Thứ Hai, 20 tháng 7, 2009

Trần Mộng Tú - Lại “Tôi là ai?”

Trần Mộng Tú - Lại “Tôi là ai?”
Đọc bài viết “Tôi là ai? Nhưng không phải Việt kiều của tác giả Bùi Văn Phú trên talawas ngày 17/7/2009 vừa qua, với những góp ý của một số độc giả, tôi liên tưởng đến những sự kiện xẩy ra trong đời sống cộng đồng người Việt quanh mình.
Cái hoang mang không biết tôi là ai, dễ hiểu lắm. Vì mình cứ muốn là mình đang hiện tại, nhưng dĩ vãng lại kéo mình về “cái Tôi” cũ kỹ và tương lai thì khoác cho mình cái áo “Tôi” rất mơ hồ.
Thành thật mà nói: Dù bây giờ có ăn uống giống người bản xứ, hay vui buồn giống nhau, ngay cả thở giống nhau chăng nữa, thì người của quốc gia nào vẫn hoàn toàn thuộc về quốc gia đó. Điều làm tôi chắc chắn nói như vậy là khi tôi nằm mơ, bao giờ cũng thấy mình nói tiếng Việt (tiếng mẹ đẻ). Mặc dù tôi ở Mỹ đã trên 30 năm.
“Tôi là ai?” còn hoang mang thêm nữa khi hai người Quốc gia gọi nhau, mắng mỏ nhau là Việt cộng. Ở bất cứ cộng đồng người Việt nào trên thế giới chuyện này cũng xẩy ra rất thường. Có thể họ nhầm, hoặc có thể chỉ vì không bằng lòng nhau. Nhiều người Quốc gia tốt lành đã được tặng không cho Cộng sản. Thật đáng buồn!

