Thứ Ba, 9 tháng 6, 2009

South China Sea fishing ban "indisputable": foreign ministry spokesman

South China Sea fishing ban "indisputable": foreign ministry spokesman

BEIJING, June 9 (Xinhua) -- In response to Vietnam's request to overturn China's ban on fishing in the South China Sea, a spokesman of China's Foreign Ministry said here that it is China's regular measures to protect marine resources within its own territorial waters.
Qin Gang, spokesman of the Foreign Ministry, was quoted by Tuesday's Global Times as saying that China has "indisputable" sovereignty over the South China Sea islands, including Xisha and Nansha islands, and their adjacent waters.
"It's a regular and justified administrative measure of China to post a summer fishing ban within the South China Sea, with the aim of protecting the sustainability of marine life in this area," Qin said.


China officially imposed the ban on May 16 to prevent overfishing, and it has sent eight patrol ships to monitor 128,000square kilometers of the South China Sea.
But the area, a huge exclusive economic zone surrounding the Nansha and Xisha islands, has long been coveted by Vietnam.

Vietnam government spokesman Le Dung said that Vietnam's Ministry of Foreign Affairs had called the Chinese embassy in Hanoi in urging China to cease operations in the sea.
Vietnamese Deputy Foreign Minister Ho Xuan Son told China's ambassador to Vietnam Sun Guoxiang that increased Chinese patrols had led to more arrests and fines affecting "normal fishing activities by Vietnamese fishermen in Vietnam's traditional fishing grounds."
Zhuang Guotu, dean of the Research School of Southeast Asian Studies at Xiamen University, told the Global Times that China shows a firm attitude on the protection of its sovereignty over the South China Sea.
"Fishery resources are also safeguarded by the Chinese fishery administration vessels," Zhuang said.//

Liệu có chịu nổi không? Lệnh cấm đánh bắt cá là ‘không thể tranh cãi” ??????????? Bọn mất dạy... đọc lại giọng hàng tôm hàng cá của nó khi nói chuyện với các chú kanguroo----------------------
TQ: Việc cấm đánh cá là ‘không thể tranh cãi’ VOA
Đáp lại lời đề nghị của Việt Nam yêu cầu Trung Quốc ngưng cấm ngư dân Việt Nam đánh bắt cá ở khu vực biển Nam Trung Hoa mà Việt Nam gọi là Biển Đông, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng cho rằng đó là biện pháp thường lệ của Trung Quốc nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản tại các vùng lãnh hải của nước này.

Tờ Thời báo Hoàn cầu hôm nay trích lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Tần Cương, nói rằng Trung Quốc có chủ quyền ‘không thể tranh cãi’ đối với các hòn đảo ở vùng biển Nam Trung Hoa, bao gồm cả quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa) và Nam Sa (tức Trường Sa) cùng các vùng biển gần kề.

Ông Tần được tờ Thời báo Hoàn cầu hôm nay trích lời nói: “Việc cấm đánh bắt cá ở khu vực biển Nam Trung Quốc là một biện pháp hành chính thường lệ và hợp lý của Trung Quốc nhằm bảo vệ sự bền vững của nguồn hải sản trong khu vực này.”

Theo Tân Hoa Xã, Trung Quốc đã chính thức áp dụng lệnh cấm bắt cá hôm 16/5 và đã triển khai 8 tàu tuần tra bảo vệ 128,000 km vuông khu vực vùng biển Nam Trung Hoa.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Dũng cho biết mới đây Bộ Ngoại giao Việt Nam đã triệu đại sứ Trung Quốc ở Hà Nội tới để yêu cầu Trung Quốc ngừng mọi hoạt động ngăn cản ngư dân Việt Nam ở vùng biển Đông.

Trong cuộc làm việc này, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn nói với đại sứ Trung Quốc ở Việt Nam, ông Tôn Quốc Tường, rằng các hoạt động tuần tra tăng cường bắt giữ của Trung Quốc đã 'ảnh hưởng tới các hoạt động đánh bắt cá bình thường của ngư dân Việt Nam tại ngư trường truyền thống của Việt Nam'.

