Nhà nước pháp trị trong đời sống thường nhật
A Uighur Leader Blames China for Xinjiang Violence TIME
Internet plays key role in China's latest unrest
Chuyện người, chuyện mình
Ảnh: tailieu. |
Gần 8 triệu ngoại kiều trên tổng số hơn 80 triệu dân Đức muốn nhập quốc tịch phải vượt qua kỳ thi trắc nghiệm kiến thức xã hội nước Đức, trong đó có một câu hỏi, nhà nước pháp trị là gì, với 4 câu trả lời sẵn sơ đẳng: 1- Nhà nước có quyền, 2- Đảng có quyền, 3- Công dân quyết định luật pháp và 4- Nhà nước phải tuân thủ pháp luật.
Những ngoại kiều nhìn Nhà nước bằng con mắt của kẻ nô lệ bao giờ cũng trả lời sai, đánh vào câu số 1, trong khi chỉ mỗi câu số 4 đúng - chính là dấu hiệu đặc trưng của một nhà nước pháp trị, đòi bất cứ hoạt động nào của bất kỳ cơ quan nhà Nước nào đều phải viện dẫn chuẩn mực pháp lý của những điều khoản luật pháp điều chỉnh nó; cũng xuất phát từ đó, mọi vấn đề xã hội nảy sinh, họ không thể không mổ xẻ văn bản luật liên quan, để cải cách nó.
Xã hội họ phát triển, hoàn thiện liên tục chính là kết quả tổng hợp từ những cải cách luật thường nhật như vậy; thiếu nó, mọi chủ trương, chính sách dù thần kỳ mấy cũng không thể trở thành hiện thực.
Cách đây mấy tháng, tại Sachsen, một người đàn ông gọi tới số điện khẩn cảnh sát báo sẽ giết vợ, tự sát. Cảnh sát tức tốc tới nơi, không thấy động tĩnh gì, bèn cẩn thận cho xe chạy lòng vòng quan sát, thì phát hiện được đương sự từ xa đang dí khẩu súng vào thái dương chực bóp cò.
Cảnh sát xô đến cản, mũi súng bất ngờ quay phắt lại nhằm cảnh sát nhả đạn chát chúa. Cảnh sát thất kinh, rút súng tự vệ, bắn trả đương sự chết tại chỗ. Khi hoàn hồn, họ mới phát hiện được đó là khẩu súng bắn doạ, trông hệt thật.
Quan chức, chính khách lập tức lên tiếng trước một mạng người bị chết oan uổng. Chỉ cách 2 tháng sau, Quốc hội Đức đã thông qua luật vũ khí sửa đổi, cấm lưu hành súng bắn doạ trông như thật, nhằm tránh lặp lại cho xã hội, khác ở ta giải quyết vụ việc như thế thường chỉ dừng lại nơi nó xảy ra.
Đến vụ chấn động nước Đức hồi tháng Ba, một học sinh ở Winnenden cuồng sát tới 15 nhân mạng; từ Tổng thống, Thủ tướng, đến chính khách các đảng phái đều có mặt tại tang lễ, tất cả lên tiếng, đòi cải cách luật, không dừng lại ở mức chỉ yêu cầu cơ quan thừa hành xem xét trách nhiệm như thường thấy ở ta.
Tới tháng trước, Chính phủ đã hoàn tất dự luật vũ khí cải cách, trình quốc hội; lần này quy định ngặt nghèo từ điều kiện, lứa tuổi được phép, loại, số lượng súng, cách thức lưu giữ, trách nhiệm đăng ký, bảo vệ, chịu giám sát, và án tù cho từng mức vi phạm.
Sang vụ ngân hàng HRE rơi vào nguy cơ phá sản 3 tháng trước, ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế quốc dân, chỉ quốc hữu hóa mới có thể cứu vớt được nó, nhưng bị Hiến pháp Đức cấm, buộc Hạ và Thượng viện Đức phải sửa đổi tạm thời điều khoản tương thích trong Hiến pháp, để có thể ban hành được Luật Quốc hữu hoá trong giới hạn cho phép, áp dụng chỉ cho ngân hàng này, với thời hạn hiệu lực đến tháng 10/9.
Liên hệ những thực tế trên sang Quốc hội ta, chỉ riêng thời gian 1 năm 2 kỳ họp, đã thấy bất khả kháng không thể làm luật được như họ.
Xã hội chỉ còn biết trông chờ vào cố gắng của cơ quan hành xử, với bao rủi ro; có thể đo lường qua ví dụ so sánh hiệu quả quyết định của Chính phủ ta trợ cấp tiền tiêu Tết cho hộ nghèo đầu năm, với cùng quyết định tương tự ở Đức, cũng từ đầu năm, cấp cho những hộ sống nhờ trợ cấp xã hội mỗi con nhỏ mỗi năm thêm 100 Euro tiền mua sách vở.