Bây giờ có ai hỏi tôi: Bà là ai? Tôi nghĩ tôi nên trả lời: “Tôi là Thi-Sĩ” cho chắc ăn. Mặc dù tôi biết chắc chắn tôi là một người Việt Quốc gia.
Dưới đây là một bài tôi viết và đã in trong tập tạp văn Mưa Sài Gòn, mưa Seattle, đã đăng trên một số báo và các trang mạng từ năm 2006.
Trần Mộng Tú
_____________
Tôi là ai?
“Tôi là ai mà yêu quá đời này”
(Trịnh Công Sơn)
Có phải nếu mình ở một nơi nào trên dưới ba mươi năm thì mình là người thuộc địa phương đó, đúng không? Đã biết bao nhiêu lần tôi đặt ra câu hỏi đó sau một ngày nhìn vào lịch thấy con số ghi năm đã bước vào năm thứ ba mươi của một người tị nạn. Bây giờ có ai mới quen gặp tôi, hỏi: Bà ở đâu đến vậy? Thì chắc tôi sẽ trả lời rất tự nhiên là “Tôi ở Seattle”, hay khi đang đi du lịch thì sẽ trả lời “Tôi từ Mỹ đến”. Tôi sẽ không trả lời là tôi ở Việt Nam đến nữa, chỉ trừ khi người ta hỏi bà là người nước nào? Thì lúc đó tôi chắc chắn nói “Tôi là người Việt Nam”. Để cho họ không nhầm với người Trung Hoa, người Nhật, hay người Phi.
Đúng, tôi ở Mỹ trên dưới ba mươi năm rồi, tôi là một người Mỹ. Bây giờ thử xem lại con người Mỹ của tôi. Trước tiên mặt mũi, chân tay tôi chẳng có gì thay đổi cả. Vẫn khuôn mặt cấu trúc ít góc cạnh của người Á Đông, cái mũi khiêm tốn, tóc sợi to và đen, khi có tóc bạc thì nhìn thấy ngay, muốn giấu thì phải nhuộm. Đối với người Á Đông thì tôi được gọi là người có nước da trắng, nhưng mầu trắng này thực ra là mầu ngà, và đứng cạnh một ông Tây, bà Mỹ nào thì nó vẫn cho cái căn cước da vàng rất rõ rệt. Khi tôi nói tiếng Anh thì cách phát âm có vấn đề, nếu nói nhanh quá thì sẽ vấp phải lỗi nói tiếng Anh theo cách dịch tiếng Việt trong đầu. Như thế bị chê là nói tiếng Anh bể (Broken English). Về cách phục sức, nhà ở, xe cộ… bên ngoài tôi có thể không kém một người Mỹ chính gốc. Nhưng khi bước vào nhà tôi thì hoàn toàn khác: Từ những bức tranh treo ở phòng khách, bát đũa bầy ở bàn ăn, chai nước mắm, hũ dưa cải trong bếp và nhất là sách, báo tiếng Việt ở khắp nơi trong nhà, thì chắc ai cũng sẽ nhận ra ngay đó là một gia đình Việt Nam. Như thế thì tôi là người Seattle hay người Hà Nội, người Mỹ hay người Việt? Tôi ở đất này đến ba mươi năm rồi cơ mà.
Người ở Lạng Sơn, Thanh Hóa ra Hà Nội ở trên dưới ba mươi năm thì tự nhận mình là người Hà Nội; người ở Hải Phòng; người ở Hải Dương vào Sài Gòn lập nghiệp từ năm 75, 76 tự nhận mình là người trong Nam.
Tôi ở Mỹ tìm về Việt Nam không ai chịu nhận tôi là người Việt nữa, dù tôi có yêu quê hương đến quặn thắt cả ruột gan. Có khi gặp lại họ hàng thăm viếng, hỏi han, nước mắt khôn cầm, thế mà thỉnh thoảng họ vẫn nói rất tự nhiên: Chị đâu có phải là người Việt nữa. Bây giờ chị là người Mỹ rồi, hay: Chắc cái này không hạp với chị, cái kia chị không ăn được, cái nọ chị không biết đâu. Những lúc đó tôi chẳng biết mình phải phản ứng thế nào cho đúng. Cứ cãi tôi vẫn Việt, hay nhận đúng rồi, tôi là Mỹ? Không, cả hai cùng sai cả. Những khi cần quyên tiền đóng góp vào việc công ích nào ở Việt Nam thì ai ai cũng nhắc lại cho tôi đến ngàn lần tôi là một người Việt Nam chính gốc. Tôi phải có bổn phận và tình thương với đất nước, đồng bào. Tình thương thì nhất định lúc nào tôi cũng đầy ắp trong ngực rồi, tôi chẳng cần ai nhắc nữa, nhưng bổn phận thì cho tôi nghĩ lại. Tôi đã đóng góp bổn phận của tôi cho đất nước đó rồi. Một mối tình chết tức tưởi trong chiến tranh hơn ba mươi năm về trước - xương thịt của người tôi yêu nằm trong lòng đất, rồi lại phải đào lên, đốt thành tro than, bị đuổi mộ như đuổi nhà - đã trả bổn phận đó thay tôi rồi. Chừng đó chưa đủ hay sao? Bây giờ tôi phải có bổn phận đóng thuế hàng năm ở đất nước tôi đang sống để phụ với chính phủ sửa đường, xây trường học và nuôi di dân, những người ở khắp nơi mới tới, như trước kia đất nước này đã nuôi người Việt, vì giấy tờ cá nhân hiện tại xác định tôi là người Mỹ. Tôi phải làm bổn phận công dân.
