đuổi theo quá ít cơ hội đầu tư tốt. Tăng trưởng do đầu tư không nhất thiết là điều xấu. Nếu quyết định đầu tư là tốt và tài chính có đủ, tỷ lệ đầu tư cao ngày nay có nghĩa thu nhập sẽ cao hơn trong tương lai. Nhưng nếu đầu tư là không hiệu quả hay tài trợ chủ yếu nhờ vốn vay, tăng trưởng do đầu tư có thể dẫn đến lạm phát tài sản, giá cả và sự bất ổn tài chính.Năm nay nhập siêu giảm dần, có nghĩa sẽ ít có “mức rò rỉ” cầu từ ngoại thương. Cùng lúc, tiêu dùng chính phủ gia tăng cũng bơm một lượng cầu lớn vào hệ thống. Nếu đầu tư và tiết kiệm không được đưa về mức cân bằng, nền kinh tế Việt Nam có thể sốt nóng ngay cả ở mức tăng trưởng thấp.
Việc cân đối này phần nào sẽ được tự động điều chỉnh do đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm sút. Chính phủ phải chú ý bảo đảm không để tăng trưởng tín dụng đi quá nhanh trước tăng trưởng kinh tế, và đầu tư công phải tập trung vào các dự án có hiệu quả và có nguồn tài chính lành mạnh.
Nói cho công bằng, WB cũng khuyến nghị chính phủ “củng cố quy trình đầu tư công, giải quyết những yếu kém bộc lộ trong giai đoạn tăng trưởng nóng”. Đây là một khuyến nghị hơi rụt rè, đưa vào một ô trên trang cuối của báo cáo.
Các nhà tài trợ cho Việt Nam sẽ giúp ích thật sự cho đất nước này nếu họ chú ý nhiều hơn nữa vào chất lượng và tính hiệu quả của đầu tư công vào hạ tầng và các doanh nghiệp nhà nước. Việt Nam sẽ tiếp tục trải qua các chu kỳ tăng trưởng nóng rồi vỡ bong bóng về mặt vĩ mô chừng nào các quyết định [đầu tư] này chưa minh bạch và chưa mang tính giải trình.
(*) Giám đốc đào tạo, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright

__________________________________
Kích cầu ở Việt Nam dưới góc nhìn của WB
Người lao động đi xin việc tại một doanh nghiệp ở Bình Dương. Ảnh: Lê Toàn
Trong báo cáo cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam mang tên “Điểm lại” do Ngân hàng Thế giới (WB) biên soạn nhằm phục vụ cho Hội nghị giữa kỳ Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam tổ chức vào đầu tuần này tại Buôn Ma Thuột, số liệu chỉ được cập nhật đến hết quí 1-2009. Vì thế trong bài này, chúng tôi tập trung nhiều hơn vào các dự báo và khuyến nghị chính sách cho thời gian tới của báo cáo. Sau khi đánh giá cao những phản ứng nhanh lẹ của Chính phủ trước hai cú sốc kinh tế: tình trạng phát triển quá nóng cuối năm 2007, đầu năm 2008 và sự suy giảm kinh tế sáu tháng cuối năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, báo cáo đã nêu lên những thách thức mà nền kinh tế Việt Nam phải đương đầu trong năm 2009 này.
Đầu tiên là tình trạng thất nghiệp mà theo báo cáo “có thể không cao tới mức như nhiều người lo ngại nhưng thực tế mất việc làm đã trở nên phổ biến đối với lao động phổ thông và mang tính thời vụ, trong khi nhiều người lao động tuy có việc làm nhưng thu nhập giảm và không có thu nhập thêm ngoài giờ”.
Báo cáo cho rằng: “Cắt giảm việc làm là tình trạng phổ biến ở các khu công nghiệp giai đoạn cuối năm 2008, đầu năm 2009, song ít khi diễn ra dưới hình thức cho nghỉ việc công khai. Phổ biến hơn là không ký lại hợp đồng và khuyến khích tự nghỉ việc. Lao động thời vụ và lao động có hợp đồng ngắn hạn bị mất việc nhiều hơn.
Nhiều doanh nghiệp ở các khu công nghiệp đã lưu ý những khó khăn trong việc tuân thủ chính sách bảo hiểm xã hội và hệ thống bảo hiểm thất nghiệp mới được áp dụng. Kể cả tại những doanh nghiệp được ghi nhận là đã phục hồi sản xuất, công nhân cũng thường chỉ được tính giờ làm việc bình thường và làm ca, không có làm thêm giờ.
Không có lương làm ngoài giờ khiến công nhân phải cắt giảm chi tiêu, đặc biệt ở TPHCM và các vùng lân cận, do chi phí sinh hoạt cao. Cũng vì lý do này mà tiền gửi về quê cho gia đình cũng bị ảnh hưởng”.
Về cán cân thanh toán, báo cáo nhận định “Kinh tế phục hồi cũng là thời điểm gây áp lực lên cán cân thương mại trong những tháng còn lại của năm khi nhập khẩu ước sẽ gia tăng”. Các tác giả sau khi đưa ra những kịch bản dự báo cho tình hình xuất nhập khẩu, kiều hối và giải ngân FDI đã viết: “Những thông tin về kiều hối, luồng vốn FDI và các biến động về nguồn gốc quốc tế khác không đầy đủ nên rất khó đưa ra được một dự báo đáng tin cậy về cán cân thanh toán.
Tuy nhiên, dựa trên những thông tin đã có, mức thâm hụt tài khoản vãng lai vào khoảng 5% GDP không phải là không có cơ sở. Về tài khoản vốn, bên cạnh dự báo sụt giảm luồng vốn FDI cũng cần nhắc tới dự báo về việc luồng vốn ồ ạt chảy ra cho cả năm. Phần lớn, nếu không phải tất cả luồng vốn chảy ra này đã diễn ra vào đầu năm 2009, khi các nhà đầu tư nước ngoài bán trái phiếu chính phủ và cố gắng chuyển thành tiền các cổ phiếu của họ trên thị trường chứng khoán.
Với quy mô thị trường tài chính “mỏng manh” của Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài cuối cùng đã bán tài sản của họ với giá thấp hơn giá mà họ mua vào ban đầu”. Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, báo cáo nhận xét: “Do chính sách hỗ trợ lãi xuất giai đoạn 1 chủ yếu đi kèm với việc tái cơ cấu nợ nên tổng tín dụng không tăng trưởng nhiều trong quí 1-2009. Các khoản vay theo chính sách này lên đến gần 200.000 tỉ đồng tính đến cuối tháng 3-2009, song tổng nợ xấu của ngân hàng chỉ tăng 6% kể từ cuối năm 2008”.
Báo cáo cho rằng tháng 4-2009, chương trình hỗ trợ lãi suất mở rộng đối tượng vay từ vốn lưu động sang vốn đầu tư và thời hạn dài hơn, từ chín tháng tăng lên hai năm. Tính hợp lý của chương trình hỗ trợ lãi suất giai đoạn 2 này làm nhiều người băn khoăn hơn. Tín dụng ngân hàng đến lúc đó vẫn luân chuyển tốt.