Quyết định của họ là một văn bản lập pháp, do Chính phủ chuẩn bị dự luật, trình Hạ viện thông qua, Thượng viện chuẩn y, Tổng thống ký ban hành; các cơ quan chịu trách nhiệm cấp phát cứ theo luật tự động thực hiện, nếu không sẽ bị chế tài, chẳng cần người dân phải xin, cũng chẳng cần bất cứ văn bản hướng dẫn nào từ trên; trong khi ở ta, chỉ mỗi quyết định của Chính phủ, với cơ chế thực hiện thụ động, trông chờ chỉ thị, mệnh lệnh, dẫn đến cấp sai, chậm, đủ kiểu chia chác... hậu quả phải giải quyết bao lâu sau, mất luôn cả niềm tin trong không ít dân chúng.
Nhà nước thượng tôn pháp luật
Nhà nước tuân thủ luật pháp không chỉ
dấu hiệu đặc trưng của Nhà nước pháp trị, mà còn được chính Nhà nước bảo đảm thực thi bằng công cụ hữu hiệu, đó là Toà án độc lập. Ảnh: cancan. |
Văn bản luật trong Nhà nước pháp trị bao gồm một hệ thống từ Hiến pháp - văn bản luật bao trùm nhất, đến các văn bản lập pháp ban hành bởi cơ quan dân cử, tới các văn bản lập quy hướng dẫn các cơ quan hành xử thực thi văn bản lập pháp.
Dù đâu ban hành, thì các văn bản pháp lý đó cũng vẫn là sản phẩm chủ quan của những con người được trao danh nghĩa nhà nước. Nhà nước pháp trị vì vậy cũng sẽ chẳng khác bất cứ loại hình Nhà nước nào, nếu văn bản luật đó ban hành và thực thi bất chấp cá nhân người dân bị xâm phạm quyền và lợi ích không thể kháng lại.
Do đó, Nhà nước tuân thủ luật pháp không chỉ dấu hiệu đặc trưng của Nhà nước pháp trị, mà còn được chính Nhà nước bảo đảm thực thi bằng công cụ hữu hiệu, đó là Toà án độc lập.
Nói cách khác, mọi cá nhân, pháp nhân, đều có quyền khởi kiện Nhà nước, khi cho rằng việc ban hành, hay thực thi của cơ quan công quyền hoặc vi hiến hoặc phạm luật, không bảo đảm hay xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình hay của nơi có lợi ích của mình. Đây cũng chính là nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật.
Sẽ không còn là một Nhà nước pháp trị, nếu nguyên tắc bình đẳng đó bị vi phạm, nên nó được luật pháp bảo đảm chắc chắn bằng quy trình pháp lý bắt buộc: mọi quyết định của cơ quan công quyền đối với bất cứ cá nhân, pháp nhân nào, liên quan đến quyền, lợi ích của họ đều bắt buộc phải có mục cuối cùng, chỉ dẫn thủ tục pháp lý chống lại, nếu thiếu sẽ không có hiệu lực; đầu tiên yêu cầu chống tại cơ quan ra quyết định, tiếp theo tại toà án có thẩm quyền; bất kể cơ quan ra và pháp nhân nhận quyết định là ai hoặc cấp nào; có thể hình dung qua thực tế phiên toà xét xử tranh chấp giữa Thượng viện Đức (cơ quan lập pháp Liên bang tập hợp đại diện chính quyền các Tiểu bang) với Cơ quan bảo hiểm hưu trí Đức tiểu bang Berlin-Brandenburg.
Từ năm 2001-2004, Thượng viện Đức thuê 15 người vào làm việc hướng dẫn, phục vụ khách tới Thượng viện thăm giao dịch. Nếu ký hợp đồng lao động làm công, Thượng viện phải trích nộp bảo hiểm xã hội bằng 39,9% tiền lương.
Nếu coi 15 người đó là tự hành nghề (doanh nghiệp 1 người), ký hợp đồng khoán dịch vụ với doanh nghiệp, thì Thượng viện không phải trích nộp bảo hiểm, chỉ phải trả thêm 19% thuế giá trị gia tăng.
Cũng như bất kỳ doanh nghiệp nào, phải cân nhắc thiệt hơn khi chi thu, Thượng viện quyết định chọn phương án 2, để tiết kiệm cho mình khoản tiền chênh lệch bằng 20,9% tiền lương. Cơ quan bảo hiểm khi kiểm tra chế độ trích nộp qũy bảo hiểm của Thượng viện, không chấp nhận, cho rằng 15 người này là lao động làm công, không phải tự hành nghề, ra quyết định đòi truy thu Thượng viện, tổng cộng 15.000 Euro phí bảo hiểm hưu trí.
