Tăng Giá Hay Xóa Hạn Điền
kt
Phải làm quen luật chơi thế giới
xh
Tội phạm nước ngoài tung hoành trên đất Việt - VnExpress.net
Giá đền bù đất nông nghiệp, có nơi, sẽ “cao gấp 2 lần giá đất thổ cư” nếu như “dự thảo” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trở thành nghị định. Mục đích của việc nâng giá là nhằm hạn chế đất ruộng bị “chuyển mục đích” kể cả chuyển cho “công nghiệp hóa”, sau khi diện tích đất lúa bị mất hơn nửa triệu hecta trong giai đoạn 2000-2007. Đảm bảo an ninh lương thực là một chủ trương rất cần chia sẻ, tuy nhiên, giữ “an ninh lương thực” không hẳn chỉ bằng cách giữ nguyên ruộng đất.
Khi nghĩ, giá đất nông nghiệp cao gấp đôi đất thổ cư sẽ “làm nản lòng các nhà đầu tư”, không rõ các tác giả của dự thảo nghị định này có điều tra từ phía nông dân để làm rõ tiến trình sang nhượng đất ở nông thôn. Nhưng, chỉ cần loanh quanh Hà Nội thôi, sẽ thấy, ở nhiều nơi, chính nông dân phản đối việc thu hồi ruộng đất của họ để giao cho các nhà đầu tư chứ không phải là sẵn sàng bán đất bằng mọi giá.
Tăng giá đất đền bù tuy “đánh” vào kinh tế nhưng bản chất lại là một công cụ hành chánh. Nó cũng mang cung cách mà lâu nay chính quyền vẫn làm là phê duyệt dự án cho các nhà đầu tư, thu hồi đất của dân, giao cho họ và áp đặt một mức giá đền bù. Nhiều nơi, phải “cưỡng chế” nông dân mới “chuyển”- không chỉ vì nông dân đã phải nhận một mức đền bù quá thấp mà còn vì họ không hề muốn bán đất của cha ông. Nếu quyền sử dụng đất Nhà nước trao cho nông dân được tôn trọng, ai muốn sang nhượng thì phải gặp họ mà thương lượng, chắc chắn những “lão nông tri điền” không bao giờ bán đi “bờ xôi ruộng mật” rồi chẳng biết con cháu sẽ làm gì để sống.
Tất nhiên, cũng có không ít nông dân không cưỡng lại được những cám dỗ của xe wave, điện thoại viettel, nhà tầng… đã chủ động trong quá trình bán đất. Nhưng, nông dân cần được tư vấn thay vì hạn chế bằng các công cụ hành chánh như: chỉ có Thủ tướng mới có quyền cho chuyển mục đích với diện tích ruộng lớn hơn 5 hecta; cấm chuyển mục đích phần đất đã quy hoạch cứng cho nông nghiệp… Vì những quy định ấy sẽ chỉ làm tăng thêm chi phí thủ tục hành chánh cho các nhà đầu tư và gây phiền hà cho những nông dân muốn xắn một khoảnh vườn của mình cho những đứa con xây tổ ấm.
Dự thảo chính sách này dựa trên căn cứ: dân số Việt Nam năm 2030, khoảng 110 triệu người; tổng nhu cầu thóc, 37,3 triệu tấn; lượng gạo xuất khẩu hàng năm, khoảng 8-9 triệu tấn. Đấy là những con số rất cần được xem xét, nhất là phần xuất khẩu. Việt Nam có nhất thiết phải có trách nhiệm giữ gìn an ninh lương thực cho thế giới nếu như phần ruộng đất để làm ra 8-9 triệu tấn gạo ấy đem xây nhà máy hay làm du lịch sẽ có hiệu quả hơn.
Cũng theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tại phía Bắc, Hải Dương là tỉnh có tỷ lệ đất nông nghiệp giảm lớn nhất, bình quân 1.569 ha/năm, Hưng Yên 939 ha/năm, Hà Nội (cũ) là 653 ha/năm… Hải Dương, Hưng Yên cũng là một trong những nơi ruộng đất của nông dân được chia phân tán và manh mún nhất. Ở Hải Dương, mỗi một hộ có chưa tới nửa hecta mà nằm rải rác, trung bình, tới 10,3 ô thửa; nhiều hộ có trên 15 thửa ruộng, diện tích mỗi thửa rất nhỏ, chủ yếu là dưới 400 m2 (chiếm 92%). Hiện cả nước đang có tới 70 triệu thửa ruộng manh mún, bình quân mỗi hộ nông dân chỉ có 0,7-0,8 hecta mà nằm phân tán trên năm bảy thửa. Với tình trạng đất đai như vậy, tương lai nông nghiệp không thể sáng sủa và không thể trách nông dân nếu như họ bán ruộng đất đi.
