Xin cho tôi được bày tỏ đôi lời cùng các anh chị em xa cách rằng: “Nước nhà bây giờ đã thay da đổi thịt, Việt Nam mình không còn nghèo đói như những năm bị cấm vận nữa. Và doanh nhân Mỹ là những người đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất…”.
Báo Singapore bình luận việc Việt Nam mua vũ khí: Too much, too soon? (Straits Times 4-1-10) Có quá nhiều và quá sớm lắm không?
The Straits Times Có quá nhiều và quá sớm lắm không?Thứ Hai, ngày 4-1-2010 Robert Karniol, Phóng viên Quốc phòng
Có một nguyên tắc cơ bản mà các nhà phân tích quốc phòng dễ dàng nhìn thấy: việc mua lại cỗ máy hay hệ thống tối tân không chắc sẽ chuyển đổi thành khả năng hiệu quả.
Việc trang bị vũ khí vào năm 1997 bằng chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên và duy nhất của Thái Lan, chiếc HTMS Chakri Naruebet, cho chúng ta thấy một cái nhìn đa chiều về quan điểm này. Hơn một thập kỷ sau, nó vẫn không thích hợp để hoạt động, một biểu tượng không có chủ tâm của sự phù phiếm được đặt không đúng chỗ.
Chuyện mua sắm bận rộn của quân đội Việt Nam cùng với việc lôi cuốn sự chú ý bằng các hoạt động mua bán nhộn nhịp mới đây không chắc là để chứng tỏ mức độ nhận thức kém cỏi như thế. Nhưng không phải cả hai đều không có vấn đề.
Sức mạnh khủng khiếp trong khoảng thời gian dài kể từ khi thành lập vào năm 1944, Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) dường như bắt đầu kiệt quệ vào đầu thập niên 1990. Các đơn vị vũ trang đã mệt mỏi từ những cuộc giao tranh ở Cambodia, nền kinh tế đất nước có vẻ suy tàn và Moscow đã chấm dứt viện trợ.
Hà Nội phát động những cuộc cải cách kinh tế vào năm 1986 bằng một chương trình được biết đến dưới cái tên Đổi Mới, thoạt tiên đem tới những lợi ích khiêm tốn về mức độ tăng trưởng GDP và tiếp đến là một bước phát triển mạnh mẽ từ năm 2004. Việc mua sắm quốc phòng trong giai đoạn gần 20 năm qua đã bị chế ngự, để mặc cho QĐNDVN trong tình trạng lỗi thời với trang thiết bị phần lớn có từ thập niên 1960.
Thời này là thời kỳ điển hình về việc Hà Nội mua được những chiến đấu cơ mạnh về không chiến như Sukhoi Su-27, với mục đích hiện đại hóa lực lượng không quân. Hợp đồng đầu tiên của QĐNDVN liên quan tới sáu chiếc được mua vào năm 1995 so với hợp đồng đầu tiên của Trung Quốc được ký với 26 chiếc vào năm 1992, và sự khác nhau kể từ đó được tăng lên gấp bội.
Có lẽ đáng kể hơn, Trung Quốc giờ đây đã kết nối được những chiến đấu cơ hiện đại với loại phi cơ làm nhiệm vụ kiểm soát và cảnh báo sớm trên không (AEW&C), cần thiết cho hoạt động có hiệu quả của các chiến đấu cơ này trong một cuộc không chiến tổng hợp. Các chiến đấu cơ hiện đại của Việt Nam, thiếu vắng khả năng hợp đồng tác chiến mạnh mẽ này, thì nhanh hơn chút ít so với loại mà nó thay thế.
Việc sắm sửa quốc phòng của QĐNDVN trong vài thập kỷ qua là chắp vá và lẻ tẻ, điều này khó cho thấy có một sự tiến triển tự nhiên. Nhưng lấy lý do tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy hơn nữa là lý do trang thiết bị của QĐNDVN ngày càng lỗi thời, Hà Nội càng tập trung vào việc hiện đại hóa lực lượng.
Nói chuyện cuối tháng qua nhân kỷ niệm 65 năm ngày thành lập QĐNDVN, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết kêu gọi quân đội nhanh chóng hiện đại hóa. Vài tuần trước đó, trong dịp công bố sách trắng quốc phòng mới của Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh có cùng đề nghị khi nói rằng hiện đại hoá quân đội sẽ có được tầm quan trọng hơn nếu nền kinh tế đất nước tiếp tục phát triển.
Cung cấp thêm nội dung cho những tuyên bố này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến Moscow cùng thời gian để hoàn thành việc mua sáu tàu ngầm hạng Kilo và 12 máy bay chiến đấu Su-30MKK. Cùng lúc đó, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã đến Pháp để tìm hiểu thêm máy bay trực thăng và máy bay vận tải, và đến Washington để nói chuyện với Hoa Kỳ nhằm giảm bớt những hạn chế về việc bán các mặt hàng quân sự.
Ngoài ra vào tháng trước, và đã được công bố, Hà Nội đạt thỏa thuận mua ba chiếc máy bay đổ bộ DHC-6 Series 400 từ Viking Air, Canada, loại máy bay dành cho những nước mới bắt đầu sử dụng máy bay hải quân trong vai trò tuần tra trên biển. Các nhiệm vụ sẽ được định tâm trên ra-đa đa hệ giám sát hàng hải, EL / M 2022 (V) 3, loại ra-đa do hãng Elta Electronics, Israel sản xuất, và việc giao hàng sẽ bắt đầu trong khoảng 12-18 tháng.
Máy bay tuần tra trên biển cùng với những chiếc tàu ngầm sẽ cho phép hải quân trở thành một lực lượng ba chiều.
‘Việt Nam mua lại sáu chiếc tàu ngầm loại Kilo trong sáu năm sắp tới sẽ là một thử thách vô cùng khó khăn. QĐNDVN chủ yếu là một lực lượng trên bộ với kinh nghiệm hạn chế trong việc phối hợp hoạt động trong không gian hai, ba chiều,’ giáo sư Carlyle Thayer, một chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Úc ở Canberra đã nói.
‘Việt Nam cần phát triển một học thuyết hải quân để kết hợp các khả năng mà loại Kilos sẽ có được. Nhưng quan trọng hơn là nó cần phải sửa soạn cho một cam kết được duy trì liên tục các nguồn dự trữ – bao gồm cả chi phí tiền bạc bảo trì bảo dưỡng – làm cho tàu ngầm có đủ sức mạnh sẵn sàng chiến đấu. Một câu hỏi quan trọng đặt ra là thời kỳ chuyển tiếp sẽ kéo dài trong bao lâu kể từ khi mua tàu ngầm đến khi đưa tất cả các khả năng của nó vào cơ cấu lực lượng hiện có để sử dụng một cách hiệu quả.’
Giáo sư Thayer tiên đoán rằng QĐNDVN sẽ vươn lên với một khả năng ở mức giữa quân đội Singapore và Indonesia. Singapore đã hợp nhất một cách nhanh chóng và có hiệu quả những chiếc tàu ngầm của mình vào cơ cấu lực lượng hiện tại trong khi Indonesia thì thấy khó để mà bảo trì và chu cấp cho lực lượng dưới biển sâu.
Hầu hết những việc mua sắm khác có vẻ ít phức tạp hơn. Lấy ví dụ, QĐNDVN có kinh nghiệm với máy bay trực thăng tác chiến chống tàu ngầm, ngay cho dù Hà Nội có quyết định hiện đại hóa hạm đội hiện tại và thậm chí muốn chuyển sang các hoạt động đường biển bằng cách sử dụng hai tàu khu trục Gepard đang đặt hàng từ Nga. Tuy nhiên, việc hợp nhất máy bay AEW&C với máy bay chiến đấu và quân lính trên bộ – cứ cho là bước tiến triển giành cho lực lượng không quân này cuối cùng cũng được mở ra – sẽ là công việc chẳng dễ dàng chút nào.
