Tham Tán Kinh Tế- Thương Mại Hồ Tỏa Cấm được sự ủy quyền của đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam đã lên tiếng nhắc nhở về những bài gần đây trên một số báo Việt Nam có đề cập đến hàng hóa Trung Quốc.
Ông Hồ Tỏa Cấm nói rằng hàng hóa TQ có nhiều loại.Hàng TQ kém chất lượng vào Việt Nam là do bên phía Việt Nam có nhu cầu vậy. Bên này có người mua thì bên kia có người '' giúp''.
Hồ Cẩm Tỏa chỉ đích danh tên bà Phạm Chi Lan chuyên viên kinh tế, phó chủ tịch VCCI và học giả Nguyễn Minh Phong của Việt Nam đã có những phát biểu không hữu nghị.
Hồ Tỏa Cẩm nói rằng ông ta từng là phóng viên của Tân Hoa Xã trú tại Việt Nam mấy năm. Giờ đây ông rất ngạc nhiên khi thấy chính phủ Việt Nam lại để cho một số bài báo như vậy xuất hiện. Ông mong cơ quan quản lý là bộ TT&TT của Việt Nam chú ý nhắc nhở, khuyến cáo...các tờ báo này. Ông Hồ nhấn mạnh báo chí phải làm theo thỏa thuận của 2 chính phủ, 2 nhà nước
Trả lời ông Hồ Tỏa Cẩm, đại diện phía Việt Nam là bà Quản Duy Ngân Hà vụ trưởng Vụ hợp tác QT nói rằng.
- Những bài báo đó là quan điểm của các học giả, không phải là quan điểm của cơ quan, tổ chức chính phủ của Việt Nam.
- Những bài báo này trách nhiệm do phía tòa báo, nếu sai họ sẽ bị kỷ luật thích đáng. Nói chính phủ Việt Nam cho phép đăng những bài này là không chính xác.
Bà Hà khẳng định quan hệ giữa hai nước là tốt đẹp. Việc mà ông Hồ Tỏa Cẩm bận tậm sẽ được bà Hà báo cáo sang bộ TT&TT để các đồng chí bên ấy xem xét.
Ông Hồ Tỏa Cẩm nói thêm rằng. Cần phải rút kinh nghiệm lần sau, xem có cách gì triệt để.Không nên để tình trạng cứ đăng bài như vậy rồi xem xét được. Cần quản lý chặt hơn.
Hai bên có nhắc đến việc đoàn quản lý báo chí Trung Quốc sẽ đến Việt Nam để giúp đỡ bộ TT&TT Việt Nam những kinh nghiệm quý báu trong quản lý báo chí.
--------
Sứ quán Trung Quốc đòi “khuyến cáo, nhắc nhở VietNamNet”
Sau khi Tuần Việt Nam thực hiện bàn tròn trực tuyến "Giải pháp với hàng Trung Quốc chất lượng thấp" theo yêu cầu của đông đảo độc giả, Đại sứ quán Trung Quốc đã có một số phản hồi về cuộc thảo luận này.
Tham tán Kinh tế - Thương Mại Hồ Tỏa Cẩm đã có buổi trao đổi với Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ Thông tin & Truyền Thông, Quản Duy Ngân Hà.
Để đáp ứng nhu cầu được thông tin đa chiều của độc giả, chúng tôi xin giới thiệu lại nội dung cuộc trao đổi này.
Ông Hồ Tỏa Cẩm nói mình đã có 12 năm gắn bó với VN.
Ông cũng đã từng là nhà báo cho Tân Hoa Xã trong 6 năm, trong đó có 2 năm thường trú tại VN.
Bắt đầu phần trình bày, ông Cẩm nói bằng tiếng Hoa, để một người phiên dịch dịch lại qua tiếng Việt. Nhưng sau đó ít phút, ông đã trực tiếp nói bằng tiếng Việt.
