Thứ Năm, 23 tháng 7, 2009

Xung đột trong chính sách Bắc TT của TQ

Xung đột trong chính sách Bắc TT của TQ

ASIA TIMES

Những xung đột trong chính sách

Bắc Triều Tiên của Trung Quốc

Cynthia Lee

Ngày 22-7-2009

Giống như những trừng phạt kinh tế vừa qua của Liên hiệp quốc, sự thành công hay thất bại của Nghị quyết 1874, với đòi hỏi tăng cường kiểm soát hoạt động được cho là buôn bán vũ khí bị cấm và các nguyên liệu liên quan tới vũ khí của Bắc Triều Tiên thông qua việc củng cố thanh kiểm tra những chuyến hàng nghi vấn qua đường biển và đường không, sẽ phụ thuộc vào sự hợp tác của Trung Quốc.

Khi nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (CHDCNDTT) trở thành ngày càng liều lĩnh trong chính sách đối ngoại của mình, thì sự cần thiết phải đảo ngược lại xu hướng luôn khước từ của Trung Quốc đã trở nên khẩn cấp hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã biểu thị thái độ miễn cưỡng đối với chính sách ngăn chặn và đã phản đối những biện pháp trừng phạt mang tính bắt buộc trong suốt các cuộc bàn cãi của Hội đồng Bảo an. Liên hiệp quốc vào tháng Sáu đã thông qua Nghị quyết 1874, trong đó cho phép kiểm soát những hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường không, đường biển và đường bộ bên trong và ngoài Bắc Triều Tiên, nhằm phản ứng trước các vụ thử hạt nhân và tên lửa của Bắc Triều Tiên hồi tháng Năm. Nếu như những hành động ban đầu của Trung Quốc thể hiện rõ trong bất cứ dấu hiệu nào của họ, thì Nghị quyết 1874 sẽ có khả năng chịu chung số phận của những nghị quyết trước đây và bị lúng túng do chính sách không ủng hộ của Trung Quốc. Trung Quốc giữ quan điểm nhằm đạt tới điều gì từ một nước Bắc Hàn có vũ khí hạt nhân và sự sống sót của chính thể Kim Chính Nhật?

Từ thời buổi của những vương quốc xa xưa, Triều Tiên đã là một “con tôm nằm giữa những con cá voi,” một vị trí quân sự chiến lược cho nên việc trêu ngươi cường quốc Á châu khổng lồ đó là có khả năng phải chống lại một cuộc xâm lược hung bạo. Chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với hai nước Triều Tiên khi đó phần nào thừa kế từ kỷ nguyên đế quốc của mình và nhằm tránh một chỗ đứng chân của nước ngoài tại Triều Tiên.

Tất nhiên là trừ phi nước này thuộc về Trung Quốc.

Thật không may, một nước Triều Tiên thống nhất, thành quả của sự biến mất hệ thống cai trị của Kim Chính Nhật, thì không những chỉ là thừa nhận hoàn toàn uy quyền tối cao của Hoa Kỳ trong khu vực (những nỗ lực hiện thời được phương Tây dẫn dắt và thai nghén). Mà nó còn ban tặng cơ hội dồi dào cho việc phát triển một sự hiện diện mạnh mẽ của nước ngoài, đặc biệt là Hoa Kỳ tại đây. Với tư cách là ân nhân hào phóng và quyền năng nhất của Hàn Quốc, Hoa Kỳ có những sáng kiến giúp thống nhất hai nước có mức độ hiện đại hóa ở thành thị và nền kinh tế khác nhau ghê gớm, và hạn chế phát sinh những khó khăn trong trường hợp tái thống nhất.

Khả năng về sự hiện diện của một nước Mỹ mạnh thêm lên quá gần với vùng biên giới nước mình đang gây phiền toái cho Trung Quốc hơn là sự hiện diện của bất cứ quốc gia nào khác. Một sự có mặt của Hoa Kỳ tại Triều Tiên không những chỉ đảm bảo cho quyền bá chủ trong khu vực (một thứ trời cho mà một nước Trung Quốc đầy tham vọng đã và đang thèm khát ngắm nhìn) mà còn tạo nên những mối bất an cho Trung Quốc trước những dính líu về quân sự của Hoa Kỳ có thể xảy ra trong vấn đề Đài Loan. Chừng nào mà chính sách hiện thời này [của Trung Quốc] ngăn ngừa được viễn cảnh đó, thì nó có khả năng sẽ được [Trung Quốc] cân nhắc một cách có hiệu quả.

