Thứ Hai, 4 tháng 8, 2014

Chuyện 60 năm vẫn còn xạo!


-Chuyện 60 năm vẫn còn xạo!
Lữ Giang
Ngày 20.7.2014, để ghi nhớ 60 năm ngày ký Hiệp Định Genève 1954, báo chí trong và ngoài nước đã viết khá nhiều về biến cố này. Nhưng mặc dầu các tài liệu bí mật đã được công bố gần hết rồi, phịa sử vẫn còn được tiếp tục xử dụng!
Tôi nhớ có lần tôi nói chuyện trên đài truyền hình Little Saigon TV 57.7 với một tiến sĩ ở Úc sang. Chúng tôi nói về việc tranh chấp chủ quyền đối với các đảo trên Biển Đông, về Hiệp Định Genève 1954, vế công hàm 1958 của Thủ Tướng Phạm Văn Đồng… Bổng ông ta nói đến cuộc bầu cử thống nhất đất nước được ấn định trong Hiệp Định Genève vào tháng 7 năm 1956, nhưng chính phủ Ngô Đình Diệm không thi hành… Tôi rất ngạc nhiên và lưu ý ông rằng trong Hiệp Định Genève 1954 không có điều khoản nào quy định ngày bầu cử thống nhất đất nước như vậy, nhưng ông vẫn trương gân cổ ra cãi!
Có những người không biết chính xác về lịch sử vì không đọc tài liệu, cứ nói theo cảm tính hay theo tin đồn, nhưng cũng có người lợi dụng sự thiếu hiểu biết của đa số, dùng phịa sử để đánh lừa dư luận. Hai nhóm tiêu biểu nhất là Đảng CSVN và Phật Giáo Ấn Quang.

Chúng tôi đã viết nhiều bài về Hiệp Định Genève năm 1954 và cuộc di cư vĩ đại lúc đó. Hôm nay chúng tôi chỉ xin nhắc lại hai điểm căn bản thường bị giải thích sai lạc:

(1) Hai bên Việt Nam lâm chiến là quốc gia và cộng sản, không bên nào có quyền gì về những quy định chính trong Hiệp Định Genève 1954. Những quy định này đều do Pháp và Trung Quốc quyết định.

(2) Trong Hiệp Định Genève 1954 không có điều khoản nào quy định rằng một cuộc bầu cử thống nhất đất nước sẽ được tổ chức vào tháng 7 năm 1956.

Phải làm sáng tỏ hai điểm chính này để phá tan những trò xuyên tạc lịch sử của những tên bất chánh.

PHÁP VÀ TRUNG CỘNG NẮM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH

Hiệp định Genève vừa được ký ngày 21.7.1954 thì ngày 22.7.1954 Hồ Chí Minh đưa ra “Lời kêu gọi sau khi hội nghị Genevơ thành công”, trong đó tuyên bố rằng “Ngoại giao ta đã thắng lợi to lớn”!

Nhưng năm 1979, sau khi bị Trung Quốc “dạy cho Việt Nam một bài học”, Đảng CSVN đã cho xuất bản cuốn “Sự thật về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong 30 năm qua” do Nhà xuất bản Sự Thật phát hành ngày 4.10.1979, tố cáo Trung Quốc đã phản bội Việt Nam. Dưới đầu đề “HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ NĂM 1954 VỀ ĐÔNG DƯƠNG VÀ SỰ PHẢN BỘI CỦA NHỮNG NGƯỜI LÃNH ĐẠO TRUNG QUỐC”, cuốn Bạch Thư đã cho biết như sau:

Trung Quốc là nước cung cấp nhiều vũ khí nhất cho Việt Nam vào cuối cuộc kháng chiến của nhân dân Việt nam chống thực dân Pháp. Những người lãnh đạo Trung Quốc đã lợi dụng tình hình đó để đứng ra làm người thương lượng chủ yếu đối với đế quốc Pháp, câu kết với chúng vàcùng nhau thoả hiệp về một giải pháp có lợi cho Trung Quốc và Pháp, không có lợi cho nhân dân Việt Nam, nhân dân Lào và nhân dân Campuchia…

Họ đã hy sinh lợi ích của nhân dân ba nước ở Đông Dương để bảo đảm an ninh cho Trung Quốc ở phía nam, để thực hiện mưu đồ nắm Việt Nam và Đông Dương, đồng thời để có vai trò là một nước lớn trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế, trước hết là ở châu Á…

Lợi dụng vị trí là một nước viện trợ quân sự chủ yếu và nắm con đường vận chuyển duy nhất chi viện cho Việt Nam, đồng thời lợi dụng việc Pháp không muốn nói chuyện trên thế yếu với Việt Nam, những người lãnh đạo Trung Quốc đã tự cho phép mình đàm phán trực tiếp với Pháp để thoả thuận về những điểm cơ bản của một giải pháp về vấn đề Đông Dương…”

Rõ ràng Việt Minh công nhận rằng Hiệp Định Genève được ký kết vì quyền lợi của Pháp và Trung Quốc chứ không phải vì quyền lợi của Việt Nam. Câu chuyện đã diễn ra đại khái như sau:

Lúc đó Việt Nam có hai phái đoàn: Phái đoàn Việt Minh do Phạm Văn Đồng, Bộ trưởng Ngoại Giao cầm đầu. Phái đoàn chính phủ Quốc Trưởng Bảo Đại lúc đầu do ông Nguyễn Quốc Định, Tổng̣ trưởng Ngoại Giao trong chính phủ Bảo Lộc. Từ 7.7.1954 do Bác sĩ Trần Văn Đỗ, Bộ trưởng Ngoại Giao trong chính phủ Ngô Đình Diệm.

Ngày 14.6.1954, chính phủ Joseph Laniel của Pháp sụp đổ. Mendès France lên thay. Mendès France tuyên bố trước Quốc Hội Pháp rằng trong vòng một tháng ông phải thực hiện được cuộc ngưng bắn. Nếu đến ngày 20.7.1954 ông không thực hiện được điều đó, ông sẽ từ chức.

Ngày 24.6.1954, Thủ Tướng Mendès France họp với Tướng Ély, Guy la Chambre, Chauvel và Parodi, sau đó ra chỉ thị cho phái đoàn Pháp ở Genève đề nghị chia đôi Việt Nam ở vĩ tuyến 18, (ngang sông Gianh, phía bắc Quảng Bình).

