Thứ Tư, 10 tháng 6, 2009

Tự thương lấy mình- Bộ Công Thương vi phạm luật Bảo vệ Môi trường, luật Khoáng sản và hướng xử lý?

Tự thương lấy mình (LD)
Cho mãi tới gần đây, khi hàng hoá Trung Quốc tràn ngập thị trường, người Việt mới bắt đầu “tỉnh giấc” về việc có một thị trường nội địa tiềm năng đang dần bị “đánh mất”.
----
Hihi..... Hà Nội Mới trích dẫn RFA .... vậy thì không được nói RFA là phản động nha... talawas.org.. tienve.org là phản động.... riêng RFA được Hà Nội Mới trích dẫn . Xin khâm phục RFA...
có cần chụp lại không nhỉ...<<<<:::: thôi chắc không cần >>>.
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam M.Mi-cha-lắc:
Không đủ bằng chứng đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC
10/06/2009 07:54

(HNM) - Theo Đài RFA, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Mai-cơn Mi-cha-lắc mới đây đã có buổi thảo luận với cộng đồng người Việt tại quận Cam, bang Ca-li-pho-ni-a (Mỹ) về chủ đề "Nhân quyền Việt Nam ngày nay".

Trong buổi thảo luận, Đại sứ Mi-ca-lắc đã tóm lược tình hình nhân quyền, kết quả của hợp tác kinh tế Việt Nam - Mỹ. Ông cho biết, chỉ trong nửa nhiệm kỳ công tác của ông tại Việt Nam, số học sinh Việt Nam du học tại Mỹ lên đến hơn 12.000 người. Phản bác kiến nghị của Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế của Mỹ đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC, ông nhấn mạnh Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng hiện không có đủ bằng chứng để đưa Việt Nam trở lại danh sách Các nước cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo. Đại sứ Mi-ca-lắc khẳng định, ông không thấy Mỹ có lợi gì trong việc đưa Việt Nam trở lại danh sách này.


Phát hành trái phiếu: “Cung và cầu có chuyện”

Chính phủ gặp khó khăn nếu phát hành trái phiếu lãi suất cao vì phải trả một lượng tiền lãi rất lớn trong tương lai. Đó là gánh nặng cho ngân sách.

Kết quả của 12 đợt phát hành trái phiếu chính phủ bằng tiền đồng từ đầu năm đến nay hầu hết thất bại do lãi suất trái phiếu không hấp dẫn người mua.

Trong điều kiện đó, Chính phủ vẫn đề xuất với Quốc hội phát hành thêm 20.000 tỉ đồng trái phiếu để phục vụ cho các gói kích thích kinh tế và chi tiêu chính phủ.

Xung quanh vấn đề này, báo giới đã có cuộc phỏng vấn Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội Phùng Quốc Hiển.

Thưa ông, đợt phát hành trái phiếu gần nhất kỳ hạn 10 năm hôm 29-5, tiếp tục thất bại vì nguyên nhân chung là lãi suất không hấp dẫn. Nhưng chúng ta vẫn cần vốn cho các mục tiêu của nền kinh tế, ông nghĩ sao về vấn đề này?

Ông Phùng Quốc Hiển:

Nguồn lực cần phải huy động thông qua kênh trái phiếu rất lớn. Tuy nhiên phát hành trái phiếu thời gian qua chưa thành công xuất phát từ lãi suất thấp, chưa đáp ứng được mong mỏi của các nhà đầu tư.

Mặt khác, Chính phủ gặp khó khăn nếu phát hành trái phiếu lãi suất cao vì phải trả một lượng tiền lãi rất lớn trong tương lai. Đó là gánh nặng cho ngân sách.

Một vấn đề nữa là nếu lãi suất không phù hợp sẽ phát ra thị trường các tín hiệu cho lãi suất trong hệ thống tín dụng, vay và cho vay thương mại. Nên Chính phủ phải hết sức thận trọng. Và làm sao phải đưa ra được lãi suất phù hợp ở cả hai mặt: thu hút được sự tham gia của các nhà đầu tư và đảm bảo yêu cầu trả nợ trong tương lai.

Hiện thực này dẫn đến việc phát hành 20.000 tỉ trái phiếu nữa cũng khó khăn nhưng chúng ta vẫn phải giải quyết trên cơ sở những tín hiệu của kinh tế thị trường sao cho phù hợp.

