Thứ Ba, 21 tháng 7, 2009

Bản tường trình cho Thượng nghị viện Mỹ về Biển Đông (Tiếng Việt).

Bản tường trình cho Thượng nghị viện Mỹ về Biển Đông ( Tiếng Việt ). -- 21/07/2009

Nguồn dịch từ tiếng Anh:

http://www.foreign.senate.gov/testim...ony090715p.pdf

http://www.foreign.senate.gov/testim...ony090715p.pdf

http://www.foreign.senate.gov/testim...ony090715p.pdf

http://www.foreign.senate.gov/testim...ony090715p.pdf

http://www.foreign.senate.gov/testim...ony090715p.pdf

Phần bài dịch ra tiếng Việt do bác Dương Danh Huy và các thành viên của X-cà hợp tác.




Phần 1:
Scot Marciel, Phụ tá Giám đốc Phân ban Đông Á Thái Bình Dương, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
Yersin version II, X-Cafe chuyển ngữ Tường trình của Scot Marciel, Phụ tá Giám đốc Phân ban Đông Á Thái Bình Dương, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ

trước:

Tiểu ban Các Vấn đề về Đông Á & Thái Bình Dương, thuộc Uỷ Ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ

Ngày 15, tháng 7, năm 2009

Các vấn đề hàng hải và tranh chấp chủ quyền tại Đông Á

Thưa ngài Webb Chairman và Hội đồng Thành viên trong phân ban, tôi trân trọng được trình bày với các ngài về các vấn đề hảng hải, biển đảo và vấn đề chủ quyền tại Châu Á. Tuyến đường biển (Hải lộ)* chạy qua Đông Nam Á là một trong những tuyến đường biển có tầm thương mại và chiến lược quan trọng bậc nhất trên thế giới. Vùng biển này cung cấp chất đốt và dầu mỏ mang lợi lợi ích tăng trưởng kinh tế to lớn cho khu vực Đông Á và sự thịnh vượng của Hoa Kỳ. Hàng tỷ Đô la thương mại của khu vực Châu Á, bao gồm cả Hoa Kỳ phụ thuộc vào tuyến đường biển này. Hơn một nửa tàu thương mại thế giới chạy qua tuyến đường biển này mỗi năm.


Hoa Kỳ từ lâu đã quan tâm đến sự ổn định trong vùng, sự tự do lưu thông và sự tuân thủ luật pháp quốc tế tại các tuyến đường biển Đông Á. Trong nhiều thập kỷ qua, sự tham gia của Hoa Kỳ vào Đông Á; bao gồm cả sự triển khai, hiện diện quân sự của quân đội Hoa Kỳ để gìn giữ hòa bình và bảo vệ lợi ích của Hoa Kỳ. Điều đó vẫn được tiếp tục đến ngày nay. Qua đối ngoại, thương mại, và hiện diện quân sự; chúng ta đã và đang bảo vệ lợi ích của chúng ta trong vùng. Các mối quan hệ của chúng ta với các quốc gia đồng minh vẫn đuợc giữ vững, hòa bình trong khu vực vẫn được giữ vững – và cũng như các ngài đã biết, hải quân Hoa Kỳ vẫn tiếp tục tiến hành các nhiệm vụ cần thiết để bảo vệ an ninh và lợi ích cho đất nước chúng ta tại Đông Á.


Sự hiện diện của chúng ta và chính sách của chúng ta nhắm đến sự ủng hộ và tôn trong luật pháp hàng hải quốc tế, bao gồm hiệp định của Liên Hợp Quốc về biển đảo, mặc dù Hoa Kỳ chưa thông qua hiệp định đó, như ngài Chairman đã biết. Nội các và người tiền nhiệm ủng hộ điều đó; và ngược lại, các đội tàu của chúng ta tuân thủ theo sự quản lý truyền thống về đại dương.


Vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo tại Đông Á là rắc rối và phức tạp. Và thưa ngài Chairman, tôi sẽ tập trung vào 3 chủ đề:

+ Thứ nhất, sự tranh chấp chủ quyền tại biển Nam Trung Hoa, (biển Đông).

+ Thứ hai, các sự việc xảy ra gần đây liên quan đến Trung Quốc và hoạt động của tàu hải quân Hoa Kỳ tại vùng biển quốc tế và các vùng Kinh Tế Độc Quyền (EEZ).

+ Thứ ba, cuối cùng; các bối cảnh chiến lược của vấn đề khác biệt này và làm thế nào để Hoa Kỳ phản ứng, đối phó với vấn đề trên.

Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan, Philipines, Malayxia, Indonesia, Brunei đã tuyên bố một phần chủ quyền của biển Nam Trung Hoa (biển Đông), với những đặc trưng khác nhau. Và sự tuyên bố chủ quyền của họ cũng khác nhau. Sự tranh chấp chủ yếu tập trung vào 200 hòn đảo nhỏ, các dải đá và đá ngầm nhô lên mặt biển tạo thành hai chuỗi quần đảo là Paracel & Spratly Islands, (Việt Nam gọi là Hoàng Sa và Trường Sa, Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa).


Mặc dù có tranh chấp về chủ quyền, nhưng vùng biển Nam Trung Hoa ( biển Đông) vẫn trong hòa bình. Sự tranh chấp của các quốc gia tăng lên và chưa tìm ra giải pháp. Đến nay, sự tranh chấp chưa dẫn đến sự xung đột quân sự. Vào năm 2002, Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á đã ký kết “Tuyên bố về cách tiến hành và ứng xử tại biển Nam Trung Hoa (biển Đông)”. Trong khi không có sự ràng buộc để tiến hành các nguyên tắc ứng xử; chẳng hạn như các quốc gia liên quan nên giải quyết các vấn đề tranh chấp trong hòa bình …và chúng tôi xác nhận một lẫn nữa, chúng tôi ủng hộ và tôn trọng quyền tự do lưu thông hàng hải và hàng không tại vùng biển Nam Trung Hoa, như việc đưa ra và thừa nhận các nguyên tắc về luật quốc tế, bao gồm hiệp định năm 1982 của Liên Hợp Quốc về Hàng hải.


Và quan trọng hơn, năm 2002, một tài liệu được đưa ra làm các bên liên quan xích lại gần nhau trong cuộc tranh chấp. Chúng tôi hoan nghênh thỏa thuận này; thỏa thuận đó làm giảm căng thẳng giữa các nước ASEAN và làm cho ASEAN vững mạnh hơn. Thỏa thuận đó không loại bỏ căng thẳng, cũng không loại bỏ các hành động đơn phương của các quốc gia liên quan; nhưng đó là một sự bắt đầu, một nền tảng tốt mà dựa vào đó giải quyết xung đột trong vùng bằng ngoại giao.

Chính sách của Hoa Kỳ tiếp tục điều đó và không đứng về phía nào trên cơ sở cạnh tranh hợp pháp của các quốc gia liên quan đến chủ quyền của biển Nam Trung Hoa. Nói cách khác, chúng ta không gánh vác các yêu sách về chủ quyền của các quần đảo tại biển Nam Trung Hoa. Tuy nhiên, chúng tôi quan ngại các yêu sách về hải phận mà không được lấy từ một quốc gia nào. Các yêu sách về hàng hải không phải là phù hợp với luật pháp quốc tế, như phản ánh trong Hiệp định Luật Quốc Tế về Hàng hải.


Chúng tôi vẫn lo ngại về căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam, cả hai quốc gia này đều có khả năng khai thác dầu mỏ và khí đốt dưới lòng biển Nam Trung Hoa. Bắt đầu từ mùa hè năm 2007, Trung Quốc yêu cầu các công ty Hoa Kỳ dừng các hoạt động thăm dò dầu mỏ và khí đốt với các đối tác Việt Nam tại vùng biển Nam Trung Hoa; nếu không sẽ đối mặt với việc kinh doanh của Hoa Kỳ với Trung Quốc.

Chúng tôi phản đối bất kỳ hành động hăm dọa nào đến các công ty Hoa Kỳ. Vào tháng 9 năm 2008, trong chuyến công du Việt Nam của Thứ trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ - John Negroponte dưới thời tổng thống Bush, ngài thứ trưởng đã tuyên bố và khẳng định quyền của các công ty Hoa Kỳ tại biển Nam Trung Hoa. Các tranh chấp, khiếu nại phải được xử lý đến nơi đến chốn và không có sự ép buộc hay áp bức nào. Chúng tôi nêu lên quan ngại trực tiếp của chúng tôi với Trung Quốc; Tranh chấp chủ quyền giữa các quốc gia không nên cố gắng bởi các áp lực, và rằng các công ty (tức các công ty Hoa Kỳ) không thể tham gia tranh chấp.

Chúng tôi khuyến khích các bên liên quan kiềm chế và ngăn ngừa các hành động thô kệch để giải quyết các khiếu nại cạnh tranh. Chúng tôi đã đưa ra tuyên bố thẳng thắn rằng, chúng tôi phản đối các hành động hăm dọa và giải quyết vấn đề bằng vũ lực (ám chỉ Trung Quốc), cũng như mọi hành động cản trở sự tự do lưu thông hàng hải nào. Chúng tôi muốn thấy một giải pháp phù hợp với luật quốc tế, bao gồm cả Hiệp Định Quốc Tế của Liên Hợp Quốc về Hàng hải.

Hiện có nhiều vấn đề liên quan đến sự tranh chấp lãnh thổ tại Đông Á, Nhật Bản và Trung Quốc có sự khác nhau về quan điểm EEZ tại biển Đông Trung Hoa (biển Nhật Bản), và chủ quyền của quần đảo Điếu Ngư Đài, Nhật Bản gọi là Senkaku. Nhưng sự tranh chấp này không được chú ý bằng sự tranh chấp tại biển Nam Trung Hoa, chúng tôi tiếp tục theo dõi tiến triển của sự tranh chấp hải phận này, và sự tranh chấp này có thể leo thang nhanh chóng trong vùng, nơi mà tinh thần dân tộc còn rất mạnh.

Và bây giờ, tôi nói đến các hành động gần đây liên quan đến Trung Quốc đối với các đội tàu Hoa Kỳ tại vùng biển quốc tế, hay EEZ. Vào tháng 3 năm 2009, tàu do thám USNS Impeccable họat động bình thường như hàng ngày, phù hợp với luật pháp quốc tế tại vùng biển Nam Trung Hoa. Hành động của Trung Quốc là đưa đội tàu đánh cá đến quấy rối, và cản trở sự tự do lưu thông hàng hải, những hành động không thích hợp và sự cuỡng bách đó đưa ra sự quan tâm xứng đáng về sự an toàn của các đội tàu tại vùng biển này. Chúng tôi ngay lập tức đã đưa kháng nghị đến chính phủ Trung Quốc, và rằng sự khác biệt của chúng ta có thể giải quyết bằng các cơ chế đối thoại, chứ không phải bằng hành động đối đầu và đặt các thủy thủ và đội tàu vào tình trạng rủi ro.

Mối quan tâm của chúng tôi còn là ý đồ của Trung Quốc đối với các đội tàu của các quốc gia hoạt động tại EEZ, sự an tòan tại các vùng biển mà họ cố tìm kiếm và khẳng định hải phận, xem như đó là quyền về biển của họ.

Quyền về biển của Trung Quốc trong trường hợp này là không tương xứng với luật pháp quốc tế. Và trong các cuộc thảo luận với Trung Quốc, chúng tôi đã đưa ra một điểm rõ ràng rằng, các đội tàu của Hoa Kỳ sẽ tiếp tục các hoạt động bình thường tại các vùng biển quốc tế, như họ đã làm trong quá khứ.


Tôi đưa ra một chú ý rằng, đã không có một sự quấy rối nào từ các tàu đánh cá Trung Quốc từ giữa tháng Năm.


Và đóng lại, chúng tôi muốn xem xét tất cả những mối quan tâm – mối quan tâm về EEZ với Trung Quốc và các khiếu nại chồng chéo lên nhau về biển Nam Trung Hoa, trong bối cảnh chiến lược rộng lớn. Cụ thể, đây là những vấn đề tín hiệu đặc ra cho luật quốc tế và mở ra động lực cho sức mạnh tại Đông Á, và cách nào để Hoa Kỳ phản ứng ?

Sự kiện va chạm tàu USNS Impeccable và sự tranh chấp chủ quyền tại biển Nam Trung Hoa là một vấn đề riêng biệt và đòi hỏi một chính sách ứng phó riêng biệt từ Hoa Kỳ. Đứng trên góc độ chiến lược và pháp lý, hai vấn đề nổi bật này, sự khẳng định đang lớn lên của Trung Quốc trong sự liên quan của chúng ta, và họ xem đó như là quyền về biển của họ. Trong nhiều trường hợp, chúng tôi không thể san sẻ và hiểu được cách hiểu và cách thi hành của Trung Quốc đối với luật quốc tế về Hàng hải.

Chúng tôi tin rằng có giải pháp mang tính xây dựng để đương đầu với những vấn đề khó khăn này. Cùng với sư tư do lưu thông của các đội tàu Hoa Kỳ tại EEZ, chúng tôi đã thúc giục Trung Quốc giải quyết các vấn đề khác biệt này thông qua đối thoại. Tháng trước, trong cuộc nói chuyện về Quốc phòng tại Bắc Kinh, phụ tá Bộ Trưởng Quốc Phòng, Michele Flournoy đã nêu lên vấn đề này, và Trung Quốc đã đồng ý tổ chức phiên họp đặc biệt về Thỏa thuận Tư vấn Quân sự về Hàng hải (Military Maritime Consultative Agreement), để tiềm kiếm giải pháp giải quyết những vấn đề khác biệt.

Trong trường hợp về yêu sách, mâu thuẫn về chủ quyền tại biển Nam Trung Hoa, chúng tôi đã khuyên khích các bên tham gia làm theo luật của Liên Hợp Quốc về Hàng hải, và các thỏa thuận giữa Trung Quốc và ASEAN.

Sự khẳng định của các bên liên quan tại vùng biển Nam Trung Hoa đặt ra các câu hỏi quan trọng và đôi khi đáng đế lo lắng cho cộng đồng quốc tế liên quan đến tuyến đường biển này và vấn đề tiếp cận các nguồn tài nguyên biển. Đây là sự nhập nhằng lớn trong yêu sách của Trung Quốc tại vùng biển Nam Trung Hoa, bao gồm các điều khoản về các ranh giới xác định quyền khai thác dầu mỏ; đó còn là lời khẳng định về hải phận, và tòan bộ phần lòng biển và đáy biển (over the entire body of water & over only land features) *. Trong quá khứ, sự nhập nhằng này đã va chạm đến lợi ích của Hoa Kỳ. Nó đã trở thành một quan ngại, với sự quan tâm và thúc bách đến các công ty năng lượng của chúng ta; như một số các block ngòai khơi (ý nói các block dầu mỏ ngòai khơi biển Nam Trung Hoa) đã được Trung Quốc đặt trong vòng tùy thuộc của mình, đó là yêu sách của Trung Quốc.


Chúng tôi cần thận trọng để bảo đảm các lợi ích của chúng tôi được bảo vệ và nâng cao. Khi chúng tôi quan tâm, chúng tôi thẳng thắn nêu lên điều đó; như chúng tôi đã và đang làm, cả việc gây sức ép của công ty chúng tôi.

Chúng tôi chú ý rằng Trung Quốc đã đưa ra các biện pháp hòa giải và xích lại gần để giải quyết tranh chấp trên khắp biên giới đất đai. Vào năm ngoái, Trung Quốc và Việt Nam đã đạt được một thỏa thuận về ranh giơi đất liền. Chính sách ngoại giao tổng thể của Trung Quốc là xích lại gần các nước Đông Nam Á, nhấn mạnh đến tình hữu nghị và “tình hàng xóm” tốt đẹp. Tương tự như vậy, Lực lượng chống hải tặc của Trung Quốc đã đem quân đến Vịnh Aden góp phần cho sự quan tâm quốc tế. Chúng tôi được khuyến khích các bước đi này, và hy vọng Trung Quốc sẽ áp dụng cùng một phương pháp tiếp cận các vấn đề xây dựng quyền và ranh giới hàng hải.

