--
Điệp viên Phạm Xuân Ẩn còn nhiều bí ẩn-Thomas Bass đã nói chuyện với Phạm Xuân Ẩn hàng chục giờ đồng hồ
--Tải về : http://www.mediafire.com/?mm2zmtzhnmj
----------------------------------------------------
Thomas Bass - Việt Nam: 35 năm sau vẫn còn chiến tranh
-Sách mới về điệp viên bậc thầy (BBC 26-10-09) -- Cuốn về Phạm Xuân Ẩn của Thomas Bass. (Đáng nhớ hai câu của ông Ẩn: "Tôi chưa bao giờ là người cách mạng”, “Tôi là người lãng mạn, yêu tổ quốc và sẵn sàng bảo vệ quê hương đến chết” )
Cuốn sách The Spy Who Loved Us (Nhà tình báo yêu chúng ta) của Giáo sư Thomas Bass (University at Albany, tiểu bang New York)là ấn phẩm mới nhất về người điệp viên Việt Nam được Tây phương biết tới nhiều nhất.
Kể từ lần gặp ông Ẩn lần đầu tiên năm 1992, ông Thomas Bass đã thu thập được hơn 60 giờ ghi âm cộng thêm phần chép tay tương đương nhiều giờ đối thoại với nhân vật phi thường này.
Bậc thầy chiến thuật
Dựa trên số tư liệu gốc ấy, tác giả nhận định ông Ẩn, “mặc dù tự thể hiện như là một phân tích gia chiến lược, chỉ quan sát chiến tranh từ bên lề, nhưng thực ra là một bậc thầy chiến thuật can dự nhiều trận đánh lớn của cuộc chiến”.
Tác giả cũng tiếp xúc được với nhiều nhân chứng lịch sử, ví dụ Đại tướng Mai Chí Thọ, người sếp cũ của ông Ẩn.
Trong một lần gặp, Thomas Bass đề nghị Tướng Thọ liệt kê các điệp viên hàng đầu của Việt Nam.
Ông Phạm Xuân Ẩn đứng đầu trong danh sách, tiếp theo là Đặng Trần Đức (Ba Quốc), thứ ba và thứ tư là Vũ Ngọc Nhạ và Phạm Ngọc Thảo.
Mới hồi năm 2008, một chuyên gia người Mỹ khác, Giáo sư Larry Berman, Đại học California tại Davis, đã công bố một tác phẩm về ông Ẩn, cuốn Perfect Spy (Điệp viên hoàn hảo).
Như Giáo sư Thomas Bass nhận xét với BBC Việt ngữ, tác phẩm của ông Larry Berman, trong cố gắng trở thành cuốn tiểu sử “chính thức” về Phạm Xuân Ẩn, dường như đã bỏ bớt tính phê phán cần có của một nghiên cứu khách quan.
Trong khi đó, tác giả của The Spy Who Loved Us không ngại hỏi thẳng ông Ẩn một số chủ đề nhạy cảm.
Ông hỏi ông Ẩn về cái gọi là “vụ án T4”, theo đó, Tướng Võ Nguyên Giáp nhiều lần gửi thư cho Đảng nói rằng ông đã bị Tổng cục Hai Bộ Quốc Phòng “dệt chuyện”.
Theo tác giả, ông Ẩn đã rút từ ngăn kéo lá thư 17 trang của Tướng Giáp.
Ông Ẩn thận trọng: “Tôi được đào tạo để khách quan. Điều tôi nên nói là ông ấy [Tướng Giáp] đúng trong mô tả góc nhìn của ông.”
“Thật nguy hiểm khi chọn theo phe nào. Lý do chúng tôi không có lịch sử Việt Nam do người Việt viết là vì anh không thể nói sự thật. Vì thế toàn bộ sách trên giá của tôi đều do người nước ngoài viết.”
Tác giả lại hỏi tiếp: Việt Nam sẽ ra sao nếu Hoa Kỳ đã thắng?
Ông Ẩn nói: “Việt Nam sẽ không giống Bắc Hàn. Bắc Việt khi đó chắc bị Trung Quốc hấp thu.” (would have been absorbed into China)
“Và còn Nam Việt Nam?”
“Người miền Nam không tàn nhẫn như Triều Tiên. Miền Nam hẳn sẽ chỉ là một ngôi sao nhỏ trong quỹ đạo phương Tây.”
Hình ảnh về một người yêu nước “lãng mạn” dường như là di sản mà ông Ẩn muốn để lại cho người phương Tây.
Trong một lần trò chuyện, ông Ẩn nói: “Tôi chưa bao giờ là người cách mạng.”
“Tôi là người lãng mạn, yêu tổ quốc và sẵn sàng bảo vệ quê hương đến chết,” ông nói.
Điệp viên Phạm Xuân Ẩn còn nhiều bí ẩn-Thomas Bass đã nói chuyện với Phạm Xuân Ẩn hàng chục giờ đồng hồ
--Tải về : http://www.mediafire.com/?mm2zmtzhnmj
Đỗ Tuấn Kiệt dịch Bùi Xuân Bách bổ sung và hiệu đính
-Toàn văn bản dịch do Nhã Nam và Hồng Đức xuất bản (4.584 KB)
*-Thomas A. Bass: Rừng Sát: Về việc bị kiểm duyệt ở Việt Nam- : https://app.box.com/s/dp4wrszbqzcr6yds5gt6
Kiểm duyệt ở Việt Nam: ‘Nipped and Tucked’ from Translation: Censorship in Vietnam (Diplomat 6-2-15) -- Thuật lại bài của Thomas Bass----------------------------------------------------
- -Nói về chiến tranh - « Chiến tranh bình thường » hay « chiến tranh không bình thường » ?
Nhan Tuan Truong
-LTG : Viết nhân dịp có thảo luận với dịch giả Nguyễn Việt Long – người dịch cuốn « Điệp viên Z. 21 - kẻ thù tuyệt vời của nước Mỹ » (nguyên tác : « The Spy Who Loved Us » của Thomas A. Bass) về cách dịch thuật từ « conventional war ». Ông Long dịch thuật từ này thành « chiến tranh bình thường ».
**********
Nói về chiến tranh, không có thí dụ nào điển hình hơn Việt Nam. Việt Nam là hai tiếng nói cụ thể khi nhắc đến « chiến tranh ». Bài viết này vì thế sẽ dựa (phần nhiều) vào các trường hợp Việt Nam để nói về « chiến tranh ».
