Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2009

Tản mạn qua một tuần...

Lười là bản tính ... tuần nè có người nói cái blocked của tui giống như cái chợ tin... Hic... tui cũng buộc phải thừa nhận là đúng vậy... gặp đâu thì quẳng vào blocked chỗ đó, hổng có sắp xếp gì cả... Thui thì cũng cố gắng hơn ..
Tuần nè thiệt đáng nghĩ..chuyện biển Đông đang lăn tăn nổi sóng, Mỹ dường như đã có ý và thể hiện chỗ đứng cần có tại nơi đây . Việt Nam cũng mở cửa qua dự án hàng không dân sự Cam Ranh.
Ấn Độ cũng đã không còn sợ TQ và TQ tỏ rõ sự bực bội với VN. Chuyện Tân Cương chứng tỏ sự phá sản về xã hội hài hòa của TQ . VN buộc phải lùi bước khi có ý định đưa các nhà dân chủ ra xét xử, mà khi bắt họ không có một tin nào trên báo chí , nhưng đồng thời vẫn cương quyết phản đối sự can thiệp của thế lực thù địch nước ngoài và tìm cách gán hoạt động dân chủ thành khủng bố (NTT và LCD).

Chuyện phản đối việc tiến hành khai thác bauxite dường như đã có tác dụng khi có tuyên bố chưa cho phép khai thác... và đang tìm ra cách phổ biến trong dân với việc mặc áo phông nói không với bauxite.
Còn chuyện nữa về HCM... tui muốn đưa lại tin cũ về cải cách ruộng đất (liệu HCM có phản đối vụ xét xử bà Năm) và vụ Mậu Thân 68 ... Liệu lúc đó HCM còn có tiếng nói khi năm 69 đã mất rùi ?


Tường Thắng
Qua bài trước chúng ta đã thấy rõ Trung Cộng đã nô lệ hoá cộng sản Việt Nam như thế nào với cái gọi là chỉnh huấn quân đội và chỉnh huấn tư tưởng cán bộ. Trong bài này chúng ta đào sâu thêm về câu hỏi Trung Cộng đã nô lệ hóa Việt Cộng như thế nào qua cái gọi là cải cách ruộng đất.



Ai cũng biết, cộng sản đồng nghĩa với đấu tranh giai cấp. Từ lúc thành lập đảng, Việt Cộng không hề giấu diếm chủ trương “cách mạng thổ địa” của chúng. Lộ liễu nhất là khi chúng xách động nông dân nổi dậy ở Nghệ An và Hà Tĩnh, chiếm quyền ở mấy địa phương mà chúng kiểm soát được, tự xưng là “Xô Viết Nghệ Tĩnh” (mô phỏng theo mẫu mực Xô Viết của đế quốc Liên Xô), nêu khẩu hiệu “trí, phú, điạ, hào; đào tận gốc, trốc tận rễ” (có nghĩa là tận diệt các thành phần trí thức, phú nông, địa chủ, và cường hào). Không được hưởng ứng, bị dẹp tan, tàn dư bọn này chạy sang Xiêm, trở thành những mầm mống đầu tiên của cộng sản Xiêm (Thái Lan). Trong bọn này có Hoàng Văn Hoan, sau trở thành tay sai thân tín của Trung Cộng cho đến chết.
Quá lộ liễu, làm bại lộ quá sớm âm mưu bành trướng của đế quốc Liên Xô, bọn cộng sản nổi loạn ở Nghệ Tĩnh bị Quốc Tế 3 lên án nặng nề. Bị kiểm thảo. Nguyễn Ái Quốc chối bay, đổ lỗi cho bọn cộng sản địa phương “manh động”, “tả khuynh” v.v…
Rút kinh nghiệm bài học này, NAQ năm 1945 về VN đổi tên là Hồ Chí Minh, cướp quyền với danh nghĩa “giải phóng dân tộc” và giấu biệt đi cái đuôi “đấu tranh giai cấp”. Năm 1945, HCM đọc Tuyên Ngôn Độc Lập, nhưng Liên Xô cũng như các chư hầu cộng sản im re, không dám lộ mặt công nhận “nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà” của cộng sản VN. Trung Cộng lúc đó còn đang nội chiến, chưa có tư cách là một quốc gia, nên cũng không thể công nhận VNDCCH.
