Vào sáng ngày 14 tháng 8 vừa qua, thuyền trưởng chiếc tàu QNg95031TS là ông Nguyễn Tấn Lự đã đưa 24 thủy thủ khác về đến Quảng Ngãi sau khi bị phía kiểm ngư Trung Quốc bắt giam tại đảo Phú Lâm.
Trung Quốc – Việt Nam hoạch định biên giới biển--- VITINFO
VIT - Hoạch định đường biên giới không chỉ khảo sát việc mở rộng trên đất liền, mà còn có các giới hạn trong những vấn đề như như đánh bắt cá hay khai thác dầu mỏ trên biển.
Đại sứ Trung Quốc tại Philippin nói về Trường Sa |
16:17 | 17/08/2009 |
(ĐCSVN) – Tờ “Thời báo Manila” ngày 15/8 dẫn lời Đại sứ Trung Quốc tại Philippin, ông Lưu Kiến Siêu nói tại cuộc họp báo ở thành phố Makati cuối tuần qua rằng Trung Quốc hiện chưa vội giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở khu vực quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và sẽ không bao giờ sử dụng sức mạnh quân sự để giải quyết tranh chấp.
Ông Lưu Kiến Siêu nói rằng Trung Quốc không muốn làm phức tạp tình hình ở đó, song cũng không muốn trói tay bởi vấn đề này. Thay vào đó, Trung Quốc đang tìm kiếm sự hợp tác trong nhiều lĩnh vực với các nước hữu quan tại khu vực quần đảo Trường Sa. Đề cập tới việc Trung Quốc tăng cường khả năng phòng thủ, trong đó có lực lượng hải quân, ông Lưu cho rằng việc làm này là lẽ đương nhiên vì Trung Quốc là một nước rất lớn và có chung đường biên giới với nhiều nước. Các nước khác không nên lo ngại về điều này vì Trung Quốc ủng hộ việc duy trì hòa bình và an ninh trong khu vực.
|
--
Giới thiệu đề án Sức nước ngàn năm-- VOV News
Chiều 17/8, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Tư pháp họp báo giới thiệu về Đề án “Sức nước ngàn năm” và ra mắt cuốn sách “Cẩm nang pháp luật trong cuộc sống hàng ngày”.
Đề án “Sức nước ngàn năm” được triển khai với mục tiêu tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật một cách sâu rộng, có hệ thống, bằng phương pháp mới dễ hiểu, dễ nhớ giúp người dân có thể vận dụng pháp luật dễ dàng vào việc điều chỉnh các quan hệ xã hội trong cuộc sống hàng ngày. Qua đó, Đề án góp phần nâng cao dân trí và tạo động lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Các sản phẩm của đề án gồm: xuất bản cuốn sách “Cẩm nang pháp luật trong cuộc sống hàng ngày”; tổ chức trò chơi tìm hiểu pháp luật mang tên “Sức nước ngàn năm” trên sóng của Đài Truyền hình Việt Nam, tạo sân chơi hấp dẫn cho cán bộ của các xã phường trong cả nước thể hiện khả năng trong việc quản lý ở địa phương, qua đó nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ ở cơ sở và trình độ hiểu biết pháp luật trong dân.
Cuốn sách “Cẩm nang pháp luật trong cuộc sống hàng ngày” đã được biên soạn và ra mắt bạn đọc. Nội dung cuốn sách gồm các văn bản luật, pháp lệnh, nghị định hướng dẫn thi hành với những tình huống pháp luật sinh động, dễ hiểu được tập hợp, phân chia thành 4 lĩnh vực: Dân sinh; Y tế, Giáo dục, Văn hóa; An ninh trật tự; Tư pháp - Chính sách xã hội. Cuốn sách được phát hành rộng rãi trong tủ sách xã, phường, tủ sách gia đình làm cẩm nang tra cứu pháp luật cho cán bộ và người dân ở cơ sở; trong hệ thống thư viện nhà trường làm tài liệu tham khảo cho cán bộ, giáo viên, các nhà quản lý giáo dục và các tầng lớp học sinh, sinh viên trong hệ thống giáo dục quốc dân./.
