Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2011

Quân Đội Nhân Dân Việt Nam: Con đường phát triển và hiện đại hóa

Giáo sư Carly Thayer, Vietnam Peoples Army: Modernization and Development
Vô Thường, X-Cafe chuyển ngữ

1. Lịch sử hình thành

Quận đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) được thành lập vào ngày 22 tháng 12 năm 1944 chỉ với 34 binh sĩ. Trải qua 4 thập niên phát triển, quân số QĐNDVN đã xếp vào hàng một trong những quân đội lớn nhất trên thế giới. QĐNDVN đã chiến đấu trong suốt hơn nửa thời gian kể từ khi thành lập. Đầu tiên là cuộc chiến 8 năm với Pháp (1946-1954) với kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ. Sau đó tạm hoản một thời gian cho đến năm 1959 khi Đảng Cộng Sản bắt đầu lại cuộc đấu tranh thống nhất đất nước trong chiến tranh Việt Nam (1965-1975). Sau khoản thời gian tạm ngừng ngắn ngủi, xung đột quân sự lại nổ ra ở Việt Nam vào năm 1977. Năm 1978, Việt Nam xâm lược và chiếm đóng Campuchia. Trung Quốc trả đủa bằng cuộc tấn công kéo dài một tháng dọc các tỉnh biên giới phía bắc từ tháng hai đến tháng ba năm 1979. Sau đó Trung Quốc duy trì tại biên giới tình trạng căng thẳng kéo dài thêm 8 năm sau đó. Việt Nam chấm dứt chiếm đóng Campuchia vào tháng 9 năm 1989, nhưng mãi đến năm 1991 mới đạt được giải pháp hòa bình cuối cùng.


Nhiều thập niên chiến đấu đã biến QĐNDVN từ một đội quân du kích nhỏ trở thành đội quân lớn hàng thứ 5 trên thế giới. Năm 1987, QĐNDVN có 1,26 triệu quân chính quy, chỉ có Liên Xô, Trung Quốc, Hoa Kỳ và Ấn Độ là những nước có số quân lớn hơn Việt Nam. Con số này còn phải cộng thêm 2,5 triệu quân dự bị, 60.000 lực lượng biên phòng và những nhóm bán quân sự với tổng số 1,5 triệu người. Tổng cộng, trong những năm 1980 Việt Nam có hơn 5 triệu quân.

Sự phát triển của QĐNDVN cũng tạo ra những thay đổi về cơ cấu tổ chức. Lực lượng bộ binh với hổ trợ của pháo hạng nặng đã phân ra để xây dựng những đội quân đặc nhiệm cao từ xe bọc thép, công binh, lục quân và vận chuyển đến phòng không, hóa học, công binh và truyền tin. Phòng không-không quân Việt Nam cũng được đưa vào QĐNDVN, phòng không và không quân đã phát triển mạnh về quân số và kỹ thuật nhờ có sự cung cấp viện trợ của Liên Xô.

Năm 1986, Việt Nam thông qua chính sách đổi mới với những thay đổi lớn về chính trị và kinh tế và cùng với đó là những thay đổi về chính sách quân sự. Việt Nam rút những lực lượng quân sự tại Lào và Campuchia về nước và cho giải ngũ 600.000 quân thường trực. Việt Nam cũng sửa đổi học thuyết an ninh quốc gia với định hướng mang tính phòng thủ hơn, đó là học thuyết “chiến tranh nhân dân và quốc phòng toàn dân”.

Quận đội Nhân dân Việt Nam

Binh chủng Số lượng
Lục quân: 412.000
Hải quân: 13.000
Thuỷ quân lục chiến: 27.000
Phòng không-không quân: 30.000
Lực lượng biên phòng: 40.000
Lực lượng an ninh nhân dân: 100.000
Quân dự bị: 5.000.000

Nguồn: Học viện Nguyên cứu Chiến lược Quốc tế

2. Những thác thức anh ninh quốc phòng

Lực lượng Vũ tranh Nhân dân Việt Nam bao gồm 4 thành phần chính là: Quân đội Nhân dân Việt Nam, Lực lượng Dân quân Tự vệ, Cảnh sát Biển và Lực lượng An ninh Nhân dân.

