Thứ Năm, 18 tháng 6, 2009

Tuyên chiến với cuộc tấn công của hàng ngoại chất lượng thấp

Tuyên chiến với cuộc tấn công của hàng ngoại chất lượng thấp
(TuanVietNam)- Dù tất cả đã có nhưng lực lượng hải quan, lực lượng kiểm tra thị trường, nói chính xác hơn là con người mà bị thủng thì phòng tuyến ngăn chặn hàng giá rẻ, chất lượng thấp; vào thị trường Việt Nam cũng sẽ bị thủng..."- TS. Nguyễn Minh Phong nói.

Người bán vé chợ

Các vị khách tham dự bàn tròn trực tuyến: Giải pháp với hàng Trung Quốc giá rẻ. Ảnh: Chí Cường.


Nhà báo Nguyễn Quang Thiều:
Thưa TS. Nguyễn Minh Phong, có một bạn đọc nhận xét rằng, hiện nay khi thị trường thế giới là một đại siêu thị thì thị trường của chúng ta giống như một cái chợ tạm, chợ cóc. Nhà nước, các nhà hoạch định chính sách giống như người quản lý chợ, chỉ thu vé vào thôi chứ chưa rốt ráo hoạch định cái chợ đó cho đúng tầm thời thế. Ông có ý kiến gì về nhận xét này. Liệu đây có phải là một ý kiến quá cực đoan, quá cay nghiệt hay đây là một sự thật chúng ta cần đối mặt?

TS. Nguyễn Minh Phong. Ảnh: Chí Cường
TS. Nguyễn Minh Phong: Nếu so sánh ở một góc độ nào đó chuyên biệt, hơi hẹp thì tôi hoàn toàn đồng tình với ý kiến đó.

Đúng là ở một góc độ nào đó, Nhà nước chưa làm hết vai trò, tư cách của một ông cầm trịch. Bàn tay Nhà nước trong nền kinh tế thị trường vẫn chỉ là khoanh vùng rồi bán vé, còn những khâu thiết kế, tổ chức, kỹ thuật, chế tài, quy định, kể cả những hỗ trợ cần thiết cho mục tiêu của mình dường như chưa được đặt ra đầy đủ.

Nhân đây, tôi muốn phát triển thêm ý của chị Chi Lan khi nói rằng: thương hiệu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trước hết, nó phụ thuộc vào tầm quốc gia, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, trình độ công nghệ của quốc gia. Tiếp đến, nó phụ thuộc vào chất lượng và mẫu mã cụ thể của sản phẩm, trong đó chất lượng nhiều khi rất đơn giản.

Để trả lời câu hỏi của độc giả, tôi cho rằng Nhà nước cần phải xác định lại vai trò, vị trí của mình đối với nền kinh tế thị trường, xác định bàn tay của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường nên như thế nào, đúng mực hơn, thay vì làm một ông bán vé chợ.

Nhà báo Nguyễn Quang Thiều: Tuy nhiên không phải cứ nói làm hàng hoá chất lượng cao là sẽ làm được ngay. Tôi cho rằng, sẽ cần phải có rất nhiều điều kiện, như ý chí, chính sách, trách nhiệm xã hội, vai trò Nhà nước, vai trò doanh nghiệp, tâm lý xã hội tiêu dùng….?

TS. Nguyễn Minh Phong: Chính xác. Nhưng chúng ta cần có một tư duy mới về cách làm thương hiệu. Thương hiệu Việt Nam được định hình qua một chiếc ôtô hay máy bay là không thể có được, giai đoạn đó đã vĩnh viễn qua rồi.

Chị Chi Lan nói rất đúng về quy mô thị trường, hãy bán một cái đinh ốc cho toàn thế giới thay vì bán cả cái máy ảnh chỉ ở một vài xã phường nào đấy.

Giờ đây, thay vì làm thương hiệu cho cả một sản phẩm hoàn chỉnh, chúng ta nên chấp nhận làm thương hiệu cho một chi tiết trong cả tổng thể.

Không nên dại dột đuổi theo một thương hiệu lớn có thể bị phá sản dễ dàng mà nên sản xuất những chi tiết nhỏ bất kỳ ở đâu cũng có thể dùng, với chất lượng tốt. Chỉ khi những gì chúng ta làm chủ được, trọn gói là của mình thì nên lấy đó làm một thương hiệu.