Tuy thế, để tỏ lòng trung thành với mẫu quốc cộng sản, trong nội bộ, HCM tô đậm chủ trương “giương cao hai ngọn cờ : (1)giải phóng dân tộc; và (2) đấu tranh giai cấp”. Bản chất “lá mặt lá trái” (double standard) của cộng sản VN đã bộc lộ từ đó. Chiêu bài (1) HCM dùng lừa bịp quốc dân VN để được tín nhiệm cho cầm cờ “giành độc lập”. Chiêu bài (2) mới là chiêu bài chính, HCM tạm thời giấu đi để khỏi lộ tẩy mưu đồ lừa bịp nói trên.
Vào đầu thập niên 40, cộng sản VN vẫn còn chủ trương phải thực hiện một lúc hai cuộc đấu tranh: đấu tranh giải phóng dân tộc, và cải cách ruộng đất. Nghị quyết của hội nghị Trung Ương ngày 6, 7, 8, 9-11-1940 họp tại Đình Bảng (Từ Sơn - Bắc Ninh) với sự tham dự của Phan Đăng Lưu, Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt đã khẳng định: “Muốn xoá bỏ mâu thuẫn cơ bản thứ nhất phải làm cách mạng thổ địa (revolution agraire) thủ tiêu các tàn tích phong kiến chia lại ruộng đất cho dân cày. Muốn xoá bỏ mâu thuẫn thứ hai phải làm cách mạng phản đế (révolution anti-impérialiste) đánh đuổi đế quốc chủ nghĩa làm cho Đông Dương độc lập về kinh tế cũng như về chính trị, chiếm lại những nguồn nguyên liệu ở trong tay đế quốc chủ nghĩa đặng mở mang nền kỹ nghệ nặng cho Đông Dương. Như thế cuộc cách mạng Đông Dương trong giai đoạn hiện tại phải bao gồm có hai tính: phản đế và thổ địa. Cuộc cách mạng gồm có hai tính chất: phản đế và thổ địa ấy gọi là cách mạng tư sản dân quyền (révolution democratique bourgeoise). Tại sao lại gọi là cách mạng tư sản dân quyền? Bởi vì mục đích của nó là thủ tiêu hết cả tàn tích phong kiến, phát triển kỹ nghệ. Phải nhớ rằng cuộc cách mạng ấy có tính chất "tư sản" (caractère bourgeoise), nó không thể chạy thẳng ngay ra khỏi cái khuôn khổ của một cuộc cách mạng chỉ dân chủ thôi". (Lênin: Hai chiến thuật). Cách mạng phản đế và cách mạng thổ địa phải đồng thời tiến, không thể cái làm trước cái làm sau.” (1)
Nhưng đến Hội Nghị Trung Ương lần thứ tám tại Pắc Bó (Cao Bằng) họp từ ngày 10 đến ngày 19-5-1941, với sự tham dự của HCM thì tiến trình cải cách ruộng đất bị đẩy lùi về đằng sau. HCM lý luận rằng phải giải phóng được dân tộc trước thì mới làm cải cách ruộng đất được, chứ đất còn nằm trong tay Pháp thì lấy đất đâu để mà cải cách. Vì nhu cầu ưu tiên kêu gọi đoàn kết mọi giai tầng trong xã hội để đánh Pháp trước đã, nên khẩu hiệu cải cách ruộng đất và đấu tranh giai cấp phải giấu kỹ đàng sau. Cái mà đảng CS cần nhất lúc đó là giương cao ngọn cờ dân tộc để đánh Pháp, nên cần sự hậu thuẫn, đoàn kết của tất cả các giai cấp. Nghị quyết của Trung Ương Hội Nghị lần thứ tám khẳng định: “ Tóm lại, nhiệm vụ giải phóng dân tộc, độc lập cho đất nước là một nhiệm vụ trước tiên của Đảng ta và của cách mạng Đông Dương hợp với nguyện vọng chung của tất cả nhân dân Đông Dương. Muốn làm tròn nhiệm vụ đó Đảng ta phải thống nhất lực lượng cách mạng của nhân dân Đông Dương dưới một hiệu cờ thống nhất, tất cả các tầng lớp, các giai cấp, các đảng phái, các dân tộc, các tôn giáo có tinh thần chống Pháp, chống Nhật thành thật muốn độc lập cho đất nước, thành một mặt trận cho cách mạng chung… vậy thì cuộc cách mạng Đông Dương trong giai đoạn hiện tại là một cuộc cách mạng dân tộc giải phóng... Chưa chủ trương làm Cách mạng tư sản dân quyền mà chủ trương làm cách mạng giải phóng dân tộc… Không phải giai cấp vô sản Đông Dương bỏ mất nhiệm vụ điền địa đi dâu, cũng không phải đi lùi lại một bước, mà chỉ bước một bước ngắn hơn để có sức mà bước một bước dài hơn.