Theo điều 45 của Hiến pháp năm 1992, nhiệm vụ của Lực lượng Vũ trang Nhân dân là “sẵn sàng chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và những thành quả của cách mạng, cùng toàn dân xây dựng đất nước”.

Tất cả nam nữ đủ 18 tuổi đều bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ quân sự (trong thực tế phần lớn chỉ bắt buộc đối với nam-ND). Hàng năm có khoảng 1 triệu người đến tuổi đi nghĩa vụ quân sự. Do có sự cắt giảm lớn số lượng quân chính quy, Việt Nam gặp phải một số vấn để trong việc đáp ứng yêu cầu chung về quân số. Nhưng việc tuyển dụng người vào cơ quan quân đội gặp nhiều khó khăn vì có sự cạnh tranh lớn từ khu vực kinh tế dân sự. Tháng 7 năm 2005, Việt Nam sửa đổi Luật Nghĩa vụ Quân sự giảm thời gian bắt buộc thực hiện nghĩa vụ quân sự từ 2 năm xuống còn 18 tháng và giảm độ tuổi thi hành nghĩa vụ quân sự từ 18-27 tuổi xuống còn 18-25 tuổi, những người từ 26-27 tuổi được chuyển vào quân dự bị. Đối với quân nhân phục trách kỹ thuật và phục vụ trong hải quân, thời hạn phục vụ giảm từ 3 năm xuống còn 2 năm.

Sách trằng Quốc phòng Việt Nam 2004 đưa ra hai vai trò chiến lược của QĐNDVN là “xây dựng và cũng cố sức mạnh của nền quốc phòng toàn dân và cùng với những bộ phận khác của quân đội tham gia củng cố khối đại đoàn kết dân tộc bảo vệ chống lại những âm mưu gây chia rẻ tôn giáo và dân tộc, duy trì vững chắc ổn định chính trị, an ninh và trật tự xã hội, bảo vệ thành quả hòa bình và lao động của nhân dân, xây dựng đất nước theo phương châm “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2004 cũng đưa ra đánh giá về môi trường an ninh của Việt Nam: “khu vực Châu Á Thái Bình Dương tồn tại nhiều yếu tố có thể gây mất ổn định và tạo ra nguy cơ xung đột quân sự là tranh chấp về biên giới và lãnh thổ do lịch sử để lại, hoạt động bạo lực của những nhóm khủng bố và ly khai. Sách trắng Quốc phòng cũng chỉ ra những thách thức anh ninh và quốc phòng mà Việt Nam phải đối mặt là “Việt Nam đang phải đối mặt với những kế hoạch và âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch bên ngoài cấu kết với phần tử phản động trong nước can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam nhằm tạo ra sự mất ổn định về chính trị và xã hội”. Các vấn đề còn chưa được giải quyết liên quan đến tranh chấp biên giới, tranh chấp đất đai và lãnh hải, đặc biệt là xung đột về chủ quyền tại Biển Đông cùng với những vấn đề an ninh mới như vận chuyển ma tuý và vũ khí, hải tặc, tội phạm xuyên quốc gia, khủng bố, di cư và nhập cư trái phép, phá hoại môi trường sinh thái…cũng là những mối quan ngại về an ninh của Việt Nam.

Cuối cùng, Sách trắng Quốc phòng 2004 chỉ ra nhiệm vụ của quân đội Việt Nam là “duy trì khả năng sẳn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa và đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước”. Nhiệm vụ xây dựng đất nước bao gồm hổ trợ phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, khắc phục và giảm nhẹ hậu quả thiên tai. Các đơn vị dùng để xây dựng đất nước được giao cho 16 khu vực kinh tế quốc phòng.

Môi trường chiến lược Việt Nam ngày càng trở nên phức tạp do sự lớn mạnh của Bắc Kinh và hiện đại hoá của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc cũng như sự hiện đại hóa tiềm lực quốc phòng của những nước trong khu vực. Tầm quan trọng về khả năng bảo vệ của Việt Nam ngày càng tăng lên đối với những khu vực tuyên bố chủ quyền ngoài khơi và lợi ích kinh tế tại vịnh Bắc Bộ và Biển Đông.