Nhưng còn một yếu tố nữa để cân nhắc. Việc niện đại hóa quân đội được thực hiện từng bước theo thời gian sẽ cho phép lĩnh hội dễ dàng hơn những khả năng mới, trong khi QĐNDVN xem ra như thể được dọn cho một bữa ăn vội vàng.
Người dịch: N.T.Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009
Có một nguyên tắc cơ bản mà các nhà phân tích quốc phòng dễ dàng nhìn thấy: việc mua lại cỗ máy hay hệ thống tối tân không chắc sẽ chuyển đổi thành khả năng hiệu quả.
Việc trang bị vũ khí vào năm 1997 bằng chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên và duy nhất của Thái Lan, chiếc HTMS Chakri Naruebet, cho chúng ta thấy một cái nhìn đa chiều về quan điểm này. Hơn một thập kỷ sau, nó vẫn không thích hợp để hoạt động, một biểu tượng không có chủ tâm của sự phù phiếm được đặt không đúng chỗ.
Chuyện mua sắm bận rộn của quân đội Việt Nam cùng với việc lôi cuốn sự chú ý bằng các hoạt động mua bán nhộn nhịp mới đây không chắc là để chứng tỏ mức độ nhận thức kém cỏi như thế. Nhưng không phải cả hai đều không có vấn đề.
Sức mạnh khủng khiếp trong khoảng thời gian dài kể từ khi thành lập vào năm 1944, Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) dường như bắt đầu kiệt quệ vào đầu thập niên 1990. Các đơn vị vũ trang đã mệt mỏi từ những cuộc giao tranh ở Cambodia, nền kinh tế đất nước có vẻ suy tàn và Moscow đã chấm dứt viện trợ.
Hà Nội phát động những cuộc cải cách kinh tế vào năm 1986 bằng một chương trình được biết đến dưới cái tên Đổi Mới, thoạt tiên đem tới những lợi ích khiêm tốn về mức độ tăng trưởng GDP và tiếp đến là một bước phát triển mạnh mẽ từ năm 2004. Việc mua sắm quốc phòng trong giai đoạn gần 20 năm qua đã bị chế ngự, để mặc cho QĐNDVN trong tình trạng lỗi thời với trang thiết bị phần lớn có từ thập niên 1960.
Thời này là thời kỳ điển hình về việc Hà Nội mua được những chiến đấu cơ mạnh về không chiến như Sukhoi Su-27, với mục đích hiện đại hóa lực lượng không quân. Hợp đồng đầu tiên của QĐNDVN liên quan tới sáu chiếc được mua vào năm 1995 so với hợp đồng đầu tiên của Trung Quốc được ký với 26 chiếc vào năm 1992, và sự khác nhau kể từ đó được tăng lên gấp bội.
Có lẽ đáng kể hơn, Trung Quốc giờ đây đã kết nối được những chiến đấu cơ hiện đại với loại phi cơ làm nhiệm vụ kiểm soát và cảnh báo sớm trên không (AEW&C), cần thiết cho hoạt động có hiệu quả của các chiến đấu cơ này trong một cuộc không chiến tổng hợp. Các chiến đấu cơ hiện đại của Việt Nam, thiếu vắng khả năng hợp đồng tác chiến mạnh mẽ này, thì nhanh hơn chút ít so với loại mà nó thay thế.
Việc sắm sửa quốc phòng của QĐNDVN trong vài thập kỷ qua là chắp vá và lẻ tẻ, điều này khó cho thấy có một sự tiến triển tự nhiên. Nhưng lấy lý do tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy hơn nữa là lý do trang thiết bị của QĐNDVN ngày càng lỗi thời, Hà Nội càng tập trung vào việc hiện đại hóa lực lượng.
Nói chuyện cuối tháng qua nhân kỷ niệm 65 năm ngày thành lập QĐNDVN, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết kêu gọi quân đội nhanh chóng hiện đại hóa. Vài tuần trước đó, trong dịp công bố sách trắng quốc phòng mới của Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh có cùng đề nghị khi nói rằng hiện đại hoá quân đội sẽ có được tầm quan trọng hơn nếu nền kinh tế đất nước tiếp tục phát triển.
Cung cấp thêm nội dung cho những tuyên bố này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến Moscow cùng thời gian để hoàn thành việc mua sáu tàu ngầm hạng Kilo và 12 máy bay chiến đấu Su-30MKK. Cùng lúc đó, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã đến Pháp để tìm hiểu thêm máy bay trực thăng và máy bay vận tải, và đến Washington để nói chuyện với Hoa Kỳ nhằm giảm bớt những hạn chế về việc bán các mặt hàng quân sự.
Ngoài ra vào tháng trước, và đã được công bố, Hà Nội đạt thỏa thuận mua ba chiếc máy bay đổ bộ DHC-6 Series 400 từ Viking Air, Canada, loại máy bay dành cho những nước mới bắt đầu sử dụng máy bay hải quân trong vai trò tuần tra trên biển. Các nhiệm vụ sẽ được định tâm trên ra-đa đa hệ giám sát hàng hải, EL / M 2022 (V) 3, loại ra-đa do hãng Elta Electronics, Israel sản xuất, và việc giao hàng sẽ bắt đầu trong khoảng 12-18 tháng.
Máy bay tuần tra trên biển cùng với những chiếc tàu ngầm sẽ cho phép hải quân trở thành một lực lượng ba chiều.
‘Việt Nam mua lại sáu chiếc tàu ngầm loại Kilo trong sáu năm sắp tới sẽ là một thử thách vô cùng khó khăn. QĐNDVN chủ yếu là một lực lượng trên bộ với kinh nghiệm hạn chế trong việc phối hợp hoạt động trong không gian hai, ba chiều,’ giáo sư Carlyle Thayer, một chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Úc ở Canberra đã nói.
‘Việt Nam cần phát triển một học thuyết hải quân để kết hợp các khả năng mà loại Kilos sẽ có được. Nhưng quan trọng hơn là nó cần phải sửa soạn cho một cam kết được duy trì liên tục các nguồn dự trữ – bao gồm cả chi phí tiền bạc bảo trì bảo dưỡng – làm cho tàu ngầm có đủ sức mạnh sẵn sàng chiến đấu. Một câu hỏi quan trọng đặt ra là thời kỳ chuyển tiếp sẽ kéo dài trong bao lâu kể từ khi mua tàu ngầm đến khi đưa tất cả các khả năng của nó vào cơ cấu lực lượng hiện có để sử dụng một cách hiệu quả.’
Giáo sư Thayer tiên đoán rằng QĐNDVN sẽ vươn lên với một khả năng ở mức giữa quân đội Singapore và Indonesia. Singapore đã hợp nhất một cách nhanh chóng và có hiệu quả những chiếc tàu ngầm của mình vào cơ cấu lực lượng hiện tại trong khi Indonesia thì thấy khó để mà bảo trì và chu cấp cho lực lượng dưới biển sâu.
