Thứ Năm, 22 tháng 3, 2012

Luật sư TQ để được gia hạn giấy phép hành nghề buộc phải thề trung thành với ĐCS Trung Quốc

Trung Quốc lập đơn vị tinh nhuệ đối phó với chiến tranh tin học (DR) -Luật sư Trung Quốc phải thề trung thành với đảng Cộng Sản
Lần đầu tiên, Bộ Tư Pháp Trung Quốc ra lệnh cho các luật sư phải tuyên thệ trung thành với Đảng Cộng Sản, khiến cho các luật sư nhân quyền hết sức phẫn nộ.
Trong một thông báo được đăng hôm thứ Tư trên trang web của họ, Bộ Tư Pháp nói rằng những người đăng ký giấy phép hành nghề lần đầu tiên và các luật sư xin gia hạn giấy phép sẽ phải tuyên thệ.

Lễ tuyên thệ này đòi hỏi các luật sư “cam kết thành thực làm tròn sứ mạng thiêng liêng của một lao động về pháp luật trong hệ thống xã hội chủ nghĩa có các đặc điểm Trung Quốc.” Lễ tuyên thệ cũng đòi họ phải “trung thành với tổ quốc, trung thành với nhân dân, tôn trọng vai trò lãnh đạo của đảng Cộng Sản Trung Quốc và hệ thống xã hội chủ nghĩa.”

Luật sư Pu Zhiqiang nói với ban Hoa ngữ đài VOA rằng từ lâu vẫn có tình trạng không rõ ràng giữa các chỉ thị của Bộ Chính trị đảng Cộng Sản và Ủy Ban Pháp Lý.



Trong những năm gần đây, nhà chức trách Trung Quốc đã gia tăng áp lực đối với các luật sư bênh vực cho các nhân vật hoạt động, đại diện cho thân chủ trong các vụ án nhạy cảm chính trị nhất
-China tightens grip on lawyers (Financial Times)-
All new lawyers and those who are renewing their licenses are now required to swear their allegiance to the Chinese Communist party

Những thủ thuật kiểm duyệt báo chí ở Trung Quốc-rfi. Gửi tin nhắn SMS, chấm điểm hay phạt tiền các phóng viên … là những thủ thuật mà chính quyền Trung Quốc đề ra để kiểm duyệt thông tin báo chí và mạng Internet. Chủ đề này được thông tin viên Phlippe Grangereau của báo Libération tại Bắc Kinh tìm hiểu qua bài viết « Những chiếc kéo kiểm duyệt Trung Quốc đã được mài sắc».