Nổ lực nhằm đáp ứng yêu cầu về không quân và hải quân là rất rỏ ràng, tuy nhiên sức ép tài chính và những ưu tiên khác khiến nổ lực hiện đại hoá quân đội của Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn.

Học thuyết “chiến tranh nhân dân và quốc phòng toàn dân” bắt nguồn tư truyền thống đấu tranh hàng thế kỷ của Việt Nam kết hợp với học thuyết thu được từ những học viện quân sự của Trung Quốc và Liên Xô cũng như kinh nghiệm gặt hái được của sĩ quan Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh. “Chiến tranh nhân dân” gồm chiến tranh du kích, chiến lược và chiến thuật quân chủ lực. Những năm 1970, Việt Nam xây dựng học thuyết chiến tranh cơ động dựa trên việc thành lập những quân đoàn. Tuy nhiên cuộc chiến năm 1979 với Trung Quốc buộc Việt Nam phải xây dựng học thuyết bảo vệ lãnh thổ. Một thập kỷ chiếm đóng Campuchia đã buộc Việt Nam phải xây dựng học thuyết chống nổi dậy.

3. Tổ chức quốc phòng và quân sự

QĐND là lực lượng lớn nhất nằm trong Lực lượng Vũ trang Nhân dân Việt Nam, đóng vai trò chính trong nhiều cuộc chiến tranh chống ngoại xâm và lật đổ chế độ Khơme đỏ. Quân đội không tổ chức thành những đơn vị tách biệt mà được chia thành nhiều quân khu, quân đoàn và binh chủng (pháo binh, công binh, truyền tin, hóa học, đặc công và các đơn vị khác nằm trực tiếp dưới sự chỉ đạo của Bộ Quốc Phòng).

Theo qui định của Hiến pháp, chủ tịch nước là Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc phòng và là tổng tư lệnh lực lượng quân đội. Thành viên của Hội đồng An ninh Quốc phòng do chủ tịch nước bổ nhiệm và được Quốc Hội phê chuẩn.

Hội đồng An ninh Quốc phòng

Chủ tịch: Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết

Phó chủ tịch: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Bộ trưởng Quốc phòng: Tướng Phùng Quang Thanh

Bộ trưởng Ngoại giao: Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm

Bộ trưởng Công an: Tướng Lê Hồng Anh

Là một quốc gia độc đảng nên Đảng Cộng Sản luôn có cơ chế để kiểm soát quân đội, Hội đồng An ninh Quốc phòng thường chỉ có ý nghĩa về mặt hình thức hơn là thực quyền. Đảng Cộng Sản chi phối quân đội thông qua Đảng uỷ Quân sự Trung ương đứng đầu là tổng bí thư. Phó bí thư là Bộ trưởng Quốc phòng, phó bí thư luôn luôn là thành viên của Bộ Chính Trị. Theo qui định của đảng, những thành viên khác của Đảng uỷ Quân sự Trung ương phải là ủy viên Trung Ương Đảng có trách nhiệm phụ trách các vấn đề quốc phòng.

Đảng uỷ Quân sự Trung ương

Bí thư: Nông Đức Mạnh, Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam

Phó bí thư: Tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng

Trong công việc hàng ngày, QĐNDVN phụ thuộc và nhận chỉ đạo từ Đảng uỷ Quân sự Trung ương và Bộ Quốc Phòng. Hội đồng An ninh Quốc phòng hiếm khi nhóm họp và nhiệm vụ chính là các vấn đề lập pháp có ảnh hưởng đến quân đội tại Quốc Hội.

Về mặt địa lý, Việt Nam chia ra thành 9 quân khu gồm cả Quân khu Thủ đô. Lực lượng quân sự được chia thành 14 quân đoàn. QĐNDVN bao gồm quân chủ lực, lực lượng địa phương và lực lượng dân quân tự vệ. Quân chủ lực nằm dưới sự chỉ huy của Tổng tư lệnh quân đội, trong khi đó lực lượng đại phương và quân dự bị nằm dưới sự chỉ đạo của tư lệnh quân khu, cấp tỉnh và cấp quận huyện, thành phố. Lực lượng Biên phòng bán quân sự là một đơn vị riêng biệt. Dưới đây là ước tính chi phí quốc phòng của Việt Nam do Cơ quan Nguyên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) và Cơ quan Tình báo Quân sự Úc (DIO) đưa ra.