Tham tán Kinh tế - Thương Mại Hồ Tỏa Cẩm: "Tuần Việt Nam – VietNamNet đã có những ngôn luận không hữu nghị với Trung Quốc"
Ông Hồ TỏaCẩmnói được sự ủy quyền của ngài Đại sứ, thay mặt Đại sứ quán Trung Quốc, nói về buổi tọa đàm bàn tròn trên VietNamNet:
Trong ngày 16/6, Tuần Việt Nam – báo VietNamNet đã phát biểu những ngôn luận không hữu nghị với Trung Quốc trong bài: "Giải pháp với hàng Trung Quốc chất lượng thấp".
Trong bài này có chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan. Bà ấy tôi cũng biết, trước là phó chủ tịch VCCI. Có Nguyễn Minh Phong – học giả về kinh tế. Hai ông bà này là có tên tuổi, nhất là bà Phạm Chi Lan, chúng tôi cũng có tiếp xúc nhiều lần. Lần này, bà ấy phát biểu những lời không hữu nghị.
Chúng tôi chấp nhận là hàng hóa Trung Quốc bây giờ vào VN rất nhiều, thông qua hai con đường chính ngạch và tiểu ngạch. Chúng tôi thừa nhận một số ít hàng hóa Trung Quốc… (người nói bỏ lửng - PV). Nhưng tùy theo từng lớp hàng hóa, lớp cao lớp thấp. Có hàng giả hàng nhái. Nhưng chính phủ cũng có ý kiến rõ ràng, không cho phép hàng kém chất lượng vào VN.
Nhưng tại sao hàng hóa vào VN chất lượng tốt và kém lẫn với nhau? Do chủ yếu không phải chính phủ Trung Quốc làm thế nào, mà theo cơ chế thị trường. Bên này có người mua, có người nhận, bên kia có người giúp.
Nhưng trong đó, trong buổi tọa đàm này, bà Phạm Chi Lan gọi hàng Trung Quốc là “lũ quét”. Chúng tôi không thể chấp nhận được. "Lũ quét" là gì, là một cái gì rất có hại, tai hại. Mạnh hơn lũ lụt. Không phải.
Thực ra, chính phủ VN vẫn luôn hoan nghênh hàng TQ vào VN, nhưng tất nhiên là với chất lượng cao. Hàng chất lượng kém qua biên mậu là chúng tôi đả kích, hạn chế. Chính phủ 2 bên, bản thân tôi và Bộ Công thương luôn trao đổi ý kiến, để làm thế nào hàng người tiêu dùng ưa thích sang VN.
Tôi chỉ ra là nêu hàng TQ là lũ quét là không đúng. Không phù hợp. Không nên như vậy. Lần này, trọng tâm là tôi nói về bà Phạm Chi Lan nói sâu vào chính phủ Trung Quốc.
Nếu mà chúng tôi, chính phủ TQ là như vậy, thế thì thôi, thì chúng tôi chấp nhận. Nhưng thật ra là mà không phải vậy. Không phải là chính phủ Trung Quốc là chính phủ không có lương tâm, không phải là chính phủ TQ khuyến khích sản xuất hàng có hại.
Bài này nói nguyên nhân tại sao hàng TQ rẻ. Chúng tôi đọc nguyên nhân thứ 4 là không thể chấp nhận được: "TQ làm cái gì là làm tới cùng cho được. Có khi họ, tức là chính phủ Trung Quốc, không cần quan tâm nhiều hoặc bất chấp những cái thuộc về đạo lý kinh doanh hay lương tâm kinh doanh, làm hàng xấu, hàng độc... Ngay cả đối với người dân của họ, họ còn không quan tâm. Trẻ em của họ phải uống sữa độc hại mà học còn không quan tâm…"
Công ty ấy ở Hà Bắc - công ty Tam Lộc - đã phá sản. Các lãnh đạo cao nhất của công ty này, một người bị bắn chết, 6 người bị tù, trong đó mấy người bị tù chung thân. Rất là kiên quyết.
