Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2016

Chính phủ yêu cầu đề xuất cơ chế cho ngân sách vay từ nguồn dự trữ ngoại hối Nhà nước

--01/04/2016
20 năm qua, chưa bao giờ bức tranh ngân sách xấu như bây giờ


Ngân sách quốc gia hiện nay đã hết dư địa, hoàn toàn không còn chỗ cho những dự án “ngàn tỷ” nằm đắp chiếu, hay cho hàng loạt tượng đài “vung tay quá trán,” và cho cả những dự án tiềm ẩn nhiều rủi ro như mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.

Trong 20 năm trở lại đây, chưa bao giờ bức tranh ngân sách xấu như bây giờ.

Chi thường xuyên tăng nhanh bất thường, đặc biệt trong giai đoạn 2010-2012, khiến cho toàn bộ thu ngân sách hầu như chỉ vừa đủ cho chi thường xuyên.

Điều này cũng có nghĩa là để đầu tư phát triển buộc phải đi vay, và kết quả tất yếu là thâm hụt ngân sách triền miên, cả nợ chính phủ và nợ công đều đã vượt trần.

Thu ngân sách không đủ chi thường xuyên và trả nợ

Với sự năng nổ của ngành tài chính, tốc độ tăng thu ngân sách danh nghĩa của Việt Nam khá cao, trung bình 16% trong giai đoạn 2003-2015 (số liệu của 2014 và 2015 là ước tính), trong khi chỉ số giá tiêu dùng trung bình trong cùng giai đoạn chỉ là 8,8%.

Thế nhưng ngay cả với tốc độ tăng nhanh như thế mà ngân sách hiện nay cũng không đủ để bù đắp chi thường xuyên và trả nợ.

Như minh họa trong hình 1, trong giai đoạn 2003-2011, chênh lệch giữa một bên là thu ngân sách (gồm cả viện trợ) và bên kia là chi thường xuyên và trả nợ (bao gồm cả nợ gốc và lãi) liên tục tăng.


Hình 1.

Thế nhưng trạng thái này thay đổi đột ngột từ năm 2012: từ mức thặng dư khá lớn là 112.000 tỷ đồng, thu ngân sách bị hụt so với chi thường xuyên và trả nợ tới 14.000 tỷ đồng. Xu hướng này vẫn đang tiếp tục và ước tính mức hụt của năm 2015 sẽ lên tới gần 100.000 tỷ đồng.

Khi thu ngân sách không đủ bù đắp cho chi thường xuyên và trả nợ thì hệ quả tất yếu là để có ngân sách cho đầu tư phát triển, Chính phủ buộc phải đi vay.

Điều này có nghĩa là Chính phủ cứ đầu tư thêm đồng nào thì ngân sách sẽ thâm hụt thêm và nợ công sẽ tăng thêm đồng ấy.

Vì thế, Chính phủ hiện nay đang đứng trước tình thế tiến thoái lưỡng nan: Để duy trì tăng trưởng thì không thể không đầu tư, nhưng càng đầu tư thì ngân sách càng thâm hụt và nợ công càng tăng.

Tình thế này càng trở nên nghiêm trọng khi ngân sách thâm hụt ở mức rất cao (trung bình 5,3%) trong một thời gian rất dài (từ năm 2000-2015), và khi mức nợ công (nếu tính đúng, tính đủ) đã vượt trần 65% từ lâu rồi.

Nói tóm lại, tình trạng tài chính công hiện nay rất bấp bênh, vừa hết dư địa vừa chứa đựng nhiều bất trắc.


Hình 2.

Chi thường xuyên tăng chóng mặt

Tại sao mức thiếu hụt của ngân sách so với chi thường xuyên và trả nợ ngày càng trở nên nghiêm trọng?

Nguyên nhân chắc chắn không phải do thu ngân sách kém vì như đã chỉ ra ở trên, tốc độ tăng thu ngân sách của Việt Nam khá cao.

Nguyên nhân cũng không hẳn đến từ việc trả nợ gốc và lãi, vì tốc độ tăng trả nợ danh nghĩa trong giai đoạn 2003-2015 là 15,8%, thấp hơn một chút so với tốc độ tăng thu ngân sách.

Nguyên nhân chính của tình trạng ngân sách hụt hơi là do chi thường xuyên danh nghĩa tăng với tốc độ chóng mặt, trung bình lên tới 19,6% trong giai đoạn 2003-2015.

Với tốc độ tăng nhanh như thế này, tỷ lệ chi thường xuyên trong tổng chi ngân sách (không kể chi trả lãi nợ vay) đã tăng từ 57,4% vào năm 2003 lên đến 80% theo ước tính lần đầu của ngân sách 2015 (hình 2).

Đáng lưu ý là cho đến năm 2011, tỷ lệ chi thường xuyên trong tổng chi ngân sách vẫn chỉ là 52,3%, tức là thấp hơn đáng kể so với năm 2003. Thế nhưng chỉ trong vòng một năm, từ 2011-2012, tỷ lệ này tăng vọt lên 58,3% và vẫn tiếp tục tăng nhanh trong các năm sau đó.

Nếu nhìn vào hình 2, có thể có ý kiến cho rằng tỷ lệ chi thường xuyên thực ra tăng không quá cao, mà lý do có thể là các khoản chi chuyển nguồn đang được “tạm tính” trong thành phần của chi thường xuyên. Điều này hoàn toàn có thể, song cần nhớ hai điều.

Thứ nhất, tỷ lệ chi thường xuyên giảm từ 57,4% năm 2003 xuống đáy 49,3% năm 2009, song tăng liên tục lên tới 60,4% năm 2013 (là năm gần nhất có quyết toán ngân sách).

Thứ hai, tỷ lệ chi thường xuyên và chi đầu tư đã tăng liên tục từ mức 1,7 lần vào năm 2003 lên tới gần 3 lần vào năm 2013 và có thể lên tới 4 lần vào năm 2015.

Tựu trung lại, tất cả bằng chứng hiện nay đều cho thấy thu thường xuyên đang tăng rất nhanh trong năm năm trở lại đây, và đó là lý do chính khiến cho ngân sách hụt hơi và làm cho tình thế “tiến thoái lưỡng nan” của Chính phủ ngày càng trở nên trầm trọng.

Ngân sách quốc gia đang rơi vào tình cảnh khó khăn nghiêm trọng. Nghiêm trọng đến nỗi Bộ trưởng Tài chính phải thốt lên “mấy năm nay, điều hành ngân sách như kiểu đi trên dây. Năm 2016 tiếp tục đi trên dây. Cứ tình hình này kéo sang năm 2017, dây mà đứt thì chúng ta chết”.

Còn Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư cảm thán rằng với vẻn vẹn 45.000 tỷ đồng ngân sách còn lại sau khi trừ đi chi thường xuyên thì “không biết phải làm gì, chưa nói đến phải trả nợ. Trả nợ xong gần như không có tiền để làm gì cả”.

