-CHÂU Á CHUYỂN HƯỚNG QUAN HỆ VỚI TRUNG QUỐC
Nguồn: Austin Bay - Real Clear Politics
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ - 21.03.2012
Khu vực láng giềng cứng rắn của Trung Quốc lại trở nên cứng rắn hơn về ngoại giao lẫn quân sự, và Bắc Kinh nên đổ lỗi cho thất bại chính trị của mình.
Hãy xem Việt Nam và Nam Hàn, hai láng giềng có tiềm năng quân sự cao. Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, binh lính Nam Hàn từng giao chiến với quân Hà Nội. Ngày nay, hai quốc gia đều xem nó như là lịch sử lâu đời, và họ ngày càng hành động như những đồng minh không chính thức. Tuần này, Nam Hàn và Việt Nam đã thông báo rằng họ sẽ củng cố hợp tác quốc phòng song phương và tiến hành một “thảo luận chiến lược” về những vấn đề quốc phòng. Hợp tác quốc phòng bao gồm việc trao đổi đào tạo các sĩ quan cao cấp và hợp tác trong công nghiệp quốc phòng. Các chương trình trao đổi đào tạo sĩ quan cao cấp là một chính sách đầu trước khi dự thảo các kế hoạch quốc phòng chung.
Tại sao lại có hiện tượng liên kết khu vực này? Hãy bắt đầu với sự thấu hiểu mà các nhà lãnh đạo quốc phòng của Nam Hàn và Việt Nam thấy được trong việc ai và điều gì trong ý nghĩa “cục bộ” mà Trung Quốc nêu lên.
Hôm 5 tháng Ba, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo khi phát biểu trước Quốc hội Nhân dân Trung Quốc, đã nhận xét rằng nhiệm vụ quan trọng nhất của quân đội Trung Quốc là “chiến thắng những cuộc chiến tranh cục bộ trong hoàn cảnh Thời đại Thông tin.”
Ai đấy cần nhắc với Thủ tướng Ôn rằng thậm chí trong Thời đại Thông tin, phương ngôn địa ốc lâu đời (“địa điểm, địa điểm, địa điểm”) vẫn có hệ quả chiến lược. Câu nói “chiến thắng những cuộc chiến tranh cục bộ” đã in sâu vào đầu một số người tại Seoul và Hà Nội, đặc biệt là khi Bắc Kinh vừa tăng cường ngân sách quốc phòng của mình lên 11%.
Cuộc chiến tranh Triều Tiên đã -- và đang -- là một cuộc chiến tranh cục bộ của Trung Quốc. Trung Quốc đã tấn công vào cuối năm 1950, khi quân đội Hoa Kỳ tiến về hướng bắc gần biên giới Trung Quốc - Triều Tiên. Mối mâu thuẫn còn tồn đọng này có thể chỉ là di tích trong Thời đại Thông tin, nhưng người Nam Hàn biết rằng những vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn có thể đưa cả bán đảo về Thời đại Đồ đá. Tuy nhiên, Trung Quốc trên mặt ngoại giao vẫn tiếp tục bảo vệ chính thể Stalinist của Bắc Hàn.
Hãy tin rằng cả Trung Quốc và Việt Nam đều vẫn còn nhớ đến cuộc chiến cục bộ của họ vào năm 1979. Đặng Tiểu Bình từng tuyên bố rằng Trung Quốc khổng lồ sẽ dạy Việt Nam nhỏ bé một bài học. Cuộc tranh chấp biên giới này đã để lại 20 nghìn xác chết Trung Quốc. Chứng kiến sự vượt trội của Việt Nam trong lĩnh vực chiến thuật và vận hành quân sự, Đặng nhận ra rằng chính Trung Quốc cần phải học hỏi nhiều. Ông đã tăng cường nỗ lực hiện đại hoá quân đội Trung Quốc sau đó.
Tuy nhiên, cuộc giao tranh “cục bộ” giữa Trung Quốc và Việt Nam vào năm 1988 tại quần đảo Trường Sa ở Biển Đông có thể mang tính quan trọng cấp thời hơn, không chỉ đối với Việt Nam và những quốc gia dọc theo bờ Biển Đông, mà còn đối với Nhật Bản và Nam Hàn, vốn cũng có những tranh chấp về hải phận và đảo với Trung Quốc. Tháng Ba 1988, lực lượng Trung Quốc và Việt Nam đã giao tranh để giành quyền kiểm soát một số hòn đảo. Trung Quốc đã thắng trong cuộc chạm trán này, đánh bật Việt Nam và cho đến nay vẫn giữ quyền kiểm soát. Trận chiến này nhắc lại một cuộc tấn công của Trung Quốc năm 1974 vào quần đảo Hoàng Sa từng do chính quyền Nam Việt Nam kiểm soát.