Theo TTXVNKẻ cầm đầu dần lộ diện qua lời khai của các nhân chứng-- VOV News
Di tích chứng tích tội ác chiến tranh tháp chuông nhà thờ Tam Tòa |
(VOV) - Chính họ phải chịu trách nhiệm trước giáo dân khi cố tình đẩy giáo dân vào những việc làm phi pháp, trái với đạo lý, làm đảo lộn nhịp sống thanh bình
Các thông tin liên quan đến vụ việc dựng nhà trái phép và gây rối trật tự công cộng diễn ra tại khu chứng tích tội ác chiến tranh tháp chuông nhà thờ Tam Tòa đã nhiều lần được các cơ quan thông tin đại chúng của Trung ương và địa phương đưa lên công luận. Cơ quan điều tra công an thành phố Đồng Hới cũng đã vào cuộc điều tra nhằm làm rõ vụ việc theo luật định.
Qua kết quả điều tra thu thập tài liệu cũng như lời khai của các đối tượng bị bắt giữ do vi phạm pháp luật, gây rối trật tự công cộng trong vụ việc nêu trên cho thấy: Việc dựng nhà trái phép tại khu chứng tích tội ác chiến tranh tháp chuông nhà thờ Tam Tòa là ý đồ có từ lâu, được lên kế hoạch, có sự chuẩn bị từ trước của người phụ trách là linh mục Lê Thanh Hồng - quản xứ Sen Bàng và của một số người tự xưng là Ban đại diện giáo dân Đồng Hới.
Nhằm giúp bạn đọc có cái nhìn đầy đủ, toàn diện, phản ánh khách quan bản chất đích thực của vụ việc, chúng tôi đề cập trong bài viết này những thông tin qua lời khai, sự thú nhận của chính những người kích động, tổ chức và tham gia gây rối cũng như kết quả điều tra của công an thành phố Đồng Hới.
Vụ việc hàng trăm giáo dân xứ Cồn Sẻ, xã Quảng Lộc, huyện Quảng Trạch và một số giáo dân Sen Bàng, xã Hòa Trạch, huyện Bố Trạch; Kim Lũ, xã Kim Hóa, huyện Tuyên Hóa cùng một số ít giáo dân Đồng Hới lén lút dựng nhà, xây bệ thờ đặt thánh giá tại khu chứng tích tội ác chiến tranh Tháp chuông nhà thờ Tam Tòa là hành động vi phạm nghiêm trọng pháp luật của Nhà nước. Việc xâm hại một di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh đã được UBND tỉnh Quảng Bình quyết định bảo vệ và xếp hạng là hành động vi phạm các điều khoản của Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Di sản văn hóa và Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo.
Song có lẽ rất nhiều người đặt câu hỏi, rằng: Vì sao các giáo dân của Cồn Sẻ, Hòa Trạch, Kim Lũ kia bỗng nhiên lại kéo về khu chứng tích tội ác chiến tranh để gây rối? Có hay không những người đứng đằng sau kích động, lôi kéo, lên phương án, lập kế hoạch tổ chức cho giáo dân thực hiện hành vi vi phạm luật pháp một cách trắng trợn như vậy?
Ông Trần Công Lý – số nhà 58 đường Nguyễn Du – TP Đồng Hới nói: “Sau khi làm lễ xong tại số nhà 58 Nguyễn Du, cha Hồng có ngồi lại với Ban đại diện, gồm tôi là Lý, chị Thủy, chị Tình, anh Trung. Cha Hồng nói là làm nhà tạm trên nền nhà thờ để làm lễ cho đỡ phần vất vả. Chị Thủy nói “làm thì bàn bạc với nhau trực tiếp chứ không nên bàn qua điện thoại”.
Còn ông Nguyễn Thanh Tin – chủ doanh nghiệp tư nhân Thanh Tin, người được “Ban đại diện giáo dân thành phố Đồng Hới” thuê làm khung nhà để dựng tại nền tháp chuông nhà thờ Tam Tòa kể lại: “Tôi làm nóc trên nền nhà thờ Tam Tòa là do cha Hồng, linh mục xứ Sen Bàng điện vào ngày 10/7 đặt làm một mái che để làm lễ trên nền nhà thờ Tam Tòa với bề rộng 6 mét, dài 9 mét, cao 3 mét. Sau đó khoảng 2 giờ chiều cùng ngày, cha điện lại để nghe báo giá”.
