CNN
Cựu kỹ sư hãng Boeing bị kết tội
làm gián điệp cho Trung Quốc
A Delta IV rocket launches on March 10, 2003 at Cape Canaveral, Florida.
LOS ANGELES, California (CNN) – Một cựu kỹ sư của hãng Rockwell International và Boeing hôm nay thứ Năm đã bị kết tội gián điệp và đóng vai trò như một điệp viên của Trung Quốc, các nhà chức trách cho biết.
Dongfan “Greg” Chung, 73 tuổi, đã bị cáo buộc ăn cắp những công nghệ bị hạn chế trao đổi và bí mật thương mại của hãng Boeing liên quan tới chương trình phi thuyền không gian con thoi và tên lửa Delta IV.
Thẩm phán Tòa án Khu vực của Hoa Kỳ J.Carney đã kết án ông ta về những tội âm mưu thực hiện các hoạt động gián điệp kinh tế; sáu điểm buộc tội hoạt động gián điệp kinh tế giúp cho một quốc gia khác; một điểm buộc tội hoạt động như một điệp viên cho nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; và một điểm buộc tội trong việc khai man với cơ quan tình báo liên bang FBI, theo như một bản thông báo từ các công tố viên liên bang cho hay.
Thẩm phán Carney đã làm chủ tọa phiên tòa xét xử Chung kéo dài trong ba tuần vào tháng trước. Trong một phiên xử, không có bồi thẩm đoàn và quan tòa quyết định có luận tội bị đơn hay không sau khi nghe những bằng chứng được đưa ra. Chung đã được trả tự do sau khi bị các đặc vụ của FBI và các điều tra viên của cơ quan hàng không vũ trụ NASA bắt giữ vào tháng Hai năm 2008. Ông đã bị bắt giam sau khi có quyết định của thẩm phán Carney.
Chung, một người gốc Trung Quốc đã được nhập quốc tịch thành công dân Mỹ, được hãng Rockwell International thuê từ năm 1973 cho tới khi hãng Boeing giành được tổ hợp quốc phòng và vũ trụ vào năm 1996, và sau đó Chung làm cho hãng Boeing. Ông ta hồi hưu từ hãng Boeing năm 2002, song đã quay trở lại trong vai trò là một nhân viên hợp đồng, một vị trí ông nắm giữ cho tới tháng Chín năm 2006, các công tố viên cho biết.
Chung đã được nắm giữ những thông tin về an ninh thuộc loại “bí mật”, các nhà chức trách cho biết.
“Trong nhiều năm, Chung đã ăn cắp những bí mật thương mại then chốt của hãng Boeing liên quan tới phi thuyền con thoi và hỏa tiễn Delta IV – tất cả đều làm lợi cho chính phủ Trung Quốc,” David Kris, phó chưởng lý thuộc cơ quan an ninh quốc gia cho biết trong lời luận tội của các công tố viên. “Lời tuyên án hôm nay cần phải được dùng như là một cảnh báo cho những kẻ khác đang muốn làm tổn hại tới nền kinh tế và an ninh quốc gia của nước Mỹ bằng cách trợ giúp cho những chính phủ nước ngoài.”
Hoạt động tố tụng chống lại Chung đã xảy ra từ một cuộc điều tra với một viên kỹ sư khác từng kiếm được những thông tin cho Trung Quốc. Viên kỹ sư đó, tên là Chi Mak, và một số bà con thân thuộc của y đã bị kết án là đã cung cấp những tài liệu về phòng thủ cho CHND Trung Hoa, các giới chức cho biết. Mark đã bị kết án trên 24 năm tù giam vào năm ngoái.
Theo chứng cứ được đưa ra tại phiên tòa, các cá nhân ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc đã bắt đầu chuyển giao các nhiệm vụ cho Chung qua thư từ ngay từ năm 1979, theo lời các công tố viên liên bang. Qua nhiều năm, các bức thư này đã hướng dẫn Chung thu thập dữ liệu liên quan tới phi thuyền con thoi và những phi cơ quân sự và dân sự khác nhau. Trong các bức thư của mình gửi về Trung Quốc, Chung nhắc đến các tài liệu mà y đã gửi, bao gồm 24 bản hướng dẫn sử dụng liên quan tới bom B-1, loại bom mà hãng Rockwell từng cấm đưa ra ngoài phạm vi công ty và các cơ quan liên bang.
Thêm vào đó, giữa năm 1985 và 2003, Chung đã đi du lịch tới Trung Quốc vài lần và đã gặp các quan chức chính phủ. Những đầu mối liên lạc của ông ta tại Trung Quốc đã bàn luận về các chuyến đi trong những bức thư và đã dặn dò những cách thức chuyển thông tin, theo các nhà chức trách cho biết.