Trước đề nghị của Pháp, ngày 28.6.1954, Tạ Quang Bửu, đại diện phái đoàn Việt Minh, đòi chia ở vĩ tuyến 13 (ngang sông Đà Rằng, ở phía nam Tuy Hòa).

Trong hai ngày 11 và 12.7.1954, Thủ Tướng Mendès France họp mật liên tục với Molotov, Chu Ân Lai và Phạm Văn Đồng về những điểm căn bản cần được thỏa thuận. Ngày 12.7.1954, Chu Ân Lai và Mendès France đã thỏa thuận lấyvĩ tuyến 17 (ngang sông Bến Hải, phía bắc Quảng Trị) để chia đôi Việt Nam. Phạm Văn Đồng đồng ý chia đôi Việt Nam, nhưng đòi chia ở vĩ tuyến 16.

Ngày 20.7.1954 họp tại biệt thự Le Bocage, tư dinh của Molocov tại Genève, có Mendès France, Eden, Châu Ân Lai, Molotov và Phạn Văn Đồng.

Về vĩ tuyến được chọnChu Ân Lai và Mendès France tuyên bố chọn vĩ tuyến 17. Molotov cũng đồng ý như vậy. Cuối cùng, Phạm Văn Đồng cũng phải đồng ý.

Về giải pháp chính trị: Phạm Văn Đồng đòi tuyển cử trong vòng 6 tháng, còn Molotov nói 2 năm sau. Trong khi đó, Pháp và Trung Quốc đòi trung lập hóa Đông Dương. Buổi trưa, Pháp và Trung Quốc rút lại đề nghị đòi trung lập hóa Đông Dương. Nga và Việt Minh cũng đồng ý bỏ thời hạn tuyển cử ra ngoài Hiệp Định.

Sáng 21.7.1954, Hiệp Định đã được Ngoại Trưởng William Price Rogers của Pháp và Ngoại Trưởng Nguyễn Duy Trinh của Việt Minh ký, nhưng lại đề ngày 20.7.1954 cho phù hợp với thời hạn chót mà Thủ Tướng Mendès France đã ấn định.

Tại Sài Gòn, Thủ tướng Ngô Đình Diệm lên tiếng phản đối việc đặt một nửa phần đất nước dưới chế độ cộng sản và ra lệnh treo cờ rủ trên toàn quốc, vi thế phái đoàn Sài Gòn không ký tên vào Hiệp Định.

HIỆP ĐỊNH KHÔNG ẤN ĐỊNH NGÀY BẦU CỬ

Cuộc họp ngày 21.7.1954 cũng đã bàn về giải pháp chính trị, nhưng phái đoàn của chính phủ Ngô Đình Diệm không tham gia vì không công nhận Hiệp Định Genève. Trước khi bế mạc cuộc họp, ông Anthony Eden, Bộ trưởng Ngoại Giao Anh Quốc, đồng chủ tịch Hội Nghị Genève với ông Vyacheslav Molotov, Bộ trưởng Ngoại Giao của Liên Sô, đã đọc Lời Tuyên Bố Cuối Cùng (Final declaration) của hội nghị, nhưng rồi không ai ký tên vì có sự phản đối của Hoa Kỳ và chính phủ Sài Gòn. Lời tuyên bố này gồm 13 điều, trong đó điều 7 có quy định như sau (theo chính bản):

Hội nghị tuyên bố rằng đối với Việt Nam, việc giải quyết các vấn đề chính trị, thực hiện trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, sẽ phải làm cho nhân dân Việt nam được hưởng những sự tự do căn bản, bảo đảm bởi những tổ chức dân chủ thành lập sau tổng tuyển cử tự do và bỏ phiếu kín.  Để cho việc lập lại hòa bình tiến triển đến mức cần thiết cho nhân dân Việt Nam có thể tự do bày tỏ ý nguyện, cuộc Tổng tuyển cử sẽ tổ chức vào tháng 7 năm 1956 dưới sự kiểm soát của một ban quốc tế gồm đại biểu những nước có chân trong Ban Giám sát và Kiểm soát Quốc tế đã nói trong Hiệp định đình chỉ chiến sự.  Kể từ ngày 20 tháng 7 năm 1955 những nhà đương cục có thẩm quyền trong hai vùng sẽ có những cuộc gặp gỡ để thương lượng về vấn đề đó.”

Trong bài “Hiệp Định Genève 1954: bài học gì cho Bộ Chính Trị ĐCSVN ngày nay?” đăng trên RFI ngày 21.7.2014, Luật sư Lưu Tường Quang ở Úc có nhận xét như sau:

“Lời Tuyên Bố Sau Cùng là một văn kiện chính trị, bày tỏ ý muốn của phe cộng sản (Liên Xô, Trung Quốc và VNDCCH) và được Anh và Pháp đồng ý, nhưng ước muốn tự nó không thể có hiệu lực cưỡng hành như một hiệp ước. Phe cộng sản và một số tác giả phương Tây bằng vào các lời cam kết tôn trọng Hiệp Định Genève mà kết luận rằng Lời Tuyên Bố Sau Cùng là một phần của Hiệp Định và có tính cách ràng buộc. VNCH, thể chế chính trị kế thừa QGVN, không đồng ý với quan điểm nầy.”

Nói rõ hơn, một lời tuyên bố không được toàn thể đồng ý và ký tên, không thể có giá trị pháp lý. Mọi chuyện rõ ràng như vậy, không hiểu một số “học giả”, “sử gia” hay “tiến sĩ” đã dựa vào đâu để quả quyết Hiệp Định Genève quy định tổng tuyển cử vào tháng 7 năm 1956?

ĐI VỚI VIỆT CỘNG ĐƯỢC HÍT CÁI GÌ?

Riêng nhóm tăng sĩ trong Phật Giáo Ấn Quang, con đẻ của hai cán bộ cao cấp của Đảng CSVN là Thích Trí Độ và Cư Sĩ Lê Đình Thám trong tổ chức An Nam Phật Học ở Huế, cứ thấy Việt Cộng nhổ ra là liếm lại.