Ở bên này nói chính phủ TQ là trẻ em TQ phải uống sữa độc hại mà còn không quan tâm là không đúng. “Vậy nên đối với người nước ngoài mua hàng kém chất lượng và độc hại thì họ chàng không coi đó là vấn đề của mình” – Chúng tôi cho là hoàn toàn sai về sự thực.
Đó là giải thích vì sao hàng TQ rẻ. Hàng TQ rẻ có nhiều nguyên nhân: năng suất, kĩ thuật, kể cả nhân công. Có nhiều thứ. Chúng tôi áp dụng khoa học kĩ thuật. Cả thế giới phải công nhận.
Còn chuyên gia Nguyễn Minh Phong cũng có lời nói TQ đã hi sinh 750 triệu người nông dân của họ để có giá thành lao động cực thấp. Thực ra là không phải.
Cơ quan báo chí coi người Phạm Chi Lan, Nguyễn Minh Phong này là chuyên gia – coi là chuyên gia rất là hiểu Trung Quốc. Thực ra tôi không biết bà ấy đi Trung Quốc mấy lần. Tôi đoán là bà ấy không hiểu Trung Quốc.
Lại khẳng định "tình anh em"
Sau khi nêu các ý không tán đồng các ý kiến của chuyên gia VN đưa ra, ông Hồ Tỏa Cẩm khẳng định:
"Hiện giờ chúng ta có quan hệ gọi là đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. Trung Quốc với các nước khác là không có quan hệ này. Việt Nam cũng như vậy. Hai nước ta là Xã hội Chủ nghĩa. Đều coi trong đời sống dân sinh, không phải coi thường dân sinh. Cho nên giới báo chí phải làm theo lời, thỏa thuận của 2 chính phủ, 2 nhà nước."
"Xuất phát từ quan điểm này, tôi thấy VietNamNet chưa làm đúng thỏa thuận của hai nước." – Ông Cẩm nhắc lại.
“Đối với những người ấy, phát biểu không đúng sự thực. Tôi sẵn sàng trao đổi với ông bà ấy về Trung Quốc. Hai người này được coi là chuyên gia Trung Quốc. Nhưng cũng có cả phóng viên Nguyễn Quang Thiều. Mấy ông này là theo dõi Trung Quốc từ nhiều năm, ở Đông Âu hay là Liên Xô cũ. Trung Quốc không phải cửa quan như vậy đâu.”
“Mong muốn khuyến cáo, nhắc nhở, cảnh thị" VietNamNet
Ông Hồ Tỏa Cẩm đã nhắc lại không dưới 3 lần, mong muốn các cơ quan VN phải "khuyến cáo, nhắc nhở, cảnh thị" báo VietNamNet.
"Bài này đăng trên mạng VietNamNet, có nhiều nơi kể cả ở Trung Quốc cũng biết. Bây giờ, về internet truyền bá rất nhanh, kể cả nước ngoài. Chính phủ VN cho phép đăng những bài này, làm cho chúng tôi thấy là ngạc nhiên." - Người từng có "12 năm gắn bó với VN" nói.
“Lần này chúng tôi chỉ mong muốn là Bộ TT&TT nhắc nhở, đề xuất, cảnh thị với những người có liên quan, những cơ quan thông tấn báo chí, cụ thể là VietNamNet, nếu làm về hàng Trung Quốc, cứ làm thôi, không có vấn đề gì, nhưng làm trước hết phải đúng sự thực.
Thứ hai là đăng những bài vừa phải, TQ cũng như VN, mình phải nghĩ đến chính sách báo chí của nhà nước.
Tôi làm báo chí lâu năm tại Tân Hoa Xã, trong đó có 2 năm thường trú tại VN. Tôi rất là biết báo chí VN. Bây giờ giới báo chí 2 nước rất hay trao đổi với nhau. Hai nước có quan hệ rất là tốt. Tại sao lại có vấn đề như vậy?
Sứ quán chúng tôi mong là những cơ quan có liên quan kiểm điểm công việc này. Không để việc này tổn hại, thương hại cho dân chúng TQ, thương nhân TQ, chính phủ TQ.”