Địa điểm, địa điểm, địa điểm. Những hòn đảo này nằm trên những vựa dầu hoả và khí đốt. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần 80% của biển Đông. Việt Na, Philippine, Malaysia, Thái Lan, Brunei, Đài Loan và thậm chí Cambodia cũng tuyên bố chủ quyền từng phần khu vực biển này. Trung Quốc đã thiết lập những cơ sở quân sự trên một số đảo và rặng san hô đang bị tranh chấp, bao gồm đảo Vành Khăn, vốn được Manila xem là trực thuộc Philippine.
Cho đến nay, các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn tin rằng việc hùng hổ cục bộ thì đáng giá với phần thưởng về nguồn tài nguyên năng lượng địa phương. Bắc Kinh biết rằng giảm bớt sự dựa dẫm năng lượng vào khu vực Trung Đông thiếu ổn định là quyết định thông minh về kinh tế lẫn chính trị. Hơn nữa, đối thủ Ấn Độ với tiềm năng quân sự đang thống lĩnh những tuyến hàng hải trên Ấn Độ Dương, nơi các tàu vận tải miệt mài chuyên chở dầu từ Ả Rập, Iran và châu Phi đến Trung Quốc.
Chia để trị là một chiến lược sắc sảo, nhưng việc Trung Quốc thống trị ở biển Đông có thể giúp giảm bớt sự chia rẽ chính trị giữa những nước láng giềng. Các nhà ngoại giao Trung Quốc đã cố gắng ngăn cản khối ASEAN trở thành một liên minh quân sự. Họ đã tìm cách lợi dụng những bất đồng giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ, giữa Philippine và Hoa Kỳ, nhằm giảm bớt ảnh hưởng của người Mỹ. Bắc Kinh đã tươi cười khi Hải quân Hoa Kỳ rời khỏi những căn cứ ở Philippine.
Tuy nhiên các quốc gia ASEAN lại xem Trung Quốc như một đế quốc chuyên bắt nạt. Việt Nam đang đề xuất những hợp đồng khai thác dầu và khí đốt cho Ấn Độ. Người Philippine đang có lại sự tôn trọng mới đối với Hải quân Hoa Kỳ. Nhật và Hoa Kỳ hiện đang tích cực theo đuổi những chương trình phòng thủ tên lửa. Những cuộc chiến tranh cục bộ mà Trung Quốc muốn thắng đang ngày càng trở nên phức tạp, với việc Trung Quốc phải đối diện với những liên minh trong khu vực đang chiến đấu trên nhiều mặt trận.
Trung Quốc không có bạn: The Loneliest Superpower (FP 20-3-12) -- Bài Minxin Pei
Ngày tàn của đế quốc Mỹ? The Decline of the West: Why America Must Prepare for the End of Dominance (Atlantic 20-3-12) -- Kupchan phê bình Kagan
- Trung Quốc lại bắt 2 tàu cá Việt Nam tại khu vực Hoàng Sa – (RFA). – TQ lại bắt tàu cá VN, đòi tiền chuộc – (BBC). –Trung Quốc bắt giữ 21 ngư dân Việt Nam ở biển Đông – (VOA). China holding 21 Vietnamese fishermen: official (AFP). - Vietnam say’s China holding fishing boats to ransom (Bikyamasr). – Trung Quốc lại bắt giữ tàu cá và ngư dân Việt Nam tại Hoàng Sa để đòi tiền chuộc – (RFI). – Bắt ngư dân Việt, TQ xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền VN (ĐV). –- Phản đối Trung Quốc bắt tàu cá Việt Nam ở Hoàng Sa (VOV). - Việt Nam yêu cầu Trung Quốc thả ngay ngư dân và tàu cá (VNE). – Yêu cầu Trung Quốc thả ngay ngư dân và tàu cá Việt Nam (Chính phủ). – Yêu cầu Trung Quốc thả ngay 21 ngư dân Việt Nam (TTXVN). - – Báo TQ lên án VN gửi chư tăng ra đảo – (BBC). - Chủ tịch Trung Quốc sẽ thăm chính thức Campuchia – (RFA).--- TQ, Philippines cam kết cải thiện quan hệ tuy có tranh chấp lãnh thổ – (VOA). – Mỹ hối thúc giải quyết tranh chấp Biển Đông một cách hòa bình, thực tế – (RFI). – Miến Điện ủng hộ hòa bình ở Biển Đông – (BBC).