Ở ngay những tỉnh đồng bằng Bắc Bộ như Hải Dương, Hưng Yên… những hộ tích tụ được năm ba hecta cũng đang canh tác có hiệu quả hơn rất nhiều so với những hộ chỉ có năm bảy sào mà ruộng nương lại nằm rải rác. Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, như chúng tôi đã từng đề cập, chỉ những hộ có mức tích tụ ruộng đất từ hàng chục tới hàng trăm hecta mới có thể áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và kết quả: không những sản lượng lương thực làm ra trên một diện tích cao hơn mà chất lượng lúa gạo làm ra cũng khác.
Một nông dân có 70 hecta ruộng ở An Giang, ông Nguyễn Lợi Đức, đã giảm được chi phí sản xuất một hecta, từ khoảng 20 triệu xuống 15 triệu, nhờ sử dụng máy san ruộng điều khiển bằng tia la-ze (lazer). Không chỉ tiết kiệm chi phí và tăng năng suất, những nông dân tích tụ ruộng đất lớn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đang khởi động tiến trình “công nghiệp hóa”; trước hết là tự “cơ giới hóa” các quy trình sản xuất, sau đó là đầu tư xây nhà máy…
Xung quanh những trang trại trồng lúa của những người như ông Nguyễn Lợi Đức còn xuất hiện các loại hình dịch vụ khác, từ mua bán vật tư, xăng dầu, sửa chữa máy móc… cho đến các dịch vụ ăn uống, vui chơi. Người dân ở đây không nhất thiết phải có ruộng mới có việc. Có khá nhiều thanh niên đã tìm kiếm được thu nhập thông qua những việc làm “ly nông” mà không phải “ly hương”. Vậy nhưng, tích tụ ruộng đất như họ chưa được coi là “hợp pháp”.
Nếu như, các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam mua ruộng đất rồi xây dựng nhà máy, đã hình thành được một tiến trình công nghiệp hóa, theo đó, chủ yếu “tích lũy” bằng cách khai thác đất đai giá rẻ ở nông thôn và sức lao động giá rẻ của con em nông dân. Thì, tiến trình công nghiệp hóa mà những người như ông Đức tạo ra, tuy không rầm rộ, nhưng khá là bền vững.
Tuy không thể loại bỏ một trong hai cách công nghiệp hóa này, nhưng, nếu các nhà làm chính sách nhìn thấy tận mắt tại những khu công nghiệp, công nhân đang phải chen chúc 5-7 người trong một căn phòng cho thuê; làm việc 9-10 tiếng để tích lũy 5-7 trăm nghìn/tháng gửi về; thì mới thấy, tiến trình công nghiệp hóa bằng chính sách cho nông dân được tích tụ ruộng đất, không những cũng hiệu quả mà còn rất là nhân bản. Đảm bảo an ninh lương thực vì vậy, không chỉ là tăng giá đất mà là chính sách để nông dân được quyền “suy nghĩ”, quyết định và đi lên từ ruộng đất.
Huy Đức
Khi nghĩ, giá đất nông nghiệp cao gấp đôi đất thổ cư sẽ “làm nản lòng các nhà đầu tư”, không rõ các tác giả của dự thảo nghị định này có điều tra từ phía nông dân để làm rõ tiến trình sang nhượng đất ở nông thôn. Nhưng, chỉ cần loanh quanh Hà Nội thôi, sẽ thấy, ở nhiều nơi, chính nông dân phản đối việc thu hồi ruộng đất của họ để giao cho các nhà đầu tư chứ không phải là sẵn sàng bán đất bằng mọi giá.
Tăng giá đất đền bù tuy “đánh” vào kinh tế nhưng bản chất lại là một công cụ hành chánh. Nó cũng mang cung cách mà lâu nay chính quyền vẫn làm là phê duyệt dự án cho các nhà đầu tư, thu hồi đất của dân, giao cho họ và áp đặt một mức giá đền bù. Nhiều nơi, phải “cưỡng chế” nông dân mới “chuyển”- không chỉ vì nông dân đã phải nhận một mức đền bù quá thấp mà còn vì họ không hề muốn bán đất của cha ông. Nếu quyền sử dụng đất Nhà nước trao cho nông dân được tôn trọng, ai muốn sang nhượng thì phải gặp họ mà thương lượng, chắc chắn những “lão nông tri điền” không bao giờ bán đi “bờ xôi ruộng mật” rồi chẳng biết con cháu sẽ làm gì để sống.