Vụ trưởng Vụ hợp tác Quốc tế Quản Duy Ngân Hà: Không phải là chính kiến của một cơ quan, tổ chức
Trả lời các vấn đề mà ông Tham tán Hồ Cẩm đưa ra, Vụ trưởng Vụ hợp tác Quốc tế Quản Duy Ngân Hà khẳng định:
"Tôi nghĩ rằng, trong bài báo này, trước hết không phản ánh quan điểm của một tổ chức, một cơ quan đối với vấn đề này, mà là quan điểm của các học giả trao đổi với nhau, trước thực trạng anh cũng thấy là bên cạnh những sản phẩm rất là tốt, cũng có sản phẩm chưa đáp ứng được chất lượng, chưa đáp ứng mong muốn, nhu cầu của người dân.
Tôi nghĩ rằng đây là quan điểm của học giả trao đổi trong khuôn khổ một buổi tạo đàm, không thể hiện chính kiến của một cơ quan hay một tổ chức về vấn đề này.
Thứ 2, việc đăng báo, đăng các bài như thế nào là trách nhiệm thuộc tòa soạn, không phải là được phép hay không được phép của chính phủ VN.
Tất nhiên là chúng tôi, cục báo chí, cục phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, đối với những bài báo vi phạm pháp luật VN, thì các tòa soạn có đăng những bài đó sẽ bị xử lí theo các mức độ vi phạm.
Còn nói "Chính phủ VN cho phép đăng những bài này" là không chính xác.”
Bà Quản Duy Ngân Hà cũng tái khẳng định: "Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc là quan hệ hết sức đặc biệt, truyền thống. Quan hệ thương mại 2 nước trong thời gian qua là rất phát triển. Việc mà chúng ta phản ánh mặt tiêu cực cũng là cách để thúc đẩy cho, giảm bớt tiêu cực và tăng cường cho sác sản phẩm, hoạt động tích cực giữa hai nước. "
Bà Hà bày tỏ lời cảm ơn ông Tham tán đã trao đổi với Vụ hợp tác quốc tế. Và hứa "sẽ xem xét, báo cáo lại với các đồng chí có trách nhiệm, Cục báo chí của Bộ TT&TT về vấn đề này", "chúng tôi sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước."
"Nhắc nhở quản lý" và "khẳng định tình thân"
Ngay sau những lời khẳng định của bà Quản Duy Ngân Hà: “việc đăng những bài ấy là chuyện của tòa soạn.”, ông Cẩm nói lại: "Với những bài có liên quan tới quan hệ đối ngoại, chính trị, bộ phận nội bộ, không nên tung ra bên ngoài mà không có quản lý. Lần này tôi muốn nghe khẳng định lại, mong cơ quan quản lý báo chí VN, nếu báo chí nào đăng những bài có liên quan tới quan hệ đối ngoại, có liên quan đến vấn đề nhạy cảm, thì theo tôi cũng quản lý được. Nếu trước kia quản lý chưa kĩ, thì sau này – tôi gọi là có thể quản lý được, can thiệp được."
Sau đó, ông Cẩm lại tiếp tục nói về tình thân của mình đối với Việt Nam và tình cảm hai nước Việt - Trung:
"Tôi với VN rất là thân. Tôi là một trong những người trong sứ quán ở VN lâu nhất nhất. Tôi chứng kiến sự phát triển của VN mười mấy năm gần đây. Năm 1993, tôi sang VN, lúc đó VN rất nghèo... Mười mấy năm, VN phát triển rất mạnh mẽ, tăng cường hội nhập vào kinh tế khu vực. Vị thế của VN trên quốc tế cũng mạnh hơn.
Chúng tôi rất vui mừng chừng kiến sự phát triển của VN. Rất vui là VN cùng TQ là 2 nước anh em cùng phát triển. Tôi rất là mong muốn sau này chúng ta gặp nhau, chúc mừng những thành quả mà 2 nước đã đạt được."