-Sự “trở lại” châu Á của Mỹ là thử thách cho ASEAN-Simon Tay
Nhiều sôi nổi đã đi theo chính sách của chính quyền Obama đặt lại tiêu cự của người Mỹ vào châu Á.
Một số đảng viên Cộng hòa nói rằng Mỹ không bao giờ bỏ đi, nhưng nhiều người ở châu Á và đặc biệt là phía Đông Nam châu Á cảm thấy có sự thay đổi trong nhận thức và hành động.
Các Hội nghị Thượng đỉnh với Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) lên đến một điểm cao mới, và sự hiện diện của Hoa Kỳ được cảm thấy rõ ràng trong các tuyên bố tranh chấp trong vùng Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông).Nhiều người hoan nghênh sự quan tâm trở lại, nhưng đặt câu hỏi về ý định và khả năng ở lại lâu dài của Mỹ so với một Trung Quốc đang lên. Tại Bắc Kinh, phản ứng cới chính sách của người Mỹ đi từ lẫn lộn đến tiêu cực. Myanmar đã làm một ví dụ điền hình, với những thay đổi lớn về chính trị mở cửa với phương Tây.
Một số người thấy trở lại của Mỹ, và sự thoái lui của Trung Quốc, và rất dễ dàng tưởng tượng đến một tranh chấp mới đang thành hình - nếu không phải về quân sự, thì ít nhất cũng là một cuộc giành ảnh hưởng. Một logic tương tự sẽ có thể áp dụng cho tất cả Đông Nam Á hay không?
Có thể. Tuy nhiên, các nước trong khu vực không phải là những trang giấy trắng để các cường quốc có thể tự do viết lên đó. Thái độ và hành động của các nước trong vùng là điều quan trọng. Hãy nhìn lại Myanmar một lần nữa.
Hầu hết, ngưới ta tin rằng sự thống trị ngày càng tăng của Trung Quốc đã làm cho giới lãnh đạo của Myanmar không thoải mái. Tuy nhiên, các nỗ lực để đưa những sức mạnh khác không nhất thiết phải loại trừ Trung Quốc. Trong khi có nhiều sự chú ý đến chuyến viếng thăm của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, ít người để ý thấy rằng Bắc Kinh đã ký kết một thỏa ước chiến lược trước khi Bà Hilary đến Yangon.
Xếp đặt của địa lý đòi hỏi các quốc gia trong vùng ĐNÁ không thể tránh được sự tiếp tục hợp tác với một người hàng xóm khổng lồ và đang phát triển. Vì vậy, thay vì gọi là chuyển sang phương Tây, những gì đang xảy ra có thể được mô tả là một sự thay đổi cân bằng. Những cân nhắc tương tự hẳn phải có trong suy nghĩ của giới lãnh đạo các nước khác ở Đông Nam Á.
Indonesia là lớn hơn và ở xa hơn, nhưng xuất khẩu lớn về năng lượng và các nguồn lực khác được bán cho thị trường Trung Quốc.Sự tăng trưởng đang đẩy nền kinh tế của Indonesia. Tổng thống Barack Obama xuất hiện, tận dụng những quan hệ cá nhân từ những năm đầu sống ở Jakarta và xác nhận tầm quan trọng của Indonesia.
Một mối quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước đã được khai trương vào tháng Mười Một năm 2010, và một năm sau đó, chương trình Thách thức Thiên niên kỷ trị gía 600 triệu đô la Mỹ ($ 754,000,000) đã được thêm vào để giúp xóa đói giảm nghèo. Quan hệ Indonesia-Mỹ đã mở rộng và sâu sắc thêm. Tuy nhiên, mối quan hệ quân sự-hai bên đã đi chậm hơn. Indonesia đã khéo léo trong quản lý quan hệ với Trung Quốc để đảm bảo tính cân bằng tiếp tục.