Những cảnh báo như vậy là hết sức cần thiết, song cần thiết hơn là phải nhanh chóng thiết lập được kỷ luật ngân sách và cải thiện hiệu quả chi tiêu.

Ngân sách quốc gia hiện nay đã hết dư địa, hoàn toàn không còn chỗ cho những dự án “ngàn tỷ” nằm đắp chiếu, hay cho hàng loạt tượng đài “vung tay quá trán,” và cho cả những dự án tiềm ẩn nhiều rủi ro như mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.

Nếu không chấm dứt tình trạng này, sự sụp đổ của nền tài khóa quốc gia là điều không thể tránh khỏi.

Vũ Thành Tự Anh (Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright)
Thời báo KTSG



Sở GTVT TPHCM chưa nhận được đề án ‘vỉa hè…
Phí quốc lộ 5 tăng 50%, DN vận tải chỉ…
NHNN đã ‘hết trách nhiệm’ với gói 30.000 tỷ đồng



-Cho ngân sách vay dự trữ ngoại hối: Dễ tạo thành tiền lệ (NĐT 15-5-15)
Số liệu nhập siêu bị “thổi phồng”? (TT 16-5-15)


-Vũ Quang ViệtNăm điều cải cách đột phá (Diễn Đàn 15-5-15) ◄◄ 
Lời nói đầu: Bài này đã được trình bày tại Hội thảo Hè 2013 tại Singapore. Nhìn lại, tình hình vẫn không khác gì những điều được viết ở đây. Hiến pháp sửa đổi năm 2013 vẫn nguyên như cũ. Sắp tới lại bàn về cải cách ở Đại hội Đảng lần thứ 12. Liệu Đảng Cộng sản VN có thể tự đổi mới được không hay phải đợi ngày bị nhân dân cho về hưu?
Bài này nêu ra một số thể hiện cụ thể về sự lạm quyền nhà nước ở Việt Nam hiện nay và các cải cách cần thiết để ngăn chặn đồng thời thiết lập cơ sở cho thời quá độ đi từ thể chế hiện nay lên một thể chế dân chủ hoàn chỉnh hơn trong tương lai.


Quyền điều hành doanh nghiệp, ngân hàng nhà nước và chi tiêu ngân sách quá tập trung vào người đứng đầu chính phủ 
tất đưa đến lạm quyền và tranh giành quyền lực


Một nhà báo Mỹ khi viết về Việt Nam đã cho rằng để hiểu Việt Nam thì cứ hình dung thử về nước Mỹ khi mà Tổng thống Obama được quyền bổ nhiệm chủ tịch, tổng giám đốc của tất cả các công ty lớn ở Mỹ về điện thoại và nối mạng thông tin như ATT, Verison, Sprint Warner; về truyền thông như CBS, ABC, NBC về sản xuất xe hơi như General Motor, Ford; về khai thác dầu hỏa như ExxonMobil và Chevron; các ngân hàng như ChaseMorgan, Bank of America, v.v. Nếu Tổng thống Obama chỉ được thế thì quyền của ông ta còn kém xa Thủ tướng Việt Nam. Bởi vì quyền chi tiêu ngân sách của Tổng thống ở Mỹ bị hạn chế bởi ngân sách do Quốc hội biểu quyết thành Luật ngân sách. Tổng thống Mỹ phải tuân thủ luật, không được phép vi phạm. Ở Việt Nam thì khác hẳn, nghị quyết của Quốc hội chỉ nhằm biểu diễn rằng nước Việt Nam có bầu cử nhưng thực chất là các quan chức được cử ra để dân bầu (tất nhiên đó là quan chủ chứ không phải dân chủ), do đó mà Thủ tướng có thể chi vượt ngân sách đã được Quốc hội thông qua mà không bị coi là vi phạm luật, thậm chí chưa thấy bị Quốc hội phê phán. Và điều thực tế này đã xảy ra hàng năm, tỷ lệ chi ngân sách vượt mức Quốc hội quyết đã rất cao và còn đang tăng, từ 31% lên 42% trong khoảng thời gian 2007-2011. (Có thể dễ dàng lấy thông tin trên mạng và so sánh, thí dụ dự toán và quyết toán 20111).


Luật Ngân sách Việt Nam (Điều 23) còn viết rõ là Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ phải “Tạm ứng cho ngân sách nhà nước để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.” Chưa kể, như mới đây, thủ tướng còn đề xuất Ngân hàng Nhà nước cho ngân sách “vay” cả dự trữ ngoại tệ, thực chất là đề nghị NHNN in tiền mua ngoại tệ và giao cho chính phủ tiêu. (Xem bài Về việc dùng “dự trữ ngoại tệ” của NHNN trên mặt báo này). Ngân hàng Nhà nước (NHNN) như thế đã được sử dụng như một máy in tiền cho ngân sách; việc phải trả lại trong cùng năm là điều có thể dễ dàng lách. Ở các nước phương Tây, chính phủ phải phát hành trái phiếu để có tiền chi. Bán được hay không và ở giá nào là tùy thị trường quyết định. NHNN cũng có toàn quyền quyết định mua hay không, tùy thuộc vào đánh giá khả năng gây lạm phát của chúng.
Quyền điều hành ngân sách lại tỏa rộng trên các địa phương vì ở Việt Nam như năm 2013, có đến 22% ngân sách địa phương là do ngân sách trung ương cấp. Và có nhiều tỉnh có đến trên 50% ngân sách địa phương là từ trung ương. Tất nhiên quyền điều hành này có thể bị hạn chế nếu như tỷ lệ ngân sách rót từ trung ương xuống địa phương điều chỉnh tự động dựa vào các tiêu chí được lượng hóa một cách khách quan thay vì dựa vào quyền phân bố xin cho của cấp cao.
Khi quyền điều hành kinh tế bao gồm rộng lớn như vậy từ việc ký cho phép mở công ty, chỉ định người quản lý, đến phân chia ngân sách lớn, thì quyền của Obama trở nên quá bé so với quyền của Thủ tướng Việt Nam, vừa là lãnh đạo chính trị quan trọng, vừa là chủ tịch một công ty có tên là tập đoàn doanh nghiệp nhà nước. Nhưng ở đâu cũng vậy, quyền hành lớn và bao trùm như thế tất nhiên sẽ dẫn đến việc các nhóm quyền lợi chạy theo áp lực, tìm cách mua bán quyền lực hoặc đánh đổi giữa quyền lợi chính trị và quyền lợi kinh tế. Tưởng tượng như thế để thấy rằng quyền của ông Thủ tướng Việt Nam là như thế đấy và tiềm năng lạm quyền là lớn, bất kể ai ngồi ở ghế đó.
Có thể có người coi nhận xét trên là khập khiễng vì đối với họ Việt Nam là nước xã hội chủ nghĩa được tập thể, chứ không phải cá nhân, lãnh đạo. Nhưng thực tế là, lạm dụng quyền lực chính trị để trở thành độc tài cá nhân đã xảy ra khi kinh tế tư bản chủ nghĩa chưa được chấp nhận và phát triển ở những nước này. Ở nơi mà độc tài cá nhân bị ngăn cản thì lãnh đạo tập thể lại chính là nguyên do dẫn đến trì trệ, vì dựa dẫm nhau và chẳng ai chịu trách nhiệm. Nhưng ở một nước như Việt Nam, khi xã hội chủ nghĩa chỉ còn là cái vỏ vì về bản chất nó đã là một nước tư bản chủ nghĩa với đầy đủ ma lực của lợi ích kinh tế, thì tiềm năng lạm dụng quyền về cả chính trị và kinh tế là điều tất nhiên, và hơn nữa sai lầm lại có thể đổ tội cho tập thể. Khi thiếu vắng sự minh bạch của pháp luật về phân quyền và cân bằng quyền lực, thì việc tập trung quyền lực kinh tế vào bất cứ ai có quyền phân phát lợi ích kinh tế sẽ đưa tiềm năng lạm quyền thành hiện thực lạm quyền. Các cơ quan tư pháp vì không độc lập cũng sẽ dễ dàng bị sử dụng để truy bức những người muốn đòi công lý. Ngay Đảng cũng sẽ trở thành cái vỏ. Tranh giành quyền lực, có thể vì muốn chống lạm quyền, có thể vì muốn giành phần về phe mình, có thể vì lý tưởng trong sáng đã trở thành bản chất cốt lõi của chế độ; tập thể lãnh đạo chỉ còn là khẩu hiệu nhằm trốn tránh trách nhiệm cá nhân. Thực tế ở Việt Nam dù chỉ có một Đảng nhưng đã có ít nhất ba phe đánh nhau dưới gầm bàn. Nếu không có đánh nhau ngầm mới là chuyện lạ.