Chi phí Quốc phòng Việt Nam gia đoạn 2000-2007 (đơn vị đô la Mỹ)


Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
IISS 2.3 2.2 2.4 2.9 2.8 3.2 3.4 3.7
DIO 2.2 2.3 2.3 2.2 2.5 2.7 2.9 3.2

Chi phí quốc phòng (tỷ đô la): 3,70
Phần trăm GDP: 5,24
Theo đầu người: 43,47
Theo thành viên lực lượng quân đội: 8,198

Nguồn: Cơ quan Nguyên cứu Chiến lược Quốc tế, Báo cáo Quân sự 2009, trang 415 và Báo cáo Quân sự năm 2008, trang 408.

Dù số liệu do hai cơ quan này đưa có sự khác biệt từ năm này qua năm khác, nhưng phù hợp với xu hướng chung. Chi phí quốc phòng của Việt Nam đã tăng gấp đôi từ năm 1998 đến năm 2007.

Tuy nhiên có thể một số chi phí quân sự và các hoạt động có liên quan như nguyên cứu phát triển và mua sắm, được tính vào những lĩnh vực khác của ngân sách quốc gia. Tháng 5 năm 2008, Thứ trưởng Tài chính Trần Xuân Hà tuyên bố do giá dầu và mức lạm phát tăng cao, Việt Nam sẽ siết chặt chính sách tài chính và hạn chế chi tiêu của chính phủ. Nhiều nhà phân tích quân sự cho rằng điều này nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng đến mua sắm quốc phòng của Việt Nam trong giai đoạn ngắn hạn. Tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu và sụt giảm kinh tế tại Việt Nam cũng sẽ hạn chế hơn nửa đến chi phí quốc phòng.


(còn tiếp)
Nguồn: Vietnam Peoples Army: Modernization and Development
-----

Giáo sư Carly Thayer, Vietnam Peoples Army: Modernization and Development
Vô Thường, X-Cafe chuyển ngữ
1. Mua sắm quốc phòng

Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam (1965-1975) và cuộc xung đột tại Campuhcia 91979-1989), Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào vũ khí của Liên Xô. Sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991 đã tác động lớn đến nguồn nguồn viện trợ quân sự. Việt Nam phải thanh toán để mua thiết bị quân sự hoặc dưới hình thức trao đổi hàng hóa.

Việt Nam sau đó đặt mục tiêu phát triển kinh tế lên hàng đầu và chi phí quốc phòng chỉ tăng một cách khiêm tốn. Hà Nội không chú trọng nhiều đến chương trình mua sắm quốc phòng và hiện đại hóa quân đội.

Hầu hết những chương trình mua sắm quốc phòng chính đang diễn ra hoặc đã lên kế hoạch đều phản ánh ưu tiên này. Ví dụ, Việt Nam mua một số chiến đấu cơ và tàu chiến hiện đại. Việt Nam nổ lực phát triển khả năng ngành quốc phòng với ưu tiên là thúc đẩy khả năng hải quân, hợp tác với những cựu đồng minh cộng sản và Ấn Độ.

Năm 1994, Việt Nam và Nga ký kết một hợp đồng mua bán vũ khí và thiết lập hợp tác quân sự thông qua một thỏa thuận được ký vào tháng 10 năm 1998. Hai nước sau đó tuyên bố “đối tác chiến lược” vào năm 2003. Hợp đồng hồi năm 1998 là cơ sở để Nga tiếp tục bán vũ khí và hỗ trợ quốc phòng cho Việt Nam.

Quan hệ quốc phòng được đẩy mạnh trong chuyến viếng thăm của Tổng thống Vladimir Putin đến Việt Nam năm 2001. Trong chuyến viếng thăm này, hai bên đã đồng ý “tăng cường hợp tác quân sự nhằm đáp ứng nhu cầu an ninh của Việt Nam”. Hồi tháng 9 năm 2008, Bộ trưởng Quốc phòng Nga đã mô tả Việt Nam là “đối tác chiến lược của Nga tại Đông Nam Á”. Việt Nam cũng là bạn hàng mua vũ khí chính của Nga và mối quan hệ này khó có thể thay đổi trong giai đoạn ngắn hạn.