Tất nhiên, cũng có không ít nông dân không cưỡng lại được những cám dỗ của xe wave, điện thoại viettel, nhà tầng… đã chủ động trong quá trình bán đất. Nhưng, nông dân cần được tư vấn thay vì hạn chế bằng các công cụ hành chánh như: chỉ có Thủ tướng mới có quyền cho chuyển mục đích với diện tích ruộng lớn hơn 5 hecta; cấm chuyển mục đích phần đất đã quy hoạch cứng cho nông nghiệp… Vì những quy định ấy sẽ chỉ làm tăng thêm chi phí thủ tục hành chánh cho các nhà đầu tư và gây phiền hà cho những nông dân muốn xắn một khoảnh vườn của mình cho những đứa con xây tổ ấm.
Dự thảo chính sách này dựa trên căn cứ: dân số Việt Nam năm 2030, khoảng 110 triệu người; tổng nhu cầu thóc, 37,3 triệu tấn; lượng gạo xuất khẩu hàng năm, khoảng 8-9 triệu tấn. Đấy là những con số rất cần được xem xét, nhất là phần xuất khẩu. Việt Nam có nhất thiết phải có trách nhiệm giữ gìn an ninh lương thực cho thế giới nếu như phần ruộng đất để làm ra 8-9 triệu tấn gạo ấy đem xây nhà máy hay làm du lịch sẽ có hiệu quả hơn.
Cũng theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tại phía Bắc, Hải Dương là tỉnh có tỷ lệ đất nông nghiệp giảm lớn nhất, bình quân 1.569 ha/năm, Hưng Yên 939 ha/năm, Hà Nội (cũ) là 653 ha/năm… Hải Dương, Hưng Yên cũng là một trong những nơi ruộng đất của nông dân được chia phân tán và manh mún nhất. Ở Hải Dương, mỗi một hộ có chưa tới nửa hecta mà nằm rải rác, trung bình, tới 10,3 ô thửa; nhiều hộ có trên 15 thửa ruộng, diện tích mỗi thửa rất nhỏ, chủ yếu là dưới 400 m2 (chiếm 92%). Hiện cả nước đang có tới 70 triệu thửa ruộng manh mún, bình quân mỗi hộ nông dân chỉ có 0,7-0,8 hecta mà nằm phân tán trên năm bảy thửa. Với tình trạng đất đai như vậy, tương lai nông nghiệp không thể sáng sủa và không thể trách nông dân nếu như họ bán ruộng đất đi.
Ở ngay những tỉnh đồng bằng Bắc Bộ như Hải Dương, Hưng Yên… những hộ tích tụ được năm ba hecta cũng đang canh tác có hiệu quả hơn rất nhiều so với những hộ chỉ có năm bảy sào mà ruộng nương lại nằm rải rác. Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, như chúng tôi đã từng đề cập, chỉ những hộ có mức tích tụ ruộng đất từ hàng chục tới hàng trăm hecta mới có thể áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và kết quả: không những sản lượng lương thực làm ra trên một diện tích cao hơn mà chất lượng lúa gạo làm ra cũng khác.
Một nông dân có 70 hecta ruộng ở An Giang, ông Nguyễn Lợi Đức, đã giảm được chi phí sản xuất một hecta, từ khoảng 20 triệu xuống 15 triệu, nhờ sử dụng máy san ruộng điều khiển bằng tia la-ze (lazer). Không chỉ tiết kiệm chi phí và tăng năng suất, những nông dân tích tụ ruộng đất lớn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đang khởi động tiến trình “công nghiệp hóa”; trước hết là tự “cơ giới hóa” các quy trình sản xuất, sau đó là đầu tư xây nhà máy…
Xung quanh những trang trại trồng lúa của những người như ông Nguyễn Lợi Đức còn xuất hiện các loại hình dịch vụ khác, từ mua bán vật tư, xăng dầu, sửa chữa máy móc… cho đến các dịch vụ ăn uống, vui chơi. Người dân ở đây không nhất thiết phải có ruộng mới có việc. Có khá nhiều thanh niên đã tìm kiếm được thu nhập thông qua những việc làm “ly nông” mà không phải “ly hương”. Vậy nhưng, tích tụ ruộng đất như họ chưa được coi là “hợp pháp”.