Lý thuyết thì như vậy nhưng tín hiệu thị trường đã cho thấy vì sao các đợt phát hành đều không thực hiện được. Việc quyết định tiếp tục đưa ra thị trường lượng vốn lớn có tạo nên áp lực quá lớn không, vì lượng vốn chào bán trước đó không được hấp thụ?

Tôi nghĩ rằng việc phát hành 20.000 tỉ trái phiếu vẫn rất cần thiết trong điều kiện hiện nay vì chúng ta vẫn cần nguồn vốn lớn để kích cầu, chống suy giảm kinh tế. Cũng do thiếu vốn nên đầu tư nhiều lúc không đồng bộ, ví như làm cầu thiếu đường và ngược lại.

Chính lúc này chúng ta vẫn cần thông qua lượng vốn đó vì đây là lúc giá vật tư, nguyên liệu, sắt thép đang ở mức thấp. Tung tiền ra là có lợi.

Nhưng cùng lúc chúng ta đang phải bù đắp bội chi ngân sách 87.000 tỉ do hụt thu và nếu Quốc hội quyết định mức bội chi cao hơn, cộng với vốn trái phiếu 56.000 tỉ Quốc hội đã cho phép phát hành trong năm nay và chuyển từ năm 2008 sang khoảng 7.700 tỉ đồng thì có thể nói lên đến gần 64.000 tỉ đồng trái phiếu, cộng với lượng tiền để bù lãi suất cho vay, dẫn đến bội chi rất lớn.

Điều này tạo nên một áp lực phải đi vay để bù đắp và trang trải. Như vậy phải tính mức lãi suất nào cho phù hợp. Tôi nghĩ đây là lúc khó khăn. Phải thông qua cơ chế thị trường để có mức lãi suất hợp lý.

Vậy theo ông, cơ chế lãi suất như thế nào là hợp lý?

Theo tôi phải có sự cân đối với các lãi suất khác, kể cả lãi suất của hệ thống tín dụng, thương mại, mức sinh lời của cổ tức, cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Phải cân đong vì thị trường tài chính cũng như các thị trường khác hoạt động theo quy luật cung - cầu. Mà điều quan trọng nhất lúc này là cầu với cung đang có chuyện.

Chúng ta phải chấp nhận cơ chế điều phối lãi suất trái phiếu theo tín hiệu thị trường, các nhà đầu tư tài chính phải cân đối, đưa ra mức lãi suất phù hợp nhất. Nếu vay được lúc này thì hiệu quả tương lai đem lại có thể bù đắp được những gì đang bỏ ra cho hiện tại.

Một áp lực khác nữa là trái phiếu quốc tế do Việt Nam phát hành đang được các nhà đầu tư chủ chốt trên thị trường là các ngân hàng mua lại vì lãi suất trái phiếu bằng đồng đô la đang hấp dẫn hơn nhiều lãi suất tiết kiệm cùng loại?

Trong báo cáo giám sát về quản lý, sử dụng vốn kích cầu có nguồn gốc từ ngân sách, Ủy ban Tài chính - Ngân sách đã nói trong khi chúng ta đang bị những áp lực cung cầu trên thị trường huy động vốn thì phải sử dụng năng lực tài chính hiện có. Ví dụ như tồn ngân kho bạc, tồn quỹ của các quỹ tài chính của Bảo Việt.

Các quỹ dự trữ hợp pháp còn lớn thì có thể sử dụng những quỹ này để đầu tư trong khi chúng ta chưa kịp thu hút. Lúc này chúng ta phải có sự điều phối. Chính phủ thông qua Bộ Tài chính phải điều phối vấn đề này và trong Luật Quản lý nợ công, đang tính toán cả những yếu tố đó, làm sao có một nhạc trưởng cho việc quản lý các nguồn vay của Nhà nước.

Thị trường như bình thông nhau, nếu có áp lực trong nước phải tính đến thị trường nước ngoài. Chính phủ phải đưa ra được phương án hợp lý, phù hợp cho từng thời điểm.

Có một thực tế là dự toán chi năm 2008 chưa sử dụng hết phải chuyển sang năm 2009 hơn 60.000 tỉ đồng. Với một lượng chuyển nguồn lớn như vậy thì việc phát hành thêm trái phiếu có khả thi không?

Đầu tư của chúng ta luôn trong tình trạng hệ số ICOR cao và còn có thể tăng lên vì tăng trưởng chủ yếu thông qua đầu tư. Vậy tính toán làm sao để hạn chế ICOR tăng cao là mục tiêu hàng đầu. Từ tính toán đó quan trọng nhất là đầu tư có hiệu quả.