Trong một cuộc khám xét tại nhà của Chung, các đặc vụ của cục điều tra liên bang FBI và cơ quan hàng không vũ trụ NASA đã phát hiện hơn 250.000 trang tài liệu của hãng Boeing, Rockwell và của các nhân viên khác làm hợp đồng cho ngành quốc phòng trong ngôi nhà và trong gác xép, các công tố viên cho biết. Chúng bao gồm “rất nhiều tập tài liệu chứa đựng các báo cáo phân tích ứng suất cơ học có giá trị trong hàng thập kỷ, những kết quả thử nghiệm và thông tin về thiết kế cho phi thuyền không gian.”
Mỗi lời buộc tội gián điệp kinh tế sẽ dẫn tới một án phạt tù tối đa là 15 năm và một khoản tiền phạt 500.000 đô la, các nhà chức trách cho biết. Lời buộc tội hoạt động trong vai trò một gián điệp cho một chính phủ nước ngoài sẽ dẫn tới một bản án tối đa là 10 năm tù giam và một khoản tiền phạt 250.000 đô la. Những lời buộc tội âm mưu thực hiện hoạt động gián điệp kinh tế và khai man trước các điều tra viên liên bang sẽ phải chịu án phạt tù tối đa cho mỗi lời buộc tội là 5 năm tù giam và một khoản tiền phạt 250.000 đô la. Chung được sắp xếp để nghe lời tuyên án vào ngày 9 tháng Mười một.
Hiệu đính: Trần Hoàng
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009
———————-
CNN
Former Boeing engineer convicted of spying for China
-----------------------------HSTS:
Mỹ sẽ thay đổi ở Biển Đông? BBC
Trong mắt Bắc Kinh, Mỹ đang nói nhiều ngôn ngữ. Mỹ nói phải đối thoại với Trung Quốc, nhưng Mỹ cũng theo đuổi những động thái cân bằng sức mạnh trong vùng. Trung Quốc đối diện với chiến lược phòng hờ (hedging) kinh điển: đối thoại với Trung Quốc nhưng đồng thời cũng tăng cường sức mạnh cho Mỹ. Đó không phải là sự kiềm chế công khai và cứng rắn. Vì thế, trên giấy tờ, Mỹ là trung lập, nhưng phần nào đó tôi thấy Mỹ ngả về Việt Nam một phần vì các công ty Mỹ quan tâm chuyện khai thác ở vùng biển do Việt Nam kiểm soát.
BBC:Có vẻ như trong mắt Trung Quốc, trong vấn đề Biển Đông, người này được đồng nghĩa với người kia mất. Tức là không thể xảy ra việc Trung Quốc nhượng bộ?
Thật khó trả lời. Một mặt, đây vẫn có thể là trò chơi mà tất cả đều thắng. Bắc Kinh đã đề nghị tạm gác đòi hỏi chủ quyền, hãy cùng nhau khai thác. Nhưng mặt khác, Biển Đông là vấn đề tranh chấp lãnh thổ và với người Trung Quốc, chủ quyền lãnh thổ rất nhạy cảm. Biển Đông phần nào đó giống như Đài Loan: lấy lại cái mà họ xem đã bị mất là vấn đề thể diện cho Trung Quốc. <<<::: vô lý nhở >>>
Kết hợp điều đó với nhu cầu năng lượng, Biển Đông ngày càng quan trọng với Trung Quốc. Vì thế, có dấu hiệu rõ ràng Trung Quốc đang củng cố lực lượng quân sự ở Biển Đông. Cùng lúc, Mỹ cũng hăng hái hơn với Biển Đông. Tôi cho rằng tình hình Biển Đông đang trở nên xấu đi.
BBC: Quan điểm của Mỹ là không để căng thẳng tại đây biến thành đe dọa cho quyền lợi của họ. Theo ông, liệu Trung Quốc có thể đảm bảo cho cả quyền lợi của Trung Quốc và Mỹ? Ví dụ, thuyết phục các công ty dầu khí Mỹ hợp tác với Trung Quốc thay vì các nước khác.
Rất thú vị. Nếu Bắc Kinh bảo, quý vị muốn có thỏa thuận trong vùng biển tranh chấp thì hãy giao thiệp với chúng tôi, chúng tôi sẽ cấp phép, ai nấy đều vui vẻ. Chuyện đó có thể làm được, vì những quốc gia như Việt Nam hay Philippines không thể gây áp lực với công ty Mỹ, trong khi Trung Quốc có thể.
Nhưng mặc dù việc cung cấp năng lượng có thể được dàn xếp giữa Bắc Kinh và Washington, quyền lợi chiến lược của Mỹ còn lớn hơn thế. Sự biểu dương sức mạnh của Trung Quốc trên biển, dù có thể đem lại hợp tác kinh tế cho công ty Mỹ, lại sẽ cản trở những tính toán địa chính trị của Mỹ.
