Sau khi lên án Ấn Độ tăng cường quân ở khu vực tranh chấp với Trung Quốc, Bắc Kinh chỉ trích Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đã can thiệp vào tranh chấp này.
Động thái trên được đưa ra sau khi hôm 15/6, ban giám đốc của ADB đồng ý cho Ấn Độ vay 2,9 tỷ USD để phát triển các dự án trong thời gian từ 2009 đến 2012, trong đó có 60 triệu USD tín dụng để thực hiện dự án phát triển lưu vực sông tại bang Arunachal Pradesh tranh chấp. Hiện Ấn Độ quản lý bang này, nhưng Trung Quốc ADB đồng ý cho Ấn Độ vay 2,9 tỷ USD để phát triển các dự án trong thời gian từ 2009 đến 2012, trong đó có 60 triệu USD tín dụng để thực hiện dự án phát triển lưu vực sông tại bang Arunachal Pradesh tranh chấp. Hiện Ấn Độ quản lý bang này, nhưng Trung Quốc vẫn khẳng định khu vực 90.000km2 trên thuộc về mình.
Phát ngôn viên ADB Ann Quon xác nhận với hãng tin AFP chương trình tín dụng nhận được sự ủng hộ của Ban giám đốc trong suốt cuộc họp hôm 15/6 và khẳng định ADB không can thiệp vào tranh chấp lãnh thổ mà chỉ hỗ trợ các nỗ lực xóa đói giảm nghèo. Trong tháng 3/2009, ADB hoãn thảo luận tín dụng trên do phản đối của Trung Quốc. Tuy nhiên, tháng rồi, ADB cho biết mâu thuẫn giữa 2 nước không liên quan đến kế hoạch cho vay của cơ quan này.
Theo tờ Times of India, Ấn Độ đã chiến thắng trong cuộc chiến ngoại giao khi được giành được sự ủng hộ của các nước thành viên của ADB, như Mỹ, Nhật Bản và Pakistan. Theo chuyên gia về nghiên cứu quốc tế tại Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc, Ye Hailin, Ấn Độ đang cố gây áp lực cho Trung Quốc về tranh chấp lãnh thổ bằng quân sự, kinh tế và ngoại giao, như triển khai quân lính, xây dựng cơ sở hạ tầng và việc viếng thăm của các quan chức cấp cao đến vùng tranh chấp.
Trong một diễn biến khác, Ấn Độ quyết định gia hạn lệnh cấm nhập sản phẩm sữa của Trung Quốc thêm 6 tháng, tính từ ngày 24.6.2009. Chính phủ nước này cũng cấm nhập khẩu điện thoại cầm tay không có số IMEI. Quyết định này sẽ ảnh hưởng lớn đến Trung Quốc, vì hiện gần 25 triệu điện thoại di động giá rẻ không có số IMEI có mặt trên thị trường Ấn Độ, chủ yếu nhập từ nước này.