Thượng viện không chịu, theo đúng luật định, như mọi pháp nhân khác, đệ đơn chống lại, nhưng không được, viện tiếp đến Toà án Xã hội Berlin xét xử. Đầu tháng trước, với án quyết số S 36 KR 2382/07, toà đứng về phiá cơ quan bảo hiểm, phán 15 người đích thực là lao động làm công do Thượng viện bố trí công việc, thời gian, đeo phù hiệu Thượng viện, trả lương theo thang bậc, nên không thể coi họ là tự hành nghề, và nghị án, Thượng viện phải chấp hành quyết định của cơ quan bảo hiểm hưu trí.
Hiện thế giới hiện đại không còn ai bàn cãi về Nhà nước pháp trị, nhưng hệ dẫn của nó, Nhà nước phải tuân thủ pháp luật, kể cả Thượng viện, một cơ quan lập pháp tối cao trong thể chế lưỡng viện, cũng phải chịu phán quyết của toà, thì không phải ai cũng hiểu, chừng nào họ vẫn chưa thay đổi được quan niệm coi Nhà nước mới có quyền, kể cả ngoại kiều sống trong xã hội đó nếu không hoà nhập đủ.
----------------A Uighur Leader Blames China for Xinjiang Violence TIME
Rebiya Kadeer is blamed by Beijing for fomenting conflict in Xinjiang, but she says the Chinese authorities have brought the tumult upon themselves
Internet plays key role in China's latest unrest
Alexa Olesen, AP
Han Chinese vow revenge Straits Times
Đi tìm ... “bàn chân Giao Chỉ”
Họ có đôi bàn chân kỳ dị, to và cong, ngón cái chìa ra như càng cua. Cấu trúc đặc biệt của đôi bàn chân đó đã làm cho những người này gặp không ít khó khăn trong sinh hoạt thường ngày nhất là những lần muốn đi đâu mà phải... xỏ dép. Ở xã Thanh Hưng, huyện Thanh Chương (Nghệ An) mọi người vẫn gọi họ là những người... Việt cổ hay những người Giao Chỉ.
Bàn chân Giao Chỉỉ
"Hợp tác chiến lược toàn diện" và chủ quyền lãnh hải trên biển Đông (vs)Winning the ultimate battle: How humans could end war (ns).
'Time to ditch climate policies' (bbc).
Oxfam to G-8: Climate change will spread hunger (ap)
--------------
Tôi muốn hỏi chính quyền Việt Nam là vì sao họ không bắt giam cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt?
GS Carl Thayer nói về vụ bắt giữ ông Nguyễn Tiến Trung
Liên quan tới việc Việt Nam bắt giữ ông Nguyễn Tiến Trung, Ban Việt Ngữ của đài VOA vừa tiếp xúc với Giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Australia. Xin mời quí vị theo dõi.
Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam tại Học viện Quốc phòng AustraliaVOA: Ông nghĩ sao về việc nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Tiến Trung mới bị bắt?
GS Carl Thayer: Tất cả mọi bằng chứng mà chính quyền Việt Nam công bố cho thấy ông ấy tham gia các hoạt động thúc đẩy cải tổ chính trị một cách hòa bình, vận động mọi người, viết báo và thành lập tổ chức. Ông ấy có liên hệ với các nhóm ở hải ngoại như Đảng Dân chủ Việt Nam hay đảng Việt Tân mà Việt Nam gọi là khủng bố. Nhưng tôi chưa thấy một điều luật hay một cơ chế để Việt Nam có thể gọi đó là một tổ chức khủng bố. Đảng Việt Tân kêu gọi thay đổi một cách hòa bình. Thế nên, tội âm mưu chống phá nhà nước bằng các biện pháp hòa bình là cáo buộc ngụy tạo và vô ích của Việt Nam.
VOA: Vì sao ông lại nghĩ đó là một điều ngụy tạo, thưa ông?
GS Carl Thayer: Làm sao họ có thể lật đổ chính quyền bởi lời nói và những hành động độc lập và ôn hòa. Điều họ làm chỉ là lên án và nói điều bất mãn về chính phủ. Khi nói rằng đó là những hành động xúi giục dân chúng lật đổ chính phủ thì điều này cho thấy là lực lượng an ninh có rất ít niềm tin vào hệ thống của mình, hay phần đông người Việt Nam không tin tưởng vào chính quyền cộng sản, nên họ đã lắng nghe những người đó hoặc là chính quyền dùng các cáo buộc ngụy tạo này để biện minh cho hành động của mình khiến cho nó nghiêm trọng hơn thực tế.