Chúng tôi có mối quan hệ mở rộng với Trung Quốc, ngài Chairman; bao quanh nhiều vấn đề chiến lược quan trọng sống còn của cả hai đất nước. Chúng tôi đồng ý đóng lại nhiều vấn đề, thẳng thắn, chúng tôi có sự khác biệt. Mối quan hệ song phương của chúng ta có thể dễ dàng và tôn trọng sự những sự khác biệt này, và đưa đến họ trách nhiệm thông qua đối thoại.


Cảm ơn các ngài, tôi rất sẵn lòng trả lời các câu hỏi của các ngài.
Bài dịch này do thành viên: Yersin version II của X-cà. Nguồn: http://www.x-cafevn.org/forum/showthread.php?p=348640
-----------
Robert Scher, Phó phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ
nuocmua, X-Cafe chuyển ngữ
Điều trần của Phó phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng Robert Scher
Vụ an ninh Á châu và Thái Bình Dương
Văn phòng bộ trưởng Quốc phòng
trước

Tiểu ban đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương
Ủy ban Đối ngoại
Thượng viện Quốc hội Hoa Kỳ


Ngày 15 tháng 7 năm 2009

Các vấn đề trên biển và tranh chấp lãnh thổ ở Đông Á.
Thưa ông chủ tịch, cám ơn ông đã mời tôi đến điều trần trước tiểu ban của ông về các tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải và chủ quyền. Những vấn đề này đang là trọng tâm của các giải pháp an ninh ở Đông Á và Thái Bình Dương, và được bộ Quốc phòng quan tâm kỹ. Tôi hoanh nghênh việc quan tâm của tiểu ban về các vấn đề này, và mong muốn giữ đối thoại với tiểu ban trong khi các sự việc vẫn đang chuyển biến.

Trong bài phát biểu ngày 30 tháng 5 năm 2009 ở cuộc họp hàng năm về Quốc phòng của viện Nghiên Cứu Sách Lược Quốc Tế ở Singapore, bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates đã trình bày nhiều thay đổi đáng chú ý trong bối cảnh an ninh ở châu Á từ khi cuộc Chiến Tranh Lạnh kết thúc. Đặc biệt hơn hết, khi chú tâm về sự giàu có đang phát triển và tiêu chuẩn sống càng ngày càng nâng cao của người dân châu Á, bộ trưởng Gates đã nhấn mạnh các liên quan giữa ổn định và phát triển kinh tế, một trong những nét đặc sắc của các chuyển biến an ninh ở châu á trong giai đoạn này. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong hai thập kỷ vừa qua phần lớn được yên ổn; khu vực này rất ổn định và việc ổn định này đã góp phần đem lại lợi ích cho mọi người.

Tuy ổn định, chúng tôi vẫn thấy một dữ kiện có thể xáo trộn bối cảnh an ninh châu Á - Thái Bình Dương - và chủ đề của buổi điều trần ngày hôm nay là một chuỗi tranh chấp không ngừng, đặt biệt là các tranh chấp ở Đông Nam Á và Đông Hải giữa nhiều bên. Trong các năm gần đây, chúng tôi đã chứng kiến nhiều gia tăng trong xích mình và căng thẳng trong các tranh chấp này, những xích mích tương phản với tình trạng tương đối yên ổn và chú trọng hợp tác dựa vô các giải pháp ngoại giao được biểu thị qua Tuyên bố lịch sử 2002 về Hành xử của các bên ở vùng Đông hải.

Có nhiều lý do cho các gia tăng xích mính này: gia tăng nhu cầu về dầu mỏ và khí đốt thiên nhiên đương nhiên gia tăng các phần tự nhận giữa các bên tranh chấp muốn giữ quyền tài nguyên của mình; gia tăng quan tâm về chủ quyền vì hạn định nộp yêu cầu về thềm lục địa mở rộng theo Hiệp ước về luật biển Quốc tế (UNCLOS); gia tăng chủ nghĩa dân tộc làm tăng độ nhạy cảm giữa các nhà nước và người dân về các coi thường hay vi phạm ranh giới lãnh thổ và chủ quyền. Thêm nữa, các lớn mạnh của quân đội Trung Quốc cũng góp phần thay đổi cường điệu và thái độ trong đối thoại về các tranh chấp trong vùng.

Khi phân tích về các hoạt động trên biển của Trung Quốc, tôi nghĩ cần phải phân biệt giữa việc Trung Quốc (TQ) quấy rối các tàu trợ giúp cho Hải quân Mỹ ở gần bờ biển TQ, và cách thức TQ tiếp cận với tranh giành lãnh thổ, lãnh hải nói chung. Tuy cần phân biệt rõ hai điều này, nền tảng của các phản ứng của Mỹ đều như nhau.

Việc TQ qua lại tiếp tục quấy rối tàu Mỹ hoạt động bình thường hay thao tác các hoạt động quân sự hợp pháp trong vùng độc quyền kinh tế (EEZ) của TQ trong năm nay là một chuyện khó chịu trong quan hệ Mỹ và TQ. Nhưng từ hối tháng 5 đến giờ chưa có tàu TQ nào quấy phá tàu Mỹ nữa.

Trong khi các việc bất ngờ trên biển như vậy cần được quan tâm, chiều hướng giảm xuống cho các bất ngờ này sau một thời gia tăng đột biến cho thấy hai bên giữ cam kết giải quyết các sự việc qua các kinh ngoại giao.

Bộ Quốc phòng nhận xét về hành xử của TQ trong vùng EEZ và trong vùng Đông hải mà TQ đang tranh giành, có hai tiền đề:

Thứ nhất, xác nhận chủ quyền của TQ trên hầu hết Đông hải là các vấn đề sách lược cho TQ. Chủ yếu TQ cần cho cả các giá trị kinh tế và chính trị, mà các đồng nghiệp của tôi bên bộ Ngoại giao đã trình bày, nhưng có thể gói gọn là TQ tích cực chống lại bất cứ hoạt động nào của các nước nhằm tranh giành chủ quyền. Việt Nam, Đài Loan, Phillipines, Mã Lai, Indonesia và Brunei đều có tranh chấp chủ quyền trong vùng Đông hải; các tranh chấp này có xen lấn với nhau, đặt biệt trong các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Thứ nhì, để hỗ trợ cho phát triển về sách lược và chính trị trong vùng, TQ đã và đang tiếp tục gia tăng các hiện diện quân sự ở Đông hải. Chúng tôi có thể thấy được mối liên hệ giữa các phản ứng quả quyết của TQ đối với không quân và hải quân bề mặt Mỹ sau khi Quân Đội Giải phóng Nhân dân TQ (PLA) củng cố, hoàn thiện các cơ sở, căn cứ trên đảo Hải Nam.

Hiểu được các lý do sách lược của TQ không có nghĩa bộ Quốc phòng (QP) sẽ chấp nhận thái độ của TQ khi khẳng định chủ quyền trong vùng. Chúng tôi cương quyết phản đối hành động đem lại nguy hiểm cho tàu bè của chúng ta, và hành động rõ ràng trái với cách cư xử được chấp thuận trên các vùng biển nằm ngoài lãnh hải quốc gia. Bộ QP sẽ tiếp tục sử dụng tất cả các kinh liên lạc có được để bày tỏ quan điểm này đến các đồng nhiệm bên quân đội TQ. Trong cuộc họp Defense Consultative Talks vừa rồi ở Bắc Kinh, vấn đề này đã là chủ đề của chương trình họp. Hai bên (Mỹ và TQ) đã đồng ý lập một Cuộc Họp Đặc Biệt (Special Meeting) theo tinh thần của thoả thuận US-China Military Maritime Consultative Agreement (Thoả thuận trao đổi về các vấn đề quân sự trên biển giữa Mỹ và TQ - MMCA) (1998) trong tuần tới để lập ra các cách thức thanh tra các tiến triển của thỏa thuận MMCA, phát triển liên lạc, và giảm bớt cơ hội tai nạn, hay sơ ý giữa quân đội hai nước khi đang hoạt động gần nhau.

Ngoài ra, chúng tôi phản đối bất cứ nước nào muốn giới hạn các quyền tự do hải hành trong khu vực EEZ. Luật quốc tế truyền thống, như viết trong điều 58 và 87 của phiên bản năm 1982 Luật UNCLOS, cho phép toàn bộ các quốc gia trên thế giới quyền hải hành trong EEZ, tự do lưu thông, chuyển tiếp, và các hoạt động biển thông thường khác trên hải phận quốc tế. Đây là quan điểm của nước Mỹ từ năm 1982, sau khi có luật UNCLOS. Lưu thông hàng hải trong EEZ xét về tính chất và nội dung phải có cùng tự do như lưu thông hàng hải trên hải phận quốc tế. Phải để ý trên 40% biển của thế giới nằm trong EEZ, do dó tự do hải hành trong EEZ rất cần thiết cho kinh tế toàn cầu và hòa binh của thế giới, và cần được cương quyết xác định và bảo vệ.

Như đã nói ở trên, các hoạt động quân sự của Mỹ trong khu vực này chỉ là các hoạt động thường nhật, và theo đúng với các luật quốc tế thông thường ghi trong UNCLOS 1982. Chúng tôi đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần chính sách căn bản của Mỹ về các tranh chấp ở Đông hải, gần đây nhất là ở Đối thoại Sangri-La hồi tháng 5 năm 2009, khi bộ trưởng Gates tuyên bố Mỹ sẽ không đứng theo bên nào trong tranh chấp lãnh thổ và chỉ ủng hộ một giải pháp hòa binh để bảo vệ tự do hải hành. Trong bài phát biểu, bộ trưởng Gates nói, "dù trên mặt biển, trong không gian gần mặt đất, không gian xa, hay trong không gian thông tin, các giá trị chung toàn cầu cho chúng ta một nơi chung để hợp tác - ở đó chúng ta cần theo nguyên tắc của phát luật và các cơ chế khác để có thể gìn giữ hòa binh trong khu vực."

Bộ trưởng Gates có nói, "chúng ta giữ lập trường cởi mở, chống độc quyền, và tôn trọng các sử dụng thông thường và có trách nhiệm trong không gian chung nhằm phát triển và giữ phồn thịnh cho mọi người." Mỹ quan tâm đến việc giữ các liên lạc trên biển; không bị dính líu đến các tranh chấp trong vùng; khuyến khích giải pháp cho các tranh chấp bằng một khung làm việc hỗn hợp, tránh tạo ra tiền lệ, và bảo vệ uy tín của Mỹ ở Đông Nam Á.

Để hỗ trợ các mục đích sách lược của chúng ta, bộ QP đã đề ra nhiều phương hướng:

1) Biểu lộ rõ qua lời nói và hành động rằng quân đội Mỹ sẽ luôn hiện diện và có thái độ như là một lực lượng ưu việt trong vùng;

2) Đặt tiền lệ và điều chỉnh các xác định về quyền tư do hải hành bằng các hoạt động của tàu hải quân Mỹ;

3) Xây dựng các mối quan hệ vững chắc với các dối tác trong vùng, trên cả hai phương diện: chính sách qua đối thoại về sách lược và hành động qua phát triển khả năng hoạt động của đối tác;

4) Củng cố các quan hệ quân sự-ngoại giao với TQ để giữ liên lạc tốt tránh sai lầm.

Hiện diện quân sự có lẽ là phần quan trọng nhất trong phương hướng 1 nêu trên. Về phương diện này, gia tăng quân số ở Guam được coi là vị trí đóng quân vĩnh viễn trong vùng và xác định vị thế sức mạnh tại chỗ. Chúng tôi tin vị thế này có ảnh hưởng duy trì yên ổn cho các chính sách và sách lược của các bên tranh chấp ở Đông hải. Làm khác đi sẽ tạo ra một khoảng trống khi quân đội Mỹ bỏ ra, và sẽ gây khó khăn trong sách lược của các nước yếu thế trong vùng.

Về yếu tố thứ hai trong chiến lược của chúng ta (Mỹ.) bộ tư lịnh Thái bình dương (tlTBD)sẽ tiếp tục khẳng định quyền tự do hải hành trong vùng. tlTBD sẽ tiếp tục tiến hành các hoạt động ở Đông hải, theo đúng quy luật Quốc tế thường lệ như ghi trong UNCLOS. Các hoạt động của Mỹ sẽ phục vụ cho qưyền lợi trong vùng của Mỹ, và mong mỏi giữ an ninh, yên ổn cho bờ phía tây Thái Bình Dương.

Yếu tố thứ ba sẽ tập trung mở rộng và đi sâu hơn cho các quan hệ ngoại giao quốc phòng, và các chương trình cấu tạo khả năng có tác dụng quan trọng cố gắng hỗ trợ cho việc ngăn chận các căng thẳng trong Đông hải trở thành nguy cơ đến quyền lợi của Mỹ. Về yếu tố này, chúng ta đã nối lại các đối thoại về chính sách quốc phòng cấp cao với Việt Nam và Mã lai thêm vô với các quan hệ, cơ chế chặc chẽ đã có với Phi lip pin, Thái Lan, và Indonesia. Qua nhiều hoạt động hợp tác an ninh như hội thảo hay tập trận hỗn hợp nhiều bên, chúng ta đang giúp nhiều nước trong vùng vượt qua các rào cản của lịch sử hay của văn hóa làm khó khăn các hợp tác an ninh nhiều bên.

Cuối cùng, chúng ta cần phải gia cố các cơ chế có sẵn đễ đối thoại với TQ, và nhiều vấn đề an ninh khác, như Các cuộc hội thoại giải đáp về Quốc phòng Mỹ - TQ, các cuộc hội thoại hợp tác chính sách về quốc phòng Mỹ - TQ, quá trình Tư vấn thương lượng về quân sự trên biển Mỹ - TQ. Những cơ chế này giúp giữ nhiều quan hệ đối thoại cởi mở và lâu dài để xây dựng tin tưởng nhiều hơn, và để cải thiện hiểu biết, ứng dụng của các tiêu chuẩn an toàn, luật lệ giao thông đem đến cải thiện an toàn cho quân lính của các nước trong vùng.

Toàn bộ các cố gắng trên nhằm giảm xáo trộn. Chúng tôi tin tưởng các bên tranh giành chủ quyền ở Đông hải đánh giá về Mỹ như là một ảnh hưởng đem đến ổn định trong khu vực. Mặc dù chúng ta không đề nghị phân xử hay hòa giải các xung đột, hiện diện trong vùng của chúng ta đem đến cảm giác ổn định và vùng đệm cho các bên tìm kiếm giải pháp chính trị cho các tranh chấp.

Tôi sẽ vui lòng trả lời các thắc mắc của quí vị.

------------
http://rapidshare.com/files/262042604/tailieu.doc.html

Peter Dutton, Phó Giáo sư Học viện Nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc, ĐH Chiến Tranh Hải Quân Hoa Kỳ
Chim Cánh Cụt, X-Cafe chuyển ngữ

Thượng viện Hoa Kỳ

Điều trần tại Ủy Ban Đối ngoại về những tranh chấp về luật chủ quyền hải phận và lãnh thổ tại Đông Á

15/7/2009

Peter Dutton, Phó Giáo sư Học viện Nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc,

ĐH Chiến Tranh Hải Quân Hoa Kỳ
Tôi muốn cảm ơn ngài Chủ tịch và Uỷ ban đã cho tôi cơ hội ra mắt hôm nay.

Với những giải trình ngày hôm nay, tôi muốn làm rõ một số điều sau:

1. Những yêu sách mà Trung Quốc cho là hợp pháp tại biển Nam Trung Quốc (biển Đông) và những hành động mà nước này đã thực hiện tại đây thách thức những quyền lợi của hàng hải của Hoa Kỳ trong khu vực và trên toàn cầu.

2. Trung Quốc cho rằng chủ quyền của họ tại biển Nam Trung Quốc( biển Đông) là cơ bản không thể bàn cãi, và đang tiến đến việc nắm giữ để củng cố.

3. Sức mạnh hải quân Trung Quốc đang phát triển; tuy nhiên, sự phát triển về hàng hải này đúng ra chỉ được xem là sự củng cố cho việc tập trung vào chiến lược trên đất liền hơn là một lực lượng hải quân viễn chinh thực sự.