Nếu như, các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam mua ruộng đất rồi xây dựng nhà máy, đã hình thành được một tiến trình công nghiệp hóa, theo đó, chủ yếu “tích lũy” bằng cách khai thác đất đai giá rẻ ở nông thôn và sức lao động giá rẻ của con em nông dân. Thì, tiến trình công nghiệp hóa mà những người như ông Đức tạo ra, tuy không rầm rộ, nhưng khá là bền vững.
Tuy không thể loại bỏ một trong hai cách công nghiệp hóa này, nhưng, nếu các nhà làm chính sách nhìn thấy tận mắt tại những khu công nghiệp, công nhân đang phải chen chúc 5-7 người trong một căn phòng cho thuê; làm việc 9-10 tiếng để tích lũy 5-7 trăm nghìn/tháng gửi về; thì mới thấy, tiến trình công nghiệp hóa bằng chính sách cho nông dân được tích tụ ruộng đất, không những cũng hiệu quả mà còn rất là nhân bản. Đảm bảo an ninh lương thực vì vậy, không chỉ là tăng giá đất mà là chính sách để nông dân được quyền “suy nghĩ”, quyết định và đi lên từ ruộng đất.
Huy Đức
kt
Phải làm quen luật chơi thế giới
TT - Ngày càng nhiều cáo buộc VN bán phá giá, sau cá tra, ba sa, tôm... đến cáo buộc trợ cấp túi nilông. Nhiều chuyên gia cho rằng VN hoàn toàn có thể tránh những vụ việc này nếu biết cách. Trao đổi với Tuổi Trẻ, tiến sĩ Hoàng Phước Hiệp - vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế, Bộ Tư pháp - cho biết:
xh
Tội phạm nước ngoài tung hoành trên đất Việt - VnExpress.net
Làm phép giải hạn, xin đổi tiền, đâm thủng lốp ôtô... rồi lợi dụng sơ hở để trộm tài sản... Đây là là những thủ đoạn mới của tội phạm ngoại mà nhiều người dân, dù đã cảnh giác vẫn trở thành nạn nhân.
<<::: ...="" c="" i="" indonesia="" l="" m="" n="" ng="" qu="" t="" tr="" trung="" v="">>>
ĐH 'ma' giúp hàng chục nghìn người nhập cảnh vào Anh -- Đất Việt
Người làm thay đổi quan niệm "dân lập" (tp).
Xem video: http://www.youtube.com/watch?v=-_NMwG_4p-c
Đà Nẵng: Khuyến cáo ngư dân ra biển né tàu lớn
Chinese military swear in on Zhoushan Vessel in South China Sea (xh).
CNOOC to launch 50-mln-ton crude oil base in Bohai Sea (cko).
qt:
'The US is back in Asia' - Straits Times
thd:
‘Không thể giải quyết vấn đề nhân quyền thông qua kinh tế’ -- VOA
Hai trang mạng xã hội ở TQ bị đóng cửa - rfa
Hãng thông tấn AP cho biết như vừa nêu, và nói rõ hai trang mạng vừa mới bị đóng cửa có tên Digu và Zuosa chuyên cung cấp dịch vụ blog-micor tương tự như Twitter. Trên trang nhà của hai trang vừa bị đóng cửa hôm qua có thông báo là đóng để có thể chuyển sang máy chủ mới.
<<::: ...="" c="" i="" indonesia="" l="" m="" n="" ng="" qu="" t="" tr="" trung="" v="">>>
ĐH 'ma' giúp hàng chục nghìn người nhập cảnh vào Anh -- Đất Việt
Hàng chục nghìn người nước ngoài sử dụng thị thực sinh viên của các ĐH “ma” nhập cảnh vào Anh, hãng tin Reuters hôm qua dẫn kết quả điều tra của Ủy ban Nội vụ Quốc hội nước này.
Hôm nay Liên Minh CAMSA phát hành video tài liệu mới về vụ buôn bán lao động ở Mã Lai liên quan đến công ty Sony và 15 phụ nữ Việt là nạn nhân. Video "Tiền và Nước Mắt: Câu chuyện thật giữa một đại công ty và những công nhân nhỏ bé" ghi lại buổi phỏng vấn của Ts. Nguyễn Đình Thắng với hai trong số các nạn nhân, trong chuyến công tác ở Mã Lai vào cuối tháng Sáu vừa qua. Dưới đây là nội dung âm thanh.