Sau khi Hiệp Đình Genève được ký kết, ở Sài Gòn Luật sư Nguyễn Hữu Thọ thành lập Phong Trào Hòa Bình để yểm trợ cho Việt Minh, đòi quân đội Pháp rút khỏi miền Nam và tổ chức tổng tuyển cử. Tại Huế, Thích Trí Quang, đệ tử của hai cán bộ cộng sản là Thích Trí Độ và Lê Đình Thám, đứng ra phát động phong trào nầy ở Huế với sự tham dự của một số trí thức Phật Giáo thời đó ở Huế như Bác sĩ Lê Khắc Quyến, Bác sĩ Thú Y Phạm Văn Huyến, Dược Sĩ Nguyễn Cao Thăng, ông Nguyễn Văn Đảng, Giáo Sư Tôn Thất Dương Kỵ, v.v. Trước tình thế này, ngày 7.11.1954 chính phủ Ngô Đình Diệm đã ra lệnh bắt tất cả những người liên hệ đến Phong Trào Hòa Bình thân cộng. Ông Ngô Đình Cẩn thấy Thích Trí Quang là người đồng hương nên quyết định chiêu hồi cả nhóm này. Trước cái thế chẳng đặng đừng Thích Trí Quang và cả nhóm đã chấp nhận hợp tác và ông Cẩn đã dùng nhóm này để nắm chính quyền và Phật Giáo ở Huế.

Trước phong trào đòi tổng tuyển cử của Việt Cộng và tay sai, năm 1960 chính phủ Ngô Đình Diệm cũng đã cho phổ biến một tập tài liệu có tên là “The Unification of Vietnam” in lại 12 bản tuyên bố của chính phủ được công bố từ 1954 đến 1960 liên quan đến Hiệp Định Genève 1954, giải thích rằng không thể có bầu cử tự do dưới chế độ cộng sản, nên không thể tổ chức tổng tuyển cử, đồng thời xác định lập trường của chính phủ về thống nhất đất nước (xem Viet-Nam Bulletin số 16/1960).

Ra hải ngoại, nhóm Giao Điểm Phật Giáo và vệ tinh của nhóm này cứ nhai đi nhai lại các luận điệu cũ của Việt Cộng, lên án chính phủ Ngô Đình Diệm không thi hành Hiệp Định Genève, tổ chức tổng tuyển cử thống nhất đất nước vì sợ thua Cộng Sản, do đó Cộng Sản phải đánh chiếm miền Nam. Một thí dụ cụ thể là trong bài “Các cuộc chiến thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam” đăng trên Sách Hiếm, Nguyễn Mạnh Quang cho rằng “nếu có tổng tuyển cử đúng như Hiệp Định Genève 1954 đã quy định, ông Ngô Đình Diệm và chính quyền miền Nam chắc chắn là sẽ bị thảm bại trước hào quang kháng chiến chống xâm lăng với chiến thắng Điện Biên Phủ của ông Hồ Chí Minh và chính quyền miền Bắc...”

Điều khoản nào của Hiệp Định Genève quy định tổ chức tổng tuyển cử? Nếu tổ chức tổng tuyển cử lúc đó, Hồ Chí Minh có thể thắng với 99.9% tổng số phiếu và nếu muốn có thể thắng với 120%, nhưng không phải vì “hào quang kháng chiến” mà vì tổ chức bầu cử gian lận. Đã 60 năm rồi mà hiện nay Đảng CSVN vẫn còn áp dụng chủ trương “Đảng cử dân bầu” và bầu cử gian lận. Lúc đó làm sao có tự do bầu cử được?

Giáo Hội Ấn Quang vì đi theo Cộng Sản và có tham vọng thành lập một chính phủ Phật Giáo do giáo quyền lãnh đạo,xử dụng lòng hận thù Thiên Chúa Giáo và vọng ngữ như động lực đấu tranh, đưa tới những biến loạn liên tục nên đã bị Mỹ, Cộng Sản và luật nhân quả của Phật giáo nghiền nát ra từng mãnh.

Ngày 24.7.2014

Lữ Giang


-Nhật ký mở lần thứ 104: HIỆP ĐỊNH GENÈVE 1954, VẾT DAO CẮT KHÓ LÀNH TRONG TIM NGƯỜI VIỆT YÊU NƯỚC.
Nhật ký mở lần thứ 104
Ngày 28/7/2014

HIỆP ĐỊNH GENÈVE 1954, VẾT DAO CẮT KHÓ LÀNH TRONG TIM NGƯỜI VIỆT YÊU NƯỚC.
đoàn người di cư 1954 toàn người nông dân nghèo chạy trốn cải cách ruộng đất
Năm nay, vừa tròn 60 năm cái hiệp định khốn kiếp chia đôi nước Việt Nam ra thành 2 miền Nam Bắc, một “Bắc cộng” và một “Nam quốc gia”chuẩn bị đi vào cuộc anh em một nhà chém giết nhau, gieo rắc sự thù hằn và phân biệt đối xử với nhau như kẻ thù không đội trời chung từ cái tháng 7 năm 1954 đó mãi cho đến những ngày này của thế kỷ XXI cũng sẽ không bao giờ hòa giải được, nếu… :

- Một bên thì nhân danh chống “Đế Quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai”
- Một bên thì quyết ngăn chặn “làn sóng đỏ đang gieo rắc tóc tang cho tất cả những ai không chịu đi theo cái mục tiêu tối thượng của những tín đồ của tà giáo Mác-Lê-Mao", quyết không hợp tác, tổng tuyển cử gì ráo với bọn Việt cộng mà bầu bán với chúng chỉ là trò bịp bợm, chưa kể là sau đó 2 năm chế độ miền Nam lại bị rung chuyển vì những bê bối nội bộ (tôn giáo, đảng phái, độc tài gia đình trị).
Có nhiều Sự Thật quan trọng mà nhiều người nhất là thế hệ U70, kể cả những nhà báo hai ba lề luôn bị những tài liệu của Đảng họ đánh lừa, xuyên tạc , giấu diếm suốt 60 năm qua ….
Sự Thật đó là:

1- Hiệp định Gènève 1954 ,chính là cuộc áp đặt bước giải quyết mới của các cường quốc, đối với cái chốt chặn (tampon) làn sóng đỏ đang cần có sự tái cơ cấu lực lượng của cả 2 bên mặc dầu cả 2 bên Việt Nam đều không mong muốn!
Đây nè:
2-
“…Một ngày sau khi Hiệp định được ký kết, tức ngày 22 Tháng Bảy, Thủ tướng Ngô Đình Diệm ra lệnh treo cờ rủ toàn Miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào để bày tỏ quan điểm chống đối sự chia đôi đất nước. Ngoại trưởng của chính phủ Bảo Đại, ông Trần Văn Đỗ thì rơi nước mắt...Nhưng trưởng đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thì lại lên tiếng: "Những ai yêu nước Việt Nam, những ai yêu sự thống nhất Việt Nam thì không cần phải khóc hôm nay. Hãy thực hiện tốt những gì đã ký kết hôm nay, thì 2 năm nữa sẽ có một nước Việt Nam thống nhất, độc lập, hoà bình và giàu mạnh. Những gì Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà làm trong những năm qua chính là vì mục đích đó. Nước mắt của chúng tôi đổ ra trong cuộc đấu tranh cho sự nghiệp đó nhiều hơn rất nhiều so với những giọt lệ mà quý vị (Quốc gia Việt Nam) nhỏ ra ở đây" - (Wikipedia)

Còn về phía Bắc Việt thì sao?
3-
“Ngày 22-7-1954. Chủ tịch Hồ Chí minh ra lời kêu gọi đồng bào cả nước: "Đấu tranh để củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập dân chủ cũng là một cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ"., và khẳng định: "Trung, Nam, Bắc đều là bờ cõi của nước ta, nước ta nhất định thống nhất, đồng bào cả nước nhất định được giải phóng"! - (Wikipedia)

Nghĩa là ngay ngày 22/7/1954, ông Hồ đã biết trước: Chẳng có Tổng Tuyển Cử, tuyển kiếc gì xất nhưng chủ nghĩa cộng sản sẽ toàn thắng, trên khắp vùng Đông Nam Á này, sẽ ….”GIAỈ PHÓNG MIỀN NAM GIẢI PHÓNG ĐẤT NƯỚC“, để “bốn phương vô sản đều là anh em”, để “ bao nhiêu lợi quyền ắt qua tay mình”,…để ngợi ca “Xít-Ta-Lin, Bác Mao Bác Hồ bất diệt”…(Tố Hữu).
Còn theo Hoàng Tùng thì: “Nếu còn sức thì…chẳng ngaị gì mà ta không tiến thẳng tới….New Delhi!”

Thời gian này (1956-57) bọn mình ở miền Bắc đều được “nhồi nhét” rằng thì là: ”Bọn Đế quốc Mỹ và bù nhìn Ngô đình Diệm đã phá hoại hiệp nghị Genève gạt bỏ Tổng Tuyển Cử!…
Rằng thì là: hơn 1 triệu đồng bào di cư vô Nam vì…..bị lưa bịp Chúa đã vào Nam…

Bốn lính thủy quân căng biểu ngữ đón chào người Di Cư lên chiến hạm USS Bayfield (APA-33) từ bến Hải Phòng để đi Saigòn vào ngày 3-9-1954.

Họ (Bắc cộng) tuyên truyền láo, nói lấy được và cố tình lờ đi cái nguyên nhân sâu xa khiến đồng bào bỏ quê hương vào Nam: Tìm TỰ DO

Còn bọn trí thức tiểu tư sản thì bám đít đế quốc để kiếm ít bơ thừa sữa cặn”!!? Họ nói lấy được và cố tình lờ đi cái nguyên nhân sâu xa mà người nông dân miền Bắc đã nếm trải qua cái vụ Cải cách ruộng đất trong 2 năm 53-54!
Nó (Cải cách ruộng đất) đã đập tan mọi cơ cấu của nông thôn ngàn đời của xã hội Việt Nam, gieo tang tóc trên mọi xóm thôn làng mạc.
Họ cũng lờ đi một số lớn trí thức, văn nghệ sỹ, (trong đó có cả gia đình họ hàng nhà tớ) đã phải bỏ của chạy lấy người vì mới nghe thấy tên mấy ông cộng sản “thứ dữ” đã phát run lên rồi!
Họ cũng thừa biết qua báo chí phương Tây là: 2 năm tổng tuyển cử chỉ là chuyện “ảo tưởng” Dù thời ấy chưa có Internet nhưng báo chí tự do trong và ngoài nước không thiếu những tin tức như thế này.

Về mặt ngoại giao, tuy Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ráo riết kêu gọi thực hiện tuyển cử nhưng chính Trường Chinh khi sang Moskva họp đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô năm 1956 đã tiết lộ với Vasilii Kuznetzov, thứ trưởng ngoại giao Liên Xô rằng Miền Bắc không hội đủ điều kiện để tổ chức bầu cử thống nhất. Việc vận động các thành phần quốc tế chỉ là phương thức tuyên truyền, cũng là cách giải thích thất bại với quần chúng trong nước. Các cường quốc đã không ủng hộ lời kêu gọi tổ chức tuyển cử của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mà muốn hiện trạng chia cắt Việt Nam được giữ nguyên !”…(Wikipedia)

3- Hiệp định Genève chính là bước chuẩn bị cho bước chiến tranh về lý tưởng công khai (guerre idéologique) mà trực tiếp bỏ tiền của, súng đạn ở miền Nam là Mỹ, và ở miền Bắc là Liên Xô Trung Quốc, còn “bia thịt” thì đã có tại chỗ cả triệu con người Việt Nam của cả hai miền!
Cuộc chia cắt nước ta ra hai miền nó đã đi đến con đường tất nhiên được những người cộng sản chuẩn bị kỹ càng.
Đó là con đường xẻ giọc Trường Sơn đi cứu nước!
Đó là cuộc chiến gọi là giải phóng miền Nam nhưng thực sự nó chính là một cuộc nội chiến, một cuộc chiến huynh đệ tương tàn đẫm máu nhất và lâu dài nhất cũng như tổn thất lớn nhất mà tới nay chưa ai có thể đưa ra những con số, dữ liệu lượng định sự tổn thất cho nó tương đối chính xác! 