Tháng 9 năm 2008, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Phùng Quang Thanh và tuyên bố Nga sẳn sàng “cung cấp cho quân đội Việt Nam vũ khí, vũ khí hạng nặng và nâng cấp lực lượng vũ trang hiện tại của Việt Nam”. Truyền thông Nga khi đó đưa tin về khả năng ký kết những hợp đồng mua sắm vũ khí mới đối với máy bay, hệ thống phòng không (gồm radar tầm xa), chiến hạm (tàu tuần tra trang bị tên lửa và tàu hộ tống) cũng như thiết bị và hỗ trợ hiện đại hóa quân đòan xe bọc thép.

Trong chuyến viếng thăm Nga, chủ tịch Nguyễn Minh Triết cũng bày tỏ quan tâm đến mở rộng hợp tác quân sự với Nga. Tuy nhiên khối lượng mua sắm vẫn khá khiêm tôn do Việt Nam còn eo hẹp về tài chính.

Việt Nam cũng mở rộng và đa dạng hóa việc mua sắm vũ khí do Liên Xô chế tạo từ những nước Ukrain, Cộng hòa Czech và Ba Lan

Từ khi kết túc thời kỳ thuộc địa, Việt Nam và Ấn Độ đã trở thành đồng minh và Ấn tăng cường vai trò trong khu vực. Ấn Độ đã giúp Việt Nam bảo trì, nâng cấp vũ khí và những thiết bị do Liên Xô sản xuất.

Lục quân

Việt Nam đã xúc tiến mua một số lượng xe bọc thép chở quân và tăng chiến đấu. Tháng 4 năm 2000, Việt Nam bắt đầu đại tu trong nước khoảng 50 chiếc M113 APC. Việc nâng cấp do nhà máy quốc phòng Z-751 thực hiện tại Sài Gòn, thiết bị nâng cấp lấy từ những kho vũ khí chiếm được sau khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam và được mua ở những nguồn khác. Nga từng có kế hoạch bán tăng T-80 cho Việt Nam, từng nhiên thỏa thuận này đã thất bại do Việt Nam thiếu hụt về tài chính.

Năm 2006, Israel báo cáo cho Cơ quan Đăng ký Vũ khí Qui ước Liên Hiệp Quốc (UNROCA) rằng Israel đã bán cho Việt Nam 2 xe bọc thép hạng nhẹ. Israel cũng đang cam kết thí điểm kế hoạch nâng cấp tăng T-54, 55 và 850 của Việt Nam.

Tháng 5 năm 2002, Việt Nam và Ukraine ký kết thỏa thuận quốc phòng theo đó Ukraine sẽ giúp nâng cấp xe bọc thép, pháp binh, hợp tác sản xuất vũ khí…
Đầu tháng 3 năm 2005, Phần Lan được cho là sẽ cung cấp 150 tăng T-72 đã qua sử dụng cho Việt Nam cùng với việc huấn luyện bảo trì vũ khí đạn dược.

Không quân


Thiếu hụt về tài chính đã hạn chế đáng kể khả năng Việt Nam mua sắm số lượng lớn chiến đấu cơ đa năng và máy bay cường kích hiện đại. Từ 1994-2004, Việt Nam mua tổng cộng 12 chiến đấu cơ Sukhoi hiện đại của Nga, bao gồm 7 Su-27SK Flanker B, 3 Su-27UBK Flanker C và 2 Su-30Ks. Từ 1996-1998, Nga nân cấp 3 Su-27UBK Flanker C và 2 Su-22UM3 cường kích. Từ tháng 9 đến tháng 10 năm 2008, sau chuyến viếng thăm của Bộ trưởng Quốc phòng và Chủ tịch nước đến, nhiều nguồn tin báo chí Nga ho rằng Việt Nam mua 20 Su-30 và MiG-29. Vào đầu 2009, dù không có thỏa thuận quốc phòng nào công bố, nhưng nhiều nguồn tin cho rằng Việt Nam đã đặt mua thêm 6 Su-30 và để ngỏ khả năng mua thêm 6 chiếc khác nữa.