Đến đầu năm 1950, tại đại hội II của đảng CS, với tư cách là tổng bí thư, Trường Chinh đề nghị ba bước cần phải thi hành trong cải cách ruộng đất. Trường Chinh viết:
Bước thứ nhất: tịch thu không bồi thường ruộng đất của thực dân Pháp và của bọn phản quốc, một phần lớn chia cho dân nghèo, một phần nhỏ để làm đồn điền thí nghiệm, giảm tô, giảm tức; cổ động quyên ruộng, thu hẹp chế độ nông nô và chế độ bộ lạc; phát triển hợp tác xã nông nghiệp.
Bước thứ hai: tịch thu ruộng đất của đại địa chủ chia cho dân cày; xóa bỏ tàn tích của chế độ nông nô.
Bước thứ ba: thủ tiêu toàn bộ chế độ bóc lột địa tô, triệt để thực hiện khẩu hiệu người cày ruộng có ruộng.
Chú ý: về việc chia ruộng đất, cố nông, bần nông và các chiến sĩ trong quân đội được ưu đãi trước nhất. Tuy nói chung địa chủ tham gia kháng chiến sẽ được bồi thường nếu bị tịch thu ruộng đất, những người được cấp ruộng phải bồi thường cho chủ ruộng hay không và bồi thường nhiều ít là tùy tình thế lúc tịch thu mà quyết định. Đến lúc thủ tiêu toàn bộ chế độ bóc lột địa tô, thì địa chủ cũng được hưởng một phần ruộng như nông dân; họ sẽ phải làm lụng trên phần ruộng của họ và hóa thành nông dân.
Hiện nay ta đang ở bước thứ nhất của việc cải cách ruộng đất.
Tại sao việc cải cách ruộng đất ở ta lại phải chia ra từng bước như thế? Trong bước đầu này, ta chưa đặt ra vấn đề tịch thu ruộng đất của địa chủ là vì hiện thời nhiệm vụ phản đế phải hoàn thành gấp rút, nên nhân nhượng với địa chủ để đoàn kết mọi lực lượng đánh Pháp, là một việc tất nhiên. Vấn đề then chốt của bước thứ nhất là: giảm tô, giảm tức.
Sau khi kháng chiến thành công, hoàn thành nhiệm vụ phản phong kiến là việc trước mắt. Trọng tâm của cách mạng đã chuyển từ nhiệm vụ phản đế sang nhiệm vụ phản phong kiến, thì then chốt của vấn đề cải cách ruộng đất lúc đó lại là thủ tiêu chế độ bóc lột địa tô bắt đầu bằng cách thủ tiêu chế độ bóc lột của đại địa chủ trước.” (3)
Xuyên qua tài liệu trên, ta thấy đảng cộng sản VN lại một lần nữa khẳng định việc hoãn lại kế hoạch cải cách ruộng đất cho đến sau khi đánh Pháp. Thế nhưng, tình hình thay đổi hẳn khi Trung Cộng trực tiếp nhúng tay vào Việt Nam.