Riêng đối với miền Bắc thì nó còn bi kịch, cay đắng gấp nhiều lần miền Nam vì ít nhất những người lính VNCH, khi xiết cò súng cũng còn biết là mình đã hạ sát được một: ”thằng Việt Cộng” đang muốn đỏ hóa Tổ Quốc mình!
Trái lại, người lính miền Bắc ngay khi chết cũng tưởng rằng mình đã hy sinh vì chống bọn “xâm lược… anh em?”!!!
Nhất là sau 1970 khi quân Mỹ đã rút khỏi Việt Nam và cuộc “Việt Nam Hóa chiến tranh” đã công khai ra rồi, bắt đầu diễn ra rồi, mà người lính và đồng bào miền Bắc vẫn còn bị lừa, chưa hề nhận ra Sự Thật!
Chỉ đến khi, người Mỹ đã bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa…
Chỉ đến khi những người cộng sản đã công khai tuyên bố: Nước Việt Nam đã được “thu về một mối’ theo ước vọng của bác Hồ…
Chỉ đến khi Lê Duẩn đã công khai tuyên bố không giấu diếm rằng thì là: “Ta đánh đây là đánh cho Liên Xô, cho Trung Quốc”! 
Và cũng chỉ khi các ông trùm cộng sản Việt Nam đã “thừa thắng xông lên” tuyên bố công khai đổi tên Đảng Lao Động thành đảng "Cộng Sản" (mới nghe không thôi cũng đã phát sợ), đổi tên nước thành Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (mới nghe qua đã biết là …sẽ xuống hố cả nút!)… 

Thì: CÁI MỤC ĐÍCH TẤT CẢ ĐỂ CHIẾN THẮNG CỦA CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN ĐÃ LỘ NGUYÊN HÌNH!
Một trang sử bi hùng viết bằng máu xương của cả bao triệu người con đất Việt ở cả 2 miền đã dần dần được “bạch hóa”, một Sự Thực tàn nhẫn lộ nguyên hình...
Nói một cách khác, hàng triệu con người đã CHẾT OAN vì chủ nghĩa cộng sản điên rồ, khát máu mà 90% những con người còn tuổi thanh xuân bỏ người thân, bỏ quê nhà ra đi “giải phóng miền Nam”, chưa hề một ngày một giờ nào từng là người cộng sản!?
Còn những người chết vì chống cộng sản thì cho đến hôm nay cũng vẫn bị coi là lũ “ngụy quân theo Mỹ” chết đáng đời? Không một chính sách, một nghị quyết gì đối với họ dù không ít người đã có ý kiến nên học tập sự hòa giải và đối xử văn minh với nhau như sau khi cuộc nội chiến Bắc Nam của Hoa Kỳ chấm dứt!
Khốn thay, cái lập trường Mác-Lê bất di bất dịch (?) hay cái bản tính kiêu ngạo cộng sản xấc xược (?) đã không cho họ được phép lây nhiễm được lấy một chút tính người!? Coi hiệp định Genève 1954 như một vết dao cắt ngang mình Tổ Quốc bởi sự sắp đặt theo ý đồ chính trị của các nước lớn để dẫn tới chia cắt lâu dài nước Việt Nam, (như Triều Tiên và Hàn Quốc ) nếu không phải trả giá bằng cuộc nội chiến dài nhất trong mọi cuộc chiến đã xảy ra trên thế giới kể từ đại chiến thế giới lần 1 (1914-1918)!

Liệu sự thật đau đớn, đắng cay này có được ghi lại trong lịch sử đích thực của nước Việt?

-
Bài học độc lập-tự chủ: ta phải tự quyết định số phận của mình

21/07/2009 05:56 (GMT + 7)
(TuanVietNam) - Nhìn lại Hiệp định Geneva, nhà ngoại giao lão thành Võ Văn Sung cho rằng: "Đây là trang sử bi hùng của dân tộc. Bài học lớn cho hậu thế là giữ vững độc lập - tự chủ: Chúng ta phải tự quyết định số phận của mình".



Ngày 20/7/2009 là đúng 55 năm ký kết Hiệp định Geneva, Tuần Việt Nam đã có cuộc trò chuyện với ông Võ Văn Sung- đại sứ đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà tại Pháp.

Ông cũng là người đã từng tham gia Ban Liên hiệp đình chiến Chiến trường Liên khu Năm cuối năm 1954 trong quá trình thực hiện Hiệp định Geneva, sau này ông là thành viên đoàn đàm phán bí mật Lê Đức Thọ-Kissinger trong thời kỳ Hội nghị Paris.

Nhìn lại Hiệp định Geneva, nhà ngoại giao lão thành Võ Văn Sung cho rằng: “Đây là trang sử bi hùng của dân tộc”. Bài học lớn cho hậu thế là giữ vững độc lập-tự chủ: chúng ta phải tự quyết định số phận của mình”.
Hiệp định Geneva là thắng lợi bước đầu của cuộc đấu tranh dành độc lập dân tộc
- Thưa ông Võ Văn Sung, 55 năm đã trôi qua, từ ngày Hiệp định Geneva được ký kết, nhiều người có mong muốn tìm hiểu kỹ lưỡng hơn về một giai đoạn lịch sử bi hùng của dân tộc?

Đây là trang sử bi hùng của dân tộc! Bởi vì câu chuyện bộ đội và đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc, mong ước hai năm sau có tổng tuyển cử thống nhất nước nhà, nhưng hai năm đã biến thành 20 năm chờ đợi và tranh đấu. Bi kịch đó gắn vào từng gia đình Việt Nam cả trong Nam, ngoài Bắc. Nhưng 20 năm là trang sử hào hùng nhất trong lịch sử xây dựng và giải phóng đất nước.

Có người không hiểu, cho rằng Hiệp định Geneva là văn bản được ký kết để chia cắt đất nước Việt Nam. Để hiểu đúng, trước hết không thể tách rời bản Hiệp định với những việc khác. Nếu nhìn tổng thể cả Hội nghị Geneva và bối cảnh thời đó, thì Hiệp định là một thắng lợi của chúng ta về quân sự, chính trị và ngoại giao.

Cụ thể trong các văn kiện đã ký có 3 văn kiện quan trọng nhất là:
1. Hiệp định quân sự chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình, ký giữa Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam và Tổng tư lệnh Quân đội Liên hiệp Pháp tại Đông Dương (*). Đó là về quân sự.
2. Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị khẳng định đây là Hiệp định mà Pháp thừa nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của cả ba nước Đông Dương. Theo đó, năm 1955 Campuchia và Lào sẽ tổ chức tổng tuyển cử phổ thông đầu phiếu. Chính phủ được bầu ra là chính phủ của nước Campuchia độc lập và nước Lào độc lập.
Riêng với Việt Nam, là một nước được công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, nhưng trong lúc chờ tổng tuyển cử, tạm thời chia làm hai miền. Quy định ghi rõ ràng, tổng tuyển cử sẽ tiến hành vào 20/7/1956. Trong đó có một nội dung rất quan trọng: giới tuyến quân sự không được xem là biên giới lãnh thổ hay quốc gia, mà chỉ có ý nghĩa tạm thời. Vì vậy không phải vì giới tuyến này mà hiểu nhầm rằng Hiệp định Geneva có tính chất chia cắt đất nước. Đây là một nội dung lớn quan trọng của Tuyên bố chính trị.
3. Trao đổi thư giữa thủ tướng Pierre Mendes-France và Phạm Văn Đồng về mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam DCCH và CH Pháp. Trong đó nêu vấn đề quan hệ kinh tế, văn hóa giữa hai nước; về việc đặt cơ quan Tổng đại diện của Chính phủ CH Pháp tại Hà Nội và sau đó phía Pháp cử ông Sainteny sang làm Tổng đại diện.

