Thứ Ba, 18 tháng 8, 2009

Bước tiếp theo trong vũ điệu Đài Loan-Trung Quốc

Bước tiếp theo trong vũ điệu Đài Loan-Trung Quốc

THE WALL STREET JOURNAL

Bước tiếp theo trong vũ điệu

Đài Loan-Trung Quốc

Hoa Kỳ có thể cải thiện các mối ràng buộc với đại lục và vẫn đáp ứng những bổn phận đối với Đài Bắc.

Ngày 16-8-2009

RICHARD V. ALLEN

Khi Richard Nixon thai nghén chiến lược vào năm 1967 nhằm mở một cánh cửa ra với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH), ông chỉ có một ý niệm lờ mờ về “sự thành công” có thể được đo đếm trên thực tế tới đâu. Một sự cân nhắc chủ yếu là: để tận dụng mối thù hận Trung-Xô đang dâng lên cùng cực nhằm tạo nên một “ngọn núi chắn ngang” đối với Liên bang Xô Viết. Bài báo của ông trên tờ Foreign Affairs về chủ đề – “Châu Á hậu Việt Nam” – đã xuất hiện vào tháng Mười năm 1967 và đã ít được để ý đến, chỉ được một số người bàn luận qua loa như là lối khoa trương của chiến dịch vận động. Vào tháng Một năm 1968, 10 tháng trước cuộc bầu cử của mình, ông đã phái tôi tới Nhật Bản và Hàn Quốc để thông báo những dự định dài hơi của ông.

Nixon đã không mong có được một sự đột phá tức thời và biết rằng ông phải tiến hành một cách thận trọng. Quả thực, có một lần khi trong phòng làm việc, chỉ dẫn cơ bản của ông cho bộ máy của Hội đồng An ninh Quốc gia là hãy “tìm một phương cách để tiến tới tiếp xúc được với Trung Quốc.”

Lúc đó, Cố vấn Hội đồng An ninh Quốc gia Henry Kissinger, nhân vật mới trong nhóm trợ thủ của Nixon, đã cho rằng ý tưởng đó là “điên rồ”. Thế nhưng Nixon cũng ý thức một cách sắc sảo về tầm quan trọng của việc không từ bỏ Đài Loan, với việc Hoa Kỳ duy trì các mối quan hệ ngoại giao đầy đủ, và việc có được một chiếc ghế trong Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.

Trong khi Nixon biết rằng sự thành công trong những nỗ lực của ông sẽ đem tới sự thay đổi quan trọng, ông có thể đã không tưởng tượng nổi tầm mức đổi thay trong 40 năm qua. Mà ông cũng không có ý niệm rằng CHNDTH có thể trở thành chủ nợ chính của Mỹ. Trong khi dàn xếp cho tình trạng của Đài Loan, bao gồm việc sử dụng Ronald Reagan như là sứ giả đánh bật nước này một cách êm ái ra khỏi chiếc ghế của họ trong Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc nhằm giành thiện cảm của CHNDTH, ông đã có sự quan tâm lớn tới an ninh của Đài Loan, tiếp tục một sự hiện diện của một đội quân mang tính chiếu lệ và bán cho nước này các loại vũ khí phòng thủ.

Qua năm 1979, Tổng thống Jimmy Carter đã phải chịu đựng một loạt những bước thụt lùi khủng khiếp trong chính sách đối ngoại: cuộc xâm lăng của Liên Xô ở Afghanistan, cùng với vụ sát hại đại sứ của chúng ta tại đó; cuộc đánh chiếm của người Iran vào sứ quán Hoa Kỳ tại Tehran, bắt giữ các con tin người Mỹ, và một nỗ lực cứu họ bị thất bại; và những hoạt động cách mạng và bạo lực gia tăng tại Trung Mỹ. Ông Carter đã liều lĩnh muốn có một “sự thành công về chính sách đối ngoại” để chào hàng cho cuộc bầu cử năm 1980, thế nhưng ông đã chỉ có được một viễn cảnh dễ chịu: sự công nhận quan hệ ngoại giao hoàn toàn với CHNDTH. Ông chỉ có thể đạt được điều đó bằng cách chấp nhận ba đòi hỏi của CHNDTH – hủy bỏ sự công nhận đối với “Cộng hòa Trung Hoa”, xóa bỏ Hiệp ước Phòng thủ Song phương và triệt thoái toàn bộ nhân viên quân sự Hoa Kỳ – điều mà những người tiền nhiệm của ông, Nixon và Gerald Ford, đang phải miễn cưỡng nhượng bộ.