Điều quan trọng hơn là hỗ trợ lãi suất có nhiều điểm giống như chức năng “cho vay chính sách” vốn đã bị các ngân hàng thương mại hủy bỏ và chuyển sang những ngân hàng chuyên biệt cách đây vài năm, như một phần trong nỗ lực cải cách ngành tài chính ngân hàng.
Cho vay chính sách rất dễ bị thiên vị, có thể làm cho việc phân bổ nguồn lực thiếu hiệu quả và cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng danh mục đầu tư của ngân hàng. Vì thế, báo cáo kết luận: “Cơ chế hỗ trợ lãi xuất vay vốn tín dụng dù đã có tác dụng thiết thực trong giai đoạn đầu của chính sách kích cầu nhưng giờ đây cũng gây nhiều quan ngại khi cơ chế này có thể làm nảy sinh tình trạng thiếu hiệu quả cho vay chính sách trong điều kiện lưu chuyển tín dụng của hệ thống ngân hàng đã được khai thông trở lại”.
Việc nới lỏng chính sách tiền tệ và chính sách hỗ trợ lãi suất giai đoạn 2 cho đến nay đã làm cho tổng phương tiện thanh toán tăng nhanh. Các tác giả dự báo, “Vì tổng phương tiện thanh toán lại tăng trở lại, và giá cả hàng hóa hầu như cũng đã chạm đáy, nên lạm phát sẽ có thể tăng trở lại vào sáu tháng cuối năm 2009”.
Phần có nhiều thông tin nhất của báo cáo tập trung vào chính sách kích cầu của Việt Nam với quy mô hàng đầu so với các nước trong khu vực.
“Do 143.000 tỉ đồng lên đến gần 8,7% GDP dự kiến đạt được trong năm 2009, kế hoạch của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã làm cho nhiều người băn khoăn. Cộng thêm 8,7% GDP này vào với mức thâm hụt ngân sách tổng thể 8,3% đồng nghĩa với việc kế hoạch ngân sách đã phê duyệt trong năm 2008 sẽ bị thâm hụt 17% GDP.
Nếu điều này xảy ra, gói kích cầu của Việt Nam sẽ khác hẳn so với các quốc gia khác trong khu vực. Do vậy cần phải làm rõ những nội dung nào đã được phê chuẩn, những gì còn đang được các bộ, ngành và Quốc hội cân nhắc, và hàm ý về nhu cầu tài chính của các quyết sách sẽ được đưa ra trong vài tuần tới là gì”.
Báo cáo nhấn mạnh một số điểm cần lưu ý về gói kích cầu này: “Thứ nhất, “kế hoạch 143.000 tỉ đồng” có nhiều nội dung trùng lắp. Một số mục được liệt kê cả trong gói kích cầu đợt 1; một số biện pháp khác xuất hiện cả trong kế hoạch ngân sách đã được phê duyệt vào cuối năm 2008. Thứ hai, “kế hoạch 143.000 tỉ đồng” đã trộn lẫn các biện pháp làm giảm số thu thuế với các biện pháp nhằm huy động thêm nguồn lực.
Mặc dù tính hai nhóm biện pháp đầu vào thâm hụt ngân sách là hợp lý, song nhóm biện pháp thứ ba lại là một mục cấp tài chính chứ không phải là nguyên nhân gây tăng thâm hụt. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là một số biện pháp đưa vào trong kế hoạch 143.000 tỉ đồng chắc chắn sẽ gây tổn thất cho xã hội, song việc chi phí đó rơi vào ngân sách lại hoàn toàn không rõ ràng”.
Vì thế, báo cáo cho rằng: “Gói kích cầu 143.000 tỉ đồng hiện đang được xin ý kiến Quốc hội có thể đẩy thâm hụt ngân sách tới mức không đủ đáp ứng về nguồn vốn trong bối cảnh hiện nay”.Vấn đề thực sự cần giải quyết tại thời điểm này là: gói kích cầu bao nhiêu là đủ, và làm thế nào để có nguồn lực cho nó. Đây không phải là chuyện nhỏ.
Vào thời điểm đã có những dấu hiệu phục hồi rõ rệt, và giai đoạn lạm phát thấp và thị trường tiền tệ suy thoái sắp chấm dứt, thì một mức thâm hụt ngân sách quá lớn là không thể biện hộ được. Khi thị trường còn chưa có gì chắc chắn, một gói kích cầu thiếu nguồn tài chính đầy đủ có thể mang lại kết quả ngược với mong đợi. Vì tất cả những lý do đó, các biện pháp được đề xuất trong “kế hoạch 143.000 tỉ đồng” vẫn đang chờ phê duyệt cần phải được cân nhắc một cách thận trọng, các tác giả khuyến cáo.
Thâm hụt tài khoản vãng lai lớn
(Tính bằng triệu đô la Mỹ)
Ước 2009
Cân đối tài khoản vãng lai -4,622
Cán cân thương mại -5,552
Dịch vụ ròng -595
Thu nhập đầu tư -3,275
Chuyển khoản và kiều hối 4,800
Cán cân tài khoản vốn 1,950
Đầu tư FDI (luồng vào) 4,500
Vay trung hạn và dài hạn 1,450
Các nguồn vốn khác -4,000
Cán cân chung -2,672
Thay đổi dự trữ (-tăng) 2,672
Tài khoản vãng lai tính bằng phần trăm GDP -5.0
Nguồn: Ngân hàng Thế giới ước tính
Lưu ý: Trong cán cân thương mại giá trị xuất khẩu và nhập khẩu đều tính theo giá F.O.B

