BÀN VỀ VIỆC GIÁM ĐỊNH "PHẢN ĐỘNG"
Luật sư Lê Trần Luật
Trong một lần trả lời phòng vấn đài RFA, tôi có nói rằng việc tòa án chỉ dựa vào kết luận giám định để đi đến phán quyết một người nào đó phạm tội tuyên truyền chống Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (NNCHXHCNVN) là việc làm hết sức tùy tiện và thiếu khách quan. Tôi cũng nói rằng, ranh giới giữa quyền bày tỏ chính kiến đối lập và tuyên truyền chống nhà nước là hết sức mong manh. Người bày tỏ chính kiến đối lập dễ bị phạm vào tội này. Mới đây rất nhiều báo đài Việt Nam đưa tin có đoạn: “kết quả giám định cho thấy, tài liệu của Lê Công Định có nội dung phản động, tuyên truyền chống NNCHXHCNVN”. Trong bài viết này tôi xin bàn về một số khía cạnh pháp lý của “kết luận giám định” trong những vụ án tuyên truyền chống NNCHXHCNVN.
Kết luận giám định là lời nhận xét có tính chất khẳng định của người hiểu biết chuyên môn khoa học, kỹ thuật được cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu để kết luận về vấn đề được yêu cầu giám định. Người giám định chỉ kết luận về chuyên môn khoa học đối với vấn đề được yêu cầu giám định chứ không có nhiệm vụ kết luận là bị can, bị cáo có thực hiện hành vi phạm tội hay không. Trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng không đồng ý với kết luận giám định thì có thể yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại. Tôi xin được nhắc lại rằng: “KẾT LUẬN GIÁM ĐỊNH KHÔNG ĐƯỢC PHÉP XÁC ĐỊNH MỘT NGƯỜI NÀO ĐÓ CÓ PHẠM TỘI HAY KHÔNG”.
Ở góc độ pháp lý, hiện nay đa số các chuyên gia luật gia luật sư đều cho rằng kết quả giám định là một dạng chứng cứ. Tôi không hoàn toàn đồng ý với quan điểm này vì một trong những thuộc tính của chứng cứ là tính khách quan, mà hiện nay các cơ quan giám định của Việt Nam đều do nhà nước thành lập. Ở Việt Nam chưa có tổ chức giám định tư nhân hay tổ chức giám định phi chính phủ. Thực tiễn áp dụng cho thấy, các quy định về giám định còn nhiều hạn chế, vướn mắc, nhất là vấn đề giám định lại. Các quy định còn thiếu và chưa cụ thể, gây khó khăn cho việc áp dụng, dẫn đến việc giải quyết nhiều vụ án bị kéo dài, nhiều vụ án thiếu chính xác, có vụ án dẫn đến tình trạng oan sai. Chính vì vậy mà nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị đã nêu yêu cầu phải hoàn thiện các tổ chức giám định tư pháp và pháp luật về giám định tư pháp.
Trở lại vụ Lê Công Định, kết quả giám định: “CÁC TÀI LIỆU CỦA LÊ CÔNG ĐỊNH CÓ NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN CHỐNG NNCHXHCNVN”. Nội hàm của câu kết luận này cho thấy cơ quan giám định đã mặc nhiên thay toà án phán quyết luật sư Lê Công Định “có tội”. Điều này hết sức vô lý tùy tiện và thiếu khách quan.
Không riêng về vụ Lê Công Định mà hầu hết các vụ án tuyên truyền chống NNCHXHCNVN thì kết luận giám định đều ghi rất giống nhau, đại ý: “Tài liệu phản động, có nội dung chống nhà nước... hoặc lời lẽ có tính kích động lôi kéo, nội dung xuyên tạc đường lối chính sách...”