VOA: Ông Nguyễn Tiến Trung cũng bị cáo buộc đã kích động sinh viên biểu tình phản đối việc Trung Quốc hồi năm 2007. Thưa ông, dường như cuộc xuống đường đó đã dẫn tới nhiều hệ lụy?
GS Carl Thayer: Hồi năm 2007, các sinh viên đã tìm thấy các thông tin mà chính quyền không muốn họ tiếp cận trên các website và blog. Họ mặc áo đồng màu để xuống đường phản đối công khai ở cả Hà Nội và TPHCM. Đây là hành động mà các nhóm ủng hộ dân chủ đã làm, và điều này đã khiến chính quyền thực sự quan ngại. Nó cũng là vấn đề khiến người ta phải suy rằng đội ngũ lãnh đạo ở Việt Nam độc lập và có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa tới mức nào, hay họ quá gần gũi với Trung Quốc. Chúng ta có thể thấy từ các bài viết của Tướng Giáp cũng như những người khác rằng đây là một vấn đề nhạy cảm. Ông Trung bị coi là đã chống đối việc rước đuốc Olympics cũng như vận động người diễu hành phản đối, nhưng đó lại là hành động mà nhiều người coi là yêu nước. Liệu có phải chính quyền Việt Nam không muốn vấn đề liên quan tới Trung Quốc lan rộng do lo ngại sẽ vấp phải phản ứng từ nước láng giềng?
VOA: Ông nhận định ra sao một số các vụ bắt giữ được tiến hành cấp tập thời gian qua?
GS Carl Thayer: Tôi không thể ngay lập tức đánh giá được lý do vì sao vụ bắt giữ này lại xảy ra tuần trước hay một tuần trước đó. Tôi có thể nói rằng ngoài vấn đề ủng hộ dân chủ, việc các blog có nội dung phản đối việc khai thác bauxite cũng như việc sử dụng sai nguồn vốn ODA của Nhật Bản ở cấp cao, đã gây ra sự quan ngại đối với chính quyền. Vừa rồi có Hội nghị Trung ương X, và hiện giờ Việt Nam đang ở trong giai đoạn tiến tới Đại hội Đảng, và Việt Nam đang bắt đầu tổ chức lại. Vậy nên có hai khả năng là Bộ Công an muốn chứng tỏ sức mạnh của một nhóm có ảnh hưởng lớn hoặc đây là một nỗ lực tạo khuôn khổ hoạt động cho tương lai.
VOA: Hiện có sự tranh luận sôi nổi về Điều 88 – Bộ Luật hình sự của Việt Nam, mà một trong số đó cấm ‘tuyên truyền chống phá nhà nước’. Bản thân ông nghĩ sao về vấn đề này?
GS Carl Thayer: Luật sư nhân quyền Lê Công Định mới đây cũng bị bắt theo điều luật này. Còn về vụ bắt giữ Nguyễn Tiến Trung, tôi chưa rõ là ông sẽ bị truy tố theo khoản nào. Nhưng điều luật cấm tuyên truyền chống phá nhà nước Việt Nam rất mơ hồ và vô nghĩa. Tôi muốn hỏi chính quyền Việt Nam là vì sao họ không bắt giam cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt vì ông cũng có những ý kiến chỉ trích chính phủ. Giờ chính quyền còn trấn áp cả những người tham gia các hoạt động phản đối Trung Quốc. Nếu thế vì sao họ không coi Tướng Võ Nguyên Giáp là người tuyên truyền chống nhà nước? Đây là một điều luật rất mơ hồ và ai cũng có thể bị bắt vì điều này. Việc truy tố ai đó theo điều luật này mang tính chính trị rất cao.
-------------
Nguyễn Tiến Trung và sự ủng hộ
Han Chinese vow revenge Straits Times
URUMQI (China) - THOUSANDS of Han Chinese protesters armed with makeshift weapons marched through China's Urumqi city on Tuesday vowing revenge after ethnic unrest claimed 156 lives, an AFP reporter witnessed.
The crowd, estimated by the AFP journalist to be at least 10,000-strong, converged on central Urumqi with many carrying poles, chains, machetes and bats. Police fired tear gas repeatedly at the protesters but they refused to disperse, according to the AFP reporter.
The crowd, estimated by the AFP journalist to be at least 10,000-strong, converged on central Urumqi with many carrying poles, chains, machetes and bats. Police fired tear gas repeatedly at the protesters but they refused to disperse, according to the AFP reporter.
