Thứ Tư, 1 tháng 7, 2009

Không trục xuất lao động ngoại

Không trục xuất lao động ngoại

Sở Lao động-Thương binh-Xã hội tỉnh Đồng Nai vừa lên tiếng bác bỏ thông tin nói hơn 180 lao động phổ thông nước ngoài làm việc ở tỉnh này bị "phạt và trục xuất".

Bà Lê Thị Mỹ Phượng, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh, nói với BBC rằng cơ quan chức năng chỉ phạt hành chính 5 triệu đồng đối với Công ty Xi măng Công Thanh là cơ sở thuê mướn lao động phổ thông nước ngoài bất hợp pháp.

Hôm 23/06, báo điện tử VietnamNet loan tin thanh tra lao động tỉnh Đồng Nai phát hiện ra 200 lao động Trung Quốc làm việc trái phép tại công trường xây dựng nhà máy xi măng Công Thanh, nằm tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.

Báo này đưa tin các lao động nước ngoài làm việc không giấy phép phải nộp phạt 5 triệu đồng/người và bị trục xuất về nước.

Báo Tuổi Trẻ thì đưa ra con số 182 lao động bị buộc “xuất cảnh” liên quan vụ này.

Bà Phượng nói với BBC: "Theo quy định của pháp luật Việt Nam, khung hình phạt cho doanh nghiệp vi phạm (có nhân công làm việc không giấy phép) là 5-10 triệu đồng".

"Nhưng do Công ty Công Thanh đã tự nguyện khai báo sai phạm của mình, nên áp dụng mức phạt thấp nhất là 5 triệu đồng."

Nhầm lẫn của báo chí

Theo bà Lê Thị Mỹ Phượng, doanh nghiệp xi măng trên đã giải quyết số lao động ngoại không giấy phép trên bằng cách sắp xếp họ đi địa bàn khác.

"Có lẽ vì thấy lao động rút đi, nên mới có thông tin nhầm lẫn là họ bị trục xuất."

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, khung hình phạt cho doanh nghiệp vi phạm là 5-10 triệu đồng. Nhưng do Công ty Công Thanh đã tự nguyện khai báo sai phạm của mình, nên áp dụng mức phạt thấp nhất là 5 triệu đồng.

Bà Lê Thị Mỹ Phượng, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH Đồng Nai

Bà Phượng cũng nói việc sắp xếp nhân công là chuyện "nội bộ của doanh nghiệp" và tại tỉnh Đồng Nai, chỉ duy nhất Công ty Xi măng Công Thanh là bị phát hiện có lao động phổ thông nước ngoài.

Cho tới nay, Việt Nam vẫn giữ chủ trương không cấp phép cho lao động phổ thông nước ngoài, mà chỉ cho phép nhận lao động có tay nghề.

Tuy nhiên cơ quan chức năng cũng thừa nhận còn nhiều lỗ hổng trong quản lý lao động ngoại.

Báo Thanh Niên cho hay riêng tỉnh Đồng Nai, số lao động nước ngoài làm việc chủ yếu tại các khu công nghiệp-chế xuất hiện là 5.743, vẫn còn 1.966 người chưa có giấy phép.

Thống kê của Bộ LĐ-TB-XH cho biết cả nước hiện có trên 50.000 lao động đến từ hơn 40 quốc gia khác nhau, chủ yếu là châu Á.

Trong đó số lao động hợp pháp, được cấp phép chiếm khoảng 70%, còn lại 30% là lao động phổ thông đến Việt Nam làm việc theo visa du lịch.

<<<:::: chẳng dễ bẩy họ khi họ đã sang tới VN rồi >>>


Chinalco to take up Rio rights Financial Times
The state-owned Chinese group will participate in the Rio Tinto rights issue to maintain its stake in the global miner at 9%


Trắng đêm xếp hàng nộp hồ sơ vào mẫu giáo
1h sáng nay, hàng chục phụ huynh mang theo đồ ăn, chiếu nằm trước cổng trường mầm non Tuổi Hoa (quận Đống Đa, Hà Nội) để xí chỗ nộp hồ sơ. Tại trường mầm non Hoa Sữa, có gia đình huy động tới 6 người thay phiên xếp hàng từ nửa đêm.