Trong vụ Phạm Bá Hải – tổ chức Bạch Đằng Giang, một luật sư đồng nghiệp của tôi mạnh dạn đề nghị: triệu tập giám định viên để tranh luận về kết luận giám định các tài liệu của tổ chức Bạch Đằng Giang có chống NNCHXHCNVN hay không. Tại tòa tôi cũng đã từng đề nghị giám định lại vì cho rằng các kết luận giám định không khách quan. Tất nhiên cả hai yêu cầu của chúng tôi không được tòa án chấp nhận. Kết quả Phạm Bá Hải bị xử 5 năm tù giam. Các vị có biết giám định viên ấy là ai không? “Anh ấy” làm cán bộ của: “Phòng xuất nhập khẩu”... gì đó thuộc Sở Văn Hóa Thông Tin Tp.HCM. Tôi hay nói đùa với bạn bè rằng: “Chính các giám định viên của Sở Văn Hóa Thông Tin đã cho nhiều nhà hoạt động dân chủ đi tù chứ không phải tòa án”.
Tôi có một anh bạn là mục sư truyền đạo. Ngài thường cho in ấn Kinh Thánh để tặng cho bạn bè anh em. Ngoài ra, Ngài thường tặng nhiều kinh thánh cho nhiều vị lãnh đạo cấp cao của nhà nước. Thế là bị khởi tố và đi tù. Cũng may, các cán bộ giám định viên của Sở Văn Hóa Thông Tin không thể nào giám định được các cuốn Kinh Thánh nên Ngài đã được đình chỉ vụ án và được trả tự do. Tưởng đã thoát rồi thì cơ quan giám định tâm thần của Sở Y Tế ra kết luận giám định: “Ngài bị tâm thần”. Với kết luận giám định này, mặc dù là người bình thường – một mục sư khả kính, Ngài không còn cách nào là vào “nhà thương điên” để “điều trị”.
Tôi xin kể một ví dụ khác để thấy sự tùy tiện trong việc giám định: Vào khoảng tháng 3 năm 2009, rất nhiều báo đài Việt Nam đều đưa tin: “Luật sư Lê Trần Luật có dấu hiệu lừa đảo, ăn quỵt, trốn thuế...” Trong những thông tin đó tôi đặc biệt chú ý một thông tin trên TTXVN: “Cơ quan chức năng đã có kết luận giám định số 70 là tôi chống NNCHXHCNVN và cục an ninh đã làm việc với Bộ Tư pháp”. Tôi nghĩ: “Quái, tôi đâu có làm ra hay tàng trữ tài liệu nào đâu mà có kết luận giám định...”. Đến giữa tháng 4, tôi liên tục nhận được giấy mời làm việc của cơ quan an ninh “Vì vi phạm công nghệ thông tin”. Tôi nói: “Các anh có nhầm không, tôi rất dốt vi tính, tìm một chữ A cả phút không thấy sao lại vi phạm công nghệ thông tin”. Họ cho tôi xem kết luận số 70, trong đó họ trưng cầu các bài bào chữa của tôi, bài bào chữa của Lê Công Định và một blogger tên gọi là Anh Ba Sài Gòn. Kết luận giám định dành cho ba chúng tôi đều giống nhau “phản động”, “chống NNCHXHCNVN”. Tôi nói: “Bài bào chữa là quan điểm của tôi biện minh cho thân chủ được tòa án cho phép và được trình bày công khai tại tòa, các anh giám định làm gì”. “Nếu giám định như vậy chẳng lẽ tòa án – những người trong Hội đồng xét xử đều là đồng phạm của tôi hay sao”. Tôi tức quá và nói tiếp: “Cho tôi một bản giám định để tôi khiếu nại các ông giám định viên này vì các ông ấy kết luận tôi phản động và công khai đứng về phe dân chủ. Từ nhỏ đến lớn tôi chỉ biết phe XHCN, phe dân chủ là phe nào? Mà kết luận như vậy có nghĩa là nhà nước này là nhà nước độc tài hả? Vậy ông giám định viên đó “phản động” chứ không phải tôi”. Cách đây mấy hôm, cơ quan an ninh Việt Nam khẳng định khởi tố luật sư Lê Công Định không phải vì những bài bào chữa, tôi thở phào nhẹ nhõm vì những bài bào chữa của mình. Không biết giờ đây kết luận 70 đó giờ đây dùng để làm gì và nằm trong quy trình tố tụng nào.