Tờ Thời báo Hoàn cầu cũng trích lời một chuyên gia về Đông Nam Á của nước này nói rằng Trung Quốc đã thể hiện một thái độ kiên quyết nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh hải khu vực biển Nam Trung Hoa.
-------------
Trung Quốc: "Lệnh cấm đánh cá ở Biển Đông là không thể bàn cãi"
Trung Quốc: "Lệnh cấm đánh cá ở Biển Đông là không thể bàn cãi"
10/06/2009 11:31 (GMT + 7)
Đáp lại yêu cầu của Việt Nam về việc đảo ngược lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông của Trung Quốc, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố, đó là những biện pháp thông thường của Bắc Kinh để bảo vệ nguồn tài nguyên biển trong lãnh hải của nước này.

Trước lệnh cấm ngư dân Việt Nam đánh bắt cá trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã "đề nghị phía Trung Quốc không có các hoạt động cản trở hoạt động bình thường của ngư dân Việt Nam".

Nhưng gần đây, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại tuyên bố "Đó là một biện pháp hành chính thông thường và hợp lý của Trung Quốc để đưa ra lệnh cấm đánh bắt cá vào mùa hè ở Biển Đông nhằm bảo vệ bảo tồn nguồn lợi hải dương ở khu vực này".

Để rộng đường dư luận, đảm bảo tính thông tin đa chiều, Tuần Việt Nam xin đăng tải nguyên văn bài viết "South China Sea fishing ban "indisputable": foreign ministry spokesman.", đăng trên Tân Hoa Xã.
Ông Tần Cương - Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Ảnh: xinhuanet.com
Tờ Thời báo Hoàn Cầu trích lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương tuyên bố, Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo ở Biển Đông, gồm cả quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và những vùng biển lân cận.
"Đó là một biện pháp hành chính thông thường và hợp lý của Trung Quốc để đưa ra lệnh cấm đánh bắt cá vào mùa hè ở Biển Đông nhằm bảo vệ bảo tồn nguồn lợi hải dương ở khu vực này", ông Tần nói.
Trung Quốc đã chính thức áp đặt lệnh cấm đánh bắt từ hôm 16/5 và đã phái 8 tàu tuần tra tới giám sát 128.000 km vuông trên Biển Đông. Tuy nhiên, đặc khu kinh tế khổng lồ bao quanh quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, đã từ lâu là nơi Việt Nam thèm muốn.
Phát ngôn viên chính phủ Việt Nam Lê Dũng tuyên bố, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã yêu cầu Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội kêu gọi chính phủ ở Bắc Kinh ngừng các hoạt động trên biển.
Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn nói với đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Tôn Quốc Tường rằng việc Trung Quốc tăng cường tuần tra sẽ dẫn tới có thêm nhiều vụ bắt bớ và phạt, ảnh hưởng tới các hoạt động đánh bắt cá bình thường của ngư dân Việt Nam tại khu vực đánh bắt truyền thống của Việt Nam.
Ông Trang Quang Thổ, Trưởng khoa Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học Hạ Môn nói với Thời báo Hoàn cầu rằng Trung Quốc đã tỏ rõ thái độ cứng rắn về việc bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông. "Hạm đội tàu tuần tra ngư nghiệp cũng sẵn sàng bảo vệ nguồn hải sản.", ông Trang cho hay.

(Hoài Linh dịch nguyên văn từ Tân Hoa Xã)
Đề nghị Trung Quốc không cản trở ngư dân Việt Nam
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã giao thiệp với Đại sứ quán Trung Quốc, đề nghị phía Trung Quốc không có các hoạt động cản trở hoạt động bình thường của ngư dân Việt Nam.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng cho biết, ngày 4/6, Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn đã giao thiệp với Đại sứ Trung Quốc Tôn Quốc Tường, lưu ý việc phía Trung Quốc gần đây thực hiện lệnh cấm đánh cá tại một số vùng biển, trong đó có những khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông và tăng cường tàu tuần tra, bắt, phạt tàu cá tại những vùng biển này.
Thứ trưởng cho rằng điều đó đã và đang ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của ngư dân Việt Nam tại ngư trường truyền thống của Việt Nam, gây bức xúc trong dư luận, không có lợi cho quan hệ hai nước, đề nghị phía Trung Quốc không có các hoạt động cản trở công việc làm ăn bình thường của ngư dân Việt Nam trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Đại sứ Trung Quốc đã hứa sẽ báo cáo về nước đề nghị của phía Việt Nam.
(Theo TTXVN)


Phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam:Đề nghị Trung Quốc không cản trở ngư dân Việt Nam

Mời đọc thêm bài cùng chủ đề:Biển sóng, biển sóng
Biển Đông và vấn đề chủ quyền lãnh thổ đất nước
Ứng xử biển Đông: Nghiên cứu kỹ lưỡng, cân nhắc lợi ích


"Ngăn ngư dân VN trên biển VN là xâm phạm chủ quyền…”
TQ tuyên bố phong toả ngư trường, ngăn chặn tàu thuyền VN đánh bắt trên biển Đông, trong đó có những vùng biển thuộc chủ quyền lãnh hải của VN đang gây tâm lý lo lắng cho ngư dân miền Trung.

Đại biểu Quốc hội “mất lửa”, do đâu?
(TuanVietNam) - Báo cáo KT-XH năm nay lại trình QH muộn, báo cáo về dự án bô-xít cũng phải chờ đến khi đại biểu “nhắc” mới có. Việc QH tỏ ra thiếu “uy” trước hành pháp như vậy thực ra xuất phát từ những cái khó riêng của đại biểu, và chuyện không dễ giải quyết trong một sớm một chiều.

Vụ đòi bồi thường 118 triệu USD: Cần giải pháp tối ưu (LD)
Dư luận TPHCM tiếp tục "nóng" sau thông tin trên báo Lao Động về việc nhà đầu tư Hàn Quốc cho biết, sẽ đòi bồi thường 118,8 triệu USD tại Tòa án quốc tế, một khi kết quả đấu thầu chọn nhà đầu tư ở dự án tam giác Trần Hưng Đạo - Nguyễn Thái Học - Phạm Ngũ Lão, quận 1, TPHCM - bị huỷ.

Toà án không phải là nơi để người dân để sợ sệt (LD)
Ngày làm việc thứ 3 (8.6) của Đại hội lần thứ 17 Hội Luật gia Dân chủ quốc tế (IADL) tại HN, bên cạnh các chủ đề "Toàn cầu hoá, các quyền kinh tế, văn hoá xã hội"; "Phát triển và các quyền môi trường", các đại biểu luật gia quốc tế đặc biệt quan tâm đến trình bày của giới luật gia VN về chủ đề "Sự độc lập của hoạt động xét xử".

Vn-Index lên 590-620, bầy thú sẽ thịt cừu (VnExpress)
Dự đoán trong tuần này, thị trường chứng khoán tiếp tục lên, có điều chỉnh nhẹ ở ngày thứ 5 hoặc thứ 6. Sang đầu tuần sau sẽ hình thành 2 xu hướng, hoặc lên mạnh hoặc tiếp tục xả hàng. (Tran Dinh Kham)
>Ý kiến bạn đọc (phần 1)