Cuối năm 1999, cơ quan vũ trang Nga Rosoooruzheniye đàm phán với Việt Nam nâng cấp Su-27 và Su-30 để có thể trang bị tên lửa không đối không truy kích ngoài tầm nhìn Vympel R-177, tên lửa đối hạm Kh-31 (AS-17) và tên lửa đất đối không Kh-59M (AS-18).

Tháng 3 năm 2000, Việt Nam và Ấn Độ ký Hiệp ước Hợp tác Quốc phòng bao gồm kiểm tra sửa chữa kho MiG-21, hổ trợ huấn luyện cho phi công và chuyên gia kỹ thuật của Việt Nam. Tháng 3 năm 2005, Tổng tham mưu trưởng của Việt Nam sang thăm Ấn Độ để đàm phán thêm về việc Ấn Độ trợ giúp sửa chữa chiến đấu cơ MiG. Tháng 10 năm 2006, Ấn Độ cung cấp thiết bị của MiG-21 cho Việt Nam.

Năm 2004, Việt Nam mua từ 4 đến 10 máy bay cường kích Su-22M4 của Cộng hòa Czech gồm cả thiết bị và đạn dược. Sau đó Việt Nam đạt được thỏa thuận với Ukraine nâng cấp một số máy bay để trang bị tên lửa đối hạm. Tháng 3 năm 2005, Việt Nam mua thêm khoảng từ 8-10 chiến đấu cơ với ưu tiên là Su-27 hoặc Su-30MK. Nhưng do thiếu hụt ngân quỹ, Việt Nam đã phải mua 40 chiến đấu cơ ném bom Sukhoi Su-22M4 từ Profus Management của Ba Lan.

Trong báo cáo thường niên gửi đến UNROCA, Việt Nam xác nhận chỉ nhận được 12 chiến đấu cơ trong giai đoạn 1992-2006. Điều này có thể cho thấy Việt Nam vẫn chưa nhận được những máy bay nói ở phần trên do vẫn còn đang nâng cấp ở nước ngoài. Tuy nhiên, trong cùng thời gian này, Ukraine báo cáo là đã giao 6 MiG-21 UMs (1996), 10 chiếc L-39s (2002 and 2003) và Su-22 combat aircraft (2005) cho Việt Nam. Năm 2005, Cộng hòa Czech báo cáo là chỉ bán 5 SU-22 UM3 cho Việt Nam. Nhưng không có giao dịch mua bán nào được Việt Nam đề cập trong báo cáo thường niên gửi cho UNROCA.


Phòng không

Theo Edward O’Dowd hệ thống phòng không Việt Nam, đặc biệt là tại khu vực Đồng bằng Sông Hồng, vào những năm 1970 là một trong những hệ thống phòng không tốt nhất thế giới. Tuy nhiên, hệ thống phòng không của Việt Nam bắt đầu hư hỏng, xuống cấp sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ năm 1991 và những năm sau đó hệ thống này trở nên lỗi thời. Việt Nam chỉ khắc phục vấn đề này trong thập niên sau đó. Theo Báo cáo thường niên Đăng ký Vũ khí Quy ước gửi cho Liên Hợp Quốc, Nga báo cáo đã bán tổng cộng 28 hỏa tiễn và hệ thống phóng hỏa tiễn cho Việt Nam vào 2000 và 2004. Không rỏ đây là loại hỏa tiễn gì nhưng có thể là hỏa tiễn không đối không hoặc đất đối không.

Tháng 5 năm 2002, Việt Nam và Ukraine ký hợp tác kỹ thuật quốc phòng. Theo những điều khoản của thoả thuận này, Ukraine đồng ý trợ giúp Việt Nam nâng cấp hệ thống phòng không gồm, rada, hệ thống thông tin và hỏa tiễn đất đối không. Nhưng theo báo cáo thường niên gửi cho UNROCA, Ukraine không báo cáo bất kỳ việc bán hỏa tiễn nào cho Việt Nam trong giai đoạn này. Năm 2008, Việt Nam mua hệ thống định vị Kolchuga của Ukraine có khả năng phát hiện, theo giỏi những mối đe dọ mặt đất, trên không và trên biển.