Ủy ban Tài chính - Ngân sách đã cảnh báo rằng bội chi tiếp tục cao, chi chuyển nguồn lớn cũng thể hiện sự thâm hụt đáng báo động. Chúng tôi đã có những báo cáo đó, kể cả báo cáo về việc sử dụng nguồn vốn kích cầu.

Có một thực tế khác là khả năng hấp thụ vốn kém vì chi cho đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước hiện tại vẫn thông qua các tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp nhà nước trong khi kết quả tăng trưởng giá trị sản xuất của khối này đang ở mức thấp nhất, thậm chí là âm so với các khối doanh nghiệp khác? Theo ông, giải quyết vấn đề này thế nào để đồng vốn có hiệu quả?

Giải ngân chậm có nhiều nguyên nhân và Quốc hội cũng đang bàn để giải quyết nguyên nhân đó thông qua cơ chế, cải cách thủ tục hành chính. Một vấn đề nữa là giải phóng mặt bằng hay những vướng mắc từ Luật Đất đai và năng lực doanh nghiệp, nhà thầu. Vì thế Quốc hội vừa phải giải quyết về cơ chế chính sách, sửa Luật Đầu tư xây dựng cơ bản đồng thời với sửa sáu luật khác.

Ngoài ra cần tiếp tục cải cách hành chính, tăng cường giám sát. Chúng tôi tăng cường giám sát nguồn vốn kích cầu, đúng đối tượng, trong ngắn hạn, không cho phép kéo dài.

Nên nhớ lượng vốn như thế chỉ là tình thế và là giải pháp cấp bách trong điều kiện bất thường, coi đây là cú hích để kinh tế trở lại. Ủy ban đã tiến hành giám sát và chúng tôi sẽ tiếp tục giám sát trái phiếu, giám sát mua sắm trang thiết bị chi tiêu công và giám sát nguồn vốn bù lãi suất.


Bộ Công Thương vi phạm luật Bảo vệ Môi trường, luật Khoáng sản và hướng xử lý?

Nhà văn Phạm Viết Đào
09.06.2009

Căn cứ Luật Bảo vệ Môi trường ( Luật BVMT) đã ký ban hành năm 2005; Nghị định 80/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành; Căn cứ Luật Khoáng sản 1996 ( Luật KS) , sửa đổi bổ sung năm 2005 và Nghị định 160/2005/NĐ-CP hướng dẫn thi hành, chúng tôi thấy việc Bộ Công thương phối hợp với Bộ Kế hoạch Đầu tư trình Thủ tưởng Chính phủ ký Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 1/11/2007 phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác chế biến, sử dụng quặng bauxite giai đoạn 2007-2015; Căn cứ theo các hành vi kể trên, theo chúng tôi Bộ trưởng Bộ Công thương đã vi phạm các điều luật sau đây của 2 Bộ luật trên và chúng tôi đề xuất hướng xử lý vi phạm theo luật pháp hiện hành:

1/ Các hành vi vi phạm luật pháp của Bộ Công thương

Giải trình lý do Bộ Công thương đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ký ban hành QĐ 167, trong báo cáo số 91 thừa uỷ quyền Thủ tướng gửi Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công thương viết: "Việc lập, thẩm định và trình duyệt Dự án quy hoạch đã đảm bảo quy trình chặt chẽ, công khai và phù hợp quy định hiện hành. Tuy chưa có một Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược (ĐCM) riêng (do tại thời điểm xây dựng quy hoạch năm 2005-2006 chưa có hướng dẫn cụ thể về nội dung và kinh phí lập ĐCM), nhưng trong dự án Quy hoạch đã đề cập nội dung cơ bản của ĐCM và việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch là đảm bảo đúng Luật..."

Thứ nhất: Luật Bảo vệ Môi trường (LBVMT) được ký ban hành 29/11/2005 và Nghị định 80/2006/ NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành từ ngày 9/8/2006; Bộ Công thương cho rằng việc không chấp hành quy định này của Luật là do "chưa có hướng dẫn cụ thể về nội dung và kinh phí lập ĐCM" là báo cáo thiếu trung thực, lấp liếm việc không chấp hành luật của mình, đánh bùn sang ao nhưng lại hô to nguỵ trá rằng mình thực hiện nghiêm luật pháp?