Đây là quy trình tố tụng của những vụ án tuyên truyền chống NNCHXHCNVN.
Với một quy trình như vậy, thật khó cho luật sư khi bảo vệ cho thân chủ của mình là những người bị cáo buộc về tội tuyên truyền chống NNCHXHCNVN.
Chỉ hy vọng rằng, họ vô tội trước công luận!
Sài Gòn, 7/7/2009
----------
Tham Nhũng & Quyền Riêng Tư
Luật sư Lê Trần Luật
Trong một lần trả lời phòng vấn đài RFA, tôi có nói rằng việc tòa án chỉ dựa vào kết luận giám định để đi đến phán quyết một người nào đó phạm tội tuyên truyền chống Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (NNCHXHCNVN) là việc làm hết sức tùy tiện và thiếu khách quan. Tôi cũng nói rằng, ranh giới giữa quyền bày tỏ chính kiến đối lập và tuyên truyền chống nhà nước là hết sức mong manh. Người bày tỏ chính kiến đối lập dễ bị phạm vào tội này. Mới đây rất nhiều báo đài Việt Nam đưa tin có đoạn: “kết quả giám định cho thấy, tài liệu của Lê Công Định có nội dung phản động, tuyên truyền chống NNCHXHCNVN”. Trong bài viết này tôi xin bàn về một số khía cạnh pháp lý của “kết luận giám định” trong những vụ án tuyên truyền chống NNCHXHCNVN.
Kết luận giám định là lời nhận xét có tính chất khẳng định của người hiểu biết chuyên môn khoa học, kỹ thuật được cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu để kết luận về vấn đề được yêu cầu giám định. Người giám định chỉ kết luận về chuyên môn khoa học đối với vấn đề được yêu cầu giám định chứ không có nhiệm vụ kết luận là bị can, bị cáo có thực hiện hành vi phạm tội hay không. Trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng không đồng ý với kết luận giám định thì có thể yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại. Tôi xin được nhắc lại rằng: “KẾT LUẬN GIÁM ĐỊNH KHÔNG ĐƯỢC PHÉP XÁC ĐỊNH MỘT NGƯỜI NÀO ĐÓ CÓ PHẠM TỘI HAY KHÔNG”.
Ở góc độ pháp lý, hiện nay đa số các chuyên gia luật gia luật sư đều cho rằng kết quả giám định là một dạng chứng cứ. Tôi không hoàn toàn đồng ý với quan điểm này vì một trong những thuộc tính của chứng cứ là tính khách quan, mà hiện nay các cơ quan giám định của Việt Nam đều do nhà nước thành lập. Ở Việt Nam chưa có tổ chức giám định tư nhân hay tổ chức giám định phi chính phủ. Thực tiễn áp dụng cho thấy, các quy định về giám định còn nhiều hạn chế, vướn mắc, nhất là vấn đề giám định lại. Các quy định còn thiếu và chưa cụ thể, gây khó khăn cho việc áp dụng, dẫn đến việc giải quyết nhiều vụ án bị kéo dài, nhiều vụ án thiếu chính xác, có vụ án dẫn đến tình trạng oan sai. Chính vì vậy mà nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị đã nêu yêu cầu phải hoàn thiện các tổ chức giám định tư pháp và pháp luật về giám định tư pháp.
Trở lại vụ Lê Công Định, kết quả giám định: “CÁC TÀI LIỆU CỦA LÊ CÔNG ĐỊNH CÓ NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN CHỐNG NNCHXHCNVN”. Nội hàm của câu kết luận này cho thấy cơ quan giám định đã mặc nhiên thay toà án phán quyết luật sư Lê Công Định “có tội”. Điều này hết sức vô lý tùy tiện và thiếu khách quan.