Quang cảnh phiên đàm phán. (Ảnh: Freddy Bertrand)

Với những gì đạt được trên bàn đàm phán, Hiệp định Geneva cũng mở ra cho chúng ta thêm một khả năng thống nhất đất nước bằng biện pháp hòa bình thông qua tổng tuyển cử. Lãnh đạo ta biết khả năng này không lớn, bởi vì đứng sau lưng Pháp là Mỹ sẵn sàng nhảy vào Đông Dương thế chỗ.

Mỹ không chịu ký bản Hiệp định và ngay sau khi các bên khác ký kết, Tổng thống Mỹ Eisenhowr lúc bấy giờ tuyên bố rằng nếu tổng tuyển cử thì ít nhất có 80% nhân dân Việt Nam sẽ bầu cho Hồ Chí Minh, có nghĩa là Mỹ không muốn có tổng tuyển cử. Vì vậy đồng chí Lê Duẩn đã ở lại miền Nam để nghiên cứu đường lối giải phóng miền Nam một khi tổng tuyển cử không thành.

Hiệp định Geneva đã đánh dấu một nửa nước được hoàn toàn giải phóng, có thời cơ hoà bình xây dựng. Nhờ vậy, miền Bắc được củng cố để làm hậu phương lớn vững chắc chuẩn bị cho khả năng phải tiếp tục chiến đấu lâu dài giải phóng miền Nam, vì hậu phương là yếu tố thường xuyên quyết định thắng lợi trong chiến tranh. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước tiếp theo đã khẳng định điều đó.
Với kết quả như vậy, một lần nữa tôi khẳng định Hiệp định Geneva là một thắng lợi bước đầu của dân tộc ta lúc bấy giờ.
- Vâng, mục tiêu của chúng ta là thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, nhưng Hiệp định Geneva chỉ giúp chúng ta dành được một nửa đất nước. Điều mà chúng tôi- những người thuộc thế hệ ngày nay, cứ thắc mắc mãi là: Với những gì đã đạt được ở Điện Biên Phủ, lẽ ra thắng lợi của chúng ta trên bàn đàm phán phải to lớn hơn rất nhiều?
Trong văn kiện quân sự, trong tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Geneva, tất cả đều khẳng định: nước Việt Nam độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ. Chúng ta muốn thống nhất đất nước sau hai năm, vậy mà kéo dài tới 20 năm.
Để trả lời câu hỏi trên, nhìn lại 55 năm qua, chúng ta hãy tự hỏi lại rằng, sức ta khi đó có thể làm được đến đâu? Trải qua cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước ác liệt kéo dài, chúng ta có thể nói rằng vào thời điểm ký Hiệp định Geneva quả thật sức ta khi đó không thể làm hơn được nữa.
Tôi nhớ, trong một hội nghị, Bác Hồ đã phê phán có nhiều người chủ quan, nghĩ rằng ta đang thắng ở Điện Biên Phủ, thì ta có thể đánh tuốt luôn. Những người đó chỉ thấy thực dân Pháp, mà không thấy sau lưng Pháp là Mỹ. Nếu đánh Pháp tiếp thì ta có thể, nhưng nếu Mỹ - Pháp cùng hợp tác thì sức ta không đánh tiếp được. Pháp chịu thua Việt Minh, nhưng vẫn hy vọng giữ miền Nam. Khi đó, Mỹ cũng đã chuẩn bị điều kiện để nhảy vào cuộc.
Do vậy, ý nghĩa thắng lợi của Hiệp định Geneva không thuần tuý là ta thống nhất được bao nhiêu phần lãnh thổ. Điều quan trọng hơn là Hiệp định ký kết không dừng lại ở những gì chúng ta đạt được, mà nó tạo tiền đề cho chúng ta chuẩn bị bước tiếp lên chặng đường dẫn đến mục tiêu cuối cùng.
“Không có gì cao hơn lợi ích dân tộc”
Nhà ngoại giao lão thành Võ Văn Sung.
Ảnh: Linh Thủy
- Nếu đằng sau Pháp là Mỹ thì đằng sau chúng ta cũng có những người bạn lớn. Một trong số những người bạn của chúng ta còn thuộc nhóm Tứ-cường kia mà?