Nguyễn Quang Trung, một trong những kẻ nằm trong cái gọi là “Ban đại diện giáo dân thành phố Đồng Hới” nói: “Tôi trộn cát và hồ sẵn ở trên nhà và chở 4 thùng phuy không và 7 can nước để trộn đổ vào 8 chân cột”.
Ông Nguyễn Công Lý, số nhà 58 đường Nguyễn Du, thành phố Đồng Hới kể tiếp: “Sự việc diễn ra âm thầm. Cho đến ngày 19/7, sau khi làm lễ trên nền nhà thờ Tam Tòa xong, tôi được cha Hồng cho biết, sáng hôm sau dựng nhà. Tôi vâng lời cha. Sáng hôm đó, ngày 20/7, cha xứ là cha Hồng đến hiện trường vào lúc 5 giờ. Khi làm xong nhà, thợ hỏi có đúc trụ bê tông để dựng thánh giá không, cha cũng nhất trí. Sau một lúc, những người Cồn Sẻ đứng cạnh hỏi cha làm cho chúng con một lễ, cha nói không làm lễ được, xong thì có thể làm phép”.
Lời thú nhận của những người trong cuộc đã khẳng định linh mục Lê Thanh Hồng, quản xứ Sen Bàng, phụ trách giáo dân thành phố Đồng Hới là người đề xướng chủ trương và trực tiếp chỉ đạo giáo dân dựng nhà trái pháp luật trên nền đất khu chứng tích tội ác chiến tranh.
Những người trong cái gọi là “Ban đại diện giáo dân Đồng Hới” chính là những người trực tiếp tổ chức, thực hiện chủ trương chỉ đạo của linh mục Lê Thanh Hồng, tiến hành dựng nhà trái phép tại khu chứng tích tội ác chiến tranh.
Việc dựng nhà trái pháp luật này của một số giáo dân đã gây sự bất bình trong quần chúng nhân dân phường Đồng Mỹ, thành phố Đồng Hới. Càng bức xúc hơn khi cán bộ, nhân dân trong phường cũng như một số phường lân cận đến tuyên truyền, vận động giáo dân dừng việc dựng nhà trái phép, tháo dỡ công trình thì một số đối tượng biểu hiện thái độ thiếu thiện chí, có hành động thách thức và đối đầu.
Việc tháo dỡ nhà dựng lên trái phép trên nền khu chứng tích tội ác chiến tranh tháp chuông nhà thờ Tam Tòa của người dân thành phố Đồng Hới là việc làm chính đáng, thể hiện tinh thần tôn trọng pháp luật, ý thức làm chủ của người Đồng Hới. Người dân Đồng Hới không thể khoanh tay đứng nhìn sau khi đã tìm mọi cách thuyết phục vận động, song các giáo dân dựng nhà vẫn ngoan cố không dừng lại hành động vi phạm pháp luật.
Sự xô ẩu sau đó giữa những người dựng nhà trái phép và những công dân thành phố Đồng Hới trực tiếp tháo dỡ nhà trái phép và sự can thiệp kịp thời của lực lượng công an để vãn hồi trật tự cũng cho thấy chính những người trong cái “Ban đại diện giáo dân Đồng Hới” đã kích động và trực tiếp cùng một số giáo dân xâu ẩu, gây rối trật tự công cộng.
Ông Trần Công Lý, số nhà 58 đường Nguyễn Du, thành phố Đồng Hới nói: “Tôi nhận thấy việc làm dựng nhà trên nền đất khu chứng tích chiến tranh tháp chuông nhà thờ Tam Tòa là một điều vi phạm pháp luật khi không được cho phép và những người có tham gia dựng như cha xứ cha Hồng và các giáo dân là vi phạm pháp luật”.
Đáng tiếc là linh mục Lê Thành Hồng, người đề xướng chủ trương và chỉ đạo việc dựng nhà trái phép tại khu chứng tích tội ác chiến tranh tháp chuông nhà thờ Tam Tòa đã không kịp thời nhận thấy sai lầm. Vì lẽ đó linh mục Hồng không những không khuyên răn giáo dân chấp hành luật pháp khi diễn biến vụ việc vào sáng 20/7/2007 có những biểu hiện về gây rối trật tự công cộng và chống người thi hành công vụ, mà thay vào đó vẫn tiếp tục kích động giáo dân, thông tin sai sự thật cho Tòa giám mục Xã Đoài.