- Chiến tranh là cuộc giao tranh bằng vũ khí giữa hai quốc gia. Chiến tranh mở đầu bằng một « tuyên bố chiến tranh », thông thường dưới dạng một « tối hậu thư », và kết thúc (cũng thông thường) bằng một thỏa thuận ngừng bắn được ký kết giữa hai bên. Trường hợp có bên thắng bên bại, thỏa thuận kết thúc chiến tranh là văn bản « đầu hàng ». Trường hợp Nhật và Mỹ trong Thế chiến II, Nhật ra « Tuyên bố chiến tranh » với Mỹ cùng lúc với trận Trân Châu cảng, theo kiểu « miệng nói là tay tới ». Chiến tranh hai bên kết thúc bằng « Tuyên bố đầu hàng » của Nhật hoàng. Văn bản này được ký kết giữa đại diện Nhật hoàng và đại diện các bên thắng trận trên chiến hạm Missouri của Mỹ đậu trong Vịnh Tokyo ngày 2-9-1945.Trường hợp hai bên bất phân thắng bại, (nhưng bên nào thấy cũng oải quá), thường ký kết văn bản gọi là « đình chiến ». Hai miền Nam, Bắc Hàn, thỏa ước gọi là « đình chiến » 1953, hai bên ngưng bắn, làn ranh vĩ tuyến 38° bắc là « giới tuyến quân sự tạm thời », phân chia vùng ảnh hưởng của hai bên. Cuộc « ngưng bắn tạm thời » này dầu vậy kéo dài cho đến hôm nay. Tức là, trên lý thuyết, hai bên vẫn còn trong « tình trạng chiến tranh ».Cuộc chiến Việt Nam, hiệp định Genève 1954 cũng « lấy hứng » từ ký ước đình chiến Cao Ly 1953, với đường ranh quân sự tạm thời (vĩ tuyến 17).Hiệp định Paris 1973 mục đích chấm dứt chiến tranh VN, Mỹ nhìn nhận các bên tham chiến ở VN, nhìn nhận VN là một quốc gia duy nhất, độc lập, có chủ quyền.[Sau khi ký, sự có mặt của Mỹ ở VN trở nên « bất hợp pháp ». Vì theo nguyên tắc của Hiến chương LHQ : một quốc gia không được can thiệp vào nội bộ của một quốc gia độc lập có chủ quyền. Vì vậy Hiệp định Paris 1973 là một cái cớ, một « phương tiện » để « đồng minh tháo chạy » trong « danh dự ». Sau 1973, những gì xảy ra ở VN là chuyện « nội bộ » của VN. Trên phương diện công pháp quốc tế, không quốc gia nào có thẩm quyền để can thiệp, dĩ nhiên kể cả Mỹ. (Có người vì muốn ca tụng Lê Duẩn, cho rằng ông có trí tuệ siêu phàm, đoán trước việc Mỹ sẽ không trở lại khi miền Bắc dùng toàn lực đánh miền Nam, theo lối : « có cho kẹo Mỹ cũng không dám trở lại ». Chưa thấy ai dám bàn lại về lối nói phóng đại có tổ chức này).]Chiến tranh (dĩ nhiên giữa hai quốc gia), ngoài dạng vũ lực, còn có thể xảy ra ở nhiều dạng khác, như « chiến tranh kinh tế », « chiến tranh tuyên truyền »… mục đích làm suy yếu đối thủ.Trong Chiến tranh VN, Mỹ « cấm vận » VN từ 1975 (miền Bắc thì bị cấm vận từ thập niên 50), một cách nói khác của « chiến tranh kinh tế », liệt VN vào loại « quốc gia thù nghịch ». Việc cấm vận, về kinh tế, chỉ được tháo gỡ sau khi hai bên bình thường ngoại giao 1995. Về quân sự đến nay vẫn chưa tháo gỡ toàn diện.Về « chiến tranh tuyên truyền », miền Bắc thắng lớn vì đã mở được các mặt trận tuyên truyền trên khắp thế giới, nhất là ở Sài Gòn. Dân chúng Hoa Kỳ và các nước Châu Âu chống chiến tranh VN, chống Mỹ hăng hái không kém gì dân VN « toàn dân chống Mỹ ». Người ta nói CSVN thắng trận trước hết tại Paris và Washington, sau đó tại chiến trường. Ở miền Nam, phong trào nhạc « phản chiến » phát triển mạnh. Những người « cầm viết », nhà báo than van viết không đủ sống, xuống đường « ký giả ăn mày ». Ni cô, thầy chùa, cha giòng… phản đối đàn áp tôn giáo, đồng loạt đem bàn thờ ra ngoài đường biểu tình đòi tự do tín ngưỡng. Sinh viên, học sinh cũng không kém phần mạnh bạo, biểu tình, bãi khóa triền miên (mà không biết để làm gì ?). Cùng lúc với bất an xã hội, các loại ma túy (và dĩ nhiên đĩ điếm) cũng tràn lan. « Nhất đĩ, nhì sư, tam cha, tứ tướng », là bốn « giai cấp » trong « thuợng tầng kiến trúc » của miền Nam. Thời chiến mà Miền Nam « chơi ngon », tự do hơn VN hiện nay. Không sụp đổ mới là điều ngạc nhiên.(Cũng nên mở dấu ngoặc nói về « chiến tranh tuyên truyền » hiện nay giữa nhà cầm quyền CSVN trong nước và khối dân tị nạn. Theo tôi, những người chống cộng hải ngoại sẽ thua và tiếp tục thua te tua, nếu vẫn tiếp tục xem việc phất được lá cờ vàng như là một chiến thắng. Nhà cầm quyền VN thả ông Điếu Cày, đồng thời bấm nút mở cuộc chiến « phất cờ ». Bây giờ nói về ông Điếu cày là mọi người nhao nhao nói về « cờ vàng, cờ đỏ » chứ không còn ai nói về nhân quyền, dân chủ v.v… Ông Điếu Cày có nói về dân chủ, về nhân quyền thì ổng nói ổng nghe, cờ vàng, cờ đỏ đồng bào ta hai bên cùng phất. Phải nhìn nhận, về nghệ thuật tuyên truyền thì CSVN là bậc thầy thiên hạ).Chiến tranh nào cũng có cái tên gọi của nó. Dưới những quan điểm về ý thức hệ, về học thuật… người ta có cái nhìn khác nhau về chiến tranh. Nhưng tuyệt nhiên không có học thuyết quốc tế, quan điểm chính trị hay triết học nào gọi tên « chiến tranh » là « chiến tranh bình thường » hay « chiến tranh không bình thường ».Chiến tranh VN được gọi dưới nhiều tên khác nhau, tùy quan điểm chính trị, quan điểm ý thức hệ cũng như hoàn cảnh pháp lý của các bên lâm chiến.Trên quan điểm dân tộc, phía miền Bắc gọi đó là cuộc « chiến tranh giải phóng », « đánh Mỹ cứu nước ». Trên quan điểm ý thức hệ, « đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, cho Trung Quốc », miền Bắc là con cờ tiên phong của thế giới vô sản. Sau 1975, VN trở thành tên xung kích sừng sỏ của Liên Xô. Theo quan điểm của Trung Quốc, VN trở thành « Cuba của phương Đông ».Phía miền Nam thì gọi đó là cuộc chiến bảo vệ tự do. Ngay cái mục tiêu cho thấy sự thất bại đã kết tinh từ lúc đầu. Trên phương diện « dân tộc », VN là một quốc gia duy nhất (độc lập có chủ quyền), chủ trương « bảo vệ tự do » đi ngược lại tinh thần Hiệp định Genève 1954. Trên phương diện luật lệ quốc tế, không một quốc gia nào có thể giúp bất kỳ một « quốc gia » khác vì lý do « bảo vệ tự do ». Hơn nữa miền Nam chưa phải là một « quốc gia » (hay mới chỉ là một quốc gia chưa hoàn tất – Etat partiel). Lãnh đạo miền Nam bất tài, không có viễn kiến. Sau khi lật đổ ông Diệm, họ đã để cho quân Mỹ vào VN mà không thông qua một kết ước về an ninh có hiệu lực ràng buộc. Sự ngu xuẩn lên cao độ khi ký kết Hiệp định Paris 1973 mà không có một kết ước (về an ninh hỗ tương) với Mỹ để phòng thân. Sài Gòn sụp đổ 1975 là điều phải đến, chỉ sớm hay muộn.Phía Mỹ, vì là trụ cột của LHQ, là thành phần chủ chốt của nhiều công ước quốc tế liên quan đến chiến tranh và hòa bình, việc tham gia của Mỹ vào chiến tranh VN do đó cần phải « phù hợp » với công pháp quốc tế. Người Mỹ cố gắng xây dựng miền Nam thành một quốc gia : Nam Việt Nam (South Vietnam), để việc can dự của quân Mỹ được phù hợp với luật lệ quốc tế (trên hai phương diện jus ad bellum và jus in bello). Nhưng hành vi này trước hết đã vi phạm luật quốc tế : Hiệp định Genève xác định VN là một quốc gia duy nhất, thống nhất ba miền. Cho dầu Mỹ không ký, việc này không cấm cản được hiệp định Genève 1954 là một kết ước quốc tế, có giá trị