Cách giải thích duy lý khác thường được trích dẫn là việc ngăn ngừa một cuộc khủng hoảng người tị nạn tiềm tàng nổ ra do sự sụp đổ của chế độ cai trị của Kim Chính Nhật. Cuộc khủng hoảng này có thể đẩy nhanh sự dính líu của Liên hiệp quốc (tổ chức luôn bảo vệ cho các quyền lợi của những người tị nạn theo hiến chương của mình) cũng như đưa tới một mối đe doạ đáng sợ cho chính sách “Một nước Trung Quốc” của quốc gia này.

Một chính sách đối nội mà chế độ độc đoán đó coi trọng, chính sách “Một nước Trung Quốc”, được nhắm vào việc duy trì sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia rộng lớn và nhiều dân tộc này (Đảng Cộng sản Trung Quốc thừa nhận 55 dân tộc thiểu số).

Một nhóm gần 2 triệu người dân tộc Triều Tiên, cư ngụ tại một vùng biên giới giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, nơi từng là một phần của vương quốc Triều Tiên, tên là Koguryo. Người Trung Quốc lo ngại rằng, trong trường hợp xảy ra một cuộc khủng hoảng tị nạn, những người Triều Tiên thiểu số đang sống trong vùng này “có thể phải chịu một căn bệnh khủng hoảng tâm lý khi những người dân tộc Trung Quốc lẻn qua tiếp xúc thường xuyên [với những người Bắc Triều Tiên].

Nhiều người Triều Tiên này từ lâu đã sẵn sàng cho một “giấc mơ Triều Tiên” được hứa hẹn bởi những cuốn phim truyền hình nhiều tập bình dân, và khoảng 300.000 người đã di cư vào Nam Triều Tiên như là những nhân công rẻ mạt trong cuộc tìm kiếm giấc mơ đó. Trong trường hợp họ chịu đựng được căn bệnh khủng hoảng tâm lý này, thì những người Triều Tiên thiểu số có thể thúc đẩy cho việc chia cắt với Trung Quốc và thay vào đó, họ tìm đến hợp nhất (hoặc rất ít khả năng là sẽ liên kết) với nước Triều Tiên, nơi có những quyền tự do dân sự và cơ hội kinh tế to lớn hơn đang chờ đợi.

Thêm vào niềm tin hơn nữa trước một khả năng như vậy, yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với khu vực này là mong manh và gây nên tranh cãi rộng khắp trong giới học giả vẫn tuyên bố rằng Khu Tự trị Yanbia Triều Tiên từng thuộc về các vương quốc Triều Tiên, Koguryo và Balhae.

Vào năm 2002, Trung Quốc đã dựng lên một chiến dịch có quy mô lớn với tên gọi là “Kế hoạch Đông bắc” nhằm làm chệch hướng những tuyên bố này ngay cả khi kế hoạch đó đã gây nên không khí nguội lạnh nghiêm trọng trong các mối quan hệ với Nam Triều Tiên. Thái độ sẵn sàng mạo hiểm với các mối quan hệ ngoại giao then chốt của mình đã gợi lên rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc lo ngại về những hệ quả rộng lớn hơn từ một cuộc nổi loạn ở Yanbia: sự củng cố sức mạnh cho nhiều hoạt động ly khai tại Trung Quốc và làm suy yếu tính hợp pháp vốn đã mong manh.

Như tác gia Andrew Nathan từng diễn tả hùng hồn, rằng “Chế độ của Trung Quốc phải chịu đựng một thứ khuyết tật bẩm sinh mà nó không thể chữa trị được: cho nên trên thực tế, một hình mẫu cho một chính phủ khác thì sẽ hợp pháp hơn.”

Bởi vậy, để ngăn chặn sự xuất hiện hình mẫu hợp pháp, chính phủ đó phải đàn áp lực lượng đối lập, phải duy trì tấm bình phong của sự cai trị vững vàng, và trừ khử bất cứ mối đe doạ nào đối với quyền lực pháp lý của Đảng Cộng sản Trung Quốc trên khắp vùng lãnh thổ Trung Quốc rộng lớn. Chính sách này trong phạm vi nào đó là một nỗ lực bán rẻ bất kể hình mẫu tương lai nào trước một mối thách thức.