Sự thật là không hề xảy ra việc lực lượng công an dùng hơi cay, vòi rồng, dùi cui điện đàn áp giáo dân. Sự có mặt của lực lượng công an khi xung đột xảy ra giữa giáo dân dựng nhà và cư dân thành phố Đồng Hới tham gia tháo dỡ nhà là đúng lúc, cần thiết để lập lại trật tự theo đúng chức năng nhiệm vụ và qui định của pháp luật. Việc lực lượng công an thi hành công vụ tiến hành bắt giữ một số giáo dân quá khích, có hành động côn đồ, gây tổn hại đến tình mạng và sức khỏe của người khác cũng là việc làm cần thiết và đúng luật. Bởi lẽ giáo dân cũng là công dân và công dân nào vi phạm pháp luật thì đều phải bị xử lý.
Ông Nguyễn Quang Trung, tiểu khu 6, phường bắc Lý, TP Đồng Hới nói: “Ngày 20/7 một số giáo dân chúng tôi không được phép nhưng vẫn làm liều cái nhà trái phép. Sau đó được loa thông báo 5 giờ sáng chúng tôi phải dỡ nhưng chúng tôi vẫn làm liều cho được cả nhà. Sau đó khoảng 8h30, công an, quản lý đô thị, dân phòng cưỡng chế, thì một số người quá khích chống đối lại lực lượng, sau đó một số bị bắt, trong đó có tôi. Tôi đã nhận thấy cái sai là khi chưa được phép mà mình vẫn cứ làm liều. Bản thân tôi không thấy vòi rồng hay hơi cay gì cả”.Ông Mai Xuân Thú ở tiểu khu 6 phường Bắc Lý, thành phố Đồng Hới, một trong những giáo dân tham gia “tích cực” trong việc dựng nhà nói: “Ai nói có dùng hơi cay, vòi rồng và lựu đạn là tôi không thấy và khẳng định là không có”.
Đáng tiếc hơn nữa là từ những thông tin xuyên tạc sự thật của linh mục Lê Thanh Hồng, linh mục Phạm Đình Phùng, nhân danh chánh văn phòng thay mặt Tòa giám mục Xã Đoài đã ký và phát các văn bản như “cấp báo”, “khiếu nại khẩn cấp”, “thông cáo” với lời lẽ vu cáo chính quyền, công an tỉnh Quảng Bình bắt giữ, đánh đập giáo dân trái pháp luật, chiếm đoạt tài sản của giáo hội.
Cũng cần phải thông tin thêm là ngay sau khi sự việc ngày 20/7/2009 xảy ra, UBND tỉnh Quảng Bình đã có công văn gửi Tòa giám mục địa phận Vinh, UBND thành phố Đồng Hới có công văn gửi linh mục Lê Đình Hồng thông báo và khẳng định việc dựng nhà, dựng thánh giá của giáo dân trên nền đất khu chứng tích tội ác chiến tranh là vi phạm pháp luật và đề nghị Tòa giám hợp tác để cùng giải quyết vụ việc.
Việc cố tình xuyên tạc sự thật của linh mục Lê Thanh Hồng, linh mục Phạm Đình Phùng, thái độ bất hợp tác của họ với chính quyền thành phố Đồng Hới, chính quyền tỉnh Quảng Bình, tiếp tục kích động giáo dân là nguyên nhân làm cho vụ việc kéo dài và phức tạp thêm.
Chính những thông tin vu cáo chính quyền và công an tỉnh Quảng Bình mà linh mục Lê Đình Phùng - nhân danh tòa giám mục địa phận Vinh đưa ra đã kích động giáo dân ở Nghệ An, Hà Tĩnh và một số địa phương trong tỉnh Quảng Bình kéo về khu vực tam Tòa gây rối vào các ngày 26 và 27/7/2009.