Việc không có quyền lãnh đạo thống nhất đối với quân đội và công an có thể làm suy yếu an ninh quốc gia


Việc chia chác quyền dưới gầm bàn (đúng hơn là trong chăn vì không ai biết ai tranh quyền ai) thể hiện khá rõ trong cách bổ nhiệm tướng lãnh quân đội và công an. Hiến pháp theo điều 103 nói rõ là Chủ tịch nước là người “Thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh” và “Quyết định phong hàm, cấp sĩ quan cấp cao trong các lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp ngoại giao và những hàm, cấp Nhà nước khác; quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự Nhà nước.” Nói tổng quát, Chủ tịch nước theo Hiến pháp không nằm trong chính phủ lại là người đứng đầu chịu trách nhiệm về quốc phòng, an ninh và ngoại giao. Chính phủ đứng đầu là Thủ tướng chỉ là người thực hiện. Nhưng thực tế có vẻ không phải vậy vì một số hàm tướng do Thủ tướng (không phải nhân danh Chủ tịch nước) phong, một số do Chủ tịch nước phong. Thông tin mới đây cho thấy Thủ tướng phong hàm tướng công an cho đến cấp trung tướng cho rất nhiều cán bộ công an, và sau đó là Chủ tịch nước phong hàm Thượng tướng công an. Thông tin trong quá khứ cũng cho thấy thấy là ngay từ năm 2004 (thời Phan Văn Khải làm Thủ tướng) Thủ tướng đã phong hàm tướng cho cả công an lẫn quân đội, và lại còn bổ nhiệm các chức vụ quan trọng như tư lệnh, phó tư lệnh quân khu. Nhưng ở chức vụ từ thượng tướng trở lên trong công an và quân đội thì được chủ tịch nước phong. Điều nay Chủ tịch nước Trường Tấn Sang làm mới đây và Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cũng làm trước đây.
Khó có thể thống lãnh quân đội và an ninh quốc gia khi mà có hai người đều có quyền phong tướng và bổ nhiệm chỉ huy như thế, và chính việc thực hiện như thế đi ngược với Hiến Pháp. Cơ quan nào có quyền đánh giá xem những hành động cụ thể đã xảy ra như trên là đúng hay là trật so với Hiến pháp hiện nay? Đấy là mới nói tới hai phe, còn phe lãnh đạo Đảng có quyền đến đâu đang là dấu hỏi. Phải chăng tình trạng một Đảng ba phe đã tạo ra các cuộc bắt bớ do từng phe thực hiện riêng để dằn mặt nhau thời gian qua?

Lạm quyền nhân danh “sở hữu toàn dân” đang đưa đến tình trạnh suy tàn của công lý và bất ổn xã hội


Người nắm quyền hành pháp hiện nay vừa nắm túi tiền ngân sách, vừa có thể trực tiếp điều hành doanh nghiệp quốc doanh, lại vừa có thể thu hồi đất của dân nhằm ăn chênh lệch giá. Nhà nước qua Luật Đất đai tự giao cho mình quyền tước hữu đất của dân dựa trên nguyên lý của Hiến pháp là “đất đai thuộc sở hữu toàn dân.” Theo Luật Đất đai, nhà nước ở mọi cấp có quyền “quyết định mục đích sử dụng đất..., định giá đất”(điều 5) và thu hồi “với mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế” (điều 38). Nghị định số 17/2006 viết thêm: "giá đất để tính bồi thường là giá đất theo mục đích đang sử dụng đã được ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định và công bố; không bồi thường theo giá đất sẽ được chuyển mục đích sử dụng". Như thế, nhà nước ở mọi cấp có thể nhân danh bất cứ mục đích gì để lấy đất của một hay nhiều nông dân giao cho người làm kinh doanh với giá do chính họ quyết, người được nhận đất sẽ được hưởng giá cao trên thị trường. Lấy đất của người này giao cho người khác theo điều kiện mà người cầm quyền quyết định rõ ràng phản ánh sự phân biệt đối xử có lợi cho giai cấp tư bản và bất lợi cho nông dân và người cô thế. Đối với hầu hết người Việt Nam, đất đai là tài sản sở hữu duy nhất và lớn nhất nhưng chưa được sử dụng hiệu quả, do đó việc chiếm hữu sẽ nhanh chóng đưa đến giầu có cho những người được chiếm hữu và làm bần cùng hóa người mất đất. Phát triển là thành thị hóa do đó với Hiến Pháp hiện nay, 70% dân chúng là nông dân sẽ là người chịu thiệt thòi nhất, nếu như việc trưng thu đất đai không được đền bù xứng đáng. Điều này đang tạo ra bất công, bất mãn và bất ổn trong xã hội. 90% khiếu kiện hiện nay liên quan đến đất đai. Thế nhưng hệ thống tòa án hiện nay chỉ hành động theo chỉ thị và Hiến pháp có tính phân biệt đối xử bằng hành động lấy của người này giao cho người khác.

Yêu cầu sửa đổi luật pháp có tam quyền phân lập nhằm chống lạm quyền


Vấn đề lạm quyền không chỉ dừng lại việc tạo ra trao đổi, buôn bán giữa quyền lực chính trị và lợi ích kinh tế mà còn dẫn đến suy tàn của công lý nếu không có quyền lực cản nhằm cân bằng lại như tính độc lập của tòa án.
Sự thiếu sót về tam quyền phân lập đưa đến yếu kém về cả tính dân chủ và tính pháp trị; nó cũng lộ rõ khi các cơ quan tư pháp vì không độc lập dễ dàng bị người có quyền sử dụng để truy bức những người dân muốn đòi công lý, nhất là khi họ đòi hưởng các quyền công dân, quyền bình đẳng về quyền sở hữu và cơ hội kinh tế chẳng hạn, và can đảm tố cáo tham nhũng.

