Thứ Năm, 20 tháng 8, 2009

Nghịch lý Trung Hoa

Nghịch lý Trung Hoa

THE WALL STREET JOURNAL

Nghịch lý Trung Hoa

Những thủ đoạn đe doạ của Bắc Kinh là một lời cảnh báo cho các quốc gia trên khắp thế giới

ANDREW SHEARERShearer

Ngày 18-8-2009

Hai bước diễn tiến vào hôm qua tại Úc đã nhấn mạnh thêm cho thứ nghịch lý đang tạo nên cơ sở cho mối quan hệ của nước này với Trung Quốc: Ngoại trưởng Úc Stephen Smith đã xác nhận rằng một chuyến viếng thăm đã được lên lịch trình của Phó Thủ tướng He Yafei đã bị hủy bỏ bởi chính phủ Trung Quốc, do quyết định của Canberra cấp chiếu khán nhập cảnh cho nhà lãnh đạo Duy Ngô Nhĩ lưu vong Rebiya Kadeer. Cũng hôm qua, loan báo về một thỏa thuận khí gas tự nhiên hóa lỏng trị giá 41 tỉ USD đã tái xác nhận tầm quan trọng về kinh tế của Trung Quốc đối với Úc và nhu cầu vô độ của Trung Quốc đối với các nguồn tài nguyên và năng lượng của Úc.

Tình trạng khó xử là thế này: Các quốc gia tự do càng gần gũi cuốn hút với Trung Quốc, thì mối va chạm xích mích tiềm tàng với các lợi ích của Đảng Cộng sản lại càng to lớn hơn. Các đối tác của Úc tại châu Á và ở những nơi xa xôi khác cần lưu tâm tới những bài học mà Canberra đang học này.

Căn cứ vào một mức độ thể hiện ra bên ngoài, Bắc Kinh tỏ ra không vui vẻ với những gì mà họ coi như là một loạt những cú đòn có tính toán của Úc giáng vào các quyền lợi của Trung Quốc. Thứ nhất, Canberra đã có cử chỉ táo bạo cho công bố một bản kế hoạch phòng thủ gây nên nghi vấn về mục đích phía sau của động thái xây dựng nhanh chóng lực lượng hải quân của Trung Quốc và đã cam kết rằng nước Úc sẽ củng cố các tiềm lực hải quân của riêng mình. Tiếp đó vào tháng Sáu đã xảy ra vụ sụp đổ kế hoạch của tập đoàn sở hữu nhà nước Chinalco * nhằm giành được một khoản góp vốn lớn vào hãng Rio Tinto – mặc dù là suy cho cùng thì vụ ngăn chặn này không phải là do phía chính phủ Úc mà là do sự lo lắng từ phía các cổ đông hợp pháp **. Giọt nước tràn ly có vẻ là quyết định của Canberra đưa ra vào tháng Bảy cấp một chiến khán nhập cảnh cho bà Kadeer. Các nhà ngoại giao vụng về của Trung Quốc đã biến bà trở thành con người nổi tiếng đại nghĩa ở Úc bằng việc chống lại các nhà tổ chức trong một nỗ lực vô ích nhằm ngăn chặn sự xuất hiện của bà tại một liên hoan phim quốc tế ở Melbourne và tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc tế.

Thế nhưng lý do cơ bản hơn cho thái độ oán hận của Bắc Kinh có lẽ nằm ở chỗ khác. Trung Quốc tin cậy vào việc nhập khẩu quặng sắt của Úc, các cuộc thương thảo về vấn đề giá cả đang là thứ trở nên ngày càng chua chát. Các nhà lãnh đạo chính trị của Trung Quốc coi việc đảm bảo cơ hội có được những nguồn nguyên liệu thô giá rẻ như là vấn đề sống còn để hòng duy trì sự tăng trưởng và vì thế mà thoả mãn được tính hợp pháp về chính trị và sự tồn tại của chính họ. Họ kiên quyết lợi dụng sức mạnh trong mua bán của Trung Quốc để tránh việc phải thanh toán với mức giá trị trường đang leo thang. Và rõ ràng là họ không vượt ra ngoài một hành động có chút ít đe doạ. Các quốc gia châu Á nhỏ bé hơn ví dụ như Singapore và các cường quốc Âu châu lớn hơn như Pháp đã phải trả một cái giá do phải gánh chịu thái độ tức giận của Bắc Kinh.