THD:
Vụ tàu lạ đâm chìm tàu đánh cá Quảng Ngãi: Trở về trong nỗi kinh hoàng (LĐ 17-7-09)
anhbasam: giải thích hiểu nhầm bài trên Dantri: - Vụ 12 ngư dân VN bị bắt giữ trái phép: Phía TQ lại giục nộp tiền chuộc (PLTP). Vậy là bữa trước BS đã lầm là họ được thả rùi, nhưng lại là một phát hiện cũng có 12 ngư dân trên 2 tàu, nhưng là của Nghệ An, bị cả nước “quên”, đã lặng lẽ nộp 180 triệu tiền phạt và về quê mà trong phát ngôn của ông Lê Dũng không nói tới. Như vậy trong hai tháng qua ta có 52 ngư dân, chớ không phải 37, bị Tàu bắt giữ trái phép.
Cục Hàng hải VN phát thông báo truy tìm tàu lạ
Quốc hội Mỹ họp về tranh chấp Biển Đông: Bảo vệ lợi ích Mỹ.
- Điểu trần trước Thượng viện Mỹ ngày 15-7-09 về Trung Quốc và Biển Đông ("Maritime Issues and Sovereignty Disputes in East Asia) -- Lời mở đầu của nghị sĩ James Webb -- Điều trần của Phó Thứ trưởng Ngoại Giao Scott Marciel, của Phó Thứ trưởng Quốc Phòng Robert Scher, của GS Peter Dutton, của nhà nghiên cứu Dan Blumenthal, của nhà nghiên cứu Richard Cronin ◄◄
-
Biển Đông - Trung Quốc - Mỹ: “The Emergence of China Throughout Asia: Security and Economic Consequences for the U.S.” “Sự trổi dậy của Trung Quốc ở khắp Châu Á: Hệ quả về an ninh và kinh tế cho nước Mỹ” – Báo cáo cho Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Viện Mỹ (June 7, 2005) (Bài này hơi cũ)
Trung Quốc - Mỹ: Asia's Military Balance at a Tipping Point (WSJ 17-7-09)
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ (website của U.S. Department of State)
Bản Điều Trần của Ô. Scot Marciel – Phụ Tá Thứ Trưởng Ngọai Giao
trước Ủy Ban Đối Ngọai của Thượng Viện Hoa Kỳ
ngày 15/07/09 về:
Maritime Issues and Sovereignty Disputes in East Asia
(Những Vấn Đề Về Biển và Những Tranh Chấp Chủ Quyền Tại Đông Á)
Bản dịch của Đào Văn Bình
Thưa TNS Chủ Tịch Jim Web và quý vị trong Tiểu Ban. Tôi rất hân hạnh được điều trần trước quý vị ngày hôm nay về vấn đề biển và những tranh chấp chủ quyền tại Đông Á. Hải đồ chạy xuyên qua Đông Á là một trong vài thủy lộ tấp nập và quan trọng nhất về mặt chiến lược của thế giới. Nó là huyết mạch chính yếu đã và đang tiếp sức vào sự phát triển kinh tế to lớn của các quốc gia trong vùng và đồng thời cũng đem lại sự phồn thịnh kinh tế cho Hoa Kỳ. Hằng tỷ đô la về thương mại - hầu hết ngọai thương của Á Châu với thế giới, trong đó có Hoa Kỳ - hằng năm đều thông qua thủy lộ này. Hơn phân nửa số hạm đội thương thuyền của thế giới mỗi năm đều dong buồm qua Biển Nam Hải.
Hoa Kỳ từ lâu đã có quyền lợi sinh tử trong việc duy trì sự ổn định, tự do đi lại và quyền có những họat động thương mại hợp pháp tại những thủy lộ của Đông Á. Trong nhiều thập niên, việc Hoa Kỳ tích cực can dự vào Đông Á – kể cả việc triển khai sự hiện diện của Hải Quân Hoa Kỳ trong vùng- là yều tố trung tâm gìn giữ hòa bình và duy trì những quyền quyền lợi nói ở trên. Điều đó tiếp tục đúng cho tới ngày hôm nay. Thông qua ngọai giao, thương mại và sự hiện diện quân sự chúng ta đã bảo vể những quyền lợi sinh tử của Hoa Kỳ. Những mối liên hệ với đồng minh của chúng ta vẫn mạnh, khu vực này vẫn yên ổn, và như quý vị đã biết, Hải Quân Hoa Kỳ tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ cần thiết với tất cả khả năng của mình (full range) đề bảo vệ đất nước và duy trì quyền lợi.
Sự hiện diện (về quân sự) và chính sách của chúng ta nhằm hỗ trợ cho việc tôn trọng luật hàng hải quốc tế, kể cả Công Ước của LHQ về Luật Biển. Mặc dù Hoa Kỳ không phê chuẩn công ước đó, như TNS chủ tịch đã biết, nội các hiện hành và các tổng thống tiền nhiệm cũng đều hỗ trợ việc tôn trọng những quy ước này và tàu bè của chúng ta cũng tuân thủ những quy định theo truyền thống về việc xử dụng các đại dương.
