Thứ Tư, 22 tháng 7, 2009

'Consider them animals' - Coi tù nhân là súc vật

'Consider them animals' ---afp

PHNOM PENH - A FORMER Khmer Rouge interrogator told Cambodia's war crimes court on Wednesday that his boss at the regime's main torture centre indoctrinated staff to consider their prisoners as animals.

Prak Khan, 58, was testifying at the UN-backed court against prison chief Duch, who is accused of overseeing the torture and execution of around 15,000 people held at Tuol Sleng prison, known as S-21, in the late 1970s.

'At S-21, it was only Duch who indoctrinated our stance, our absolute stance against the enemies (prisoners) and that we had to take it seriously. We had to consider the enemies as animals,' he told the tribunal.

Prak Khan's statements represent some of the trial's most damning testimony against Duch, whom he described as an enthusiastic leader who terrified staff.

But the witness also admitted his own involvement in the crimes at S-21, after the prosecution showed a video in which he told prison survivor Vann Nath that he beat a young female prisoner with branches until she urinated herself.

In testimony Tuesday, Prak Khan had told the court that Duch taught staff to torture by using electric shocks, suffocation and inserting needles under prisoners' nails.

The 66-year-old Duch, whose real name is Kaing Guek Eav, has accepted responsibility for his role governing the jail and begged forgiveness for war crimes and crimes against humanity.

But the defendant has consistently rejected claims by prosecutors that he held a central leadership role in the Khmer Rouge, and says he never personally killed anyone.

Led by Pol Pot, who died in 1998, the Khmer Rouge emptied Cambodia's cities in a bid to forge a communist utopia. Up to two million people died of starvation, overwork and torture or were executed during the 1975-1979 regime.

Four other former Khmer Rouge leaders are in detention and are expected to face trial next year at the court, which was formed in 2006 after nearly a decade of wrangling between the United Nations and the Cambodian government. -- AFP

<<<::: thật là kinh khủng, chỉ vài năm nửa dân số của Cambodia đã bị giết chết !!! Đứng sau những thảm họa kinh hoàng này là ????? . Ai đứng sau các vụ diệt chủng ... và thảm sát ... Tây Tạng, Thiên An Môn và Sudan ... đừng bao giờ để VN có tên trong những đất nước bất hạnh như vậy !!! >>>>>

-------------

<<<:::: coi voa nè..... đăng bài của bác Bùi Tín . Cũng lạ đấy chứ nhỉ >>>


Ai yêu nước hơn ai? Ai tự hào dân tộc hơn ai? --- VOA


21/07/2009

Ở trong nước, một đợt bắt giữ những người yêu nước, những người đòi tự do dân chủ cho nhân dân đang diễn ra quyết liệt. Sau luật sư Lê Công Định, nhà kinh doanh Trần Huỳnh Duy Thức, cô Lê Thị Thu Thu và cô Trần Thị Thu, là anh thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung, rồi đến cựu sỹ quan Trần Anh Kim...; 400 tu sỹ ở tu viện Bát Nhã - Lâm Đồng cũng bị công an phối hợp với bọn xã hội đen khủng bố bằng triệt lương thực, ném gạch đá, ẩu đả và dùng cả gái điếm đến gây sự và vu cáo. Cuộc đuổi bắt còn tiếp tục.

Bộ máy tuyên truyền và an ninh lu loa om sòm: có âm mưu lật đổ (!), có kẻ rắp tâm khủng bố (!), những kẻ bất mãn bị bọn phản động (!) từ nước ngoài xui giục, giật dây! Cần phải bắt gấp, vì an ninh quốc gia, vì trật tự an toàn xã hội.

Thế là các quan chức an ninh ra lệnh bắt "khẩn cấp" những con người tay không tấc sắt, luôn công khai chủ trương đấu tranh không bạo động, ôn hòa, bằng lý lẽ, qua trí tuệ trong sáng vì quê hương đất nước, qua trái tim đầy nhiệt huyết vì đồng bào và Tổ quốc thân yêu.

Ai cũng mong được giải thích vì sao lại có đợt lên gân, khủng bố dữ dội những nhà yêu nước và dân chủ đang diễn ra?

Vì bộ chính trị 15 người cầm đầu chế độ toàn trị đang bị chạm nọc; họ đang bị gần như cả xã hội - âm thầm và công khai - lên án ngày càng mạnh mẽ là yếu đuối, nhu nhược với kẻ xâm lược nước ngoài, chỉ "khôn nhà dại chợ", bị thế lực bành trướng "được đằng chân, lân đằng đầu", bị xỏ mũi buộc đầu hàng trong trận chiến bôxít, không mảy may biểu lộ ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia, không mảy may thể hiện ý thức giữ gìn danh dự và quyền lợi dân tộc.