Các chính sách ở Việt Nam dường như ít cân bằng hơn. Trong khi một số vấn đề vẫn còn kẹt lại từ cuộc chiến, hợp tác về mặt an ninh với Hoa Kỳ đang phát triển nhanh chóng. Trong năm 2010, hai nước tổ chức cuộc Đối thoại về Chính sách Quốc phòng đầu tiên. Tàu quân sự Mỹ vào cảng Việt Nam cũng như nhiều cuộc tập trận hải quân đã được tổ chức - nói là để tập trung vào bảo trì và hải hành.
Hơn nữa những việc này xảy ra sau khi mối quan tâm lên cao về xung đột gây chết người với Trung Quốc ở Biển Nam Trung Hoa, mà Việt Nam đã có trong quá khứ. Hà Nội dường như có ý định đưa Mỹ vào để chống lại tiềm năng xâm lăng của Trung Quốc. Trên mặt trận kinh tế, Washington đã đáp lại bằng cách đưa Việt Nam trở thành quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương do Mỹ dẫn đầu cho hội nhập ngày càng sâu rộng.
Ngược lại, quan hệ Trung-Việt vẫn chưa được giải quyết. Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội thường bị dân chúng tụ tập biểu tình - mà nhiều người tin rằng phải có được cho phép hoặc ngay cả có sự sắp xếp của chính quyền Việt Nam. Việt Nam cũng đã ký một thỏa thuận với Ấn Độ để thăm dò dầu tại các khu vực đã được Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.
Những ví dụ này cho thấy các nước ASEAN rõ ràng không thụ động trong quan hệ với Hoa Kỳ. Câu hỏi đặt ra là liệu hành động của Hoa Kỳ sẽ giúp duy trì hòa bình trong khu vực hoặc trở thành khiêu khích. Người ta đang chờ xem mỗi quốc gia sẽ đi theo con đường riêng hoặc nếu ASEAN có thể tìm thấy sự liên kết và cân bằng.
Các quốc gia trong khu vực ĐNÁ đa dạng và không có một chính sách an ninh hoặc đối ngoại chung, không giống như Liên minh châu Âu.
Tuy nhiên, ASEAN đã liên kết với nhau trước đây để đối phó với những cuộc xung đột, như cuộc chiếm đóng Cam-pu-chia và chiến tranh Việt Nam. Bây giờ cũng có thể là thời điểm cho các thành viên ASEAN phối hợp các chính sách của họ đối với Mỹ liên quan đến Trung Quốc.
Sự trở lại của Mỹ ở châu Á không nhất thiết dẫn đến xung đột với vị trí của Trung Quốc hôm nay và trong tương lai. Tình hình khu vực sẽ phụ thuộc rất nhiều, không chỉ vào những gì hai gã khổng lồ sẽ làm, mà còn tuỳ vào những nước khác ở châu Á phản ứng ra sao.
ASEAN có thể đồng ý, ít nhất, để tránh những hành động khiêu khích. Thái độ cân bằng có thể dùng được và tránh để bị hiểu rằng đang đứng về phía này hay phía kia có thể được áp dụng.
Điều này sẽ không dễ dàng, nhưng là chìa khóa để giữ sự thống nhất của các nước ASEAN thống nhất khi tranh chấp Mỹ-Trung Quốc trở nên căng thẳng. Nếu các nước ASEAN chọn một chính sách đối ngoại chặt chẽ hơn và cân bằng, họ có thể gìn giữ hy vọng để tiếp tục có hòa bình.
Simon Tay là Chủ tịch của Viện Quốc tế Vụ Singapore và dạy Luật Quốc tế tại Đại học Quốc gia Singapore, Khoa Luật.
© DCVOnline
Một số đảng viên Cộng hòa nói rằng Mỹ không bao giờ bỏ đi, nhưng nhiều người ở châu Á và đặc biệt là phía Đông Nam châu Á cảm thấy có sự thay đổi trong nhận thức và hành động.