Vấn đề về biển và những tranh chấp chủ quyền tại Đông Á rất đa diện và phức tạp. Nếu được phép của TNS chủ tịch, tôi xin tập trung vào ba chủ đề:
-Trước hết, việc tranh chấp chủ quyền đa phương tại Biển Nam Hải.
-Thứ hai, những biến cố liên quan đến Trung Quốc và những họat động của tàu chiến Hoa Kỳ trong vùng biển quốc tế và trong Khu Vực Độc Quyền Khai Thác Kinh Tế của quốc gia đó.
-Và sau hết, khuôn khổ chiến lược của những vấn đề rất hiển nhiên và Hoa Kỳ phải phản ứng như thế nào.
Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan, Phi Luật Tân, Mã Lai, Nam Dương và Brunei đều tuyên bố chủ quyền của mình trên Biển Nam Hải, kể cả những phần đất phụ thuộc của nó (land features). Bề rộng mỗi bên đòi về phần mình khác biệt rất xa, cũng như cường độ đòi hỏi. Việc tuyên bố chủ quyền tập trung vào khu vực gồm trên 200 đảo nhỏ, đá và đá ngầm của hai Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Cho dù có tranh chấp chủ quyền, Biển Nam Hải vẫn yên tĩnh (at peace). Sự căng thẳng giữa các bên lên xuống bất thường. Cho đến ngày hôm nay, sự tranh chấp chưa đưa tới xung đột về quân sự. Năm 2002, các quốc gia ASEAN và Trung Quốc đã ký vào “Bản Hướng Dẫn Cho Các Bên Trong Vùng Biển Nam Hải”. Dù không có hiệu lực cưỡng hành nhưng nó cũng đề ra những nguyên tắc hữu ích, chẳng hạn như các quốc gia cần “giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa bình” và “ cố gắng tự chế” và “tái khẳng định tôn trọng và cam kết quyền tự do lưu thông trên mặt biển cũng như trên không của vùng Biển Nam Hải theo đúng những nguyên tắc của luật quốc tế đã được thế giới công nhận, kể cả Công Ước 1982 về Luật Biển của LHQ.”
Quan trọng hơn nữa, Bản Hướng Dẫn năm 2002 đã bày tỏ thiện chí của các quốc gia tìm cách hợp tác đa phương để giải quyết các tranh chấp. Chúng ta hoan nghênh thỏa thuận này vì nó hạ bớt căng thẳng giữa các quốc gia và cũng cố thêm vị trí của tổ chức Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN). Thỏa hiệp đó không lọai bỏ được những căng thẳng cùng những hành động đơn phương của các quốc gia trong vùng - nhưng nó là bước khởi đầu, một căn bản tốt qua đó để nói lên những tranh chấp ở trong vùng bằng hình thức ngọai giao.
Chính sách của chúng ta tiếp tục là không đứng về phía nào trong cuộc tranh chấp chủ quyền tại Biển Nam Hải. Nói khác đi, chúng ta không ngả theo bên nào trong việc tuyên bố chủ quyền trên các đảo và những phần phụ thuộc. Tuy nhiên chúng ta quan ngại về những lời tuyên bố về “hải phận” hoặc bất kỳ vùng biển nào không bắt nguồn từ lãnh thổ. Những tuyên bố như thế không phù hợp với luật quốc tế cũng như Công Ước Về Luật Biển.
Chúng ta còn quan ngại tới sự căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc vì cả hai đang tìm cách khai thác trữ lượng dầu và hơi đốt nằm dưới Biển Nam Hải. Bắt đầu từ mùa hè 2007 Trung Quốc yêu cầu Hoa Kỳ và những công ty dầu khí ngọai quốc ngưng công việc thăm dò với Việt Nam nếu không - sẽ phải gánh chịu những hậu quả không báo trước trong việc buôn bán với Trung Quốc.
Chúng ta phản đối bất cứ hành động nào nhằm đe dọa các công ty Hoa Kỳ. Trong chuyến thăm viếng Việt Nam năm 2008, Thứ Trưởng Ngọai Giao lúc bấy giờ là John Negroponte đã xác nhận quyền của các công ty Hoa Kỳ đang họat động tại Biển Nam Hải và ông tin rằng những tranh chấp phải được giải quyết bằng giải pháp hòa bình chứ không phải bằng biện pháp cưỡng ép. Chúng ta cũng đã trực tiếp nêu quan tâm đó với Trung Quốc. Tranh chấp chủ quyền giữa các quốc gia không thể giải quyết bằng cách gây áp lực với các công ty không có liên quan gì tới các bên tranh chấp.