ràng buộc. Mỹ can thiệp vào VN dưới danh nghĩa « cộng đồng tự vệ chính đáng – défense légitime collective ». Sự có mặt của quân vũ trang miền Bắc được Mỹ gọi là « gây hấn bằng vũ lực ». Cuộc chiến này được Mỹ gọi là « Chiến tranh VN ».Trên quan điểm quốc tế, một số học giả gọi chiến tranh VN là một cuộc « chiến tranh Ý thức hệ », mang tính « quốc tế ». Phía miền Bắc được khối cộng sản yễm trợ, phía miền Nam được khối tư bản, do Hoa Kỳ đại diện chống lưng. Chiến tranh VN là thí điểm nóng của « chiến tranh lạnh ».Cuộc chiến VN còn được quốc tế gọi dưới tên khác là « chiến tranh ủy nhiệm ». Một lãnh đạo VN có nói : « đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, cho Trung Quốc ». Cũng như ông Thiệu đã từng nói đại khái : « viện trợ tới đâu giữ tới đó ». Rõ ràng là lời nói của những tên lính đánh thuê. Trong chiến tranh, miền Bắc được phe XHCN giúp từ « a đến z », thực phẩm, thuốc men, cây súng, viên đạn, xe tăng, đại pháo, hỏa tiễn… cho đến nhân sự (như chuyên gia kỹ thuật), phần lớn từ Liên Xô, Trung Quốc. Miền Nam thì súng đạn, tiền bạc của Hoa Kỳ. Cả hai phía VN chỉ cung cấp xương và máu cho cuộc chiến.« Chiến tranh ủy nhiệm » cũng được nhiều học giả quốc tế ám chỉ cho cuộc chiến Việt Nam – Kampuchia năm 1978. VN được sự « ủy nhiệm » của LX, còn Khmer đỏ được « ủy nhiệm » của TQ. Kết quả cuộc so găng của hai bên (LX và TQ), bên TQ thắng. Kết quả Hội nghị Thành Đô 1990, lãnh đạo VN phải đi chầu lãnh đạo TQ, chịu mọi điều kiện của họ đặt ra (về vấn đề Kampuchia cũng như về các vấn đề biên giới, lãnh thổ, chủ quyền hải đảo, khoanh vùng tranh chấp hải phận… giữa hai nước VN và TQ) là một chứng minh.Cuộc chiến 1979 giữa VN và TQ, phía VN gọi là « cuộc chiến chống xâm lược », phía TQ gọi là « cuộc chiến phản công tự vệ ». Các học giả quốc tế gọi là « chiến tranh biên giới », vì địa bàn xảy ra ở biên giới và mục tiêu của chiến tranh cũng để giải quyết các vấn đề biên giới.Thời phong kiến tại Châu Âu còn có chiến tranh gọi là « chiến tranh tư – la guerre privée », xảy ra do sự tranh chấp (quyền lợi và quyền lực) giữa các lãnh chúa, hay giữa thế lực thần quyền và các lãnh chúa.Trên quan điểm triết học, « chiến tranh » được định nghĩa qua nhiều luồn tư tưởng khác nhau.Machiavel cho rằng chiến tranh là một « phương tiện » để chinh phục và chiếm hữu quyền lực.J.J. Rousseau trong « Le Contrat Social » cho rằng chiến tranh là « phương tiện » để đánh đổ một quốc gia (Etat – nhà nước), con người chỉ là « công cụ » : « chiến tranh không phải là quan hệ giữa người với người mà là quan hệ giữa quốc gia với quốc gia. Trong (quan hệ này) những kẻ tham gia trở thành kẻ thù một cách bất đắc dĩ. Họ tham gia không phải với tư cách là con người, cũng không phải với tư cách là nhân dân, mà với tư cách « người lính. Họ tham gia (chiến tranh) không phải vì họ là một thành phần của tổ quốc mà để bảo vệ tổ quốc.Một cách sống sượng hơn, Alembert (trong Essai sur les éléments de philosophie) cho rằng « nghệ thuật chiến tranh nhằm tiêu diệt con người cũng như nghệ thuật chính trị nhằm lường gạt con người ».Clausewitz thì cho rằng chiến tranh chỉ là chính trị nối dài bằng một phương tiện khác. Theo ông này, chiến tranh không phải là một « khoa học », cũng không phải là « nghệ thuật », nó chỉ là một « lãnh vực của sự hiện hữu xã hội ». Chiến tranh (xương máu) là phương tiện nhằm giải quyết một tranh chấp (có quyền lợi lớn lao), có thể so sánh với thuơng mãi, cũng là một hình thức tranh chấp quyền lợi.Còn quan điểm của Hegel, chiến tranh không chỉ nhằm chinh phục và chiếm hữu quyền lực mà còn là phương tiện để giữ sự đoàn kết xã hội. Trong khi quan điểm của Mác xít, qua các lý thuyết của Lenin và Mao Trạch Đông, đưa ra các khái niệm về « chiến tranh chính đáng » và « chiến tranh không chính đáng ». Theo tư tưởng này, tất cả các cuộc chiến tranh cách mạng là chiến tranh chính đáng, chiến tranh phản động là chiến tranh không chính đáng. Tư tưởng này cho rằng chiến tranh liên tục do sự bùng nổ về phát triển kinh tế và đấu tranh giai cấp. Chiến tranh chấm dứt, khi giai cấp không còn và dĩ nhiên quốc gia cũng bị xóa. Lúc đó « nền hòa bình vĩnh cữu » sẽ đến cùng nhân loại.Trên phương diện công pháp quốc tế, người ta cố gắng áp đặt những « luật lệ về chiến tranh » cho các phe lâm chiến, như các Công ước ký tại La Haye 1899 và 1907. Do hệ quả tàn khốc của việc sử dụng các loại vũ khí hóa và sinh học trong cuộc Đại chiến thế giới lần thứ nhất, công ước Genève 1925 được ký kết, nội dung cấm (các quốc gia thành viên công ứơc) sử dụng các loại vũ khí hơi ngạt, vi trùng hay hóa chất. Công ước Genève 1929 (và 1949) được ký kết thêm nhằm bảo vệ thuơng bệnh binh, cách đối xử với tù bình v.v…. Chiến tranh xảy ra trong khuôn khổ các công ước còn gọi là « chiến tranh qui ước – conventional war - guerre conventionnelle ».Chiến tranh qui ước được định nghĩa như là cuộc chiến giữa hai lực lượng thù nghịch với cam kết không xâm phạm đến sinh mạng của những người không lâm chiến.Cuộc chiến VN không phải là « chiến tranh qui ước », ít nhất cho phía miền Bắc. Phe này sử dụng mọi phương tiện, từ chiến tranh du kích, chiến tranh tuyên truyền cho đến chiến tranh khủng bố… tất cả những gì có thể làm suy yếu định thủ là thực hiện. Vì vậy mới có câu « những gì có lợi cho cách mạng là đạo đức ». Các cuộc pháo kích bừa bãi vào trường học, gài mình xe đò, các cuộc ám sát, ném lựu đạn vào chốn đông người, hay cuộc chiến Tết Mậu thân… đều vi phạm nội dung các công ước về chiến tranh.Không thấy ở đâu sử dụng cụm từ có ý nghĩa tương đương « chiến tranh bình thường ».Chiến tranh thế nào là « bình thường » và thế nào là « không bình thường » ? Chiến tranh nào lại không tàn phá, không gây đổ máu, không làm tổn hao tài lực của nhân dân và đất nước ?. Chiến tranh nào lại không đáng ghê tởm ?Có đổ máu, có tàn phá, có hao tổn… là chuyện « bình thường » hay là chuyện « không bình thường » ?Nội hàm của chiến tranh « bình thường » (hay không bình thường) không thể xác định được. Làm thế nào để lấy một cái không xác định được nội hàm để chỉ cho một cái đã xác định được nội hàm (conventional war) ?Người ta không thể phiên dịch ra tiếng Việt « conventional war – guerre conventionnelle » là « chiến tranh bình thường ».Người ta dịch « conventional war – guerre conventionnelle » là « chiến tranh qui ước ».Có thể VN chưa bao giờ làm một cuộc chiến tranh theo « qui ước ». Thật vậy, các lãnh đạo VN trong thời chiến tranh, từ ông Giáp, ông Duẩn, ông Thọ v.v… đến cuối đời cũng không dám rời một bước khỏi VN (để sang du lịch các xứ Tây phương). Bởi vì, trước luật pháp quốc tế, họ là những người vi phạm luật quốc tế về chiến tranh (như các tội đối xử tệ hại với tù nhân chiến tranh, giết chóc người vô tội – còn gọi là tội phạm chiến tranh).