Hầu hết những việc mua sắm khác có vẻ ít phức tạp hơn. Lấy ví dụ, QĐNDVN có kinh nghiệm với máy bay trực thăng tác chiến chống tàu ngầm, ngay cho dù Hà Nội có quyết định hiện đại hóa hạm đội hiện tại và thậm chí muốn chuyển sang các hoạt động đường biển bằng cách sử dụng hai tàu khu trục Gepard đang đặt hàng từ Nga. Tuy nhiên, việc hợp nhất máy bay AEW&C với máy bay chiến đấu và quân lính trên bộ – cứ cho là bước tiến triển giành cho lực lượng không quân này cuối cùng cũng được mở ra – sẽ là công việc chẳng dễ dàng chút nào.
Nhưng còn một yếu tố nữa để cân nhắc. Việc niện đại hóa quân đội được thực hiện từng bước theo thời gian sẽ cho phép lĩnh hội dễ dàng hơn những khả năng mới, trong khi QĐNDVN xem ra như thể được dọn cho một bữa ăn vội vàng.
Người dịch: N.T.Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009
- Tăng lương cho lực lượng cứu nạn biển (VNN)
GIÁO SƯ C.THAYER ĐÁNH GIÁ VỀ NỘI LỰC CỦA QUÂN ĐỘI VIỆT NAM
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM GIÁO SƯ C.THAYER ĐÁNH GIÁ VỀ NỘI LỰC CỦA QUÂN ĐỘI VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ Bảy, ngày 26-12-2009
(Đài RFA 22/12)
Trong một bài phát biểu nhân dịp lễ kỷ niệm 65 năm ngày Quân đội Nhân dân Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã nói sự hiện đại hoá quân đội Việt Nam trong giai đoạn này là hết sức cần thiết để nâng cao khả năng chiến đấu của quân đội Việt Nam trước những kẻ thù.
RFA có bài phỏng vấn ông Carlyle Thayer, Giáo sư môn chính trị học thuộc Học viện quốc phòng Ôxtrâylia, người có nhiều nghiên cứu về tình hình chính trị quân sự ở châu Á, về khả năng hiện đại hoá quân đội Việt Nam và những thách thức trong giai đoạn mới. Đánh giá về quân đội Việt Nam, trước hết ông Carlyle Thayer cho biết:
“Quân đội Việt Nam đã có những bước thụt lùi kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ hồi năm 1991 vì họ có toàn những thiết bị và vũ khí trị giá hàng tỷ USD của Liên Xô cũ mà họ không thể tự duy trì, bảo hành, bị hư hỏng dần theo thời gian. Cho nên bây giờ họ đang cố gắng bắt kịp lại với thay đổi. Điều khác nhau là vào năm 1991 thì họ phụ thuộc vào Liên Xô trong Hiệp ước Vácsava, còn bây giờ họ phụ thuộc vào Nga về vũ khí và tiếp tục mở rộng quan hệ với nhiều nước khác nữa ngoài những nước trong khối Vácsava cũ bao gồm cả việc mua máy bay từ Pháp chẳng hạn”.
RFA: Vậy ông đánh giá nội lực của quân đội Việt Nam thế nào so với các nước khác trong khu vực?
Carlyle Thayer: Chúng ta có thể so sánh trên nhiều mặt như khả năng tự vệ của quân đội Việt Nam và thực sự là đội dân quân tự vệ của Việt Nam là một đội ngũ đáng kể, có khả năng bảo vệ tốt. Hệ thống bảo vệ trên không của họ đã từng rất tốt trong thời gian chiến tranh Việt Nam nhưng rồi bị xuống cấp, hỏng và chỉ có thể bảo vệ một vài thành phố lớn. Việt Nam chưa bao giờ có một hải quân mạnh, kể cả so sánh trong khu vực. Việt Nam có khả năng hạn chế trong việc phô trương sức mạnh trên biển. Việt Nam chỉ có thể đối đầu được với Lào, Campuchia và có thể tự bảo vệ mình khỏi những cuộc tấn công từ Trung Quốc. Việt Nam chỉ có rất ít máy bay hoạt động tầm xa. Nếu so sánh về lực lượng biển, tấn công chiến lược để thu lấy lãnh thổ thì Việt Nam chỉ đứng hạng 4 trong tất cả, trừ khả năng tự bảo vệ mình. Hạng đầu là Xinhgapo. Quân đội Việt Nam có thể tương đương với quân đội Mianma, Bruray, Campuchia, Lào, Phillippin nhưng không thể so sánh với Xinhgapo, Malaixia, và Thái Lan. Trên tất cả là Trung Quốc. Việt Nam xếp ở danh sách 6 nước cuối trong tổng số 10 nước Đông Nam Á.
RFA: Với thực lực của Việt Nam như vậy, theo ông đánh giá Việt Nam có gặp trở ngại nào trong nỗ lực tự bảo vệ mình? Đâu là kẻ thù tiềm năng mà Việt Nam phải đối mặt?
Carlyle Thayer: Chúng ta nhận thấy các nước yếu cũng dễ bị các nước khác xâm lược và gây hấn. Việt Nam có thể tự bảo vệ mình. Khả năng một nước nào đó xâm lược Việt Nam trên bộ sẽ là hết sức khó khăn. Nhưng Việt Nam lại có đến gần 3.000 km bờ biển và có những khu kinh tế biển quan trọng mà Việt Nam đang cố gắng xây dựng khả năng hải quân trong suốt khoảng 15 năm qua để bảo vệ. Nước duy nhất có khả năng đe doạ Việt Nam là Trung Quốc. Có nhiều thế lực bên ngoài khác cũng có thể đe doạ Việt Nam nhưng họ không có ý định đó. Việt Nam và Trung Quốc thì lại đang có tranh chấp trên biển Đông, việc Trung Quốc xây dựng đảo Hải Nam cũng đặt Việt Nam vào thế bất lợi về mặt chiến lược.
RFA: Việt Nam đang cố gắng hiện đại hoá quân đội của mình bằng cách mua vũ khí từ các nước khác như tàu ngầm của Nga, máy bay của Pháp. Xin ông cho biết những rủi ro và thách thức đi kèm khi Việt Nam tiến hành hiện đại hoá quân đội?
Carlyle Thayer: Rủi ro đầu tiên là vấn đề về chi phí. Sách Trắng của Việt Nam vừa công bố với các số liệu quốc phòng cho thấy không cách nào mà có thể dùng toàn bộ ngân sách năm 2008 chỉ để mua 6 tàu ngầm. Mà 6 tàu ngầm này chưa bao gồm cả việc huấn luyện, trang bị hạ tầng. Vì vậy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cần phải rất cao để có tiền chi tiêu quốc phòng. Đây là một trò mèo vờn chuột. Một khi một nước đang cố gắng có được lợi thế so với nước khác, thì các nước khác cũng sẽ vào cuộc và có phản ứng. Vì thế Việt Nam có thể rơi vào tình huống là một sự gia tăng về quân sự hay trên một khía cạnh nào đó có thể gọi là chạy đua vũ trang. Mà cuối cùng thì lúc nào Trung Quốc cũng mạnh hơn. Việt Nam cần những khả năng tối thiểu nhất để tránh sự bành trướng của Trung Quốc, khả năng để bảo vệ các giếng dầu ngoài khơi của mình. Việt Nam muốn đến năm 2030 sẽ có khoảng 50% GDP đến từ biển. Rủi ro thứ hai nữa là vấn đề các vũ khí không tương thích với nhau. Họ mua tàu ngầm ở đây, nhưng họ không biết làm thế nào để phối hợp nó với các vũ khí khác và như thế thì tốn kém. Rồi còn vấn đề về chỉ huy điều khiển. Trong tình huống có xung đột, liệu Việt Nam có thể đảm bảo tất cả các lực lượng quân đội được sử dụng một cách hợp lý và tránh việc người điểu khiển sử dụng vũ khí bắn vào kẻ thù, ví dụ là Trung Quốc hay bất cứ nước nào khác, khi họ cảm thấy bị nguy hiểm thay vì tuân theo một lệnh nghiêm ngặt. Vì thế chi phí, rồi việc phố hợp các vũ khí với nhau và có được sự chỉ huy điều khiển đúng đều là những vấn đề mà Việt Nam đang phải đối mặt khi hiện đại hoá quân đội.