Năm 2007, khi mà tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức chóng mặt thì chứng khoán cũng lên ở mức chóng mặt. Nhà đầu tư đang kỳ vọng vào lợi nhuận vô hình và rồi bụp, nền kinh tế xì hơi cũng chóng mặt do lạm phát, an ninh lương thực, năng lượng và quản lý rủi ro không còn dự đoán được.
Đó là quá khứ. Sau thời kỳ tiền của đám đông chảy vào túi một số nhà đầu tư chuyên nghiệp, lượng tiền Việt Nam đồng được đưa vào mua đôla, đẩy giá đôla lên cao chóng mặt. Một lượng tiền lớn tiếp tục đổ từ túi người này sang túi người khác vì bà con tranh nhau bán đôla để gửi VNĐ (do thời kỳ đó lãi suất huy động là không tưởng).
Tiếp theo, khi mà lượng tiền của các chú cừu cạn kiệt cũng là lúc Nhà nước triển khai chính sách kích cầu, việc vay tiền quá thuận lợi và ưu đãi. Một số tiền đã chảy vào một số công ty để đảo nợ, số khác chảy qua thị trường chứng khoán để hòng kiếm lời khi mà tình hình kinh tế mới bước đầu đứng dậy để đi.
Bầy thú điện tử nhân một vài tin tốt bắt đầu liên kết tạo tâm lý tốt cho đám đông vừa trải qua cơn bão. Lập tức tất cả ào ào vào thị trường để hòng thu lợi. Bầy thú điện tử sẽ thịt luôn? Không bọn chúng sẽ nuôi bày cừu kia lớn bằng lòng tham và sự kỳ vọng đến ảo tưởng. Con cừu nào khôn ngoan biết chọn thời điểm mà tách đàn thì OK, con nào không khôn ngoan thì sẽ phải đến lò mổ để thịt.
Cũng cần phân tích thêm, những chú cừu đang ra sức phi vào đám cỏ đã đặt bẫy, đẩy thị trường lên cao chóng mặt. Khi mà cái ngưỡng quá cao như thế, bày thú bắt đầu tuồn hàng từ từ, thịt từng chú một đến khi thị trường đảo chiều thì chỉ còn những chú cừu ngơ ngác với nhau trong lò mổ. Bầy thú đứng ngoài cười khà khà để bầy cừu dẫm đạp lên nhau mà chạy thoát thân, thị trường đi xuống. Và khi bầy cừu tiếp tục chơi chứng khoán với cái kiểu tâm lý đám đông thế này thì chỉ có một số chú cừu thành thú điện tử, còn đám đông lại bước vào chu kỳ mới.
Nhìn về lực cầu thị trường hiện tại có thể thấy nhu cầu mua còn rất lớn, đồng thời nhà đầu tư đang ghìm hàng còn rất nhiều. Nó như là 2 thái cực đối lập, và khi đã xả rồi thì số cầm tiền sẽ không tham chiến và số xả chậm chân, không đúng thời điểm sẽ là số thịt cho bữa nhậu này.
Dự đoán trong tuần này, thị trường chứng khoán tiếp tục lên, có điều chỉnh nhẹ ở ngày thứ 5 hoặc thứ 6. Sang đầu tuần sau sẽ hình thành 2 xu hướng, hoặc lên mạnh hoặc tiếp tục xả hàng.
Theo thiển ý của tôi, có lẽ bầy thú đang chờ VNI lên 590 – 620 thì bắt đầu thịt cừu.
--------------
Chất vấn sẽ "nóng" với bô-xít, sân golf, lao động nước ngoài
15:26' 09/06/2009 (GMT+7)
- Trong 222 câu hỏi mà ĐBQH gửi tới Thủ tướng và 19 thành viên Chính phủ, nội dung được quan tâm nhiều nhất là chủ trương khai thác bô-xít, quản lý lao động phổ thông nước ngoài, gói kích cầu và đất sân golf. 23 câu hỏi được gửi cho Thủ tướng. Các bộ trưởng Công thương, Lao động - Thương binh - Xã hội và Giáo dục - Đào tạo nhận được nhiều chất vấn nhất.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn cho hay, đoàn thư ký vẫn đang gửi phiếu xin ý kiến đại biểu để "chốt" danh sách cũng như các nhóm vấn đề đưa ra chất vấn.
Dự kiến, ngoài Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng sẽ có 6 bộ trưởng đăng đàn lần này: Bộ trưởng Lao động, Thương binh - Xã hội, Công thương, Tài nguyên - Môi trường, Giáo dục - Đào tạo, Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Kế hoạch - Đầu tư. Thủ tướng sẽ tham dự và sẵn sàng đối thoại về các vấn đề liên quan.
Có 8 câu hỏi gửi Thủ tướng và các bộ về chủ trương khai thác bô-xít.
"Sao không báo cáo QH sớm?"
Đã có 8 câu hỏi gửi Thủ tướng và các bộ Công thương, Tài nguyên - Môi trường về chủ trương khai thác bô-xít.
Đại biểu Hà Thanh Toàn (TP. Cần Thơ) hỏi Thủ tướng: "Kế hoạch khai thác bô-xít ở Tây Nguyên được Trung ương Đảng có Nghị quyết từ rất sớm. Tại sao khi Chính phủ triển khai không báo cáo và xin sự đồng thuận sớm từ Quốc hội? Dư luận xã hội và các nhà khoa học không đồng tình vì nhiều lý do, nhưng quan trọng nhất là môi trường và hiệu quả. Hiện nay, thông tin về dự án này rất khác nhau, đề nghị Chính phủ có thông báo chính thức trên báo để cử tri yên tâm. Đồng thời, đề xuất Quốc hội xây dựng một chương trình giám sát".
