Rio, which last month angered China after scrapping a $19.5bn (£12.1bn) deal with Chinese state-owned metals group Chinalco, said it was unclear why its staff were arrested.
It is believed that three Chinese nationals and one Australian were taken into custody on Sunday and the company has not had any communication with the employees since then. All four staff were based at the company's Shanghai office.
Nick Cobban, a spokesman for Rio said: "The reasons for these actions are unclear. We intend to co-operate fully with any investigation the Chinese authorities may wish to undertake and have sought clarification on what has occurred.
"We are concerned about our people's wellbeing and are doing everything we can to help them and support their families."
Rio walked away from Chinalco's strategic investment last month in favour of an iron-ore joint venture with BHP Billiton in Western Australia and a rights issue to help repair its balance sheet.
The arrests came as reports in the Australia media suggested Rio's iron ore team had been meeting in Hong Kong and Singapore for more than a month, fearing that their phones and emails were being bugged and information passed onto the China Iron & Steel Association.
Rio and other iron ore suppliers are still in contract discussions regarding iron ore pricing contracts with China's steel mills, which are seeking a larger cut than the 33pc cut agreed with other Asian steel groups.
-----
THE WALL STREET JOURNAL
Tập đoàn Rio Tinto cho biết Trung Quốc đã bắt giữ bốn nhân viên của họ
ROBERT GUY MATTEWS và JEFFREY SPARSHOTT
Ngày 8-7-2009
Bốn người làm việc cho các hoạt động kinh doanh của hãng Rio Tinto đóng tại Thượng Hải đã bị các nhà chức trách Trung Quốc cầm giữ, theo tin hôm qua thứ Ba từ tập đoàn khai khoáng này, và cho biết thêm rằng công ty không biết lý do vì sao các nhân viên này bị bắt.
“Rio Tinto có ý định hợp tác với bất cứ hoạt động điều tra nào mà các nhà chức trách Trung Quốc có thể yêu cầu đảm nhận và đã tìm cách làm rõ vấn đề về những gì đã xảy ra,” nhà khai mỏ Anh-Úc này cho hay. Bốn nhân viên đó đã bị cầm giữ từ hôm Chủ nhật.
Một trong những người bị bắt giữ là Stern Hu, người mà theo trang Web của Rio hiện là tổng giám đốc của các hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc trong bộ phận quặng sẳt của Rio Tinto. Danh tính của ba người còn lại chưa thể biết được ngay.
Hôm nay, chính phủ Úc đang hối thúc Trung Quốc, đối tác thương mại hàng đầu của mình, hãy giải thích về những vụ bắt giữ này.
Bộ trưởng về Biến đổi Khí hậu Greg Combet nói rằng chính phủ đang thực hiện “mọi nỗ lực” để tìm ra lý do vì sao bốn người này bị cầm giữ giữa lúc có những cuộc thương lượng căng thẳng quanh vấn đề xuất khẩu quặng sắt sang Trung Quốc.
“Một khi chúng tôi tìm hiểu chắc chắn qua những kênh thích hợp chính xác về những gì đang xảy ra và những lý do nào cho vụ bắt giữ này … thì chúng tôi sẽ có ý kiến trao đổi,” ông Combet trả lời các nhà báo.
Một người phát ngôn cho toà đại sứ Trung Quốc tại Canberra đã không bình luận gì về những lý do của các vụ bắt giữa.
Trong ít tháng trước, các mối quan hệ giữa người Trung Quốc và tập đoàn Rio nợ đìa này đã bị căng thẳng khi hai bên cố gắng kết thúc một thỏa thuận có thể đưa đến việc tập đoàn Aluminum Corp. của Trung Quốc, còn gọi là Chinalco *, mua một cổ phần trị giá 19,5 tỉ đô la của Rio. Thay vào đó, Rio đã chọn một quyền phát hành cổ phần và liên doanh khai thác quặng sắt với tập đoàn BHP Billion Ltd của Anh-Úc để thanh toán món nợ của mình.