Gắn bó chặt chẽ với những mối lo ngại trong nước là chính sách tồn tại từ lâu của Trung Quốc rằng nước này không can thiệp vào các công việc nội bộ thuộc chủ quyền của nước khác. Trong một thế giới ngày càng được toàn cầu hóa, nơi mà các tổ chức liên quốc gia nắm được và sử dụng sức mạnh đáng kể, thì lối biện minh này là điều hiếm có và đang bị tuyệt nọc. Thế nhưng nó là một thứ lý lẽ mang tính quyết định: trong một quốc gia, nơi mà những hành động xâm phạm quyền con người lan tràn đã lộ rõ, thì việc chối từ quyền của người ngoài cuộc can thiệp vào những hành động pháp lý mang tính chủ quyền của một nước là cần thiết cho những nỗ lực của nước này nhằm làm chệch hướng những chỉ trích về những mưu đồ độc đoán thô bạo, những nỗ lực của nước ngoài can dự vào vấn đề nhân quyền, và những lời kêu gọi của quốc tế đòi dân chủ hóa.

Tiếp đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc coi những chỉ trích đối với Bắc Triều Tiên như là sự khởi đầu trên một sườn dốc trơn tuột để từ đó có thể kết thúc bằng một sự can thiệp vào vấn đề nhân quyền và/hoặc các hoạt động dân chủ trong quốc gia của mình. Chính sách về CHDCNDTT không phải chỉ đảm bảo tính kiên định nằm trong số những chính sách của Trung Quốc mà còn giúp giữ ổn định chính thể hiện nay trong một thời gian ngắn.

Đúng là bất cứ chính sách nào cũng phải có sự cân bằng giữa những lợi ích và mất mát của nó, sự đối xử ưu ái của Trung Quốc đối với Bắc Triều Tiên có những mặt hạn chế của nó. Trước hết, những uy tín quốc tế mà Trung Quốc đã đạt được bằng việc đăng cai tổ chức các cuộc đàm phán sáu bên, trong đó có Bắc và Nam Triều Tiên, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Nga, đã bị tan rã khi Bắc Triều Tiên rút lui khỏi các cuộc thương thảo và nổi lên nguy hiểm hơn và táo tợn hơn bao giờ hết.

Trong khi chính phủ Barack Obama ở Hoa Kỳ đã dành ưu tiên cho sự hợp tác của Trung Quốc như là bộ phận trong chính sách về Bắc Triều Tiên của ông, thì thật không rõ là sự kiên nhẫn của Hoa Kỳ sẽ kéo dài được bao lâu trước một nước Trung Hoa khó bảo. Tổ chức có uy tín Center of New American Democracy trong nhiệm vụ của mình đã biện luận phản đối việc để cho Trung Quốc xác định thời biểu cho chính sách đối ngoại về Bắc Triều Tiên của nước Mỹ, và việc chính phủ Obama duy trì sự chọn lựa cho việc quở trách Trung Quốc trên phạm vi quốc tế đối với việc nước này đã thất bại trong vai trò là một “kẻ nắm giữ khoản tiền cược có ý thức trách nhiệm”.

Việc mất uy tín quốc tế trong vai trò là một kẻ môi giới có quyền lực và những chỉ trích có khả năng xảy ra từ chính phủ Obama đặt ra những mối đe doạ nguy hiểm cho cuộc vận động “Phát triển Hài hòa” trong các mối quan hệ với dân chúng mà Trung Quốc đã dựng lên từ năm 2002. Là một chiến dịch trù tính sẽ được đón nhận trong cộng đồng quốc tế và thanh minh cho những hoạt động kinh tế (ví dụ như những thành quả thu được ở nước ngoài), cuộc vận động “Phát triển Hài hòa” đã tạo thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc (mà trong đó Đảng Cộng sản Trung Quốc dựa vào tính hợp pháp của nó) và tiêu biểu cho một sự đầu tư tiền tệ và chính trị đầy ý nghĩa. Nó giữ cho Trung Quốc toan tính xem rồi thì liệu sự mất mát đi tính hợp pháp của chính sách then chốt có phải là một sự cân bằng giá trị đáng giá hay không.