Chưa hài lòng với báo cáo Chính phủ gửi Quốc hội từ đầu kỳ họp, đại biểu Ngô Minh Hồng (TP.HCM) băn khoăn: "Dự án khai thác bô-xít Tây Nguyên và Đăk Nông 1 đã có đầy đủ các tiêu chí theo Nghị quyết Quốc hội về công trình trọng điểm quốc gia (tính cả công trình xây dựng đường sắt và cảng biển Kê Gà), về vấn đề môi trường, an ninh quốc phòng, đề nghị Thủ tướng giải trình vì sao dự án này không trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư?".
Tương tự, đại biểu Nguyễn Danh (Gia Lai) chất vấn Bộ trưởng Công thương: "Báo cáo Chính phủ về bô-xít gửi Quốc hội đã không dựa vào các tiêu chí dự án công trình quan trọng quốc gia. Trong khi đó, Nghị quyết 10-NQ/TW năm 2001 của Bộ Chính trị đã nêu rõ Tây Nguyên là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng... Còn theo Quyết định 167/2007/QĐ-TTg năm 2007 thì dự án Đăk Nông có nhu cầu vốn đầu tư lên tới trên 31.000 tỷ đồng, chưa kể báo cáo không nói gì về diện tích rừng".
Ông Danh thẳng thắn, việc quy hoạch bô-xít là thẩm quyền Chính phủ, còn dự án bô-xít có một trong các tiêu chí thuộc thẩm quyền QH quyết định chủ trương đầu tư. Báo cáo Chính phủ cũng nói, quy hoạch không phải trình QH nhưng lại không nói rõ dự án bô-xít đã triển khai có hay không các tiêu chí dự án quan trọng quốc gia. Chưa kể, còn chưa thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược. "Bộ trưởng giải quyết vấn đề thế nào?".
Một đại biểu khác của Gia Lai, ông Hà Công Long, đề nghị Bộ trưởng phải làm rõ hơn trách nhiệm tham mưu xung quanh các vấn đề trên. Vì theo ông Long, để sản xuất alumin, sẽ phải trưng dụng hàng ngàn ha đất và xây dựng 3 hồ chứa nước lớn, tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.
Các đại biểu còn bày tỏ với Bộ trưởng Tài nguyên & Môi trường lo ngại phá hủy môi trường sinh thái chiến lược, nguồn nước sẽ cạn kiệt.
"Kế hoạch khai thác có tính đến nguồn nước phải sử dụng cũng như cân đối lượng nước ngầm sử dụng cho phát triển kinh tế và đời sống cộng đồng không?", ĐB Nguyễn Thị Mai (Ninh Thuận) chất vấn.
"Có trục xuất lao động ngoại phổ thông?"
Ảnh: TTXVN
Liên quan đến lao động, việc làm, ĐB mong làm rõ tỷ lệ thất nghiệp và giải pháp cho tình trạng lao động phổ thông nước ngoài vào Việt Nam.
"Có bao nhiêu lao động nước ngoài đang làm việc tại VN? Bao nhiêu lao động được cấp phép, bao nhiêu là lao động bất hợp pháp? Giải quyết số lao động nước ngoài nhập vào Việt Nam bằng đường du lịch rồi ở lại làm việc luôn trong các DN nước ngoài như thế nào?", Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động VN Đặng Ngọc Tùng (TP.HCM) chất vấn Thủ tướng.
ĐB Trần Du Lịch cũng yêu cầu Bộ trưởng Lao động, Thương binh - Xã hội làm rõ tình trạng lao động phổ thông làm việc trong ngành xây dựng, đặc biệt là trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước khi xảy ra tình trạng lao động nước ngoài vào làm việc trái phép, như đi bằng đường du lịch.
Nhiều đại biểu khác đề nghị thông báo kết quả xử lý vi phạm về sử dụng lao động phổ thông tại DN, chủ trương sắp tới. Đại biểu Vi Trọng Lễ (Phú Thọ) băn khoăn: "Chúng ta có áp dụng hình thức trục xuất như các nước đã làm với lao động nước ngoài ở Việt Nam hay không?".
Giải pháp cho đất sân golf xây biệt thự?
Một vấn đề nóng khác cũng được đại biểu quan tâm là chuyện lãng phí đất đai, như dự án sân golf lại kinh doanh bất động sản, lãng phí đất "vàng" tại đô thị.
Gửi thẳng vấn đề này tới Thủ tướng, đại biểu Nguyễn Minh Hà (Hà Nội) hỏi:"Có tới 80% diện tích đất sân golf được lấy từ đất nông nghiệp, nhưng chỉ 30% được sử dụng làm sân golf, còn lại để xây nhà vườn, biệt thự, khách sạn. Đầu tư sân golf chỉ phục vụ số ít người giàu, còn số đông nông dân mất đất không có việc làm. Xin Thủ tướng cho biết giải pháp khắc phục".
Đại biểu Danh Út (Kiên Giang), người thường xuyên chất vấn tại các kỳ họp trước về vấn đề nông nghiệp, nông thôn, cũng đề nghị Bộ trưởng Tài nguyên - Môi trường làm rõ trách nhiệm: "Cử tri phản ánh cả nước có khoảng 145 sân golf, chiếm gần 50.000 ha đất, trong đó có 2.000 ha có được từ chiếm dụng đất nông nghiệp. Xin hỏi Bộ trưởng, các sân golf được cấp phép có đúng quy hoạch không? Theo dư luận, đã có nhiều vấn đề nảy sinh trong việc cấp phép xây dựng sân golf, đó là lợi dụng đất sân golf để kinh doanh bất động sản. Xin Bộ trưởng cho biết chủ trương và giải pháp sắp tới".
Phiên chất vấn sẽ kéo dài 2 ngày rưỡi và sẽ được truyền hình trực tiếp.