RFA: Thưa ông, Việt Nam cần cân nhắc điều gì khi tiến hành mua vũ khí và hiện đại hoá quân đội?
Carlyle Thayer: Thứ nhất là chi phí, tiếp đến là sự cân bằng. Bằng cách mua máy bay trực thăng của Pháp mà vẫn còn các máy bay từ thời Xô Viết, hay cố gắng mua các đồ thay thế cho các máy bay Mỹ mà Việt Nam có được từ thời chiến tranh, có thể tạo nên một rắc rối khủng khiếp về hậu cần cho quân đội Việt Nam. Việt Nam không thể trộn lẫn mọi thứ với nhau bằng cách mua mỗi nơi một tí vì nó sẽ tạo nên khó khăn lâu dài.
Cuối cùng thì Sách Trắng của Việt Nam cũng không đưa ra được học thuyết cụ thể nào để chúng ta hiểu được Việt Nam đang muốn điều gì, trong khi tính đến chuyện nâng cao khả năng tự vệ của mình. Việc bảo vệ chủ quyền biển tất nhiên là ưu tiên hàng đầu, rồi bảo vệ biên giới. Thế nhưng trong tất cả những rủi ro thì Việt Nam phải tính đến trong khi lên kế hoạch đưa vào một thế hệ thiết bị mới cho một thập kỷ tới hoặc lâu hơn nữa thì đâu là những rủi ro chính trong một khoảng thời gian nhất định. Đó là một điều khó khăn cho người lên kế hoạch. Việt Nam phải cân nhắc việc các vũ khí có phù hợp với nhau không, rồi kể cả khi có vũ khí rồi thì làm thế nào để phối hợp nó trong cả một tổng thể nhằm khiến quân đội hoạt động hiệu quả.
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ Bảy, ngày 26-12-2009
(Đài RFA 22/12)
Trong một bài phát biểu nhân dịp lễ kỷ niệm 65 năm ngày Quân đội Nhân dân Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã nói sự hiện đại hoá quân đội Việt Nam trong giai đoạn này là hết sức cần thiết để nâng cao khả năng chiến đấu của quân đội Việt Nam trước những kẻ thù.
RFA có bài phỏng vấn ông Carlyle Thayer, Giáo sư môn chính trị học thuộc Học viện quốc phòng Ôxtrâylia, người có nhiều nghiên cứu về tình hình chính trị quân sự ở châu Á, về khả năng hiện đại hoá quân đội Việt Nam và những thách thức trong giai đoạn mới. Đánh giá về quân đội Việt Nam, trước hết ông Carlyle Thayer cho biết:
“Quân đội Việt Nam đã có những bước thụt lùi kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ hồi năm 1991 vì họ có toàn những thiết bị và vũ khí trị giá hàng tỷ USD của Liên Xô cũ mà họ không thể tự duy trì, bảo hành, bị hư hỏng dần theo thời gian. Cho nên bây giờ họ đang cố gắng bắt kịp lại với thay đổi. Điều khác nhau là vào năm 1991 thì họ phụ thuộc vào Liên Xô trong Hiệp ước Vácsava, còn bây giờ họ phụ thuộc vào Nga về vũ khí và tiếp tục mở rộng quan hệ với nhiều nước khác nữa ngoài những nước trong khối Vácsava cũ bao gồm cả việc mua máy bay từ Pháp chẳng hạn”.
RFA: Vậy ông đánh giá nội lực của quân đội Việt Nam thế nào so với các nước khác trong khu vực?
Carlyle Thayer: Chúng ta có thể so sánh trên nhiều mặt như khả năng tự vệ của quân đội Việt Nam và thực sự là đội dân quân tự vệ của Việt Nam là một đội ngũ đáng kể, có khả năng bảo vệ tốt. Hệ thống bảo vệ trên không của họ đã từng rất tốt trong thời gian chiến tranh Việt Nam nhưng rồi bị xuống cấp, hỏng và chỉ có thể bảo vệ một vài thành phố lớn. Việt Nam chưa bao giờ có một hải quân mạnh, kể cả so sánh trong khu vực. Việt Nam có khả năng hạn chế trong việc phô trương sức mạnh trên biển. Việt Nam chỉ có thể đối đầu được với Lào, Campuchia và có thể tự bảo vệ mình khỏi những cuộc tấn công từ Trung Quốc. Việt Nam chỉ có rất ít máy bay hoạt động tầm xa. Nếu so sánh về lực lượng biển, tấn công chiến lược để thu lấy lãnh thổ thì Việt Nam chỉ đứng hạng 4 trong tất cả, trừ khả năng tự bảo vệ mình. Hạng đầu là Xinhgapo. Quân đội Việt Nam có thể tương đương với quân đội Mianma, Bruray, Campuchia, Lào, Phillippin nhưng không thể so sánh với Xinhgapo, Malaixia, và Thái Lan. Trên tất cả là Trung Quốc. Việt Nam xếp ở danh sách 6 nước cuối trong tổng số 10 nước Đông Nam Á.
RFA: Với thực lực của Việt Nam như vậy, theo ông đánh giá Việt Nam có gặp trở ngại nào trong nỗ lực tự bảo vệ mình? Đâu là kẻ thù tiềm năng mà Việt Nam phải đối mặt?
Carlyle Thayer: Chúng ta nhận thấy các nước yếu cũng dễ bị các nước khác xâm lược và gây hấn. Việt Nam có thể tự bảo vệ mình. Khả năng một nước nào đó xâm lược Việt Nam trên bộ sẽ là hết sức khó khăn. Nhưng Việt Nam lại có đến gần 3.000 km bờ biển và có những khu kinh tế biển quan trọng mà Việt Nam đang cố gắng xây dựng khả năng hải quân trong suốt khoảng 15 năm qua để bảo vệ. Nước duy nhất có khả năng đe doạ Việt Nam là Trung Quốc. Có nhiều thế lực bên ngoài khác cũng có thể đe doạ Việt Nam nhưng họ không có ý định đó. Việt Nam và Trung Quốc thì lại đang có tranh chấp trên biển Đông, việc Trung Quốc xây dựng đảo Hải Nam cũng đặt Việt Nam vào thế bất lợi về mặt chiến lược.
RFA: Việt Nam đang cố gắng hiện đại hoá quân đội của mình bằng cách mua vũ khí từ các nước khác như tàu ngầm của Nga, máy bay của Pháp. Xin ông cho biết những rủi ro và thách thức đi kèm khi Việt Nam tiến hành hiện đại hoá quân đội?