Sự chây ì của Trung Quốc [trong vấn đề Bắc Triều Tiên] tạo nên một mất mát khác – mà trong đó khẩu hiệu “Phát triển Hài hòa” được gắn kết một cách lỏng lẻo – đó là quyền lãnh đạo trong khu vực. Trung Quốc từ lâu đã là một quốc gia có nhiều tham vọng, và làn sóng dân tộc chủ nghĩa thịnh hành ở nước này có căn nguyên trong những lời kêu gọi của chủ nghĩa Mao cho một sự trở lại địa vị cao quý của mình.

Trải qua nhiều năm, khi chế độ San Francisco miền trung Hoa Kỳ suy sụp và các quốc gia chủ chốt như Nam Triều Tiên biểu lộ chủ nghĩa bài Mỹ, Trung Quốc đã cố gắng nhận thức rõ mục tiêu đó bằng việc tìm kiếm quyền bá chủ trong khu vực châu Á. Những nỗ lựa này giờ đây trở nên rắc rối khi Hoa Kỳ tái xác nhận quyền bá chủ của mình bằng việc củng cố cho các khối liên minh của mình với những tay chơi đang bị quẫn trí như Nam Triều tiên và Nhật Bản.

Nhật Bản hơn nữa đã lợi dụng cương vị lãnh đạo được hồi phục của Hoa Kỳ trong khu vực như là một cơ hội để thúc đẩy việc bình thường hóa tình trạng của mình. Bình thường hóa, hay còn gọi là tái quân sự hóa, cho nước Nhật, sẽ tạo nên một động thái chính trị có khả năng kích động các quốc gia châu Á từng là nạn nhân của hành động xâm lược đế quốc của Nhật Bản. Trung Quốc, nói riêng, đã phản đối mạnh mẽ việc bình thường hóa Nhật Bản, hiện tượng mà nước này coi như không chỉ là một mối đe doạ đến an ninh quốc gia mà còn như một nỗ lực tăng thêm viễn cảnh của nước Nhật Bản thành bá chủ trong khu vực.

Trong khi có bằng chứng để gợi lên rằng Hoa Kỳ rất lo lắng về sự bình thường hóa của Nhật Bản, thì vị trí được khôi phục của Hoa Kỳ như là kẻ bá chủ trong khu vực lại tự động hồi phục tầm quan trọng của Nhật Bản trong vùng như là đồng minh đáng tin cậy nhất của Mỹ, vì thế mà giảm bớt đi sự khẳng định cho vị thế lãnh đạo khu vực của Trung Quốc.

Ngoại trừ khả năng lãnh đạo trong khu vực, thái độ miễn cưỡng hiện thời của Trung Quốc để có một lập trường cứng rắn hơn [với Bắc Triều Tiên] có thể gây mất ổn định toàn vùng bằng việc làm nổi lên một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực. Chế độ cai trị ở Bắc Triều Tiên đã biểu lộ không chút e sợ đối với việc bán công nghệ hạt nhân của mình cho các quốc gia khác, thậm chí với cả những hệ thống cai trị nguy hiểm và áp bức. Trên thực tế, một số nhà phân tích đã biện luận rằng biểu hiện khoe khoang manh tính hiếu chiến đến kinh ngạc của Bắc Triều Tiên về tên lửa và công nghệ hạt nhân trong những tuần gần đây có thể là một lối quảng cáo ngang ngạnh từ một hệ thống cai trị đã rơi vào tình trạng khánh kiệt tiền mặt.

Trong khi mối đe doạ ở châu Á gia tăng nhanh chóng đến cao độ, các quốc gia không có vũ khí hạt nhân có khả năng sẽ biện minh cho, và đồng thời tìm kiếm, những vũ khí hạt nhân của riêng họ. Một loạt mối đe doạ cho an ninh quốc gia của riêng Trung Quốc (nước này đặc biệt dễ bị tổn thương khi nó có chung đường biên giới với 14 quốc gia khác), một cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á là một viễn cảnh đang trở nên chắc chắn.

Hầu hết các quốc gia trong khu vực này đều không ổn định, độc đoán, và dễ bị tổn thương theo cách này hay cách khác. Kết hợp với tình trạng nghèo đói cao độ và trình độ giáo dục thấp kém, không có những đảm bảo cho sự gia tăng nhanh chóng vũ khí hạt nhân đó cùng với việc đi theo sau mô hình phát triển học thuyết quân sự Mutiually Assured Destruction (MAD) * của phương Tây. Sự ngăn chặn thông qua MAD đơn giản có thể không có tác dụng hoặc các quốc gia hiếu chiến bị trói buộc bởi những biện pháp trừng phạt nặng nề có thể bán công nghệ của họ cho các nước khác và tệ hơn, bán cho các phần tử không thuộc về nhà nước nào.