Các Hội nghị Thượng đỉnh với Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) lên đến một điểm cao mới, và sự hiện diện của Hoa Kỳ được cảm thấy rõ ràng trong các tuyên bố tranh chấp trong vùng Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông).Nhiều người hoan nghênh sự quan tâm trở lại, nhưng đặt câu hỏi về ý định và khả năng ở lại lâu dài của Mỹ so với một Trung Quốc đang lên. Tại Bắc Kinh, phản ứng cới chính sách của người Mỹ đi từ lẫn lộn đến tiêu cực. Myanmar đã làm một ví dụ điền hình, với những thay đổi lớn về chính trị mở cửa với phương Tây.
Một số người thấy trở lại của Mỹ, và sự thoái lui của Trung Quốc, và rất dễ dàng tưởng tượng đến một tranh chấp mới đang thành hình - nếu không phải về quân sự, thì ít nhất cũng là một cuộc giành ảnh hưởng. Một logic tương tự sẽ có thể áp dụng cho tất cả Đông Nam Á hay không?
Có thể. Tuy nhiên, các nước trong khu vực không phải là những trang giấy trắng để các cường quốc có thể tự do viết lên đó. Thái độ và hành động của các nước trong vùng là điều quan trọng. Hãy nhìn lại Myanmar một lần nữa.
Hầu hết, ngưới ta tin rằng sự thống trị ngày càng tăng của Trung Quốc đã làm cho giới lãnh đạo của Myanmar không thoải mái. Tuy nhiên, các nỗ lực để đưa những sức mạnh khác không nhất thiết phải loại trừ Trung Quốc. Trong khi có nhiều sự chú ý đến chuyến viếng thăm của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, ít người để ý thấy rằng Bắc Kinh đã ký kết một thỏa ước chiến lược trước khi Bà Hilary đến Yangon.
Xếp đặt của địa lý đòi hỏi các quốc gia trong vùng ĐNÁ không thể tránh được sự tiếp tục hợp tác với một người hàng xóm khổng lồ và đang phát triển. Vì vậy, thay vì gọi là chuyển sang phương Tây, những gì đang xảy ra có thể được mô tả là một sự thay đổi cân bằng. Những cân nhắc tương tự hẳn phải có trong suy nghĩ của giới lãnh đạo các nước khác ở Đông Nam Á.
Indonesia là lớn hơn và ở xa hơn, nhưng xuất khẩu lớn về năng lượng và các nguồn lực khác được bán cho thị trường Trung Quốc.Sự tăng trưởng đang đẩy nền kinh tế của Indonesia. Tổng thống Barack Obama xuất hiện, tận dụng những quan hệ cá nhân từ những năm đầu sống ở Jakarta và xác nhận tầm quan trọng của Indonesia.
Một mối quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước đã được khai trương vào tháng Mười Một năm 2010, và một năm sau đó, chương trình Thách thức Thiên niên kỷ trị gía 600 triệu đô la Mỹ ($ 754,000,000) đã được thêm vào để giúp xóa đói giảm nghèo. Quan hệ Indonesia-Mỹ đã mở rộng và sâu sắc thêm. Tuy nhiên, mối quan hệ quân sự-hai bên đã đi chậm hơn. Indonesia đã khéo léo trong quản lý quan hệ với Trung Quốc để đảm bảo tính cân bằng tiếp tục.
Các chính sách ở Việt Nam dường như ít cân bằng hơn. Trong khi một số vấn đề vẫn còn kẹt lại từ cuộc chiến, hợp tác về mặt an ninh với Hoa Kỳ đang phát triển nhanh chóng. Trong năm 2010, hai nước tổ chức cuộc Đối thoại về Chính sách Quốc phòng đầu tiên. Tàu quân sự Mỹ vào cảng Việt Nam cũng như nhiều cuộc tập trận hải quân đã được tổ chức - nói là để tập trung vào bảo trì và hải hành.
Hơn nữa những việc này xảy ra sau khi mối quan tâm lên cao về xung đột gây chết người với Trung Quốc ở Biển Nam Trung Hoa, mà Việt Nam đã có trong quá khứ. Hà Nội dường như có ý định đưa Mỹ vào để chống lại tiềm năng xâm lăng của Trung Quốc. Trên mặt trận kinh tế, Washington đã đáp lại bằng cách đưa Việt Nam trở thành quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương do Mỹ dẫn đầu cho hội nhập ngày càng sâu rộng.
Ngược lại, quan hệ Trung-Việt vẫn chưa được giải quyết. Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội thường bị dân chúng tụ tập biểu tình - mà nhiều người tin rằng phải có được cho phép hoặc ngay cả có sự sắp xếp của chính quyền Việt Nam. Việt Nam cũng đã ký một thỏa thuận với Ấn Độ để thăm dò dầu tại các khu vực đã được Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.
