(TT&VH) - 1. Sáng nay, 22/7, người dân ở nhiều vùng trên thế giới được chiêm ngưỡng hiện tượng nhật thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21. Đó là cơ hội 132 năm mới lặp lại một lần. Do Việt Nam nằm ngoài vùng quan sát toàn phần nên chúng ta chỉ có thể thấy được nhật thực một phần, diễn ra từ khoảng 7-9h sáng.
Đua nhau đi xem nhật thực
Với sự phát triển của khoa học, nhật thực được xem là hiện tượng thú vị của vũ trụ, và có thể tính toán được chu kỳ của nó đến từng… giây. Người ta đua nhau đi ngắm, thậm chí các công ty còn làm giàu được khi sản xuất ra các loại thiết bị để quan sát mặt trời mà không bị ảnh hưởng tới mắt. Và hẳn là mọi người chưa quên, 14 năm trước, nhật thực toàn phần ở VN đã rầm rộ như thế nào.
2. Thế nhưng đối với các cụ từ thời xa xưa thì khác. Nhật thực được coi là một “điềm báo” tai ương của trời. Tò mò tôi giở Đại Việt sử ký Toàn thư ra xem thì thấy từ thời cổ sử cho đến năm 1656, đã có tới 82 lần bộ sử này chép chuyện nhật thực. Đi kèm với nhật thực thường là những chuyện…kinh hãi, chẳng hạn, mùa xuân, tháng 2, ngày mồng 1 Tân Dậu (1189), nhật thực, mặt trời mặt trăng sắc đỏ như máu. Tiếp theo đó là… động đất. Thời Trần, năm 1275, các cụ chép “Mùa hạ, tháng 6, mồng 1, nhật thực, mặt trời bị che hết”. Ngay dòng dưới là “Mùa đông, tháng 11, tướng thần ở biên giới phía Bắc chạy trạm tâu báo người Nguyên đi tuần biên giới, xem xét địa thế”. Năm sau, khi quân Nguyên có ý định xâm chiếm nước ta, sử lại chép: “Tháng 3, mặt trời có chấm đen to bằng quả trứng gà, lay động hồi lâu. Có 2 ngôi sao đấu nhau ở giữa trời, một ngôi sa xuống”.
2. Thế nhưng đối với các cụ từ thời xa xưa thì khác. Nhật thực được coi là một “điềm báo” tai ương của trời. Tò mò tôi giở Đại Việt sử ký Toàn thư ra xem thì thấy từ thời cổ sử cho đến năm 1656, đã có tới 82 lần bộ sử này chép chuyện nhật thực. Đi kèm với nhật thực thường là những chuyện…kinh hãi, chẳng hạn, mùa xuân, tháng 2, ngày mồng 1 Tân Dậu (1189), nhật thực, mặt trời mặt trăng sắc đỏ như máu. Tiếp theo đó là… động đất. Thời Trần, năm 1275, các cụ chép “Mùa hạ, tháng 6, mồng 1, nhật thực, mặt trời bị che hết”. Ngay dòng dưới là “Mùa đông, tháng 11, tướng thần ở biên giới phía Bắc chạy trạm tâu báo người Nguyên đi tuần biên giới, xem xét địa thế”. Năm sau, khi quân Nguyên có ý định xâm chiếm nước ta, sử lại chép: “Tháng 3, mặt trời có chấm đen to bằng quả trứng gà, lay động hồi lâu. Có 2 ngôi sao đấu nhau ở giữa trời, một ngôi sa xuống”.
Bìa cuốn “Đại Việt sử ký Toàn thư”
Chính thế, sử thần Ngô Sĩ Liên tiếp sau đó đã bình luận: Trong khoảng trời đất, chỉ có hai khí âm dương mà thôi. Người làm vua đạt đến mức trung hòa thì trời đất định vị, vạn vật sinh sôi, và hai khí cũng được điều hòa. Nếu khí âm thịnh mà phạm bừa vào khí dương, thì trời đất tất xuất hiện tai biến để tỏ cho người làm vua biết. Cho nên tai biến xuất hiện trước rồi sau đó sẽ có chứng nghiệm ngay. Lúc bấy giờ nào nhật thực, nào mặt trời lay động, nào đất nứt, nào mưa đá, sao sa, đều là khí âm thịnh hơn khí dương cả. Nếu không phải là triệu chứng tôi con mưu hại vua cha thì cũng là điềm di địch xâm lấn. Phàm người làm vua thận trọng trước sự răn bảo của trời, lo lắng làm hết phận sự của người thì đó là đạo vãn hồi tai biến của trời vậy. Nhà Tống đã không vãn hồi được tai biến của trời, mà nước Việt ta rồi cũng bị giặc Hồ xâm lấn. May mà vua tôi cùng lo, quân dân chung sức, cuối cùng diệt trừ được giặc Bắc và hoàn thành võ công đại định. Vì thế mới nói: Thận trọng trước sự răn bảo của trời, làm hết phận sự của người là cái đạo vãn hồi tai biến của trời vậy.