Tiếp đến, để xây dựng và quảng bá thương hiệu, tôi đồng ý với chị Lan, là phải có vai trò của hiệp hội chứ không phải của Nhà nước và càng không phải của doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thay vì cơ cấu như một bàn tay nhà nước nối dài, hiệp hội phải mang đúng nghĩa NGO của nó, có tầm quốc tế và thực sự vì lợi ích của doanh nghiệp. Nếu như vậy chúng ta mới có thể thay đổi hẳn về mặt thương hiệu.

Chất lượng công quyền

Nhà báo Nguyễn Quang Thiều: Không rõ có chính xác hay không, nhưng tôi cảm giác Nhà nước mình như một ông chủ đội bóng, bỏ tiền ra mua đội bóng đó, đầu tư cho đội bóng nhưng lại giữ chân huấn luyện viên. Theo tôi hiểu, huấn luyện viên là một chuyên môn khác, đẳng cấp khác, còn việc của người quản lý đương nhiên là một công việc khác hoàn toàn.

Xin được quay trở lại câu chuyện còn đang dở, chúng ta vừa nói đến hàng may mặc Trung Quốc, nhưng giờ chúng ta phải nói đến tất cả các hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc, bởi có những thứ kém chất lượng, độc hại mà cơ quan kiểm định đã công bố, và thế giới cũng đều biết, đang có mặt nhan nhản ở thị trường Việt Nam.

Rõ ràng, chúng ta có những phòng tuyến chặn cửa như hải quan, các cơ quan kiểm thị trường, kiểm dịch, công an, quân đội và cả thuế vụ nữa… nhưng tại sao hàng ngoại chất lượng thấp lưu hành trên thị trường tiêu dùng vẫn không hề giảm đi, thậm chí có phần ồ ạt tiến vào vào thị trường Việt Nam. Liệu có hay không phòng tuyến nào của bị hổng, hay tất cả đều bị hổng, thưa TS. Nguyễn Minh Phong?

TS. Nguyễn Minh Phong: Tôi cho rằng có 3 điểm cần lưu ý. Thứ nhất, chúng ta phải học tập Nhật và Trung Quốc, nghĩa là hàng tốt của Việt Nam phải bán cho người Việt Nam, chứ không phải hàng tốt thì mang hết ra nước ngoài, còn hàng bán ở Việt Nam toàn hàng xấu, tự nhiên người tiêu dùng trong nước bị ấn tượng hàng Việt Nam là hàng xấu.

Thứ hai, những chế tài và những quy định pháp lý, đặc biệt là những chế tài quy định liên quan đến hàng rào kỹ thuật cần phải được tăng cường hơn. Lâu nay, chúng ta sử dụng nặng công cụ thuế, còn công cụ hàng rào kỹ thuật lại xem rất nhẹ, thậm chí còn không biết làm như thế nào vì tiêu chuẩn chưa định hình, cái đã định hình thường thấp hơn rất nhiều so với thế giới. Do vậy, những hàng rào kỹ thuật, những tiêu chuẩn hoá về kỹ thuật cần sớm được quốc tế hoá, được xác lập và triển khai trên thực tế một cách hiệu quả.

Thứ ba, rất quan trọng. Dù tất cả những tiêu chuẩn đó đã có nhưng nếu lực lượng hải quan, lực lượng kiểm tra, hay nói gọn hơn là con người mà bị thủng thì phòng tuyến đương nhiên sẽ bị thủng... Cái thủng của con người là cái thủng lớn nhất. Chúng ta đã có rất nhiều bài học như vụ án hàng lậu Tân Thanh. Một khi quan chức liên tỉnh bắt tay dằng dây sẽ vô hiệu hóa tất cả những hàng rào kĩ thuật khác.

Bà Phạm Chi Lan. Ảnh: Chí Cường
Bà Phạm Chi Lan: Về lỗ thủng chất lượng đội ngũ tôi đồng ý với anh Phong. Nhưng chúng ta nhìn nó rộng ra hơn một chút là cơ chế có thể tạo nên những con người như vậy, muốn có đội ngũ công chức thật tốt như chúng ta mong muốn thì phải có hệ thống cơ chế trong đó bao gồm cả thể chế cả chính sách, cả tiêu chuẩn cán bộ như thế nào, cách để chọn vào ra như thế nào, tất cả đều phải nghiêm chứ đừng chỉ đứng hô hào chung chung.

