Thứ Tư, 10 tháng 6, 2009

Sau Thiên An Môn, Trung Quốc làm gì để sống còn..Cuộc chơi mèo và chuột tại các blogs Trung Quốc



After Tiananmen, China Wedded Force With Freedom (WP 7-6-09)
Sau Thiên An Môn, Trung Quốc đính hôn với tự do

By John Pomfret
Sunday, June 7, 2009
Hai mươi năm sau sự kiện Thiên An Môn, câu hỏi làm tôi bận tâm nhất không phải là bao nhiêu người đã chết, hay là có bao nhiêu cái chết tại chính quảng trường hay là chỉ trên các đường phố dẫn tới quảng trường mà là: Làm cách nào mà Đảng Cộng Sản đã thành công thoát ra khỏi sự kiện này mạnh mẽ hơn bao giờ hết?
Năm 1989, dàn đồng ca phương Tây đã dự đoán về sự sụp đổ của đảng CS TQ. “một chân trên chiếc ghế quyền lực và một dẫm phải vỏ chuối”..
Nhưng TQ đã chứng tỏ sự sai lầm của lời dự báo với một bước đi thông minh: trao cho nhiều người dân tại nông thôn, thành phố, phương tiện truyền thống, dịch vụ an ninh và cơ quan công quyền… một quyền hạn lớn hơn trong việc bảo vệ hệ thống chính quyền lúc đó.
Nếu nói tăng trưởng kinh tế 2 chữ số từ đầu thập niên 1990 là điều đã giữ cho các nhà cộng sản cầm quyền thì quá dễ dàng. Dù vậy, chuyến viếng thăm của Đặng Tiểu Bình tới Thượng Hải vào năm 1992 đã mở cánh cửa tiến hành cải cách kinh tế thị trường và chiến lược tăng trưởng định hướng xuất khẩu. Kết quả là thặng dư thương mại, dòng vốn đổ vào và xây dựng hợp đồng xã hội của Đặng với người dân Trung Quốc. Bạn có thể làm giàu và tôi không can thiệp nhưng nếu bạn đòi dính vào các vấn đề chính trị thì tôi sẽ hành động.
Nhưng các nhà cộng sản Trung Quốc cần nhiều hơn thế để có thể duy trì địa vị độc tôn. Thay vì ngăn cản sự thay đổi như trong năm 1989, họ đã nhận ra rằng họ cần phải lãnh đạo sự thay đổi. “Đi cùng thời đại” đã trở thành động lực mới của họ - tại cả vũng nước tù nông thôn và cả các đô thị lớn.
Tại nông thôn, với khoảng 1,3 tỷ dân số, đảng đã khuyến khích các doanh nghiệp làng nghề (TVEs) - chủ yếu là các nhà máy nhỏ tại nông thôn - đã tạo ra hàng triệu việc làm cho nông dân và là động lực tăng trưởng mạnh mẽ. TVEs đã là một lực đẩy trong quá trình đô thị hóa tại Trung Quốc. Gần 20 triệu người đã rời nông thôn và chuyển tới thành phố trong 20 năm qua.
Những nhà máy này và các dự án phát triển khác cũng đã tạo ra vấn đề. Từ đầu thập niên 1990, các quan chức trong đảng và các nhà phát triển dự án đã cùng nhau đẩy hàng triệu nông dân ra khỏi ruộng đất của họ để xây nhà máy và các khu phát triển. Điều này đã đẩy tới các cuộc phản đối lớn. Nhưng ĐCS đã học được bài học Thiên An Môn. Thay vì đàn áp, họ chỉ bỏ từ những người lãnh đạo nông dân và mua chuộc số còn lại, đền bù cho họ đủ để duy trì một cuộc sống bình thường.
Nhận thức được chênh lệch lớn giữa người giàu và nghèo, ĐCS cũng đã thông báo miễn thuế cho nông dân. Tuy không thành công trong xóa bỏ khoảng chênh lệch, nhưng cũng đã giúp cho nông dân khá nhiều.
Tại các thành phố ĐCS cũng đã tiến hành các cuộc cải cách thu hút được tầng lớp trung lưu đang ngày gia tăng tại Trung Quốc. Chương trình quan trọng nhất là cải cách nhà ở, cho phép người dân mua nhà cho riêng mình. Sở hữu căn hộ tại các thành phố đã tăng từ 17% lên tới 80% trong 2 thập niên qua, trong khi diện tích sống trung bình/ người đã tăng từ 80 feet vuông lên tới gần 300. Bất kỳ ai đã sống tại Trung Quốc đều nhìn thấy thành quả của cải cách công nghiệp.
Nhưng ngoài thu nhập, cải cách nhà ở đã tạo ra những thay đổi xã hội cơ bản. Đầu tiên, nó tạo ra một xã hội sở hữu. Cuộc tuần hành đổ máu tại Thiên An Môn năm 1989 được thực hiện bởi những người ‘không có gì cả’ "nothing to their names.". Nhưng dân thành thị Trung Quốc hiện nay sở hữu căn hộ, ô tô và Jacuzzis- những thứ mà họ thực sự không muốn bị mất.