Quan niệm có phần “mê tín dị đoan” như trên, dẫn tới việc, triều đình khi xảy ra hiện tượng nhật thực, thường tổ chức “hô cứu”. Thời Lê, khi Lương Đăng dâng sớ thư về nhã nhạc, có ngoài nhạc tế Giao, nhạc tế Miếu…còn nhắc đến “nhạc cứu khi có nhật thực, nguyệt thực”. Thái sử Bùi Thì Hanh thời Lê là người tính toán được sự xuất hiện của nhật thực, nhưng do quan niệm “mê tín”, nên ông này đã bí mật đề ra cách để “trừ” tai biến do nhật thực. Sử chép Bùi Thì Hanh tâu: “Nếu bắt được vượn sống đem giết để trấn yểm thì có thể chấm dứt được tai biến”. Vì thế Đại tư đồ Lê Sát mới tin là thực, tâu xin ra lệnh cho quan lại các trấn Tuyên Quang, Thái Nguyên đốc thúc dân chúng bủa lưới săn lùng khắp rừng núi khe hang, bắt vượn khỉ đóng cũi gửi về nườm nợp không ngớt. Đến ngày ấy nghỉ chầu, làm phép trấn yểm trong cung cấm, các quan không một ai được biết. Thì Hanh chỉ tâu cho Lễ bộ thị lang Trình Toàn Dương, trước là đạo sĩ, cùng làm phép với mình. Hai người đều được thưởng rất hậu.
3. Như thế đủ biết là người xưa đã “sợ” bóng sợ gió nhật thực đến mức như thế nào. Tuy nhiên, nếu đọc kỹ các sự kiện ghi chép trong Đại Việt sử ký Toàn thư, người ta cũng đã thấy ngay nỗi sợ ấy là… hồ đồ. Tôi đã kiểm tra kỹ 82 lần chép về nhật thực và nhận thấy rằng ngoài một số chỗ ghi chép có phần là chủ ý gán ghép khi để các “tai ương” liền ngay sau phần chép về nhật thực (điều này là rất dễ vì trong một triều đình phong kiến xưa thì thiếu gì “chuyện tai ương”, từ chuyện quốc gia đại sự đến chuyện Hoàng hậu, thứ phi, hoàng tử “khó ở”). Nhưng dù thế cũng không phải lần nào “nhật thực” cũng kèm theo “sự cố”. Năm Kỷ Sửu, Trùng Hưng năm thứ 5 (1289) thời Trần nhật thực xảy ra vào ngày 1/3, nhưng tháng 4 lại là lễ tưng bừng chiến thắng: định công dẹp giặc Nguyên, tiến phong Hưng Đạo Vương làm Đại Vương…
Trong các vị vua không phải ông nào cũng “u mê” trước nhật thực. Chẳng hạn, Lê Duy kỳ, năm 1631, khi có nhật thực, “vua cho là bản mệnh cùng hợp với ngày ấy và năm ấy, chỉ trai giới mà không hô cứu mặt trời”. Với những vị vua sáng thì nhật thực lại là cớ để triều đình làm việc thiện, chẳng hạn khi xảy ra nhật thực vào 1/6 năm 1666, triều đình đã “đại xá một phần mười thuế đinh trong nước, dân rất vui lòng”. Năm đó và các năm sau, chẳng thấy chép về “tai ương”nào cả.
Như thế thì đủ thấy rằng dù thời phong kiến xưa có những quan niệm “duy tâm” về nhật thực, cho là điềm xấu, nhưng với những triều đại vua sáng, tôi hiền, thì điềm xấu ấy vẫn có thể trở thành “điềm lành”, bởi ý trời cũng là “ý dân”. Triều đình vì dân, vì nước thì trời cũng thuận theo mà biến “họa” thành phúc!