Từ trong nước, các bạn sinh viên trẻ cho biết vỉa hè Sài Gòn và Hà Nội cũng như các đô thị khác tràn đầy những câu chuyện rôm rả về thái độ thúc thủ, đê hèn đến ty tiện của những nhà lãnh đạo quốc gia, trước sự ngạo mạn hống hách của những phái viên của thiên triều.

Nào là thứ trưởng Hồ Xuân Sơn chỉ dám "giao thiệp" với ngài đại sứ Tàu để "yêu cầu" họ cho ngư dân Việt Nam được đánh cá trong vùng biển của mình! Rồi lại "yêu cầu" các đồng chí Trung Quốc thả nốt 12 ngư dân bị họ bắt làm con tin để đòi tiền phạt vạ ngư phủ và chuộc tàu thuyền bị giữ ! Không khác gì quỳ lạy bọn hải tặc!

Rồi những bức ảnh ở Lâm Ðồng và Đắc Nông, trụ sở công ty Trung Quốc Chalco trương toàn cờ Tàu, trương bảng lớn toàn chữ Hán, công nhân Trung Quốc chửi bới, hoạnh họe, hành hung bà con địa phương ta, cứ như trên vương quốc của họ vậy. Hải Phòng, Thanh Hoá, Bình Thuận...đầy những làng Tàu như thế!

Giữa lúc ấy thì cả bộ sậu lãnh đạo CS Việt Nam lần lượt ôm hôn thắm thiết ủy viên Bộ Chính trị kiêm Trưởng ban Tổ chức trung ương Ðảng CS Trung Quốc Lý Nguyên Triều, với nụ cười xu nịnh của ông tổng Mạnh xin hứa "đưa tình hữu nghị Việt - Trung lên một tầm cao mới"! Tầm cao nào? Tầm cao của nòng súng Tàu chĩa vào ngư dân hiền lành Việt nam, bắt họ phải dơ tay đầu hàng rồi trói họ, bắt họ phải trả tiền phạt vạ và chuộc thuyền, mỗi chiếc 160 triệu đồng, sau khi băm nát lưới đánh cá của họ?

Lại thêm một nỗi nhục. Mới đây, tham tán kinh tế - thương mại của Sứ quán Trung quốc ở Hà Nội Hồ Tỏa Cẩm - nguyên là phóng viên Tân hoa xã ở Hà Nội - lớn tiếng yêu cầu lãnh đạo Việt Nam chấn chỉnh các báo chí Việt đã phê phán hàng xấu, hàng giả của Trung Quốc; viên tự cho là "thái thú" mới này còn ngang ngược đòi lãnh đạo Việt Nam bịt mồm bà Phạm Chi Lan, phó phòng thương mại Việt Nam và nhà kinh tế Nguyễn Minh Phong vì bà Lan và ông Phong dám lên tivi nhận xét về hàng Trung Quốc kém chất lương và chỉ ra chính sách bóc lột nhân công rẻ mạt cũng như chính sách bóc lột lao dộng trẻ em và người tù ở Trung Quốc, những sự thật hiển nhiên mà cả thế giới đều biết rõ.

Đã vậy, sứ quán Tàu còn ngỏ ý cử ngay một đoàn báo chí sang để dạy dỗ (!) cho báo chí Hà Nội. Họ quen xử sự trịch thượng chỉ vị Bộ Chính trị Hà Nội luôn nhũn như con chi chi đối với quan thầy, trong khi chỉ hùng hổ dọa nạt đàn áp bắt bớ vô tội vạ dân mình, mà đó lại toàn là những thành phần ưu tú, có tự hào dân tộc sâu đậm.

Từ trong nước một bài báo thét lên: "Tổ quốc ta có bao giờ nhục như thế này không!". Mối nhục này, do nhóm lãnh đạo gây ra, không bao giờ nhân dân ta có thể chấp nhận. Nhân dân, trí thức, tuổi trẻ, chiến sỹ và cựu binh sỹ đều đòi lãnh đạo phải có tư thế đàng hoàng, phải ngẩng cao đầu, nếu không sẽ không còn có tư thế lãnh đạo, tự bỏ rơi tính chính đáng cầm quyền của họ.

Chính vì lãnh đạo không đủ nghị lực, ý chí, không đủ tính lương thiện để cải tà quy chính, để coi chủ quyền quốc gia làm trọng, vẫn cố bám chặt vào nước lớn bành trướng để duy trì chế độ một đảng đã hoàn toàn lỗi thời, vì mù quáng trước đặc quyền đặc lợi của phe nhóm, nên họ lao vào thực hiện nghiêm lệnh của Thiên triều mở gấp đợt đàn áp những ai tố cáo đường lối Bắc thuộc tội lỗi của họ. Xảo thuật đánh lạc hướng này của cả thầy và trò thật vụng dại.