“Tôi đã phải vật lộn để có từng chút một tại Trung Quốc”, Tom Lee người đã ra khỏi Đảng sau sự kiện June 4, có bằng PhD tại Mỹ và trở về Trung Quốc để mở một hãng phần mềm. “Tôi muốn bảo vệ nó. Tôi không muốn thêm một cuộc cách mạng nữa”.
Cải cách nhà ở cũng góp phần tăng tự do cá nhân, làm tăng tỷ lệ ly dị thông qua việc tạo ra một thị trường thuê nhà, giúp những cặp chán ngán có chỗ để đi, và những người yêu nhau có chỗ sống cùng mà không cần cưới hỏi.
Tự do cá nhân cũng được mở rộng, theo những cách khác nhau, nhất là tại các thành phố. Các nhà cộng sản già cỗi tại Trung Quốc đã kiểm soát mọi thứ. Bạn cần giấy chứng nhận để cưới, để ly dị, có con, về hưu, đi du lịch trong nước hay ra nước ngoài, di cư, đổi việc. Ngày nay, khi người Trung Quốc tốt nghiệp đại học, họ tự tìm việc. Muốn đi du lịch? Cưới xin? Ly dị? Thoải mái.
Đảng cũng đã cải cách cách thức quản lý truyền thông và suy nghĩ. Họ đã tạo ra một hệ thống các điểm giám sát tân tiến. Cộng đồng sinh viên đại học và giới thượng lưu có thể xem TV vệ tinh không bị kiểm duyệt và cánh cửa Internet nhìn chung không bị chặn. Phần dân chúng còn lại không được may mắn như vậy, nhưng tổ chức truyền thông và tuyên truyền cũng đã thay đổi.
Đảng CS cũng cho phép Internet trở thành một sân chơi công cộng, và các quan điểm trái Đảng có thể được phép đưa lên --không tự do, nhưng đủ để làm một van xả. Các hệ thống kiểm duyệt cũng làm thay đổi cách thức kiểm soát truyền thông. Khi một sự kiện lớn xuất hiện, như động đất năm ngoái hay dịch SARS 2003, hệ thống kiểm duyệt nói chung làm giảm sức ép chính trị bằng cách cho phép một vài tuần thông tin tự do trước khi đưa vào khuôn khổ - một sự thay đổi đáng kể so với trước đây khi những chủ đề nhất định bị cấm.
ĐCS ngày nay cũng sử dụng dịch vụ an ninh một cách khác hẳn. Họ đã học được một bài học quan trọng từ Thiên An Môn. Tránh tắm máu khi có thể, nhưng đồng thời cũng đảm bảo rằng người dân hiểu hệ thống này vẫn có thể đấu lại khi phải đối mặt với mối đe dọa. Việc đàn áp phái Pháp Luân Công trong 1 thập niên, các phong trào Tây Tạng, Tân Cương, đưa ra thông điệp “Nếu bạn ra khỏi vạch, luôn có những người cứng rắn chờ đón bạn”.
Cuối cùng ĐCS cũng có thay đổi. Thiên An Môn đã cứu ĐCS khỏi sụp đổ, nó đã buộc ĐCS phải điều tra sâu rộng về tại sao một số đảng chính trị đã thành công nắm quyền và tại sao những đảng khác lại thất bại. Kết quả của sự nghiên cứu đó là nó đã thay thế hàng nghìn đảng viên kém cỏi bằng những kỹ thuật viên, sinh viên tốt nghiệp. Nó mở cửa cho thương gia những người hàng thập niên trước có thể đã bị bỏ tù vì dám bước vào ‘con đường tư sản’. Hiện nay Đảng vẫn tiếp tục đào tạo cán bộ (hầu hết thứ trưởng đều học tại phương Tây, và nhiều người nói được tiếng Anh) và đảng cũng đưa ra điều kiện cao hơn để được kết nạp . <<<<::: trong khi VN phải hạ điều kiện vì không hạ thì không có cho dù là lớp 3 trường làng >>>> Đảng cũng đã thực hiện thí điểm dân chủ trong đảng để xóa bỏ tham nhũng hay các quan chức không có khả năng cạnh tranh, và đã nỗ lực rất lớn để hạn chế xung đột nội bộ.
Tất nhiên TQ và ĐCS đang đối mặt với nhiều vấn đề. Dân số là một vấn nạn khủng khiếp. TQ là nước đầu tiên trên thế giới có thể trở nên già trước khi giàu. Môi trường ô nhiễm. Và ở một mức độ nhất định hệ thống chính trị TQ vẫn hạn chế thông tin, và sẽ tàn phá nỗ lực kinh tế. Nhìn chung , đảng vẫn chưa tìm được lý do nào khác cho sự duy trì chính bản thân của ĐCS. Nhưng tại TQ, điều này giống như là vấn đề của ngày hôm khác.
Sau khi các nhà phân tích phương Tây nhận ra rằng, Đảng TQ sẽ không sụp đổ, họ đưa ra những bài khác-- cho rằng thị trường tự do và thương mại sẽ mang dân chủ tới TQ. Nhưng điều này cũng không tới. Ngày nay, 20 năm sau thử thách lớn nhất của ĐCS TQ, họ vẫn duy trì được quyền lực và trỗi dậy thành công- và đã làm được như vậy theo cách của họ.