Bản thân Nhà nước phải rất nghiêm với chính mình về hàng rào kĩ thuật này, đã đặt ra phải xử lí, chỗ nào chưa có phải làm. Không phải bây giờ khi cả xã hội kêu lên là hàng chất lượng thấp thì Bộ nọ, Bộ kia lại chưa có căn cứ, chưa có tiêu chuẩn để kết luận đó là xấu, ngăn chặn không cho họ vào hoặc phản ứng lại với họ. Đó là cách trả lời vô cùng thiếu trách nhiệm. Lỗ thủng về trách nhiệm ở đây cũng là rất lớn, chứ không phải chỉ là vấn đề về tư cách con người hay về tham nhũng không thôi.

Tôi không đồng tình với anh Phong ở chỗ anh cho rằng, nên làm hàng tốt bán trong nước. Thực ra vấn đề chính không chỉ là hàng tốt, bán ở trong nước. Nếu nói như vậy thì cơ hội xuất khẩu của chúng ta sẽ khó. Vấn đề là các doanh nghiệp Việt Nam, nền kinh tế Việt Nam phải nỗ lực hết sức để nâng cao chất lượng sản phẩm của mình.

Chấm dứt đi cái thời cạnh tranh bằng giá cả là chính. Giá rẻ của chúng ta lại chính là giá rẻ của những giọt mồ hôi của người công nhân, giá rẻ của tài nguyên thiên nhiên đem bán mà không tạo nên giá trị gia tăng gì cả. Chấm dứt thời kì đó bằng cách đầu tư vào công nghệ, đầu tư vào nguồn nhân lực, nâng cao tay nghề, tạo dựng thiết chế tốt, môi trường kinh doanh lành mạnh để làm sao nâng cấp được sản phẩm, cũng như chất lượng kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam lên.

Một khi chất lượng thể chế của Việt Nam khôi phục. Lúc đó chúng ta sẽ có nền kinh tế cạnh tranh hơn, và khả năng cạnh tranh của chúng ta trong nước cũng như nước ngoài nâng lên. Đó là cách phòng thủ tốt nhất để chống lại sự lấn át bên ngoài bằng cách nâng lên sức mạnh của chính mình.

Chiến lược thực tế

Nhà báo Nguyễn Quang Thiều: Thưa bà Phạm Chi Lan, tôi đã từng nghe một số nhà nghiên cứu nói rằng Trung Quốc đã có một hồ sơ kĩ lưỡng về chiến lược hàng Trung Quốc đối với Việt Nam. Nghĩa là Trung Quốc có những chiến lược cụ thể, có đường lối rõ ràng cho từng khu vực, từng nước, từng mọi mặt hàng, từng mọi vấn đề của họ. Chính vì thế họ tạo sự đồng nhất trên toàn cầu. Người Trung Quốc ở Mỹ, China town ở Austraylia hay China town ở Pakistan rất bé nhỏ.

Vậy thưa bà chúng ta đã có một bộ hồ sơ cho nền kinh tế chúng ta, cho ngành nghề nào đó chưa với một khu vực hay với từng giai đoạn như vậy của chúng ta chưa hay ta vẫn chỉ là một sự ngẫu hứng, một sự chuyển động rời rã của chân con rết?

Bà Phạm Chi Lan: Đó là điều rất đáng tiếc về phía chúng ta. Việc làm sao chống được sự xâm lấn của hàng bên ngoài thì yếu tố quan trọng hàng đầu vẫn là sức mạnh của chính mình.

Ngoài những yếu tố về chất lượng, điều anh Thiều nêu ra hoàn toàn chính xác, phải là một tính hệ thống, mang tính chất chiến lược và làm sao thu hút được tất cả mọi người Việt Nam, không phân biệt trong nước hay ở nước ngoài, cùng nhau đồng tâm nhất chí với một chiến lược đó, theo một hướng đó để chiến đấu cho sự nghiệp phát triển của đất nước này, của dân tộc Việt Nam. Nếu tính về các sản phẩm, hoặc chiến lược phát triển cụ thể thì thực tình tôi thấy vẫn thiếu vắng.