4. Hoa Kỳ nên tiếp tục đứng vững ở vị trí số 1 trên thế giới về hàng hải hiện nay để đảm bảo việc thông thương trong khu vực và trên toàn cầu cần thiết cho nền quốc phòng lẫn nền an ninh của hệ thống hàng hải quốc tế.

Bắt đầu với việc Trung Quốc chính thức khẳng định chủ quyền của mình tại biển Nam Trung Quốc (biển đông), trái ngược với những gì mà các nhà bình luận đề nghị, nhà nước Trung Quốc chưa từng khẳng định chủ quyền kiểm soát ở vùng nước của biển Nam Trung Quốc là hoàn toàn của mình. Khẳng định của Trung Quốc về quyền kiểm soát hợp pháp vùng nước ngoài biển Đông một phần dựa trên khẳng định của họ về chủ quyền trên tất cả hòn đảo tại Biển Nam Trung Quốc (biển Đông) theo luật Trung Quốc về hải phận và những vùng cận biên giới năm 1992, trong đó Trung Quốc khẳng định là có chủ quyền đối với đảo Diaoyu (Senkaku) tại biển Đông Trung Quốc và đối với quần đảo Donsha (Pratas), Xisha (Paracel), Zhongsa (Macclesfield Bank), và Nansha (Spratly)(1) tại vùng biển Nam Trung Quốc (biển Đông). Bên cạnh việc khẳng định chủ quyền của các vùng đảo trên, luật về Khu Vực Đặc Quyền Kinh Tế (EEZ) năm 1998 của Trung Quốc cho rằng “vùng đặc quyền kinh tế … mở rộng thêm 200 hải lý từ đường cơ sở từ vùng biển đã được đo”(2). Kể từ khi các đảo ở biển Nam Trung Quốc được Trung Quốc khẳng định chủ quyền, bao gồm cả đường cơ sở từ luật hải phận 1992; tác dụng của luật năm 1998 giúp khẳng định phần lớn vùng đặc quyền kinh tế quanh các đảo ấy. Vì thế, với hai luật trên,Trung Quốc đã khẳng định môt cách hữu hiệu rằng vùng EEZ của mình bao trùm gần hết biển Nam Trung Quốc (biển Đông).

Do đó, nhà nước Trung Quốc không khẳng định rằng những vùng nước này là lãnh hải, nước trong lục địa, hay nước trong vùng quần đảo hoặc bất cứ vùng nước ven biển của các quốc gia sẽ có thể nằm trong chủ quyền của cả vùng nước rộng trong vùng biển khu vực. Sự kết hợp của việc tự khẳng định chủ quyền đối với các hòn đảo ở biển Nam Trung Quốc và cách giải thích luật biển quốc tế "độc đáo" của Trung Quốc liên quan đến chủ quyền của các quốc gia ven biển nhằm giới hạn hay cấm đoán các hoạt động quân sự nước ngoài trong vùng đặc quyền kinh tế (3), dường như là một phần kế hoạch của Trung Quốc trong việc độc quyền kiểm soát quân sự trong vùng lưỡi bò của họ. Việc kiểm soát này tương đương với việc kiểm soát các hoạt động nắm lấy chủ quyền các vùng thuộc lãnh hãi của họ.

Để hiểu được việc này cũng giống như việc chẻ đôi sợi tóc; tuy nhiên, việc hiểu được các ý định sâu rộng của Trung Quốc đối với luật quốc tế nói chung trong chính sách của họ là rất quan trọng. Trung Quốc không khẳng định chủ quyền với vùng nước ở biển Nam Trung Quốc và quyền lợi đi kèm để kiểm soát các hoạt động của quân sự nước ngoài như một đặc quyền của việc sở hữu - Trung Quốc chỉ khẳng định chủ quyền để giới hạn thậm chí ngăn cấm lực lượng quân sự nước ngoài tại những vùng nước này như là vấn đề liên quan đến quyền lợi của một quốc gia ven biển có quyền đưa ra luật lệ để quản lý khu vực Đặc quyền Kinh tế của mình, vùng này không phải là khu vực chủ quyền pháp lý đặc biệt về việc bảo trì tài nguyên và môi trường. Nếu Trung Quốc khẳng định quyền kiểm soát với các tàu quân sự bởi vì họ khẳng định chủ quyền tại biển Nam Trung Quốc, Hoa Kỳ đương nhiên phản đối ý kiến này, chủ yếu dựa trên sự thực hiển nhiên; tuy nhiên, cả hai có thể đồng ý chung về mặt pháp lý rằng chỉ trong những vùng mà họ có chủ quyền về lãnh hải, họ mới có quyền kiểm soát các hoạt động quân sự nước. Như vậy, tác động pháp luật của những tranh chấp chỉ nằm trong vùng biển Nam Trung Quốc, như với trường hợp với Libya từng tuyên bố quyền kiểm soát các hoạt động quân sự nước ngoài trong vùng Vịnh Sidra dựa trên đòi hỏi quá trớn của họ về chủ quyền trong vùng nước đó.

Điều khiến cho trường hợp của Trung Quốc quan trọng đối với quyền lợi của Hoa Kỳ là việc Trung Quốc khẳng định vùng EEZ có thể làm thay đổi các cùng EEZ khác trên toàn thế giới. Bằng việc khẳng định chủ quyền đối với vùng EEZ nói chung, nếu mà trường hợp của Trung Quốc được chấp nhận thì có thể sẽ thay đổi cách nhìn của luật hải phận quốc tế về vùng EEZ ở khắp mọi nơi. Như vậy, có thể EEZ sẽ bao trùm một phần ba đại đương thế giới, và tất nhiên một trăm phần trăm vùng bờ biển, những vùng đảo, và nhiều vùng chiến lược của thế giới và những kênh thông tin trên biển, quan điểm pháp lý của Trung Quốc đã xem thường sự quan tâm và tiềm lực hải quân Hoa Kỳ, như một sự đảm bảo chính về an ninh biển nói riêng.

Sự tự nhận về chủ quyền vùng EEZ của Trung Quốc chiếm gần hết biển nam Trung Quốc( B.Đông) đã là một vấn đề gây tranh cãi, cùng lúc đó ít nhất bốn nước khác kể cả Đài Loan cũng tự nhận chủ quyền tuyệt đối của mình tại ít nhất vài hòn đảo; tuy nhiên còn hơn thế nữa vì nhiều đảo tại đây quá nhỏ để công nhận vùng EEZ theo luật định về biển (UNCLOS) của LHQ. Tuy nhiên, thêm vào đó theo luật quốc gia của Trung Quốc và sự diễn dịch luật về hải phận quốc tế, Trung Quốc tự thừa nhận quyền hợp pháp để toàn quyền giới hạn hoặc điều chỉnh các hoạt động quân sự của lực lượng nước ngoài tại vùng EEZ và vùng tiếp giáp vùng EEZ (4). Đối với Hoa Kỳ, việc Trung Quốc tự nhận quyền hợp pháp của mình là một vấn đề thách thức và nan giải vì Trung Quốc hiện nay đang xây dựng một lực lượng hải quân mạnh, sớm hay muộn cũng sẽ hửu hiệu ngăn cản các nước láng giềng bảo vệ hải phận của mình mà phần nhiêu trong số đó là các bạn và đồng minh của Hoa Kỳ bởi vì Trung Quốc đã tăng cường sức mạnh quân sự và hải quân để phá rối các chiến dịch của lực lượng hải quân Hoa Kỳ trong và ngoài biển Nam Trung Quốc (b.Đông).

Theo quan điểm của tôi, Trung Quốc tự xem mình đang ở điểm đỉnh của quá trình nhằm chiếm thế thượng phong tại biển Nam Trung Quốc (biển Đông). Có lẽ một trong những lý do khiến Trung Quốc tăng cường hoạt động quân sự chống lại tàu chiến Hoa Kỳ tại đây là vì họ xem những cản trở trong việc khẳng định chủ quyền của họ chính là là hải quân Hoa Kỳ và ý chí chính trị của Hoa Kỳ sẽ ủng hộ việc tự do đi lại và sự khẳng định chủ quyền của bạn bè và đồng minh của Hoa Kỳ trong khu vực. Tôi cho rằng Trung Quốc đã xác định vấn đề thứ hai là điều trọng nhất ngăn cản họ mở rộng ảnh hưởng, nhất là trong lúc kinh tế khó khăn và lực lượng quân sự quốc gia chú trọng vào bộ binh trong cuộc chiến tại Afghanistan và Iraq. Theo quan điểm của tôi, điều này là một trong những nguyên nhân khiến cho Trung Quốc tăng cường các chiến dịch gần đây để quấy rầy các chiến dịch hải quân của Hoa Kỳ trong khu vực: nếu Trung Quốc đánh giá thấp ý chí chính trị của Hoa Kỳ trong việc tiếp tục các chiến dịch hải quân tại đây, Trung Quốc không cần thách thức sức mạnh của hải quân Hoa Kỳ để đạt được mục tiêu. Trung Quốc có thể xói mòn hiệu quả của hải quân Hoa Kỳ một cách gián tiếp mà vẫn đạt được kết quả tương tự.

Thực vậy, một số nhà phân tích và học giả am hiểu đã cho rằng qua tính toán của Trung Quốc về sức mạnh của Hoa Kỳ cho thấy sự khẳng định chủ quyền một cách hung hăng của nước này tại biển Nam Trung Quốc (b.đông). Theo lối suy nghĩ này, trong nhiều thập kỷ qua Trung Quốc lợi dụng các thay đổi nhỏ có lợi cho họ trong các quá trình chuyển hoá quyền lực của địa phương trong các động thái về biển Nam Trung Quốc( b.đông)(5). Vài hành động của Trung Quốc có thể được đánh giá là mang tính cơ hội, như trận hải chiến chiếm quần đảo Trường Sa vào năm 1974 với Việt Nam Cộng Hoà khi Hoa Kỳ đang hoàn tất việc rút quân khỏi Nam Việt Nam, và tiếp tục vào năm 1976 khi Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa từ một Việt Nam vừa mới thống nhất. Sau đó vào mùa xuân 1988, khi tàu chiến Hoa Kỳ đang chú ý vào việc hộ tống bảo vệ tàu chở dầu qua eo biển Hormuz, Trung Quốc lại tiếp tục tấn công hải quân Việt Nam tại quần đảo Trường Sa và chiếm thêm nhiều đảo nữa. Cuối cùng, vào cuối năm 1994 và đầu năm 1995, khoảng 2 năm sau khi Hoa Kỳ rút quân khỏi căn cứ hải quân ở vịnh Subic, Trung Quốc lẳng lặng chiếm dãy đá ngầm Mischief, một đãy đá ngầm nhỏ gần đảo Palawan thuộc quyền kiểm soát của Philippine.Tàu chiến củaTrung Quốc lưu lại trong khu vực cho đến khi Trung Quốc xây xong một căn cứ quân sự nhỏ nơi đây.

Những chuyển đổi quyền lực gần đây tại biển Nam Trung Quốc (biển đông) không thể được xếp vào loại mang tính cơ hội được nữa. Chúng là kết quả của quá trình nghiên cứu, phát triển và đầu tư của Trung Quốc trong rất nhiều năm trong việc chế tạo công nghệ quân sự nhằm ngăn cản sự tiếp cận của Hoa Kỳ đối với vùng biển Đông Á. Điển hình là công trình nghiên cứu của Lyle Goldstein và William Murray cho thấy rằng Trung Quốc đang tích cực tăng cường lực lượng tàu ngầm và khả năng khai thác các khoáng sản biển(6), và nghiên cứu của Andrew Erickson và David Yang ghi nhận rằng Trung Quốc đang phát triển chương trình tên lửa đạn đạo chống tàu chiến(7). Ngoài việc thay đổi cán cân quân sự trong khu vực, các chiến dịch quân sự của Trung Quốc nhằm loại bỏ tính hợp pháp chính đáng của các hoạt động hải quân của Hoa Kỳ có vẻ như muốn thay đổi cục diện chính trị nơi đây. Sự quan sát này dựa trên học thuyết ”3 Cuộc chiến mới” của Trung Quốc. 3 cuộc chiến này là cuộc chiến hợp pháp, cuộc chiến dư luận và cuộc chiến tâm lý. Sự chú tâm của Trung Quốc đối với 3 mục tiêu này nhằm tạo lợi thế đối nội và đối ngoại chính đáng tại các vùng đảo và quyền kiểm soát các hoạt độgn quân sự của Trung Quốc tại biển nam Trung Quốc (b.Đông). Một bài viết trên báo Hải quân Nhân dân vài năm trước cũng từng nhận định rằng mục đích của một cuộc chiến pháp lý “…là để phòng ngừa xa,… tiêu diệt mọi mầm mống của vấn đề trước khi nó thực sự trỗi dậy…” để “ cung cấp sự chính danh cho một hành động quân sự,” và để “tham gia vào các cuộc tranh chấp hợp pháp” nhằm “bảo vệ chủ quyền quốc gia và lãnh thổ”(8). Do đó, những phương pháp “mới” này được thiết kế nhằm đạt được mục tiêu chiến thuật mà không cần phải sử dụng bạo lực bằng cách sử dụng đòn bẩy dư luận cùng với việc đưa ra một đe dọa từ sức mạnh quân sự đang lớn mạnh của Trung Quốc.

Có vẻ như Trung Quốc đang tận dụng cơ hội để tăng cường sự giải quyết có lợi cho mình tại biển Nam Trung Quốc (b.Đông). Cuộc đối thoại song phương duy nhất hiện nay về biển Nam Trung Quốc (b.Đông) mà tôi biết dường như dậm chân tại chỗ. Uỷ ban Chỉ đạo Hợp tác Hữu nghị Việt -Trung vừa ra một thông báo sau kỳ hội nghị lần thứ hai năm 2008 là đôi bên “đồng ý giải quyết mọi tranh chấp bằng thương lượng vì hòa bình và ổn định tại biển Nam Trung Quốc.” Tuy nhiên, tuyên bố này hoàn toàn trái ngược với việc Trung Quốc luôn luôn khẳng định “chủ quyền không thể chối cãi” đối với các đảo tại biển Nam Trung Quốc, bao gồm việc mới đây vào tháng 5 2009 khi Trung Quốc ra tuyên bố tại LHQ đáp trả lại khẳng định chủ quyền của Philippines và Việt Nam(9). Nếu Trung Quốc tiếp tục không muốn công nhận bất cứ đảo nào tại đây thuộc về các nước láng giềng thì có gì để mà thương lượng. Trong tranh chấp hải phận với Nhật Bản tại biển Đông Trung Quốc, Trung Quốc có vẻ nhập nhằng trong việc Nhật kiểm soát quần đảo Senkaku, thậm chí Trung Quốc còn có những hành động khiêu khích để khẳng định chủ quyền và đợi khi vị thế của Trung Quốc lớn hơn Nhật sẽ áp đặt sự khẳng định chủ quyền này(10). Theo tôi, Trung Quốc cũng đang dùng biện pháp tương tự để khẳng định chủ quyền ở biển Nam Trung Quốc. Nếu vị thế hiện nay của họ không đủ mạnh để áp đặt chủ quyền của mình thì Trung Quốc có xu hướng đợi đến khi vị thế của mình mạnh hơn để áp đặt hơn là chấp nhận thương lượng.

Tuy nhiên, với sự can thiệp của Hoa Kỳ thì có thể khiến cho các bên ngồi lại ít nhất là để thương lương đa chiều với nhau để giải quyết va chạm và tránh sự leo thang về tranh chấp về vùng EEZ, thềm lục địa, khẳng định an ninh và quyền tiếp cận khu vực. Nội dung thảo luận Hoa Kỳ vì quyền lợi của mình nên nêu rõ rằng mình ủng hộ các giải pháp hoà bình đối với các tranh chấp lãnh thổ như đã được trình bày trong Điều luật Hành xử vùng biển Nam Trung Quốc, và chúng ta sẽ giữ lời hứa với các nước bạn và đồng minh bằng việc hỗ trợ họ nếu bị tấn công và khẳng định những sự tăng cường hoạt động quân sự và tuần tra biển của Trung Quốc là không mang tính xây dựng. Các bên cũng nên kiềm chế hành động của mình. Kết quả cuối cùng có thể là cơ hội lịch sử cho Trung Quốc để họ chứng minh việc mình phát triển quân sự chỉ nhằm mục đích hòa bình và ý định thân thiện với các nước láng giềng.