-- 'Cấm đánh bắt là cần thiết' (BBC)
Trước phản đối của Việt Nam, Trung Quốc nói lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm là 'thông thường và đúng đắn'.

Bảo vệ ngư dân ở Biển Đông

Tuyên chiến hàng TQ kém chất lượng phải gia cường luật pháp
(TuanVietNam) - Vào WTO hơn 1 năm rồi, nhưng Việt Nam vẫn chưa có hàng rào chặt để bảo vệ hàng trong nước, cũng như ngăn hàng kém chất lượng vào Việt Nam. Không thể “hiền lành” mãi.

Kinh doanh cũng cần lòng yêu nước
(TuanVietNam) - Trong cơn suy thoái kinh tế toàn cầu này, tại sao chúng ta không nghĩ đến tổ quốc ngàn lần đáng yêu chúng ta để có những hành xử đúng đắn.

Để khỏi chết chìm giữa biển hàng Trung Quốc
(TuanVietNam) - Trước làn sóng hàng ngoại nhập giá rẻ như cho không, mẫu mã phong phú bắt mắt nhưng chứa nhiều hiểm họa đối với sức khỏe và nền sản xuất trong nước thì có lẽ thái độ khôn ngoan và thiết thực nhất vẫn thuộc về “Bờm”.

Thanh Hóa : Một máy bay quân sự rơi, cháy rụi
Khoảng 7h30' sáng nay, 9/6, một chiếc máy bay quân sự đang luyện tập bất ngờ lao xuống đồi Bãi Chiêng thuộc khu vực trồng ngô của gia đình ông Lê Xuân Thế, thôn Lạc Long II, xã Cẩm Phú, huyện miền núi Cẩm Thủy, cách TP Thanh Hóa hơn 60 km.
Theo nguồn tin của Tiền phong, chiếc máy bay quân sự bị rơi, bốc cháy tại xã Cẩm Phú có hiệu là SU 22, do Nga sản xuất.


Hiện trường máy bay bị rơi và bốc cháy. Ảnh: Hoàng Lam


Có mặt tại hiện trường lúc 8h20phút, theo quan sát của P.V Tiền phong, chiếc máy bay bị nạn đang tiếp tục cháy, khói đen phủ khắp cả vùng đồi. Nhiều mảnh vỡ của chiếc máy bay văng tung tóe, cháy đen, có mảnh cách xa hiện trường hàng trăm mét; máy bay bị cháy rụi, chỉ còn lại vài mảnh vỡ nhỏ.

Hiện nay, cơ quan chức năng đang thu dọn hiện trường, giải quyết hậu quả và tiến hành điều tra nguyên nhân dẫn đến sự cố máy bay quân sự bị rơi nêu trên.
----------------

Tổng số lượt xem trang