Carlyle Thayer: Rủi ro đầu tiên là vấn đề về chi phí. Sách Trắng của Việt Nam vừa công bố với các số liệu quốc phòng cho thấy không cách nào mà có thể dùng toàn bộ ngân sách năm 2008 chỉ để mua 6 tàu ngầm. Mà 6 tàu ngầm này chưa bao gồm cả việc huấn luyện, trang bị hạ tầng. Vì vậy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cần phải rất cao để có tiền chi tiêu quốc phòng. Đây là một trò mèo vờn chuột. Một khi một nước đang cố gắng có được lợi thế so với nước khác, thì các nước khác cũng sẽ vào cuộc và có phản ứng. Vì thế Việt Nam có thể rơi vào tình huống là một sự gia tăng về quân sự hay trên một khía cạnh nào đó có thể gọi là chạy đua vũ trang. Mà cuối cùng thì lúc nào Trung Quốc cũng mạnh hơn. Việt Nam cần những khả năng tối thiểu nhất để tránh sự bành trướng của Trung Quốc, khả năng để bảo vệ các giếng dầu ngoài khơi của mình. Việt Nam muốn đến năm 2030 sẽ có khoảng 50% GDP đến từ biển. Rủi ro thứ hai nữa là vấn đề các vũ khí không tương thích với nhau. Họ mua tàu ngầm ở đây, nhưng họ không biết làm thế nào để phối hợp nó với các vũ khí khác và như thế thì tốn kém. Rồi còn vấn đề về chỉ huy điều khiển. Trong tình huống có xung đột, liệu Việt Nam có thể đảm bảo tất cả các lực lượng quân đội được sử dụng một cách hợp lý và tránh việc người điểu khiển sử dụng vũ khí bắn vào kẻ thù, ví dụ là Trung Quốc hay bất cứ nước nào khác, khi họ cảm thấy bị nguy hiểm thay vì tuân theo một lệnh nghiêm ngặt. Vì thế chi phí, rồi việc phố hợp các vũ khí với nhau và có được sự chỉ huy điều khiển đúng đều là những vấn đề mà Việt Nam đang phải đối mặt khi hiện đại hoá quân đội.
RFA: Thưa ông, Việt Nam cần cân nhắc điều gì khi tiến hành mua vũ khí và hiện đại hoá quân đội?
Carlyle Thayer: Thứ nhất là chi phí, tiếp đến là sự cân bằng. Bằng cách mua máy bay trực thăng của Pháp mà vẫn còn các máy bay từ thời Xô Viết, hay cố gắng mua các đồ thay thế cho các máy bay Mỹ mà Việt Nam có được từ thời chiến tranh, có thể tạo nên một rắc rối khủng khiếp về hậu cần cho quân đội Việt Nam. Việt Nam không thể trộn lẫn mọi thứ với nhau bằng cách mua mỗi nơi một tí vì nó sẽ tạo nên khó khăn lâu dài.
Cuối cùng thì Sách Trắng của Việt Nam cũng không đưa ra được học thuyết cụ thể nào để chúng ta hiểu được Việt Nam đang muốn điều gì, trong khi tính đến chuyện nâng cao khả năng tự vệ của mình. Việc bảo vệ chủ quyền biển tất nhiên là ưu tiên hàng đầu, rồi bảo vệ biên giới. Thế nhưng trong tất cả những rủi ro thì Việt Nam phải tính đến trong khi lên kế hoạch đưa vào một thế hệ thiết bị mới cho một thập kỷ tới hoặc lâu hơn nữa thì đâu là những rủi ro chính trong một khoảng thời gian nhất định. Đó là một điều khó khăn cho người lên kế hoạch. Việt Nam phải cân nhắc việc các vũ khí có phù hợp với nhau không, rồi kể cả khi có vũ khí rồi thì làm thế nào để phối hợp nó trong cả một tổng thể nhằm khiến quân đội hoạt động hiệu quả.
“Tư duy định hình đất nước hiên ngang hay khom lưng” (TuanVN)
TP.HCM không có vùng cấm trong án tham nhũng (VNN).
Đại sự ký 1960 (Diễn Đàn 4-1-10)
Chống tham nhũng và giải quyết khiếu nại, tố cáo là hai nội dung quan trọng của công tác Thanh tra Chính phủ năm 2009. Triển khai 3.745 cuộc thanh tra, trong đó, phát hiện 150 vụ tham nhũng, giải quyết xong 449/1.235 vụ khiếu nại tố cáo. Năm 2009, TTCP đã triển khai 3.745 cuộc thanh tra trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, qua đó toàn ngành kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính 829 tập...
Thủ tướng đồng ý cổ phần hóa TCty Thép và TCty Xăng dầu
Theo Văn bản số 373/TB-VPCP thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc sắp xếp, cổ phần hóa một số Tổng công ty, công ty nhà nước, Thủ tướng đã đồng ý cổ phần hóa công ty mẹ của Tổng công ty Thép Việt Nam và Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam.
13/1: Nguyên Phó Chủ nhiệm VP Chính phủ hầu tòa
TPO – Tin từ TAND thành phố Hà Nội cho hay, ngày 13/1, cơ quan này sẽ tiến hành xét xử vụ án tiêu cực trong quá trình thực hiện Đề án 112 Chính phủ. Sẽ có 23 bị cáo phải hầu toà trong vụ án này. Nguyên Phó Chủ nhiệm VP Chính phủ Vũ Đình Thuần. ...
23 cán bộ “rút ruột” đề án 112 sắp ra hầu tòaDân Trí
Nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ sắp hầu tòaBáo Đất Việt
Cựu phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ sắp hầu tòaVNExpress
- Hỗ trợ sau bão số 9: dân ra rìa, “quan” lọt sổ (VNN)
- Bài 2:Luật áp dụng kiểu gì cũng… đúng? (VNN).
- Độc thoại Trần Dần (TCSH)
- Lập phòng “trò chuyện” với học sinh (TTrẻ).
- Students from Lachine school in Vietnam to assist orphans (West Island)
- “Quảng Nam hay cãi” – thiệt không? – Kỳ 2: Những “chiêu thức” cãi (TTrẻ)
- Nhà văn trong quan niệm của lý luận phê bình văn học ở đô thị miền Nam 1954-1975 (Viet-Studies)
- “Con đường hy vọng” dở khóc dở cười vì vắng khán giả (TTVH).
- Học phí là học phí ơi! (TPhong).
Hyundai-Vinashin vi phạm bảo vệ môi trường một cách có hệ thống? (VNN). – “Sẽ làm rõ trách nhiệm đơn vị cấp phép nhập hạt nix!”
- Bảo hiểm ‘vênh’ Y tế, dân ôm đầu chịu thiệt (VNN)
- Mặn xâm nhập sâu tại Đồng bằng sông Cửu Long (TTXVN)
- Nguy cơ mất dần loài chim đặc hữu (TTrẻ)
- TP.HCM: Đê bao không móng, 200 hộ dân ngụp lặn trong nước (VNN)
Năm 2009: Những chuyện 'Thượng đế cũng phải cười'--- Đất Việt
Năm 2009 vừa trôi qua với nhiều biến động lớn và đây cũng là khoảng thời gian xảy ra nhiều chuyện kỳ lạ, nực cười.
Nhiều người Nhật thất nghiệp đang trải qua những ngày dài khốn khó trong những cái hộp nhựa chỉ nhỉnh nơi yên nghỉ của người quá cố, chứa đầy bế tắc về tương lai.> Bán tinh trùng kiếm sống
Chủ nghĩa! Chủ nghĩa! Marx? Which Marx? (Eurozine 16-12-09)
Đà thoái lui của đồng dollar có chăng chỉ là ngắn hạn?
- Quan hệ Trung – Mỹ ‘xấu đi’ trong năm mới? (VNN)
- Chính sách đối ngoại của Mỹ đã bị “quân sự hóa quá mức” (TuanVN0
- Ấn Độ mua 145 xe dã chiến của Mỹ (Vit). – Ấn Độ phát triển vũ khí vô hiệu hóa vệ tinh đối thủ (TTXVN)
Sơ lược về Xã Hội Dân Sự Tòan Cầu
Bình thường, ta có xã hội dân sự (XHDS) trong một quốc gia, cũng như có một thị trường kinh tế trong khuôn khổ sinh họat của quốc gia đó. Nhưng ngày nay với tình trạng tòan cầu hóa mỗi ngày một phổ biến cùng khắp mọi nơi, mọi lãnh vực, thì ta cũng có thể nói rằng : Có một thứ “Xã hội Dân sự Tòan cầu”(The Global Civil Society). Bạn đọc cứ mở internet, vào Google hay Yahoo, thì đều có thể kiếm được cả hàng chục triệu items trong mục về XHDS Tòan cầu, để mà mặc sức tham khảo.