Phương thức kiểm duyệt báo chí và các trang mạng là một bí mật được giấu rất kỹ. Chỉ có những quan chức cao cấp của ban biên tập mới biết được bí mật này. Theo tiết lộ của một vị trưởng ban biên tập (xin giấu tên) một tờ báo địa phương thì « cách thức vận hành vừa rất đơn giản mà cũng vừa rất phức tạp đến mức người ta không thể nào nghĩ đến ».
Theo vị tổng biên tập này, mỗi ngày ông nhận có đến hai chục tin nhắn SMS đến từ ban Tuyên huấn. Mở đầu là dòng chữ « đề nghị đọc kỹ hướng dẫn sau đây» có kèm theo mật mã. Theo sự hướng dẫn, vị tổng biên tập đầu tiên hết phải nhập mật mã và mật hiệu. Ngay sau đó, xuất hiện các dòng chỉ dẫn chẳng hạn như « không được bàn về chủ đề này », « hãy nhấn mạnh đến bài diễn văn này theo hướng… », « liên quan đến chủ đề này, chỉ được sử dụng các thông tin từ Tân Hoa xã » hay như « không được đưa vụ án tham nhũng này lên trang nhất ».
Theo tác giả bài viết, những lệnh trực tiếp như vậy chỉ để lại cho các phóng viên một phạm vi tác nghiệp rất hạn hẹp. Tuy nhiên, các phóng viên cũng tận dụng những gì cho là đặc biệt không bị cấm thì có thể chấp nhận được. Thế nhưng theo vị tổng biên tập, do « những người kiểm duyệt không thể nào theo dõi được hết và cũng không thể nào nghĩ hết được mọi vấn đề, nên việc kiểm duyệt còn được kết hợp với hệ thống điểm ».
Ông giải thích, hàng năm, các bài đăng được cho 12 điểm, « nếu tòa soạn đăng một bài điều tra làm bôi nhọ hình ảnh của chính phủ, chẳng hạn về vụ một quân nhân giết người hàng loạt hay vụ cả một gia đình tự thiêu do bị tước đất đai, ban Tuyên huấn sẽ rút điểm của chúng tôi. Ít nhất là ba điểm, giống như là thẻ vàng trong bóng đá. Đặc biệt, nếu bài viết bị đánh giá có lời lẽ xúc phạm, Ban tuyên huấn có thể rút chúng tôi một cái vèo 12 điểm [coi như bị thẻ đỏ] ». Sau đó, ban biên tập bị thay đổi và tòa soạn có thể bị đình chỉ, thậm chí bị đóng cửa hoàn toàn.
Nhật báo Liberation cho biết thêm, kiểm duyệt còn được thực hiện bởi một cơ quan khác, đó là ban Phát hành, một kiểu « công an » của hệ thống kiểm duyệt. Cũng theo lời kể của vị tổng biên tập này, « vào cuối năm, nếu tòa soạn nhận thấy rằng một vụ án nào đó có thể làm tăng doanh thu cho chúng tôi mà không sợ bị mất điểm, thì lúc đó chúng tôi mới dám đăng ». Ông này nhận xét : « thuận lợi của cơ chế vận hành này chính là báo chí có cảm giác tự do. Trong khi đó, trên thực tế nó hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát ».
Không chỉ có báo chí bị kiểm duyệt, mà những nhà kinh doanh trang mạng cũng bị kiểm soát. Một nhà quản lý trang mạng cho biết, ông đã phải thuê hàng trăm người để làm cái công việc « làm sạch » các nội dung thảo luận. Nếu doanh nghiệp vẫn không thể nào hay từ chối kiểm soát thông tin thảo luận trên net, thì sẽ bị phạt tiền. Như vụ trang mạng Sohu, do để cho người dân tự do thảo luận về nội chiến tại Lybia trước khi Bắc Kinh đưa ra quyết định chính thức, trang mạng này đã bị phạt « 60 000 euro » vì tội « phạm sai lầm chính trị nghiêm trọng ».
Tây Tạng : ngọn lửa âm ỉ chống lại Bắc Kinh
Cũng liên quan đến thời sự Trung Quốc, Le Figaro chú ý đến các vụ tự thiêu gần đây xảy ra tại những vùng có đông dân Tây Tạng sinh sống. Trong bài viết « Tây Tạng : ngọn lửa âm ỉ chống lại Bắc Kinh », Le Figaro cho rằng chính các chính sách đàn áp tôn giáo và văn hóa đã làm dấy lên làn sóng phản đối chính quyền Bắc Kinh.
Chỉ trong vòng có một năm, mà đã xảy ra gần 30 vụ tự thiêu. Và kể từ đầu tháng ba năm nay, căng thẳng có vẻ ngày càng gia tăng ngay tại khu vực được mệnh danh là « Nóc nhà của thế giới ». Theo Le Figaro, chính một quyết định của Bắc Kinh đưa ra vào mùa đông năm nay đã làm bùng lên ngọn lửa. Ông Bí thư vùng tự trị Tây tạng đã bổ nhiệm một loạt các quan chức cao cấp Trung Quốc để giám sát mỗi tu viện, cho đến trước đó vẫn hoạt động theo kiểu tự quản lý. Theo Le Figaro, chính sự tiếm quyền chưa từng có trong lòng các tu viện đã làm nổi dậy làn sóng phản đối.
Thế nhưng, Le Figaro cho rằng, sở dĩ chính quyền Bắc Kinh vẫn giả điếc, bất chấp có những lời đả kích mạnh mẽ, là vì đối với chính quyền trung ương, quy định mới này « có tính chất cốt lõi để nắm chắc cuộc chiến chống ly khai », nhằm đảm bảo rằng « không một tu sĩ nào có thể lao vào các hoạt động nhằm chia rẽ tổ quốc và làm xáo trộn trật tự xã hội ».
Cuối cùng Le Figaro cho biết, báo chí Trung Quốc rất hiếm khi nói về các vụ phản kháng tại Tây Tạng. Bắc Kinh cáo buộc Đức Đạt Lai Lạt Ma đứng sau các vụ tự thiêu và lên án Ngài đã sử dụng các phương pháp « khủng bố ». Trong trước mắt, chính quyền cố kiểm soát những luồng thông tin đến từ Tây Tạng khi mà họ vẫn có thể làm được, bằng cách khóa chặt mọi ngả vào đối với du khách nước ngoài, nhất là đối với các phóng viên.