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội chung cho giai đoạn từ 2001 đến 2010, có đưa ra một số ý tưởng đối với một số ngành mà nhà nước coi là có tầm quan trọng, chiến lược phải được đặt vào trong chiến lược chung đó để phát triển. Nhưng còn cụ thể đối với các ngành thông thường chúng ta vẫn thiếu các chiến lược và ngay cả khi có chiến lược thì vẫn rất thiếu tính cụ thể cần thiết, thiếu những công cụ, biện pháp đi cùng để có thể thực hiện được.

Ví dụ, có thời chúng ta thiết kế chiến lược của ngành ô tô với tham vọng Việt Nam sẽ cung cấp được 60% ô tô và yêu cầu một khoản bố trí ngân sách. Khi nhìn vào chiến lược đó, ngay từ đầu tôi có cảm giác ngay đây là của một số doanh nghiệp đại gia với mục tiêu quan tâm chỉ nhắm vào con số bao nhiêu nghìn tỉ ngân sách hơn là cái nhìn đúng mức liệu Việt Nam có được vị thế trong ngành ô tô thế giới không. Đó là ví dụ điển hình, có rất nhiều chiến lược ngành của chúng ta cũng vậy.

Ngay như chiến lược tăng tốc của ngành dệt may cũng vậy. Bản thân chiến lược đó vẫn chỉ là một số tư tưởng, định hướng. Ngay cả con số 4 tỉ nêu lên cũng đâu phải con số Nhà nước đầu tư vào mà chỉ nói là để thực hiện chiến lược này thì cần bao nhiêu. Chi tiết cho 4 tỉ đó là cái gì để đạt được từng chuẩn mực như thế nào thì chúng ta không có.

Theo tôi, đã là chiến lược phát triển phải rất cụ thể và rất tường tận. Đi cùng hàng loạt các công cụ về chính sách, những nhân tố vật chất về nguồn lực về con người để thực hiện, chứ không phải cứ vẽ ra cho vui, lấy oai cho ngành này ngành khác.

Bệnh thành tích

Thành tích là bề nổi của cơ chế chúng ta đang sử dụng. Ảnh: Chí Cường

Nhà báo Nguyễn Quang Thiều:
Những điều mà bà Phạm Chi Lan nói về chiến lược xuất khẩu ô tô, hoặc chúng ta sản xuất máy bay đã được thực tế chứng minh về tính khả thi. Dự án ô tô Mê kông là một sự thất bại to lớn. Lịch sử đã chứng minh người Việt rất cần cù, rất chịu khó, sáng tạo, khéo tay, quả cảm…, nhưng đôi khi chúng ta cũng rất ảo tưởng..

Nhớ hồi còn học ở Cuba, tôi có quen với 1 người là Phó tổng giám đôc Công ty xuất nhập khẩu Tobaco (Cuba). Ông ấy nói:: “Chúng tôi không cần gì khác, không cần ô tô, không cần tàu thủy.. chỉ cần Tobaco nổi tiếng nhất thế giới là chúng tôi đã chiến thắng.

Với chúng ta, tôi nghĩ rằng chúng ta đang hão huyền sinh ra bệnh thành tích. Ngày xưa ông cha ta căn cơ, chính xác, gọn ghẽ đâu ra đấy. Nhưng chủ nghĩa thành tích đã sinh ra sự hão huyền, chạy theo thành tích sẽ thế này thế kia… chúng ta phải rời bỏ điều đó, phải trở lại hiện thực và làm một bát phở thật ngon, hãy may một cái áo thật đẹp

Tôi những tưởng mây tre Việt Nam sẽ nhất thế giới, nhưng sau này đi ra thế giới tôi thấy chúng ta bại trận hoàn toàn. Chúng tôi đau đớn khi mua những đồ thủ công mỹ nghệ bằng cói, tre từ Nhật, Hàn Quốc trở về. Thưa Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong, ông suy nghĩ gì về điều đó, về chủ nghĩa thành tích vẫn đeo bám chúng ta, ăn sâu vào ta, khiến ta sẽ còn gặp nhiều khó khăn?