Như vậy, để xảy ra các vụ việc phức tạp ngày 20/7/2009 và các ngày 26, 27/7/2009 tại Khu chứng tích tội ác chiến tranh tháp chuông Nhà thờ Tam Tòa, trách nhiệm thuộc về các linh mục Lê Thanh Hồng - quản xứ Sen Bàng; thuộc về các đối tượng trong cái gọi là “Ban đại diện giáo dân thành phố Đồng Hới” và của linh mục Phạm Đình Phùng – Tòa giám mục địa phận Vinh.
Chính họ đã không thực hiện đức vâng lời như Chúa trời đã dạy bảo khi làm trái ý kiến của bề trên của mình là Giám mục Giáo phận Vinh Cao Đình Thuyên. Trong bản ghi nhớ giữa UBND tỉnh Quảng Bình và Tòa giám mục xã Đoài ký ngày 23/10/2008, Giám mục Cao Đình Thuyên đã thống nhất quan điểm với tỉnh Quảng Bình là giữ nguyên và bảo vệ khu vực Tháp chuông nhà thờ Tam Tòa – chứng tích tội ác chiến tranh, di tích lịch sử văn hóa để phục vụ cho việc nghiên cứu, giáo dục truyền thông cho thế hệ trẻ.
Chính họ đã làm trái, đi ngược lại với những đề nghị của mình khi trước đó họ đã thống nhất với UBND tỉnh Quảng Bình là công nhận Tháp chuông nhà thờ Tam Tòa trở thành chứng tích tội ác chiến tranh và đề nghị UBND tỉnh Quảng Bình, UBND thành phố Đồng Hới xem xét tìm địa điểm ở nơi khác để giáo hội xây dựng nhà thờ trên địa bàn thành phố Đồng Hới. Trong khi các cấp chính quyền giới thiệu 5 địa điểm dành cho việc xây dựng nhà thờ chưa được họ chấp thuận thì chính họ lại chủ trương xâm hại di tích lịch sử văn hóa chiến tranh Tháp chuông nhà thờ Tam Tòa.
Chính họ phải chịu trách nhiệm trước giáo dân khi cố tình đẩy giáo dân vào những việc làm phi pháp, trái với đạo lý, làm đảo lộn nhịp sống thanh bình vốn có của người dân thành phố Đồng Hới, làm rạn nứt mối quan hệ đoàn kết tốt đẹp giữa bà con giáo dân và những người không theo đạo.
Ông Trần Công Lý, số nhà 58 đường Nguyễn Du, thành phố Đồng Hới kể tiếp: “Khi lực lượng công an tới, tôi không thấy có sử dụng hơi cay và cũng may nhờ có lực lượng công an nên sự việc xảy ra ổn định và không xảy ra đổ máu”.
Ông Nguyễn Quang Trung ở tiểu khu 6 phường Bắc Lý, thành phố Đồng Hới ăn năn: “Mỗi lần vấp là một lần ngã, bản thân chúng tôi cũng thế, lúc nào có điều kiện gặp giáo dân thì cũng khuyên làm cái gì mà được phép và thuộc quyền sở hữu của công giáo thì làm một cách đàng hoàng công khai, chứ không làm một cách lén lút”.
Sự thật đã được đưa ra ánh sáng. Hẳn là đồng bào công giáo chân chính và tất cả những ai có lương tâm, trách nhiệm với quê hương, với Tổ quốc và dân tộc đều không thể đồng tình với việc làm của linh mục Lê Thanh Hồng, linh mục Phạm Đình Phùng và những đối tượng tự xưng là “Ban đại diện giáo dân thành phố Đồng Hới”./.VOV
-------------
Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Nga - Việt Pozdeev tiếc vì chưa được một lần gặp Người, song “đã từng đọc nhiều và biết rất nhiều về Hồ Chí Minh”- một con người “đã khiến chúng tôi vô cùng cảm phục”.
Nhật Bản: Phát hiện nhiều doanh nghiệp vi phạm quyền lợi của tu nghiệp sinh nước ngoài |
16:18 | 17/08/2009 |
Các cơ quan chức năng Nhật Bản đã yêu cầu hàng loạt doanh nghiệp trong nước chấm dứt các hành động vi phạm quy chế lao động và đãi ngộ đối với tu nghiệp sinh nước ngoài sau khi Bộ Lao động, Y tế và Phúc lợi Nhật Bản công bố kết quả điều tra cho thấy trong năm 2008 có tới 1.890 doanh nghiệp bị phát hiện vi phạm quy định đối với tu nghiệp sinh nước ngoài, cao gấp 3,7 lần so với năm 2004.