Không riêng về vụ Lê Công Định mà hầu hết các vụ án tuyên truyền chống NNCHXHCNVN thì kết luận giám định đều ghi rất giống nhau, đại ý: “Tài liệu phản động, có nội dung chống nhà nước... hoặc lời lẽ có tính kích động lôi kéo, nội dung xuyên tạc đường lối chính sách...”
Trong vụ Phạm Bá Hải – tổ chức Bạch Đằng Giang, một luật sư đồng nghiệp của tôi mạnh dạn đề nghị: triệu tập giám định viên để tranh luận về kết luận giám định các tài liệu của tổ chức Bạch Đằng Giang có chống NNCHXHCNVN hay không. Tại tòa tôi cũng đã từng đề nghị giám định lại vì cho rằng các kết luận giám định không khách quan. Tất nhiên cả hai yêu cầu của chúng tôi không được tòa án chấp nhận. Kết quả Phạm Bá Hải bị xử 5 năm tù giam. Các vị có biết giám định viên ấy là ai không? “Anh ấy” làm cán bộ của: “Phòng xuất nhập khẩu”... gì đó thuộc Sở Văn Hóa Thông Tin Tp.HCM. Tôi hay nói đùa với bạn bè rằng: “Chính các giám định viên của Sở Văn Hóa Thông Tin đã cho nhiều nhà hoạt động dân chủ đi tù chứ không phải tòa án”.
Tôi có một anh bạn là mục sư truyền đạo. Ngài thường cho in ấn Kinh Thánh để tặng cho bạn bè anh em. Ngoài ra, Ngài thường tặng nhiều kinh thánh cho nhiều vị lãnh đạo cấp cao của nhà nước. Thế là bị khởi tố và đi tù. Cũng may, các cán bộ giám định viên của Sở Văn Hóa Thông Tin không thể nào giám định được các cuốn Kinh Thánh nên Ngài đã được đình chỉ vụ án và được trả tự do. Tưởng đã thoát rồi thì cơ quan giám định tâm thần của Sở Y Tế ra kết luận giám định: “Ngài bị tâm thần”. Với kết luận giám định này, mặc dù là người bình thường – một mục sư khả kính, Ngài không còn cách nào là vào “nhà thương điên” để “điều trị”.
Tôi xin kể một ví dụ khác để thấy sự tùy tiện trong việc giám định: Vào khoảng tháng 3 năm 2009, rất nhiều báo đài Việt Nam đều đưa tin: “Luật sư Lê Trần Luật có dấu hiệu lừa đảo, ăn quỵt, trốn thuế...” Trong những thông tin đó tôi đặc biệt chú ý một thông tin trên TTXVN: “Cơ quan chức năng đã có kết luận giám định số 70 là tôi chống NNCHXHCNVN và cục an ninh đã làm việc với Bộ Tư pháp”. Tôi nghĩ: “Quái, tôi đâu có làm ra hay tàng trữ tài liệu nào đâu mà có kết luận giám định...”. Đến giữa tháng 4, tôi liên tục nhận được giấy mời làm việc của cơ quan an ninh “Vì vi phạm công nghệ thông tin”. Tôi nói: “Các anh có nhầm không, tôi rất dốt vi tính, tìm một chữ A cả phút không thấy sao lại vi phạm công nghệ thông tin”. Họ cho tôi xem kết luận số 70, trong đó họ trưng cầu các bài bào chữa của tôi, bài bào chữa của Lê Công Định và một blogger tên gọi là Anh Ba Sài Gòn. Kết luận giám định dành cho ba chúng tôi đều giống nhau “phản động”, “chống NNCHXHCNVN”. Tôi nói: “Bài bào chữa là quan điểm của tôi biện minh cho thân chủ được tòa án cho phép và được trình bày công khai tại tòa, các anh giám định làm gì”. “Nếu giám định như vậy chẳng lẽ tòa án – những người trong Hội đồng xét xử đều là đồng phạm của tôi hay sao”. Tôi tức quá và nói tiếp: “Cho tôi một bản giám định để tôi khiếu nại các ông giám định viên này vì các ông ấy kết luận tôi phản động và công khai đứng về phe dân chủ. Từ nhỏ đến lớn tôi chỉ biết phe XHCN, phe dân chủ là phe nào? Mà kết luận như vậy có nghĩa là nhà nước này là nhà nước độc tài hả? Vậy ông giám định viên đó “phản động” chứ không phải tôi”. Cách đây mấy hôm, cơ quan an ninh Việt Nam khẳng định khởi tố luật sư Lê Công Định không phải vì những bài bào chữa, tôi thở phào nhẹ nhõm vì những bài bào chữa của mình. Không biết giờ đây kết luận 70 đó giờ đây dùng để làm gì và nằm trong quy trình tố tụng nào.