Tháng 8 năm 2003, Nga đồng ý bán cho Việt Nam 2 hệ thống hỏa tiễn đất đối không 300PMU1 trị giá 200 triệu đô la Mỹ. Năm 2005, Việt Nam báo cáo cho UNROCA là đã mua 12 ống phóng và 62 hỏa tiễn S-300 nhưng không chỉ ra ai là bên bán. Trong báo cáo gửi cho UNROCA năm 2005, Nga không nêu ra thỏa thuận mua bán này. Tuy nhiên những nguồn tin quốc phòng xác nhận rằng 12 máy phóng hoả tiễn và 62 hỏa tiễn S-300 đã giao cho Việt Nam vào tháng 8 năm 2005. S-300 được xem là một trong những hệ thống phòng không hiệu quả nhất thế giới hiện nay.

Hải quân

Việt Nam nổ lực nâng cấp khả năng giám sát các vùng biển chủ quyền, vùng đặc quyền kinh tế, nâng cao tiềm lực hải quân tại Biển Đông và khả năng của vũ khí chống tàu ngầm. Hiện nay, Việt Nam có kế hoạch xây dựng 20 chiến hạm và hiện đại hoá nhà máy đóng tàu Hồng Hà và Ba Son. Việt Nam cũng đang tiến hành chương trình hiện đại hóa hải quân nhằm thay thế nhằm thay thế những tàu thuyền cũ nát và hư hỏng theo chương trình sản xuất và mua sắm đến năm 2010. Chương trình này nhắm đến việc cung cấp những tàu chiến chiến lược cho quân đội theo kế hoạch đã được Chính phủ và Bộ quốc phòng chấp thuận.

Việt Nam muốn theo đuổi việc bảo vệ những vùng chủ quyền khia thác dầu khí ngoài khơi, ngăn chặn tiềm lực của những nước trong khu vực và mối đe doạ gia tăng lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc và những quốc gia khác trong vùng.

Từ 1997-1999, Việt Nam nhận 4 tàu hộ tống Tarantul 2 của Nga. Những tàu này trang bị hoả tiễn đối hạm SS-N-2D Styx, hỏa tiễn đất đối không Igla và súng.

Năm 1997, Việt Nam mua 2 tàu ngầm Yugo của Bắc Triều nhưng sau đó phải sửa chữa lại. Theo thoả thuận ký kết với Ấn Độ tháng 3 năm 2000, Hải quân Ấn Độ sẽ huấn luyện cho bin lính hải quân Việt Nam gồm cả thuỷ thủ tàu ngầm. Tháng 10 năm 2002, Việt Nam chính thức đề nghị Ấn Độ huấn luyện về tàu ngầm. Không rỏ là liệu đây là một chương trình mới hay có liên quan đến việc mua tàu ngầm Yugo. Bất kể thế nào thì đây cũng là bước đầu trong kế hoạch lâu dài nâng cấp khả năng chiến tranh dưới nước của Việt Nam.

Năm 2008, Việt Nam định mua tàu ngầm đã qua sử dụng của Serbia. Cơ hội này xảy ra khi Serbia Montenegro tách ra năm 2006 làm cho Serbia không còn bờ biển. Việt Nam tìm kiếm khả năng 3 tàu ngầm hạng lớn và 3 tàu hạng nhỏ. Nhưng có vẻ như Serbia đã giao hạm đội cho Ai Cập.

Theo điều khoản của Hiệp ước Hợp tác Quốc phòng ký tháng 3 năm 2000, Hải quân Ấn độ cũng sửa chữa, nâng cấp và đóng mới tàu tuần tra nhanh cho hải quân Việt Nam. Tháng 6 năm 2005, Hải quân Ấn Độ chuyển 150 tấn thiết bị đến Việt Nam cho tàu khu trục Petya và Osa-II trang bị tên lửa tấn công nhanh. Tháng 12 năm 2007, trong chuyến viếng thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K. Anthony đến Hà Nội, Ấn Độ đồng ý cung cấp 5 ngàn thiết bị thiết yếu cho tàu chống tàu ngầm Petya để cho tàu này hoạt động. Cùng đi với Bộ trưởng Anthony còn có một phái đoàn gồm nhiều quan chức hải quân cấp cao.

