Thứ Tư, 24 tháng 6, 2009

STATEMENT BY THE EU HEADS OF MISSION IN VIETNAM ON THE ARREST OF LAWYER LE CONG DINH

Lời tuyên bố của Giới Lãnh Đạo Sứ Bộ Liên Hiệp Âu Châu (EU) tại VN về việc bắt giữ LS Lê Công Định (blog KD)

theo tin của Bộ Ngoại Giao Đan Mạch
nguồn: Lãnh Sự Quán Đan Mạch, Hà Nội.

Giới lãnh đạo sứ bộ Liên Hiệp Âu Châu tại VN bày tỏ nỗi lo ngại nghiêm trọng của mình trước việc bắt giữ LS Lê Công Định và hình phạt đối với việc thực thi quyền tự do ngôn luận một cách ôn hòa của ông.

Họ lo ngại về tình trạng ông Định bị giam giữ; về việc ông không được tiếp cận với tư vấn luật pháp và việc ông xuất hiện trên đài truyền hình và truyền thông báo chí qua đoạn băng video 3 phút mà ông đọc 1 bản tự thú.

Liên Hiệp Âu Châu vẫn thường xuyên trao đổi với Việt Nam về nhân quyền. Họ hoan nghênh những tiến triển Việt Nam đã đạt được về phát triển kinh tế, tình hình xã hội cho người dân cũng như tự do tôn giáo. Nhưng vẫn còn đó những mối lo ngại về các diễn biến gần đây đối với quyền lợi công dân và quyền lợi chính trị, đặc biệt là quyền tự do bày tỏ chính kiến. Liên Hiệp Âu Châu tin chắc rằng tự do thông tin và trao đổi ý kiến rất quan trọng đối với việc phát triển xã hội dài hạn ở Việt Nam.

Giới lãnh đạo sứ bộ Liên Hiệp Âu Châu xin lập lại lời kêu gọi của mình đối với chính quyền Việt Nam, nhanh chóng thả ngay ông Định và những người đã thực thi quyền tự do bày tỏ chính kiến của mình một cách ôn hòa bất bạo động vẫn còn đang bị bắt giữ.

Chỉnh sửa ngày 22 tháng 6, 2009.


oOo

Lời bàn của tớ:

Không những chỉ giới lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu có được mối "lo ngại nghiêm trọng" qua cách sử dụng truyền thông của chính quyền nhà nước VN, mà còn rất nhiều người khác... kể cả tôi. Người khác thì tôi không hiểu họ lo ngại vì lý do gì, nhưng riêng tôi thì mối lo ngại này không vì mục đích "trấn áp tinh thần" từ phía chính quyền nhà nước, mà vì bằng chứng cho thấy rằng chính quyền nhà nước đã chứng minh rằng mình rất "kém thông minh" qua việc xử lý LS Lê Công Định.

Câu giờ bêu xấu, tố giác thành biện minh

Việc kém thông minh đầu tiên là họ xem thường khả năng nhận xét của người dân khi tố cáo và bêu xấu ông Định bằng phương tiện truyền thông kể như ông Định đã có tội, không cần phải đợi đến khi xét xử trước tòa án. Nếu có đầy đủ "bằng chứng" cho thấy ông Định âm mưu lật đổ chính quyền nguy hiểm như thế, sao không xét xử ngay mà lại phải tạm giam câu giờ cho báo chí bù lu bù loa, cho ông này phát biểu này, ông kia tuyên bố nọ về LS Định? Không lẽ người dân chỉ là những con lừa nghe sao tin đấy và sẽ càng ngày càng chán ghét thêm ra? Ông Định không phải là một kẻ vô danh, ông có nhiều bài viết được phổ biến rộng rãi và được thế giới biết đến như một trong số các LS hàng đầu ít ỏi tại VN. Việc câu giờ bôi nhọ chưa biết có được lợi ích gì, nhưng những lời phản đối từ trong nước đến cả thế giới cứ dập đều đều lên mặt mũi của nhà cầm quyền VN.

Bắt đầu từ tiếng nói của người dân quốc nội và quốc ngoại qua các diễn đàn, blog, phản đối việc nhà nước trù dập quyền bày tỏ chính kiến ôn hòa bất bạo động. Sau đó là các trang petition, các thư kiến nghị được nhiều người ký tên, các bài báo trên những nhật báo nổi tiếng nước ngoài. Rồi thì Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ lên tiếng, rồi đến Liên Minh Báo Chí Đông Nam Á, Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới, Ân Xá Thế Giới, Hiệp Hội LS Quốc Tế (IBA), cũng phản đối việc bắt giữ ông Định. Vô hình trung, chính quyền nhà nước đã làm PR miễn phí cho ông Định, những người chưa biết nhiều về ông càng muốn lùng sục các bài vở của ông viết mà tìm hiểu và cảm mến ông hơn. Ông Định nay nổi danh là một người bày tỏ chính kiến chống đối ông hòa bất bạo động. Trong khi đó thì chính quyền VN đi từ vị thế tố giác sang vị thế biện minh khi cử người trả lời nhà báo này, gặp phó đại sứ kia giải thích rằng việc bắt giữ là đúng với luật pháp VN, điều 88 Luật Hình Sự.

Vạch áo cho người xem lưng

Nói đến điều luật 88 Bộ Luật Hình Sự thì nay nó được nhắc đến và bàn thảo rất nhiều. Đó thực chất là một điều luật tuy quan trọng nhưng lại rất mơ hồ... và khi chấp hành, thường hay đi ngược lại những nghĩa vụ và quyền lợi hiến định. Có nhiều bài viết đã được tìm thấy trên mạng bắt đầu mổ xẻ điều luật này và bàn luận về chuyện nó vi phạm những yếu tố quy định trong Hiến Pháp.