Đây là quy trình tố tụng của những vụ án tuyên truyền chống NNCHXHCNVN.
Với một quy trình như vậy, thật khó cho luật sư khi bảo vệ cho thân chủ của mình là những người bị cáo buộc về tội tuyên truyền chống NNCHXHCNVN.
Chỉ hy vọng rằng, họ vô tội trước công luận!
Sài Gòn, 7/7/2009
----------
Tham Nhũng & Quyền Riêng Tư
Trong khoảng từ 1-12-2008 đến 31-5-2009, theo Viện Kiểm sát Tối cao: số vụ án tham nhũng mới khởi tố giảm 12%; số bị can tham nhũng giảm 18,7%. Đặc biệt, đối tượng bị khởi tố vì tham nhũng là quan chức ở cấp trung ương, cấp tỉnh giảm nhiều trong khi quan chức cấp xã, huyện lại tăng so với cùng kỳ năm trước.
Cùng thời gian đó, một cuộc khảo sát do Tập đoàn Ernst &Young và VCCI tiến hành cho thấy, “hơn 80% doanh nghiệp liên quan đến tham nhũng và 48% doanh nghiệp đã từng mất hợp đồng, mất cơ hội làm ăn vì không đưa hối lộ”. Nếu không có cuộc Khảo sát độc lập nói trên, thì những con số mà Viện Kiểm sát Tối cao đưa ra dễ mang lại cảm giác, tham nhũng đã giảm sau khi có “Luật Phòng Chống” và sau khi có các “Ban Chỉ đạo”.
Luật Phòng Chống Tham nhũng buộc “cán bộ từ phó trưởng phòng của ủy ban nhân dân huyện”, thậm chí “một số cán bộ, công chức tại xã, phường” cũng phải kê khai tài sản “có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên”.
Tuy nhiên, chưa có vụ tham nhũng nào được phát hiện dựa trên các bản kê khai tài sản. Vụ PCI, khi vừa xảy ra, cho dù phía Nhật yêu cầu Việt Nam điều tra tài sản của ông Huỳnh Ngọc Sỹ ngay, nhưng “bản kê khai tài sản” của ông Sỹ dường như đã không trở thành một trong những căn cứ giúp tìm ra khoản tiền hối lộ, được nói là, có thể lên tới hàng triệu đô la tiền mặt.
Buộc kê khai tài sản của cán bộ, từ cấp phường xã, tưởng như có thể bày tỏ được khát vọng chống tham nhũng một cách lớn lao. Nhưng, sở dĩ phương thức chống tham nhũng khá hiệu quả ở nhiều quốc gia này đã không phát huy tác dụng ở Việt Nam là bởi người dân không tiếp cận được thông tin về tài sản mà cán bộ đã từng kê khai ấy. Gần 320.000 người phải kê khai tài sản theo Luật ở Việt Nam mà vẫn không làm cho dân chúng quan tâm. Trong khi, ở Hàn Quốc, “Ủy ban Đạo đức Công chức” chỉ cần công bố tài sản khai báo của trên dưới một trăm người là “thế trận chống tham nhũng” ngay lập tức được toàn dân ủng hộ.