Vào điểm sau này thì đã có một số nghi ngờ, đặc biệt là ở Nhật. Thực vậy, từng có một cuộc tranh cãi nẩy lửa giữa các học giả và các phân tích gia người Trung Quốc về việc Hải quân Trung Quốc nên lớn mạnh đến đâu để nhằm phát riển khả năng “vùng nước xanh”. Tuy nhiên, theo tôi, hoàn toàn không có khả năng việc Trung Quốc đang cố gắng xây dựng hải quân để đối đầu với hải quân Hoa Kỳ trong việc thống lĩnh biển trong tương lai gần. Kết quả bắt buộc của việc quân đội Trung Quốc phát triển mạnh trong 2 thập kỷ qua, và đặc biệt là sau khi Trung Quốc gửi quân đến vịnh Aden để hỗ trợ việc chống hải tặc nơi đây, được cho là có lẽ việc xây dựng hải quân của Trung Quốc có thể che dấu ý định của mình để một ngày nào đó vượt cả việc xây dựng khu vực phòng thủ Đông Á để thách thức vị thế độc tôn của Hoa Kỳ trên thế giới. Tuy nhiên, theo tôi, sự tiến triển này sẽ khó có khả năng xảy ra vì 3 lý do.

Thứ nhất, Trung Quốc sẽ không xây dựng một lực lượng hải quân viễn chinh lớn bởi vì không phải là một lợi ích địa lý cho một nước mạnh về lục địa lại đi tập trung quá nhiều nguồn lực để kiểm soát đường hàng hải quốc tế, đặc biệt khi lực lượng hải quân hùng mạnh đã có sẵn và cung cấp dịch vụ miễn phí(11). Thứ hai, nhiều nước cho rằng Trung Quốc đã gặp quá nhiều thách thức về kinh tế, chính trị và xã hội và chúng sẽ tranh giành nguồn lực và sự quan tâm chính trị trong suốt thời gian còn lại của thế kỷ này nên Trung Quốc không thể có điều kiện để chịu thêm áp lực (12). Qua những quan sát trên, tôi xin thêm vào một điểm nữa là lý do khiến tôi không cho rằng Trung Quốc đang trởthành một sức mạnh về hàng hải: nếu Trung Quốc có ý định phát triển sức mạnh hải quân để thách thức Hoa Kỳ ngoài biển Đông và Nam Trung Quốc, dấu hiệu nổi bật của ý định này sẽ là sự thay đổi trong quan điểm về luật biển quốc tế từ việc cấm tiếp cận sang tiếp cận, bởi vì khả năng để kiểm soát và sử dụng hỏa lực hải quân mà không có sự cho phép của luật quốc tế sẽ là sự đầu tư xa xỉ mà không có ích lợi thực tế. Như vậy, nghịch lý thay, vì quyền lợi của mình, Hoa Kỳ nên chấp nhận sự cọ xát giữa các luồng quan điểm khác nhau về luật biển quốc tế như một cái giá có thể chấp nhận được của việc tách những quyền lợi căn bản của một quyền lực lục địa mạnh ra khỏi một quyền lực hàng hải mạnh.

Điều đó không phải để nói rằng Hoa Kỳ không nên làm giảm giá trị hoặc quan điểm của mình dưới bất kỳ hình thức nào khi đề cập đến luật tiếp cận hải phận quốc tế cho những việc liên quan đến hòa bình và an ninh thế giới hoặc những sứ mạng liên quan đến an ninh biển tư những đe doạ bất thường. Tuy quan điểm về luật biển của Mỹ được đồng thuận bởi 140/157 thành viên của UNCLOS, phần còn lại đồng thuận với Trung Quốc trên một hay nhiều phương diện rằng những nước ven biển có quyền giới hạn các hoạt động quân sự của lực lượng nước ngoài, chúng ta không nên ỷ lại vào tình trạng hiện tại. Thực vậy, quan điểm củaTrung Quốc đã lôi kéo được khá nhiều sự đồng thuận, kể cả một số nước láng giềng. Tuy chính phủ của Philippines, Indonesia và một số nước trong vùng vẫn chấp nhận quan điểm cho phép hoạt động quân sự tự do trong vùng EEZ; nhưng, đại diện của những nước này cũng bày tỏ sự ủng hộ ngầm với quan điểm củaTrung Quốc, lý do hợp lý nhất là họ muốn cầm chân việc phát triển của hải quân Trung Quốc nơi đây. Điều này cho ta thấy những cộng sự của ta tại khu vực Châu Á cũng cảm nhận được sự chuyển động về quyền lực tại biển Nam Trung Quốc và họ cần nhiều sự quan tâm của ta hơn hiện nay rằng Hoa Kỳ vẫn thực hiện đầy đủ các cam kết về an ninh khu vực và vẫn duy trì một lực lược hải quân hùng hậu trong vùng.

Bảo vệ những quy ước truyền thống về các hoạt động quân sự bằng việc duy trì cam kết để vượt trội về sức mạnh hải quân toàn cầu sẽ có những kết quả quan trọng cho vùng Đông Á và hơn thế nữa. Một vành đai chống tiếp cận đang được phát triển xuyên vùng đất Nam Á từ biển Arabian đến biển Nhật Bản. Trong số khoảng mười quốc gia đang chính thức giữ nguyên quan điểm pháp lý đối chọi với quyền tự do vốn có về hoạt động quân sự trong và ngoài vùng EEZ, các nước tập trung trong khu vực dọc theo vùng duyên hải Nam Á đang đóng chiếm giữ các tuyến cáp thông tin vô cùng quan trọng của thế giới. Trong khu vực này, các nước Iran, Pakistan, Ấn Độ, Bangladesh, Burma, Malaysia, Trung Quốc, Bắc Hàn đều thực hiện việc kiểm soát đối với lực lượng quân sự nước ngoài tại vùng EEZ. Việt Nam cũng có thể được xếp vào danh sách này; tuy nhiên, nước này đã tự vẽ đường cơ sở lớn hơn thay vì khẳng định quyền kiểm soát vùng EEZ như là một phương pháp chống xâm nhập. Đây là một bổ xung bên cạnh những chấp thuận ngầm cho quan điểm chống thâm nhập thỉnh thoảng được đưa ra bởi một số học giả và quan chức của một số quốc gia trong khu vực đã không nêu ra ở đây. Trong số các quốc gia đó, vài nước cũng đã xây dựng được lực lượng hải quân đáng kể trong khu vực trong khi một số nước khác đang cố gắng sở hữu khả năng hạt nhân hoặc những công nghệ chống xâm nhập giống như Trung Quốc để tăng trọng lượng cho quan điểm pháp lý của họ.

Để chống lại những quan ngại về việc chống xâm nhập của những nước ven biển này, Hoa Kỳ cần đặt trọng tâm việc giới thiệu và trình bày những lợi ích an ninh biển có thể có từ tiềm năng hải quân mạnh cùng với với quyền được tiếp cận rộng rãi các vùng biển. Đặc biệt, Hoa Kỳ cần tìm cơ hội để cam kết với Trung Quốc và các nước khác trong vùng về các hoạt động hợp tác quốc tế để ổn định vùng biển khỏi các bất ổn truyền thống và không truyền thống. Thêm nữa, vì Trung Quốc ngày càng muốn đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn đầu thế giới, bằng chứng rõ ràng là Trung Quốc với những nỗ lực tham gia lực lượng giữ hòa bình, hợp tác bình đẳng với Trung Quốc rất có lợi về nhiều mặt cho mối quan hệ chung (13). Việc mời tàu chiến Trung Quốc tham gia vào các chiến dịch giữ an ninh hàng hải – thậm chí khi ta vẫn đang bất đồng về quan điểm chủ quyền – nên trở thành một kế hoạch định hướng. Đạt một mục tiêu chung về hàng hải bằng cách làm việc trong cùng một khu vực chung hoặc riêng trong khi thực hiện các tác vụ khác nhau như đã thấy trong các chiến dịch ở vịnh Aden hiện tại đáng được nghiên cứu kỹ hơn như một chuẩn mực của hợp tác trong tương lai ở trên biển giữa các phe phái không nhất thiết phải có sự đồng thuận hoàn toàn.

Thực ra, việc Trung Quốc quyết định tham gia vào các chiến dịch chống hải tặc tại vịnh Aden mở ra một cơ hội đáng khuyến khích cho việc hợp tác hải quân để mang lại trật tự và ổn định cần thiết cho một cơ chế hoạt động tốt toàn cầu, nơi mà tình trang kinh tế và sức mạnh chính trị mà các nước chính dựa vào. Thêm vào đó, những chiến dịch như vậy cho phép Trung Quốc tham gia trong việc cung cấp “hàng hóa toàn cầu” từ những chiến dịch hải quân nhân đạo và thuộc về an ninh được ủng hộ bởi những can thiệp hợp lý, tiếp cận có định hướng của luật biển quốc tế.

Một điểm cuối về quan hệ hợp tác Trung Quốc - Hoa Kỳ trên biển: vì biển đông và biển nam Trung Quốc đều mang tính chiến lược quan trọng cho cả Trung Quốc và Hoa Kỳ, và vì vậy sẽ có thể tiếp tục những va chạm; nếu họ hoạt động xa hơn vùng duyên hải biển Đông Á thì khả năng hợp tác giữa hải quân hai bên sẽ dễ thực hiện hơn. Thách thức đối với Hoa Kỳ trong việc quan hệ với Trung Quốc là giữ được ảnh hưởng tại Đông Á mà vẫn thúc đẩy quá trình hợp tác toàn cầu. Trung Quốc khao khát muốn đóng vai trò của một quyền lực có trách nhiệm trên thế giới và song song với việc họ sẵn sàng cam kết các nhiệm vụ an ninh, dù không phải trên hình thức hợp tác trực tiếp với hải quân của Hoa Kỳ hoặc của các nước khác tại vịnh Aden, vẫn cho thấy những cơ hội như thế trong tương lai sẽ xảy ra và chúng nên được chào đón nồng nhiệt. Trung Quốc càng hợp tác với Hoa Kỳ nhiều giống như các quốc gia có cùng ý tưởng đó tại Đông Á, thì càng có nhiều cơ hội cho các yếu tố tin tưởng cần thiết để cân bằng mối quan hệ Trung Quốc – Hoa Kỳ tại Đông Á. Các cơ hội cho việc hợp tác tại Đông Á như cứu trợ nhân đạo hoặc ngăn cản dịch bệnh, Trung Quốc nên được chào đón như môt cộng sự. Các tàu bệnh viện mới của Trung Quốc có thể mang lại các cơ hội cho việc này, việc hợp tác của các tàu bệnh viện của Hoa kỳ và Trung Quốc nên được cân nhắc để mang lại nhiều lợi ích của y tế hiện đại đến cho các vùng kém phát triển ở Đông Nam Á. Cuối cùng, những hoạt động như thế này sẽ mang lại yếu tố tin tưởng cần thiết, dựa trên việc tăng cường tiếp xúc về quân sự, sẽ mang lại sự ổn định chiến lược cần thiết mà các bên đều mong muốn.

Tóm lại, hai hành động thể hiện vai trò dẫn đầu quan trọng mà Hoa Kỳ lúc này nên làm để thực hiện việc tự do định vị, một sự quan trọng chiến thuật đối với an ninh Hoa Kỳ là trước hết cần khẳng định lại vị trí của chúng ta là những người ủng hộ cho quyền xâm nhập dựa trên luật biển quốc tế. Trong một thời gian quá dài, chúng ta đã bỏ qua mục tiêu quan trọng này đối với an ninh Hoa Kỳ. Chúng ta đã ỷ lại vào lập luận rằng những quyền lợi theo quan điểm của chúng ta là tất nhiên và trông đợi những nước khác cảm thấy có lý để được thuyết phục bởi quan điểm của chúng ta, hoặc chúng ta đã đơn thuần dựa trên sức mạnh quốc gia để thực hiện những mục tiêu về hải phận mà ta quan tâm mà không để ý đến những các nước khác nghĩ gì. Tuy nhiên, ngày này thậm chí không có một sự thống nhất về quan điểm trong chính sách về biển trong các cơ quan chính phủ. Chính phủ liên bang sẽ có lợi từ một chính sách về biển thống nhất, và từ chính sách đó, đề ra một kế hoạch thông tin chiến lược và hiệu quả để giải thích những lợi ích và sức mạnh quan điểm của Hoa Kỳ trên biển.

Thứ hai, kể tứ tháng 10/2007, hải quân Hoa Kỳ đang hoạt động dưới một chiến lược trên biển trong đó phản ảnh quan hệ hợp tác toàn cầu như là một trong những nền tảng quan trọng trong an ninh hàng hải toàn cầu để chống lại các mối đe dọa truyền thống lẫn không truyền thống. Như Amiral Willard từng đề cập gần đây,” từng trạng không phe phái hiện thời của chúng ta ràng buộc” trong việc tạo dựng mối quan hệ cộng tác để đạt được an ninh trong và ngoài nước. Như Đô đốc Willard đã tường trình rằng "vị trí không theo phe nhóm của chúng ta đã ngăn cản" chúng ta thành lập những nhóm hợp tác để đạt được nền an ninh quốc gia và thế giới. Đô đốc Willard cũng cho rằng UNCLOS đóng vai trò quan trọng bởi vì nó cung cấp một quy chế mạnh mẽ cho các hoạt động chống lại các mối nguy hại truyền thống lẫn không truyền thống trêm toàn cầu. Vì những lý do này, tôi cũng bổ xung rằng việc Trung Quốc liên tục quảng bá quan điểm chống xâm nhập – và các khán giả lắng nghe thông điệp này đang lan ra các khu vực quan trọng của thế giới - điều này nhắc chúng ta không nên ỷ lại khả năng tự do định vị cho các mục đích quân sự mà chúng ta đang sử dụng. Trung Quốc đang khẳng định vai trò lãnh đạo của trong những vấn đề như thế này trong Hội Đồng. Ngược lại, Hoa Kỳ thì không. Một thẩm phán Trung Quốc đang ngồi ở Tòa án Luật biển Quốc tế. Hòa toàn không có thẩm phán Mỹ. Khi các thương lượng về việc thay đổi điều luật diễn ra, Trung Quốc có một ghế ở đó và sẽ bỏ phiếu còn Hoa Kỳ thì không. Để cải thiện vị trí lãnh đạo thế giới của ta, theo tôi Hoa Kỳ nên tham gia với 157 nước khác hiện đang là thành viên của Hội đồng LHQ về Luật biển trong khi có cơ hội sớm nhất có thể.

Tóm lại, luật biển quốc tế rất quan trọng và Hoa Kỳ cần lưu ý để bảo đảm các quyền lợi của chúng ta được bảo vệ trong vấn đề xâm nhập trong luật biển. Tuy nhiên sức mạnh sẽ có hiệu lực hơn là lời nói. Theo tôi, việc bảo vệ sức mạnh hàng hải chúng ta không bị xoá sạch thì rất quan trọng với an ninh quốc gia của nước ta lẫn các nước khác. Quyền lực đang thay đổi tại Đông Á, không phải cân bằng mà là chuyển đổi. Cơ hội tốt nhất của Mỹ để giữ hòa bình tại khu vực là tỏ thái độ kính trọng với vị thế mới trong vùng củaTrung Quốc bằng cách chìa tay ra để hợp tác về mặt hàng hải. Tuy nhiên, để đạt được những gì ta, các bạn bè và đồng minh quan tâm, ta phải giữ ưu thế vượt trội về sức mạnh hàng hải.

Chú thích:

(1): Luật về biển của CHNDTH và vùng tiếp giáp , 25/2/1992(2): Luật về về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của CHNDTH, 26/7/1992

(3): Peter Dutton, phúc trình trước hội đồng kinh tế an ninh Trung Quốc – Hoa Kỳ: www.uscc.gov/hearings/2009hearings/written_testimonies/09_06_11_wrts/09_06_11_dutton_statement.pdf.