Hoàng Tùng – cựu tổng biên tập nhật báo Nhân Dân viết trong hồi ký Những kỉ niệm về Bác Hồ như sau :
Sang Trung Quốc, Mao đưa Bác vào quỹ đạo của Mao. Sang tới Liên Xô, Stalin lại đưa Bác vào quỹ đạo của Stalin. Chuyến đi Trung quốc và Liên Xô năm 1950 của Bác là chuyến đi gian khổ. Sau khi gặp Stalin và Mao, hai bên cứ thúc ép Bác làm như họ, tức là liên minh công nông, do Đảng lãnh đạo, lập chính quyền công nông, rồi làm cải cách ruộng đất. Bác chưa muốn làm cải cách ruộng đất. Thuyết ba giai đoạn của đồng chí Trường Chinh đưa ra ở Đại hội II là có ý kiến của Bác. Theo thuyết ba giai đoạn thì cải cách ruộng đất để sau, hãy làm giảm tô, giảm tức. Đồng chí Trường Chinh phân tích rất hay. Đại hội Đảng ta năm 1951, đại biểu nước ngoài tới dự chỉ có La Quý Ba [Trung Quốc]. La Quý Ba phát biểu chủ yếu về thuế nông nghiệp. Họ đem các nề nếp từ bên Trung Quốc sang, đem kinh nghiệm chỉnh đảng, chỉnh phong từ Diên An sang. Sau Đại hội ta không nói gì đến cải cách ruộng đất, chỉ thấy nói đến lí thuyết ba giai đoạn, vì thế nên mùa hè năm 1952 Mao Trạch Đông và Stalin gọi Bác sang, nhất định bắt phải thực hiện cải cách ruộng đất. Sau thấy không thể từ chối được nữa, Bác mới quyết định phải thực hiện cải cách ruộng đất. Bác viết một bài nhan đề " Terre et eau " (đất và nước) kí tên là Le Ding, đăng ở tạp chí Vì một nền hoà bình lâu dài, vì một nền dân chủ mới. Bác nói đại ý : Đất và Nước bao giờ cũng đi liền với nhau, muốn giải phóng nước phải đưa đất cho dân. Bác nói khéo để nói lên việc phải cải cách ruộng đất.” (4)
Sức ép của cả Trung Quốc lẫn Liên Xô đè nặng, Hồ Chí Minh phải thực hiện cải cách ruộng đất, chứ không thể tiếp tục trì hoãn đươc nữa. Nhưng Hồ và đảng CSVN không được phép thực hiện cải cách ruộng đất theo kiểu Việt Nam – nghĩa là giảm tô, tịch thu và có bồi thường tuỳ theo trường hợp; đằng này đảng cộng sản VN phải thực hiện cải cách ruộng đất theo kiểu mà Trung Quốc và Liên Xô muốn.
Thế kẹt chết người của cộng sản VN là nó có tới hai mẫu quốc và hai mẫu quốc ấy lại kình chống nhau. Trung Cộng ở gần, Liên Xô ở xa, cho nên cộng sản VN trở thành nô lệ trực tiếp của Trung Cộng và nô lệ “cách không” của Liên Xô. Muốn nô lệ hóa Việt Cộng, biến chúng thành tay sai “không có đường lùi”, Trung Cộng bức bách Việt Cộng phải tiến hành đấu tranh giai cấp, tự đào hố tách biệt khỏi khối đoàn kết dân tộc, trở thành đồ tể giết hại chính đồng bào mình, về sau có muốn phản chủ cũng không còn đường mà phản chủ nữa. Cũng với cung cách đó, sau này Trung Cộng đã biến Pol Pot ở Campuchia thành đồ tể lừng danh thế giới với tội diệt chủng và sát trường “The Killing Field”. “Thế giới chia làm hai phe”; Việt Cộng ôm cái mâu thuẫn “hai phe” đó vào lòng dân tộc Việt, đã đủ kinh hoàng cho dân tộc Việt rồi. Đến khi ngay trong “phe” xã hội chủ nghĩa lại chia ra hai “bè” đánh nhau nữa, Việt Cộng lại xô thêm dân tộc Việt vào cảnh một cổ hai tròng, làm sao mà còn đường thoát ! Về sau, rất lâu sau khi bị Trung Cộng xua quân “dạy cho một bài học”, Việt Cộng lớn nhỏ mới dám hó hé viết hồi ký đổ lỗi cho Trung Cộng ép buộc chúng vào những đấu tranh giai cấp đầy tội lỗi và rất ư không cần thiết. Dù biện minh kiểu gì, ngàn đời Việt Cộng không bao giờ rửa sạch đưọc những vết nhơ trong lịch sử qua những tội lỗi nói trên của chúng.