Có thể tác giả đã dịch như vậy vì ảnh hưởng quan niệm của Lenin và Mao về chiến tranh : chiến tranh chính đáng và chiến tranh không chính đáng. Từ sự « chính đáng » cho đến cái gọi là « bình thường » là rất xa. Từ lãnh vực triết học (tư tưởng Lê Nin và Mao Trạch Đông) sang đến lãnh vực công pháp quốc tế lại còn xa xôi hơn diệu vợi../. - --
- ***********************
- Nhà báo và nhà kiểm duyệt (1)
Tháng 11 6, 2014
Phạm Thị Hoài
Mở đầu
Dường như mọi câu chuyện liên quan đến Phạm Xuân Ẩn đều có thêm ít nhất một mặt bất ngờ khác. Khi cho đăng bài phóng sự dài “Rừng Sát: Về việc bị kiểm duyệt ở Việt Nam” của Thomas A. Bass, kể lại việc xuất bản cuốn sách của ông về nhà tình báo huyền thoại của Việt Nam, đi kèm với việc công bố bản dịch trọn vẹn của tác phẩm này, tôi đã thực sự ngỡ ngàng: không ít dư luận trên các mạng xã hội không đồng tình với việc ông phơi bày tất cả, người thật, việc thật, tên tuổi thật lên mặt báo, và thấy trong đó hành vi bội tín (breach of confidence), phản bội nguồn tin, bị coi là vi phạm đạo đức nghề báo và ở một số nước thậm chí có thể là tội bị kết án hình sự.
Sự việc không chỉ dừng ở đó, ngoài tội, ông nhà báo Mỹ còn phải chịu cái lỗi khó lòng gỡ nổi, vì ngoài việc bị ông “đâm sau lưng”, những người bị ông đem ra kể tuốt tuồn tuột kia có thể bị chính quyền sờ gáy, thậm chí bị tù tội, nhẹ nhất cũng bị ảnh hưởng đến công danh sự nghiệp. Đến đây sự việc cũng chưa dừng lại, đời sống dư luận là như vậy, nó phải đâm chồi nảy nhánh cho đến khi nào hút cạn nguồn dinh dưỡng, bây giờ đến lượt sứ giả bị chặt đầu vì đưa hung tin. Bỗng nhiên người dịch phóng sự của Thomas A. Bass, cũng như tôi, người đăng bài trên trang của mình, được mệnh danh là những kẻ chỉ điểm, tiếp tay cho một nhà báo Mỹ phản trắc, ích kỉ, vô đạo đức nghề nghiệp, đã thế còn dốt nát và nhầm lẫn lung tung trong kiến thức về Việt Nam, làm hại một số người nhất định trong ngành xuất bản ở Việt Nam, những người đã đầy nỗ lực giúp cho cuốn sách của ông được ra đời. Song đến đây dường như câu chuyện vẫn chưa đi hết đà của nó, người ta phát hiện ra là bản gốc tiếng Anh của phóng sự đó chưa đăng công khai ở đâu cả và như vậy có nghĩa là bản tiếng Việt chỉ có thể bất hợp pháp, không khác gì một văn bản không chính thức, ra đời một cách mờ ám vì thiếu hẳn nguồn gốc rõ ràng.
Trong bối cảnh dư luận đang hoài nghi về cả tính lương thiện lẫn tính hợp pháp của bài phóng sự này, dịch giả Phạm Nguyên Trường đã đề nghị rút bản dịch của mình xuống. Hiển nhiên là tôi tôn trọng và đã đáp ứng đề nghị ấy. Tôi thành thật xin lỗi đã sơ suất để anh, một người bạn mà tôi trân trọng từ hơn mười năm nay, phải rơi vào tình huống này. Song cũng hiển nhiên, một bản dịch khác đang được thực hiện và sẽ sớm lên mạng. Về việc này, xin được trở lại sau.
Khi sự ngỡ ngàng ban đầu qua đi, tôi nhận ra và mừng rằng những phản ứng nói trên trong dư luận cũng bất ngờ tặng chúng ta một món quà, một cơ hội bổ ích để tìm hiểu về những tiêu chí và khái niệm then chốt như breach of confidence, đạo đức nghề báo, sự lương thiện của phóng viên, nguyên tắc bảo vệ nguồn tin, nguồn gốc của thông tin và văn bản, ranh giới của điều được phép trong investigative journalism, quyền riêng tư (right of privacy), quyền được biết của công luận (the public´s right to know)… Phần lớn đó là những tiêu chuẩn của các nền báo chí tự do, được những nhà báo giỏi và giàu lòng yêu nghề nhất ở Việt Nam quan tâm và đưa vào thực hành trong giới hạn có thể.
Tác giả Thomas A. Bass đã được biết về những dư luận xung quanh bài viết của mình và hứa sẽ có phản hồi. Qua pro&contra, ông gửi lời xin lỗi rằng hôm nay và ngày mai (6-7/11/2014), ông bận tham dự Hội thảo Quốc tế “Engaging with Vietnam” lần thứ 6, tổ chức tại Đại học Oregon, Hoa Kỳ; trong nhóm đề tài “The Powers of the Written Word” ông cũng sẽ dùng câu chuyện đeo đẳng mình 5 năm vừa rồi mà kết quả là bài phóng sự đang được chú ý để thuyết trình: về kiểm duyệt tại Việt Nam.
Các nhà báo ở phương Tây, đặc biệt là nhà báo viết phóng sự, đặc biệt là nhà báo viết phóng sự điều tra, đặc biệt là nhà báo viết phóng sự điều tra ở Mỹ, có lẽ không ai không thuộc lòng câu mở đầu bất hủ của nhà báo nữ khó thương nhưng khó cưỡng Janet Malcolm trong Nhà báo và Sát nhân (The Journalist and the Murderer): “Every journalist who is not too stupid or too full of himself to notice what is going on, knows that what he does is morally indefensible.” Bất kì nhà báo nào, nếu không quá ngớ ngẩn hoặc không quá tự mãn để hiểu điều gì đang diễn ra, đều biết rằng việc mình làm là không thể biện hộ về phương diện đạo đức. Một luận điểm đủ sốc để cảnh báo lâu dài. Janet Malcolm là một trong hai tác giả nữ viết essay thường xuyên gây cảm hứng cho tôi – người kia là Dubravka Ugrešić. Nhan đề bài viết này của tôi được gợi từ tên tác phẩm nổi tiếng và trước sau vẫn phân cực mạnh mẽ nói trên của bà.