(4): Khảo sát và xem xét luật của CHNDTH, 29/8/2002, và các quy định của CHNDTH về quản lý của nước ngoài liên quan đến Nghiên cứu khoa học biển, 1/10/1996 . Đối với một độc quyền của quan điểm của Trung Quốc trên luật pháp lý cho các quốc gia ven biển để hạn chế các hoạt động quân sự nước ngoài trong EEZ, xem Ren Xiaofeng và Cheng Xizhong, Quan điểm của Trung Quốc , 29 Chính sách biển(2005), trang 139

(5): Bonnie S. Glaser and Lyle Morris, nhận xét của Trung Quốc về sự suy giảm của Hoa Kỳ, Tổ chức Jamestown, 9/7/2009; và Richard Fisher, Jr., Cuộc chiến mới ở biển Nam Trung Quốc: Trung Quốc đã ranh ma hơn, Trung tâm định hướng và chiến lược, 28/6/2008(6): Goldstein Lyle và Murray William, những con rồng Dưới mặt biển, Lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc, An ninh quốc tế, Vol. 28., No. 4, Xuân 2004, pp. 161-196

(7): Andrew S. Erickson và David D. Yang, bên rìa của một người thay đổi cuộc chơi , Những việc Viện Hải quân Hoa Kỳ đạt được,1/5/ 2009

(8): Jin Hongbing, Cuộc chiến hợp pháp: công cụ sắc bén mài giũa các cơ hội để tận dụng các sáng kiến, People’s Navy( Renmin Haijun, ở Trung Quốc), 29/6/2006

(9): Brian McCarten, Khuấy động vùng nước tại quần đảo Spratly, Asian Sentinal, 4/2/2008; và Trung Quốc nói rằng các nước láng giềng nên tránh xa khỏi các đảo đang tranh chấp, Reuters 12/5/2009

(10): Xiongdu, Trung Quốc bắt đầu thí nghiệm an toàn tại biển Đông Trung Quốc, CCTV, 3/7/2008

(11): Robert s Ross, The Geography of the Peace: East Asia in the 21st Century, An ninh quốc tế, Vol 23, No 4, Xuân 1999, pp 81-118(12): Susan Shirk, Fragile Superpower: How China‟s Internal Politics Could Derail its Peaceful Rise, Oxford University Press (2007)

(13): Peter Duton, Charting A Course: U.S.-China Cooperation at Sea, An ninh Trung Quốc, 3/2009
---------------
Richard P. Cronin, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á - Trung tâm Stimson
Vietlish, X-Cafe chuyển ngữ


Tranh Chấp Lãnh Hải và Các Vấn Đề Về Chủ Quyền ở Á Châu

Điều Trần Trước Tiểu Ban Đối Ngoại Hạ Viện Hoa Kỳ Khu Vực Đông Á Thái Bình Dương

Ngày 15 tháng 7 năm 2009

Richard P. Cronin
Giám đốc Chương trình Đông Nam Á
Trung tâm Stimson
Washington, DC
Kính thưa Thượng Nghị sĩ Webb và các thành viên của Tiểu Ban Đối Ngoại Thượng Viện Khu Vực Đông Á Thái Bình Dương. Tôi xin cám ơn quí ngài đã tạo cơ hội cho tôi trình bày trước Tiểu Ban Thượng Viện về các vấn đề ở khu vực Đông Á Thái Bình Dương, nơi có tầm quan trọng đối với nền hòa bình, ổn định, và phát triển cân xứng của thế giới, và có ảnh hưởng lớn đến Hoa Kỳ. Về những lý do mà ngài đã đề cập trong thư mời tham gia buổi tường trình, đơn phương tuyên bố về chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc đi ngược lại các nguyên tắc của Luật Biển, và việc Trung Quốc sẵn sàng dùng vũ lực và đe dọa để đạt được mục tiêu của mình, đã trở thành những vấn đề đáng quan tâm ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Cách hành xử của Trung Quốc đã đe dọa đến lợi ích của các nước Đông Nam Á và Hoa Kỳ, kể cà quyền tự do lưu thông, khả năng khai thác nguồn dầu thô và khí đốt dồi dào dưới lòng biển, vấn đề hợp tác và phát triển bền vững trong việc khai thác các nguồn tài nguyên khác ở thềm lục địa, đánh bắt hải sản, và khai thác cửa biển. Hậu quả của cách hành xử của Trung Quốc ở vùng biền Nam Trung Hoa bao gồm đe dọa đến hòa bình và ổn định của khu vực, đến sự phát triển kinh tế, đến sự sinh kế, và an ninh lương thực.

Cách hành xử của Trung Quốc ở biền Nam Trung Hoa giống như là cách họ áp dụng trong tranh chấp với Nhật Bản và trong các cuộc tranh chấp, hiện nay đang bế tắc, với Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên và Hàn Quốc; và liên quan đến việc khai thác tiềm năng thủy điện trên sông Mê Kông, Trung Quốc đã không màng đến quyền lợi của hơn 60 triệu người ở năm quốc gia khu vực hạ lưu, nơi mà sông Mê Kông chính là mạch máu, là nguồn lợi chính của các nước về an ninh lương thực. Tôi rất vui lòng đề cập đến những vấn đề này nếu quý ngài yêu cầu, nhưng bây giờ tôi sẽ tập trung vào vấn đề biển Nam Trung Hoa.

Đầu tiên tôi muốn nhấn mạnh rằng, Hoa Kỳ không phải là nước có tham gia vào bất kỳ một cuộc tranh chấp chủ quyền nào ở châu Á, nhưng các nước đồng minh và một số quốc gia quan trọng có giao hảo với Hoa Kỳ đang tham gia vào các cuộc tranh chấp chủ quyền, và những vấn đề tranh chấp có liên quan đến lợi ích của chúng ta. Những lợi ích này bao gồm những lợi ích cơ bản nhất như hòa bình và ổn định của khu vực, quyến lưu thông của tàu chiến Hoa Kỳ, những lợi ích quan trọng về thương mại trong khu vực, và vấn đề đầu tư. Việc không công nhận những luật lệ quốc tế của Trung Quốc mở rộng sang cả vùng trời và góp phần vào vụ máy bay thám thính Hoa Kỳ và chiến đấu cơ của Trung Quốc đâm vào nhau hối năm 2001, khiến cho máy bay thám thính phải đáp xuống đảo Hải Nam, Trung Quốc.

Ở cấp độ toàn cầu, chúng ta có những quan tâm to lớn ở khu vực biển Nam Trung Hoa, liên quan đến việc biến đổi của khí hậu và hiện tượng trái đất nóng dần lên, việc hợp tác khai thác thủy hải sản bền vững và việc bảo vệ các rặng san hô. Về việc tranh chấp lãnh hải, tôi sẽ chủ yếu đề cập đến vấn đề "Những lợi ích an ninh không chính thống" (NTS) như: ảnh hưởng của tranh chấp đối sự phát triển kinh tế, an ninh lương thực, sinh kế, và lợi ích kinh doanh của Hoa Kỳ ở khu vực biển Nam Trung Hoa và khu vực các nước Đông Nam Á lân cận.

Ảnh Hưởng của Công Ước Quốc Tế về Luật Biển năm 1994

Tầm quan trọng và sự căng thẳng của những tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ đã gia tăng không ngừng kể từ khi áp dụng Công Ước Quốc Tế về Luật Biển 1994 của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS). Luật Biển cung cấp 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế (EEZs) tính từ bờ biển của một quốc gia. Công Ước cũng thông qua đặc quyền khai thác thềm lục địa của một quốc gia ven biển, giới hạn trong khoảng 350 hải lý tính từ "đường cơ bản" (thường là mức trung bình của các số đo mặt nước khi thủy triều xuống thấp) và độ sâu 2500 mét của đáy biển.

Hoa Kỳ đóng vai trò hàng đầu trong việc soan thảo Luật Biển và đã ký thỏa ước tất cả các điều luật, ngoại trừ điều XI, có liên quan đến các nguồn tài nguyên ở tầng biển sâu và một vài tranh chấp khác. Nhìn chung, Hoa Kỳ đồng tình với các điều khoản quan trọng của Hiệp định về Luật Biển, nhưng chưa phê chuẩn do điều XI.

Những căng thẳng ngày càng tăng do các xung đột về quyền lãnh thổ bắt nguồn từ những giả định về các nguồn tài nguyên dầu và khí đốt dưới lòng biển, và nguồn lợi thủy hải sản. Các nguồn tài nguyên năng lượng đang dần trở nên có giá trị và dễ khai thác hơn nhờ vào những tiến bộ kỹ thuật về khoan dò và các hoạt động có liên quan. Việc nguồn cung ứng hải sản tự nhiên bị cạn kiệt cộng với việc tăng giá của hải sản trên thị trường đã đe dọa đến an ninh lương thực thực phẩm của vài quốc gia và khiến ngành đánh bắt thủy hải sản trở thành lý do của những xung đột.

Hầu hết những tranh chấp về lãnh thổ đang nóng lên trong thời điểm hiện nay là do UNCLOS yêu cầu các quốc gia nộp kiến thư chính thức về chủ quyền biển vào ngày 13-05-2009. Một vài nước đã chính thức lên tiếng khiếu nại các nước khác về việc tuyên bố chủ quyền biển chồng lấn lẫn nhau, đáng chú ý nhất là Trung Quốc.

Trung Quốc là cội nguồn của những tranh chấp ở khu vực biển Nam Trung Hoa và vùng châu thổ sông Mê Kông

Bắc Kinh luôn lặp đi lặp lại tuyên bố chủ quyền hầu như toàn bộ khu vực biển Nam Trung Hoa và đã dùng vũ lực để cưỡng chiếm lãnh thổ. Vào năm 1974, Trung Quốc lợi dụng sự sụp đổ của chính quyền Nam Việt Nam đã tấn công hải quân Nam Việt Nam và chiếm đóng các hòn đảo ở Quần Đảo Hoàng Sa. Chính phủ Việt Nam thống nhất sau đó tiếp tục duy trì các tuyên bố chủ quyền của chính quyền Sài Gòn cũ. Năm 1988, hơn 70 lính hải quân Việt Nam đã tử trận do đụng độ với tàu Trung Quốc gần rặng đá ngầm Johnson thuộc khu vực quần đảo Trường Sa. Năm 1995, Trung Quốc chiếm giữ thêm các dãy san hô nhỏ thuộc quần đảo Trường Sa, cách Palawan của Philippines 130 hải lý, hoàn toàn nằm trong khu vực đặt quyền kinh tế của Philippines theo Công Ước 1994, trong khi nằm cách Trung Quốc đến 620 hải lý.

Sự kiện năm 1995 ở dãy đá ngầm Mischief đã kích hoạt đồng loạt những phản ứng của các nước Asean khiến cho Trung Quốc phải ngạc nhiên. Kết quả là Trung Quốc đã phải hứa hẹn hợp tác khai thác chung nguồn tài nguyên dưới biến cho đến khi các bất đồng được giải quyết. Tuy nhiên, Trung Quốc thật ra vẫn đang từ chối đàm phán đa phương với các nước có liên quan và đơn phương dùng sức mạnh vượt trội để tranh giành chủ quyền.

Những hoạt động vượt quá giới hạn của Trung Quốc là việc nhiều lần khoan thăm dò dầu và khí đốt ở vịnh Bắc Bộ và các khu vực lân cận ở biển Nam Trung Hoa, nơi xét theo những điều luật của UNCLOS về hoàn cảnh cư trú lịch sử, thuộc chủ quyền của Việt Nam. Trung Quốc cũng ngăn cấm tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam và các nước láng giềng hoạt động trong vùng lãnh hải do Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.

Hiện nay, Trung Quốc đang trực tiếp thách thức Hải quân Hoa Kỳ. Vào tháng 3-2009, 5 tàu nhỏ của Trung Quốc đã can thiệp vào các hoạt động của tàu thăm dò Impeccable Hoa Kỳ, ở vị trí cách đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 75 hải lý. Trung Quốc cho rằng tàu Impeccable đã vi phạm những điều luật về vùng đặc quyền kinh tế của UNCLOS qua việc tiến hành các hoạt động khảo sát dưới đáy biển. Ngay cả khi tàu của Hoa Kỳ dùng các vòi cứu hỏa xịt nước sang boong tàu của Trung Quốc, họ vẫn tiếp tục ngăn cản bằng cách chắn ngang đường tiến của tàu Impeccable. Trung Quốc cũng đã đe dọa đưa tàu vũ trang đến để bảo vệ các tàu nhỏ đang quấy rối hoạt động của tàu Hoa Kỳ và tăng cường quyền quản lý khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Các Tranh Chấp Khác ở Biến Nam Trung Hoa

Một số các tranh chấp chưa được giải quyết bao gồm những tranh chấp giữa các nước trong Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN). Một số các tranh chấp trong đó có liên quan đến cả chủ quyền biển và đất liền. Những tranh chấp nổi bật bao gồm:

- Thailand và Cambodia, gồm có tranh chấp quyền sở hữu đền Preah Vihear nằm trên dãy núi giắt ngang biên giới của hai nước, cũng như tranh chấp về đường lãnh hải. Việc giành quyền sở hữu đền Preah Vihear là vấn đề nóng hiện nay giữa hai nước do Cambodia dự định sẽ đơn phương yêu cầu Liên Hiệp Quốc công nhận ngôi đền và khu vực lận cân là Khu vực Bảo Tồn Di Sản Văn Hóa Của Thế Giới. Quân đội giữa hai nước đã có các cuộc giao tranh lẫn nhau. Tranh chấp lãnh hải bao gồm khu vực chồng lấn có nguồn tài nguyên dầu và khí đốt, đang được Chevron và ConocoPhillips cùng với các hãng khác tiến hành thăm dò và khai thác. Việc giải quyết vấn đề này của chính phủ tiền nhiệm Thailand đóng vai trò quan trọng đến tình trạng rối loạn chính trị đang diễn ra ở Thailand hiện nay.

- Thailand và Việt Nam cũng có những xung khắc lợi ích ở Vịnh Thanland, nơi rất giàu nguồn dự trữ dầu mỏ và khí đốt. Rất khó để phân ranh Vịnh Thailand do khu vực này được bao quanh bởi Cambodia, Malaysia, Thailand, và Việt Nam. Sẽ không thể vẽ một đường ranh giới sao cho có thể đảm bảo mỗi nước có được 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế. Cambodia đã phản đối những dàn xếp riêng về lãnh hải giữa Thailand và Việt Nam.

- Malaysia cũng tuyên bố chủ quyền một phần của biển Nam Trung Hoa, khu vực mà Thailand, Việt Nam, Philippines, và Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền. Một ký thư tuyên bố chủ quyền chung giữa Thailand và Malaysia gởi cho UNCLOS hồi đầu năm đã kích hoạt một phản ứng giận dữ của Trung Quốc và một quốc gia khác vốn không được hổ trợ bởi Luật Biển.

Ảnh Hưởng Cách Hành Xử Của Trung Quốc Đến Khả Năng Họat Động Của Các Công Ty Hoa Kỳ tại Các khu Vực Tranh Chấp

Cho đến nay, chỉ có các công ty đa quốc gia của Hoa Kỳ chịu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp từ cách hành xử của Trung Quốc khi tiến hành các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí tại các lô do Việt Nam và các nước khác mời thầu. Hoạt động thăm dò và khai thác này bao gồm các hoạt động trực tiếp hoặc liên doanh giữa các công ty đa quốc gia với các công ty ở các nước Đông Nam Á. Một số lượng lớn các báo cáo cho biết Trung Quốc đã nhắc nhở các công ty của Hoa Kỳ và các công ty đa quốc gia khác rằng nếu họ muốn làm ăn ở Trung Quốc, họ không được tiến hành các hoạt động thăm dò khai thác dầu khí ở các khu vực thuộc vùng vịnh Bắc bộ do Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền.

Năng suất dầu khí của Việt Nam đang suy giãm và sẽ không thể tăng thêm nếu các công ty đa quốc gia không vào khai thác. Trừ phi Việt Nam và Trung Quốc đạt được vài thỏa hiệp, Việt Nam có ít cơ hội để phát hiện thêm các mỏ dầu khí ngoài khơi. Bắc Kinh đang ở "chiếu trên" và đã đang áp lực các công ty đa quốc gia ngừng khảo sát và khoan thăm dò ở các lô có giá trị thương mại do Việt Nam mời chào.