Từ năm 1981, Tổng thống Chun Doo-hwan của Hàn Quốc đã ban hành “Luật Đạo đức Công chức”, theo đó quy định chế độ đăng ký tài sản. Tuy nhiên, Luật này đã không phát huy tác dụng vì nhà độc tài Chun Doo-hwan đã giữ những bản kê khai ấy “trong hồ sơ”. Luật chỉ thực sự phát huy tác dụng từ năm 1988, khi Tổng thống Roh Tae-woo đứng ra công khai tài sản của mình và đặt tài sản của 103 quan chức khác dưới sự “giám sát của dân chúng”.
Sở dĩ “việc tiết lộ thông tin của hồ sơ xác minh (tài sản) bị nghiêm cấm”, theo Phó Tổng thanh tra Chính phủ, ông Mai Quốc Bình: “Những hồ sơ này được quản lý theo quy định về quản lý hồ sơ cán bộ”. Một quan chức cao cấp trong lĩnh vực chống tham nhũng khác, ông Trần Đại Hưng, Phó Ban Nội chính Trung ương, thì nhận thức: “Không nên công khai vì đó là quyền cá nhân, phải được bảo vệ”.
Quyền riêng tư của cá nhân đúng là thiêng liêng, nhưng với một người có thể sử dụng quyền lực để thâu tóm tài sản một cách bất minh thì lợi ích của nhà nước, của nhân dân quan trọng đến nỗi, không thể giữ “đất đai, biệt thự” của những người ấy trong vòng bí mật.
Nếu thực tâm chống tham nhũng, không chỉ tài sản của các quan chức, của vợ hoặc chồng, của con cái, dâu rể… đều phải công khai; mà, các riềng mối làm ăn của họ cũng phải được nhân dân giám sát. Vợ con của ông giám đốc sở quy hoạch không thể làm dịch vụ xin giấy phép xây dựng; dâu rể của một ông bộ trưởng không thể là đối tác của các tập đoàn nhà nước thuộc ngành ông; ngay cả danh sách những người “hùn hạp” với vợ con của các quan chức cao cấp cũng phải được công khai, bởi những khoản “hùn hạp” ấy có thể trở thành những khoản “lobby chính sách”.
Vì sao trong số hơn 300 nghìn cán bộ kê khai tài sản chỉ có dăm bảy trường hợp bị khiếu nại “khai man”? Ông Đặng Hạnh Thu mua được 26 lô đất ở Biên Hòa khi ông còn là Cục trưởng Hải quan Đồng Nai, nhưng cho đến khi lên đến Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế, số tài sản ấy không ai biết liệu có “nằm trong hồ sơ cán bộ”. Những cấp đề bạt ông Thu có thể không biết 26 lô đất nói trên, nhưng người dân Biên Hòa thì biết.
Nếu như quy trình bổ nhiệm những quan chức cao cấp như ông Thu diễn ra một cách công khai và hồ sơ tài sản mà những cán bộ như ông kê khai cũng được đưa lên báo chí và đưa lên website của Ban Chỉ đạo Phòng Chống Tham nhũng thì nhân dân sẽ lập tức giúp nhà nước phát hiện phần mà những quan chức này che giấu. Ngoài việc công khai tài sản, Luật cần bổ sung điều khoản xử lý việc khai man, có thể coi phần tài sản mà quan chức cố tình che dấu ấy là “tài sản bất minh”, có thể bị truy cứu tội tham nhũng nếu có thêm chứng cứ hoặc bị sung vào công quỹ. Phát giác của người dân về tài sản của các quan chức cao cấp phải được pháp luật bảo vệ, cho dù thông tin ban đầu có thể chưa chính xác.
Chỉ nên công khai tài sản của những quan chức ở những cấp mà quyền lực của họ có thể ảnh hưởng tới chính sách, tới những dự án mang lại nhiều tiền bạc. Nếu các quan chức từ chối công khai tài sản của mình vì cho đó là những thông tin riêng tư, thì họ hoàn toàn có thể từ chối nhận những quyền cao chức trọng. Một người không thể vừa rao giảng trước nhân dân vừa sở hữu những tài sản không thể chứng minh nguồn gốc. Công khai rõ ràng là một chế tài khắc nghiệt, nhưng chỉ có công khai mới loại ra khỏi bộ máy những người lựa chọn quan quyền không phải vì muốn làm công bộc của dân.