(Còn tiếp)
© 2014 pro&contra
Đỗ Tuấn Kiệt dịch
Bùi Xuân Bách bổ sung và hiệu đính
Bùi Xuân Bách bổ sung và hiệu đính
Trích đoạn kết
Đường phố Sài Gòn đang tấp nập người mua quà cáp và chuẩn bị cho những ngày lễ mừng năm mới. Đây còn là mùa cưới, nên việc được mời dự đến hai đám cưới một ngày cũng không có gì là lạ. Những sự kiện xa hoa này trong các khách sạn của Sài Gòn có sự tham gia của hàng trăm khách, ban nhạc sống, những suối rượu sâm banh, và cả chủ hôn để mời mọc mọi người dốc cạn cơ man nào là bia và rượu. Sau khi được chụp ảnh nâng cốc chúc mừng hạnh phúc cặp trai gái, các vị khách lại đứng lên loạng choạng trèo lên xe máy trước khi hòa vào dòng giao thông đông đúc của Sài Gòn.
Trong khi Việt Nam chuyển mình từ chủ nghĩa cộng sản sang chủ nghĩa tiêu dùng, thì bức tượng Đức Mẹ Đồng trinh trước nhà thờ xây bằng gạch đỏ của Sài Gòn tỏ biểu hiện bất bình. Bức tượng tô điểm cho một công viên nhỏ hình bầu dục trồng đầy hoa, một điểm yêu thích mà những cô dâu của thành phố tìm đến để chụp ảnh. Gần đây, công viên xinh xắn này còn thu hút một loại đám đông khác. Hàng trăm người đã bắt đầu đổ về đây để chứng kiến những sự kiện lạ lùng trong ngày. Đức Mẹ Đồng trinh Maria đang khóc. Người ta thấy những giọt nước mắt chảy ra trên má bức tượng. Nếu như bạn nghi ngờ, cánh săn ảnh của thành phố sẽ ấn vào tay bạn những bức ảnh chụp rất rõ ràng những giọt nước trào lên trong khóe mắt tượng và dấu vết lấp lánh khi chúng chảy trên mặt tượng. Xúm xít xung quanh là những cô dâu mặc váy dài trắng và đám đông tò mò, cánh thợ ảnh này đang làm ăn rất khấm khá.
Trước sự thúc giục của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, vị giám mục đã tuyên bố rằng nước mắt của Đức Mẹ Đồng trinh là một hiện tượng hoàn toàn tự nhiên xuất phát từ việc nước mưa đọng quá nhiều và những trận gió mùa dai dẳng mùa trước. Chẳng ai tin lời ông. Đức Mẹ Đồng trinh đang khóc vì bà buồn rầu. Bà cảm nhận được nỗi đau của người dân. Bà nhìn thấy sự chênh lệch ngày càng gia tăng giữa người giàu và người nghèo ở Việt Nam, tham nhũng và hối lộ tăng lên. Bà thông cảm với những người nông dân bắt buộc phải giết gà nhà mình sau một đợt cúm gia cầm bùng phát. Bà ủng hộ những người lao động tại các nhà máy sản xuất giầy Nike đang tổ chức đình công, đòi những ông chủ Hàn Quốc ngừng đánh đập và phải trả lương thỏa đáng. Bà ủng hộ những người công nhân may Việt Nam, vốn được trả mức lương còn bèo bọt hơn cả những công nhân giày của Nike – bốn mươi đô la một tháng ở thành phố và ở vùng nông thôn thì chỉ có ba mươi đô la một tháng– và cũng đang đình công. Bà biết nỗi đau của sự kiện ngày 11 tháng 9 và xót xa vì thế giới đang tự khủng bố mình bằng lòng hận thù giết chết chủ yếu phụ nữ và trẻ em. Vòng tay dịu dàng của Đức Mẹ Đồng trinh, sự bao dung và nhân từ của Người, không còn đủ để chữa lành thế giới này khỏi nỗi đau.
Đức Mẹ Đồng trinh trong công viên đã trở thành điểm hành hương cho những người Việt Nam ở xa tận ngoài Hà Nội. Vị giám mục cố tìm cách giải tán họ, nhưng ai cũng cho rằng những tuyên bố của ông là do Chính phủ viết thay. “Người Việt Nam có một cách giải thích sâu xa cho tất cả,” một người bạn giải thích. Có thể nói rằng họ là những người tán chuyện đại tài. Họ lấp đầy những quán cà phê và quán bia vỉa hè của thành phố với những tốp người sôi nổi chuyện trò luôn mồm. Trong một tràng rộn ràng những câu chuyện tiếu lâm, những câu cách ngôn, và cả chuyện tầm phào, họ mổ xẻ chính trị, phân tích tình hình thế giới, chia sẻ các công thức nấu ăn, hát hò, ngâm thơ. Lúc duy nhất tôi nghe thấy màn huyên thuyên này lắng xuống là khi tôi đứng giữa đám đông đang chăm chú nhìn lên mặt Đức Mẹ Đồng trinh.
Một đêm, khi đang lững thững bước trở về Khách sạn Continental sau bữa tối, mấy người bạn và tôi nhận ra đám đông mọi khi đang đứng trước tượng Đức Mẹ. “Tôi tin chắc những gì họ thấy trên mặt bức tượng chỉ là phân chim bồ câu ấy mà,” Thắng nói. Ở Việt Nam vào mùa Thu thường có những cơn mưa dai dẳng, kéo dài cả ngày Giáng sinh. Trời cũng chợt lạnh bất thường, khiến khắp nơi trở nên ẩm ướt và u ám. Những cây mai, loại hoa bình thường vẫn nở vào dịp Tết của người Việt Nam và tượng trưng cho sự thịnh vượng và hạnh phúc của đất nước, năm nay sẽ không nở. “Có thể là có chuyện gì đó thật,” anh thừa nhận. “Đầu tiên chúng tôi có một trận động đất ở Sài Gòn. Sau đó lại đến dịch cúm gia cầm. Giờ thì đến chuyện công nhân đình công và các quan chức chính phủ bị truy tố vì tham nhũng. Đây không phải là quãng thời gian dễ dàng gì.”
Mùa hè năm 2006, Phạm Xuân Ẩn phải hai lần vào Viện Quân y 175. Một người bạn vào thăm ông đã kể lại rằng Phạm Xuân Ẩn nói đùa về việc muốn tìm một nơi dưới địa ngục ở gần một người có duyên kể chuyện để ông còn có bạn mà trò chuyện. Đến lần vào thăm thứ hai, người bạn này nhìn thấy ông với một cái ống thông cắm thẳng vào khí quản của ông. Tại ông không chịu thôi nói chuyện đấy mà, Ẩn ạ, ông bạn nói. Nên cuối cùng người ta phải làm cho ông ngậm miệng lại. Phạm Xuân Ẩn mỉm cười bằng cặp lông mày. Đến lần thăm thứ ba, người bạn này thấy ông đã hôn mê. Vào thứ Tư, ngày 20 tháng 9, lúc 11 giờ 20 phút sáng, tức ngày 28 tháng 7 năm Bính Tuất, Phạm Xuân Ẩn qua đời ở tuổi 79. Ông được liệm vào quan tài rồi đưa về nhà để quàn trong ba ngày. Khách đến viếng chia buồn với gia đình mang theo hoa, quả, và hương. Họ đặt đồ viếng của mình lên bàn thờ. Sau đó họ chắp tay lại khấn và vái ba vái.