Thứ hai: Bộ Công thương là một bộ quản lý nhà nước chuyên ngành, tất cả mọi hoạt động đều được ngân sách cấp; hàng năm, không Bộ nào ngân sách nhà nước cấp mà không có khoản kinh phí dự phòng cho các hoạt động quản lý nhà nước; do đó viện lý do kinh phí để bỏ qua các thủ tục pháp lý luật định mà Bộ Công thương phải có trách nhiệm hoàn thành là thiếu cơ sở và không trung thực; đó là điều dối trá thứ hai;

Thứ ba: do chưa được hướng dẫn về kinh phí lập nên Bộ Công thương có quyền không chấp hành luật pháp, tức là có quyền phạm luật ư? Sự giải trình này càng sai trái to hơn, không thể chấp nhận !

Thứ tư: Các lý do mà Bộ Công thương nại ra để giải trình trước Quốc hội vừa dối trá không đúng với thực tế: Luật đã ban hành và đã có hướng dẫn thi hành năm 2005 và 2006; Bộ Công thương cho rằng: chưa có hướng dẫn sử dụng hạn mức kinh phí cho hoạt động đánh giá ĐCM lại một việc nguỵ trá, bởi:

Theo quy định tại Điều 18 của Luật BVMT, trách nhiệm lập ĐCM là Chủ Dự án, trong trường hợp này tức Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam; mà tập đoàn này là một doanh nghiệp không thể lấy lý do không có hướng dẫn kinh phí nên không lập ĐCM; lấy lý do trên để bỏ qua thủ tục pháp lý này là một việc vi phạm luật có ý thức, có tổ chức và có chủ đích? Như vậy Bộ Công thương đứng ra làm cái việc "Lê Lai cứu chúa" này có động cơ và mục đích gì? (Chúa trong trường hợp này là Tập đoàn Than và Khoáng sản, Bộ quản lý chuyên ngành đứng ra che đỡ việc phạm luật của doanh nghiệp? Tội to gấp đôi; trong quy định luật pháp xếp vào tình tiết tăng nặng!)

Thứ 5: Bộ Công thương giải trình rằng: "nhưng trong dự án Quy hoạch đã đề cập nội dung cơ bản của ĐCM "như vậy coi như đã thực hiện quy định của Luật BVMT là một việc cố tình "ngồi xổm" lên luật pháp không thể chấp nhận mà phải bị nghiêm trị (Thêm tình tiết tăng nặng thứ hai).

Điều 17 của Luật BVMT quy định: Thẩm định báo cáo ĐCM phải là một hội đồng do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức; Mục 4 quy định phải có 50% thành viên có chuyên môn về môi trường và các lĩnh vực liên quan tới dự án.

Bộ Công thương không thể vừa đá bóng vừa thổi còi sau đó báo cáo kết quả lên trên để yêu cầu xếp hạng theo ý chí và sự sắp đặt của mình?

Như vậy việc không lập Báo cáo đán giá môi trường chiến lược ( ĐCM) theo như quy định tại Điều 14 của Luật BVMT là một việc làm trái với các quy định của bộ luật này !

Điều 14 Luật BVMT quy định 6 nhóm đối tượng phải lập đánh giá môi trường chiến lược được cụ thể trong Mục 4 quy định: "Quy hoạch sử dụng đất; bảo vệ và phát triển rừng; khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác trên phạm vi liên tỉnh, liên vùng"; Căn cứ vào quy định của điều luật này, Dự án khai thác bauxite Tây Nguyên phải lập ĐCM.

Mục 2 của Điều 15 quy định: "Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược là một nội dung của dự án và phải được lập đồng thời với quá trình lập dự án"!

Mục 2 Điều 19 Luật BVMT quy định: "Báo cáo đánh giá tác động môi trường phải được lập đồng thời với báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án".

Trong Danh mục các dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ban hành theo Nghị định 21/NĐ-CP quy định tất cả các: Dự án khai thác, chế biến khoáng sản rắn có chứa các chất độc hại hoặc có sử dụng hoá chất đều phải lập ĐCM?

Mục 6 Điều 17 của Luật BVMT quy định: "Kết quả thẩm định báo cáo môi trường chiến lược ( ĐCM) là một trong những căn cứ để phê duyệt dự án"?