Thật dễ hiểu tại sao các công ty năng lượng đa quốc gia của Hoa Kỳ ngần ngại công khai các rắc rối do Trung Quốc gây ra, nhưng các báo cáo về việc hăm dọa của Trung Quốc đối với các công ty Hoa Kỳ đang gia tăng. Vào năm 2007 và 2008, Trung Quốc buộc ExxonMobil cũng như BP ngừng thăm dò tại các khu vực do Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

Những quốc gia nào không đủ lực để tuần tra ngư nghiệp trong vùng đặc quyền kinh tế của mình sẽ bị thiệt thòi trong tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc và trở thành nạn nhân của các tàu bắt trộm cá nước ngoài. Giống như trường hợp của Somali, ngành công nghiệp đánh bắt thủy hải sản của quốc gia này bị hủy hoại bởi các tàu đánh bắt và chế biến cá cỡ lớn có thể góp phần vào nạn cướp biển ở khu vực Nam Trung Hoa và eo biển Malacca. Trong những năm gần đây, toàn bộ tàu chở hàng bị mất tích và lại xuất hiện với những cái tên khác và cờ đăng ký khác, và cướp biển tấn công tàu, giữ con tin và đòi tiền chuộc ở eo biển Malacca. Kể từ khi có thỏa thuận giữa Indonesia, Malaysia và Singapore, và sự hỗ trợ của hải quân Hoa Kỳ trong việc giám sát đường vận tải biển, tình trạng cướp biển đã giảm dần trong những năm qua.

Tuy nhiên, do tính lịch sử lâu đời, nạn cướp biển xảy ra ở các quần đảo của Indonesia, Philippines, và một phần bờ biển của Malaysia thuộc vùng Borneo vẫn tồn tại. Khi tiềm năng đánh cá cạn kiệt, khi rừng nhiệt đới bị mất dần làm giảm đi các chuyến hàng vận chuyển gỗ xẻ, các nhóm tham gia băng cướp trước đây có thể sẽ quay trở lại với nghề cướp biển.

Những Ảnh Hưởng Đến Môi Trường, Kinh Tế Xã Hội, và An Toàn cho Con Người

Một trong số những hậu quả tiêu cực của các tranh chấp chủ quyền là rào cản đối với sự hợp tác và quản trị bền vững nguồn tài nguyên ở vùng biển Nam Trung Hoa. Nhiều nỗ lực hợp tác trong việc quản lý nghề cá, bảo vệ các rặng san hô, và kiểm soát những ảnh hưởng tiêu cực của nạn phá rừng, khai thác mỏ, và chất thải cho đến nay không có lối thoát.

Việc khai thác nguồn hải sản quá mức ở biển Nam Trung Hoa và các vùng lân cận của Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương đang đe dọa đến sự tuyệt chủng của những loài cá quan trọng trong công nghiệp thực phẩm. Các quốc gia ven biển có thể không kiểm soát được những gì đang diễn ra vùng biển thượng nguồn, nhưng nếu những tranh chấp có thể được giải quyết ổn thỏa, ít nhất những quốc gia này có được quyền, nếu không phải là sức mạnh, quản lý vùng đặc quyền kinh tế của mình.

Số lượng các tranh chấp lãnh hải trực tiếp gây cản trở sự phát triển kinh tế và ít nhất là gây khó khăn đến sự phát triển bền vững và thân thiện với môi trường. Những tranh chấp giữa Thailand và Cambodia và giữa Trung Quốc và Việt Nam làm tổn hại đến lợi ích phát triển của quốc gia tranh chấp yếu hơn. Hơn nữa, ví dụ như nếu Cambodia phát hiện ra các mỏ dầu và khí đốt ngoài khơi và trên đất liền, chính phủ Cambodia có thể không cảm thấy cần thiết triển khai các dự án thủy điện tại các khu rừng bảo tồn trên núi Cardamom hay trên dòng Mê Kông. Khi đó, chi phí điện năng cao của Cambodia sẽ là một trong những cản trở trở chính cho sự phát triển.

Vai Trò Tiềm Năng Của Hoa Kỳ Trong Việc Hỗ Trợ Hòa Bình và Ổn Định

Mặc dù không phải là quốc gia trực tiếp tham gia vào các tranh chấp chủ quyền, có một vài cách Hoa Kỳ có thể thu được lợi ích cho mình và đóng góp cho các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt thông qua ngoại giao, hỗ trợ khoa học kỹ thuật, và khả năng ứng phó với những tàn phá do bão tố và sự thay đổi của khí hậu. Các phương cách để đạt được những mục tiêu trên bao gồm:

- Tham gia nhiều hơn vào các hoạt động trong khu vực, đặc biệt là giúp đỡ các nước Asean. Tôi xin chia xẻ nỗi thất vọng của nhiều người rằng ngoài một vài ngoại lệ quan trọng, Hoa Kỳ rõ ràng đã vắng bóng trong các giai đoạn phát triển chính của Đông Nam Á trong vài thập kỷ qua. Nhờ vào những cố gắng tột bực của các viên chức chúng ta ở các Đại sứ quán và Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại các nước sở tại nhằm thu hút sự quan tâm của Washington, việc thiếu quan tâm vào khu vực này đã được cải thiện kể từ những năm cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Bush. Việc bổ nhiệm Scot Marciel, Phó Giám đốc Bộ phận Đông Á Thái Bình Dương của Bộ Ngoại giao làm Đại sứ của Hoa Kỳ ở Asean năm 2007 là một ví dụ của xu hướng tích cực về sự quan tâm của Hoa Kỳ đối với khu vực Đông Nam Á.

- Hiện nay, chính quyền Obama, đặc biệt là Bộ Ngoại giao đang xúc tiến việc tham gia của Hoa Kỳ vào khu vực. Tất cả các lãnh đạo của các nước Đông Nam Á sẽ chăm chú lắng nghe Ngoại trưởng Clinton phát biểu khi bà ta tham dự Hội nghị Bộ Trưởng Cao Cấp Asean (PMC) giữa các nước Asean và các nước đối thoại và tham dự Diễn Đàn Khu Vực Asean (ARC) kéo dài trong vài ngày. Một vài mong đợi tại Hội nghị là Clinton sẽ mang đến những đóng góp ban đầu của Hoa Kỳ để giúp các nước Asean trong việc thích ứng với những thay đổi của khí hậu và các vấn đề hỗ trợ liên quan đến an toàn lương thực và con người.

- Hoa kỳ có thể giúp đỡ khu vực Đông Nam Á và chính mình qua việc đáp ứng yêu cầu hổ trợ khu tam giác Coral Triangle Initiative (CTI) của Asean. CTI bao phủ một khu vực tam giác biển rộng lớn giữa Indonesia, Malaysia, the Philippines, Papua New Guinea, Timor Leste, và the quần đảo Solomon. Với hàng ngàn loài cá sinh sống có giá trị khai thác nhiều tỉ đô là hàng năm, CTI đang ngày càng bị hủy hoại bởi phương pháp khai thác thương mại của các tàu đánh cá cỡ lớn của Trung Quốc, Hàn Quốc, và Nhật Bản, và bị hủy hoại bởi nạn phá rừng, nạn đổ chất thải ra biển. Nhiều dự án cải tạo khu tam giác của các nước Asean đã được đề xuất, nhưng tất cả chỉ là lời hứa hơn là hành động, và không một nước nào có đủ các nguồn lực cần thiết để thực hiện lời hứa của mình. Có thể sẽ có một dự án thích hợp để cải tạo khu tam giác qua việc hợp tác với Úc Châu, nước có những mối quan tâm về vấn đề này và là nước có mối quan hệ đặc biệt với Papua New Guinea, Timor Leste, và Solomons.

- Hoa Kỳ sẽ giúp giải quyết các tranh chấp lãnh hải giữa các quốc gia có thiện chí qua việc hỗ trợ khảo sát cấu trúc đáy biển và các nguồn tài nguyên, và thu thập dữ liệu. Những trợ giúp bước đầu như thế sẽ có thể làm cho các nước Asean trở thành một điển hình tốt đối với Trung Quốc và ngay cả có thể giúp Trung Quốc chịu nhân nhượng trong tranh chấp mà không bị mất mặt.

- Trực tiếp khẳng định quyền hạn và lợi ích của Hoa Kỳ trong khu vực. Hơn hết, chính quyền Obama nên rút kinh nghiệm cách ứng xử thụ động của các chính phủ tiền nhiệm tính từ năm 1995 đối với những hành xử không tuân theo Luật Biển của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa và các nơi khác. Ít nhất chính quyền Obama nên có hổ trợ về tinh thần đối các nước Đông Nam Á trước sự đe dọa của Trung Quốc, và nên cương quyết đòi hỏi quyền tự do lưu thông trước sự khiêu khích của Trung Quốc.

- Hoa Kỳ có thể thực hiện điều đó dựa trên khuôn khổ Cuộc Đối Thoại Kinh Tế và Chiến Lược giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.Cuộc họp sắp tới ở Washington từ 27 đến 28 tháng 7, tiếp theo sau Hội nghị Bộ Trưởng Cao Cấp Asean và Diễn Đàn Khu Vực Asean tại Phuket, Thailand từ 17 đến 23 tháng 7. Ngoại trưởng Clinton sẽ quay trở lại Hoa Kỳ sau các buổi gặp gỡ đó, sau khi có được những kiến thức sơ bộ về những mối lo lắng của các nước Asean đối với Trung Quốc.

- Điều không may là Trung Quốc đã tự đặt mình vào vị trí đối nghịch với luật lệ quốc tế và cách ứng xử thông thường trong các cuộc tranh chấp lãnh hải. Tuy nhiên để Hoa Kỳ và các nước tham gia tranh chấp có hướng giải quyết tích cực hơn, cần nhớ rằng Trung Quốc đã mất khá nhiều lãnh thổ trong quá khứ và đang cố gắng thu hồi lại những thứ đã mất. Những mất mát đó của Trung Quốc bắt đầu bằng các cuộc chiếm đóng của thực dân Châu Âu và Nhật Bản và họ đã ép Trung Quốc từ bỏ những lãnh thổ hợp pháp của mình, ngay cả Trung Quốc cũng mất lãnh thổ vào tay của các nước láng giềng ở biển Nam Trung Hoa trong thời kỳ Cách mạng văn hóa hổn loạn của Mao Trạch Đông, do khi ấy Trung Quốc chỉ tập trung vào nội vụ.

- Quốc hội Hoa Kỳ có thể đóng vai trò xây dựng và quan trọng bằng cách tổ chức các buổi điều trần tương tự buổi điều trần hôm nay để xem xét những vấn đề tranh chấp này, và bằng việc phê chuẩn và tài trợ, sau khi đã cân nhắc kỹ lưỡng, cho những chương trình trợ giúp ban đầu của Hoa Kỷ đối với các nước Đông Nam Á một cách thường xuyên hơn. Sự quan tâm của Hoa Kỳ không cần nhằm mục đích cô lập hay bêu xấu Trung Quốc. Đơn giản là cách đó không có tác dụng. Thay vào đó chúng ta phải thể hiện sự tôn trọng những khát vọng của Trung Quốc muốn trở thành quốc gia lãnh đạo và hùng mạnh, nhưng phải nằm trong khuôn khổ của luật lệ quốc tế và lề lối ứng xử thông thường, cũng như Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ các đồng minh của mình và các quốc gia bè bạn.

Xin cám ơn quý ngài rất nhiều về sự ưu tiên dành cho buổi điều trần này. Tôi sẽ rất vui khi trả lời các câu hỏi của quý ngài nếu có hoặc sẽ hồi đáp sau một cách rõ ràng hơn.
-------------

Dan Blumenthal điều trần về "Tranh Chấp Lãnh Hải và Các Vấn Đề Về Chủ Quyền ở Á Châu" (phần 1)

http://danluan.org/node/2065
Tqvn2004 chuyển ngữ
Dan Blumenthal hiện là ủy viên và nguyên phó chủ tịch Hội Đồng Đánh Gia An Ninh và Kinh Tế Hoa Kỳ - Trung Quốc, nơi ông trực tiếp giám sát, điều tra và cung cấp các khuyến nghị về ảnh hưởng lên an ninh quốc gia từ các mối quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia. Trước đây, ông là chuyên viên cao cấp cho Trung Quốc, Đài Loan và Mông Cổ tại Vụ Các vấn đề An ninh Quốc tế thuộc Bộ Quốc Phòng.
Bản Điều Trần Trước Tiểu Ban Đông Á Thái Bình Dương, thuộc Ban Đối Ngoại Hạ Viện Hoa Kỳ

Về vấn đề: Tranh Chấp Lãnh Hải và Các Vấn Đề Về Chủ Quyền ở Á Châu của Dan Blumenthal, Resident Fellow, Viện Doanh Nghiệp Hoa Kỳ nghiên cứu về các chính sách công (AEI)

Ngày 15/7/2009
Thưa Thượng nghị sĩ Webb, các thành viên trong hội đồng! Tôi rất vinh dự được xuất hiện trước quý vị ngày hôm nay. Rất cảm ơn quý vị đã tổ chức buổi điều trần quan trọng này và đã quan tâm tới áp lực ngày càng gia tăng của Trung Quốc lên khu vực xung quanh lãnh hải của họ.
Đã hơn một thập niên kể từ khi Ngài, thượng nghị sĩ Web, bắt đầu viết về chủ đề này, và tốc độ hiện đại hóa của hải quân Trung Quốc đã vượt quá ngay cả những ước đoán ngông cuồng nhất. Trong thập niên vừa qua, Trung Quốc đã triển khai 38 tàu ngầm chạy dầu và nguyên tử, đạt tốc độ 2,9 tàu mỗi năm. Bên cạnh việc mua 4 khu trục loại Sovremenny của Nga, Trung Quốc đã triển khai 9 loại tàu khu trục lớn và nhỏ tự đóng mới, được trang bị tên lửa chống tàu tuần tra chết người.
Hơn thế, bên cạnh số lượng trên một ngàn tên lửa đạn đạo vốn có, Quân đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc (PLA) đã và đang phát triển tên lửa đạn đạo chống tàu trên đất liền, được trang bị hệ thống chuyển hướng [1], với mục đích đánh vào các tàu chiến di động của chúng ta, bao gồm cả nhóm tàu sân bay chiến đấu [2] – quân chủ lực của chúng ta để dành ưu thế cuộc chiến. Chúng ta chưa từng thấy sự phát triển hải quân nào tương tự kể từ thời kỳ đầu Chiến tranh Lạnh. Và hải quân của chúng ta cũng chưa từng gặp phải mối đe dọa tên lửa đạn đạo có khả năng tấn công mục tiêu di động trên biển. Và Ngài đã hoàn toàn chính xác khi viết Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang có những nỗ lực phối hợp và toan tính nhằm mở rộng không gian chiến lược trong khu vực của Trung Quốc.
Điều gì đã khiến quân đội Trung Quốc phát triển như vậy? Nó không phải bắt nguồn từ những mối đe dọa hướng vào Trung Quốc: Khách quan mà nói, Trung Quốc không phải đối mặt với đe dọa quân sự. Kể từ khi Liên bang Sô Viết sụp đổ, Trung Quốc không còn phải lo lắng chuyện bảo vệ biên giới đất liền của mình trước nguy cơ xâm lược. Kể từ sau Chiến tranh Lạnh, khu vực này đã, nhìn chung, là hòa bình.
Thay vào đó, tôi cho rằng sự phát triển của quân đội Trung Quốc được thúc đẩy bởi các yếu tố nội địa, mong muốn nâng cao thể diện quốc gia, và sự bất an của ĐCSTQ. Trung Quốc đang thể hiện những hành vi mà người ta trông đợi ở một cường quốc đang nổi lên. Điều đáng ngạc nhiên chính là ở chỗ, chúng ta đã trông đợi Trung Quốc hành động khác đi. Công chúng Hoa Kỳ đã được thông báo nhiều lần bởi hết chính quyền này tới chính quyền khác, cũng như nhiều chuyên gia rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ khác với sự trỗi dậy của tất cả các cường quốc khác trong lịch sử. Nhưng dự đoán này đơn giản là đã không xảy ra.
Khi mà Trung Quốc phát triển mạnh mẽ hơn và dành cho quân đội của nó nguồn lực nhiều chưa từng thấy, Bắc Kinh muốn giải quyết các tranh chấp lãnh thổ theo hướng có lợi cho mình, mở rộng phạm vi lãnh hải của mình, và phát triển các con đường thay thế để tự do ra vào khu vực đại dương mở. Quả thực thế, một trong những mối quan tâm hơn cả bên trong các chiến lược Trung Quốc chính là sự quan trọng của quyền lực trên biển – theo lý thuyết của Alfred Thayer Mahan [3]; điều này đã được các đồng nghiệp của ông Dutton tại Naval War College viết đến rất nhiều.
Các chuyên gia nghiên cứu Hải Quân Trung Quốc bắt đầu nắm bắt được các khái niệm như quyền kiểm soát trên biển, và mối liên hệ giữa quyền kiểm soát đó với các lợi ích thương mại và quốc tế, và đang tìm cách áp dụng cho Trung Quốc. Chúng ta không nên vui mừng trước thực tế là Trung Quốc đang làm những điều mà tất cả các cường quốc đang trỗi dậy làm. Lý do là vì: Kể từ khi kết thúc Thế Chiến lần thứ hai, Châu Á đã được hưởng một nền an ninh tương đối, được bảo vệ phần lớn bởi sức mạnh quân sự và hàng loạt các cam kết an ninh của chúng ta. Trong sự bao bọc an ninh đó mà phần lớn các quốc gia Châu Á được hưởng hòa bình, thịnh vượng và dân chủ hóa ngày càng tăng. Châu Á ngày hôm nay, nhìn trên mọi phương diện – kinh tế, chính trị, địa chính trị và quân sự - đã nhanh chóng trở thành trung tâm thu hút sự chú ý của chính trị quốc tế. Và rồi sự trỗi dậy của Trung Quốc bắt đầu làm thay đổi cảm giác an ninh và ổn định đang đem lại hòa bình, thịnh vượng và dân chủ hóa kia. Một Châu Á mà trong đó Hoa Kỳ không còn được coi là sức mạnh quân sự mang tính thống trị rõ rang sẽ không thể tránh khỏi kém ổn định hơn. Một khu vực không an ninh sẽ lo lắng nhiều hơn tới cạnh tranh về an ninh, mà ít quan tâm hơn tới thương mại, cải cách nội bổ và hợp tác khu vực.
Trong khung cảnh đó, tôi muốn được nói về tranh cãi lãnh hải tại Biển Nam và Đông Trung Hoa (South and East China Seas). Tôi xin bắt đầu với Nhật Bản và tranh cãi khu vực các đảo Senkaku/Diaoyu, bởi vì Nhật Bản từ lâu, và vẫn đang, là đồng minh chiến lược của chúng ta trong khu vực.