Một số quan chức tại Trung Quốc đã phản ứng lại một cách cay đắng trước cú đá bỏ khoản đầu tư của Chinalco này. Tuy nhiên một quan chức của Rio cho rằng công ty của ông hồ nghi rằng sự thất bại trong thỏa thuận là lý do cho việc các nhân viên của họ bị bẳt giữ.
Quan chức cao cấp phụ trách các hoạt động kinh doanh của Rio tại Trung Quốc nói rằng các giới chức ở Trung Quốc có thể giam giữ một cá nhân trong 72 giờ đồng hồ mà không phải đưa ra bất cứ lý do nào. Rio đã không thể có được sự liên lạc nào với các nhân viên này kể từ khi họ bị bắt, theo ông Nick Cobban, một người phát ngôn của Rio đóng tại London cho hay.
“Rio Tinto lo ngại về tình trạng sức khỏe của các nhân viên của mình và đang làm tất cả những gì có thể để giúp họ và gia đình họ,” công ty này thông báo.
Rio Tinto có các nhân viên tại Thượng Hải, Bắc Kinh và Quảng Châu, Trung Quốc, theo trang Web của hãng này cho hay. Các hoạt động của hãng tại Trung Quốc tập trung phần lớn vào việc bán hàng và tiếp thị tới các khách hàng lớn của Trung Quốc.
Bất chấp thỏa thuận của họ bị phá sản, Rio Tinto và người Trung Quốc vẫn tiếp tục có một mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Trung Quốc, nước cần có quặng sắt để sản xuất thép và các kim loại khác, hiện là khách hàng mua quặng sắt lớn nhất của Rio Tinto.
Hai bên giờ đây đang sa lầy giữa các cuộc thương thảo nhằm dàn xếp giá quặng sắt. Hiệp hội thép Trung Quốc khăng khăng đòi cắt giảm ít nhất là 40% giá hợp đồng ký kết từ năm ngoái. Thế nhưng các nhà sản xuất thép lớn của Nhật Bản và Hàn Quốc đã giành được những hợp đồng cung cấp quặng sắt dựa trên giá đã được cắt giảm từ 28% tới 33%, cái giá mà Rio cân nhắc theo mức chuẩn của ngành công nghiệp này.
Hiệu đính: Trần Hoàng
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009
* Chinalco: tập đoàn nhôm lớn nhất Trung Quốc, hiện đang hợp tác với Tập đoàn Than&Khoáng sản VN khai thác bauxite tại Tây Nguyên.
** Mời xem thêm bài liên quan: 192.Hãng Úc từ chối cho Chinalco của TQ hùn vốn khai mỏ; 206.TQ đang học từ sự thất bại của Chinalco; 227.Trung Quốc thua lỗ về nhôm trên 12 tỉ đô la.
————–
WSJ
Rio Tinto Says China Has Detained Four Workers
By ROBERT GUY MATTHEWS and JEFFREY SPARSHOTT
CANBERRA, July 8 (Xinhua) -- An Australian executive with ...--------
Lợi nhuận doanh nghiệp quí 2 tăng có phần nhờ giá cổ phiếu!
-
Vụ bôxít trên báo Pháp: Le Vietnam, la Chine et la bauxite (Le Monde Diplomatique 3-7-09) -- Một bản dịch
Việt Nam, Trung Quốc và bauxite
Thứ sáu 3 tháng bảy 2009, bài của nhà báo Jean-Claude Pomonti
Đã đăng trên tờ Cambodge-Soir Hebdo, số 89, ngày 2 tháng bảy 2009.
Bauxite à? Người Việt Nam dường như đã định xong mọi việc rồi. Chủ đề đã được đề cập rất nhiều lần trong kỳ họp Quốc hội tháng sáu. «Dừng dự án bauxite lại!», «Trả lại màu xanh cho rừng Tây Nguyên!», đã có những biểu ngữ nội dung như thế vào ngày 16 tháng sáu tại Hà Nội trong một cuộc biểu tình của giáo dân nhưng với mục đích khác kia, mục đích đòi đất của nhà thờ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị anh hùng trong chiến tranh chống Pháp và chiến tranh chống Mỹ, đã hai lần viết thư tỏ ý lo ngại gửi tới các nhà cầm quyền, những thông điệp được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết đã nhận được đầy đủ khi đến thăm vị tướng già – ngài vừa mới kỷ niệm ngày sinh lần thứ 98 – nhân dịp kỷ niệm lần thứ 55 chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7 tháng Năm vừa rồi.