Khi nhận được điện thoại cầu cứu khẩn cấp của 15 phụ nữ Việt, ngày 30 tháng 6, “toán giải cứu” của chúng tôi đến ký túc xá của JR Holdings, một công ty tuyển dụng nhân sự, nơi các nạn nhân đang bị giam giữ. Toán gồm có phóng viên và nhiếp ảnh gia của một tờ báo địa phương, một người Mỹ gốc Việt tình nguyện quay phim, hai nhân viên của Tenaganita, một tổ chức chống buôn người ở Mã Lai, và tôi, đại diện cho Liên Minh CAMSA.
Ts. Thắng phỏng vấn hai nạn nhân, 30/06/09 (ảnh CAMSA)
Đồng thời chúng tôi kêu gọi người Việt trong nước cảnh giác đối với bốn công ty xuất khẩu lao động đã tuyển và đưa công nhân sang làm việc cho Sony ở Mã Lai và rồi hoàn toàn bỏ rơi họ: VINAMOTOR (Công ty Cổ phần Xuất khẩu lao động và Du lịch thuộc Tổng Công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam), HALASUCO (Công ty Cổ phần cung ứng lao động và Thương mại Hải phòng), VIGLACERA (Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu), và ENLEXCO (Công ty Cổ phần Cơ khí và XKLĐ Thừa Thiên Huế).Đà Nẵng: Khuyến cáo ngư dân ra biển né tàu lớn
TP - Ngư dân ra biển nên né những luồng có tàu lớn đi qua và thắp sáng đèn vào ban đêm để dễ nhận biết và tránh nhau - là khuyến cáo của Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm Cứu nạn Hàng hải Khu vực 2 (Da Nang MRCC) sau khi ngư dân liên tiếp bị tàu lạ đâm chìm trong tuần qua.
Chinese military swear in on Zhoushan Vessel in South China Sea (xh).
CNOOC to launch 50-mln-ton crude oil base in Bohai Sea (cko).
qt:
'The US is back in Asia' - Straits Times
BANGKOK - ON HER second trip to Asia as US secretary of state, Hillary Rodham Clinton is carrying a no-nonsense message about American intentions.
'The United States is back,' she declared on Tuesday upon arrival in the Thai capital.
'The United States is back,' she declared on Tuesday upon arrival in the Thai capital.
Mỹ - Đông Nam Á: Clinton Signals Revival of U.S. Interest in Southeast Asia (WSJ 21-7-09) ◄
The real tragedy of Vietnam (National Post (Canada) 21-7-09) - Nhân McNamara chết, nói lại chuyện chiến tranh Việt Nam. Conrad Black là một tỷ phú người Canada, trước đây làm chủ nhiều báo, hiện ở tù vì tôi luờng gạt.
Campuchia: Cambodia Court Cases Mount Against Opposition (NYT 21-7-09) -- Bắt chước các "huynh" (TQ & VN) Campuchia siết chặc đối lập hơn.
Kinh tế học: Economics is in crisis: it is time for a profound revamp (FT 21-7-09)
‘Không thể giải quyết vấn đề nhân quyền thông qua kinh tế’ -- VOA
Trợ lý Bộ trưởng Kinh doanh và Phát triển Doanh nghiệp của bang Maryland Robert Walker cho biết ngoài thương mại, Maryland sẽ tìm kiếm cơ hội hợp tác với phía Việt Nam trong các lĩnh vực khác như môi trường, công nghệ, năng lượng sạch và giáo dục
Hai trang mạng xã hội ở TQ bị đóng cửa - rfa
Tại Trung Quốc, thêm hai trang mạng xã hội bị đóng cửa vào ngày hôm qua.
Biện pháp xiết chặt kiểm soát đối với các trang mạng xã hội tại Hoa Lục được bắt đầu kể từ tháng ba vừa rồi. Lúc đó cư dân mạng không thể xem YouTube sau khi có những clip video cho thấy cảnh cơ quan an ninh Trung Quốc đối xử tàn tệ với người dân Tây Tạng. Biện pháp chặn tiếp tục suốt đến dịp kỷ niệm 20 năm biến cố Thiên An Môn, và gần đây là tình hình biểu tình chống Bắc Kinh tại thủ phủ Urumqi, Tân Cương của người Uiyghur.
Một blogger tại Quảng Châu, cho AP biết là việc đóng cửa hai trang mạng vừa nêu có thể liên quan đến dịp kỷ niệm 10 năm phong trào Pháp Luân Công trong ngày hôm nay.
----------------