Chúng ta cũng thúc dục các bên tự chế, tránh những hành động gây hấn để giải quyết các tương tranh. Chúng ta cũng chỉ rõ rằng chúng ta phản đối sự đe dọa hoặc dùng vũ lực để giải quyết các tranh chấp cũng như bất cứ hành vi nào ngăn cản quyền tự do đi lại trên biển. Chúng ta mong muốn một giải pháp phù hợp với luật quốc tế kể cả Công Ước Của LHQ Về Luật Biển.
Ngòai ra cũng còn một số những tranh chấp liên quan đến biển ở Đông Á. Nhật Bản và Trung Quốc có những khác biệt về giới hạn của Vùng Đặc Quyền Khai Thác Kinh Tế cũng như chủ quyền trên Đảo Senkaku. Những tranh chấp này ít gây chú ý hơn là những tranh chấp ở Biến Nam Hải. Chúng ta tiếp tục theo dõi diễn biến của tất cả những tranh chấp này khi mà những tranh cãi có thể leo thang rất nhanh ở một khu vực mà tinh thần quốc gia biểu lộ mạnh mẽ.
Giờ đây tôi xin trình bày về diễn biến mới xảy ra liên quan đến Trung Quốc và tàu chiến của Hoa Kỳ họat động tại vùng hải phận quốc tế bên trong Khu Vực Độc Quyền Khai Thác Kinh Tế của quốc gia đó. Vào Tháng Ba 2009, tàu khảo sát Impeccable tiến hành nhiệm vụ thường lệ phù hợp với luật quốc tế và ở trong hải phận quốc tế ở Biển Nam Hải. Những hành vi khiêu khích của tàu đánh cá Trung Quốc khiến cho cả hai phía ở vào tình trạng nguy hiểm, ngăn cản việc tự do đi lại trên biển và không phù hợp với nghĩa vụ của các tàu di chuyển trên biển là phải tôn trọng sự an tòan của các tàu khác. Chúng ta lập tức phản đối những hành động đó với nhà cầm quyền Trung Quốc và đòi hỏi rằng những dị biệt phải được giải quyết bằng phương thức đối thọai chứ không phải bằng cách tàu-đối diện-tàu khiến thủy thủ và tàu ở vào tình trạng hiểm nguy.
Điều lo ngại của chúng ta tập trung vào điểm mà Trung Quốc cho rằng họ có thẩm quyền hợp pháp đối với những tàu khác đang đi lại trong Khu Vực Độc Quyền Khai Thác Kinh Tế của họ và phương thức nguy hiểm mà Trung Quốc xử dụng để xác định thẩm quyền của họ.
Quan điểm về quyền hạn này của Trung Quốc không phù hợp với luật pháp quốc tế. Chúng ta đã trình bày rõ điều đó trong những cuộc thảo luận với Trung Quốc và nhấn mạnh rằng các tàu của Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tuần hành một cách hợp pháp trong các hải phận quốc tế như đã từng làm trong quá khứ.
Tôi có thể nói rằng từ giữa Tháng Năm đã không có thêm cuộc khiêu khích nào của tàu đánh cá Trung Quốc.
Để kết thúc, tôi muốn nhìn vào cả hai mối lo ngại của chúng ta- những lo ngại về Khu Vực Độc Quyền Khai Thác Kinh Tế của Trung Quốc và những tuyên bố về lãnh hải lấn qua/choàng qua (overlapping) vùng của các quốc gia khác trong một khuôn khổ chiến lược rộng lớn hơn. Nói một cách cụ thể, những điều này có ý nghĩa gì đối với công pháp quốc tế và cho sự triển khai quyền lực mạnh mẽ (tại vùng này) và Hoa Kỳ phải phản ứng như thế nào?
Biến cố Impeccable và những tranh chấp chủ quyền trong vùng Biển Nam Hải là những vấn đề hiển nhiên và đòi hỏi phản ứng rõ ràng từ Hoa Kỳ. Ở tầm mức chiến lược, trên một mức nào đó cả hai vấn đề đã làm nổi bật quyết tâm của Trung Quốc trong vấn đề khẳng định chủ quyền trên biển của họ. Trong một vài trường hợp, chúng ta không đồng quan điểm họăc thậm chí không hiểu nổi sự giải thích về luật biển của Trung Quốc.
Tuy vậy, chúng ta tin rằng còn có những giải pháp xây dựng để giải quyết những vấn đề khó khăn này. Chúng ta tôn trọng quyền tự do đi lại của các chiến hạm Hải Quân Hoa Kỳ trong Vùng Đặc Quyền Khai Thác Kinh Tế, chúng ta đã thúc giục Trung Quốc trình bày những dị biệt qua đối thọai. Tuần rồi trong các buổi Đàm Luận Tư Vấn Về Quốc Phòng (Defense Conslultative Talks) tại Bắc Kinh, Thứ Trưởng Quốc Phòng Michele Flournoy đã đưa ra vấn đề này và Trung Quốc đồng ý tổ chức một buổi hội luận đặc biệt trong khuôn khổ Thỏa Hiệp Tư Vấn Về Hàng Hải Quân Sự (ký năm 1988) để bàn thảo và tìm cách giải quyết những dị biệt.