Hành động bắt nạt của Trung Quốc cũng đang có những hiệu ứng rõ ràng tại Úc. Giá cổ phiếu của Rio Tinto đã sút giảm 3% khi công ty này bị các phương tiện truyền thông Trung Quốc cáo buộc hoạt động gián điệp thương mại ***. Nhiều người trong cộng đồng kinh doanh của Úc đã tỏ ra lo lắng, trong một số trường hợp đã đình hoãn các kế hoạch du lịch tới Trung Quốc tiếp theo sau vụ bắt giữ Stern Hu, một ủy viên hội đồng quản trị của Rio Tinto. Những người ủng hộ Trung Quốc qua phương tiện truyền thông và cộng đồng doanh nghiệp đang thúc giục giành quyền ưu tiên cho thỏa ước đầu hàng. Hôm thứ Hai, một công ty khai mỏ lớn khác của Úc, Tập đoàn Fortescue Metals Group, đã thỏa thuận bán rẻ theo giá mà Rio Tinto đã chào cho quặng sắt để đổi lại việc Trung Quốc cấp vốn 6 tỉ USD cho cơ sở hạ tầng với giá thấp. Hiệp hội Sắt&Thép Trung Quốc với thái độ hùng hổ đã không phải mất thời gian loan báo sẽ sử dụng giá đã thỏa thuận với Fortescue như là đòn bẩy trong những thương thảo với ba nhà cung cấp quặng sắt lớn nhất thế giới. Hôm qua PetroChina, một công ty khác nữa của nhà nước, đã thỏa thuận mua khoảng 41 tỉ USD khí gas tự nhiên đã hóa lỏng từ một dự án của Úc.

Điều này đang cám dỗ đối với Úc và các quốc gia châu Á khác nhằm hạ thấp tính chất quan trọng của các hành động ngoại giao của Trung Quốc, phủ nhận việc những hành động này có liên hệ với nhau và đối xử với chúng như là những vụ rắc rối nhỏ mang tính song phương riêng rẽ. Nếu như những mối quan ngại của Bắc Kinh được giải quyết một cách êm ái đằng sau những cánh cửa được khép kín, thì có thể sẽ không còn phải nghi ngờ gì để xác minh tiếng tăm Thủ tướng Rudd tinh thông tiếng Trung Quốc nữa. Nó cũng sẽ trao cho Trung Quốc một chiến thắng chính trị ở trong nước.

Cú trở ngược đó sẽ khó mà đáp ứng được lợi ích lớn nhất của người Úc và trong khu vực trong dài hạn. Bản chất quả quyết kiểu con buôn của Trung Quốc, thái độ giận dữ khi nói thẳng về các kế hoạch quân sự của mình và những nỗ lực đàn áp những tiếng nói tự do thậm chí ở bên ngoài biên giới của riêng họ là thể hiện toàn bộ bức tranh. Chúng phản ánh trong một phần của sức mạnh đang gia tăng của Trung Quốc và sẵn sàng triển khai sức mạnh đó ở nơi nào mà Bắc Kinh cảm thấy các lợi ích của mình đang bị nguy hiểm – bất chấp những quy chuẩn quốc tế hay lợi ích của các nước khác. Thế nhưng chúng cũng là một thứ sản phẩm của các thể chế trong nước của Trung Quốc. Tính bí hiểm, sự kiểm soát của nhà nước và lạm dụng quyền lực một cách độc đoán, trong các lĩnh vực thương mại, quân sự hoặc ngoại giao, làm nổi bật lên không phải là sức mạnh của Trung Quốc mà là bản chất yếu ớt của hệ thống chính trị của nó và chứng hoang tưởng của các nhà lãnh đạo nước này.