Mặc dù khái niệm về XHDS mới chỉ được phổ biến rộng rãi trong vòng mấy chục năm gần đây vào cuối thế kỷ XX, nhưng vào đầu thế kỷ XXI hiện nay thì hằng ngày, hằng giờ ta đều nghe hay đọc các bài trình bày thật phong phú về các khía cạnh sinh họat rất đa dạng của XHDS.Trong vòng mấy năm gần đây, người viết bài này đã có dịp góp phần trao đổi về nhiều khía cạnh của XHDS, nay tôi xin được bàn đến cái phạm vi họat động của các tổ chức thuộc XHDS đang được mỗi ngày một dàn trải rộng lớn thêm mãi ra trên khắp thế giới.
Cụ thể, ta có thể coi trường hợp của Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế (IRC =International Red Cross) có trụ sở chính tại Geneva Thụy sĩ. Đó là một tổ chức được thiết lập đã trên 150 năm và có phạm vi họat động khắp thế giới, đặc biệt lại phối hợp nhịp nhàng với các Hội Hồng Thập Tự của từng quốc gia sở tại. Cũng vậy Hội Hướng Đạo được tổ chức tại từng quốc gia và có một văn phòng liên lạc và phối hợp quốc tế có trụ sở chính tại London Anh quốc, thì đó là một phong trào hướng dẫn sinh họat lành mạnh cho giới thanh thiếu niên cùng khắp thế giới theo như lý tưởng của vị sáng lập là Baden Powel (BP) người nước Anh. Hay như các tổ chức nhân đạo đồ sộ với tài sản hàng chục tỷ mỹ kim như Ford, Carnegie, Rockefeller, Bill Gates Foundation, thì đều có phạm vi hoạt động dàn trải ra trên khắp thế giới.
Cũng vậy, các tổ chức bênh vực nhân quyền như Ân xá Quốc tế (Amnesty International = AI), Theo Dõi Nhân Quyền (Human Rights Watch = HRW), Ký giả Không Biên giới (Reporters Sans Frontieres = RSF) v.v… thì cũng hoạt động trên phạm vi tòan cầu.
Các tổ chức tôn giáo cũng thế, họ phần đông có các nhà dòng thừa sai đi tổ chức họat động khắp thế giới, không những để truyền đạo, mà còn điều hành nhiều cơ sở y tế xã hội, cũng như về văn hóa giáo dục rất được quần chúng sở tại ưa chuộng nữa.
Không bó buộc phải là một tổ chức quy mô lớn lao với phương tiện tài chánh dồi dào thì mới họat động khắp thế giới được. Như trường hợp của phong trào Green Peace (Bảo vệ Môi sinh), tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International = TI) v.v…, thì họ đều là các tổ chức rất nhỏ nhoi với ngân sách điều hành rất eo hẹp, nhưng lại họat động khá hiệu quả với những vấn đề có tầm vóc quan trọng tòan cầu.
A/ Tổng quát.
Để bạn đọc có thể nhận định vấn đề một cách dễ dàng đơn giản hơn, tôi xin tóm gọn trong mấy ý chính như sau:
1/ Về phương diện tổ chức và điều hành, XHDS không phải là một thực thể pháp lý duy nhất với quy mô chặt chẽ như tổ chức chánh quyền Nhà nước hay như một đơn vị công ty kinh doanh trong khu vực Thị trường kinh tế (Marketplace). Mà đó là một tập thể tuy rất rộng lớn bao gồm tất cả mọi tổ chức phi-chánh phủ, bất vụ lợi (NGO/NPO = non-governmental/non-profit organizations) và các nhóm nhỏ (small groups), nhưng lại không có một đầu não để kết hợp các hành động rất phức tạp, đa dạng.
2/ Và đối với Nhà nước, thì XHDS lại đóng hai vai trò trọng yếu khác nhau mà lại bổ túc lẫn nhau : đó là vai trò làm Đối tác (Counterpart) và vai trò làm Đối trọng (Counterbalance). Tức là vừa hợp tác với Nhà nước như trường hợp của các Hội Hồng Thập Tự, Hướng Đạo, Hội Nhân đạo Từ thiện…, mà cũng vừa “đối kháng, phê phán” Nhà nước như Ân xá Quốc Tế, HRW, RSF, tổ chức ACLU (American Civil Liberties Union), Green Peace v.v…
3/ Đặc biệt trong mối liên hệ với tổ chức Liên Hiệp Quốc, thì các tổ chức thuộc XHDS lại có sự trao đổi hợp tác và được sự yểm trợ rất mạnh mẽ từ phía các cơ quan chuyên môn của tổ chức chính trị tòan cầu này. Một trong những lý do chính yếu là các NGO tầm vóc lớn với ngân sách dồi dào đã hưởng ứng mạnh mẽ với các chương trình của LHQ, trong khi các chánh phủ của các quốc gia thành viên thì lại chẳng tham gia đóng góp được bao nhiêu cho các họat động của chính LHQ.
4/ Vai trò của các Đại học (Academia) và của các Tổ chức Tôn giáo (Religious Congregations) càng ngày càng năng động, sáng tạo, phấn khởi và hữu hiệu tại khắp nơi trên thế giới. Đó là nhờ ở sự thông cảm và hợp tác chặt chẽ giữa giới hàn lâm và giới tôn giáo trên phạm vi tòan cầu. Lại nữa các tổ chức tôn giáo rất dễ vận động quần chúng tham gia đóng góp vào các lọai họat động khởi xuất từ một niềm tin tôn giáo (Faith-based Social Action). Trong khi đó thì Đại học lại đóng góp nhiều sáng kiến cụ thể thiết thực cho các họat động có tầm vóc lớn lao tòan cầu (Global Thinking/Vision).
5/ Như đã có dịp trình bày trước đây, ta có thể chấp nhận một định nghĩa đơn giản về XHDS như sau : Đó là một khu vực thứ ba ( the 3rd sector), mà cùng với khu vực Nhà nước và khu vực Thị trường để hợp thành “Không gian Xã hội” để cho con người sinh sống tập thể chung với nhau. Ta có thể viết dưới dạng một công thức như sau :
Không gian xã hội = Nhà nước + Thị trường kinh tế + Xã hội Dân sự.
Lấy con số thống kê của Mỹ, ta có trên 1 triệu các tổ chức vô vụ lợi và trên 3 triệu nhóm nhỏ (small groups), tất cả đều họat động tự nguyện với mục tiêu phục vụ công ích. Trong các tổ chức này, thì có đến 2/3 là phát xuất từ các tôn giáo. Ta cần ghi nhận tinh thần hy sinh phục vụ rất là cao trong số các nhân viên tình nguyện nơi các tổ chức thuộc khu vực XHDS này. Sự hy sinh tận tụy như vậy, ta khó mà thấy được nơi các công chức nhà nước, hay ở lớp nhân viên các công ty xí nghiệp, mặc dầu những người này thường được trả lương rất cao, với quyền lợi quy chế đãi ngộ luôn được bảo đảm vũng vàng.