Trong số các doanh nghiệp trên, 816 doanh nghiệp bị cảnh cáo vì bắt tu nghiệp sinh làm thêm giờ nhiều hơn so với quy định, 696 doanh nghiệp bị cảnh cáo vì không trả tiền công làm thêm giờ hoặc làm trong ngày nghỉ lễ, 182 doanh nghiệp trả lương cho tu nghiệp sinh thấp hơn so với mức tối thiểu theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, các cơ quan chức năng Nhật Bản cũng buộc tội các quan chức cấp cao của 36 doanh nghiệp do những vi phạm đặc biệt, cao hơn 2,6 lần so với năm 2007.
Bộ Lao động, Y tế và Phúc lợi Nhật Bản dự kiến sẽ áp dụng các biện pháp kiên quyết hơn nhằm ngăn chặn tình trạng ngày càng nhiều doanh nghiệp cố tình sử dụng tu nghiệp sinh nước ngoài như lực lượng lao động nhân công rẻ mạt trong bối cảnh suy thoái kinh tế hiện nay./.
|
--
Công nhân Việt ở Thụy Điển đình công--
Sau ba ngày bãi công, một số công nhân hái dâu rừng người Việt tại Thụy Điển đã quyết định trở về nước vì cho rằng họ bị chủ lừa.
Trẻ nhiễm HIV lại bị từ chối đến trường-- - VnExpress.net
"Thà cho con nghỉ học chứ không để ngồi cùng lớp với mấy đứa sida", trước phản ứng gay gắt đó của nhiều phụ huynh, sáng nay, thay vì hưởng không khí tựu trường, cô trò trung tâm nuôi dưỡng trẻ nhiễm HIV Mai Hòa, Củ Chi, TP HCM, phải trở về trong nước mắt.
> Nạn kỳ thị đẩy trẻ nhiễm HIV ra ngoài trường học
> Nạn kỳ thị đẩy trẻ nhiễm HIV ra ngoài trường học
Giới trí thức VN nói về quyết định 'cấm phản biện' của chính phủ-- VOA
“Ông Nguyễn Tấn Dũng bịt miệng cả nước!” Đó là một trong những lời chỉ trích của một số các nhà trí thức Việt Nam đối với một luật lệ mà chính phủ ở Hà Nội ban hành hồi gần đây nhằm hạn chế việc công bố ? kiến phản biện của các nhà nghiên cứu
Lưu lượng Internet VN ra quốc tế bị giảm do lỗi cáp -- VnExpress.net
Nhiều người sử dụng lên mạng xã hội Facebook than thở họ không thể truy cập được một số dịch vụ như các website nước ngoài, phần mềm chat Yahoo Messenger...
Phát hiện vụ nhập khẩu gần 600 thùng phuy nhớt cặn ngụy trang trong thùng chứa methanol -tt
Phát hiện vụ nhập khẩu gần 600 thùng phuy nhớt cặn ngụy trang trong thùng chứa methanol -tt
Lúc 10g ngày 17-8, hai xe container chở 168 thùng phuy chứa toàn chất thải nguy hại do Công ty TNHH sản xuất-thương mại Đại Đông (ấp Đông, xã Đông Hòa, huyện Dĩ An, Bình Dương) đang trên đường chở về kho đã bị Cục Cảnh sát môi trường (CSMT) - Bộ Công an phối hợp với Phòng CSMT tỉnh Bình Dương bắt tại chỗ.
Taiwan polluter rejects Vietnam farmers' compensation demands--
Hanoi - The Taiwanese-owned condiment company Vedan has rejected compensation demands from Vietnamese farmers for illegally polluting
Lại một cây sưa bị cưa... giữa lòng Hà Nội- tp
Lại một cây sưa bị cưa... giữa lòng Hà Nội- tp
Một cây sưa 20 năm tuổi (lõi cây lớn khoảng 20 cm) ở ngõ 7, phố Hoàng Đạo Thành, phường Kim Giang, Thanh Xuân (Hà Nội) đã bị cưa trộm vào khoảng 1h45’ ngày hôm nay 17/8.