Có chuyện gì vậy? Việt Nam đứng hàng thứ ba thế giới về dự trữ bauxite, loại quặng để làm ra nhôm. Từ hàng chục năm rồi người Việt Nam đã biết đến tài sản này của mình, và còn biết đó là những khoáng sản có chất lượng rất cao. Quặng đó nằm trên Tây Nguyên, tại các tỉnh Đăk Nông và Lâm Đồng, mé Nam thành phố Buôn Ma Thuột. Nhưng từ đầu những năm 1980 mỗi khi đưa bộ hồ sơ này ra thảo luận thì chúng lại được xếp lại. Một mặt, đánh giá tổng giá trị đầu tư kể cả việc tinh luyện đưa con số lên cao ngất tới mười lăm tỷ đô-la trong vòng mười lăm năm, và khả năng sinh lợi thì phụ thuộc vào sự thay đổi của giá cả trên thị trường quốc tế. Mặt khác, khai thác bauxite là một vấn đề đau đầu về sinh thái, vì các mỏ đều nằm phơi ra ngoài trời và việc xử lý khoáng sản tạo ra khối lượng lớn “bùn đỏ” rất độc hại phải có chỗ chôn để bảo vệ đất trồng trọt và các dòng sông.
Sau một thời gian dài chần chừ, các nhà cầm quyền Việt Nam đã đi một bước quyết định vào năm 2007 với việc ký kết một hiệp nghị hợp tác với Trung Quốc tại hai địa điểm Nhân Cơ và Tân Rai. Việc người Trung Hoa tham gia vào khai thác khoáng sản đã mang lại một kích tấc mới cho cuộc tranh cãi làm hay không làm bauxite. Các chuyên gia, kể cả những người trong bộ máy chính quyền đã bày tỏ các mối quan ngại của họ: Bắc Kinh đã đóng cửa các mỏ bauxite của họ vì những thảm họa môi trường. Vì vậy mà những điều hứa hẹn đảm bảo thật là đáng ngờ. Đáng kể hơn nữa còn là những áp lực từ phía Trung Hoa kể từ khi nổ ra cuộc chiến tranh năm 1979 trên biên giới hai nước tuy ngắn ngày nhưng đẫm máu khiến hai nước thành thù địch của nhau.
Bắc Kinh và Hà Nội, những mối quan hệ không yên lành
Mười năm sau cuộc chiến đó, Bắc Kinh và Hà Nội đã bình thường hóa các mối quan hệ. Giờ đây, Trung Quốc là đối tác thương mại số một của Việt Nam. Hà Nội có hai lý do chính đáng để trông đợi sự tăng cường đầu tư của Trung Quốc: giảm thiểu sự quá chênh lệch trong cán cân thương mại song phương Việt-Trung và sự suy giảm rất rõ rệt – tới 40% trong quý một năm nay – vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài gắn với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Khi đi thăm Trung Quốc vào tháng Tư năm nay, ông Nguyễn Tấn Dũng sau khi gặp gỡ người đồng nhiệm Ôn Gia Bảo đã tính sẵn tới mục tiêu nâng giá trị thương mại song phương từ 20 tỷ đô-la năm 2008 lên 25 tỷ đô-la năm 2010 và hạ bớt sự thâm hụt từ phía Việt Nam.