Đi tìm ... “bàn chân Giao Chỉ”
Họ có đôi bàn chân kỳ dị, to và cong, ngón cái chìa ra như càng cua. Cấu trúc đặc biệt của đôi bàn chân đó đã làm cho những người này gặp không ít khó khăn trong sinh hoạt thường ngày nhất là những lần muốn đi đâu mà phải... xỏ dép. Ở xã Thanh Hưng, huyện Thanh Chương (Nghệ An) mọi người vẫn gọi họ là những người... Việt cổ hay những người Giao Chỉ.
Bàn chân Giao Chỉỉ
"Hợp tác chiến lược toàn diện" và chủ quyền lãnh hải trên biển Đông (vs)Winning the ultimate battle: How humans could end war (ns).
'Time to ditch climate policies' (bbc).
Oxfam to G-8: Climate change will spread hunger (ap)
--------------
Tôi muốn hỏi chính quyền Việt Nam là vì sao họ không bắt giam cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt?
GS Carl Thayer, một trong những nhà nghiên cứu Việt Nam thường được trích dẫn nhất hiện nay, phát biểu trong cuộc trả lời phỏng vấn của Đài VOA nhân sự kiện nhà bất đồng chính kiến trẻ tuổi Nguyễn Tiến Trung vừa bị bắt tại Việt Nam:
“Điều luật cấm tuyên truyền chống phá nhà nước Việt Nam rất mơ hồ và vô nghĩa. Tôi muốn hỏi chính quyền Việt Nam là vì sao họ không bắt giam cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt vì ông cũng có những ý kiến chỉ trích chính phủ. Giờ chính quyền còn trấn áp cả những người tham gia các hoạt động phản đối Trung Quốc. Nếu thế vì sao họ không coi Tướng Võ Nguyên Giáp là người tuyên truyền chống nhà nước? Đây là một điều luật rất mơ hồ và ai cũng có thể bị bắt vì điều này. Việc truy tố ai đó theo điều luật này mang tính chính trị rất cao.”
*
Tập hợp Thanh niên Dân chủ, do Nguyễn Tiến Trung sáng lập, có Bản lên tiếng :
“Vụ việc này, cũng như hàng loạt vụ bắt bớ gần đây đối với cựu Trung tá Trần Anh Kim, Luật sư Lê Công Định, Tổng giám đốc OCI Trần Huỳnh Duy Thức, là những động thái nhằm đánh lạc hướng công luận trước những vấn đề thời sự nóng như khai thác Bauxite ở Tây Nguyên, bảo vệ chủ quyền và lãnh hải trên biển Đông, cũng như hàng loạt các vấn nạn xã hội gây nhức nhối cho nhân dân. Đây là thách thức của nhà cầm quyền đối với dư luận trong và ngoài nước.
Tập hợp Thanh niên Dân chủ yêu cầu Nhà nước Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho anh Nguyễn Tiến Trung.”
*
Thạc sĩ luật Hoàng Lan, bạn gái của Nguyễn Tiến Trung, trả lời phỏng vấn của BBC:
“Lan sẽ nhắn anh Nguyễn Tiến Trung là những suy nghĩ và việc làm của anh là hoàn toàn đúng và anh Trung có thể thanh thản và tự hào ngẩng cao đầu.”
*
Trên Dân Luận, một tác giả mang tên Bayn Land nhận định:
“Những người đang đấu tranh dân chủ cho Việt Nam thường có suy nghĩ rằng đại đa số người dân hiện nay ủng hộ phong trào dân chủ chứ không còn đặt niềm tin vào Đảng Cộng sản. Tuy nhiên, sự thờ ơ đến kinh ngạc của các bạn trẻ trong nước trước sự kiện Nguyễn Tiến Trung, người sáng lập Tập hợp Thanh niên Dân chủ, bị bắt dường như cho thấy rằng suy nghĩ người dân đang ủng hộ cho phong trào dân chủ cần được suy xét lại.”
-------------GS Carl Thayer nói về vụ bắt giữ ông Nguyễn Tiến Trung
07/07/2009
Liên quan tới việc Việt Nam bắt giữ ông Nguyễn Tiến Trung, Ban Việt Ngữ của đài VOA vừa tiếp xúc với Giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Australia. Xin mời quí vị theo dõi.
Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam tại Học viện Quốc phòng AustraliaVOA: Ông nghĩ sao về việc nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Tiến Trung mới bị bắt?