TS. Nguyễn Minh Phong: Nói một cách chính xác đến nay không phải chỉ là dư âm thành tích. Thành tích chỉ là bề nổi của cơ chế chúng ta đang sử dụng, đó là cơ chế điều hành quản lý mang tính chất quân sự, trận đánh. Cả một chuỗi quá trình như vậy cho đến nay vẫn quán tính như vậy. Quán tính này đi vào kinh tế thể hiện ở chỗ những phong trào thi đua, chiến dịch thành tích báo cáo. Rõ ràng chúng ta đang tự mình làm con tin, tự mình là nạn nhân của chính mình trong vấn đề cơ chế như vậy.

Đã đến lúc chúng ta phải bỏ qua tất cả những hình thức phù phiếm, tất cả những khẩu hiệu sáo rỗng, bánh vẽ giá trị ảo để trở về cuộc sống thực tế, giá trị thực để đáp ứng nhu cầu.

Không phải người Việt Nam không phải tiêu dùng hàng Việt Nam là yêu nước mà phỉ là người Việt Nam sử dụng hàng chất lượng cao mới là yêu nước. Như vậy mới là đúng tất cả các khía cạnh, thỏa mãn tất cả các nhu cầu, đảm bảo cho hàng Việt Nam đứng vững và cả ở nước ngoài.

Giải pháp khả thi

Nhà báo Nguyễn Quang Thiều: Thưa bà Phạm Chi Lan cơn lũ hàng nhập ngoại xấu, kém chất lượng, độc hại đang tràn vào Việt Nam đã lên đỉnh điểm chưa, hay sẽ tiếp tục, hoặc giảm xuống?

Bà Phạm Chi Lan. Ảnh: Chí Cường

Bà Phạm Chi Lan: Nó như thế nào phụ thuộc vào thái độ của chính chúng ta. Nếu chúng ta bỏ lơ, coi thường chuyện đó, các cơ quan Nhà nước vẫn cảm thấy dửng dưng không ý thức ngặn chặn, bảo vệ cho đồng bào mình thì làm sao cơn lũ này chấm dứt được.

Hoặc truyền thông của chúng ta không dấy lên được tiếng nói mạnh mẽ để cổ động cho hàng Việt Nam, biểu dương cho những doanh nghiệp hàng tốt như May 10, và rất nhiều những doanh nghiệp khác, trân trọng người tiêu dùng trong nước thì làm sao ngăn nổi cơn lũ này.

Nếu không cùng nhau làm việc đó như một tính chất cả hệ thống thì cơn lũ đó chưa tới đỉnh điểm đâu, sẽ tiếp tục đổ vào, tiếp tụ tràn vào dữ dội hơn. Người ta đã có hẳn một kế hoạch lớn, chiến lược lớn để làm điều đó, họ sẽ không dừng lại trừ khi chúng ta biết tự vạch hướng đi cho mình, tự bảo vệ cho mình, đẩy làn sóng đó ngược trở lại trả về phía bên họ.

Quả thực tôi lo lắng cơn lũ này chưa đến đỉnh điểm, mà còn có thể tệ hại hơn nữa bởi vì chúng ta vẫn chưa làm được gì nhiều để ngăn chăn.

Tôi nói vui với các doanh nghiệp là bây giờ biên mậu đã diễn ra ở tận thành phố Hồ Chí Minh chứ không phải biên mậu ở Lào Cai, Lạng Sơn nữa.

Thực tế, người ta đã vào tận thành phố Hồ Chí Minh để làm rồi, gần như tất cả các giao dịch diễn ra ngay tại đó. Chỉ cần nhấc một cú điện thoại lên thôi là hàng hóa đâu vào đó. Không khó để bắt gặp từng đoàn xe mang biển số của một quốc gia láng giềng có thể vào đất Việt Nam đàng hoàng, thậm chí người nước họ cũng ra vào làm việc ở đây tự do. Nếu chúng ta vẫn dễ dãi như vậy thì cơn lũ hàng giá rẻ, chất lượng thấp còn tiếp tục dấn tới.

Tôi vừa từ Lục Ngạn (Bắc Giang) về. Tôi đã chứng kiến một đoàn 65 thương gia Trung Quốc đang ở đó, tại những cứ điểm để thu mua Vải, và họ là người quyết định giá cả.