Tranh chấp tại khu vực đảo Senkaku/Diaoyu

Trong tất cả các tranh chấp lãnh thổ trong khu vực, tranh cãi giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong khu vực biển Đông Trung Hoa là đáng lo ngại nhất, và có lẽ cũng nguy hiểm nhất. Tranh chấp này dựa trên nền tảng cạnh tranh giữa các cường quốc, thù hận mang tính lịch sử, ước vọng khai thác các nguồn năng lượng tiềm tang dưới đáy đại dương, và mối quan tâm tới khuynh hướng cuối cùng của Đài Loan. Những vấn đề trên kết hợp lại trở nên đặc biệt không ổn định.
Cả hai quốc gia này cùng tuyên bố chủ quyền đối với các đảo Senkaku/Diaoyu, và cả hai đã đưa các đảo này vào để đòi hỏi đặc khu kinh tế (EEZ) / thềm lục địa của họ. Từ quan điểm của Trung Quốc, các đảo này rất quan trọng vì lý do an ninh năng lượng, cũng như ước vọng mở rộng quyền lực trên biển của họ.
Xin được bắt đầu với an ninh năng lượng. Cả hai quốc gia đều tuyên bố chủ quyền đối với mỏ gas Chunxiao – nơi mà Trung Quốc cho rằng nằm cách đường trung tuyến của Nhật Bản tại Biển Đông Trung Hoa 5km. Hiện tại, công ty năng lượng Trung Quốc CNOOC là nhà khai thác mỏ này, và các chuyên gia năng lượng ước tính mỏ Chunxiao có thể chứa tới 7 ngàn tỷ mét khối khí gas tự nhiên và từ 70 tới 160 tỷ thùng dầu.
Khi mà cả Nhật Bản lẫn Trung Quốc đều đang nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng của mình, mỏ khí và dầu ở biển Đông Trung Hoa là đặc biệt quan trọng với cả đôi bên.
Một mối quan ngại khác của Trung Quốc là khoảng cách trên biển giữa các cảng và các nhà cung cấp dầu khí chính của nó ở Vịnh Ba Tư. Bắc Kinh ngày càng tỏ ra không thoải mái khi phải dựa vào lòng tốt của Hoa Kỳ để đi lại trong vùng biển này. Lòng tự hào dân tộc và sự nghi ngại dành cho Hoa Kỳ khiến Trung Quốc tìm kiếm các nguồn năng lượng và các tuyến đường thay thế, đặc biệt quan tâm tới các vị trí trong khu vực gần với lục địa, nơi Trung Quốc có thể áp đặt sức mạnh quân sự của mình. Mỏ Chunxiao vì thế trở thành một địa điểm quan trọng trong chiến lược an ninh năng lượng của Trung Quốc.
Một mối lo ngại nữa của các chiến lược gia Trung Quốc là chuỗi đảo Senkaku/Diaoyu nằm trong cái mà người Trung Quốc gọi là – chuỗi đảo thứ nhất [4], một đường phân ranh giới khá tùy tiện chạy từ đảo Kyushu phía Nam Nhật Bản qua biển Đông và Bắc Trung Hoa. Khu vực này bao gồm Đài Loan, đảo Ryukus của Nhật, và gần như toàn bộ Biển Bắc Trung Hoa. Trung Quốc ngày càng hoạt động như thể họ muốn thống trị chuỗi đảo này. Đối với các chiến lược gia Trung Quốc, có những mục đích phòng thủ và tấn công đằng sau các tuyên bố chủ quyền này.
Trung Quốc viết như thể họ bị dồn vào chân tường bởi đồng minh Hoa Kỳ - Nhật Bản, những người đang hoạt động quá gần đường bờ biển Trung Quốc. Trước đây, đồng minh này được tạo ra để bao vây các hạm đội Liên Xô ở Thái Bình Dương – ngày nay, các chiến lược gia Trung Quốc tin rằng, đồng minh này một phần phục vụ kế hoạch ngăn cản tích cực nhằm vào Trung Quốc. Điều này phần nào giải thích được việc ngăn cản tàu USNS Impeccable gần đây của Trung Quốc, cũng như ép hạ cánh chiếc máy bay do thám Hoa Kỳ trên đảo Hải Nam năm 2001. Trong khi Hoa Kỳ và Trung Quốc đang tranh cãi về các điều khoản trong Luật Biển và hoạt động nào được coi là được phép trong vùng EEZ của Trung Quốc, tôi nghi ngờ rằng các vấn đề này sẽ được giải quyết trong tương lai gần. Địa chính trị và chiến lược biển của Trung Quốc là đòn bẩy quan trọng đối với vị thế của Trung Quốc hơn là luật pháp. Nói đơn giản, Trung Quốc muốn đẩy Hoa Kỳ lùi xa và xa hơn nữa khỏi bờ biển của mình và tăng phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc.
Nhiều chiến lược gia Trung Quốc tin rằng Trung Quốc không thể trở thành cường quốc một khi nó bị bó hẹp bên trong ranh giới biển được tạo ra bởi Tokyo và Washington. Đồng minh này, cũng đang bảo vệ cho Đài Loan, ngăn cản Trung Quốc chứng tỏ quyền lực trên biển của mình trên vùng phía Tây Thái Bình Dương. Từ khía cạnh phòng thủ, chiến lược gia Trung Quốc cũng tìm cách ngăn cản Hoa Kỳ tiếp cận tới khu vực này – chuỗi đảo thứ nhất, nếu chiến sự với Đài Loan nổ ra.
Dưới con mắt của Nhật Bản, đảo Senkakus đã là một phần của Nhật Bản qua lịch sử hiện đại – Tokyo chưa bao giờ nhượng lại phần lãnh thổ này, ngay cả sau khi thất trận ở Thế chiến lần thứ hai, khi mà nó phải từ bỏ khá nhiều lãnh thổ dưới Hiệp ước San Francisco. Hiện tại, Nhật Bản đang quản lý các đảo Senkakus – trong khi cả Trung Quốc và Đài Loan cùng tuyên bố chủ quyền nhóm đảo này là của họ.
Nhật Bản đã cho tư nhân thuê một phần nhóm đảo này, với dự định kiểm soát các mua bán quyền lãnh thổ. Cả Đài Loan và Trung Quốc đều phản đối hành động này. Vào cùng thời gian đó, năm 2003, CNOOC đã ký kết hợp đồng để sản xuất khí tự nhiên tại Chunxiao.
Nhật Bản phản đối và yêu cầu Trung Quốc trao trả dữ liệu địa chấn. Trong khi Bắc Kinh tiếp tục không khoan nhượng, Nhật Bản cho phép một trong các công ty khai thác dầu của mình tiến hành khoan tại Biển Đông Trung Hoa. Trung Quốc đáp lại bằng cách gửi đội tàu của mình, bao gồm cả một chiếc Soveremmeny tới vị trí khai thác và ra lời cảnh cáo nghiêm khắc yêu cầu Nhật Bản dừng thăm dò năng lượng trong khu vực lãnh thổ của Trung Quốc. Nhật Bản đã dừng việc khoan thăm dò của mình.
Đội tàu Trung Quốc được gửi ra biển Đông Trung Hoa năm 2005 không phải là màn trình diễn đầu tiên của sức mạnh hải quân Trung Quốc. Nhật Bản đã giải mật các tài liệu trình bày về việc các tàu ngầm và tàu nghiên cứu quân sự cũng như dân sự của Trung Quốc đã ra vào đặc khu kinh tế EEZ của Nhật Bản vài chục lần năm 2004 và 2005. Mục đích của những lần xâm nhập này bao gồm xây dựng bản đồ khai thác dầu và khí trong khu vực đang tranh chấp, khoe sức mạnh để gây áp lực lên Nhật Bản trong các vụ tranh cãi đang diễn ra, và thực hiện nghiên cứu về các tuyến đường cho tàu ngầm đi vào và ra Thái Bình Dương.
Chúng ta và người Nhật đều đã rất lo ngại khi một chiếc tàu ngầm diesel loại Song của Trung Quốc nổi lên quá gần chiếc USS Kitty Hawk trong buổi diễn tập của Hoa Kỳ gần Nhật Bản năm 2007. Chiếc tàu ngầm này rõ ràng đã bám theo nhóm tàu sân bay mà không bị phát hiện.
Như vậy, từ phía Nhật Bản, tranh cãi về đảo Senkaku và Biển Đông Trung Hoa không chỉ là lợi ích năng lượng và luật quốc tế. Nó là sự thể hiện của mối đe dọa và sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc. Nhật bản đã có một lịch sử lâu dài lo sợ bị bóp nghẹt và cách ly kinh tế. Sự gia tăng sức mạnh và trình diễn lực lượng của Trung Quốc chỉ làm tăng nỗi sợ hãi này.
Cuối cùng, những tranh chấp về chủ quyền khu EEZ và các đảo Senkaku / Diaoyu Islands cho thấy lo ngại của Nhật Bản về vấn đề Đài Loan. Đối với các chiến lược gia Nhật Bản, sự kiểm soát của Trung Quốc đối với Đài Loan sẽ khiến hải quân Trung Quốc có cơ sở gần hơn chuỗi đảo Okinawa và Ryuku của Nhật, mở rộng hơn nữa khu vực EEZ của Trung Quốc về phía Thái Bình Dương. Mối lo ngại mất an ninh của Nhật Bản, vốn đã cao do sự bất ổn định trên bán đảo Triều Tiên – chỉ càng thêm cao.
Trong khi hai phía đạt được một số thỏa thuận năm 2008 để cùng nhau thăm dò các nguồn năng lượng và tạm gác lại các tranh chấp lãnh thổ trong thời điểm hiện tại. Nhưng nếu xét tới các động lực mà tôi vừa đề cập, cả hai bên vẫn đang trong tư thế sẵn sàng xung đột.
_______________________

Chú thích:

[1] Hệ thống chuyển hướng, maneuverable re-entry vehicle (MARV), là hệ thống cho phép tên lửa chuyển hướng tấn công khi đang bay.
Xem thêm: http://en.wikipedia.org/wiki/Maneuverable_reentry_vehicle
[2] Nhóm tàu sân bay chiến đấu (Carrier Battle Group): một đơn vị chiến đấu gồm tàu sân bay và các tàu chiến hộ tống.
Xem thêm: http://en.wikipedia.org/wiki/Carrier_battle_group
[3] Alfred Thayer Mahan là người đưa ra học thuyết về sự quan trọng của quyền lực biển, dẫn tới việc các quốc gia đua nhau xây dựng hệ thống hải quân trước Thế chiến lần thứ nhất.
Xem thêm: http://en.wikipedia.org/wiki/Alfred_Thayer_Mahan
[4] Chuỗi đảo thứ nhất (first island chain): Năm 1985, Quân đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc đề ra chiến lược phòng thủ trên biển, trong đó đề cập tới khả năng hoạt động và thống trị ngoài khơi trong khu vực “hai chuỗi đảo”: Chuỗi đảo thứ nhất được mô tả như một đường nối qua các đảo Kurile, Nhật Bản, đảo Ryukuy, Đài Loan, Philippines và Indonesia (từ Borneo tới Natuna Besar). Chuỗi đảo thứ hai chạy từ đường Bắc – Nam từ Kuriles qua Nhật Bản, các đảo Bonin, các đảo Mariana, các đảo Caroline và Indonesia. Hai chuỗi đảo này vẽ thành một khu vực biển rộng khoảng 1800 dặm biển tính từ bờ biển Trung Quốc, bao gồm phần lớn Biển Đông Trung Hoa và các tuyến đường giao thông biển tại Đông Á.
Xem thêm: http://www.globalsecurity.org/military/world/china/plan-doctrine-offshore.htm
------------