Cũng trong buổi làm việc, Vụ trưởng Vụ hợp tác Quốc tế Quản Duy Ngân Hà nhắc lại lời mời Đoàn cán bộ Văn phòng Quốc Vụ Viện Trung Quốc sang thăm VN.
"Năm ngoái, chúng tôi có thư mời đoàn bên Văn phòng Quốc vụ viện và Bộ tuyên truyền TQ sang thăm VN năm ngoái, các anh nói là do ảnh hưởng trận động đất Tứ Xuyên, kinh phí phải tiết kiệm nhiều, nên không sang được. Chúng tôi cũng rất muốn được đón đoàn, bằng chi phí của phía VN. Thế thì các anh có hẹn là có thể là năm 2009.
Nhân đây, tôi cũng xin đề nghị anh, chuyển giúp lời của Bộ TT&TT, mong muốn được mời đoàn quản lý báo chí của Trung Quốc sang thăm VN. Chúng ta có thể trao đổi được nhiều việc, chính sách quản lý báo chí.
Linh Thủy (Ghi)
Từ x-cafevn
Hội nghị ban chấp hành TW Đảng lần thứ 10 đang diễn ra tại Hà nội trong một bầu không khí thật nặng nề. Kinh tế suy thoái, nội bộ Đảng đấu đá khi đại hội 11 đang đến gần, ĐCS mất uy tín ghê gớm với một loạt các vụ việc xảy ra gần đây như PCI, Bauxit, Lê Công Định. Đặc biệt xu hướng ngả theo TQ cùng với vụ Bauxit, trong khi sức ép và sự can thiệp của TQ vào nội tình Việt Nam trên mọi mặt đang hiển hiện hàng ngày, đang lung lay niềm tin vào ĐCS đến tận gốc. Nó cho thấy ĐCS là một thực thể ích kỷ đặt quyền lợi của nhóm nhỏ lãnh đạo lên trên quyền lợi của dân tộc. ĐCS đang có nguy cơ bị thoái hóa nhanh chóng thành một tổ chức Maphia bầy nhầy ...
Hơn lúc nào hết lãnh đạo ĐCS đang run sợ. Họ khó xử với một bên là đối tác (hay bảo kê?) Trung Quốc, một bên là người dân và trí thức bắt đầu thức tỉnh và lên tiếng. Hội nghị 10 này có hai nội dung chính là chuẩn bị báo cáo tổng kết chiến lược phát triển kinh tế, xã hội 2001-2009 và chuẩn bị bản chiến lược phát triển kinh tế, xã hội 2010-2020 và bắt đầu bàn về nhân sự đại hội 11 (do đó ngay trước khi diễn ra, đích thân trưởng ban tổ chức trung ương ĐCS Trung Quốc đã phải sang giúp dàn xếp các vấn đề tranh chấp phe phái). Tin vỉa hè cho biết bản dự thảo chiến lược phát triển kinh tế, xã hội năm 2010-2020, do Nguyễn Phú Trọng, GS chuyên ngành xây dựng Đảng, đã gặp phải nhiều ý kiến phê phán nặng nề trong cuộc lấy ý kiến các "lão thành cách mạng" (tất cả những ai từng giữ cấp bộ trưởng trở lên). Đáng chú ý, gần như 100% ý kiến đều đề nghị: đổi tên ĐCS thành Đảng Lao Động VN, đổi tên nước CHXHCN VN thành VN DC Công Hòa (quay trở lại các tên cũ thời ông Hồ còn sống), và đề nghị lấy tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa dân tộc làm định hướng tư tưởng vứt bỏ Mác Lê vào sọt rác. Chỉ có một thiếu số rất nhỏ có ý kiến ngược đó là nguyên ủy viên bộ chính trị, nguyên trưởng ban tư tưởng và văn hóa TW, nguyên chủ tịch hội đồng lý luận trung ương, Nguyễn Đức Bình (lại một GS chuyên ngành xây dựng Đảng). Khả năng đổi tên Đảng, đổi tên nước cho hợp thời tại đại hội tới là khá cao, khả năng vứt bỏ Mác Lê cũng được xem xét (hoặc chí ít vứt bỏ sự độc tôn của nó). Duy có vấn đề nhân sự vẫn còn đang rất nan giải vì hiện nay nhân tài ở nhân sự cấp cao trong Đảng quả là như lá mùa thu; quanh đi quẩn lại cũng chỉ có mấy khuôn mặt xám xịt vì nhúng chàm.