Điều phiền toái tương tự là thực tế rằng khu vực châu Á là một xứ sở được ghi nhận có những mối ngờ vực cao độ (nơi được công nhận rộng rãi phần nào đối với lịch sử phức tạp và bạo lực của nó). Một khi sự gia tăng nhanh chóng [vũ khí hạt nhân] bắt đầu, mối hồ nghi nằm trong số những nhân vật chính trị sẽ làm cho nó khó mà dừng lại được – không thể nói gì được về sự thiếu vắng một cấu trúc khu vực có hiệu quả và theo đó một tổ chức có vai trò trung tâm, không thiên lệch nhằm kiểm soát những nỗ lực đang gia tăng nhanh.

Sự bất lực của châu Á để thống nhất và hành động trước việc phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng đang tăng nhanh sẽ đem các tổ chức quốc tế và Hoa Kỳ tới sân sau của Trung Quốc. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã trợ giúp cho việc phát triển một cấu trúc tầm khu vực nhằm loại trừ sự dính líu của những thế lực này. Trung Quốc, giống như nhiều nước châu Á khác, tin rằng Hoa Kỳ và uy thế quốc tế đối với những vấn đề khu vực đã trở nên rất sâu rộng. Hoa Kỳ và sự dính líu quốc tế rồi sẽ đặt ra những nan đề quan trọng cho ảo tưởng khu vực của Trung Quốc.

Khi Bắc Triều Tiên tiếp tục con đường nguy hiểm và phi lý của mình, phản ứng của Trung Quốc đối với những mối đe doạ được gia tăng sẽ là yếu tố quyết định cho sự thành công của việc ngăn chặn CHDCNDTT. Tuy nhiên mối bất hòa không nằm trong thái độ thiện chí của thế giới tự do.

Trong khi Trung Quốc không còn là đồng minh luôn mang lại ích lợi của CHDCNDTT nữa (quả thực có những báo cáo gợi lên tình trạng thiếu kiên nhẫn đang gia tăng đối với chế độ này), Trung Quốc có khả năng sẽ chú trọng hơn tới những hậu quả tiêu cực mà chính sách này mang lại đối với những hoạt động ly khai có thể có và đối với tính hợp pháp ở trong nước hơn là bất cứ vấn đề nào khác.

Mối lo ngại hàng đầu và tối thượng của CHND Trung Hoa sẽ luôn là sự tồn tại của riêng mình, và những đe doạ đối với tính hợp pháp của nước CHND Trung Hoa có thể có thực và trước mắt đủ để bõ công thực hiện việc cân bằng các giá trị. Những hành động của CHND Trung Hoa gợi lên rằng chúng đúng là như vậy. Có nhiều điều mà Trung Quốc phải chịu mất mát từ vị thế hiện nay của mình chính là chìa khoá cho chính sách đối ngoại của nước này – một cuộc vận động cho việc “Phát triển Hài hòa”, quyền lãnh đạo trong khu vực đối với Nhật Bản, và một châu Á hòa bình, độc lập với sự lôi kéo vào vòng tay của Hoa Kỳ. Không có vẻ là CHND Trung Hoa đang đánh đổi chúng cho bất cứ thứ gì kém giá trị hơn sự tồn tại của chế độ cai trị này.

Cynthia Lee là sinh viên khoa học chính trị của trường Đại học Columbia.


Hiệu đính: Trần Hoàng

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009

* Mutiually Assured Destruction (MAD): Là một học thuyết chiến lược quân sự mà trong đó việc sự sử dụng vũ khí hạt nhân với quy mô lớn bởi hai phía đối nghịch sẽ gây nên hậu quả tàn phá thực sự cho cả bên tấn công lẫn bên phòng thủ. Học thuyết dựa trên lý thuyết ngăn chặn, theo đó thì sự triển khai mạnh mẽ vũ khí thực chất là đe doạ đối phương cốt đề tránh việc sử dụng những thứ vũ khí tương tự … (wikidedia).

——————-

ASIA TIMES

Conflicts in China’s North Korea policy
By Cynthia Lee
Jul 22, 2009

Tổng số lượt xem trang