Ông Carter đã không chịu nhượng bộ những đòi hỏi và đã nhanh chóng công nhận CHNDTH, song tiếp đó ông đã phải đối phó với sự ủng hộ mạnh mẽ của công chúng và quốc hội trong vấn đề duy trì an ninh cho Đài Loan. Bộ máy chính quyền đã phải khai thác vấn đề pháp lý tập trung vào “vấn đề Đài Loan” và trình nó lên Quốc hội. Tại đó, bản thảo đã được chia nhỏ để trình lên Quốc hội lưỡng đảng và phe đa số của Thượng viện và đã được viết lại và củng cố thêm một cách triệt để, kết hợp chặt chẽ những giải pháp cứng rắn được dành để giữ gìn các quyền lợi của Đài Loan.

Ban đầu Đài Loan không vui vẻ gì với hành động lập pháp này, song đã sớm nhận ra rằng mối quan hệ của Đài Loan với Hoa Kỳ trong vấn đề này không giống với bất cứ quốc gia nào. Bản phác thảo cuối cùng đã trở thành bộ Luật về các Quan hệ với Đài Loan ra đời năm 1979, cung cấp một đảm bảo pháp lý thực sự cho mối quan hệ kinh tế và an ninh trong tương lai của Đài Loan với Hoa Kỳ. Đứng trước sự nhất trí mạnh mẽ của lưỡng đảng trong việc ủng hộ những đảm bảo này, ông Carter đã không có chọn lựa nào khác ngoại trừ việc đưa ra dấu hiệu yêu cầu xem xét lại văn bản luật trong khi CHNDTH thì phản đối.

Trong 30 năm qua bằng Luật các Quan hệ với Đài Loan, các đời tổng thống kế tiếp nhau đã đáp ứng được những ủy thác của bộ luật trong các lĩnh vực kinh tế và an ninh. Thương mại song phương với Đài Loan đã tăng vọt lên 60 tỉ đô la. Các loại vũ khí phòng thủ đã được bán cho Đài Loan, dẫu cho nó là một kết quả của những thương thảo kéo dài. Đài Loan đã bắt đầu sự tồn tại mong manh của mình từ năm 1949 như là một chế độ chuyên chế, song trong 60 năm chưa từng phải trải qua những nỗi thù hận khiếp sợ bên trong đất nước của mình, những cuộc giết chóc và rối loạn to lớn của “Đại Nhảy Vọt”, và “Cách mạng Văn hóa” như ở đại lục.

Trong những năm gần đây – cho tới cuộc bầu cử tổng thống Mã Anh Cửu 2008 – Đài Loan đã trở thành những vấn đề khó giải quyết đối với chính sách của Hoa Kỳ và là những đích nhắm của trò chơi với khái niệm “độc lập” từ CHNDTH. Một động thái như vậy sẽ trực tiếp đi ngược lại phá vỡ chính sách của Hoa Kỳ trong 40 năm qua, bắt đầu bởi Tổng thống Nixon, rằng chỉ có một nước Trung Quốc, và Đài Loan là bộ phận của Trung Quốc; và rằng Hoa Kỳ vẫn cam kết về pháp lý duy trì nền tự do của Đài Loan trước sức hút bằng vũ lực của CHNDTH.

Một sự thay đổi khác thường trong các chính sách của Đài Loan đã diễn ra dưới thời Tổng thống Mã, bao gồm việc tổ chức du lịch hai chiều, các chuyến bay và vận chuyển tàu biển trực tiếp với đại lục trên quy mô lớn, đầu tư của cả hai bên tăng lên mạnh mẽ, và việc xem xét một thỏa thuận thương mại tự do giữa hai bờ eo biển. Không có thêm lời xì xào nào về vấn đề độc lập và không có chiến dịch vận động nào cho ghế thành viên Liên hiệp quốc của Đài Loan.