Năm cải cách đột phá mà tình hình đòi hỏi


Tình hình Việt Nam đòi hỏi năm cải tổ cơ bản sau, bảo đảm có cơ chế phân quyền và cân bằng quyền lực dù rằng một đảng độc quyền vẫn tiếp tục tồn tại:
  1. Mở rộng quyền bầu cử thực sự và quyền ứng cử của dân chúng;
  2. Phân quyền và cân bằng quyền lực giữa các định chế nhà nước;
  3. Thiết lập tòa án Hiến pháp độc lập do Quốc hội bầu với nhiệm kỳ vĩnh viễn nhằm giải thích Hiến pháp và xem xét luật có phù hợp với Hiến pháp không;
  4. Luật hóa bảo đảm tính độc lập của tòa án nhằm bảo vệ công lý, bằng cách cho các thẩm phán nhiệm kỳ dài hạn hay cả đời ,trừ khi có lỗi nặng thì có thể bị truất bãi (impeach như ở Mỹ)
  5. Công nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai là một trong nhiều loại sở hữu từ sở hữu nhà nước (trung ương và địa phương) đến sở hữu tập thế, không có cái gọi là sở hữu toàn dân, bởi vì mọi sở hữu phải có sở hữu chủ, người có quyền cũng như trách nhiệm xã hội đối với việc sử dụng sở hữu.

Việc bàn thảo sửa đổi Hiến pháp cho đến nay cho thấy là các cấp lãnh đạo cao nhất trong Đảng Cộng sản Việt Nam đã nói “không” với tất cả năm yêu cầu cải cách cơ bản trên. Vậy thì làm sao có thể lãnh đạo cải cách? Hay nói cách khác, cải cách kể cả cải cách kinh tế ở Việt Nam đã bị khai tử. Chiêu bài “tái cơ cấu” rõ ràng không có nội dung và cái gọi là cải cách đã trở nên vô nghĩa. Việc lạm dụng quyền lực dùng ngân sách và quyền in tiền, quyền vay mượn để mở rộng khu vực doanh nghiệp nhà nước sẽ làm nền kinh tế Việt Nam ngày càng thiếu hiệu quả, nợ nần cao và sẽ đưa tới phá sản. Ngoài ra, việc Luật Tín dụng cho phép ngân hàng đầu tư vào chứng khoán, làm chủ doanh nghiệp và ngược lại doanh nghiệp mở ngân hàng đã tạo thành một hệ thống chằng chịt không thể kiểm soát, cho phép các nhóm lợi ích vây quanh lãnh đạo nhà nước và đảng, lấy đất của dân, mở công ty bằng tiền của nhân dân và nhà nước và khi phá sản thì nhà nước và nhân dân cùng chịu.2 Việc giải công cũng dễ dàng bị lạm dụng để làm giầu cho một thiểu số, nếu tư pháp tiếp tục bị chỉ đạo như hiện nay và hệ thống ngân hàng tài chính bị thâu tóm như hiện nay.
Lạm quyền chỉ có thể chống lại bằng quyền lực cản ngược cân bằng lại, được pháp luật chính thức công nhận. Hiện nay đã có một Đảng ba phe đấm bốc dưới gầm bàn. Thế thì tại sao không chính thống hóa việc đấm bốc cạnh tranh quyền lực bằng các qui luật minh bạch và công bằng?
Những ý kiến cụ thể dưới đây về tổ chức chính quyền dựa trên 5 điều cải cách đột phá nói đến ở trên vừa nhằm thiết lập một cơ chế phân quyền và kiểm soát quyền lực, vừa nhằm nâng cao vai trò lãnh đạo thống nhất quốc phòng và bảo vệ an ninh quốc gia của Chủ tịch nước, đồng thời cho phép mở ra cơ chế cạnh tranh giữa các ý kiến xây dựng đất nước một cách minh bạch. Hệ thống chỉ cần có sự nhất trí trong đảng lãnh đạo và nhân dân về việc xây dựng và thực hiện chính sách trong an ninh quốc phòng. Nơi cần có sự cọ xát ý kiến và chính sách một cách công khai chính là về chính sách liên quan đến kinh tế xã hội. Sự khác nhau về chủ trương của nhiều phái trong đảng là hoàn toàn bình thường, không những cần được chấp nhận mà cần được chính thức hóa trong đảng và trước công luận. Người dân, thông qua đại biểu quốc hội, là người quyết định chọn lựa chính sách bằng cách bầu Thủ tướng. Trong một đảng sẽ có ít nhất hai phe, phe đa số nắm quyền tổ chức chính phủ. Phe thiểu số trở thành phe đối lập. Tất cả sự chọn lựa phải được thể hiện thông qua lá phiếu của dân.
Như thế cơ chế này được tổ chức như sau:
  1. Nhân dân tự do ứng cử vào Quốc hội.
  2. Đảng bầu Tổng bí thư Đảng rồi giới thiệu ứng cử vào chức vụ Chủ tịch nước để nhân dân bầu trực tiếp, nhưng dù là ứng cử viên duy nhất cũng phải được ít nhất 51% phiếu bầu hợp lệ. Nếu không đủ phiếu, Đảng phải bầu Tổng bí thư mới để giới thiệu ứng cử. Điều này tạo tính chính danh cho chức Chủ tịch nước. Nhiệm vụ và quyền của chủ tịch nước phải được thực hiện đúng như Hiến pháp hiện nay, tức là tổng tư lệnh quân đội và trách nhiệm an ninh quốc gia (như Hiến pháp hiện nay) nhưng phải làm việc trong khuôn khổ luật pháp, và lại có hội đồng hiến pháp xem xét những quyết định hay luật lệ được đưa ra.
  3. Thủ tướng do Quốc hội bầu. Mọi đại biểu Quốc hội đều có quyền ra ứng cử. Đảng viên có thể tổ chức thành hai phe nhằm ứng cử vào chức Thủ tướng với chính sách và chương trình hành động cụ thể liên quan đến kinh tế xã hội. Thủ tướng có nhiệm vụ và quyền về kinh tế xã hội đúng như Hiến pháp hiện nay. Thủ tướng có thể bị Chủ tịch nước đề nghị miễn nhiệm bằng cách yêu cầu Quốc hội bầu lại hoặc quyết định bầu cử lại Quốc hội.
  4. Đảng đề cử cho Quốc hội bầu người vào Toà án hiến pháp. Tòa án hiến pháp độc lập và có nhiệm kỳ vĩnh viễn nếu hội đủ sức khỏe và tuân thủ luật pháp. Thẩm phán cũng được Thủ tướng đề cử để Quốc hội bầu với nhiệm kỳ dài hạn hay cả đời. Sự độc lập của tòa án là nhằm bảo vệ công lý. Nếu không có tòa án độc lập thì có hy vọng gì công lý.