Còn đối với việc tranh chấp chủ quyền trên Biển Nam Hải, chúng ta đã khuyến khích các bên tìm kiếm giải pháp trong khuôn khổ Công Uớc LHQ Về Luật Biển cùng những thỏa hiệp đã có giữa ASEAN và Trung Quốc.
Sự khẳng định chủ quyền của một số các quốc gia trong vùng Biển Đông đã đưa tới những câu hỏi quan trọng đôi khi rắc rối cho cộng đồng thế giới liên quan đến việc thông quá các thủy lộ và nguồn tài nguyên. Có rất nhiều mù mờ (ambiguity) trong sự tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Nam Hải, vừa về mặt biên giới thực sự và liệu đó có phải là sự khẳng định lãnh hải của mình trên tòan bộ vùng biển hay chỉ trên các phần đất phụ thuộc (land features). Trong quá khứ, mù mờ này tác động không bao nhiêu đối với quyền lợi của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nó đã trở thành mối lo ngại khi các công ty năng lượng của chúng ta phải chịu áp lực từ Trung Quốc cũng như một vài khối/mô nằm xa ở ngòai khơi
(offshore blocks) cũng nằm trong đòi hỏi của Trung Quốc khi những khối/mô này không nằm trong công bố chủ quyền của họ. Sẽ là điều lợi ích cho tất cả các bên khi Trung Quốc làm sáng tỏ hơn về bản chất (nội dung) trong những công bố của họ.
Chúng ta cần phải cảnh giác để quyền lợi của chúng ta được bảo vệ và tăng tiến. Khi chúng ta có những lo ngại, chúng ta sẽ nêu ra một cách thẳng thắn như chúng ta đã làm khi Trung Quốc áp lực các công ty Hoa Kỳ.
Chúng ta ghi nhận Trung Quốc đã có những biện pháp hòa giải để giải quyết những tranh chấp về biên giới. Chẳng hạn, năm ngóai, Việt Nam và Trung Quốc đã ký thỏa hiệp phân định lại biên giới. Chính sách tổng quát của Trung Quốc đối với Đông Nam Á đề cao tình hữu nghị và láng giềng tốt (* cái này phải xét lại). Cũng lại như thế, việc triển khai chống hải tặc của Trung Quốc tại Vịnh Aden đã đóng góp tích cực vào mối lo chung của thế giới. Chúng ta phấn khởi trước những bước như vậy và hy vọng Trung Quốc sẽ ứng dụng tiến trình xây dựng như thế trong việc công bố chủ quyền trên biển và biên giới của họ.
Thưa TNS chủ tịch, chúng ta có quan hệ rộng rãi với Trung Quốc nó bao gồm rất nhiều nhiều vấn đề chiến lược sinh tử trọng yếu cho cả hai quốc gia. Chúng ta đồng ý chặt chẽ (agree closely) với họ trên một số vấn đề; còn những vấn đề khác chúng ta có những khác biệt hòan tòan. Mối liên hệ song phương đó khiến chúng ta có thể dàn xếp và tôn trọng những khác biệt và trình bày trong tinh thần trách nhiệm qua đối thọai.
Bản dịch của Đào Văn Bình
(Dấu * là phụ chú của người dịch)
Nguồn: http://vietvungvinh.com/Portal.asp?goto=VietNam/2009/20090717_07.htm
------------------
- Bức thư điện tử của GS Carl Thayer về phiên điều trần ở Thượng viện Mỹ (blog Chau Xuan Nguyen-VK Úc).
Mỹ tái khẳng định quyền tự do hoạt động trên Biển Đông
Mỹ: Tàu ngầm lớp Virginia được điều động tới hạm đội Thái Bình Dương
Nhật “để mắt” tới hải quân Trung Quốc
------
kt:
Trầy trật tính cách "tiêu" vốn trái phiếu Chính phủ
(VietNamNet) - Thêm 20.000 tỷ đồng, vốn trái phiếu Chính phủ năm nay gấp đôi năm ngoái. Các đại biểu tham dự phiên họp sáng 17/7 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều e ngại hấp thụ vốn khó đạt được.
Việt Nam đề nghị Nga công bằng vụ đóng cửa chợ Vòm
- Cô dâu Việt thắng kiện tại Hàn Quốc (TNiên).
– ĐBSCL: Phụ nữ lấy chồng “ngoại” nhiều gấp 4 lần đi XKLĐ (DTrí).
– Ban Chỉ đạo 127 trung ương cảnh báo: Hàng ngoại át hàng nội (PLTP).