Sự bốc lên mạnh mẽ của Trung Quốc trong hai chục năm qua khiến nước này càng lúc càng coi Đông Nam Á như là sân sau của họ. Việt Nam, nước mà Trung Quốc không khi nào tha cho cái tội đã can thiệp quân sự vào Cam-pu-chia năm 1978-1989, là nơi đầu tiên bị nhòm ngó. Được tăng cường mạnh mẽ đáng kể, Hải quân Trung Hoa càng ngày càng hiện diện trên vùng biển Nam Hải – mà người Việt Nam gọi là Biển Đông – ở đó Bắc Kinh và Hà Nội đang tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (xin coi bài «Trung quốc khẳng định các tham vọng trên biển của họ», của Olivier Zajec trên tờ Le Monde diplomatique, tháng chín năm 2008). Các tầu tuần tiễu trên biển của Trung Quốc đã tịch thu hải sản đánh bắt của ngư dân Việt Nam trên những khu vực bị Bắc Kinh coi là thuộc chủ quyền của họ, tức là 80% thủy phận trên vùng biển phía Nam này. Đã có những cuộc biểu tình chống Trung Quốc diễn ra ở Việt Nam trong hai năm vừa rồi, nhất là về vấn đề phân định biên giới trên đất liền giữa hai nước láng giềng.
Việc Trung Quốc tham gia khai thác khoáng sản ở miền Trung Việt Nam như vậy là đã được đặt ra trong một bối cảnh tế nhị. Và thế là Chính phủ đã phải biện bạch trước Quốc hội về việc họ đã nhượng bộ trước các áp lực của Trung Quốc, đã không coi trọng đúng mức các tác động môi trường, đã tìm cách tránh né việc bỏ phiếu tại Quốc hội bằng cách ký kết những hợp đồng với một công ty con của Chinalco là một công ty lớn thuộc Nhà nước Trung Hoa. Vào 9 tháng Tư, Bộ Công thương đã tổ chức một cuộc hội thảo ở Hà Nội để biện bạch và tìm cách xoa dịu những lo ngại của dăm chục chuyên gia trong chính quyền và trong khu vực tư nhân.
Hai địa điểm Nhân Cơ và Tân Rai sẽ sản xuất 1,2 triệu tấn nhôm mỗi năm. Việc xây dựng một nhà máy tinh luyện ở Nhân Cơ trị giá 735 triệu đô-la sẽ đem lại hai nghìn việc làm. Tuy nhiên, tính sinh lợi của toàn bộ dự án vẫn là điều hết sức đáng ngờ. Một sự suy giảm giá nhôm, mà giá của mặt hàng này lại đã giảm từ năm 2007 rồi, có thể khiến cho dự án bị lỗ chỏng gọng. Nếu nhu cầu nhôm của Việt Nam gia tăng, số lượng họ phải nhập khẩu như hiện nay cũng chỉ tăng lên vài trăm nghìn tấn thôi. Các chuyên gia cảnh báo nguy cơ lỗ vốn lớn, tiền sẽ trút vào vực thẳm.
«Những tác hại nghiêm trọng đến môi trường»
Việc khai mỏ bauxite đầu tiên ở Tân Rai gây ra nhiều lo ngại. Đây là một nơi tương đối thiếu nước, người dân phải dùng nước hồ để tưới chè và cà-phê. Hồ nước này có thể trở thành hố chứa “bùn đỏ” hàm lượng có tới 70% xút (hydroxyde sodium). Nguy cơ ô nhiễm đất trồng rất lớn. Trong một lá thư gửi một cuộc hội thảo chính thức hồi tháng Tư tại Hà Nội, tướng Giáp đã nhắc lại rằng từ một phần tư thế kỷ trước, các chuyên gia Liên Xô đã khuyên Việt Nam đừng khai thác dự án bauxite mà lý do là «nguy cơ rơi vào những tác hại nghiêm trọng về sinh thái». Trong một bức thư gửi giáo dân ngày 28 tháng Năm, Tổng Giám mục Sài Gòn viết rằng dự án bauxite này sẽ gây ra những tác hại nghiêm trọng về môi trường và là một mối đe dọa cho sự an toàn của người dân. Thế nhưng Công ty Nhà nước Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) từ hai năm rồi vẫn cứ được trao quyền tổ chức liên doanh với người Trung Hoa để khai thác khoáng sản. Việc khai thác ở Tân Rai đã bắt đầu rồi và người Trung Hoa đã tham gia vào đó rồi.