Nước Úc cần giữ vững lý lẽ của mình khi đối mặt với những chiến thuật đe doạ của Bắc Kinh. Và tất thảy các nước trong khu vực cần chống lại những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm nhổ bật ra từng quốc gia riêng rẽ và khuất phục trước những nguyên tắc đã được thừa nhận để thỏa mãn các mục đích của riêng mình. Châu Á, bao gồm Trung Quốc, phát triển mạnh trong nửa thế kỷ qua như là kết quả của một trật tự kinh tế và chiến lược khu vực minh bạch. Không có lý do gì để giải thích vì sao Trung Quốc lại không tiếp tục vươn dậy bên trong khung cảnh thành công cao độ đó.

Thúc đẩy sự tham gia trong khu vực đối với các nguyên tắc đã được thiết lập – dù là trong thương mại, luật pháp, phép ứng xử ngoại giao hay vận chuyển trên biển – đều là phương cách tốt nhất cho các quốc gia nhỏ ở châu Á để bảo vệ cho các lợi ích và quyền tự trị của mình trong một khu vực sẽ bị coi thường bởi Trung Quốc và Ấn Độ đang vươn lên với tư cách như những cường quốc. Các chế độ dân chủ theo thị trường tự do hàng đầu của châu Á – Nhật Bản, Ấn Độ và Indonesia đang lớn dậy – có một thứ thậm chí là khoản đặt cược lớn hơn trong việc cùng tham gia ủng hộ các thị trường tự do cạnh tranh và bảo vệ các giá trị chung, bao gồm việc tôn trọng những quyền con người và quyền tự do phát biểu ý kiến. Những lời kêu gọi Trung Quốc ứng xử theo nguyên tắc cũng sẽ đáng tin cậy hơn nếu như các nền kinh tế phát tiển tránh có những nguyên tắc ứng xử khắt khe bằng việc không mắc phải sức cám dỗ của chủ nghĩa bảo hộ, dưới cả những dạng truyền thống lẫn hình thức “mềm” hợp thời hơn.

Các nền dân chủ của châu Á cũng cần phải cùng với Hoa Kỳ và Úc thảo luận những cách thức mà trong đó họ có thể tác động lên lối ứng xử của Trung Quốc. Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Gary Locke đã dẫn dắt phương pháp này khi ông đề xuất cách xử lý của ông Hồ Cẩm Đào với các giới chức Trung Quốc – không phải như một hành động ân huệ cho nước Úc, mà là vì chính quyền Obama đã nhận ra những ngụ ý trong tình thế của ông đối với các chính phủ và các công ty đang làm ăn với Trung Quốc bất chấp quốc tịch của họ.

Cho đến khi cách ứng xử của Bắc Kinh với các công dân của họ và các quốc gia khác giống như đã được hướng dẫn bằng sự minh bạch, tôn trọng và theo nguyên tắc luật pháp, thì các quốc gia khác sẽ có chút ít chọn lựa, song vẫn phải cùng phối hợp trong việc bảo vệ cả các giá trị và quyền lợi của mình.

Ông Shearer là giám đốc nghiên cứu và là thành viên nghiên cứu kỳ cựu của Viện Chính sách Quốc tế Lowy ở Australia.


Hiệu đính: Trần Hoàng

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009


* Chinalco: cũng là doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc đang làm ăn với Than Việt Nam TKV trong đại dự án bô-xít ở Tây Nguyên gây nhiều tranh cãi.

** Mời đọc thêm: 192.Hãng Úc từ chối cho Chinalco của TQ hùn vốn khai mỏ; 206.TQ đang học từ sự thất bại của Chinalco.

*** Xem: 228.Thua đau bauxite-Trung Quốc bắt người của đối thủ?


——————–

The China Paradox

Beijing’s intimidation tactics are a warning to countries everywhere.

By ANDREW SHEARER

  • AUGUST 18, 2009, 9:15 P.M. ET

Tổng số lượt xem trang