Không thể nhân danh quyền riêng tư của “các quan” để không áp dụng một phương thức chống tham nhũng được tin là sẽ mang về hiệu quả. Vì, nếu không chống được tham nhũng, thì không chỉ “quyền riêng tư” mà những quyền căn bản khác của người dân cũng sẽ bị tham nhũng đe dọa. Đạo đức, xã hội và môi trường kinh doanh liệu có thể phát triển lành mạnh được không, khi mà “48% doanh nghiệp đã từng mất hợp đồng, mất cơ hội làm ăn vì không đưa hối lộ”.
Huy Đức
Cùng thời gian đó, một cuộc khảo sát do Tập đoàn Ernst &Young và VCCI tiến hành cho thấy, “hơn 80% doanh nghiệp liên quan đến tham nhũng và 48% doanh nghiệp đã từng mất hợp đồng, mất cơ hội làm ăn vì không đưa hối lộ”. Nếu không có cuộc Khảo sát độc lập nói trên, thì những con số mà Viện Kiểm sát Tối cao đưa ra dễ mang lại cảm giác, tham nhũng đã giảm sau khi có “Luật Phòng Chống” và sau khi có các “Ban Chỉ đạo”.
Luật Phòng Chống Tham nhũng buộc “cán bộ từ phó trưởng phòng của ủy ban nhân dân huyện”, thậm chí “một số cán bộ, công chức tại xã, phường” cũng phải kê khai tài sản “có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên”.
Tuy nhiên, chưa có vụ tham nhũng nào được phát hiện dựa trên các bản kê khai tài sản. Vụ PCI, khi vừa xảy ra, cho dù phía Nhật yêu cầu Việt Nam điều tra tài sản của ông Huỳnh Ngọc Sỹ ngay, nhưng “bản kê khai tài sản” của ông Sỹ dường như đã không trở thành một trong những căn cứ giúp tìm ra khoản tiền hối lộ, được nói là, có thể lên tới hàng triệu đô la tiền mặt.
Buộc kê khai tài sản của cán bộ, từ cấp phường xã, tưởng như có thể bày tỏ được khát vọng chống tham nhũng một cách lớn lao. Nhưng, sở dĩ phương thức chống tham nhũng khá hiệu quả ở nhiều quốc gia này đã không phát huy tác dụng ở Việt Nam là bởi người dân không tiếp cận được thông tin về tài sản mà cán bộ đã từng kê khai ấy. Gần 320.000 người phải kê khai tài sản theo Luật ở Việt Nam mà vẫn không làm cho dân chúng quan tâm. Trong khi, ở Hàn Quốc, “Ủy ban Đạo đức Công chức” chỉ cần công bố tài sản khai báo của trên dưới một trăm người là “thế trận chống tham nhũng” ngay lập tức được toàn dân ủng hộ.
Từ năm 1981, Tổng thống Chun Doo-hwan của Hàn Quốc đã ban hành “Luật Đạo đức Công chức”, theo đó quy định chế độ đăng ký tài sản. Tuy nhiên, Luật này đã không phát huy tác dụng vì nhà độc tài Chun Doo-hwan đã giữ những bản kê khai ấy “trong hồ sơ”. Luật chỉ thực sự phát huy tác dụng từ năm 1988, khi Tổng thống Roh Tae-woo đứng ra công khai tài sản của mình và đặt tài sản của 103 quan chức khác dưới sự “giám sát của dân chúng”.
Sở dĩ “việc tiết lộ thông tin của hồ sơ xác minh (tài sản) bị nghiêm cấm”, theo Phó Tổng thanh tra Chính phủ, ông Mai Quốc Bình: “Những hồ sơ này được quản lý theo quy định về quản lý hồ sơ cán bộ”. Một quan chức cao cấp trong lĩnh vực chống tham nhũng khác, ông Trần Đại Hưng, Phó Ban Nội chính Trung ương, thì nhận thức: “Không nên công khai vì đó là quyền cá nhân, phải được bảo vệ”.