GS Carl Thayer: Tất cả mọi bằng chứng mà chính quyền Việt Nam công bố cho thấy ông ấy tham gia các hoạt động thúc đẩy cải tổ chính trị một cách hòa bình, vận động mọi người, viết báo và thành lập tổ chức. Ông ấy có liên hệ với các nhóm ở hải ngoại như Đảng Dân chủ Việt Nam hay đảng Việt Tân mà Việt Nam gọi là khủng bố. Nhưng tôi chưa thấy một điều luật hay một cơ chế để Việt Nam có thể gọi đó là một tổ chức khủng bố. Đảng Việt Tân kêu gọi thay đổi một cách hòa bình. Thế nên, tội âm mưu chống phá nhà nước bằng các biện pháp hòa bình là cáo buộc ngụy tạo và vô ích của Việt Nam.
VOA: Vì sao ông lại nghĩ đó là một điều ngụy tạo, thưa ông?
GS Carl Thayer: Làm sao họ có thể lật đổ chính quyền bởi lời nói và những hành động độc lập và ôn hòa. Điều họ làm chỉ là lên án và nói điều bất mãn về chính phủ. Khi nói rằng đó là những hành động xúi giục dân chúng lật đổ chính phủ thì điều này cho thấy là lực lượng an ninh có rất ít niềm tin vào hệ thống của mình, hay phần đông người Việt Nam không tin tưởng vào chính quyền cộng sản, nên họ đã lắng nghe những người đó hoặc là chính quyền dùng các cáo buộc ngụy tạo này để biện minh cho hành động của mình khiến cho nó nghiêm trọng hơn thực tế.
VOA: Ông Nguyễn Tiến Trung cũng bị cáo buộc đã kích động sinh viên biểu tình phản đối việc Trung Quốc hồi năm 2007. Thưa ông, dường như cuộc xuống đường đó đã dẫn tới nhiều hệ lụy?
GS Carl Thayer: Hồi năm 2007, các sinh viên đã tìm thấy các thông tin mà chính quyền không muốn họ tiếp cận trên các website và blog. Họ mặc áo đồng màu để xuống đường phản đối công khai ở cả Hà Nội và TPHCM. Đây là hành động mà các nhóm ủng hộ dân chủ đã làm, và điều này đã khiến chính quyền thực sự quan ngại. Nó cũng là vấn đề khiến người ta phải suy rằng đội ngũ lãnh đạo ở Việt Nam độc lập và có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa tới mức nào, hay họ quá gần gũi với Trung Quốc. Chúng ta có thể thấy từ các bài viết của Tướng Giáp cũng như những người khác rằng đây là một vấn đề nhạy cảm. Ông Trung bị coi là đã chống đối việc rước đuốc Olympics cũng như vận động người diễu hành phản đối, nhưng đó lại là hành động mà nhiều người coi là yêu nước. Liệu có phải chính quyền Việt Nam không muốn vấn đề liên quan tới Trung Quốc lan rộng do lo ngại sẽ vấp phải phản ứng từ nước láng giềng?
VOA: Ông nhận định ra sao một số các vụ bắt giữ được tiến hành cấp tập thời gian qua?
GS Carl Thayer: Tôi không thể ngay lập tức đánh giá được lý do vì sao vụ bắt giữ này lại xảy ra tuần trước hay một tuần trước đó. Tôi có thể nói rằng ngoài vấn đề ủng hộ dân chủ, việc các blog có nội dung phản đối việc khai thác bauxite cũng như việc sử dụng sai nguồn vốn ODA của Nhật Bản ở cấp cao, đã gây ra sự quan ngại đối với chính quyền. Vừa rồi có Hội nghị Trung ương X, và hiện giờ Việt Nam đang ở trong giai đoạn tiến tới Đại hội Đảng, và Việt Nam đang bắt đầu tổ chức lại. Vậy nên có hai khả năng là Bộ Công an muốn chứng tỏ sức mạnh của một nhóm có ảnh hưởng lớn hoặc đây là một nỗ lực tạo khuôn khổ hoạt động cho tương lai.
VOA: Hiện có sự tranh luận sôi nổi về Điều 88 – Bộ Luật hình sự của Việt Nam, mà một trong số đó cấm ‘tuyên truyền chống phá nhà nước’. Bản thân ông nghĩ sao về vấn đề này?
GS Carl Thayer: Luật sư nhân quyền Lê Công Định mới đây cũng bị bắt theo điều luật này. Còn về vụ bắt giữ Nguyễn Tiến Trung, tôi chưa rõ là ông sẽ bị truy tố theo khoản nào. Nhưng điều luật cấm tuyên truyền chống phá nhà nước Việt Nam rất mơ hồ và vô nghĩa. Tôi muốn hỏi chính quyền Việt Nam là vì sao họ không bắt giam cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt vì ông cũng có những ý kiến chỉ trích chính phủ. Giờ chính quyền còn trấn áp cả những người tham gia các hoạt động phản đối Trung Quốc. Nếu thế vì sao họ không coi Tướng Võ Nguyên Giáp là người tuyên truyền chống nhà nước? Đây là một điều luật rất mơ hồ và ai cũng có thể bị bắt vì điều này. Việc truy tố ai đó theo điều luật này mang tính chính trị rất cao.