Có những ngày tôi lái xe bị kẹt ở xa lộ vào một buổi chiều mưa mùa thu hay một buổi sáng mùa xuân vắng lặng, êm ả đứng trong nhà nhìn ra mặt hồ, tôi mới cảm nhận được nơi mình đang hiện diện không phải là quê mình, không phải nước mình. Chẳng có một lí do gì cụ thể, chỉ là những giọt mưa đập vào kính xe, chỉ là mặt nước hồ gờn gợn sóng. Mưa trên xa lộ Mỹ nhắc nhớ đến những cơn mưa tháng Năm ở Thị Nghè, nhà mình hay ở Trần Quý Cáp, nhà anh hay ở trước rạp ciné Eden đứng trú mưa với nhau. Nước ở Hồ Sammamish trước nhà nhắc đến nước sông ở Bến Bạch Đằng mỗi lần qua phà sang bên kia Thủ Thiêm chơi với bạn, hay sóng nước ở bắc Mỹ Thuận những lần qua phà đi thăm họ hàng ở tận Bạc Liêu. Những lúc đó tôi chợt bắt gặp mình Việt Nam quá, vì những cái bóng Việt Nam thật mờ, thật xa lại chồng lên hình ảnh rõ rệt ngay trước mặt mình. Và kỳ diệu làm sao, những cái bóng đó nó mạnh đến nỗi mình quên mất là mình đang ở Mỹ. Thì đúng tôi là người Việt Nam.
Lại có những lần tôi ở Việt Nam, bị muỗi đốt kín cả hai ống chân, bị đau bụng liên miên cả tuần lễ. Đi đâu cũng phải hỏi đường, ai nhìn mình cũng biết mình từ đâu đến và đang đi lạc, tiền bạc tính hoài vẫn sai. Nhiều khi đứng chênh vênh trên đường phố Sài Gòn, biết đất nước này vẫn là quê hương mình, những người đi lại chung quanh là đồng bào mình, nhưng sao không giống Việt Nam của mình ngày trước, hình như đã có điều gì rất lạ. Ngôn ngữ Việt thì thay đổi rất nhiều, pha trộn nửa Hán nửa ta, chắp đầu của chữ này với cuối chữ của chữ kia, làm nên một chữ mới thật là “ấn tượng”, nói theo cách dùng chữ khá phổ biến bây giờ ở Việt Nam. Cách phát âm của người Hà Nội bây giờ không giống cách phát âm cũ của ông bà, cha mẹ tôi ngày trước, đã thế họ nói nhanh quá, tôi nghe không kịp. Cái tiếng nói trầm bổng, thanh lịch, chậm rãi, rõ ràng từng chữ của thời xa xưa bây giờ chỉ còn là cổ tích.
Ngửng mặt lên nhìn bầu trời, vẫn bầu trời xanh biếc của thời tuổi trẻ, cúi xuống nhìn mặt đất, vẫn mặt đất thân quen, nhưng sao lòng hoang mang quá đỗi, và thấy đã có một khoảng cách nghìn trùng vô hình giữa mình và quê hương đất Việt. Chắc tôi là người Mỹ.
So sánh thời gian tôi sinh ra, sống ở Việt Nam và thời gian tôi bỏ Việt Nam ra đi, sống ở Mỹ hai con số đó đã gần ngang nhau. Tôi được học từ nhỏ rằng quê hương là nơi tổ tiên lập nghiệp, là nơi chôn nhau cắt rốn. Một bài hát phổ thơ nổi tiếng trong nước, có câu: “Quê hương mỗi người có một, như là chỉ một mẹ thôi”. Nhưng có người lại nói: Nơi nào mình sống ở đó suốt một quãng đời dài, có những người thân chung quanh mình, hưởng những ân huệ của phần đất cưu mang mình, thì nơi đó cũng được gọi là quê hương mình. Như vậy thì tôi có một hay hai quê?
Sống ở Mỹ thì bạn bè gặp nhau thường nói: Cái này người Việt mình không hạp, hoặc người Mỹ họ mới thích nghi được việc này, người Việt mình không quen. Khi đi dự buổi tiệc cuối năm của một công ty lớn ở Mỹ, toàn là những người Mỹ sang trọng thì thấy rõ ngay mình là người Việt đi lạc, dù mình có sang trọng, lịch sự như họ. Hóa ra ở Mỹ hay về Việt Nam mình đều lạc chỗ cả.
Tôi nhớ mấy năm trước có lần trò chuyện với mẹ của một người bạn, lúc đó cụ ngoài 80 hãy còn minh mẫn, cụ theo đạo Phật. Trưởng nam của cụ và con dâu cụ tự nhiên rủ nhau theo Công giáo. Gặp tôi cụ hỏi: Không biết anh Bình nhà tôi khi chết thì đi đâu? Phật giận anh ấy, vì anh ấy bỏ đi, Chúa chắc gì cho anh ấy vào, vì anh ấy mới quá! Năm nay cụ ngoài 90 tuổi rồi và may quá, cụ bị Alzheimer, cụ không còn minh mẫn để lo con mình không có chỗ dung thân cho phần hồn.
Bây giờ thỉnh thoảng nghĩ lại những lời cụ nói, thấy mình ngay ở đời sống này cũng đã là một vạt nắng phất phơ bay. Quê nhà, quê người, quê Mỹ, quê Việt. Chao ôi! Cái thân cỏ bồng.
Nhưng lạ lắm, tôi biết chắc mình là người Việt nhất là khi tôi nằm mơ. Trong giấc ngủ tôi thường gặp cha mẹ, gặp ngay trong những ngôi nhà cũ ở Việt Nam, gặp bạn bè cũng gặp trên đường phố Việt Nam từ ngày rất xa xưa, và bao giờ trong mơ cũng đối thoại bằng tiếng Việt. Tỉnh dậy đôi khi vẫn ứa nước mắt, dù là một giấc mơ vui. Thấy nhớ quê nhà quá đỗi!
Tôi nhớ lại trong những truyện ngắn, những bài thơ Đường tôi đọc thời rất xa xưa nói về những người bỏ làng đi xa lâu năm trở về không ai nhận ra nữa vì đã già. Hồi đó sao mà mình thương những người già đó thế! Bây giờ nghĩ lại thì người trong sách đó còn may mắn hơn mình, họ đâu có đi đến tận một nước khác như mình. Họ chỉ bỏ làng, chứ không bỏ nước. Thế mà khi về còn ngơ ngác, bùi ngùi, tủi thân vì lạc chỗ ngay trong làng mình.
So sánh tôi với người bỏ làng ra đi trong những trang sách đó thì hoàn cảnh của tôi đáng buồn hơn nhiều. Không những đã bỏ làng, bỏ nước đi, còn nhận quốc tịch của một nước khác.
“Khi về đổi họ thay tên
Núi chùng bóng tủi sông ghen cạn dòng.”
Tôi là ai?
Tháng 4/2006
------------------------------
kt