pomfretj@washpost.com
------------------
Nhưng nhìn này...Cat and mouse plays out in Chinese blogs
Cuộc chơi mèo và chuột tại các blogs Trung Quốc
By Tom Mitchell and Kathrin Hille
Published: June 8 2009 17:26 | Last updated: June 8 2009 17:26
Một thế hệ các nhà hoạt động đang cố gắng đấu tranh cho cô Deng Yujiao, 21 tuổi nhân viên khách sạn trong vụ điều tra về cái chết của một quan chức ăn cướp địa phương.
Một số phòng chat và các blogs đã tập trung nói về trường hợp này đã bị đóng, và những lời nhận xét nặng nề chỉ có thể tìm thấy qua các máy chủ proxy. Họ còn lập ra cả một trang mạng về cô Deng, www.dengyujiao.net, tuy đã bị chặn tại Trung Quốc nhưng vẫn thu hút được lượng truy cập và bàn luận.
“Đây có thể là kết quả của nhiều lời kêu gọi của người dân, nhất là công dân mạng, đã chứng minh quyền lực của Internet” theo một blogger Yi Sheng Pingan. “Người dân đứng về phía Deng Yujiao cho thấy họ ghê tởm các quan chức tham nhũng Trung Quốc. Luật pháp có thể giải quyết trường hợp này [Deng] nhưng không giải quyết được vấn đề chính trị đằng sau nó”.
Zhou Shuguang, một blogger, nói thêm “ Mỗi khi chúng ta học thêm một ít từ việc các quan chức đang cố lừa chúng ta như thế nào, chúng ta thành công trong việc giành được một ít tự do thông tin và tăng thêm tính pháp quyền hơn nữa.”
Copyright The Financial Times Limited 2009
-------
Tự do đâu có phải món quà trên trời rơi xuống nhỉ ! Phải giành giật từng chút một ... và chúng ta phải hiểu giá trị của nó...!

Tổng số lượt xem trang