Tất nhiên, chúng ta có chính nghĩa nên xét về đạo lý thì các đồng minh của ta là Liên Xô, Trung quốc và các nước thuộc phe Xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ phải ủng hộ cuộc đấu tranh của chúng ta, coi đó là nghĩa vụ không thể thoái thác. Mà thật sự các bạn cũng đã giúp chúng ta rất nhiều. Nhưng mặt khác, cũng phải thấy rằng, mỗi nước có cái chung nhưng mỗi nước bao giờ cũng có vị trí riêng, có lợi ích riêng nên việc giúp đỡ chúng ta còn phụ thuộc vào lợi ích riêng của từng nước.
Trong giai đoạn đó, các bên đều có nhu cầu ổn định hoà bình, đều mong muốn xây dựng đất nước. Chẳng hạn, Trung Quốc muốn có hòa bình ở Đông Dương, nhưng phải là một nền hòa bình có lợi nhất đối với lợi ích quốc gia của họ, vừa tạo được một khu đệm ở Đông Dương với nhiều vùng lãnh thổ riêng biệt và tránh đối đầu trực tiếp với Mỹ, vừa ngăn chặn bất cứ nước nào có thể tạo lập ảnh hưởng ở khu vực này.
Trung Quốc muốn trở thành nước lớn thứ 5, nên muốn nhân dịp này chen vai thích cánh với Tứ-cường. Vì vậy, trong vấn đề Triều Tiên, do "kháng Mỹ, viện Triều" mà Trung Quốc có tiếng nói với Bắc Triều Tiên. Trong vấn đề Việt Nam, Trung Quốc có giúp Việt Nam, nhưng cuộc kháng chiến là do nhân dân Việt Nam tự tiến hành. Làm thế nào để tham gia và có vai trò góp phần thúc đẩy Việt Nam đi đến một giải pháp?
Liên Xô cũng muốn hoà hoãn với Mỹ và tất cả các nước phương Tây, trong đó tăng cường quan hệ với Pháp, nhằm tranh thủ Pháp trong các vấn đề ở châu Âu, vốn là một ưu tiên của nước này vào thời điểm đó.
Trong bối cảnh như vậy, Hội nghị Geneva nhóm họp do sáng kiến và yêu cầu của các nước lớn nhằm thảo luận và tìm giải pháp cho hai cuộc chiến tranh nóng là chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Đông Dương. Vì vậy sau trận Điện Biên Phủ, nếu ta tiếp tục đánh tới thì cả Liên Xô và Trung Quốc sẽ không giúp ta nữa.
Xuất phát từ những tính toán chiến lược như vậy, trong đàm phán về giải pháp cho Việt Nam và Đông Dương, Liên Xô và Trung Quốc một mặt đấu tranh bảo vệ lợi ích của ta, mặt khác có những thỏa hiệp và đồng thời thúc đẩy chúng ta nhân nhượng, nhằm đưa Hội nghị đạt đến kết quả họ mong muốn. Chắc chắn chúng ta mong đạt được nhiều hơn, nhưng ta phải biết nắm cơ hội và biết điểm dừng.
- Vậy với những gì đã diễn ra trong lịch sử, thưa ông, khi đàm phán Hiệp định Geneva, chìa khóa của vấn đề Việt Nam nằm ở đâu?
Trong thời kỳ Hội nghị Paris, cũng có người đặt câu hỏi tương tự như trên, và tôi đã giải thích cho người ta hiểu, thực chất là chìa khóa phải nằm ở Hà Nội. Bác Hồ, rồi thông qua bài học Hiệp định Geneva và Hiệp định Paris đều dạy cho chúng ta một điều là chúng ta phải làm chủ sự nghiệp và vận mệnh của mình.
- Có vẻ như một số học giả đã đúng khi cho rằng, một số người bạn lớn đã vì lợi ích dân tộc của họ để ép Việt Nam phải nhân nhượng nhiều! Phải chăng đó là giới hạn của chủ nghĩa quốc tế vô sản lúc bấy giờ?
Không nên ảo tưởng vào cái gì cao hơn lợi ích của dân tộc, trừ lợi ích duy nhất mang tính trách nhiệm của toàn nhân loại, như là một nền hòa bình đích thực.
Trong quan hệ giữa các quốc gia, ai cũng vậy, giúp người khác cũng vì lợi ích của chính mình. Không có cái gì là cho không, biếu không.
Ký Hiệp định đình chiến 1954. (Ảnh: Freddy Bertrand)

Trường phái ngoại giao Hồ Chí Minh

- Quả là một bài học thấm thía. Một bài học lớn về bang giao!
Chúng ta thường nghe nói chính nghĩa là tất thắng. Điều đó đúng nhưng chưa đủ. Lịch sử nước ta và cả thế giới không thiếu những ví dụ khi chính nghĩa phải chờ đợi. Vì vậy tôi muốn nói thêm rằng chúng ta phải biết tạo điều kiện để chính nghĩa thắng lợi. Trong hoàn cảnh Việt Nam, điều kiện để chính nghĩa toàn thắng chính là phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh, trong đó có phương pháp ngoại giao. Cái mà tôi tâm đắc qua Hiệp định Geneva và Hiệp định Paris sau này là bài học về trường phái ngoại giao Hồ Chí Minh.
- Ông có thể mô tả thế nào về trường phái ngoại giao của Hồ Chí Minh?
Bài học thứ nhất, vì nước ta là nước nhỏ phải đương đầu với các đế quốc hùng mạnh nhất, mà chỉ đem sức quân sự ra đấu thì không thể thắng nổi. Vì thế chúng ta phải dùng sức tổng hợp, tất cả gắn kết với nhau, quân sự - chính trị - ngoại giao.

Tôi nghiên cứu nhiều tài liệu, nhưng không thấy có nước nào vừa đánh - vừa đàm như ở nước ta. Kết hợp quân sự - ngoại giao, lấy quả đấm quân sự đi đôi với đàm phán ngoại giao, vận động chính trường quốc tế, động viên nhân dân bạn bè trên thế giới, tất sẽ dẫn đến thắng lợi. Đó là nghệ thuật ngoại giao của Bác Hồ. Thành quả lịch sử trong cuộc đấu tranh lâu dài của nhân dân ta là một trận Điện Biên Phủ trên mặt đất đưa đến Hiệp định Geneva tại bàn đàm phán và một trận Điện Biên Phủ trên không đưa đến Hiệp định Paris. Tôi gọi đó là sự trùng hợp kỳ tác lịch sử, có một không hai trên thế giới, là thể hiện chói lọi của trường phái ngoại giao Hồ Chí Minh.