Trong cuốn hồi ký về Trường Chinh - một nhân cách lớn, một nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam, Hoàng Tùng kể như sau:
“Trung Quốc phái sang một đoàn cố vấn cải cách ruộng đất, chính đốn tổ chức, cố vấn cho ban tổ chức, ban tuyên huấn, công an. Họ chuẩn bị đưa ra trước bộ chính trị của ta một kế hoạch đầy đủ: Thành lập các đội công tác, chỉnh đốn tổ chức đi liền với cải cách ruộng đất. Cuốn phim Bạch Mao Nữ, một điển hình cải cách ruộng đất ở nước họ được gửi sang để chiếu rộng khắp, những bài giảng của họ gây ấn tượng sâu sắc, kích động mạnh mẽ tâm lý người xem. Các đội công tác chịu sự chỉ huy trực tiếp của đoàn do Hồ Viết Thắng trực tiếp nắm, có Kiểu Hiểu Quang - trưởng đoàn cố vấn về chỉnh đốn tổ chức cải cách ruộng đất tham gia. Họ chọn lọc những người tố cáo, kể khổ hăng hái nhất, nhiều khi bịa ra, hoặc nói phóng đại ra cho bi đát, hấp dẫn, kết nạp họ vào Đảng, hoặc đội ngũ của cuộc vận động cải cách ruộng đất. Các hội nghị tố khổ diễn ra cả ngày, có khi kéo dài đến tận đêm khuya.” (5)
Hoàng Tùng đã cho ta thấy Trung Cộng buộc đảng cộng sản Việt Nam phải diễn tuồng cải cách ruộng đất theo đúng điển mẫu của mẫu quốc, và qua đó chỉnh đốn luôn cả đảng cộng sản VN theo khuôn mẫu Tàu. Hồ có phản đối gì không? Ta hãy nghe Hoàng Tùng kể tiếp:
Trung Quốc muốn qua cải cách ruộng đất để chỉnh đốn lại Đảng ta. Thời gian từ lúc tiến hành cải cách ruộng đất đến lúc dừng là 3 năm. Khi đó tôi thường được dự họp Bộ chính trị do đó cũng biết một số việc. Đó là việc làm thí điểm cải cách ở đồng bằng và chọn đồn điền Nguyễn Thị Năm. Nguyễn Thị Năm tức là Cát Thành Long có một người con làm trung đoàn trưởng ở cục chính trị của Văn Tiến Dũng. Gia đình bà trong dịp Tuần lễ Vàng có hiến 100 lượng vàng. Bà còn tham gia công tác của Hội phụ nữ từ năm 1945 đến 1953. Tôi chưa đến đó lần nào, các anh Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Đức Thọ thường hay ăn cơm ở nhà bà. Gia đình Nguyễn Thị Năm cũng giống như các gia đình Đỗ Đình Thiện, Trịnh Văn Bô giúp đỡ nhiều cho cách mạng. Chọn địa chủ Nguyễn Thị Năm để làm trước là do có người mách cho cố vấn Trung Quốc. Họp Bộ chính trị Bác nói : " Tôi đồng ý người có tội thì phải xử thôi, nhưng tôi cho là không phải đạo nếu phát súng đầu tiên lại nổ vào người đàn bà, mà người ấy lại cũng giúp đỡ cho cách mạng. Người Pháp nói không nên đánh đàn bà, dù chỉ đánh bằng một cành hoa ". Sau cố vấn Trung Quốc là La Quý Ba đề nghị mãi, Bác nói : " Thôi tôi theo đa số, chứ tôi vẫn cứ cho là không phải ". Và họ cứ thế làm. Thuyết của họ là không dựa vào tổ chức cũ mà tổ chức lại một số tổ chức khác của Đảng, họ phủ nhận hết các tổ chức khác như chính quyền, các đoàn thể. Ai lãnh đạo cách mạng tháng tám thành công, ai lãnh đạo cuộc kháng chiến từ năm 1945 đến năm 1953. Thế mà họ thẳng tay bỏ hết, trong đó có mấy ngàn người bị xử tử. Mục đích của họ không phải là cải cách ruộng đất mà là đánh vào Đảng ta. May mà đến năm 1956 ta kịp dừng lại, nếu không thì tan nát hết. Sau này có những phiên họp Bộ chính trị tôi hay ngồi lại cùng Bác nói chuyện. Có lần Bác trầm ngâm nói : " Mình đã nói để kháng chiến xong đã, mới tiến hành cải cách ruộng đất, cứ ép mãi. Mà nếu có làm cũng làm theo cách ta, chứ không theo họ ". (6)
Ngay cả một Hồ Chí Minh lúc nào cũng tự xưng tụng là “vĩ đại” như thế, ngay cả một Hồ Chí Minh được Trần Khuê gọi là “thánh Hồ”, cũng đành bó tay để mặc cho các cố vấn Trung Cộng vung tay tiêu diệt có hệ thống toàn bộ cán bộ trung kiên của Hồ. Như Hoàng Tùng đã tiết lộ, ta thấy rất rõ chủ trương của Trung Cộng là nô lệ hoá toàn bộ đảng cộng sản Việt Nam.