Đặt cạnh chiếc quan tài để mở, lồng trong khung kính và gài trên nền vải đen, là 16 tấm huân huy chương của Phạm Xuân Ẩn. Trước đó người ta cho rằng ông đã được thưởng 4 tấm huân chương Quân công, nhưng con số thực sự được tiết lộ lúc này là 14, không kể tấm huy chương ghi nhận ông là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và huy hiệu 50 năm tuổi Đảng. Những tấm huân chương này được tặng thưởng cho những trận đánh và chiến dịch thắng lợi cụ thể, nhờ đóng góp về mặt chiến thuật của Phạm Xuân Ẩn. Thế giới đã biết về vai trò của Phạm Xuân Ẩn trong chiến thắng Ấp Bắc và Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968, nhưng chưa biết về hai tấm huân chương hạng Nhất khác. Một tấm được tặng thưởng năm 1970 vì đã cung cấp tin cảnh báo sớm cho cơ quan đầu não của cộng sản, giúp họ tránh bị ném bom hoặc bị bắt giữ trong vụ Richard Nixon xâm lược Campuchia. Một tấm huân chương khác xác nhận rằng Phạm Xuân Ẩn là nhân vật chủ chốt trong Chiến dịch Lam Sơn 719, khi quân lực Việt Nam Cộng hòa bị đập tan sau nỗ lực bất thành đầu tiên nhằm xâm nhập Lào và chia cắt Đường mòn Hồ Chí Minh năm 1971.
“Ngay khi nhìn thấy tất cả những tấm huân huy chương của Phạm Xuân Ẩn, chúng ta có thể biết ngay rằng ông ấy chịu trách nhiệm về một loạt những thất bại của Mỹ,” Kyle Hörst nói với tôi. “Có một sự tương ứng trực tiếp giữa những trận đánh cụ thể và mỗi tấm huân chương trong số này. Phạm Xuân Ẩn vẫn thường nói với tôi: ‘Nếu tôi kể câu chuyện của mình ra, mọi người sẽ thấy đau lòng’. Suốt một thời gian dài tôi băn khoăn. ‘Những người sẽ đau lòng là những ai?’ Sau đó tôi nhận ra, có lẽ chính là những người Mỹ đã tin tưởng ông suốt bao nhiêu năm trong khi ông lại chiến đấu chống lại họ. Đây không phải là công việc của một người đơn thuần làm công tác phân tích chiến lược. Nó là công việc của một nhà chiến thuật bậc thầy.”
Phạm Xuân Ẩn được mai táng với đầy đủ nghi thức quân đội vào ngày 23 tháng 9 năm 2006. Trong lễ tang có cả một người lính gác mặc lễ phục mang khung kính bày những tấm huân chương của ông. Theo truyền thống ở Việt Nam, một đám tang phải đi kèm với đám rước qua các đường phố, trong tiếng kèn và những phụ nữ có thai tranh nhau chạy đến sờ vào quan tài để lấy may. Phạm Xuân Ẩn hẳn sẽ thích tiếng kèn và những phụ nữ có thai, nhưng ông được đưa lên một chiếc xe tang quân sự và chở tới nhà tang lễ Bộ Quốc phòng ở Gò Vấp gần nghĩa trang Thủ Đức dành cho các anh hùng quân đội. Bức ảnh Phạm Xuân Ẩn mặc quân phục được đặt trước chiếc quan tài màu đỏ trang trí kỳ công của ông. Gia đình ông mặc áo sô trắng đầu quấn rế. Những que hương, được chụm lại thành từng bó lớn và cắm trong những khay cát, tỏa khói nghi ngút. Tham dự lễ truy điệu có ông Võ Văn Kiệt, cựu thủ tướng Việt Nam, và một loạt tướng lĩnh, có cả Nguyễn Chí Vịnh, tổng cục trưởng Tổng cục 2 (Tình báo Quốc phòng), người đọc bài điếu văn về tiểu sử cuộc đời Phạm Xuân Ẩn. Gọi ông là “mũi nhọn xung kích và lực lượng tấn công chủ chốt” trong tổ tình báo của mình – với mật danh là tổ H.63 – tướng Vịnh đã điểm lại những “chiến công phi thường” mà Phạm Xuân Ẩn đã lập được khi sống và hoạt động ngay giữa “lòng địch”.
Một người quan sát miêu tả khung cảnh này là “buổi họp mặt của các điệp viên quân đội. Phạm Xuân Ẩn đang được đón nhận vào ngôi đền huyền thoại của ngành tình báo quân sự”. Quá trình này đã bắt đầu từ vài tháng trước đó, khi một chiếc ti vi Sony 27 inch được chuyển tới nhà ông với một tấm biển ghi: “Những đồng đội ở Tổng cục 2 kính tặng”.
Sau lễ truy điệu tại Gò Vấp, trời bắt đầu mưa to khi Tư Cang cùng vợ và các con ông Ẩn bước theo quan tài ra khỏi nhà tang lễ. Họ bước qua một đoàn lính với lưỡi lê tuốt trần gắn trên nòng súng, và nhìn chiếc quan tài được cho vào cái lồng kính trên xe tải quân sự. Đám tang lễ lên đường tới nghĩa trang nằm dọc bên đường quốc lộ tới Biên Hòa, nơi Phạm Xuân Ẩn sẽ được mai táng bên cạnh Ba Quốc và những đồng đội khác trong ngành tình báo quốc phòng. Nơi an táng này, với khoảng 500 ngôi mộ, được bài trí như một công viên. Bên kia đường là một nghĩa trang dành riêng cho những binh sĩ Việt Nam Cộng hòa chiến đấu ở phía bên kia của cuộc chiến. Nghĩa trang của Việt Nam Cộng hòa um tùm cỏ dại, những bia mộ sứt sẹo và xiêu vẹo trên mặt đất.
Hàng chục bài báo ghi lại sự kiện Phạm Xuân Ẩn qua đời. Những người bạn của ông trong nghề báo đã không hề quên ông. Những bài viết về ông là cáo phó chính trên tờ New York Times và Le Monde, và thậm chíTime cũng phá vỡ nhiều năm im lặng bẽ bàng của mình để công nhận Phạm Xuân Ẩn là một phóng viên tầm cỡ. “Phạm Xuân Ẩn là một nhà báo hàng đầu… một phần là nhà nho, một phần là tu sĩ thời Trung cổ”, như Stanley Cloud, cựu trưởng văn phòng đại diện Sài Gòn, đã viết. Cloud phủ nhận lời buộc tội rằng Phạm Xuân Ẩn đã gài thông tin sai sự thật, và khẳng định ông (Phạm Xuân Ẩn) đã “cứu chúng ta khỏi việc phản ánh những sự việc không chính xác”. Cloud viết tiếp rằng Phạm Xuân Ẩn là một người theo chủ nghĩa dân tộc, một người yêu nước, một người yêu tổ quốc và nền văn hóa của mình. Điều này không ngăn cản tình yêu ông dành cho nước Mỹ hoặc nước Pháp. Ông yêu văn học Pháp. Ông ngưỡng mộ nền văn hóa Mỹ. Nhưng trong người ông không có mẩu xương nô lệ nào, và mối quan hệ duy nhất mà ông muốn có với bên ngoài là sự tôn trọng lẫn nhau. Đất nước Việt Nam đã đánh lui quân xâm lược suốt hàng nghìn năm qua, và trông đợi bất kỳ điều gì khác ở một người Việt Nam yêu nước thì đúng là tưởng tượng ra một con báo không có đốm [1]. Người ta nhìn Phạm Xuân Ẩn và tưởng rằng ông không có đốm. Họ tưởng ông đứng về phe mình, và ông cũng không bao giờ nói với họ điều ngược lại, nhưng chắc chắn ông là một người Việt Nam chân chính nhất, người đặt tình yêu tổ quốc lên trên những lợi ích của bản thân. Như Cloud viết khi kết thúc bài báo của mình: “Trong chiến tranh, một đồng nghiệp của chúng tôi đã nói, ‘Tôi nghĩ Phạm Xuân Ẩn là ví dụ hoàn hảo cho những gì tốt đẹp nhất trong xã hội ViệtNam. Hồi đó tôi cũng cảm thấy như vậy. Bây giờ vẫn thế.’”