B/ Sự lớn mạnh của Xã Hội Dân Sự
Theo nghiên cứu mới nhất của Đại học Johns Hopkins ở Maryland nước Mỹ, trong Dự án khảo sát đối chiếu về khu vực bất vụ lợi ( Johns Hopkins Comparative Non-Profit Sector Project), thì vào các năm 2000 - 02, tổng số chi phí của khu vực này trong 35 quốc gia được khảo sát đã lên tới 1,300 tỷ mỹ kim (1.3 trillion), tức là chiếm đến trên 5% GDP của các nước đó. Với con số này, XHDS có thể được xếp vào hàng thứ 7 trong số các nền kinh tế lớn bậc nhất của thế giới ngày nay (7th largest Economy).
Thống kê trong một tài liệu khác còn cho ta biết là : Mỗi năm người Mỹ đã chi ra 250 tỷ mỹ kim riêng cho lãnh vực từ thiện của tư nhân (private charity). Và về con số những tổ chức phi chánh phủ riêng tại Ấn độ, thì có đến trên 1 triệu NGO, ở Brazil là 210,000, Ai cập 17,500, Thái lan 15,000.
Có tác giả còn ghi : Thế kỷ XXI là thế kỷ của bất vụ lợi (the Century of Non-Profit). Và phong trào lớn mạnh của XHDS hịện nay ở đầu thế kỷ XXI, thì có thể so sánh với phong trào phát triển của các quốc gia (the rise of nation-states) trên thế giới vào cuối thế kỷ XIX qua đầu thế kỷ XX.
Về phương diện viện trợ quốc tế, thì hiện nay tổng số tiền và vật dụng của hàng mấy chục vạn các tổ chức tư nhân chi ra, đã vượt xa tổng số viện trợ của các chánh phủ các nước giàu có cho các nước thế giới thứ ba.
Phân tích lý do của sự đột phá trong phong trào xã hội mới mẻ này (the New Social Movement), các nhà nghiên cứu xã hội học thường đưa ra mấy nguyên nhân như sau :
a) Trước hết về khía cạnh tài nguyên, các chánh phủ ở Tây Âu kể cả Mỹ, vào thập niên 1970 trở đi, thì không còn đủ ngân sách dồi dào để trang trải mọi thứ dịch vụ xã hội cho người dân như trước nữa. Một phần cũng tại giá dầu hỏa từ Trung Đông đã tăng lên quá nhanh, khiến cho nguồn lợi tức thu nhập cho ngân sách giảm bớt hẳn đi. Do vậy, mà nhà nước phải để cho các tổ chức tư nhân đứng ra đảm trách thay thế vào vai trò mà trước đây vẫn do cơ quan nhà nước phụ trách. Mặt khác, các nước giàu có lên nhờ dàu hỏa thì hầu hết là theo Hồi giáo, nên họ cũng góp phần chi viện nhiều cho các đồng đạo của mình ở những nước nghèo hơn, như ở Bangladesh, Indonesia và cả tại các nước cộng hòa miền Trung Á thuộc Liên Xô cũ nữa.
b) Thứ hai là ngay trong thời kỳ chiến tranh lạnh, quần chúng ở các nước Âu Mỹ đã kết hợp thành phong trào chống chiến tranh hạt nhân, chống nạn phá họai môi sinh, đòi chánh quyền phải bảo tồn lọai động vật hiếm quý… Đồng thời phong trào bảo vệ nhân quyền cũng phát triển rộng rãi cùng khắp. Đây là sự kết hợp giữa các tầng lớp nhân dân, nhất là giới trẻ trong một quốc gia với nhau, cũng như mở rộng tình liên đới quốc tế trước những vấn đề sinh tử của toàn thể nhân lọai. Dĩ nhiên là nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đặc biệt trong lãnh vực truyền thông, mà sự liên kết trao đổi và hợp tác trên phạm vi tòan cầu đã được thể hiện một cách rất sôi nổi, mau lẹ, liên tục và phổ biến.
c) Thứ ba là giữa thời kỳ thóai trào của chủ nghĩa cộng sản tại Liên Xô và nhất là tại Đông Âu, thì ý thức tranh đấu về nhân phẩm và nhân quyền lại càng dâng cao trong đông đảo đa số quần chúng vốn đã quá bất mãn, chán chường với chủ trương độc tài tòan trị sắt máu đã được thiết lập từ thời Stalin trên 40 năm trước ở Đông Âu. Và kể từ khi bức tường Bá linh xụp đổ năm 1989, thì các quốc gia cựu cộng sản ở Đông Âu, cũng như ở Nga đã mau chóng tiến hành công cuộc phục hồi xã hội dân sự, để dành lại cho người dân cái quyền tự mình làm chủ vận mệnh, mưu cầu hạnh phúc cho bản thân và gia đình. Cái quá trình chuyển tiếp dân chủ này (Democratic transition) hiện đang diễn ra thật ngọan mục tại tất cả các quốc gia cựu cộng sản đó, và ta thấy rõ ràng đây là một quá trình không thể nào mà có thể đảo ngược lại được nữa (Irreversible process).
d) Thứ tư là về phương diện nhân sự, các tổ chức thuộc khu vực XHDS đã và đang còn thu hút được nhiều tài năng trí tuệ xuất sắc. Nhờ vậy mà họat động của họ có năng xuất và hiệu quả rất cao. Cụ thể như trường hợp của Kissinger làm việc cho Rockefeller Foundation, hay của Mc George Bundy làm cho Ford Foundation. Một phần do đầu óc năng động sáng tạo, một phần do sự nhiệt tâm hy sinh hết mình cho lý tưởng phục vụ nhân quần xã hội.Nơi đây, ta thấy rõ nét sự kết hợp của giới trí thức hàn lâm (Academia) với giới Tôn giáo (Churches) trong một mục tiêu chung là cải thiện xã hội bằng phương thức ôn hòa, bất bạo động. Bằng hành động thiết thực, cụ thể, dù nhỏ bé đến đâu (Act locally), nhưng nhờ có sự kiên trì nhẫn nại, mà lần hồi cũng gặt hái được những thành quả tốt đẹp chắc chắn. Đúng như chủ trương của bậc sư phụ Karl Popper đã kêu gọi : “Phải cải thiện xã hội từng mảnh một” (Piecemeal Social Engineering). Mà gần đây người môn đệ là George Soros, một nhà tài chánh khét tiếng, đã thành lập “Open Society Institute” (OSI) để họat đông chính yếu tại Đông Âu và tại Nga.Đáng chú ý là việc thành lập được trường Đại học Trung Âu tại Budapest Hungary (the Central European University) vốn là quê hương bản quán của G Soros. Hiện nay chỉ riêng một mình quỹ của Soros Foundation không thôi, thì đã chi ra mỗi năm đến 500 triệu mỹ kim cho các dự án trên tòan thế giới rồi.
Tóm tắt lại trong thời đại tòan cầu hóa ngày nay, Xã hội Dân sự mỗi ngày một phát triển và trưởng thành, cả về mặt nhận thức của số đông đảo quần chúng, đặc biệt là của giới trẻ, cũng như cả trong hành động thiết thực, cụ thể cùng khắp mọi nơi mọi chốn. Đó là cả một phong trào quần chúng sôi nổi đang cùng với nhau nối vòng tay lớn, nhằm xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, nhân ái hơn, an hòa hơn. Đó là một viễn tượng tươi sáng cho công cuộc thực hiện được “ Nền Dân chủ Tham gia” (Participatory Democracy) mà bao nhiêu người từng mơ ước xưa nay.
Bài viết ngắn ngủi này chỉ có thể ghi sơ lược một số nét đại cương về phong trào xã hội đang dâng cao trên khắp thế giới ngày nay trong đầu thế kỷ XXI, vắn tắt là như vậy.