Không đưa cá tra và basa VN vào danh mục “catfish” - NLĐOAPEC sắp công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường
Cá basa châm ngòi cuộc chiến thương mại? (BBC 16-7-09)
Kinh tế Châu Á: Asian economies on the rebound – but can it last? (Globe & Mail 17-7-09) -- Có nói đến VN
Điều này có lợi cho Mỹ khi đang phải phát hành một lượng lớn trái phiếu chính phủ để giải cứu hệ thống tài chính và kích cầu nền kinh tế. Nhờ có nguồn cầu từ Trung Quốc, lợi tức trái phiếu của Mỹ sẽ không tăng quá cao.
Đồng USD sẽ gián tiếp được Trung Quốc hỗ trợ nên sẽ không mất giá quá mạnh trong ngắn hạn, dù không giúp gì cho cán cân thương mại của Mỹ nhưng sẽ giữ cho giá dầu mỏ không tăng đột biến tạo thêm gánh nặng cho nền kinh tế Mỹ.
Nhưng tình trạng tiền nóng chảy vào đầu cơ trong nội địa Trung Quốc đang tạo ra những rủi ro lớn hơn cho bản thân nền kinh tế này. Và nếu Trung Quốc có “mệnh hệ” gì thì thế giới chắc sẽ phải tạm quên đi khả năng hồi phục trong năm 2009, thậm chí cả năm 2010.
Trung Quốc nắm giữ 801 tỷ USD tiền công trái Mỹ - VOV News
(CNN). – Rio Tinto khẳng định Trung Quốc đã cáo buộc vô căn cứ (VNN).
BKIS bị kiện _ Hàn quốc kiện vì KrCERT không có yêu cầu nhờ vả như BKIS đã công bố
Trong thời gian vừa qua Trung tâm An ninh mạng ĐHBK Hà Nội (BKIS) đã tiến hành công bố rộng rãi trong và ngoài nước về việc BKIS phát hiện nguồn gốc vụ tấn công website Mỹ, Hàn (http://blog.bkis.com/?p=718).
Vào ngày 15/07/2009 Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) nhận được khiếu nại của ông J.Cho thuộc Trung tâm điều phối ứng cứu khẩn cấp máy tính Hàn Quốc (KrCERT/CC) gửi đến Trung tâm BKIS (có đồng gửi cho VNCERT).
Vào ngày 16/07/2009 Trung tâm VNCERT tiếp tục nhận được khiếu nại của ông J.Cho gửi đến Hiệp hội các tổ chức ứng cứu máy tính Châu Á-Thái Bình Dương (APCERT) và thư khiếu nại yêu cầu đính chính thông tin chính thức của KrCERT/CC gửi đến Trung tâm BKIS (có đồng gửi cho VNCERT).
Trong tất cả các thư khiếu nại trên đề cập đến các vấn đề sau:
- KrCERT không có yêu cầu chính thức nào đề nghị BKIS hỗ trợ điều tra thủ phạm như các thông tin mà BKIS công bố. KrCERT đã tự tiến hành các hoạt động nghiên cứu của mình và chỉ cung cấp mã độc cho BKIS tham khảo sau khi BKIS đã nhiều lần gọi điện để xin (nguyên văn: BKIS begged the DDoS malware ...).
- Việc BKIS thừa nhận tấn công và chiếm quyền điều khiển 02 server để tiến hành phân tích là vi phạm nghiêm trọng luật pháp Việt Nam và quốc tế. Cách BKIS công bố thông tin khiến công chúng hiểu rằng BKIS thực hiện các hành vi tấn công trái pháp luật và đồng thời gây nhầm lẫn là KrCERT và APCERT cũng tham gia vào các hành vi phạm pháp này.
- KrCERT đề nghị BKIS đưa ra giải thích và đính chính các thông tin đã công bố trên các phương tiện truyền thông trong thời gian sớm nhất trước khi kiện BKIS theo luật pháp quốc tế.
Trên thực tế KrCERT chỉ gửi yêu cầu trực tiếp đến VNCERT (có đồng gửi cho BKIS do là thành viên của APCERT) để yêu cầu hỗ trợ tháo gỡ mã độc tại một số địa chỉ IP của Việt Nam đang tham gia đợt tấn công. Trung tâm VNCERT với trách nhiệm là trung tâm điều phối cấp quốc gia đang thực hiện điều phối các ISP tại Việt Nam để xử lý yêu cầu của KrCERT trong khuôn khổ hợp tác của tổ chức APCERT.
Quote:
Trung tâm VNCERT là đầu mối của Việt Nam thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về ứng cứu sự cố máy tính. Khi tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này BKIS cần báo cáo các nội dung với Trung tâm VNCERT. Nếu tự ý tham gia thì Trung tâm BKIS phải tự chịu trách nhiệm về các hậu quả gây ra do các hoạt động của mình.