Trong một diễn tiến liên quan, ban bí thư ĐCS ra quyết định sắp tới trong cấp ủy từ cấp huyện trở lên sẽ phải có một phó bí thư chuyên trách về công tác xây dựng Đảng. Như vậy đội ngũ cán bộ ăn bám (chỉ làm việc cho Đảng, vì Đảng) sẽ lại tăng lên. Có lẽ cái "Học Viện Xây Dựng Đảng" mới thành lập này:
http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/Ne...6&cn_id=347241
Sẽ phải làm việc hết công xuất để in bằng thạc sỹ, TS, PGS, GS chuyên ngành xây dựng Đảng cho mấy vị phó bí thư này (và cho GS Bình, GS Trọng đỡ cô đơn).
Bên trong là thế còn bên ngoài thì TQ liên tục thọc cánh tay lông lá vào nội tình VN với sự ủng hộ và yếm trợ khi vô tình, khi hữu ý của lãnh đạo ĐCS. Tuần qua đã có một chuyện hy hữu trong làng báo VN. Đại sứ quan Trung Quốc đã gửi công hàm đến bộ 4T (Tình tiền tù tội) của VN yêu cầu kiểm điểm báo VNN vì liên tục đưa các tin bất lợi cho TQ, gây ra tâm lý bài người TQ làm ảnh hưởng đến tình hữu nghị anh, em của hai bên. Ai cũng biết sau khi tuổi trẻ sớm đột tử, VNN gần như là báo duy nhất có đôi chút tiếng nói cấp tiến, chống tham nhũng, chống Bauxit, chống sự can thiệp của TQ, và những bài về tình hình biển Đông để quần chúng, nhân dân thấy được nguy cơ phương bắc (nguy cơ mà một số lãnh đạo ĐCS cứ cố tình lờ đi không biết vì lý do gì?). Công văn được biết là viết khá đanh thép và kẻ cả chứ không thấy "giao thiệp" hay giao lưu gì như anh thứ trưởng Hồ Xuân Sơn. Đây không phải là lần đầu TQ thò cánh tay lông lá vào báo chí VN. Cách đây hơn một năm khi báo chí trên khắp thế giới đồng loạt đăng tải tin tức về các hàng made in china chất lượng kém và độc hại (như đồ chơi nhiễm chì) thì báo chí VN (và nhất là VNN) cũng cho đăng lại cả loạt. Bộ TT TQ thông qua kênh ĐCS đã can thiệp đến ban văn hóa tư tưởng TW VN (Tổng biên tập của các tổng biên tập) và bộ 4T ra lệnh không được phép đăng tải những tin tức gây bất lợi cho TQ (cho hàng TQ?), kết quả báo chí VN bị bọn tân Lê Chiêu Thống bịt mồm để hàng made in china độc hại tiếp tục tràn lan.