Theo thoả thuận hợp tác quốc phòng với Ukraine vào tháng 5 năm 2002, Ukraine sẽ hổ trợ và hiện đại hoá hải quân Việt Nam theo kế hoạch do những chuyên gia Ukraine vạch ra. Kế hoạch này gồm nâng cấp nhà máy đóng tàu Ba Son tại Sài Gòn, xây dựng cơ sở thử nghiệm hải quân, hợp tác sản xuất vũ khí, sửa chữa, nâng cấp và cung cấp thiết bị và vũ khí.

Tháng 4 năm 2004, Việt Nam ký hợp đồng mua 4 tàu hộ tống Tarantul V (Project 1241.8) trang bị hỏa tiễn SS-N-25 (Kh 35 Uran), những tàu này được giao cuối năm 2007. Năm 2005, Việt Nam bày tỏ quan tâm mua 4 tàu hộ tống Gornik- lớp Tarantul 1 của Ban Lan, 2 trong 4 chiếc này hiện giờ không còn hoạt động.

Sau đó, Việt Nam đạt được thoả thuận trị giá 300 triệu đô la Mỹ với công ty Rosoboroexport của Nga mua 2 khu trục Gepard (Project-11661) trang bị tên lửa dẫn đường. Hai tàu này bắt đầu đóng vào năm 2007 và dự định sẽ giao chiếc đầu tiên vào tháng 3 năm 2010 và chiếc cuối cùng sẽ giao vào năm 2011.

Đầu năm 2008, Việt Nam ký hợp đồng với Nga trị giá 670 triệu đô la Mỹ để mua một số thiết bị và hệ thống vũ khí để đóng trong nước tại xưởng tàu Hồng Hà. Thiết bị được dùng để đóng tàu hải quân và tàu tuần tra biển. Theo Robert Karniol thoả thuận này có thể là theo sau việc Việt Nam huỷ hợp đồng đã nêu ở trên với Ukraine.

Vũ khí chiến lược

Trong những năm 1980, Việt Nam đã có một số lượng nhỏ hỏa tiễn đất đối đất SS-1 Scud B do Nga sản xuất có tầm bắn 300 km,mang theo đầu tên lửa 985 kg. Việt Nam nỗ lực thúc đẩy hiện đại hóa quân đội bằng việc hợp tác với Bắc Triều nhằm kháng cự lại sự lớn mạnh của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.

Tháng 5 năm 1994, một phái đoàn quân sự Việt Nam sang thăm Bình Những để đàm phán về khả năng mua vũ khí của Bắc Triều. Một tháng sau, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Tướng Đoàn Khuê dẫn đầu một phía đoàn quân sự cấp cao sang thăm Bình Nhưỡng theo lời mời của Bộ trưởng Lực lượng Vũ trang Triều Tiên, nguyên soái O Chin-u. Tháng 11 năm 1994, Phó thống tướng Choe Kwang, Ủy viên Bộ chính trị Đảng Lao Động Triều Tiên, quyền Bộ trưởng Quốc phòng và Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Triều Tiên đã sang thăm Việt Nam theo lời mời của Tướng Đoàn Khuê. Ngay sau đó một số nguồn tin ngoại giao từ Bắc Kinh tiết lộ rằng Việt Nam và Bắc Hàn đã đạt được thỏa thuận trao đổi theo đó Bình Những Nhưỡng sẽ cung cấp vũ khí và đạn dược cho Việt Nam, đổi lại Việt Nam trả bằng tiền mua vũ khí bằng lúa gạo.

Tháng 12 năm 1996, Thứ trưởng Quốc phòng Tướng Nguyễn Thế Bưng sang thăm Bắc Hàn và ký kết một thỏa thuận quốc phòng trị giá 100 triệu đô la Mỹ, Việt Nam vẫn thanh toán chi phí này bằng lúa gạo. Việc bán tên lửa đạn đạo Scud cũng được hai bên đàm phán trong dịp này. Tháng 4 năm 1999, Việt Nam được cho là đã mua hỏa tiễn đất đối đất Scud C của Bắc Triều. Hỏa tiễn Scud C mang đầu đạn 770kg với tầm bắn 550km. Vào tháng 2 năm 1999, một số nguồn tin loan tải rằng Hà Nội và Bình Nhưởng đang đàm phán để Bắc Triều giúp Việt Nam nâng cấp tên lửa đất đối đất Scud.

Tổng số lượt xem trang