Cuộc chỉnh huấn đảng cộng sản VN do Trung Cộng thực hiện qua cái gọi là cải cách ruộng đất đã làm cho ngay cả đến tên sắt máu Lê Duẩn cũng phải rùng mình. Nguyễn Đức Bình, hiện là uỷ viên bộ chính trị, kể lại: Tôi nhớ tháng 11, 1952, anh Ba Duẩn trền đường từ Nam Bộ ra Việt Bắc có ghé lại mấy ngày ở cơ quan liên khu uỷ IV. Anh Ba nói về kinh nghiệm cải cách ruộng đất. Anh nói: Ta phải làm theo cách của ta, phù hợp với điều kiện của Việt Nam.” (7)
Từ miền Bắc trở về Nam Bộ, Lê Duẩn dứt khoát không tán thành nội dung chính sách và phương pháp chỉnh huấn, cải cách ruộng đất, chỉnh đốn tổ chức như đã làm đầu những năm 50. (8)
Lê Duẩn nhìn thấy sự thao túng của Trung Quốc, và không phải chỉ một mình Lê Duẩn mà rất nhiều các cán bộ cao cấp của đảng cộng sản Việt Nam lúc bấy giờ cũng nhìn thấy điều đó. Nhưng tất cả đều đã câm lặng không phản đối, để mãi đến hơn 45 năm sau mới dám than thở. Tố Hữu than: “cuộc cải cách ruộng đất đề cao một cách quá đáng vai trò bần cố nông ở nông thôn và cả trong Đảng, khiến người ta cảm thấy mục tiêu đánh đổ một quan điểm chính trị còn lớn hơn cả mục tiêu mang ruộng đất về cho dân cày. Cuộc đấu tố kéo dài ngày càng quyết liệt cho đến năm 1955, đầu 1956, sau khi lập lại hoà bình, gây một tâm trạng hoảng loạn ở nông thôn và cả thành thị mới được giải phóng.” (9 ) Tố Hữu không bao giờ dám nhắc lại những bài thơ sặc mùi “Hồng Vệ Binh” y đã sáng tác để phục vụ cho tuyên truyền thời “đấu tố”. Y cũng không bao giờ dám nhắc đến hàng triệu người Việt Nam bỏ xứ, từ Bắc di cư vào Nam, như là một cuộc “bỏ phiếu bằng chân” của quốc dân Việt, chống lại đấu tranh giai cấp, đồng thời chống luôn đế quốc cộng sản (cả Nga lẫn Tàu) và bọn tay sai bản xứ là đảng cộng sản VN.
Những gì mà các tay tổ lãnh đạo cộng sản bây giờ mới dám thổ lộ ra - một chút ít - đã cho chúng ta thấy hình ảnh của một tập đoàn tay sai ngay từ thời chúng lập đảng cho đến ngày hôm nay. Ngay từ “Thời Dựng Đảng”, chúng” đã chủ trương “Phải thực hành cho được chánh sách và nghị quyết của Đảng và Quốc tế Cộng sản. (10).
Đảng cộng sản thường hay khoe khoang “đảng ta vĩ đại”. Trong thực tế, nếu đảng ấy quả thật có “vĩ đại” thì nó chỉ “vĩ đại” trong sự nghiệp làm tay sai cho các quyền lợi của đế quốc, miễn sao “đảng ta” bảo vệ được cái quyền ngồi trên đầu trên cổ người dân, mặc tình sinh sát và vơ vét.