Quote:
Việc BKIS tham gia phân tích và tìm nguồn tấn công là rất đáng quý và cần khuyến khích, tuy nhiên theo quy định của Nghị định 64/2007/NĐ_CP BKIS cần cung cấp thông tin cảnh báo và sự cố về cho trung tâm điều phối quốc gia-VNCERT đồng thời giữ bí mật và chỉ cung cấp thông tin cho các bên liên quan theo đúng tinh thần mà các tổ chức ứng cứu máy tính trên thế giới tôn trọng.
Quote:
Việc tham gia xử lý sự cố quốc tế rất nhạy cảm và nguy hiểm, thậm chí tội phạm mạng có thể chuyển hướng tấn công vào Việt Nam để trả đũa nên Việt Nam phải tham gia phối hợp quốc tế theo những nguyên tắc tổ chức đã được cân nhắc và giữ bí mật nghiêm ngặt. BKIS không nên vì mục đích quảng bá thương hiệu mà công bố thông tin rộng rãi và không chính xác dẫn đến gây nguy hiểm cho các hệ thống thông tin trong nước và khiếu kiện quốc tế.
Quote:
Sự cố này là một vấn đề có thể ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc, cũng như gây ảnh hưởng đến uy tín của cộng đồng doanh nghiệp CNTT của Việt Nam. Phía KrCERT/CC đã yêu cầu BKIS phải trả lời chính thức từ ngày 15/07/2009 nhưng cho đến 16 giờ ngày 16/07/2009 vẫn chưa có phản hồi.
Trên website của BKIS có câu:
Quote:
Được gửi bởi BKIS
Bkis, as a member of APCERT, received a request from KrCERT (Korean Computer Emergency Response Team) to investigate the incident that was performing DDoS attacks on websites of South Korea and the US.
Thực ra KrCERT chỉ yêu cầu gỡ bỏ mã độc hại và điều tra lây nhiễm tại 1 số dải IP của VN, và gửi cho VNCERT và BKIS. Hơn nữa, theo nguyên tắc làm việc của CERT thì "BKIS cần cung cấp thông tin cảnh báo và sự cố về cho trung tâm điều phối quốc gia-VNCERT đồng thời giữ bí mật và chỉ cung cấp thông tin cho các bên liên quan theo đúng tinh thần mà các tổ chức ứng cứu máy tính trên thế giới tôn trọng".
Như vậy, rõ ràng là phía BKIS đã "cố tình hiểu lầm" yêu cầu điều tra của KrCERT và chỉ vì mục đích muốn PR cho mình mà BKIS đã tự công bố kết quả ra public, bất chấp nỗ lực của các nước đang điều tra (US & Kr), làm "bứt dây động rừng", ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc điều tra của các nước. Chưa kể đến việc hack vào 2 servers là vi phạm luật pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế.
Quote:
Được gửi bởi BKIS
In order to locate the source of the attacks, we have fought against C&C servers and have gained control of 2 in 8 of them.
Trong thời gian vừa rồi, các báo VN và cả VTV cũng có đưa tin về BKIS như 1 "hero". Chẳng lẽ không báo chí nào nhìn thấy việc hack vào 2 servers của BKIS là vi phạm luật pháp nghiêm trọng mà còn "tung hô" lên như thế?!?!
Nguồn http://vozforums.com/showthread.php?t=324956
http://www.ddth.com/showthread.php?t=289633
- Tỵ nạn giáo dục.
- Nghịch lý Tuấn Khanh (Tin tức OL/Sành điệu).
-----------
dan chu:
Vietnamese dissidents charged - Straits Times
HANOI - SIX Vietnamese dissidents, arrested before the latest wave of arrests of human rights activists, will be prosecuted for 'propaganda' against the regime, a government official said late on Friday.
The state prosecutor's office will try them for 'the crime of propaganda against the socialist republic of Vietnam... for having propagandised against, distorted and humiliated the people's administration,' Ministry of Foreign Affairs spokesman Le Dung said.
Vụ Bát Nhã: Thiền sư Nhất Hạnh đã đề nghị những gì? (phần 2) RFA
Vấn đề nhạy cảm - BBC
- Chuyện lạ ở Bắc Giang:Muốn ‘vác tù và’ giúp dân nhưng tỉnh không đồng ý (VNN).
Tiền Giang: Chửi dân, một bí thư xã bị thưa.
- KẺ SĨ THỜI NAY: CÓ HÈN VÀ KHIẾP NHƯỢC ? (trannhuong.com).
- Trái tim lầm chỗ để trên đầu (TuanVietnam).
- VỚ VẨN (blog Trương Duy Nhất).
TRUNG QUỐC - Sau đợt trấn áp, Bắc Kinh mở chiến dịch tuyên truyền tại Tân Cương RFI
- Cùng lên tiếng vì “sông mẹ” Mekong (TuanVietnam).