Chúng ta đã để đến mức như vậy thì việc không tự bảo vệ được mình là do chính mình, mình vừa là nạn nhân, vừa là tội nhân của việc đó, chứ không thể đổ hoàn toàn cho chính sách của nước khác được. Mình không biết tự mình bảo vệ mình thì nói được gì nữa. Nếu ta không có hành động từ cao nhất, làm quyết liệt thì các doanh nghiệp phần nào phải bó tay.

Ảnh: NLD

TS Nguyễn Minh Phong: Tôi cho rằng, hàng may mặc, hàng điện tử là một ví du, tất cả những hàng đơn lẻ đó là một ví dụ và trong tương lai nó sẽ thành dòng thác lũ.

Tôi đồng ý với chị Chi Lan nếu như chúng ta vẫn bình chân như vại, cơ chế trách nhiệm vẫn như hiện nay, các bộ phận doanh nghiệp rời rạc thiếu gắn kết quyện hòa, cơ chế bảo vệ không rõ ràng sẽ tiếp tục tạo ra lỗ hổng để cho hàng ngoài vào tự do, gây thiệt hại cho chính những người trong nước, cho nền kinh tế quốc gia.

Đã đến lúc nhà nước phải suy nghĩ nghiêm túc hơn về bàn tay của nhà nước để tạo ra chất kết dính. Mỗi doanh nghiệp có sức mạnh của riêng họ, có trách nhiệm, yếu điểm và cái lí của mình. Để bảo vệ một cộng đồng dân tộc nói chung thì phải bằng bàn tay Nhà nước, chứ một May 10 cũng không làm được, một cá nhân không làm được. Bàn tay nhà nước ở đây rất cụ thể, của Chính phủ, của bộ, ngành và của từng vị trí công quyền.

Phải tạo ra sức mạnh cộng hưởng như vậy, chúng ta mới có hy vọng đẩy lùi được cơn lũ hàng ngoại giá rẻ kém chất lượng.

Nhà báo Nguyễn Quang Thiều: Các doanh nghiệp ta đang trong tình trạng số phận là tự bơi lấy một mình. Chúng ta không thiếu trí tuệ, không thiếu chuyên gia kinh tế, giáo dục, khoa học. Chúng ta đang sở hữu họ, nhưng không sử dụng họ điều này rất nguy hiểm.

Và chúng ta cũng đang thiếu một điều là tính hệ thống để tập hợp tất cả tạo thành một nguồn lực sức mạnh lớn nhất.

Trong cuộc bàn tròn hôm nay, tôi xác định rõ kẻ thù đối với thị trường của chúng ta, nhưng ngày mai bước ra đường đến một cửa hiệu, tôi lại dày vò chọn lựa hàng này của Việt Nam hay hàng kia của nước ngoài.

Những gì được đặt ra tại bàn tròn hôm nay đã phần nào động chạm tới những điều cơ bản và chi tiết, chúng ta cũng đã nói ra tất cả những điều mang tính hệ thống, chiến lược. Nếu biết lắng nghe, biết sửa mình thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn, còn nếu vẫn chỉ là trách nhiệm, là lợi ích cá nhân thì e rằng 50 năm nữa chúng ta lại ngồi lại đây, nói lại những điều phiền muộn này.

Xin cám ơn chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong, anh Thân Đức Việt, và cám ơn tất cả các quí vị độc giả của Tuần Việt Nam/Vietnamnet.

Chúng ta hi vọng rằng có thể trong lúc trước mặt chúng ta còn quá nhiều chân trời mờ mịt, nhưng chúng ta phải đi tìm, không cách nào khác là phải lên tiếng. Nói một lần, hai lần, nói ngày lẫn đêm và cả trong giấc ngủ để một ngày nào đó chúng ta nhận ra rằng lòng tự trọng dân tộc thật lớn.

Một lần nữa, xin cảm ơn các quý khách đến dự hôm nay, và tôi tin rằng bạn đọc sẽ gửi những phản hồi nhiều chia sẻ, đồng tình lên tiếng cùng chúng ta về một vấn đề đang nhức nhối để từng bước tiến đến một dân tộc hùng mạnh.