Phương diện này của dự án bauxite là điều gây tranh cãi nhất. Một nửa ngàn người Trung Hoa đã có mặt tại chỗ, đó là lời tuyên bố hồi cuối tháng Năm của một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng. Trong số những người đó, có những lao động phổ thông đến đây làm việc bằng visa du lịch. Việt Nam cấm dùng lao động phổ thông người nước ngoài. Một trong những nhà quản lý của TKV đã tuyên bố ngày 12 tháng Năm rằng các công ty liên doanh Trung Hoa đã chịu phạt «vì đã đưa công nhân vào Việt Nam và thuê mướn họ mà không có giấy phép lao động». «Xét trên quyền lợi quốc gia và xét về phát triển bền vững, việc khai thác bauxite sẽ có những hệ quả nguy hại về mặt sinh thái, xã hội và an ninh», tướng Giáp đã kết luận trong thư của mình như vậy.
Chỗ yếu của toàn bộ vấn đề là ở đó. Để biện bạch, Chính phủ đã hứa hẹn tiến hành mọi biện pháp cần thiết kể cả việc dùng những giải pháp công nghệ khai thác tốt nhất để ngăn chặn mọi yếu tố không kiểm soát được. Nhưng chẳng có gì cho thấy rõ ràng là họ không tiến hành dự án bauxite kia. Cuộc tranh cãi chưa tới hồi kết …
Nguồn: http://blog.mondediplo.net/2009-07-03-Le-Vietnam-la-Chine-et-la-bauxite
CD dịch
-------------------
-
Trung Quốc: China Says U.S. Dissident Sparked Xinjiang Unrest (WSJ 7-7-09) -- TQ tố cáo người Tàu lưu vong ỏ Mỹ sách động bạo lọan ở Tân Cương (thì cũng như....) Deadly Ethnic Riots Pose Fresh Crisis for Beijing (WSJ 7-7-09) New Protests in Western China After Deadly Clashes (NYT 7-7-09)
-
Trung Quốc: Is China Really an ‘East Asian success story’? (Policy Winter 09)
- Liên tục bắt bất đồng chính kiến? (BBC).
- Chính trị lương thiện (chuangta.com).
- NGƯỜI THƯỜNG VÀ NGƯỜI CỘNG SẢN (daohieu.com).
- Phản biện về chính sách thông tin một chiều (bauxitevn.info).
- Gặp lao động Việt tại Malaysia (NLĐộng).
- Các nước vùng Vịnh muốn mua đất trồng trọt của ASEAN (RFI).
– Khủng hoảng kinh tế, thế giới lơ là với an ninh lương thực (RFI).
– Lưu lượng nước một số sông miền Bắc cao kỷ lục (ĐViệt).
- Phương Tây: kinh tế Trung Quốc còn kém xa BRIC (Vitinfo).
– Chính sách Hán hóa người Duy Ngô Nhĩ gây bất ổn tại Tân Cương (RFI).- Vụ bạo loạn ở Tân Cương: Bùng nổ vì bị khai thác quá mức (SGTT).
Mỹ quan ngại sâu sắc về tình hình bất ổn ở Tân Cương, TQ (VOA).
- Mặt sau những con số thống kê (SGTT).- Tham nhũng và công ước quốc tế (SGTT).
Trung Quốc trúng thầu xây dựng 2 nhà máy nhiệt điện cho Việt Nam Nguoi-Viet Online
Việt Nam lại vừa ký thỏa thuận cho tập đoàn Trung Quốc có tên Kaidi xây dựng 2 nhà máy nhiệt điện trị giá tổng cộng $429.5 triệu USD ở miền Bắc Việt Nam.
- TP.HCM:Bắt quả tang trai Hàn xem mặt, tuyển vợ 51 gái Việt (VNN).
Vietnam expresses support for China's handling of Xinjiang unrest HANOI, July 8 (Xinhua) -- Vietnam said it believed the ...
<<<::: TQ dạo nè rất hay đưa tin VN... chuyện gì vậy ha >>>
A/H1N1 flu cases in Vietnam rise to 248 HANOI, July 8 (Xinhua) -- Vietnam's Ministry of Health ...
P/V đảng Dân chủ, HRW về vụ VN bắt giữ 2 nhà bất đồng chính kiến VOA