- TRUNG QUỐC: Quân đội Trung Quốc thành lập đơn vị tinh nhuệ đối phó với chiến tranh tin học (RFI)-

Tờ Hoàn cầu Thời báo, ngày hôm nay, 27/05/2011, cho biết là quân đội Trung Quốc đã có một đơn vị tinh nhuệ, chịu trách nhiệm đối phó với chiến tranh tin học. Trung Quốc tương đối yếu kém trong lĩnh vực an toàn tin học và đã thường xuyên là mục tiêu của các cuộc tấn công.
Theo phát ngôn viên bộ Quốc phòng Trung Quốc, được tờ báo trích dẫn, thì các vụ tấn công tin học trở thành một vấn đề quốc tế, ảnh hưởng đến các lĩnh vực dân sự cũng như quân sự. Chính quyền Bắc Kinh đã chi ra hàng triệu euro để thành lập đơn vị tinh nhuệ này với nhóm nòng cốt có khoảng 30 thành viên, đặt dưới sự chỉ huy của quân khu Quảng Đông, phía nam Trung Quốc.
Từ lâu này, Hoa Kỳ, Úc, Đức và một số nước phương Tây tố cáo Trung Quốc tiến hành các vụ tấn công tin học nhắm vào các hệ thống tin học của chính phủ và doanh nghiệp nhiều nước trên thế giới.
Tuy nhiên, theo Hoàn cầu Thời báo, thì khả năng của Trung Quốc trong lĩnh vực thường được phóng đại. Mặc dù không có các bằng chứng cụ thể, các phương tiện truyền thông nước ngoài thường xuyên tố cáo Trung Quốc tiến hành các vụ tin tặc nhắm vào Hoa Kỳ và châu Âu.

- Bắc Kinh thừa nhận triển khai quân đội mạng

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm 25/5 cho biết, việc triển khai "quân đội xanh trên internet" là nhằm tăng cường khả năng phòng vệ của quân đội giải phóng nhân dân (PLA).

Đưa đội quân xanh vào hoạt động là do nhu cầu của quân đội và việc tăng khả năng bảo đảm an toàn internet là vấn đề quan trọng trong chương trình huấn luyện quân đội, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Geng Yansheng nói.
Thuật ngữ "quân đội xanh hay quân xanh" được dùng để đề cập tới quân thù trong các cuộc diễn tập của quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc.
Tuyên bố của ông Geng được đưa ra nhằm đáp lại những câu hỏi trong một cuộc họp báo của Bộ Quốc phòng tại Bắc Kinh về việc liệu "đội quân xanh trên internet" có phải là đội quân chuyên tấn công hệ thống mạng của những nước khác không.
Trước đó, nhật báo của PLA đưa tin, bộ chỉ huy của quân đội tại Quảng Châu đã đầu tư hàng chục triệu nhân dân tệ để thành lập một đội quân chuyên về internet.

Ông Geng nói, an ninh internet đã trở thành một mối lo ngại quốc tế do nó không chỉ ảnh hưởng tới xã hội mà còn tác động tới quân đội. Và rằng, Trung Quốc còn yếu trong lĩnh vực bảo đảm an ninh mạng, và vẫn là nạn nhân của các cuộc tấn công trên Internet.
  • Hoài Linh (Theo ChinaDaily)
 - ĐÀI LOAN - TRUNG QUỐC: Đài Loan yêu cầu Trung Quốc ngưng phong tỏa các trang web của Đài Bắc (RFI)- Hôm nay 26/5, Đài Loan đã yêu cầu Bắc Kinh ngưng việc phong tỏa các trang web của các cơ quan chính phủ Đài Bắc, cho rằng việc này sẽ gây trở ngại cho việc trao đổi thông tin giữa hai nước.

Góc trên trang web chính thức của chính phủ Cộng hòa Trung Hoa (Đài Loan)

Tổng số lượt xem trang