Qua sự lũng đoạn và thao túng của cộng sản Tàu, chúng ta thấy được dã tâm của Mao Trạch Đông là cố tình làm cho đảng cộng sản VN phải vong thân với quốc dân Việt Nam. Có bị quốc dân Việt Nam xem như là kẻ thù thì đảng cộng sản Việt Nam mới biến thành một tên nô lệ mãi mãi lệ thuộc vào Trung Cộng. Thập niên 70, khi cộng sản Pol Pot lên nắm quyền tại Cam Bốt, với sự ủng hộ của Trung Cộng, Pol Pot đã tiêu diệt hơn 2 triệu người Cam Bốt, và chính hành động này đã đẩy bè lũ Pol Pot vào tư thế trở thành kẻ thù truyền kiếp của quốc dân Cam Bốt. Pol Pot không còn sự lựa chọn nào khác đành phải biến mình thành tên nô lệ cho Trung Cộng nhằm bảo vệ cái ghế quyền lực của mình. Cho đến khi vì cần trao đổi với Mỹ Trung Cộng đã không ngần ngại bỏ rơi Pol Pot. Và y đã chết như một con chó ghẻ trong sự nhờm tởm của loài người văn minh.
Trong lịch sử nhân loại, chỉ có chế độ cộng sản khi sụp đổ đã không để lại được một cái gì ngoài sự tàn bạo của nó.
TƯỜNG THẮNG
(1) Văn Kiện Đảng Toàn Tập - tập 7 (1940-1945)
(2) Văn Kiện Đảng Toàn Tập - tập 7 (1940-1945)
(3) Văn Kiện Đảng Toàn Tập - tập 11 (1950) - Chính sách ruộng đất của Đảng và vấn đề điều tra nông thôn, ngày 10-2-1950
(4) Những kỉ niệm về Bác Hồ - Hoàng Tùng.
(5) Hồi Ký - Trường Chinh - Một nhân cách lớn - một nhà lãnh đạo kiệt xuất của các mạng Việt Nam. Bài Hoàng Tùng viết trang 139-140, Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia – Hà Nội 2002.
(6) Những kỉ niệm về Bác Hồ - Hoàng Tùng.
(7) Lê Duẫn Hồi Ký - một nhà lãnh đạo lổi lạc, một tư duy sáng tạo lớn của cách mạng Việt Nam. – Bài Nguyễn Đức Bình viết - trang 151. Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội 2002.
(8) Lê Duẫn Hồi Ký – sdđ phần 7, bài do Hoàng Tùng viết – trang 240.
(9) Tố Hữu - Nhớ lại một thời. Trang 211. Nhà xuất bản Văn Hoá Thông Tin. Hà Nội 2002.
(10) Văn Kiện Đảng Toàn Tập - tập 2 (1930) - Điều Lệ Vắn Tắt của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

(Video Phần 2 & hết)
Trên trang nhà VietretnamExodus, quý bạn đọc đã nghe nhà thơ Dương Thanh Phong kể lại mức độ dã man, vô nhân tính của chính sách cải cách ruộng đất của cộng sản Việt Nam trong thập niên 50, mà chính gia đình của ông là nạn nhân. Chính sách cải cách ruộng đất này đã được Hồ Chí Minh và đảng việt gian cộng sản du nhập và sao y bản chính từ chính sách của Mao Trạch Đông. Nói trắng ra là theo hồi ký Hoàng Tùng - cựu tổng biên tập tờ Nhân Dân - thì Hồ đã bị chính các cán bộ Trung Quốc buộc phải thi hành chính sách này.

<<<<::: bàn tay lông lá của TQ với dã tâm thôn tính VN chưa bao giờ thay đổi >>>

Osprey Men-at-Arms 104 - Armies of Vietnam War 1962-1975
Osprey Publishing | ISBN: 0850453607 | 2006 | PDF | 96 pages | 2 Mb


Philip Katcher provides an overview to the conflict that engulfed Vietnam following the division of the country into two along the 17th Parallel in 1954. The uniforms and insignia of the US forces, including the army, Special Forces, air force, navy and marine corps, are dealt with in detail, together with those of the ARVN, the Allied Forces (such as the Royal Thai Army and Korean troops), and also the Communist NLF (Viet Cong) and NVA forces. Mike Chappell's colourful artwork provides plenty of detail to accompany this authoritative text.

http://depositfiles.com/files/l8nfiv6i1
http://rapidshare.com/files/30844764/jhfgcOMA-AS104.rar

Tổng số lượt xem trang