Có người sẽ phê bình đề nghị trên là con đường đưa đến đa đảng. Nếu quả là thế thì đâu có gì sai nếu như đó là con đường quá độ đưa đến đa đảng một cách hòa bình khi điều kiện chín muồi tức là khi các cơ quan quyền lực đã được tổ chức và vận hành hoàn chỉnh và khi đảng không còn thu đủ lá phiếu tín nhiệm của nhân dân.

Vũ Quang Việt

8/8/2013

Chú thích:

1.  Tìm trên mạng, số liệu quyết toán theo báo cáo trước Quốc hội cao hơn nhiều so với số liệu do Tổng cục Thống kê xuất bản ở đây. Như thế phải lấy báo cáo ở Bộ Tài chính và Quốc hội.
2.  Tác giả đã phân tích những gì cần thay đổi trong Luật Tín dụng hiện nay và lý do trong bài Khủng hoảng và hệ thống tài chính tín dụng: Phân tích ứng dụng với kinh tế Mỹ và Việt NamThời Đại Mới, Tháng 3, 2013 .
-Ngân sách vay nguồn dự trữ ngoại hối: Chính phủ đã từng làm (ĐV 11-5-15)
- Việc cho ngân sách vay từ nguồn dự trữ ngoại hối nếu có địa chỉ cụ thể, khả năng thu hồi trong thời gian ngắn thì có thể lựa chọn cho vay.
TS Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính-tiền tệ quốc gia đã nói như vậy với Đất Việt.

Chỉ được thực hiện trong năm tài chính
Trong phiên họp thường kỳ tháng 4 vừa qua, Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, đề xuất cơ chế cho ngân sách vay từ nguồn dự trữ ngoại hối Nhà nước.
Đề xuất này được đưa ra trong bối cảnh ngân sách khó khăn, nguồn thu bị hạn chế, tình trạng bội chi thường xuyên xảy ra và đặc biệt là nợ công tăng cao.
hính vì vậy, dư luận cũng như giới chuyên gia kinh tế lo ngại, nhất là khi nguồn dự trữ luôn cần để đảm bảo cho việc can thiệp của Ngân hàng Nhà nước đối với tỉ giá ngoại hối trong nước khi có bất trắc.
Tuy nhiên TS Cao Sĩ Kiêm cho rằng, đây là điều không đáng ngại bởi việc ngân hàng cho ngân sách vay là chuyện bình thường, nhất là khi dự trữ ngoại hối dồi dào mà ngân sách lại đang khó khăn.
"Việc cho vay này có địa chỉ có khả năng thu hồi trong thời gian ngắn thì đều có thể lựa chọn cho vay", TS Cao Sĩ Kiêm nói.
Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ rõ, việc cho vay này đều có quy định chứ không phải lúc nào cần cũng có thể vay ngay được. Để cho ngân sách vay, nguồn dự trữ quốc gia có số dư cần thiết, đã đảm bảo cân đối được kể cả có bất trắc gì đó xảy ra là có thể ứng phó được ngay.
"Mọi việc đều có nguyên tắc dù rằng Thủ tướng Chính phủ thấy cần đều có thể chỉ đạo ngân hàng cho vay", TS Cao Sĩ Kiêm nói.
Trên thực tế trong Pháp lệnh ngoại hối sửa đổi năm 2013 có bổ sung sửa đổi một số điều có quy định Thủ tướng có thẩm quyền sử dụng dự trữ ngoại hối cho vay. Ở đây Bộ Tài chính sẽ đứng ra vay theo chỉ đạo của Thủ tướng.
Hay như Nghị định số 50/2014 về quản lý dự trữ ngoại hối cũng thiết kế quy định có thể dùng dự trữ ngoại hối cho ngân sách vay.
Tuy nhiên TS Cao Sĩ Kiêm cũng khẳng định: "Việc cho vay chỉ được thực hiện trong năm kế hoạch tài chính chứ không được kéo dài từ năm này sang năm khác, tức là tối đa chỉ trong thời gian 12 tháng. Việc này Ngân hàng nhà nước đã từng làm nhiều lần".
Việc cho ngân sách vay nguồn dự trữ ngoại hối chỉ được thực hiện trong năm tài chính
Việc cho ngân sách vay nguồn dự trữ ngoại hối chỉ được thực hiện trong năm tài chính
Phải có phương án cụ thể trình Quốc hội
Ông Đinh Văn Nhã, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội cũng cho rằng, việc Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan nghiên cứu đề xuất cơ chế cho ngân sách vay từ nguồn dự trữ ngoại hối cũng là bình thường.
"Tuy nhiên Chính phủ chỉ đạo làm như vậy phải có phương án cụ thể. Theo quy định là phải báo cáo Quốc hội. Việc này tương tự như trước đây Chính phủ đã xin ý kiến Quốc hội chi 8 tỉ USD để hỗ trợ lãi suất kích cầu cho thị trường", ông Nhã nói.
Trên thực tế ông Nhã cho rằng ngân sách đang thiếu phải đi vay mà hiện nay vay cũng rất khó khăn. Trong khi đó nguồn dự trữ còn dư, tỉ giá ổn định không có vấn đề gì phải cần can thiệp để ổn định tỉ giá nên dùng nguồn này để cân đối ngân sách cũng là bình thường", ông Nhã phân tích.
Tuy nhiên Phó Chủ nhiệm Ủy ban tài chính ngân sách của Quốc hội cũng nhấn mạnh, Chính phủ vay vào mục đích gì phải rõ. Giống như trước đây Chính phủ đã xin hỗ trợ lãi suất để kích cầu đầu tư, sau đó Quốc hội đã yêu cầu phải báo cáo lại.
"Phải làm thế nào cho có hiệu quả nhất từ nguồn vốn này. Đặc biệt là phải xử lý theo thẩm quyền", ông Nhã khẳng định.
Trên thực tế các khoản cho Chính phủ vay thường được dự trù có kỳ hạn nên sẽ có nhiều khả năng xảy ra “lệch pha” khi Ngân hàng Nhà nước cần thu hồi các khoản cho vay này cho các nhu cầu can thiệp khẩn cấp của mình nhưng Chính phủ không thể thu xếp được ngay nguồn để trả nợ.
Nhìn từ góc độ này, quỹ dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước sẽ chỉ còn tác dụng trên danh nghĩa.
Theo đó cũng có ý kiến cho rằng việc sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối chỉ nên được coi là giải pháp cuối cùng. Ở bối cảnh này, Chính phủ cần chú ý tiết giảm chi tiêu từ ngân sách nhằm giải quyết những khó khăn trước khi nghĩ đến việc sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối.