Quay lại buổi họp mặt hy hữu trên, sau khi nhận được "chỉ thị" từ đại sứ quán TQ, bộ 4T đã nhanh nhẩu tổ chức cuộc gặp 3 bên để nghe các bên trình bày, gồm có: đại diện của bộ 4T, Đại diện của đại sứ quán TQ, và đại diễn báo VNN (mời đích thân anh Tuấn, nhưng anh lại cho 1 nhân viên quèn đến dự, phải chăng anh khinh 4T? khinh bạn nhớn của Đảng ta? hay anh cậy anh có anh 4S bảo kê?). Do sự yếu kém, yếm thế và phục tùng như chó với chủ của đại diện bộ 4T, buổi gặp nhanh chóng biến thành buổi luận tội của ĐSQ TQ đối với VNN (ví dụ như luận điểm đưa ra về việc VNN đưa tin về công nhân TQ nhập cư bằng visa du lịch, tụ tập, quậy, côn đồ ở Nghi Sơn. Với luận điểm là bài hôm trước đăng không có video clip vậy mà hôm sau có video clip rất chuyên nghiệp đăng lên trong khi phóng viên đang ở Hà Nội, vậy ai cung cấp? cung cấp với mục đích gì? phải chăng có âm mưu hệ thống giám tuyên truyền kích động chống lại TQ ngay trên mảnh đất Việt Nam?). Đại diện VNN nhiều lần muốn lên tiếng phản bác đều bị phía TQ ngắt không cho nói trong sự ấp úng đồng tình của đại diện bộ 4T. Được biết tất cả cuộc "trao đổi thân mật " này đều bằng tiếng Việt, và hẳn là VNN có băng ghi âm. Biết đâu một ngày đẹp trời nào đó, VNN bị ép quá, băng này sẽ lại trôi nổi trên internet? biết đâu nó sẽ hot hơn cả Vàng Anh Clip? Kết quả bộ 4T yêu cầu VNN phải làm kiểm điểm, phải định hướng lại thông tin (thảo nào vụ hàng trăm công nhân TQ ở Nghi Sơn tụ tập đập phá nhà dân đánh người dân VN từ tháng 12/2008 mà đến bây giờ mới có VNN đăng. Còn từ bây giờ chắc sẽ chỉ có định hướng thông tin theo tinh thần 16 chữ vàng).
Qua vụ việc cũng cho thấy sự khẳng định với nhận xét về đại sứ quán TQ trên Blog Dòng Sông Xanh:
http://blog.360.yahoo.com/blog-E3O5e...Zo-?cq=1&p=662
Đại sứ quán TQ ở VN thực chất là một ổ gián điệp khổng lồ đang hàng ngày, hàng giờ thu thập mọi vấn đề xã hội, nghe ngóng mọi hơi thở của người dân VN để báo cáo về Bắc Kinh cho TQ kịp thời chỉ đạo, chèn ép và dật mấy con rối của chúng ở Hà nội. Khi Mỹ hay các nước châu Âu kêu gọi VN phải thả bất đồng chính kiến này nọ thì ĐCS qua cái loa Dũng luôn kêu rằng họ can thiệp nội bộ, còn với TQ, chúng thọc hẳn tay vào mọi chỗ trong cơ thể Việt Nam thì chỉ thấy anh Sơn "giao thiệp" với "lưu ý" mà cũng chẳng bao giờ giám phản đối sự can thiệp trắng trợn này ....
Đảng Dân Chủ được phục hoạt năm 2006 bởi giáo sư Hoàng Minh Chính, nguyên Tổng Thư ký Đảng Dân Chủ Việt Nam trước đây (thành lập ngày 30 tháng 6 năm 1944). Ai từng biết và hiểu được tính chất của những cuộc cách mạng màu như ở
Những đảng viên cộng sản cấp tiến – những người chán ghét cảnh tham nhũng mà cơ chế cộng sản tạo ra và muốn đất nước thoát khỏi cách điều hành mà ĐCS đang áp dụng – cũng sẽ theo xu thế trên mà chọn lựa Đảng Dân Chủ ? Câu trả lời cho câu hỏi này thuộc về phạm trù tâm lý nhiều hơn là vấn đề quy tắc. Bởi xã hội Việt Nam, tuy là một xã hội dễ du nhập Văn hóa của những nước khác, về chính trị lại bảo thủ (bảo thủ do văn hóa chính trị, nhưng cũng do sợ hãi bị đàn áp). Có những đảng viên cộng sản chọn im lặng và thoái lui vào những vị thế ít gây ảnh hưởng để tránh phải đưa ra những quyết định trái lương tâm, có người lại chọn lên tiếng lúc về già…Nhưng đó chỉ là cách chọn lựa của từng cá nhân để giữ lấy chút nhân tâm của mình. Đối với tập thể, một không gian sinh hoạt chính trị lành mạnh, không bị tham nhũng quấy nhiễu, vẫn luôn là đòi hỏi của những đảng viên cộng sản này.