Nói cách khác, trong cách ứng xử với nhật thực còn phản ánh cách ứng xử với trăm họ!
Quan niệm có phần “mê tín dị đoan” như trên, dẫn tới việc, triều đình khi xảy ra hiện tượng nhật thực, thường tổ chức “hô cứu”. Thời Lê, khi Lương Đăng dâng sớ thư về nhã nhạc, có ngoài nhạc tế Giao, nhạc tế Miếu…còn nhắc đến “nhạc cứu khi có nhật thực, nguyệt thực”. Thái sử Bùi Thì Hanh thời Lê là người tính toán được sự xuất hiện của nhật thực, nhưng do quan niệm “mê tín”, nên ông này đã bí mật đề ra cách để “trừ” tai biến do nhật thực. Sử chép Bùi Thì Hanh tâu: “Nếu bắt được vượn sống đem giết để trấn yểm thì có thể chấm dứt được tai biến”. Vì thế Đại tư đồ Lê Sát mới tin là thực, tâu xin ra lệnh cho quan lại các trấn Tuyên Quang, Thái Nguyên đốc thúc dân chúng bủa lưới săn lùng khắp rừng núi khe hang, bắt vượn khỉ đóng cũi gửi về nườm nợp không ngớt. Đến ngày ấy nghỉ chầu, làm phép trấn yểm trong cung cấm, các quan không một ai được biết. Thì Hanh chỉ tâu cho Lễ bộ thị lang Trình Toàn Dương, trước là đạo sĩ, cùng làm phép với mình. Hai người đều được thưởng rất hậu.
3. Như thế đủ biết là người xưa đã “sợ” bóng sợ gió nhật thực đến mức như thế nào. Tuy nhiên, nếu đọc kỹ các sự kiện ghi chép trong Đại Việt sử ký Toàn thư, người ta cũng đã thấy ngay nỗi sợ ấy là… hồ đồ. Tôi đã kiểm tra kỹ 82 lần chép về nhật thực và nhận thấy rằng ngoài một số chỗ ghi chép có phần là chủ ý gán ghép khi để các “tai ương” liền ngay sau phần chép về nhật thực (điều này là rất dễ vì trong một triều đình phong kiến xưa thì thiếu gì “chuyện tai ương”, từ chuyện quốc gia đại sự đến chuyện Hoàng hậu, thứ phi, hoàng tử “khó ở”). Nhưng dù thế cũng không phải lần nào “nhật thực” cũng kèm theo “sự cố”. Năm Kỷ Sửu, Trùng Hưng năm thứ 5 (1289) thời Trần nhật thực xảy ra vào ngày 1/3, nhưng tháng 4 lại là lễ tưng bừng chiến thắng: định công dẹp giặc Nguyên, tiến phong Hưng Đạo Vương làm Đại Vương…
Trong các vị vua không phải ông nào cũng “u mê” trước nhật thực. Chẳng hạn, Lê Duy kỳ, năm 1631, khi có nhật thực, “vua cho là bản mệnh cùng hợp với ngày ấy và năm ấy, chỉ trai giới mà không hô cứu mặt trời”. Với những vị vua sáng thì nhật thực lại là cớ để triều đình làm việc thiện, chẳng hạn khi xảy ra nhật thực vào 1/6 năm 1666, triều đình đã “đại xá một phần mười thuế đinh trong nước, dân rất vui lòng”. Năm đó và các năm sau, chẳng thấy chép về “tai ương”nào cả.
Như thế thì đủ thấy rằng dù thời phong kiến xưa có những quan niệm “duy tâm” về nhật thực, cho là điềm xấu, nhưng với những triều đại vua sáng, tôi hiền, thì điềm xấu ấy vẫn có thể trở thành “điềm lành”, bởi ý trời cũng là “ý dân”. Triều đình vì dân, vì nước thì trời cũng thuận theo mà biến “họa” thành phúc!
Nói cách khác, trong cách ứng xử với nhật thực còn phản ánh cách ứng xử với trăm họ!
Đông Kinh (Hà Nội)
<<<<:::: dù sao năm nay có khá nhiều điều kỳ dị xuất hiện ...ý trời cũng là “ý dân”. Triều đình vì dân, vì nước thì trời cũng thuận theo mà biến “họa” thành phúc! ... Nếu biết giữ điều này thì 'họa thành phúc ' cho nước Việt >>>>