Năm ngoái vượt thu gần 4 tỉ đô la Mỹ, nhưng đã chi tiêu hết (TBKTSG 11-5-15)
-Chính phủ vay dự trữ ngoại hối: Cảnh báo nguy cơ (VEF 10-5-15)

- Việc Chính phủ vay quá nhiều từ dự trữ ngoại tệ có cạn nguồn dự trữ, dẫn tới tăng nguy cơ khủng hoảng cán cân thanh toán, hoặc ảnh hưởng tới tỷ giá.

Vừa qua NHNN vừa được giao phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch & Đầu tư nghiên cứu, đề xuất cơ chế cho ngân sách vay từ nguồn dự trữ ngoại hối Nhà nước. Đây là xu thế không tránh khỏi và là sự phát triển, tiến tới thể chế hóa và luật hóa các quan hệ giữa Chính phủ và NHNN. Đồng thời tiến tới tăng tính độc lập của NHNN tại Việt Nam.


Trên thế giới, hầu hết các ngân hàng trung ương (NHTW) độc lập với chính phủ. Sự độc lập này là điều cần thiết để NHTW có thể theo đuổi chính sách có tác động tích cực lên tăng trưởng và ổn định kinh tế trong dài hạn. Nếu không được độc lập với chính phủ, NHTW có thể nới lỏng chính sách tiền tệ quá mức theo yêu cầu của chính phủ (để kích thích tăng trưởng kinh tế), dễ dẫn tới biến động kinh tế và gây ra lạm phát.

Trên thế giới, việc chính phủ vay NHTW không hiếm, nhưng thường chỉ giới hạn ở vay tạm ứng (rất ngắn hạn) hoặc vay cho nhu cầu ổn định nguồn thu khi thu thuế không ổn định (vay khi thu thuế ít và sẽ trả lại khi khoản thu từ thuế tăng). Các khoản văn thường được dứt điểm trong một năm tài chính. Hạn chế NHTW cho chính phủ vay được coi là rất quan trọng để xây dựng mức tín nhiệm của NHTW, một thành phần quan trọng để đạt được chính sách tiền tệ hiệu quả.

Theo một gần đây nghiên cứu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), trong tổng số 152 nước trên thế giới được nghiên cứu, hai phần ba hoặc cấm ngân hàng trung ương cho chính phủ vay hoặc hạn chế ở vay ngắn hạn. Các nước phát triển và một số lượng lớn của các nước có cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt đều rất hạn chế việc NHTW cho chính phủ vay. Khi các khoản vay ngắn hạn được cho phép, trong hầu hết các trường hợp lãi suất thị trường được áp dụng, số tiền cho vay chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ của tổng thu ngân sách.

Tại các nước đang phát triển, việc NHTW cho chính phủ vay thường phổ biến hơn. Hơn một nửa số nước này cho chính phủ vay dưới hình thức ứng trước, chỉ một phần tư (24%) cho phép vay dài hạn hơn.

Tại các nước không cấm, thường quy định trong luật rất rõ ràng về các điều kiện NHTW cho chính phủ vay. Sáu khía cạnh cụ thể cần được luật hóa gồm: khối lượng tạm ứng trước tối đa; khối lương cho vay dài hạn tối đa; ai quyết định các điều kiện vay (ngân hàng hay chính phủ); đối tượng hưởng lợi; thời hạn vay; và lãi suất.

Cụ thể, trong 40 nước luật hóa cho phép NHTW cho chính phủ vay (chứ không chỉ tạm ứng), đa số các khoản cho vay chỉ được kéo dài tối đa 6 tháng, một vài nước cho tối đa 1 năm. Đối tượng hưởng lợi là chính phủ trung ương chứ không phải chính quyền địa phương hay doanh nghiệp nhà nước. Một số nước cho phép NHTW cho chính quyền địa phương vay như Canada, hay Ấn độ, do đặc điểm đất nước gồm nhiều bang.

Đa số các khoản vay đều bị tính lãi suất để buộc chính phủ có trách nhiệm với khoản vay. Lãi suất thường do NHTW áp đặt theo thông lệ thị trường. Một số nước châu Á như Ấn độ, Nhật Bản và Malaysia, lãi suất là do chính phủ và NHTW đàm phán. Ở đây, chúng ta cần làm rõ rằng tại các nước trên thế giới, NHTW thường có vị thế độc lập so với chính phủ, nên việc NHTW cho chính phủ vay này như là một giao dịch giữa hai thực thể tương đương nhau.

Việc để chính phủ quyết định mức lãi suất cho các khoản vay từ NHTW sẽ làm giảm quyền tự chủ và sự tín nhiệm của ngân hàng trung ương, và khuyến khích chính phủ vay thêm ngân hàng trung ương chứ không huy động từ các kênh truyền thống khác. Nếu lãi suất quá thấp sẽ càng khuyến khích chính phủ sử dụng NHTW như một kênh huy động tài chính và điều này là không tốt.

Ở hầu hết các nước, tạm ứng và vay không được vượt quá 10 % của thu ngân sách của năm tài chính trước đó hoặc trung bình của ba năm tài chính mới nhất. Nếu cho vay quá nhiều sẽ ảnh hưởng lớn tới năng lực của NHTW, đồng thời tăng nguy cơ không trả nợ của chính phủ cho NHTW. Nhiều nước quy định rõ chế tài nếu chính phủ không thanh toán nợ cho NHTW đúng hạn, như phong tỏa tài khoản hay không cho vay các năm sau.

Tại Việt Nam, nếu NHNN cho Chính phủ vay với khoản thời gian dài (vài năm) có thể không đúng với đa số thông lệ quốc tế. Cho vay dài với mục đích khác với mục đích ổn định ngắn hạn, ở đây là mục đích phát triển có thể gây ra một số ảnh hưởng xấu: giảm tính độc lập của NHNN, giám mức tín nhiệm của NHNN, có thể gây lãng phí nếu chính phủ không có ràng buộc dẫn tới chi tiêu không cận thận. Đồng thời việc tăng cung tiền trên thị trường có thể gây ra lạm phát.

Việc chính phủ vay quá nhiều từ dự trữ ngoại tệ có cạn nguồn dự trữ, dẫn tới tăng nguy cơ khủng hoảng cán cân thanh toán, hoặc ảnh hưởng tới tỷ giá. Đồng thời giảm dự trữ ngoại tệ sẽ ảnh hưởng về nhiều mặt, nhất là an ninh tài chính tiền tệ. Vì vậy, ngoài việc luật hóa quá trình vay, chính phủ cần cân nhắc rất kỹ việc vay từ NHNN, đặc biệt lại là lấy từ dự trữ ngoại tệ.