N.V.P lược trích

Giang Lê
Ông Jonathan Pincus đã có một bài phản biện rất hay. Tôi có một số "phản biện" của phản biện như sau:

- WB không đề cập đến chính sách tiền tệ cũng có lý của nó, đấy là việc của IMF. Vì đây là báo cáo cho các nhà tài trợ nên phải tập trung vào chính sách tài khóa và tình hình ngân sách.

- "Nhà xuất khẩu không được hỗ trợ gì và nhà nhập khẩu vẫn cứ nhập hàng". Điều này không hẳn chính xác, nhất là trong trường hợp của Việt Nam. Khi tỷ giá danh nghĩa cố định, chính sách nới lỏng tiền tệ sẽ làm lạm phát nội địa tăng tương đối so với lạm phát ở nước ngoài và tỷ giá thật sẽ tăng, do vậy sẽ có lợi cho nhập khẩu và hại cho xuất khẩu. Thực ra ông Pincus có đề cập đến điều này trong đoạn nói về tỷ giá thật.

- Giá vàng của Việt Nam hiện đã theo khá sát giá vàng thế giới nên khó có thể nói giá vàng trong nước tăng là do người tiết kiệm chuyển tài sản sang vàng. Giá bất động sản vẫn chưa có chuyển biến mạnh, không rõ mức độ dịch chuyển tài sản vào thị trường này thế nào nhưng có lẽ không nhiều như ông Pincus lập luận.

- "Ngân hàng trung ương phải mua nội tệ để bảo vệ tỷ giá, và do đó giảm lượng cung tiền". Với cơ chế quản lý tỷ giá bằng mệnh lệnh hành chính như hiện nay, NHNN không nhất thiết phải can thiệp vào thị trường ngoại hối để giữ tỷ giá cố định. Áp lực trong thị trường ngoại hối chứng minh điều này.

- Kết luận về bong bóng thị trường chứng khoán của ông Pincus rất quan trọng, nhưng cũng cần phải có một số điều kiện. Thứ nhất, chỉ số VN-Index tăng cùng với các chỉ số khác trên thế giới, nên có thể một phần do việc tránh rủi ro của nhà đầu tư Việt Nam và nước ngoài giảm. Thứ hai, vì VN-Index đã giảm quá nhiều nên giá trị chứng khoán ở Việt Nam đã quá rẻ, giai đoạn phục hồi vừa rồi có thể chỉ là quay về với các yếu tố cơ bản chứ chưa hẳn là bong bóng vì lãi suất thấp.

- Pincus nhận định đúng là Việt Nam có tình hình tăng trưởng dựa vào đầu tư, nhưng có lẽ một phần khá lớn đầu tư tập trung vào khu vực xuất khẩu. Cho nên mặc dù đóng góp xuất khẩu ròng vào tăng trưởng là âm thì đó chỉ là đóng góp trực tiếp, đóng góp gián tiếp sẽ bao gồm cả phần đầu tư vào khu vực xuất khẩu. Do vậy nếu trong thời gian tới thương mại quốc tế suy giảm thì xuất khẩu của Việt Nam cũng giảm và đầu tư vào khu vực xuất khẩu sẽ giảm theo.

Tổng số lượt xem trang