Đầy hoài nghi về sự phục hồi của kinh tế châu Á - CafeF
Hiện có nhiều yếu tố cho thấy sự phục hồi mới có của các nền kinh tế châu Á có thể không bền vững.


Nhà ở xã hội có đến tay người thực mua? - Lao Động
Theo Bộ Xây dựng, đến ngày 1.8, Thông tư 10 hướng dẫn việc quản lý, đầu tư xây dựng nhà ở xã hội có hiệu lực, nhiều dự án sẽ được triển khai, đáp ứng yêu cầu về nhà ở cho đối tượng thu nhập thấp.



Cổ thụ trong đền Voi Phục bị đốn hạ
TP - Cây cổ thụ đã bị chặt trong khuôn viên đền Voi Phục- Hà Nội hôm qua, và có thể các cổ thụ khác cũng sẽ bị đốn hạ phục vụ dự án nâng cấp ngôi đền này.


Bộ Ngoại giao Mỹ: “Dùng Firefox tốn kém lắm!”
Khi được hỏi rằng liệu Bộ Ngoại giao có cho phép sử dụng trình duyệt Firefox để thay thế IE hay không, một quan chức cấp cao đã trả lời: “Đó là vấn đề rất tốn kém”.

Chuyện Bkis: Quá đà!
Từ phát hiện của Bkis, trong khi báo chí thế giới, gồm Hàn Quốc tập trung vào câu hỏi ai là thủ phạm vụ hack website Hàn, Mỹ thì cư dân mạng Việt Nam “mổ xẻ” Bkis.

Lữ Phương: Về điều bí ẩn trong “thế giới hàng hoá” của Marx (Thời Đại Mới 7/2009)



Chủ tịch Ủy ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân Khu tự trị Tân Cương, ông Eligen Imibakhi tuyên bố trước báo chí ngày 19/7 rằng: Hội đồng lập pháp Khu tự trị Tân Cương (Trung Quốc) sẽ đẩy mạnh tiến trình kiện toàn hệ thống luật chống chủ nghĩa ly khai của địa phương.
Lào – Thái Lan – Campuchia làm đập thuỷ điện trên dòng chính Mekong
“Tỵ nạn môi trường” hay “di dân bắt buộc” là thuật ngữ được đề cập trong những cuộc sinh hoạt báo chí với chủ đề Mekong hùng vĩ do Indochina Media Memorial Foundation (IMMF) tổ chức từ những năm 2003


Hanoi hit by floods - Straits Times
HANOI - HEAVY rain from a weakened tropical storm has hit northern Vietnam, causing flooding that brought traffic to a halt in the capital Hanoi and prompted the government to warn of landslides in mountainous areas.
Tropical storm Molave made landfall on Saturday along the southern coast of China, where it weakened before dumping torrential rain across Vietnam's northern mountainous provinces from late on Sunday, the national weather centre said.


HSTS La Cua Vietnam.pdf


Ngư dân quê hương Hải đội Hoàng Sa vẫn hiên ngang bám biển
Trong nắng mới bình minh, những chuyến tàu với lá cờ Tổ Quốc phất phới tung bay cập bến. Tiếng cười nói, chuyện mua bán cá rộn ràng khắp trên bến dưới thuyền và những nẻo đường vào chợ Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. > Kỳ thú vòm đá quê hương hải đội Hoàng Sa



US student arrested in Vietnam -
Hanoi - Vietnamese authorities have arrested a US student, who is a member the Democratic Party of Vietnam,

Tổng số lượt xem trang