Dương Danh Huy - Nếu nộp tiền chuộc cho Trung Đế Quốc sẽ gây hại cho chủ quyền
Theo báo Thanh Niên, vào ngày 16/6/2009 và 17/6/2009, Trung Đế Quốc bắt giữ 3 tàu cá Việt Nam gần đảo Lin Côn thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Bản đồ 1: Địa điểm các tàu cá Việt Nam bị bắt
Bản đồ 2: Bản đồ chi tiết
Sau đó, Trung Đế Quốc thả cho 25 ngư dân và một tàu cá về nước, bảo là phải nộp tiền “phạt” 70.000 Nhân dân Tệ (khoảng 10.000 USD) cho mỗi tàu – tổng cộng là 210.000 NDT, thì họ mới thả 12 người họ còn giam, bao gồm tất cả 3 thuyền trưởng, và 2 tàu cá đã bị hư hại vì bị tàu ngư chính của Trung Đế Quốc kéo quá nhanh.
Ngày 18/7/2009, báo Tiền Phong đưa tin rằng Trung Đế Quốc giảm tiền chuộc xuống còn 50.000 NDT (khoảng 7.500 USD) cho mỗi tàu.
Dù Trung Đế Quốc giảm tiền chuộc như thế, và dù cho giả sử họ có giảm thêm nữa, thì Việt Nam cũng phải kiên quyết không nộp tiền chuộc. Lý do là nếu Việt Nam nộp tiền chuộc, mà Trung Đế Quốc cho đó là tiền phạt, thì Trung Đế Quốc sẽ dùng việc đó để nói là Việt Nam chấp nhận chủ quyền của Trung Đế Quốc đối với Hoàng Sa. Điều đó sẽ vô cùng thiệt hại cho cơ sở pháp lý của Việt Nam về chủ quyền đối với Hoàng Sa.
Nếu một nước nào đó bắt giam người Việt Nam, bảo là nếu nhượng bộ chủ quyền lãnh thổ thì họ thả, thì chúng ta có nhượng bộ không? Dĩ nhiên là không thể. Trường hợp Trung Đế Quốc đòi tiền “phạt” cũng y như vậy, vì cái mà Trung Đế Quốc đòi không phải là tiền phạt, cũng không phải là tiền chuộc, không phải là tiền, mà là chủ quyền pháp lý đối với Hoàng Sa.
Nếu trong vị trí của Việt Nam, có nước nào trên thế giới sẽ nộp tiền “phạt” không? Chắc chắn là không.
Nếu ngư dân Việt Nam bị hải tặc Somalia bắt làm con tin thì còn có thể nộp tiền chuộc. Ngư dân Việt Nam bị Trung Đế Quốc bắt thì không thể đơn giản nộp tiền chuộc, vì nếu nộp thì cái chúng ta nộp sẽ là chủ quyền lãnh thổ.
Trung Đế Quốc không thể giam giữ 12 ngư dân Việt Nam mãi. Trung Đế Quốc hoàn toàn chịu trách nhiệm cho tính mạng và sức khoẻ của những người mà họ đang giữ làm con tin. Trên danh nghĩa, Trung Đế Quốc cũng không phải là một tổ chức khủng bố và có thể giết con tin hay để cho họ chết trong ngục tù của nước này.
Việc những con tin này nằm trong tay của Trung Đế Quốc mà Việt Nam kiên quyết không nộp tiền chuộc sẽ là biểu tượng cho sự khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với Hoàng Sa. Trung Đế Quốc càng để lâu thì biểu tượng đó càng kéo dài, càng có lợi cho Việt Nam.
Nếu Việt Nam nộp tiền chuộc thì sẽ dập tắt biểu tượng đó và góp phần dập tắt chủ quyền Việt Nam đối với Hoàng Sa.
Bên cạnh lý lẽ trên, chúng ta cũng phải nhìn vấn đề ở mức con người.
Trong thời gian mà 12 ngư dân và 2 tàu cá Việt Nam còn bị Trung Đế Quốc bắt làm con tin, Chính phủ Việt Nam cần phải tài trợ để đền bù cho những thiệt hại kinh tế mà những gia đình liên quan phải gánh chịu.
Chúng ta không làm gì được khi Trung Đế Quốc bắt ngư dân Việt Nam làm con tin. Chúng ta cũng không làm gì được để đền bù cho những mất mát tình cảm, tinh thần mà gia đình họ phải gánh chịu. Nhưng chúng ta có thể đền bù cho mất mát kinh tế của của gia đình họ. Chúng ta phải làm điều đó. Hoàn cảnh của họ, đáng thương và đáng tiếc, có phần tương đương với hoàn cảnh của những người lính bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Và, tất nhiên, Chính phủ Việt Nam có thể phản đối ngoại giao, và phải làm tốt điều đó.
Chú thích:
[1] Bản đồ 1: Hình đa giác là đường cơ sở thẳng vi phạm UNCLOS mà Trung Đế Quốc tuyên bố chung quanh quần đảo Hoàng Sa, nơi nước này đang chiếm đóng bất hợp pháp. Đường đỏ là trung tuyến giữa một bên là bờ biển đất liền và các đảo ven bờ của Việt Nam, và bên kia là Hải Nam.