Tình hình đang dẫn đến những trớ trêu đầy nghịch lý:

- kẻ phạm tội lỗi, sai lầm lại đi bắt bớ, giam cầm, xử án người ngay thật;

- kẻ không có lòng yêu nước lại xử tội, kết án, vu cáo người thật sự yêu nước;

- kẻ dùng bạo lực cầm quyền đàn áp tàn bạo, phi pháp người ôn hoà lại lu loa là bị đe dọa lật đổvà bị khủng bố!

- kẻ không có ý thức danh dự dân tộc lại kết tội người đứng ở hàng đầu bảo vệ danh dự dân tộc bằng chính mạng sống của mình.

Nhân dân ta đang theo dõi sát sao thời cuộc, đang ngẫm nghĩ suy xét bằng cái đầu tỉnh táo của chính mình, để phân biệt phải trái, đúng sai, chính tà, thật giả.

Những giá trị thời đại: dân chủ, tự do, bình đẳng, tình yểm trợ quốc tế và những phương tiện truyền thông hiện đại nhân lên khả năng và tốc độ tiếp cận chân lý cũng như khả năng đạt tới đồng thuận dân tộc của thế hệ người Việt tự do ngày nay.

Mọi người tự nhận là Việt Nam, hãy vững tin và dấn thân thật lòng cho Đại nghĩa Dân tộc.

----------------

Lịch sử lặp lại -- VOA


21/07/2009

Trong số những độc giả không đọc được những gì đăng tải trên internet rõ ràng là có nhiều người rất uyên bác và đầy nhiệt tâm đối với văn học. Họ là những độc giả mà bất cứ người viết nào cũng muốn có: Họ biết rộng và nhạy cảm. Họ biết phân biệt cái hay và cái dở. Họ có thể nắm bắt được ý tứ của người viết ngay ở những chi tiết nhỏ nhất: một dấu chấm, một dấu phảy hay một câu văn dừng lại đột ngột và lửng lơ.

Thế nhưng, tội, họ không thể tiếp cận được với internet. Với họ, cái sinh hoạt trên một blog như thế này hoàn toàn không hiện hữu.

Nghĩ đến họ, tự dưng tôi liên tưởng đến sinh hoạt văn học Việt Nam vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.

Hình ảnh tiêu biểu nhất của các trí thức nho học vào đầu thế kỷ 20 có lẽ là hình ảnh ông đồ qua thơ của Vũ Đình Liên:

Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay.

Bài thơ nhấn mạnh vào một khía cạnh: Ông đồ không còn được hiểu và được thích nữa. Xưa, chung quanh ông đầy những người ái mộ. Nay, vắng ngắt. Chỉ có lá vàng và mưa bụi. Thảm.

Thật ra, có một khía cạnh khác, Vũ Đình Liên không đề cập. Trước khi những người đi trên phố không đọc, không hiểu và không thích những chữ như phượng múa rồng bay trên các câu đối do ông đồ phóng bút viết ra, bản thân ông đồ ấy cũng như rất nhiều, nếu không muốn nói, hầu hết bạn bè của ông, đều không đọc được và không hiểu được thứ chữ mới của các thế hệ trẻ hơn: Chữ quốc ngữ.

Có thể nói, việc chữ quốc ngữ thay thế chữ Hán và chữ Nôm trong học đường cũng như trên sách báo ở đầu thế kỷ 20 là một đột biến dữ dội.

Tôi hay tưởng tượng bâng quơ: Thời ấy các trí thức cựu học, như ông đồ của Vũ Đình Liên, hẳn sẽ lạc lõng ghê lắm. Thế giới trí thức và văn học không còn thuộc về của họ nữa. Họ trở thành những người ngoại cuộc. Một số bị đẩy ra ngoài đường, ngồi viết thuê câu đối để sống qua ngày. Số còn lại, đông hơn, tiếp tục sống một cách lặng lẽ, kiểu “Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời” như người phụ nữ bất hạnh trong thơ T.T.Kh. Thơ văn họ viết ra, không mấy người hiểu, đã đành. Thơ văn của những người khác viết và in ra, được bày bán khắp nơi, có khi gây dư luận rất ồn ào, họ cũng không biết.