Trong một bài báo đưa tiễn khác, sếp cũ của Phạm Xuân Ẩn tại Time, Frank McCulloch viết: “Không một lần nào trong ngần ấy năm làm việc cho tôi tại văn phòng đại diện của Time, Phạm Xuân Ẩn lại đi xuyên tạc hoặc điều chỉnh những bài viết của mình theo hướng có lợi cho cộng sản. Điều nghịch lý là ông thực sự yêu nước Mỹ và nền dân chủ của nó, đồng thời ông cũng vô cùng ngưỡng mộ và trân trọng nền báo chí tốt đẹp trong bối cảnh nước Mỹ thời kỳ đó”. McCulloch kết thúc bài báo của mình bằng một lời nhắn gửi rằng “Tôi vẫn chào mừng anh, Ẩn ạ, như một người bạn, một nhà báo, một con người phức tạp và mâu thuẫn yêu chuộng dân chủ, một người chồng và một người cha, và có lẽ, trên tất cả, như một người Việt Nam yêu nước, người có thể đã, hoặc có thể không, đặt cược tất cả vào nhầm con ngựa”.
Vào ngày thứ ba sau lễ mai táng của Phạm Xuân Ẩn, gia đình ông quay trở lại nghĩa trang để cúng lễ “mở cửa mả”. Mang theo hoa và đồ ăn, họ cầu nguyện cho linh hồn ông được siêu thoát. Họ còn mang theo một cái ô dựng lên để che cho ông khỏi bị nắng. Thứ cuối cùng mà họ mang theo là một chiếc thang hàng mã đặt dựa vào thành ngôi mộ để giúp linh hồn ông lên thiên đường. Tôi tưởng tượng ra Phạm Xuân Ẩn tận dụng chiếc thang này, trèo ra khỏi địa ngục càng nhanh càng tốt để tìm kiếm một thế giới tươi sáng hơn với những cuộc chuyện trò thú vị.
Bản quyền bản tiếng Việt © Công ty Văn hóa & Truyền thông NhãNam, 2014
Phần bổ sung và hiệu đính © 2014 Bùi Xuân Bách & pro&contra & Thomas A. Bass
Ảnh do tác giả cung cấp.
Thomas Bass - Việt Nam: 35 năm sau vẫn còn chiến tranh
Nguồn: The Huffington Post
Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ
03.05.2010
Thomas Bass là tác giả Vietnamerica, The Spy Who Loved Us và các tác phẩm khác. Ông là giáo sư Anh ngữ và báo chí tại đại học State University of New York ở Albany.
Khi chúng ta kỷ niệm 35 sự sụp đổ - hay giải phóng? - của thành phố Sài Gòn ngày 30 Tháng Tư 1975, cuộc chiến Việt Nam lại là một vấn đề tranh chấp nóng bỏng. Ngày nay, những cuộc xung đột đang được chiến đấu trên chiến trường ký ức tập thể của chúng ta, và, ngạc nhiên thay, vấn đề tranh cãi cũng rắc rối cà khịa ở Việt Nam như ở Hoa Kỳ.
Tôi nhận ra điều này khi một bản dịch tiếng Việt cuốn sách The Spy Who Loved Us của tôi vừa đến trên bàn viết của mình. Cuốn sách kể về câu chuyện của Phạm Xuân Ẩn, một phóng viên tờ Times trong thời chiến tranh và là trưởng phòng cuối cùng của tạp chí này tại Sài Gòn. Ẩn là một phóng viên tuyệt vời, nhưng, như chúng tôi sau này đã biết được, ông còn là một điệp viên lớn. Ông đã là nguồn tốt nhất của Cộng sản về tình báo của Nam Việt Nam trong suốt hai mươi năm. "Chúng ta đang ở được trong phòng chiến tranh của Hoa Kỳ !" Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng reo vui như thế khi nhận được những báo cáo chết người của Ẩn.
Sau chiến tranh, những người Cộng sản vinh danh Phạm Xuân Ẩn là một Anh hùng vũ trang nhân dân và nâng ông lên hàng cấp tướng. Ông sống trong một biệt thự Sài Gòn đầy sách và những người khách quý - cho đến khi qua đời năm 2006 - với những câu chuyện thông minh và tiếu lâm cười từng khiến ông được nổi tiếng. Sau chiến tranh, những hy vọng vào cách mạng của Ẩn đã trở nên thất vọng, ông trở thành một nhà phê bình thẳng thắn về nạn tham nhũng và quan liêu cộng sản.
Tôi đã dự kiến việc nhà xuất bản Việt Nam của tôi sẽ cắt bỏ một số một nhận xét của Ẩn, nhưng tôi đã không hề biết được việc bản thảo đã bị hành hạ thật tả tơi. Văn bản đã bị biến thành một thứ bài hát ca tụng chiến thắng của Tổ quốc. Ngay cả dòng văn cũng đã tỏa bốc mùi kim loại của các thánh xã hội chủ nghĩa. Bất kỳ lời chỉ trích những người cộng sản hay chủ nghĩa cộng sản, bất kỳ sự chỉ trích nào, thậm chí nhắc đến Trung Quốc, bất kỳ lời khen ngợi nào về Hoa Kỳ đều đã bị mất đi. Danh sách các từ bị cấm, đã được thay thế bằng các uyển ngữ, bao gồm "hối lộ", "tham nhũng", "trại tập trung" và "rút lui "" (khi áp dụng cho các anh hùng của lực lượng vũ trang nhân dân).
Những cắt xén lớn nhất liên quan đến việc loại bỏ từ các trang về tướng Giáp. Tại sao lại phải loại bỏ bậc chỉ huy quân sự vĩ đại nhất của thời Việt Nam hiện đại, người kiến trúc cuộc chiến thắng quân Pháp của họ tại Điện Biên Phủ và Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh "chống Mỹ"? Những nhà cai trị của Việt Nam chia thành hai phe, một phe ủng hộ Trung Quốc và một phe cởi mở với phương Tây. Các nhà Hán học kiểm soát chính phủ, trong khi những người tài giỏi về quốc tế, đứng đầu là cựu giáo sư lịch sử Võ Nguyên Giáp, lại bị cáo buộc là gián điệp CIA. Những đề cập đến các hoạt động hiện thời của tướng Giáp bị coi là rất nguy hiểm đến nỗi phải bị xóa bỏ khỏi một tác phẩm lịch sử đương đại của Việt Nam viết bởi một người Mỹ.