-----
Quảng Bình: Một tàu cá bị chìm chưa rõ nguyên nhân (VNN).
- Lực lượng Không hạm Trung Quốc diễn tập trên Biển Đông (Vitinfo).
- “Tàu lạ” đâm tàu cá ngày một nhiều! (SGTT).
- ‘Trung Quốc không vững như vẫn tưởng’ (BBC). “
- Nga nên có ít nhất hai căn cứ hải quân (Vitinfo).
- (ĐViệt)Trung Quốc dùng Rio Tinto ‘dằn mặt’ Australia và thế giới? …
- Type 094, ‘át chủ bài’ trong chiến lược Hải quân Trung Quốc (ĐViệt).
- Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc: tốt hay xấu? (Vitinfo).
vh-dc:
Vụ phát hiện địa chỉ máy chủ tấn công website Mỹ, Hàn: Bkis có phạm luật?
TTO - Trung tâm an ninh mạng Bách Khoa (Bkis) cho biết đã nhận được đề nghị của Trung tâm điều phối ứng cứu khẩn cấp máy tính Hàn Quốc (KrCERT/CC) tìm thủ phạm thực hiện vụ tấn công một số website của chính phủ Mỹ và Hàn Quốc. Trong khi đó, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) phủ nhận việc này và gửi công văn khẩn tới Đại học Bách khoa Hà Nội nhắc nhở Bkis đã làm sai luật.
<<<::: vậy là TT đăng tin chính thức rùi >>>
Bkis: công hay tội?
– Chung quanh Vụ tấn công website ở Hàn Quốc: BKIS có thể bị kiện (PLTP).
Cuộc "dịch chuyển" của văn hóa blog
- Thư khiếu nại của ông Mai Thái Lĩnh về việc bị tạm hoãn xuất cảnh (bauxitevn.info).
Kẻ sĩ thời nay: có hèn và khiếp nhược? - bài phỏng vấn đăng trên trang Trần Nhương
Trung Quốc đóng cửa Trung tâm Nghiên cứu Luật Gongmeng RFA
Dự án Thủ Thiêm: Sẽ xử lý cán bộ tham mưu sai (TPhong).
- Quốc hội lập đoàn giám sát các tập đoàn nhà nước:Không phát triển tràn lan mô hình tập đoàn (TTrẻ).
- Dân phá trụ sở xã vì nghi có vụ bắt cóc trẻ em (TTXVN).
- An Giang: Bị can tự vẫn trong nhà tạm giữ (PLTP).
kt:
- Áp lực giảm giá xăng (LĐộng).
- Trâu, bò ‘ngoại’ ồ ạt vượt sông vào Việt Nam (ĐViệt).
- Khuyến nghị chính sách kinh tế của Việt Nam (Tia Sáng).
Trung Quốc - Việt Nam: Ðoàn đại biểu cấp cao Ủy ban Kiểm tra T.Ư Ðảng ta thăm và làm việc tại Trung Quốc (ND 18-7-09) --
Ruling parties of China, Vietnam hold talks on discipline inspection (Tân Hoa Xã 18-7-09)
◄ (Vụ 12 ngư dân VN bị bắt giữ trái phép: Phía TQ lại giục nộp tiền chuộc (PLTP 17-7-09)
Đề nghị Nga đảm bảo quyền lợi của người Việt ở chợ Vòm (VnEx 18-7-09) --
China Urges Russia to Protect Chinese Amidst Market Closure (Caijing 18-7-09).
Phòng chống tham nhũng trên địa bàn TPHCM: Xử lý trách nhiệm người đứng đầu còn hạn chế (SGGP 18-7-09) --
4.800 tỷ đồng xây Nhà Quốc hội (VNN 18-7-09) --
Giảm 50% số tiền xây ký túc xá cho sinh viên (LĐ 18-7-09) --
Biển Đông: Mỹ sẽ thay đổi ở Biển Đông? (BBC 17-7-09)
Tuổi thơ vất vả ở nông trường cao su Phạm Văn Cội (CATP 17-7-09)
An Lão - Bình Định: Làng quyên sinh (TP 18-7-09) --
Trung Quốc: China Enters A Period Of Eruptions (Far Eastern Economic Review July 2009) -- THD trả tiền! ◄
Trung Quốc - Internet: How China polices the internet (FT 17-7-09) -- TQ kiểm soát internet như thế nào. Bài dài. Nên đọc! ◄ Đọc thêm bài này: Beijing's Abortive Censorship Push (Far Eastern Economic Review July 2009) -- THD trả tiền!
- Mỹ kết tội điệp viên Trung Quốc (TNiên).
- Trung Quốc mắc bẫy đồng đô Mỹ (SGTT).
- Toàn Trung Quốc chỉ còn chưa đầy 100 người hiểu tiếng Mãn (SGTT).
- Vụ đòi Vedan bồi thường thiệt hại: Còn 14 tháng là hết thời hiệu khởi kiện (PLTP).