Dân đẩy ô tô cảnh sát huyện xuống ruộng vì bất bình


Trung Quốc sẽ tăng cường tuần tra ngư trường trên Biển Đông
VIT - Theo một quan chức Trung Quốc ngày 30/6 cho biết, Trung Quốc sẽ tăng cường các hoạt động tuần tra trên Biển Đông để bảo vệ các ngư dân của họ giữa lúc đang gia tăng những tranh chấp với các nước trong khu vực.

Wu Zhuang, Cục trưởng Cục Ngư nghiệp và Quản lý cảng cá Biển Đông cho biết, sự tăng cường này có ý nghĩa quan trọng đối với việc giám sát và bảo vệ các ngư dân của Trung Quốc.

Để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ tuần tra ngư trường ở Biển Đông, Cục Ngư nghiệp và Quản lý cảng cá đã tổ chức một cuộc diễn tập tại Tam Á thuộc tỉnh Hải Nam, Trung Quốc, với sự tham gia của 7 tàu tuần tra ngư trường lớn nhất của Trung Quốc. Trong đó có tàu Ngư Chính 311 và các tàu khác thuộc các tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây.

Theo ông Wu, thì cuộc diễn tập này đã thể hiện quyết tâm của Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh hải, bảo vệ các nguồn tài nguyên biển và bảo vệ đội tàu cá của Trung Quốc.

Vì theo ông Wu thì hiện nay các ngư dân Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều thách thức trên Biển Đông, như việc các tàu cá bị nước ngoài bắt giữ, bị cướp biển tấn công và phải đối mặt với việc cạnh tranh với các tàu cá nước ngoài hoạt động trong ngư trường truyền thống của Trung Quốc

Ví như trong ngày 20/6 vừa qua, Indonesia đã bắt giữ 8 tàu cá và 75 ngư dân thuộc Bắc Hải, Choang Quảng Tây, Trung Quốc. Hiện nay vẫn bị giam giữ.

Hay 25 ngư dân thuộc tỉnh Quảng Đông bị Philippines bắt giữ từ ngày 21/12/2006, vừa mới được phóng thích trong tuần trước.

Theo ông Wu thì các ngư dân của Trung Quốc bị nước ngoài bắt giữ, có thể phải chịu các án phạt dài hạn và bị tù đầy.

Ông Wu cũng nhấn mạnh rằng, Trung Quốc không giam giữ các ngư dân nước ngoài, khi họ xâm phạm vào lãnh hải Trung Quốc mà thay vào đó bằng các biện pháp giáo dục, cảnh báo và đưa họ trở lại vùng biển của quốc gia họ.

Ông Wu đã kêu gọi cần có pháp chế để giải quyết các trường hợp ngư dân vi phạm lãnh hải, đồng thời cũng thúc giục tăng cường đóng thêm các tàu ngư chính. Hiện nay đang tiến hành đóng tàu Ngư Chính 310, với trọng tải lên tới 2500 tấn, theo dự kiến tàu này sẽ được hạ thủy vào tháng 4/2010.

Ông Wu cũng đã nhấn mạnh rằng “Trung Quốc cũng cần thiết phải xây dựng thêm một số trạm kiểm soát ngư trường ở một số bãi đá và các đảo trên Biển Đông, nhằm đáp trả các tình huống xảy ra có thể nhanh hơn”.

Nguồn tin 1 - Nguồn tin 2
<<<::: VN đối phó thế nào đây ??? ngư dân VN cũng cần được bảo vệ >>>>


Tôi thấy mình như bị lừa VOV News
Tôi vốn hay đọc báo, nghe đài. Chẳng lẽ nhà báo lại dám bịa ra chuyện tày đình như vậy?

Hà Nội ngày... năm 2009
Gửi mẹ cái Mùa,

Gần một tháng trước, thư về mẹ nó, tôi đã hào hứng kể chuyện ông Bí thư Thành uỷ Hà Nội chỉ đạo “Phải xử lý nghiêm cán bộ hống hách, đánh dân” sau sự kiện báo chí phản ánh bà Chủ tịch phường Phố Huế đập báo vào mặt người dân tại trụ sở. Nói thật, khi đọc cái tin ấy, tôi sướng lắm, tin lắm, cứ chờ mãi xem bà Chủ tịch phường thô bạo ấy sẽ bị “xử lý nghiêm” ra sao. Chờ mãi, cuối cùng hôm nay tôi cũng đã đọc được thêm cái tin về chuyện này. Đọc xong, cứ thấy hình như mình đã bị mắc lừa.