-------------
Nguyễn Tiến Trung và sự ủng hộ
Bayn Land
Bàng quan và thờ ơ
Những người đang đấu tranh dân chủ cho Việt Nam thường có suy nghĩ rằng đại đa số người dân hiện nay ủng hộ cho phong trào dân chủ chứ không còn đặt niềm tin vào Đảng Cộng sản. Tuy nhiên, sự thờ ơ đến kinh ngạc của các bạn trẻ trong nước trước sự kiện Nguyễn Tiến Trung, người sáng lập Tập hợp Thanh niên Dân chủ, bị bắt dường như cho thấy rằng suy nghĩ người dân đang ủng hộ cho phong trào dân chủ cần được suy xét lại.
Khi so sánh với sự kiện luật sư Lê Công Định bị bắt, một thành viên diễn đàn Tathy bàng quan và thờ ơ nhận xét: “Topic này không hot bằng lúc anh Định bị bắt nhỉ. Vì cu Trung này không có người yêu là hoa hậu hay người mẫu chăng? Thế mới biết thời buổi này không phải để làm cách mạng nữa rồi. Cá nhân em chả thấy phục thằng cu Trung này 1 tý nào cả, chỉ là 1 thằng liều, hơi điên điên và dễ bị kích động. Em chỉ ước có bác nào tỷ phú thực sự, không vì các cụ ở trên hắt xì hơi một cái mà thành triệu phú để em phục thôi”.
Thái độ bàng quan và thờ ơ trước sự kiện Nguyễn Tiến Trung bị bắt là điều có thể dễ dàng nhận thấy khi dạo quanh các diễn đàn mà các bạn trẻ thường tham gia trên mạng. Chẳng hạn như facebook, những thông tin việc Nguyễn Tiến Trung thật sự ít ỏi nếu so sánh với thông tin về sự kiện bắt giữ luật sư Lê Công Định hơn một tuần trước đây và chỉ là những ngọn gió nhẹ nếu so sánh với cơn bão thông tin về cái chết của vua nhạc Pop Michael Jackson cách đây không lâu. Những thảo luận của độc giả trên blog Osin hay trên trang Dân Luận cũng cho thấy điều tương tự.
Còn trên X-café, một diễn đàn chuyên bàn luận về chính trị, mức độ quan tâm của các thành viên không thua kém gì so với sự kiện Lê Công Định nhờ vào những chủ đề trước đây về những hoạt động của Nguyễn Tiến Trung và Tập hợp Thanh niên Dân chủ trên X-café. Tuy nhiên, tất cả cũng chỉ dừng lại ở mức độ quan tâm đến sự kiện nóng hổi vừa xảy ra còn những chủ đề kêu gọi phải có những hành động cụ thể để bảo vệ cho Nguyễn Tiến Trung chưa nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các thành viên X-café.
Điều này có thể được một số nhà quan sát giải thích rằng Trung không có người yêu là hoa hậu và Trung không nổi tiếng bằng luật sư Định, một người được đánh giá là một trí thức thành đạt đối với giới trẻ trong nước.
Người dân Việt Nam ủng hộ dân chủ?
Tuy nhiên dưới một góc nhìn sâu hơn có thể nhận thấy rằng sự thờ ơ và bàng quan của giới trẻ Việt Nam trước sự kiện một nhà bất đồng chính kiến trẻ tuổi nhất bị bắt chính là thái độ không quan tâm và hoàn toàn thờ ơ đến các hoạt động dân chủ. Nói một cách khác, dường như đa số giới trẻ Việt Nam trong nước nghĩ rằng dân chủ là chuyện của Đảng và nhà nước chứ không phải là chuyện của bản thân mình. Do đó, họ không quan tâm đến chuyện nhà nước đã hành xử như thế nào đối với các nhà bất đồng chính kiến. Có thể họ không ủng hộ nhà nước nhưng họ cũng không tỏ ra ủng hộ một cách công khai các nhà bất đồng chính kiến như Nguyễn Tiến Trung.
Tâm lý mackeno dường như đang phổ biến nơi giới trẻ Việt Nam. Họ makeno nhà nước miễn sao không cản trở con đường làm giàu và tiến thân trong sự nghiệp và họ cũng makeno chuyện nhà nước hành xử ra sao đối với các nhà bất đồng chính kiến.