Quyền riêng tư của cá nhân đúng là thiêng liêng, nhưng với một người có thể sử dụng quyền lực để thâu tóm tài sản một cách bất minh thì lợi ích của nhà nước, của nhân dân quan trọng đến nỗi, không thể giữ “đất đai, biệt thự” của những người ấy trong vòng bí mật.
Nếu thực tâm chống tham nhũng, không chỉ tài sản của các quan chức, của vợ hoặc chồng, của con cái, dâu rể… đều phải công khai; mà, các riềng mối làm ăn của họ cũng phải được nhân dân giám sát. Vợ con của ông giám đốc sở quy hoạch không thể làm dịch vụ xin giấy phép xây dựng; dâu rể của một ông bộ trưởng không thể là đối tác của các tập đoàn nhà nước thuộc ngành ông; ngay cả danh sách những người “hùn hạp” với vợ con của các quan chức cao cấp cũng phải được công khai, bởi những khoản “hùn hạp” ấy có thể trở thành những khoản “lobby chính sách”.
Vì sao trong số hơn 300 nghìn cán bộ kê khai tài sản chỉ có dăm bảy trường hợp bị khiếu nại “khai man”? Ông Đặng Hạnh Thu mua được 26 lô đất ở Biên Hòa khi ông còn là Cục trưởng Hải quan Đồng Nai, nhưng cho đến khi lên đến Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế, số tài sản ấy không ai biết liệu có “nằm trong hồ sơ cán bộ”. Những cấp đề bạt ông Thu có thể không biết 26 lô đất nói trên, nhưng người dân Biên Hòa thì biết.
Nếu như quy trình bổ nhiệm những quan chức cao cấp như ông Thu diễn ra một cách công khai và hồ sơ tài sản mà những cán bộ như ông kê khai cũng được đưa lên báo chí và đưa lên website của Ban Chỉ đạo Phòng Chống Tham nhũng thì nhân dân sẽ lập tức giúp nhà nước phát hiện phần mà những quan chức này che giấu. Ngoài việc công khai tài sản, Luật cần bổ sung điều khoản xử lý việc khai man, có thể coi phần tài sản mà quan chức cố tình che dấu ấy là “tài sản bất minh”, có thể bị truy cứu tội tham nhũng nếu có thêm chứng cứ hoặc bị sung vào công quỹ. Phát giác của người dân về tài sản của các quan chức cao cấp phải được pháp luật bảo vệ, cho dù thông tin ban đầu có thể chưa chính xác.
Chỉ nên công khai tài sản của những quan chức ở những cấp mà quyền lực của họ có thể ảnh hưởng tới chính sách, tới những dự án mang lại nhiều tiền bạc. Nếu các quan chức từ chối công khai tài sản của mình vì cho đó là những thông tin riêng tư, thì họ hoàn toàn có thể từ chối nhận những quyền cao chức trọng. Một người không thể vừa rao giảng trước nhân dân vừa sở hữu những tài sản không thể chứng minh nguồn gốc. Công khai rõ ràng là một chế tài khắc nghiệt, nhưng chỉ có công khai mới loại ra khỏi bộ máy những người lựa chọn quan quyền không phải vì muốn làm công bộc của dân.
Không thể nhân danh quyền riêng tư của “các quan” để không áp dụng một phương thức chống tham nhũng được tin là sẽ mang về hiệu quả. Vì, nếu không chống được tham nhũng, thì không chỉ “quyền riêng tư” mà những quyền căn bản khác của người dân cũng sẽ bị tham nhũng đe dọa. Đạo đức, xã hội và môi trường kinh doanh liệu có thể phát triển lành mạnh được không, khi mà “48% doanh nghiệp đã từng mất hợp đồng, mất cơ hội làm ăn vì không đưa hối lộ”.
Huy Đức