Dan Blumenthal điều trần trước Tiểu Ban Đối ngoại Hoa Kỳ về vấn đề Trung Quốc (phần 2)

http://danluan.org/node/2066
Dan Blumenthal
Tqvn2004 chuyển ngữ
Biển Nam Trung Hoa [5]
Tranh chấp biển Nam Trung Hoa, bao gồm cả những tranh chấp tại Hoàng Sa và Trường Sa, cũng cần được phân tích một cách tương tự trong bối cảnh địa chính trị. Tranh chấp này có ảnh hưởng tới lợi ích an ninh của 3 cường quốc Châu Á: Nhật Bản, Ấn Độ và Trung Quốc, cũng như một số đồng minh và các đối tác kém sức mạnh hơn như Việt Nam và Philippines.
Về căn bản, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ biển Nam Trung Hoa. Việt Nam, Philippines, Brunei và Đài Loan tranh chấp với tuyên bố này, đặc biệt về chủ quyền và quyền khai thác tại các đảo nhỏ nằm xung quanh Hoàng Sa và Trường Sa. Giống như ở biển Đông Trung Hoa, tất cả các bên liên quan tới lãnh hải trong biển Nam Trung Hoa đều tin rằng khu vực này chứa các túi khí và dầu có trữ lượng đáng kể. Trung Quốc đã đánh với Việt Nam và với Philippines trên các đảo thuộc Trường Sa, và với Việt Nam trên các đảo thuộc Hoàng Sa. Trong khi Trung Quốc ký kết Tuyên bố Ứng xử của các bên trên biển Nam Trung Hoa vào năm 2002, các nhân vật trong khu vực không tin rằng Trung Quốc sẽ tôn trọng lời hứa của mình. Nhiều người cho rằng, việc gia tăng sức mạnh và áp lực của Trung Quốc trong khu vực là lý do chính để Việt Nam mong muốn xây dựng một mối liên kết an ninh chặt chẽ hơn với chúng ta, và là lý do khiến Philippines muốn ký Thỏa Thuận Thăm Viếng của các Lực Lượng Quân Đội với chúng ta năm 1995.
Hiện tại, tất cả các bên liên quan đang cố gắng cân bằng để chống lại sức mạnh đang lên của Trung Quốc. Cả Hà Nội lẫn Manila đều đang tìm kiếm quan hệ chặt chẽ hơn với chúng ta.
Biển Nam Trung Hoa cũng là con đường dẫn tới eo biển Malacca, nơi đây được coi là điểm thắt vận tải biển quan trọng nhất thế giới. Vào khoảng 50.000 tàu chuyên chở một phần tư lượng thương mại và một nửa lượng dầu mỏ bằng đường biển của thế giới đi qua eo Malacca hàng năm. Vì 90% lượng dầu của Trung Quốc và gần như tất cả lượng dầu của Nhật Bản được chuyên chở bằng đường biển, đương nhiên hai quốc gia này đều mối quan tâm lâu dài về an ninh tại eo biển này và Biển Nam Trung Hoa.
Năm ngoái, lo lắng đã dâng cao ở Đông Nam Á, Tokyo, Delhi, khi báo chí thông báo phát hiện một căn cứ hải quân mới của Trung Quốc xây dựng trên đảo Hải Nam; căn cứ này có thể chứa các tàu ngầm tấn công mang tên lửa đạn đạo, cũng như các lực lượng chiến đấu trên bề mặt khác. Hải Quân thuộc Quân đội Giải Phóng Nhân Dân (PLAN) có thể sử dụng căn cứ này để đột nhập kín đáo vào biển Nam Trung Hoa và truy cập các tuyến đường biển quốc tế.
Đông Nam Á đang lo ngại về khả năng Trung Quốc áp đặt tiềm lực quân sự lên họ để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ. Tokyo lo ngại về khả năng Trung Quốc thống trị các tuyến đường biển và bao vây cô lập Nhật Bản.
Ấn Độ lo ngại với hai lý do. Thứ nhất, sự phát hiện ra căn cứ ở đảo Hải Nam củng cố lo lắng của người Ấn rằng Trung Quốc đang tìm cách vươn tới Ấn Độ Dương và xây dựng một chuỗi các căn cứ hải quân dọc Ấn Độ Dương, ở Miến Điện, Sri Lanka và Pakistan, để áp đặt sức mạnh lên khu vực mà Ấn Độ định nghĩa như phạm vi ảnh hưởng của riêng mình. Thứ hai, Ấn Độ đang đóng một vai trò kinh tế lớn hơn ở Đông Nam Á, và muốn có quyền truy cập không bị cản trở tới khu vực này. Điều đáng lo ngại là những gì chúng ta thấy đang diễn ra trong khu vực này là một dạng học thuyết Monroe [6] của Trung Quốc.

Phản ứng khu vực

Hiện tại, tất cả các bên liên quan đang cố gắng cân bằng để chống lại sức mạnh đang lên của Trung Quốc. Cả Hà Nội lẫn Manila đều đang tìm kiếm quan hệ chặt chẽ hơn với chúng ta. Tokyo, một cường quốc bị hạn chế về các vấn đề quân sự do một hiến pháp theo chủ nghĩa hòa bình, cũng đang tích cực tìm kiếm và đón nhận một liên minh song phương tăng cường hơn nữa. Sự đột phá trong quan hệ với Ấn Độ cũng nhờ một phần không nhỏ vào cảm nhận chung Ấn Độ - Hoa Kỳ về môi trường an ninh trên biển.
Nói ngắn gọn, chúng ta đang chia sẻ với các đối tác khu vực của chúng ta một mong ước rằng Trung Quốc sẽ không trở thành một bá quyền. Một câu hỏi mà rất nhiều nước trong khu vực bắt đầu đặt ra, đó là liệu chúng ta có sức mạnh và ý chí lâu dài để đáp lại sự trỗi dậy của Trung Quốc hay không? Và điều này đưa tôi đến những nhận xét sau.

Kết luận và Khuyến nghị

Chúng ta chưa có một chính sách rõ ràng về các tuyên bố tranh chấp chủ quyền trong biển Đông và Nam Trung Hoa, cũng như chưa xác định rõ vị trí của mình trong việc ủng hộ chủ quyền của các đảo đang tranh chấp. Những gì chúng ta đã nói chỉ là chúng ta sẽ bảo vệ quyền tự do đi lại và các quyền lợi trong đặc khu kinh tế EEZ, phù hợp với các quy tắc quốc tế.
Việc theo đuổi các nguyên tắc chung về giải quyết một cách hòa bình các tranh chấp lãnh thổ và quyền tự do đi lại có thể là thận trọng và khôn ngoan nếu xét tới các vấn đề nhạy cảm lịch sử và mong ước có được mối quan hệ hữu hảo với Trung Quốc.
Theo đuổi các nguyên tắc giải quyết xung đột một cách hòa bình là tốt, nhất là khi Hoa Kỳ đang mong ước một mối quan hệ hữu hảo với Trung Quốc. Nhưng cùng một lúc, chúng ta phải cảnh giác trước tham vọng rõ ràng của Trung Quốc là thống trị biển Đông và Nam Trung Hoa, mở rộng lãnh hải và quyền tự do hành động của mình, và hạn chế truy cập của chúng ta tới các vùng biển này.
Chúng ta cũng phải đảm bảo rằng những người bạn và đồng minh của chúng ta có sức mạnh và được trợ giúp đối mặt với những hành vi o ép tiềm năng, và rằng chúng ta thực hiện đúng những cam kết ngoại giao của mình.

Nhưng cùng một lúc, chúng ta phải cảnh giác trước tham vọng rõ ràng của Trung Quốc là thống trị biển Đông và Nam Trung Hoa, mở rộng lãnh hải và quyền tự do hành động của mình, và hạn chế truy cập của chúng ta tới các vùng biển này.
Chúng ta cũng phải đảm bảo rằng những người bạn và đồng minh của chúng ta có sức mạnh và được trợ giúp đối mặt với những hành vi o ép tiềm năng, và rằng chúng ta thực hiện đúng những cam kết ngoại giao của mình.
Chúng ta không muốn thấy một cuộc chạy đua vũ trang tốn kém ở Châu Á, cũng như một Châu Á bị thống trị bởi Trung Quốc và loại trừ chúng ta. Để đạt được những mục tiêu này, chúng ta phải tăng cường liên minh ngoại giao của chúng ta để đảm bảo với họ rằng họ sẽ không bị o ép. Chúng ta cần phải vạch ra đường ranh giới màu đỏ rõ nét với Trung Quốc, liên quan tới các nguyên tắc cốt lõi của việc ứng xử trên biển. Nhưng sẽ không thể nào tránh khỏi sự thực rằng chúng ta phải vận dụng nguồn lực quân sự của chúng ta một cách hợp lý.
Có một sự cân đối gần như hoàn hảo giữa sự xây dựng lực lượng hải quân Trung Quốc và sự cắt giảm lực lượng hải quân của chúng ta. Trong khi Trung Quốc triển khai hàng chục tàu ngầm mới thì chúng ta lại để cho các nghiên cứu về khả năng chống tàu ngầm chiến đấu của chúng ta teo tóp. Khi Trung Quốc triển khai hàng chục tàu ngầm mới thì chúng ta giảm lượng tàu ngầm của chúng ta đi 25 tàu.
Trung Quốc không chỉ đã thấy sự mất cân bằng này, họ đang trông đợi chúng ta tiếp tục cắt giảm hải quân. Thiếu tướng Hải Quân Trung Quốc Yang Yi đã hả hê rằng Trung Quốc đã vượt Hoa Kỳ 5 lần về [số tàu ngầm sản xuất ra]… Mười tám [số tàu ngầm Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương] so với 75 hoặc hơn tàu ngầm Trung Quốc rõ ràng là không cổ vũ được ai [xét trên góc nhìn của Hoa Kỳ]. Thiếu tướng Trung Quốc nói đúng. Tàu ngầm Hoa Kỳ tối tân hơn, nhưng khoảng cách về chất lượng đang thu hẹp. Và khoảng cách về số lượng đang khiến cho việc theo dõi các đội tàu Trung Quốc ngày càng trở nên khó khăn hơn.
Tôi đã được yêu cầu nói vài lời về vai trò của sức mạnh trên biển của Hoa Kỳ để duy trì cân bằng quyền lực. Tôi không dám nói nhiều, bởi vì thứ nhất, tôi đang nói trước một cựu Bộ trưởng Hải Quân, và thứ nhì, tôi nhận thức được rằng mở ra cuộc tranh luận về trình diễn lực lượng (force posture) là một toan tính nguy hiểm.
Viện nghiên cứu của tôi đã triệu tập một nhóm các chuyên gia về quân sự và an ninh để đánh giá toàn bộ và chi tiết nhu cầu lực lượng toàn cầu của Hoa Kỳ trước khi có bản Đánh Giá Quốc Phòng Bốn Năm (Quadrennial Defense Review – QDR) [7] của nội các. Chúng tôi đã kiểm tra các yêu cầu tại Thái Bình Dương, và tôi xin chia sẻ một số kết quả của chúng tôi.
Đầu tiên, tôi xin nhấn mạnh rằng chiến lược phòng thủ của chúng ta ở Thái Bình Dương không nên chỉ chú trọng vào các kế hoạch phản ứng trước chiến tranh tiềm năng. Trong bối cảnh Trung Quốc đã thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực, tái cân bằng phải là nhiệm vụ hàng ngày đối với lực lượng của chúng ta. Một cách để hình dung nhu cầu về lực lượng của chúng ta tại Thái Bình Dương là nghĩ về sự hiện diện và tham gia mạnh mẽ hơn của quân đội, và cho phép nhanh chóng đem một lực lượng lớn tới đây khi có xung đột. Tôi sẽ nói nhiều hơn về điểm đầu tiên:
Đội tàu của chúng ta chưa từng nhỏ hơn kể từ đầu thế kỷ XX. Trong khi chúng ta có năng lực và những người lính thủy giỏi hơn, nếu xét đến diện tích Thái Bình Dương, số lượng tàu là điều quan trọng. Lực lượng tại Thái Bình Dương của chúng ta phải làm rất nhiều nhiệm vụ, bên cạnh chuyện duy trì cân bằng quyền lực – ví dụ họ phải gây dựng khả năng quân sự của các đối tác, giải quyết các thiên tai, và thực hiện các sứ mạng chống cướp biển…
Nhưng hãy cho tôi được phép tập trung vào nhiệm vụ Trung Quốc. Một ước tính rất sơ bộ về nhu cầu hải quân tại Thái Bình Dương phải tính tới sự có mặt ngày càng nhiều các tầu ngầm tấn công nhanh (fast attack submarine - SSN) để duy trì sự hiện diện gần như thường xuyên ở biển Đông và Nam Trung Hoa, cũng như ở biển Nhật Bản. Chúng ta cần nhiều tàu ngầm hơn để bảo vệ các Nhóm Tàu Sân Bay Tấn Công của chúng ta, giám sát các tàu ngầm Trung Quốc đi tuần, và thực hiện hoạt động tình báo, giám sát và do thám (ISR). Những nhu cầu khác bao gồm tiếp dầu (P8) và thăm dò dưới đáy biển. Các hệ thống phòng thủ tên lửa và đội tàu của chúng ta không đáp ứng được trước những phát minh ngày càng nhiều của Trung Quốc trong sản xuất tên lửa đạn đạo và các mục tiêu tầm xa. Thật không may, chúng ta đã tới thời điểm mà, nếu chúng ta muốn các tàu sân bay triển khai ở xa còn ý nghĩa, chúng ta cần phải tìm cách bảo vệ chúng.
Những khả năng cần thiết để bảo vệ tài sản trên biển bao gồm hệ thống vệ tinh phát hiện tên lửa phóng được kết nối với ra-đa theo dõi; một sự hiện diện gần như thường xuyên của tàu chiến triển khai ở xa với khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo; và các khả năng tình báo cho phép thông báo nguy hiểm và các vụ phóng tên lửa chống tàu sân bay theo thời gian thực tới các tàu đang bị đe dọa. Trong khi chúng ta đang cần một hệ thống phòng thủ tên lửa nhiều lớp, vẫn cần phải tập trung năng lượng vào tìm kiếm các phương tiện để hạ gục các đe dọa này, đặc biệt là tên lửa đạn đạo chống tàu (ASBM). Các tuần duyên hạm (Littoral Combat Ship) được triển khai ở xa nhiều hơn có thể đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì khả năng chiến đấu trên mặt biển (ASW) mạnh; cũng như khả năng chiến đấu trên mặt biển ở các khu vực gần bờ. Tất cả những năng lực này sẽ giúp chúng ta dâng lên nếu cần thiết. Nếu quân đội ta cần phải gửi nhiều tàu sân bay hơn tới khu vực này, các biện pháp nâng cao khả năng giám sát của tàu sẽ khiến các tàu này hiệu quả hơn. Có khả năng ASW mạnh hơn sẽ giúp chúng ta tự do hơn để thực thi các hoạt động của mình. Tôi muốn nói rằng chúng ta phải chú trọng tương đương vào khả năng giám sát của các căn cứ cố định trên bờ của chúng ta. Chúng ta cần tạo ra nhiều khu hậu cần hơn tại các quốc gia thân thiện hơn với Hoa Kỳ để cho phép lực lượng không quân xuất hiện với số lượng lớn đột ngột tại khu vực. Và chúng ta phải đảm bảo rằng mình có đủ máy bay tàng hình và ném bom cho các sứ mạng mà chắc chắn là sẽ phức tạp và gay cấn hơn những gì chúng ta đã từng được chứng kiến.
Ngài hoàn toàn đúng, Thượng nghị sĩ Webb, khi Ngài nói rằng chúng ta đang đứng ở một tình thế kỳ quặc: Ngân sách quốc phòng đã được công bố trước khi nội các Obama đưa ra bản báo cáo QDR của mình. Tôi xin được thúc giục Quốc Hội hãy đảm bảo rằng quá trình đánh giá báo cáo quốc phòng của nội các không phải là một buổi diễn tập cắt giảm ngân sách.
Cuối cùng, tôi tin tưởng rằng chính sách ngoại giao có thể thành công, và Châu Á sẽ hưởng hòa bình và thịnh vượng nhiều hơn, miễn là mọi người biết rằng chúng ta có thể giữ các hứa hẹn của mình. Điều chúng ta cần là kỹ năng ngoại giao vốn là truyền thống Hoa Kỳ - nói năng nhỏ nhẹ nhưng mang trên tay một cây gậy to tướng.
_______________________

Chú thích:

[5] Biển Nam Trung Hoa chính là biển Đông [Việt Nam]. Trong bài này, người dịch xin dùng tên biển Nam Trung Hoa, để tránh nhầm lẫn giữa biển Đông [Việt Nam] và biển Đông Trung Hoa (giữa Trung Quốc và Nhật Bản).
[6] Học thuyết Monroe: Là một chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ đưa ra vào năm 1823, trong đó nói rằng Châu Âu không được tiếp tục các nỗ lực thuộc địa hóa và can thiệp vào các quốc gia tại Châu Mỹ; nếu tiếp tục sẽ bị coi là hành động gây hấn và Hoa Kỳ sẽ đứng ra can thiệp. Ngược lại, Hoa Kỳ cũng sẽ không can thiệp vào các thuộc địa hiện tại của Châu Âu, cũng như công việc nội bộ của các quốc gia trong Châu Âu.
Xem thêm: http://en.wikipedia.org/wiki/Monroe_Doctrine
[7] Báo cáo Quốc phòng Bốn Năm (QDR) là báo cáo 4 năm một lần của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, trong đó phân tích các mục đích chiến lược và các mối đe dọa quân sự tiềm năng tới Hoa Kỳ.
Xem thêm: http://en.wikipedia.org/wiki/Quadrennial_Defense_Review
-------------


Tổng số lượt xem trang