Tôi nhớ lại cách đây 5 năm, khi cùng một Giáo sư Mỹ đến siêu thị ở Boston và ông ta kêu lên trong siêu thị khiến tất cả mọi người kinh ngạc: “Thiều quay lại đây” và chỉ cho tôi một chiếc quần kaki Made in VietNam. Một lần nữa, xin cảm ơn tất cả quý vị!


Kinh hoàng băng vệ sinh 'siêu' rẻ
Trong vai người tìm việc, phóng viên được tuyển làm công nhân đóng gói tại một cơ sở sản xuất băng vệ sinh “siêu” rẻ. Mang hàng này đi kiểm nghiệm thì cho ra kết quả kinh hoàng: nhiễm nấm, men, mốc và các vi khuẩn gây bệnh…

Từ THD: Anhbasam:

- Năm 2010: Trung Quốc khoan dầu ở Biển Đông? (Vitinfo).

- Luật sư Lê Công Định và Bauxite (bauxitevietnam.info).

Việt Nam cùng 21 nước tham gia diễn tập Garuda Shield 2009 tại Indonesia (Vitinfo).

- Chương trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội năm 2010 đã được Thủ tướng phê duyệt (ĐCSVN).

Phim 1.000 năm Thăng Long bị “Trung Quốc hóa”? (Phụ nữ Online). <<<::: nghe ớn quá chừng >>>

- Kinh tế-xã hội Việt Nam : Mối quan tâm của giáo sư Trần Lê Anh (RFI).

- Bộ trưởng GTVT cũng không hiểu nổi… biển báo (VNN).

- Có những “khoảng trống” trong quản lý báo chí (VNN)

- Nhật chỉ trích Trung Quốc ngang ngược (Vitinfo).

- TQ quy trách Hoa Kỳ về vụ khủng hoảng tài chánh toàn cầu (VOA).

--------------

Vietnam defends arrest of pro-democracy lawyer (

Hanoi - Vietnam defended the arrest last weekend of a lawyer who had represented democracy activists, state media reported Thursday.

The arrest of lawyer Le Cong Dinh, 41, in Ho Chi Minh City was denounced by international human rights groups including Human Rights Watch, Amnesty International, and Reporters Without Borders. The US State Department called Tuesday for Dinh's immediate release.

In a statement distributed to Vietnamese press Wednesday evening, Ministry of Foreign Affairs spokesman Le Dung said authorities had acted 'in accordance with provisions of the law.'

Dung ascribed responsibility for the arrest to the Ministry of Public Security, which he said had accused Dinh of 'colluding with a number of overseas elements to undermine the Socialist Republic of Vietnam.'

Dinh was close to several dissidents who formed a pro-democracy movement in 2006 known as Bloc 8406. He defended human rights lawyers Nguyen Van Dai and Le Thi Cong Nhan in May 2007, where they were sentenced to prison for 'disseminating propaganda that was harmful to the State.'

In September 2008, Dinh defended the pro-democracy blogger known as Dieu Cay, who was sentenced to three years in prison on tax charges.

Several prominent Vietnamese intellectuals have reacted unusually sharply to Dinh's arrest. Leading economist Nguyen Quang A called it 'a brutal choking-off of democracy.'

Dinh rose to prominence in 2003 when, as a lawyer at the firm White and Case, he defended Vietnamese catfish farmers against US anti-dumping tariffs.

Dinh is charged with violating Article 88 of Vietnam's criminal co

de, which forbids distributing information opposing the government. The charges carry a sentence of up to 20 years in prison.

Năm 2020: Việt Nam hết gạo xuất khẩu? (tp).

Nine Ball tấn công hơn 40.000 website

Theo cảnh báo của hãng bảo mật Websense, hơn 40 nghìn trang web đã bị nhiễm mã độc bởi một cuộc tấn công quy mô lớn mang tên Nine Ball. Bọn tội phạm đã lợi dụng những lỗ hổng trên trình duyệt web, phần mềm ứng dụng Adobe hay Quicktime trên máy tính của người dùng để phát tán mã độc. Khi người sử dụng truy cập vào các trang web bị nhiễm mã độc, các phần mềm keylogger hoặc Trojan sẽ được tải về và cài...


Tổng số lượt xem trang