Vũ Quang Việt: Về việc dùng “dự trữ ngoại tệ” của NHNN (Diễn Đàn 8-5-15) 
Đọc tin chính phủ đề xuất Ngân hàng nhà nước (NHNN) cho vay dự trữ ngoại tệ làm ngân sách mà giật mình, dù chỉ là đề xuất nghiên cứu. 
Việc chính phủ yêu cầu ngân hàng nhà nước lấy dự trữ ngoại tệ cho chính phủ vay không khác gì chính phủ bảo NHNN in tiền mua ngoại tệ vào, rồi đưa ngoại tệ đó cho chính phủ sử dụng và qua đó nhận được một đống giấy nợ của chính phủ (dưới hình thức trái phiếu). 
Khi đã đưa dự trữ ngoại tệ cho chính phủ thì chúng không còn là dự trữ ngoại tệ nữa vì dự trữ ngoại tệ được định nghĩa là tài sản ngoại tệ nằm trong tay NHNN mà NHNN, vào bất cứ lúc nào, cũng có thể biến thành tiền mặt và sử dụng để điều phối cung cầu ngoại hối và giá ngoại hối trên thị trường nhằm phục vụ nhu cầu xuất nhập khẩu và trả nợ.
Yêu cầu trên của chính quyền có thể vừa làm mất quyền quyết định về chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước, vừa có nguy cơ làm nền kinh tế mất ổn định .

Tại sao?

1. In tiền để mua ngoại tệ trên thị trường: ảnh hưởng đến lạm phát tùy mức độ phát hành tiền. Tổng cung tiền (M2) cuối năm 2013 là 209 tỷ US (tương đương). Nếu mượn khoảng 20 tỷ có nguy cơ làm tăng giá thêm 5% nếu kinh tế chỉ tăng được 5%.  NHNN để trung lập hóa hành động in nêu trên thì phải phát hành trái phiếu để thu hồi tiền về. Liệu NHNN có khách hàng sẵn sàng mua trái phiếu NHNN không?  Từ năm 2006 đến nay kinh tế Việt Nam trở nên bất ổn với lạm phát cao cũng vì chínhh sách in tiền cung cấp tín dụng nhằm đạt tốc độ GDP cao của chính quyền.
2. Vơ vét ngoại tệ trên thị trường sẽ gây áp lực làm tăng hối suất; việc này sẽ làm hàng Việt Nam càng thêm mất tính cạnh tranh.
3. Ảnh hưởng cộng hưởng của hai hành động in tiền và vơ vét ngoại tệ sẽ làm hối suất mất giá ở mức lớn hơn, bởi vì ngân hàng nhà nước chỉ có thể mua ngoại tệ bằng cách in tiền đồng.  
Tất nhiên có một cách khác là NHNN có thể phát hành trái phiếu ngoại tệ nhưng điều này đâu có khác gì việc chính Bộ Tài chính phát hành trái phiếu ngoại tệ, tức là mượn tiền ngọai. Tôi chắc là để có người mua, lãi suất trái phiếu ngoại tệ phải cao và cần có bảo đảm của nhà nước.  Và như thế chẳng khác gì việc nhà nước đi vay thẳng nước ngoài như đã từng làm.
Tuy nhiên tại sao lại có hiện tượng kỳ quái là chính quyền yêu cầu NHNN làm điều trên?  Có lẽ họ đơn giản nghĩ rằng ra lệnh cho NHNN in tiền mua ngoại tệ rồi đưa cho mình tiêu thì là tiền chùa, khỏi trả lãi, mà cũng chẳng phải trả vốn.


Mũi nhọn hội nhập, 'thua trận' khắp nơi (VEF 10-5-15)
--Chính phủ yêu cầu đề xuất cơ chế cho ngân sách vay từ nguồn dự trữ ngoại hối Nhà nước
Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, đề xuất cơ chế cho ngân sách vay từ nguồn dự trữ ngoại hối Nhà nước để bổ sung vốn đầu tư phát triển, bảo đảm an toàn tài chính tiền tệ quốc gia.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 4/2015.
Theo đó, liên quan đến lĩnh vực ngân hàng tài chính, Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục theo dõi diễn biến kinh tế thế giới, kinh tế vĩ mô, cán cân thanh toán quốc tế và thị trường ngoại tệ,chủ động điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệtạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng để phát triển sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là lĩnh vực nông nghiệp.
Chính phủ cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, đề xuất cơ chế cho ngân sách vay từ nguồn dự trữ ngoại hối Nhà nước để bổ sung vốn đầu tư phát triển, bảo đảm an toàn tài chính tiền tệ quốc gia.
Bên cạnh đó, yêu cầu NHNN thực hiện có hiệu quả Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu.
Liên quan kế hoạch đầu tư, Chính phủ yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư đôn đốc, hướng dẫn các Bộ, cơ quan, địa phương xây dựng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020; tổ chức thẩm định và dự kiến phương án phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 theo quy định của Luật Đầu tư công, trình Chính phủ tại phiên họp thường kỳ tháng 8 năm 2015.
Bộ Kế hoạch đầu tư cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các giải pháp huy động nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển; tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư, khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ và các dự án đầu tư có giá trị gia tăng lớn.
Bộ Tài chính được yêu cầu tổ chức hướng dẫn, giám sát việc thực hiện Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 21/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách Nhà nước năm 2015; thực hiện tốt nhiệm vụ thu ngân sách nhà nướcđiều hành, quản lý chi ngân sách nhà nước chặt chẽ, đúng quy định. Quản lý chặt chẽ nợ công, tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý nợ công, cơ cấu lại nợ công.
Chính phủ đồng thời yêu cầu Bộ Tài chính phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu giải pháp hỗ trợ phát triển thị trường vốn. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan. Tăng cường quản lý giá, nhất là giá các mặt hàng liên quan trực tiếp đến quyền lợi người tiêu dùng.




-Việt Nam xếp hạng thấp về minh bạch ngân sáchViệt Nam vẫn chỉ được19 điểm trên 100 trong danh sách xếp hạng minh bạch tài chính năm 2012, đứng sau nhiều nước trong khu vực.Theo một nghiên cứu quốc tế công bố ngày 21/2, căn cứ chỉ số công khai ngân sách (Open Budget Index - OBI 2012) của 100 nước, Việt Nam vẫn còn khoảng cách khá xa so với các nước trong khu vực như Indonesia (62 điểm), Philippines (50 điểm) và Thái Lan (36 điểm).

Theo OBI 2012, Việt Nam vẫn ở trong số 36 nước có thứ hạng thấp nhất. Đến năm 2012, sau 4 kỳ đánh giá, Việt Nam đã tiến từ hạng 3 điểm năm 2006, lên hạng 10 điểm năm 2008, hạng 14 điểm năm 2010 và hạng 19 điểm năm 2012.


Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI) - một tổ chức phi chính phủ của Việt Nam được các nhà điều tra quốc tế lựa chọn để thực hiện đợt nghiên cứu này cho biết, nguyên nhân mấu chốt làm Việt Nam đứng ở hạng thấp là do bản dự thảo ngân sách nhà nước chưa được đưa ra công chúng để lấy ý kiến trước khi được Quốc hội phê duyệt chính thức.

Trong khi đó, 79 quốc gia khác trong số 100 quốc gia tham gia nghiên cứu đã công khai dự thảo ngân sách theo hướng dẫn của Tổ chức Tiền tệ Quốc tế (IMF) năm 2007 về minh bạch tài chính thông qua quá trình công khai ngân sách và thông tin công.