Chính quyền nhà nước VN đã nổi danh là nói một đường làm một nẻo đối với nhân quyền và các quyền căn bản khác của người dân như tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do bày tỏ chính kiến.... Nay lại lạm dụng một điều luật để đi ngược lại yếu tố quy định trong Hiến Pháp. Tuy biện minh là bắt "phản động" nhưng thật sự ai đang phản lại quyền lợi nhân dân. Và nếu Dân là Nước, thì ai đúng thật là phản động? Xem ra, phô trương và lạm dụng điều luật 88 quá nhiều sẽ không có kết quả tốt khi mọi người bắt đầu đặt câu hỏi "Điều 88 BLHS có phù hợp với HP hay không?" và "Tại sao lúc này nhiều người 'làm phản' thế?".

Chuyển sai thành đúng, lại hóa sai

Có lẽ vì bị dồn dập bởi sự phản đối từ nhiều phía nhưng lại không đủ bằng chứng để xét xử công khai, nên ta mới có được đoạn video "thú tội" 3 phút được công bố rộng rãi.

Không còn ai lạ gì với cách "bắt giữ và biệt giam" của chính quyền VN. Người bị bắt không thể gặp người thân, không được tư vấn pháp lý, không được gặp LS bào chữa, thế thì một lời thú tội trước khi bị xét xử có nghĩa lý gì? Cho dù đó có đúng là "lời thú tội" của LS Định tự viết đi nữa, làm sao tôi có thể tin rằng ông thành tâm "hối hận" chứ không phải bị ép bức? Làm sao tôi có thể tin được là ông Định không bị đe dọa, uy hiếp (từ an nguy bản thân đến gia đình) để tỏ ra hối hận với những việc mình làm trong khi lối hành xử pháp lý của chính quyền nhà nước là như thế đó?

Khi cho công bố đoạn video này, mục đích của chính quyền là để minh chứng là mình đã bắt đúng "tội" (theo điều 88 BLHS). Nhưng trong khi cái "đúng" của họ còn chưa ngã ngũ ra sao thì người ta đã nhìn thấy rõ rằng họ đã hành xử rất "sai", phải nói là kém thông minh. Đoạn video này nhắc người ta nhớ lại thủ đoạn đe dọa, uy hiếp của thời kỳ cải cách ruộng đất khi con tố cha, người làm tố chủ, kẻ chịu ơn tố người ân... mỗi lúc tính mạng của mình và của người thân bị đe dọa. VN là một quốc gia có luật pháp, có tòa án nhân dân... nhưng đối với một "tội phạm" đang được cả thế giới chú ý, lại phải dùng kiểu thú tội quay video trong một căn phòng nhỏ tung ra trên báo chí thay vì truớc một tòa án công khai trước sự chứng kiến của phóng viên báo chí thế giới.

Đoạn video này chỉ có thể làm tôi liên tưởng đến các con tin bị khủng bố bắt cóc, bắt đọc thư tống tiền, quay video và bỏ lên mạng. Có lẽ vì thế mà Giới lãnh đạo Sứ Bộ Liên Hiệp Âu Châu và cả bà Elaine Pearson của Tổ chức Giám Sát Nhân Quyền (HRW) càng thêm lo ngại một cách nghiêm trọng. Bà Elaine Pearson đã trả lời rằng "Tôi cho rằng tại một quốc gia bưng bít như Việt Nam, rất khó để chúng ta xác định được thực hư chuyện gì đã xảy ra khi các nhà tranh đấu nhân quyền và cổ võ dân chủ bị chính quyền bắt giữ. Vì vậy, chúng ta khó biết được chính xác những áp lực mà chính quyền Việt Nam đã sử dụng để buộc luật sư Lê Công Định phải nhận là vi phạm pháp luật." trong một buổi phỏng vấn với đài RFA.

...


Tôi nghĩ rồi đây sẽ có một phiên tòa xảy ra "nhanh chóng", có thể sẽ "kín đáo". Rồi sẽ có một bản án "khoan hồng" để mọi chuyện được trôi trãi hơn trên phương diện ngoại giao quốc tế. Nhưng đối với tôi, những gì đã xảy ra trong mấy tuần qua đáng để ý hơn nhiều so với những diễn biến còn lại. Ông Lê Dũng đã trả lời với giới lãnh đạo Sứ Bộ Liên Hiệp Âu Châu rằng đây chỉ là nhằm bảo đảm trật tự xã hội, an ninh quốc gia... Thử hỏi, xã hội có trật tự, quốc gia có an ninh hay không khi người ta nhận thức được rằng nhà cầm quyền... đang tỏ ra "kém thông minh" một cách lộ liễu như thế?

--------------

The EU Heads of Mission express their grave concern about the arrest of lawyer Mr Le Cong Dinh and the sanctioning of his right to peaceful exercise of freedom of expression.

They are concerned about the conditions under which he is being held, apparently without access to legal counsel, and by the broadcasting on national TV and media of a 3 minute video clip of Mr Dinh supposedly reading a confession.

The EU holds regular dialogue with Vietnam on human rights. It welcomes the significant progress Vietnam has made in improving economic and social conditions for its citizens, and in religious freedom. But there remain serious concerns about recent developments in the fields of civil and political rights, in particular the right to freedom of expression. The EU firmly believes that the free flow of information and the sharing of ideas are vital for the long-term sustainable development of society in Vietnam.

The EU Heads of mission reiterate the call to the Government of Vietnam to release speedily Mr Dinh and all non-violent detainees who have peacefully exercised their right to freedom of expression.

Tổng số lượt xem trang