Thứ hai, bài học “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Bác Hồ nghĩ ra cách sáng tạo trong ngoại giao, với cách làm của người biết lượng sức mình, lượng sức người. Đi bước nào chắc bước ấy. Bước trước chuẩn bị điều kiện cho bước sau. Đi từ thắng lợi từng bước đến thắng lợi hoàn toàn.
Thứ ba, Bác Hồ luôn nhắc nhở đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, tạo sức mạnh cho dân tộc. Lấy sức mạnh đó để làm nên sự nghiệp lớn. Hơn nữa trong thời đại ngày nay để đối mặt với thực tế và giành thắng lợi trong đấu tranh và xây dựng, chúng ta phải gắn sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại bằng phương pháp ngoại giao Hồ Chí Minh.
Thứ tư, Hội nghị Geneva dạy cho chúng ta một bài học là “bạn có lợi ích của bạn”. Ta phải hiểu điều đó để luôn chủ động. Có khi đối với hai người bạn của ta, nhưng lợi ích của bạn này với bạn kia khác nhau. Vậy thì ta có thể dùng lợi ích bạn này để thuyết phục bạn kia. Nhưng có một điều phải khẳng định, bạn có lợi ích và vị trí riêng của bạn, có thể khác nhau và khác ta. Phải hiểu điều đó một cách tỉnh táo. Đó là quy luật cuộc sống, không nên vì tình cảm nhất thời, dẫn đến chủ trương hành động thái quá, gây nên chuyện không tốt. Người hiểu biết thì đại sự biến thành trung sự, trung sự biến thành tiểu sự, tiểu sự biến thành vô sự.
Và một bài học lớn là ta phải biết độc lập-tự chủ, quyết định cuối cùng phải là của chúng ta. Chúng ta phải tự quyết định số phận của mình, không được phó thác cho bất kỳ ai khác.
- Vậy “dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong Hiệp định Geneva đã được vận dụng ra sao?
Trong Hiệp định Geneva, cái “bất biến” là Việt Nam độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ. Đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt đến Hiệp định Paris sau này. Còn “vạn biến” là trong lúc chưa thực hiện được mục tiêu đầy đủ, có thể nghĩ ra hàng vạn cách, kể cả để một nửa nước tạm thời chưa được giải phóng, rồi từng bước, từng bước tiến tới đạt được mục tiêu bất biến. Đó là một phương pháp ngoại giao, trong trường phái ngoại giao Hồ Chí Minh.
- Và trong bối cảnh khu vực đang có nhiều tranh cãi như hiện nay, theo ông "ứng vạn biến" phải nên thực hiện như thế nào để chúng ta có thể bảo vệ tốt nhất độc lập, chủ quyền lãnh thổ?
Thứ nhất, phải biết chung sống hòa bình. Còn cách làm thế nào thì tùy từng ngày, từng tháng, từng năm, tùy từng động thái. Cơ bản là chung sống hòa bình. Ta không thể bê họ đi chỗ khác, cũng không thể chạy đi chỗ khác ở. Do vậy chung sống hòa bình là thượng sách.
Thứ hai, chúng ta phải có thêm bạn, thêm người ủng hộ trên thế giới.
Thứ ba, phải áp dụng phương pháp ngoại giao Hồ Chí Minh.
- Xin trân trọng cám ơn nhà ngoại giao lão thành Võ Văn Sung đã dành thời gian trò chuyện với Tuần Việt Nam.

  • Thu Hà – Linh Thuỷ (thực hiện)
(*) Gọi tắt là Hiệp định đình chiến, ký giữa hai người thay mặt Tổng tư lệnh quân đội hai bên là Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Dân chủ cộng hoà Tạ Quang Bửu và Thiếu tướng Pháp Delteil.
-------------------
"Tầu lạ" tấn công ngư dân Việt Nam là tầu Trung Quốc RFI
<<<::: ......="" ai="" c="" ch="" hi="" kh="" m="" ng="" t="" u="">>


Nga khởi sự chế tạo 2 tuần dương hạm cho VN -- VOA
Lễ khởi công vào ngày thứ tư này sẽ có sự tham dự của các giới chức địa phương cùng với đại diện của Việt Nam và công ty Rosoboronexport


VIỆT NAM - BIỂN ĐÔNG - Hoa Kỳ cảnh báo về áp lực ngày càng tăng của Trung Quốc tại Biển Đông, nêu bật trường hợp Việt Nam RFI
Ngay tại Thượng Viện Mỹ, hai viên chức cao cấp bộ Ngoại giao và bộ Quốc phòng Mỹ vừa công khai lên tiếng quan ngại trước các hành động càng lúc càng quyết liệt của Trung Quốc nhằm khẳng định chủ quyền trên khu vực Biển Đông, một phần nhắm vào Hoa Kỳ, nhưng cũng nhắm vào các nước khác, đặc biệt là Việt Nam.


Mạng BauxiteVietnam: Đòn bẩy độc đáo -- VOA
Mạng BauxiteVietnam mới xuất hiện từ tháng 5-2009 đã tự khẳng định là mạng có chất lượng, có hiệu quả xã hội, ăn khách bậc nhất ở Việt Nam, nơi thông tin tự do bị kiểm soát, cắt xén


dicu:

Cựu thủ tướng Úc kêu gọi ngăn nạn đưa lậu người Afghanistan --- VOA




Đập xe cảnh sát, 13 người lĩnh án tù
Ngày 20/7, TAND huyện Thống Nhất đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm xét xử vụ đập phá xe của cảnh sát giao thông trên Quốc lộ 20 và đã tuyên phạt tổng cộng hơn 40 năm tù cho 13 bị cáo.

Cụ thể bị cáo Dương Quang Trung (SN 1964) lĩnh 4 năm 6 tháng tù, Phạm Văn Hiền (SN 1953) 3 năm 10 tháng tù về các tội: “Chống người thi hành công vụ” và “Gây rối trật tự công cộng”; 11 bị cáo tham gia đập phá tài sản lãnh mức án từ 3 năm đến 3 năm 4 tháng tù về tội “Cố ý làm hư hỏng tài sản”.
Theo cáo trạng, ngày 2/1, tổ tuần tra kiểm soát giao thông Công an tỉnh Đồng Nai đang làm nhiệm vụ trên Quốc lộ 20 (xã Gia Tân 1, huyện Thống Nhất) thì phát hiện một thanh niên (chưa rõ họ tên) điều khiển xe máy chở người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm nên yêu cầu dừng xe.
Người vi phạm không chấp hành mà bỏ chạy. Hạ sĩ Bùi Đình Thành dùng mô tô đuổi theo. Do chạy nhanh và chuyển hướng đột ngột nên người vi phạm mất thăng băng té ngã. Hạ sĩ Thành nắm cổ áo kéo người vi phạm đứng dậy.
Thấy vậy, Dương Quang Trung chạy đến hô lớn “công an đánh người” và nắm cổ áo anh Thành. Sau đó, nhiều người hiếu kỳ kéo đến xem và một số đối tượng quá khích đã đập phá mô tô của cảnh sát.

Theo Ng.Bích
Báo Người lao động


<<<::: i="" kh="" m="" n="" ng="" nh="" v="">>>

Hungary: Thêm hai người Việt bị bắt vì trồng cần sa
TPO - Trong những ngày gần đây, cảnh sát Hung lại bắt giữ thêm hai người Việt trồng cần sa tại Quận XVI (thủ đô Budapest) và ở tỉnh Pest và đưa số người Việt bị bắt lên tới 18 người.



Tổng số lượt xem trang