Mẹ nó có biết không? Cái sự việc tưởng như đã hai năm rõ mười, bà Chủ tịch đập tờ báo vào mặt người dân, có nhân chứng đàng hoàng, một cán bộ hưu trí 77 tuổi khi đến phường lĩnh lương hưu đã làm báo cáo hẳn hoi, thế mà sau hơn 20 ngày kiểm tra, Đoàn công tác của Thành phố đã nhận xét thế này: “đến nay không có cơ sở khẳng định việc bà Hoàng Thị Bích Diệp, Chủ tịch UBND phường Phố Huế có hành vi đập báo vào mặt dân tại trụ sở UBND phường…”

Thế đấy, mẹ nó à. Đọc cái tin ấy xong, tôi ngẩn cả người. Vậy ra cuối cùng chẳng có cái chuyện ấy! Vậy thì tại sao báo chí làm ầm ĩ cả lên. Tôi vốn hay đọc báo, nghe đài. Chẳng lẽ nhà báo lại dám bịa ra chuyện tày đình như vậy? Một việc nghiêm trọng đến mức đích thân Bí thư Thành uỷ phải lên tiếng chỉ đạo “xử lý nghiêm” hoá ra lại không có cơ sở.

Tôi bức xúc chuyện này, bác giáo Bình bảo: “Báo chí nào dám bịa? Nêu đích danh tên tuổi người ta, lại là người có chức sắc nữa, họ kiện cho có mà sập tiệm! Chắc Đoàn kiểm tra báo cáo vậy cho sự việc chìm xuồng…” - Thoạt đầu, tôi cũng nghĩ thế. Song, nói như vậy, chẳng lẽ Đoàn kiểm tra của thành phố lại dám lừa cả dư luận, lừa cả ông Bí thư Thành uỷ khi tuyên bố sự việc báo nêu là không có cơ sở? Hay tại năng lực của họ yếu kém đến mức không thể tìm ra căn cứ để kết luận vụ việc mà báo chí người ta nêu?

Tóm lại, tôi cũng chỉ biết tâm sự với mẹ nó những thắc mắc của tôi. Mình là người dân, báo chí nói gì thì biết vậy, các nhà chức trách nói gì thì biết vậy. Xưa nay tôi vẫn xác định như thế để nhẹ đầu. Nhưng mà cái chuyện này thì báo chí nói thế, Đoàn công tác nói thế, nhưng mình nghe xong, chẳng biết đường nào mà lần.

Thấy tôi cứ băn khoăn, bác giáo Bình lại bảo: “Chú Cả Chiêm mắc bệnh người già rồi. Chuyện nhỏ, nghĩ mãi mà làm gì?” – Tôi cãi: “Đâu có nhỏ! Nhỏ mà ông Bí thư Thành uỷ phải đích thân chỉ đạo “xử lý nghiêm” sao?” - Bác giáo Bình cười lớn: “Lúc ấy dư luận đang bức xúc, Bí thư cũng bức xúc mà chỉ đạo, giờ đọc báo cáo như vậy thì bức xúc làm gì nữa…”

Tôi nghĩ thầm mà không dám nói “May mà bác giáo Bình không phải cán bộ, chứ cán bộ mà chuyện gì cũng nói cho qua như bác ấy thì chết dân!” - Tôi tin rằng, đọc cái báo cáo của Đoàn công tác xong, nếu ông Bí thư tin, chắc là tin, thì sẽ còn phải bức xúc hơn. Chuyện không có cơ sở như thế, vậy mà báo chí dám đưa lên để làm xấu mặt cán bộ cơ sở. Cái này, để bảo vệ uy tín của đội ngũ cán bộ thành phố Hà Nội, tôi nghĩ Thành phố phải khởi kiện các nhà báo đã đưa tin đó. Gì thì gì trắng đen cũng cứ phải rõ ràng chứ. Làm sao có chuyện báo chí nói có, cán bộ nói không để người dân hoang mang chẳng biết phải tin ai? Tôi nghĩ như thế mẹ nó thấy thế nào?./.

Cả Chiêm (Báo TNVN)

Tổng số lượt xem trang