Những người đang đấu tranh dân chủ cho Việt Nam dường như vẫn ảo tưởng rằng đa số người dân đang ủng hộ họ thông qua bằng chứng là càng ngày càng có nhiều người phản đối chính sách của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, dư luận xung quanh sự kiện Nguyễn Tiến Trung cho thấy rằng họ vẫn chưa nhận được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân như họ đã từng nghĩ tới.
----------
Bức biếm họa này đăng trên facebook xuyên tạc câu khẩu hiệu rất thiết thực và cảm động của Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ và Nguyễn Tiến Trung: "Nếu chúng ta không nói thì ai sẽ nói thay cho chúng ta? Nếu chúng ta không làm thì ai sẽ làm thay cho chúng ta? Và nếu chúng ta không làm ngay bây giờ thì đợi đến khi nào?"
Khi so sánh với sự kiện luật sư Lê Công Định bị bắt, một thành viên diễn đàn Tathy bàng quan và thờ ơ nhận xét: “Topic này không hot bằng lúc anh Định bị bắt nhỉ. Vì cu Trung này không có người yêu là hoa hậu hay người mẫu chăng? Thế mới biết thời buổi này không phải để làm cách mạng nữa rồi. Cá nhân em chả thấy phục thằng cu Trung này 1 tý nào cả, chỉ là 1 thằng liều, hơi điên điên và dễ bị kích động. Em chỉ ước có bác nào tỷ phú thực sự, không vì các cụ ở trên hắt xì hơi một cái mà thành triệu phú để em phục thôi”.
Thái độ bàng quan và thờ ơ trước sự kiện Nguyễn Tiến Trung bị bắt là điều có thể dễ dàng nhận thấy khi dạo quanh các diễn đàn mà các bạn trẻ thường tham gia trên mạng. Chẳng hạn như facebook, những thông tin việc Nguyễn Tiến Trung thật sự ít ỏi nếu so sánh với thông tin về sự kiện bắt giữ luật sư Lê Công Định hơn một tuần trước đây và chỉ là những ngọn gió nhẹ nếu so sánh với cơn bão thông tin về cái chết của vua nhạc Pop Michael Jackson cách đây không lâu. Những thảo luận của độc giả trên blog Osin hay trên trang Dân Luận cũng cho thấy điều tương tự.
Còn trên X-café, một diễn đàn chuyên bàn luận về chính trị, mức độ quan tâm của các thành viên không thua kém gì so với sự kiện Lê Công Định nhờ vào những chủ đề trước đây về những hoạt động của Nguyễn Tiến Trung và Tập hợp Thanh niên Dân chủ trên X-café. Tuy nhiên, tất cả cũng chỉ dừng lại ở mức độ quan tâm đến sự kiện nóng hổi vừa xảy ra còn những chủ đề kêu gọi phải có những hành động cụ thể để bảo vệ cho Nguyễn Tiến Trung chưa nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các thành viên X-café.
Điều này có thể được một số nhà quan sát giải thích rằng Trung không có người yêu là hoa hậu và Trung không nổi tiếng bằng luật sư Định, một người được đánh giá là một trí thức thành đạt đối với giới trẻ trong nước.
Người dân Việt Nam ủng hộ dân chủ?
Tuy nhiên dưới một góc nhìn sâu hơn có thể nhận thấy rằng sự thờ ơ và bàng quan của giới trẻ Việt Nam trước sự kiện một nhà bất đồng chính kiến trẻ tuổi nhất bị bắt chính là thái độ không quan tâm và hoàn toàn thờ ơ đến các hoạt động dân chủ. Nói một cách khác, dường như đa số giới trẻ Việt Nam trong nước nghĩ rằng dân chủ là chuyện của Đảng và nhà nước chứ không phải là chuyện của bản thân mình. Do đó, họ không quan tâm đến chuyện nhà nước đã hành xử như thế nào đối với các nhà bất đồng chính kiến. Có thể họ không ủng hộ nhà nước nhưng họ cũng không tỏ ra ủng hộ một cách công khai các nhà bất đồng chính kiến như Nguyễn Tiến Trung.
Tâm lý mackeno dường như đang phổ biến nơi giới trẻ Việt Nam. Họ makeno nhà nước miễn sao không cản trở con đường làm giàu và tiến thân trong sự nghiệp và họ cũng makeno chuyện nhà nước hành xử ra sao đối với các nhà bất đồng chính kiến.
Những người đang đấu tranh dân chủ cho Việt Nam dường như vẫn ảo tưởng rằng đa số người dân đang ủng hộ họ thông qua bằng chứng là càng ngày càng có nhiều người phản đối chính sách của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, dư luận xung quanh sự kiện Nguyễn Tiến Trung cho thấy rằng họ vẫn chưa nhận được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân như họ đã từng nghĩ tới.
----------