Như vậy, do sự tham mưu của Bộ Công thương và Bộ Kế hoạch- Đầu tư, dẫn tới việc Thủ tướng ký Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 1/11/2007 phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác chế biến, sử dụng quặng bauxite giai đoạn 2007-2015 là thiếu cơ sở và căn cứ pháp lý theo quy định hiện hành của Luật BVMT nhưng Bộ Công thương vẫn trình Thủ tướng phê duyệt Quyết định 167? Bộ Công thương sai rất to !

Căn cứ vào Điều 55 của Luật KS đã sửa đổi, quy định: "Bộ Công nghiệp nay là Bộ Công thương thực hiện quản lý nhà nước về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản"; Tại Mục 5, Điều 8 của Luật KS quy định các hành vi bị nghiêm cấm đối với công nghiệp khai thác khoáng sản: "Lợi dụng chức vụ quyền hạn để làm trái với quy định của pháp luật về khoáng sản".

2/ Hướng xử lý hành vi vi phạm:

Căn cứ vào các hành vi đã vi phạm kể trên của Bộ Công thương; Căn cứ vào Bộ Luật Hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 15/1999/QH10; Bộ trưởng Bộ Công thương đã vi phạm Điều 281 của Bộ Luật Hình sự về tội danh: "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại cho Nhà nước"; thiệt hại đối với trường hợp này: Bộ Công thương đã tham mưu để Thủ tướng Chính phủ ký ban hành một quyết định hành chính sai với các quy định của Luật BVMT.

Liên đới chịu trách nhiệm với Bộ trưởng Bộ Công thương có Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư đã có hành vi vi phạm Luật Hình sự: Thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng ?!

Chúng ta chờ đợi sự công minh của luật pháp: không làm oan người ngay và không bỏ lọt kẻ có tội; bởi vì: 2 vị Bộ trưởng này không coi việc tuân thủ các quy định của Luật Bảo vệ Môi trường đối với dự án khai thác bauxite Tây Nguyên là trách nhiệm công vụ của mình?!

Các vị tự cho mình được quyền sống ngoài vòng điều chỉnh của pháp luật. Nếu không xử nghiêm minh việc này sẽ tạo ra một tiền lệ xấu trong việc thực thi luật pháp: Thượng bất chính hạ tắc loạn!

Nghiệp đoàn Thu gom rác xuống đường biểu tình


restored SECOND, thành viên X-Cafe

Tp. HCM, ngày 8, tháng 6, 2009

Vào lúc 13g ngày 08/6/09, khoảng 150 người thu gom rác dân lập ở một số quận nội, ngoại thành Sài Gòn đã xuống đường biểu tình trước UBND TP.HCM, họ phản đối mạnh mẽ về việc chi trả phí thu gom rác theo Quyết định 88/2008/QĐ-UBND ngày 22/12/2008 của UBND thành phố. Họ căng 2 banderole lớn, riêng mỗi người cầm trên tay 1 tờ giấy màu vàng với nội dung như hình trên, khổ 20x30cm (A4).

Theo Quyết định 88, các hộ thu gom rác dân lập có nhiệm vụ tổ chức trực tiếp thu gom rác, còn phí thu gom sẽ do UBND phường đi thu. Nguồn thu sẽ được hoàn lại các hộ thu gom rác dân lập sau khi trích lại 20% phí bảo vệ môi trường. Theo đại diện Nghiệp đoàn Thu gom rác, mức trích như vậy là quá cao.

Nghiệp đoàn Thu gom rác huyện Củ Chi bức xúc: "Chúng tôi tự bỏ tiền túi ra để trang bị phương tiện, nhân lực thu gom rác và mua cả đường rác, tại sao không cho chúng tôi trực tiếp thu tiền mà lại giao cho UBND phường thu tiền?" Như vậy UBND phường chẳng khác nào một đầu nậu, họ "giành rác" của dân để "ăn"!?

left
Chúng tôi tự bỏ tiền túi ra để trang bị phương tiện, nhân lực thu gom rác và mua cả đường rác, tại sao không cho chúng tôi trực tiếp thu tiền mà lại giao cho UBND phường thu tiền? Như vậy UBND phường chẳng khác nào một đầu nậu, họ giành rác của dân để ăn!?
» Nghiệp đoàn Thu gom rác huyện Củ Chi

Theo Sở Tài nguyên - Môi trường TP HCM, tại Sài Gòn có khoảng 3.000 đến 4.000 người làm nghề thu gom rác dân lập. Nếu chính quyền tại TP.HCM không thay đổi quyết định 88, nghĩa là vẫn còn có ý định giành rác với họ, không tạo động cơ thúc đẩy họ tích cực thu gom rác thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu một ngày nào đó họ đồng lòng ngưng không thu gom rác.