Chủ tịch và tổng thống của mỗi bên mới đây đã trao đổi liên lạc trực tiếp lần đầu tiên từ trước tới nay. Mức độ hiện thực hóa này báo trước một cách tốt đẹp cho sự ổn định trong khu vực. Mặc dù Bắc Kinh sẽ không từ bỏ tham vọng của mình “tái thống nhất” Đài Loan với đại lục, song nước này ngầm thừa nhận tầm quan trọng của kỷ nguyên hợp tác mới này. Tuy nhiên, CHNDTH đã không bác bỏ việc sử dụng vũ lực để thực hiện việc tái thống nhất.

Chính quyền Obama được trao cho những thời cơ quan trọng để cải thiện an ninh trong một khu vực có ý nghĩa sống còn đối với những lợi ích của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ có thể bằng những bước đi quan trọng cùng lôi kéo Đài Loan thiết lập một thỏa thuận tự do mậu dịch, và tiến tới giai đoạn tiếp theo bán những loại vũ khí phòng thủ cho Đài Loan. Trung Quốc tiếp tục xây dựng các khả năng quân sự của mình, bao gồm một lực lượng hải quân trên biển với các tàu sân bay và những tàu ngầm bổ sung thêm. Nước này cũng đang sản xuất và lắp đặt các loại tên lửa truyền thống tại Tỉnh Fujian chĩa vào Đài Loan. Hành động này đe doạ cán cân quân sự trong khu vực, và Hoa Kỳ có một bổn phận hợp pháp khi nhận thấy rằng cần xem xét tới một sự cân bằng khó khăn.

Trong khi Tổng thống Barack Obama đã bị phê phán mạnh mẽ về những thỏa thuận tự do thương mại trong chiến dịch tranh cử của mình, thì ông đã phát đi tín hiệu có một quan điểm khác kể từ khi nhận nhiệm vụ, và Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Ron Kirk đã lưu ý rằng các mối quan hệ thương mại đang sâu đậm thêm với châu Á là một quyền ưu tiên mới cho ban lãnh đạo hiện nay. Vào thời điểm khi đang có một nhu cầu cấp bách cho các thị trường xuất khẩu của Hoa Kỳ, một thỏa thuận tự do thương mại với Đài Loan đáp ứng những mối quan tâm của Hoa Kỳ trong cả ngắn và dài hạn. Ngoại trưởng Hillary Clinton cũng đã tỏ dấu hiệu làm mới lại sự quan tâm tới châu Á, bằng việc cam kết lập ra chức đại sứ tại Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á.

Về những thứ vũ khí cho Đài Loan, những nhu cầu phòng thủ của nước này là quan trọng, và chúng bao gồm những đòi hỏi các loại trực thăng, các phụ tùng thay thế cho các phản lực cơ đang sử dụng, một số loại tên lửa phòng thủ, và những thiết bị giám sát được tăng cường và nâng cấp cho các phi cơ Hawkeye của mình. Đài Loan mong muốn có những phương tiện để ngăn chặn một cuộc tấn công, chứ không phải loại để tấn công.

Các mối quan hệ được nói rõ đó giữa Đài Loan và đại lục đã được hâm nóng một cách đáng kể từ cuộc bầu cử ông Mã, Hoa Kỳ cần phải tiếp tục hành động để cải thiện các mối quan hệ với CHNDTH, trong khi củng cố mối quan hệ lịch sử của mình với Đài Loan. Cánh cửa cho thời cơ chỉ trong vòng những tháng năm tới, và những cam kết của Hoa Kỳ trong bộ Luật về những Quan hệ với Đài Loan có thể được đón nhận bằng việc tiếp tục xem xét bán vũ khí và đề xướng các cuộc thương thảo tự do thương mại với Đài Loan.

Ông Allen, một thành viên cao cấp của Viện Hoover thuộc Đại học Stanford, từng là cố vấn chính về chính sách đối ngoại cho Tổng thống Richard Nixon năm 1968 và Tổng thống Ronald Reagan năm 1980. Ông từng đảm nhận vai trò Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Reagan.

Hiệu đính: Trần Hoàng

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009

—————–

The Next Step in the Taiwan-China Dance

The U.S. can improve ties with the mainland and still meet obligations to Taipei.

AUGUST 16, 2009, 7:07 P.M. ET

By RICHARD V. ALLEN

Tổng số lượt xem trang