Những ví dụ này cho thấy các nước ASEAN rõ ràng không thụ động trong quan hệ với Hoa Kỳ. Câu hỏi đặt ra là liệu hành động của Hoa Kỳ sẽ giúp duy trì hòa bình trong khu vực hoặc trở thành khiêu khích. Người ta đang chờ xem mỗi quốc gia sẽ đi theo con đường riêng hoặc nếu ASEAN có thể tìm thấy sự liên kết và cân bằng.
Các quốc gia trong khu vực ĐNÁ đa dạng và không có một chính sách an ninh hoặc đối ngoại chung, không giống như Liên minh châu Âu.
Tuy nhiên, ASEAN đã liên kết với nhau trước đây để đối phó với những cuộc xung đột, như cuộc chiếm đóng Cam-pu-chia và chiến tranh Việt Nam. Bây giờ cũng có thể là thời điểm cho các thành viên ASEAN phối hợp các chính sách của họ đối với Mỹ liên quan đến Trung Quốc.
Sự trở lại của Mỹ ở châu Á không nhất thiết dẫn đến xung đột với vị trí của Trung Quốc hôm nay và trong tương lai. Tình hình khu vực sẽ phụ thuộc rất nhiều, không chỉ vào những gì hai gã khổng lồ sẽ làm, mà còn tuỳ vào những nước khác ở châu Á phản ứng ra sao.
ASEAN có thể đồng ý, ít nhất, để tránh những hành động khiêu khích. Thái độ cân bằng có thể dùng được và tránh để bị hiểu rằng đang đứng về phía này hay phía kia có thể được áp dụng.
Điều này sẽ không dễ dàng, nhưng là chìa khóa để giữ sự thống nhất của các nước ASEAN thống nhất khi tranh chấp Mỹ-Trung Quốc trở nên căng thẳng. Nếu các nước ASEAN chọn một chính sách đối ngoại chặt chẽ hơn và cân bằng, họ có thể gìn giữ hy vọng để tiếp tục có hòa bình.
Simon Tay là Chủ tịch của Viện Quốc tế Vụ Singapore và dạy Luật Quốc tế tại Đại học Quốc gia Singapore, Khoa Luật.
© DCVOnline
Nguồn: US 'return' to Asia poses challenge for Asean, Today Online, by Simon Tay, Mar 19, 2012.
- Vận động hành lang tại DC (ĐCV). - Vaslav Havel: Trí thức và chính trị - (boxitvn). - Nhà đấu tranh nhân quyền Joachim Gauck trở thành tổng thống Đức – (RFI).
-Director: Chinese culture needs better packing -- XINHUA
-------
-Guinea threatens to suspend Rio operations: letter LONDON/MELBORNE (Reuters) -
- Bắc Triều Tiên, chín năm để trốn khỏi địa ngục - (RFI). - Eunsun Kim: Mười hai năm trong địa ngục Bắc Triều Tiên - (RFI). - Chuyển động Triều Tiên: Lùi để tiến? (TP). - Hàn Quốc nói Triều Tiên “khiêu khích nghiêm trọng” (VNN). - Hàn “tố” Triều Tiên đang chế tạo tên lửa hạt nhân (TTXVN). - Các vụ bắn tên lửa gây chấn động của Triều Tiên (VNE). - Hàn Quốc báo động an ninh ở thủ đô (VNE). - Ba chị em gái Tổng thống Philippines khám phá Bát Tràng (VNN). - Hồi ký của một thiếu nữ Bắc Triều Tiên: 9 năm để thoát khỏi địa ngục – (RFI). - Sống sót trong địa ngục Bắc Triều Tiên (Thụy My RFI). - N.Korean Defector Tells Her Story in French Autobiography (Chosun).- - - Bầu cử Miến Điện : Aung San Suu Kyi trấn an cộng đồng người Hoa – (RFI). - Biểu tình chống Putin ở bên ngoài một đài truyền hình ở Mascova – (VOA). - Biểu tình tại tháp truyền hình Mátxcơva, hàng chục người bị bắt (DT). - Nhật Bản: 80% người dân muốn từ bỏ hạt nhân – (RFI). -