Trận đánh trên di sản của cuộc chiến tranh cũng không kém phần mãnh liệt ở Hoa Kỳ. Tại một hội nghị gần đây ở Washington, DC về "Những bài học đã được hiểu, những bài học bị thua mất: Công cuộc chống nổi loạn từ Việt Nam đến Iraq và Afghanistan" được tài trợ bởi Trung tâm Việt Nam tại Texas Tech University và các trường Johns Hopkins về ngành Quốc tế học cao cấp, các chi trả lớn nhất đã được trao cho những nhà quân sự diều hâu và những chuyên gia về chống nổi loạn, những người đang trở lại trong thế lực. Như họ đã mô tả, cuộc chiến tranh Việt Nam thực sự đã không phải là bị thua. Hoa Kỳ chỉ đơn giản là cuốn gói quân đội ra đi và đã nắm được thành công chiến lược của mình ở nơi khác. Thay vì chiến thắng tâm hồn và lý lẽ tại Việt Nam, hiện nay Hoa Kỳ sẽ được giành chiến thắng tâm hồn và lý lẽ ở Iraq và Afghanistan.
Vậy điều sai lầm gì đã xảy ra tại Việt Nam? Hoa Kỳ đã bị phản bội bởi các nhà báo không trung thành - một bầy vịt già nua từ những năm chiến tranh. Theo một chuyên gia Đại học Thủy quân Lục chiến gần đây đã viết, những sự "ác độc xấu xa" của các "cuộc tấn công vào giới phục vụ công chúng của họ" đã lên đến một loại " ác độc lớn" khiến đã "làm hại" Hoa Kỳ. Nói một cách khác, chính từ cách làm việc của họ, các nhà báo này là những kẻ phản bội.
Điều gì chứng minh những cáo buộc này? Cho đến nay không có gì chứng minh được. Nhưng nhiều nhà báo đã nói chuyện với Phạm Xuân Ẩn - người hiện nay được biết là một người cộng sản - khiến đã tạo cho họ một thứ mặc cảm tội lỗi kiểu con sâu làm rầu nồi canh. "Hầu hết các thông tin mà họ đưa ra là sai lạc hoặc gây hiểu lầm" các chuyên gia Marine Corps của chúng ta đã cho biết "vì sự tin tưởng lớn lao của họ ... vào Phạm Xuân Ẩn".
Những đồng nghiệp cũ của Ẩn không thể đưa ra được một ví dụ nào khi ông đã cung cấp những tin tức thiên về phản chiến. Ngược lại, họ đã trích dẫn nhiều trường hợp khi ông cứu tờ Times khỏi những lỗi in ấn, ngay cả khi các lỗi này - phóng đại sức mạnh của quân Cộng sản - khiến có thể có lợi cho đối phương. Công việc của ông ta không phải là để ươm trồng những câu chuyện trên báo chí phương Tây. Thực tế, chính là để tự bao che mình, ông đã làm mọi thứ có thể làm được để lèo lái hẳn khỏi ý thức hệ Cộng sản và các thứ uyển ngữ. Không chỉ là một gián điệp đưa thông tin sai lạc, Phạm Xuân Ẩn thực là đã nguy hiểm chết người trong tính cách là một gián điệp về thông tin. Tướng Giáp đã được hưởng lợi được từ những thông tin kịp thời và chính xác của ông - cùng một thứ tin tức đã được giao cho Henry Luce. Dĩ nhiên, mánh khoé là ở chỗ phải biết làm gì với các tin tức này.
Dù là trong thời chiến hay thời bình, trí thông minh của con người và các báo cáo trung thực có thể định hình số phận của chúng ta. Đây là một trong những bài học của cuộc chiến tranh Việt Nam. Nhưng ba mươi lăm năm sau khi chiến tranh đã kết thúc, nhiều người dân, cả ở Việt Nam và Hoa Kỳ, vẫn còn sợ nghe những tiếng nói trung thực. Cuộc chiến tranh Việt Nam đang tiếp diễn là một cuộc chiến trên ký ức, lịch sử, sự thật, và cái giá phải trả vẫn còn cao lắm.
---------
-Sách mới về điệp viên bậc thầy (BBC 26-10-09) -- Cuốn về Phạm Xuân Ẩn của Thomas Bass. (Đáng nhớ hai câu của ông Ẩn: "Tôi chưa bao giờ là người cách mạng”, “Tôi là người lãng mạn, yêu tổ quốc và sẵn sàng bảo vệ quê hương đến chết” )
Lại có thêm một tác phẩm của người Mỹ về điệp viên Phạm Xuân Ẩn vừa ra mắt.
Kể từ lần gặp ông Ẩn lần đầu tiên năm 1992, ông Thomas Bass đã thu thập được hơn 60 giờ ghi âm cộng thêm phần chép tay tương đương nhiều giờ đối thoại với nhân vật phi thường này.
Bậc thầy chiến thuật
Dựa trên số tư liệu gốc ấy, tác giả nhận định ông Ẩn, “mặc dù tự thể hiện như là một phân tích gia chiến lược, chỉ quan sát chiến tranh từ bên lề, nhưng thực ra là một bậc thầy chiến thuật can dự nhiều trận đánh lớn của cuộc chiến”.
Tác giả cũng tiếp xúc được với nhiều nhân chứng lịch sử, ví dụ Đại tướng Mai Chí Thọ, người sếp cũ của ông Ẩn.
Trong một lần gặp, Thomas Bass đề nghị Tướng Thọ liệt kê các điệp viên hàng đầu của Việt Nam.
Ông Phạm Xuân Ẩn đứng đầu trong danh sách, tiếp theo là Đặng Trần Đức (Ba Quốc), thứ ba và thứ tư là Vũ Ngọc Nhạ và Phạm Ngọc Thảo.
Mới hồi năm 2008, một chuyên gia người Mỹ khác, Giáo sư Larry Berman, Đại học California tại Davis, đã công bố một tác phẩm về ông Ẩn, cuốn Perfect Spy (Điệp viên hoàn hảo).
Như Giáo sư Thomas Bass nhận xét với BBC Việt ngữ, tác phẩm của ông Larry Berman, trong cố gắng trở thành cuốn tiểu sử “chính thức” về Phạm Xuân Ẩn, dường như đã bỏ bớt tính phê phán cần có của một nghiên cứu khách quan.
Trong khi đó, tác giả của The Spy Who Loved Us không ngại hỏi thẳng ông Ẩn một số chủ đề nhạy cảm.
Ông hỏi ông Ẩn về cái gọi là “vụ án T4”, theo đó, Tướng Võ Nguyên Giáp nhiều lần gửi thư cho Đảng nói rằng ông đã bị Tổng cục Hai Bộ Quốc Phòng “dệt chuyện”.
Theo tác giả, ông Ẩn đã rút từ ngăn kéo lá thư 17 trang của Tướng Giáp.
Ông Ẩn thận trọng: “Tôi được đào tạo để khách quan. Điều tôi nên nói là ông ấy [Tướng Giáp] đúng trong mô tả góc nhìn của ông.”
Tác giả lại hỏi tiếp: Việt Nam sẽ ra sao nếu Hoa Kỳ đã thắng?
Ông Ẩn nói: “Việt Nam sẽ không giống Bắc Hàn. Bắc Việt khi đó chắc bị Trung Quốc hấp thu.” (would have been absorbed into China)
“Và còn Nam Việt Nam?”
“Người miền Nam không tàn nhẫn như Triều Tiên. Miền Nam hẳn sẽ chỉ là một ngôi sao nhỏ trong quỹ đạo phương Tây.”
Hình ảnh về một người yêu nước “lãng mạn” dường như là di sản mà ông Ẩn muốn để lại cho người phương Tây.
Trong một lần trò chuyện, ông Ẩn nói: “Tôi chưa bao giờ là người cách mạng.”
“Tôi là người lãng mạn, yêu tổ quốc và sẵn sàng bảo vệ quê hương đến chết,” ông nói.