Tp. HCM, ngày 9, tháng 6, 2009

Hôm nay (09/6/09), các hộ thu gom rác dân lập tiếp tục biểu tình trước UBND TP.HCM. Rút kinh nghiệm ngày hôm qua, hôm nay CA đã chặn các ngả đường vào trụ sở UBND TP. Nên bên trong chỉ có các hộ thu gom rác, CA, CSCĐ, GTCC và lực lượng áo xanh.

Sau thời gian đôi co không có kết quả với vị đại diện UBND TP, cộng với việc "thi đấu không có khán giả", nên "đội khách" các hộ thu gom rác dân lập thay đổi chiến thuật, họ chuyển hướng "thi đấu" bằng cách diễu hành theo các tuyến đường Lê Thánh Tôn - Đồng Khởi - Lê Lợi. Đến gần chợ Bến Thành, họ bọc ngược về bùng binh Nguyễn Huệ. Vậy là "lối đá chồng biên" của họ đã thành công, dân chúng xem rất đông.

Ngoài tờ đơn kiến nghị phía trên và những tấm hình chụp hôm nay, tôi hoàn toàn mù tịt về các hộ thu gom rác dân lập. Tôi đã tiếp cận họ để hỏi thăm, nhưng đã bị sờ gáy và "mời anh đi chỗ khác cho chúng tôi làm việc". Đưa máy hình lên chụp thì bị tước máy và xóa ngay tại chỗ. Tự do của VN là thế đấy! Công viên trước chung cư EDEN và bùng binh Nguyễn Huệ là nơi không có bảng cấm nhưng vẫn bị cấm chụp!? Bà mịa nó, sao nó không mang cái bùng binh về nhà để thờ luôn đi.

Hình ảnh:
Lời khẩn cầu trên tờ giấy màu vàng

Quang cảnh cuộc biểu tình từ xa


Rác Dân Lập Khẩn Cầu


Tuần Hành


+ Một đòn đau đối với dã tâm của Trung Quốc (bauxitevietnam.info).

+ Chiến lược về tài nguyên của Trung Quốc ở khu vực Đông Dương (thiennhien.net).

- ASEAN còn làm được gì? (BBC).

- Mỹ-Việt bàn hợp tác chính trị quân sự (BBC).

- Mỹ, Singapore triển khai tàu ngầm tham gia diễn tập quân sự trên Biển Đông (Vitinfo.com.vn).

- Kiểm tra hàng hóa Trung Quốc (Tuổi Trẻ).

Nhức nhối với hàng Trung Quốc chất lượng thấp

(TuanVietNam) - Sau một thời gian choáng váng trước làn sóng hàng ngoại nhập giá rẻ như cho, mẫu mã phong phú bắt mắt nhưng chứa nhiều hiểm họa đối với sức khỏe và nền sản xuất trong nước thì người tiêu dùng bắt đầu tỉnh táo lại. Họ yêu cầu Chính phủ phải có biện pháp can thiệp kịp thời.

- Đập Z20 vỡ trong thời gian đang bảo hành (VNN).

- Nhà tài trợ thúc giục tiến độ giải ngân vốn ODA (TBKTSG).

- Vụ Vedan: Giải pháp nào cho khiếu kiện môi trường? (Thiennhien.net).

- Đánh giá tác động môi trường: không thể vội vã (thiennhien.net).

- Quốc gia nào thực sự lãnh đạo thế giới? (PRAVDA).

Chứng khoán Việt Nam “một mình một ngựa”... giảm
Ngày 10/6, sắc xanh phủ khắp các thị trường chứng khoán châu Á, trái ngược với những gì diễn ra tại Việt Nam...

Xăng dầu tăng 1.000 đồng/lít có trái quy định?

(Dân trí) - Việc liên Bộ Tài chính - Công Thương cho phép tăng giá bán xăng dầu thêm 1.000 đồng/lít vào sáng nay khiến người dân hết sức bất ngờ. Bởi trước đó, vào ngày 23/3, Bộ Tài chính có thông tư quy định giá xăng dầu không được tăng quá 500 đồng/lít/lần.
>> Giá xăng dầu không được tăng quá 500 đồng/lít/lần
>> Giá xăng dầu tăng thêm 1.000 đồng/lít

Tổng số lượt xem trang