Bảng đánh giá chỉ số công khai ngân sách (OBI 2012) được thực hiện qua nghiên cứu độc lập của Chương trình hợp tác về ngân sách quốc tế (IBP) và Chương trình hợp tác về chính phủ mở (OGP), hai tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Mỹ.

Hai tổ chức này đã chọn CDI làm nhà điều tra tại Việt Nam.

Chương trình nghiên cứu và đánh giá này được bắt đầu từ năm 2006 theo định kỳ 2 năm một lần, thực hiện đánh giá công khai ngân sách ở 100 quốc gia.


Việt Nam xếp hạng thấp về minh bạch ngân sách

-
-Tẹo nữa là đưa vào mục kinh tế, may nhìn lại TT đưa ở mục CT-XH sao TT không nói rõ hẳn ra .., cứ ỡm ờ ... sợ nói tới quyền con người sao ???
- LHQ: 'VN thiếu minh bạch về tài chính'

Ông Lumina người vừa
hoàn thành chuyến công
du chín ngày tới VN.
Các mối quan ngại về nợ nước ngoài khá lớn tại Việt Nam thường được đánh giá về khả năng của chính phủ và các doanh nghiệp có thể để tiếp tục vay với lãi suất có thể chịu được.
Nhưng người nghèo mới thực sự là nhóm người chịu thiệt, trừ khi Việt Nam có hành động "cấp bách" để giảm thâm hụt ngân sách và thương mại lớn cũng như ngưng vay mượn thêm từ nước ngoài, một cố vấn của Liên Hiệp Quốc đã cảnh báo tại Hà Nội vào ngày thứ ba 29/03.


Ông Cephas Lumina, một luật sư nhân quyền Zambia và cũng là chuyên gia độc lập của Liên Hợp Quốc về tác động của nợ nước ngoài đối với nhân quyền, nói với các phóng viên rằng nếu chính phủ tiếp tục tăng vay nước ngoài để trang trải thâm hụt thương mại và ngân sách, điều đó "sẽ tạo gia tăng áp lực để lựa chọn giữa việc đi trả nợ và đầu tư xã hội. "

"Chính phủ chỉ ra rằng họ sẽ cố gắng hết sức mình để đảm bảo không có giảm chi tiêu xã hội," ông nói.
Nhưng ông nói thêm là nếu chính phủ không thể làm được như vậy, thì mức độ chăm sóc y tế, giáo dục và chương trình an sinh xã hội sẽ bị ảnh hưởng,
Một phần của vấn đề ở Việt Nam là sự thiếu minh bạch về tài chính, ông Lumina, người vừa hoàn thành chuyến công du chín ngày tới Việt Nam cho biết
Sau cuộc họp với các cơ quan chính phủ các ban ngành, các cơ quan nghiên cứu địa phương và các tổ chức quốc tế như IMF, ông nói ông đã nhận được "thông điệp lẫn lộn" về mức nợ nần nước ngoài của Việt Nam mà chính phủ nói là 42,2% GDP vào năm ngoái.
Ông lưu ý rằng con số nợ nước ngoài chính thức không nhất thiết bao gồm khoản vay của các doanh nghiệp nhà nước, mà ông coi là "khoản nợ tiềm ẩn" - mặc dù chính phủ cho đến nay từ chối trả nợ thay cho Vinsahin đối với số tiền mà các nhà đầu tư nước ngoài cho tập đoàn tai tiếng này vay mượn.

Bê bối tại Vinashin khiến nhà nước và doanh nghiệp VN đi vay khó và đắt hơn.
Nói cách khác đi là những sự kiện có thể xảy ra với các doanh nghiệp như Vinashin sẽ thay đổi cơ bản về bức tranh thực sự về nợ nần nước ngoài của Việt Nam.
'Thực sự nghiêm túc'
Ông Lumina biện luận rằng tài chính của chính phủ sẽ phải đối mặt thêm áp lực vì tiền gửi của kiều bào (gần 8% GDP trong năm ngoái) có thể bớt đi do người lao động tại hải ngoại là từ những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất của khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Trong động thái thuộc những biện pháp được thiết kế để điều chỉnh chính sách kinh tế theo hướng tập trung vào ổn định thay vì tăng trưởng, chính phủ Việt Nam nói rằng họ muốn giảm thâm hụt ngân sách từ khoảng 6% GDP vào năm ngoái xuống dưới 5% trong năm nay.

Ông Nguyễn Đình Cung, Phó giám đốc Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nói tại một diễn đàn kinh doanh vào hôm thứ Hai rằng chính phủ sẽ phải làm nhiều hơn nữa để thuyết phục các nhà đầu tư rằng họ thực sự nghiêm túc trong việc thắt chặt tài chính.

"Thâm hụt ngân sách phải được cắt giảm xuống 3,5% GDP, nếu chúng ta muốn gửi một thông điệp tới thị trường," ông nói.
Chính phủ đã đưa ra một tín hiệu nữa về ý định kiềm chế chi tiêu vào cuối ngày Thứ ba, khi tăng giá xăng 10% và giá dầu diesel 15%. Bộ Tài chính, nơi trợ giá nhiên liệu, nói rằng việc tăng giá xăng là kết quả của giá dầu tăng cao trên toàn cầu do bất ổn đang diễn ra ở Trung Đông và Bắc Phi.
Giá xăng dầu tăng có thể gây thêm tác động với lạm phát, vốn ở mức 13,9% vào tháng Ba. Tuy nhiên giới kinh tế gia nói rằng việc chính phủ tăng giá xăng dầu theo xu hướng giá toàn cầu là điều cần làm nếu Hà Nội muốn kiểm soát được chi tiêu.

Điều này chẳng giúp gì nhiều cho người nghèo, đối tượng sẽ phải chịu gánh nặng của chính sách thay đổi giá.
Chính phủ phải lựa chọn giữa cắt giảm vay nợ của mình hoặc thúc đẩy phát triển xã hội, tức là không thể lẫn lộn giữa hai việc được.

-Chuyên gia Liên Hiệp Quốc tìm hiểu nợ nước ngoài của Việt Nam (TT)-
TT - Chiều 28-3, Phó thủ tướng - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm đã tiếp ông Cephas Lumina, chuyên gia độc lập của Liên Hiệp Quốc về tác động của nợ nước ngoài đối với các quyền con người.
Trong chuyến thăm Việt Nam từ ngày 21 đến 29-3, ông Lumina đã có các buổi làm việc với đại diện các ủy ban của Quốc hội, các bộ, ngành liên quan của Chính phủ tại Hà Nội và TP.HCM; gặp gỡ và trao đổi với các cơ quan nghiên cứu, các thể chế tài chính, nhà tài trợ và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.

Ông Lumina là chuyên gia độc lập do Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc chỉ định nhằm giám sát và báo cáo về tác động của nợ nước ngoài đến nhân quyền. Chiều nay (29-3), ông Lumina có cuộc họp báo để thông báo về những kết quả ban đầu từ chuyến làm việc tại Việt Nam.
H.GIANG

Tổng số lượt xem trang