Điều gì sẽ xảy ra nếu có một đảng là ĐLĐ và ĐXH, mà lịch sử cận đại của Việt Nam đã chứng minh là ít nhiều có mối liên hệ « máu thịt » với ĐCS, đáp ứng được đòi hỏi này? Nhìn lại chặng đường lịch sử ĐCS Việt Nam, chúng ta dễ dàng nhận thấy mối liên hệ máu thịt này : ĐCS VN (thành lập năm 1930 ở Hồng Kông) nhưng giải tán (về mặt hình thức) cùng với ĐCS Đông Dương sau cách mạng Tháng Tám, và ĐLĐ ra đời (công khai) tại miền Bắc Việt Nam từ 1951 và điều hành chính sự. Cái tên « ĐCS » chỉ xuất hiện trở lại sau ngày thống nhất, năm 1976. Từ « Đảng ta » cũng từng được dùng cho ĐLĐ.
Theo góc nhìn lịch sử thì ĐLĐ là tiền thân của ĐCS hiện nay, ĐCS không thể phủ định sự tồn tại của ĐLĐ. Có thể nói, đảng viên cộng sản vì thế hoạt động trong ĐCS hay ĐLĐ đều là một.
Với Đảng Dân Chủ hay một nhóm chính trị khác, ĐCS thường hay vin vào điều 88 BLHS, với « tội danh » « phản động », « lật đổ chính quyền »…như trong trường hợp của luật sư Định, để huy động lực lượng an ninh, tư pháp như công cụ đàn áp và thậm chí « xúi giục » nhân dân « đấu tố » thành viên của các đảng phái này. Nhưng với một đảng tiền thân của ĐCS hiện nay, điều 88 BLHS và các công cụ mà ĐCS từng dùng đối phó với thành viên đảng khác trở nên vô hiệu vì ĐLĐ cũng là « Đảng ta ».
Cần phải nhấn mạnh rằng, nếu xuất hiện ĐLĐ với một không gian sinh hoạt chính trị lành mạnh, hướng đến phát triển đất nước thì số đảng viên cộng sản theo ĐLĐ không phải là ít. Những nhân vật cấp cao của ĐCS hiểu rằng ngoài thành phần cơ hội, đảng viên cộng sản ở lại trong ĐCS chỉ vì không còn cách nào khác, vì chút kinh tế nuôi gia đình, chứ thực ra họ đã chán ghét cơ chế đấy lắm rồi, chán ghét tham nhũng, chán ghét bất công làm xã hội tha hóa. ĐLĐ xuất hiện, họ sẽ không phải chống đối ĐCS mà vẫn có thể thoát khỏi cơ chế lũng đoạn mà ĐCS tạo ra, có thể sống và cống hiến theo đúng nhân cách con người. Đó là cách giải thoát phương thức sinh hoạt chính trị cho những cộng sản cấp tiến. Và ĐLĐ xuất hiện, thành phần cơ hội, tham nhũng sẽ bị cô lập (những thành phần cấp tiến sẽ đứng vào hàng ngũ ĐLĐ và ĐXH) và tất nhiên như thế, « tự do » tham nhũng như trước giờ sẽ bị hạn chế rất nhiều.
Hơn nữa, thế lưỡng hổ trong một vương quốc nhưng lại không thể đấu đá với nhau mà phải học cách chung sống với nhau. Đó là điểm khởi đầu hoặc của hình thức sinh hoạt chính trị dân chủ trong một Đảng CS -LĐ, hoặc của nền chính trị dân chủ với nhiều đảng phái : ĐCS, ĐLĐ, ĐDC… Dù dưới hình thức nào thì cũng có nghĩa, ĐCS không còn nắm giữ độc quyền.