Cứ tưởng tượng cảnh họ, trong đó, có cả những cây bút cựu học xuất chúng, như Nguyễn Khuyến (1835-1909) và Tú Xương (1870-1907), chẳng hạn, ghé vào một tiệm sách hay một sạp báo nào đó, nhìn các cuốn sách bằng chữ quốc ngữ mới được xuất bản, còn thơm phức mùi giấy, có khi trong đó có in cả thơ của họ. Chắc chắn họ chẳng hiểu gì cả. Nói chuyện với họ về các tác phẩm mới của Trương Vĩnh Ký (1837-898) hoặc Huỳnh Tịnh Của (1830-1908), hoặc Nguyễn Trọng Quản (1865-1911), những người cùng thế hệ với họ, họ không biết gì cả. Tặng sách cho họ, họ cũng không đọc được.

Ở trên, tôi có viết: Họ trở thành những người ngoại cuộc.

Viết thế, còn nhẹ.

Đúng hơn: Họ trở thành những kẻ mù chữ.

Phải, những trí thức, có khi là đại trí thức, có khi không những là đại trí thức mà còn là đại văn hào và đại thi hào, bỗng trở thành những kẻ mù chữ. Nhìn vào sách báo – sách báo được xuất bản ngay trong nước mình - không hiểu gì cả. Không phải không hiểu ý. Mà là không hiểu chữ.

Thảm.

Dù sao, so với các trí thức cựu học hồi cuối thế kỷ 19 hay đầu thế kỷ 20, tôi nghĩ, các trí thức tiền-internet hiện nay, ở một khía cạnh nào đó, có khi còn thảm hơn.

Các trí thức nho học ngày xưa, tuy không đọc được chữ, nhưng vẫn có thể thấy được các cuốn sách hay các tờ báo bằng chữ quốc ngữ. Có thể cầm trên tay. Có thể ngửi được mùi mực. Có thể săm soi trang giấy. Và biết đó là sách, là báo. Biết nữa, đó là các tác phẩm văn học. Có khi là những tác phẩm văn học quý: Chúng được in rất đẹp và sang trọng. Còn các trí thức không sử dụng computer và internet bây giờ? Họ không thấy gì cả. Không phải không đọc hay không hiểu được. Mà là không thấy được. Nghĩa là họ không có cả ý thức về sự hiện hữu của nó.

Trong nền văn hoá in ấn, ít ra sách báo cũng là một vật thể. Có thể chúng ta không biết tiếng Ả Rập, nhưng cầm cuốn sách Ả Rập, chúng ta cũng biết, đó là sách; hơn nữa, có khi biết được, đó là một cuốn truyện hay một tập thơ; nếu là thơ, có khi biết được là tập thơ cổ điển (hoặc theo lối cổ điển) hay tập thơ hiện đại. Văn hoá blog hay văn hoá mạng thì khác. Ở đó, các sản phẩm đều có tính phi vật thể (immateriality): chúng không có hình dạng, không chiếm một không gian nào cả. Mở computer lên và nối vào mạng: Chúng xuất hiện. Tắt máy: Chúng biến mất.

Kể với một người không biết gì về internet, một trang web hay một blog nào đó, bạn để ý mà xem: Giống như bạn kể một chuyện thần thoại. Chuyện ông Bụt hay bà tiên vụt hiện rồi vụt biến. Họ không thể tưởng tượng được.

Trong họ, cũng giống như trong các trí thức cựu học vào đầu thế kỷ 20, có những người vô cùng xuất sắc.

Xuất sắc cả về trí tuệ lẫn về tài hoa.

Không có họ làm độc giả của mình, chúng ta không thể không tiếc.

Tiếc, nhưng biết làm gì bây giờ?

----- <<<::: ừa, nhưng có trường hợp không phải họ không biết, không nhận thức được sự hiện hữu của Internet, nhưng họ không chịu biết.. dường như là họ sợ , sợ những gì mới, hay sợ những gì mà họ cảm nhận sẽ phủ nhận những gì họ đã tin >>>>


Ngân hàng 'tiếp tay' thép ngoại, doanh nghiệp nội kêu cứu - VnExpress.net

Thép thành phẩm được ưu tiên đảm bảo ngoại tệ trong khi thép phế, nguyên liệu chủ yếu sản xuất phôi, lại bị ngân hàng từ chối. 7 doanh nghiệp đồng loạt gửi thư lên Chính phủ kiến nghị xem xét lại.

<<<::: mà xét lại coi, thép thành phẩm chủ yếu là từ đâu nha .... không khéo lại được gọi là thép 'lạ' đấy nha >>>>

TQ quy lỗi cho thành phần ly khai về bạo loạn ở Tân Cương --- VOA

Phó Chủ Nhiệm Ủy Ban Sắc Tộc Trung Quốc nói rằng động lực thúc đẩy những người biểu tình gây ra bạo động tại Urumqi không phải là các yếu tố kinh tế. Ông Ngô nói những kẻ nổi loạn chỉ nhắm đòi độc lập cho Tân Cương


Tổng số lượt xem trang