Trong một dịp khác, tác giả sẽ xin trình bày chi tiết hơn trường hợp điển hình của khu vực XHDS tại một số quốc gia thuộc thế giới thứ ba ở Á châu, Phi châu và châu Mỹ La tinh, cũng như tại một vài nước ở Đông Âu mà mới vừa thóat được ách độc tài cộng sản trong vài chục năm nay.
Xin hẹn bạn đọc đón coi nhé.
California Tháng Bảy 2009
Trung Quốc - Mỹ: U.S., China locked in trade disputes (WP 4-1-10)
Trung Quốc - Anh - Mỹ: China - handle with care (London Telegraph 4-1-10)
Chủ nghĩa! Chủ nghĩa! History Is Still Over: How capitalism survived the crisis (Newsweek 7-12-09)
Chủ nghĩa! Chủ nghĩa! Marx? Which Marx? (Eurozine 16-12-09)
Đà thoái lui của đồng dollar có chăng chỉ là ngắn hạn?
Theo đánh giá của chúng tôi, đồng bạc xanh sẽ chỉ thoái lui trong ngắn hạn. Không thể phủ nhận rằng tháng 01/2010 hứa hẹn là một tháng tích cực của USD. Song nếu các thông tin về thị trường việc làm là khả quan thì một lần nữa đồng dollar sẽ bị tác động bởi tình hình kinh tế tại Mỹ chứ không phải là mối lo ngại rủi ro.
- Quan hệ Trung – Mỹ ‘xấu đi’ trong năm mới? (VNN)
- Chính sách đối ngoại của Mỹ đã bị “quân sự hóa quá mức” (TuanVN0
- Ấn Độ mua 145 xe dã chiến của Mỹ (Vit). – Ấn Độ phát triển vũ khí vô hiệu hóa vệ tinh đối thủ (TTXVN)
Sơ lược về Xã Hội Dân Sự Tòan Cầu
Bình thường, ta có xã hội dân sự (XHDS) trong một quốc gia, cũng như có một thị trường kinh tế trong khuôn khổ sinh họat của quốc gia đó. Nhưng ngày nay với tình trạng tòan cầu hóa mỗi ngày một phổ biến cùng khắp mọi nơi, mọi lãnh vực, thì ta cũng có thể nói rằng : Có một thứ “Xã hội Dân sự Tòan cầu”(The Global Civil Society). Bạn đọc cứ mở internet, vào Google hay Yahoo, thì đều có thể kiếm được cả hàng chục triệu items trong mục về XHDS Tòan cầu, để mà mặc sức tham khảo.
Mặc dù khái niệm về XHDS mới chỉ được phổ biến rộng rãi trong vòng mấy chục năm gần đây vào cuối thế kỷ XX, nhưng vào đầu thế kỷ XXI hiện nay thì hằng ngày, hằng giờ ta đều nghe hay đọc các bài trình bày thật phong phú về các khía cạnh sinh họat rất đa dạng của XHDS.Trong vòng mấy năm gần đây, người viết bài này đã có dịp góp phần trao đổi về nhiều khía cạnh của XHDS, nay tôi xin được bàn đến cái phạm vi họat động của các tổ chức thuộc XHDS đang được mỗi ngày một dàn trải rộng lớn thêm mãi ra trên khắp thế giới.
Cụ thể, ta có thể coi trường hợp của Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế (IRC =International Red Cross) có trụ sở chính tại Geneva Thụy sĩ. Đó là một tổ chức được thiết lập đã trên 150 năm và có phạm vi họat động khắp thế giới, đặc biệt lại phối hợp nhịp nhàng với các Hội Hồng Thập Tự của từng quốc gia sở tại. Cũng vậy Hội Hướng Đạo được tổ chức tại từng quốc gia và có một văn phòng liên lạc và phối hợp quốc tế có trụ sở chính tại London Anh quốc, thì đó là một phong trào hướng dẫn sinh họat lành mạnh cho giới thanh thiếu niên cùng khắp thế giới theo như lý tưởng của vị sáng lập là Baden Powel (BP) người nước Anh. Hay như các tổ chức nhân đạo đồ sộ với tài sản hàng chục tỷ mỹ kim như Ford, Carnegie, Rockefeller, Bill Gates Foundation, thì đều có phạm vi hoạt động dàn trải ra trên khắp thế giới.
Cũng vậy, các tổ chức bênh vực nhân quyền như Ân xá Quốc tế (Amnesty International = AI), Theo Dõi Nhân Quyền (Human Rights Watch = HRW), Ký giả Không Biên giới (Reporters Sans Frontieres = RSF) v.v… thì cũng hoạt động trên phạm vi tòan cầu.
Các tổ chức tôn giáo cũng thế, họ phần đông có các nhà dòng thừa sai đi tổ chức họat động khắp thế giới, không những để truyền đạo, mà còn điều hành nhiều cơ sở y tế xã hội, cũng như về văn hóa giáo dục rất được quần chúng sở tại ưa chuộng nữa.
Không bó buộc phải là một tổ chức quy mô lớn lao với phương tiện tài chánh dồi dào thì mới họat động khắp thế giới được. Như trường hợp của phong trào Green Peace (Bảo vệ Môi sinh), tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International = TI) v.v…, thì họ đều là các tổ chức rất nhỏ nhoi với ngân sách điều hành rất eo hẹp, nhưng lại họat động khá hiệu quả với những vấn đề có tầm vóc quan trọng tòan cầu.
A/ Tổng quát.
Để bạn đọc có thể nhận định vấn đề một cách dễ dàng đơn giản hơn, tôi xin tóm gọn trong mấy ý chính như sau:
1/ Về phương diện tổ chức và điều hành, XHDS không phải là một thực thể pháp lý duy nhất với quy mô chặt chẽ như tổ chức chánh quyền Nhà nước hay như một đơn vị công ty kinh doanh trong khu vực Thị trường kinh tế (Marketplace). Mà đó là một tập thể tuy rất rộng lớn bao gồm tất cả mọi tổ chức phi-chánh phủ, bất vụ lợi (NGO/NPO = non-governmental/non-profit organizations) và các nhóm nhỏ (small groups), nhưng lại không có một đầu não để kết hợp các hành động rất phức tạp, đa dạng.
2/ Và đối với Nhà nước, thì XHDS lại đóng hai vai trò trọng yếu khác nhau mà lại bổ túc lẫn nhau : đó là vai trò làm Đối tác (Counterpart) và vai trò làm Đối trọng (Counterbalance). Tức là vừa hợp tác với Nhà nước như trường hợp của các Hội Hồng Thập Tự, Hướng Đạo, Hội Nhân đạo Từ thiện…, mà cũng vừa “đối kháng, phê phán” Nhà nước như Ân xá Quốc Tế, HRW, RSF, tổ chức ACLU (American Civil Liberties Union), Green Peace v.v…
3/ Đặc biệt trong mối liên hệ với tổ chức Liên Hiệp Quốc, thì các tổ chức thuộc XHDS lại có sự trao đổi hợp tác và được sự yểm trợ rất mạnh mẽ từ phía các cơ quan chuyên môn của tổ chức chính trị tòan cầu này. Một trong những lý do chính yếu là các NGO tầm vóc lớn với ngân sách dồi dào đã hưởng ứng mạnh mẽ với các chương trình của LHQ, trong khi các chánh phủ của các quốc gia thành viên thì lại chẳng tham gia đóng góp được bao nhiêu cho các họat động của chính LHQ.
4/ Vai trò của các Đại học (Academia) và của các Tổ chức Tôn giáo (Religious Congregations) càng ngày càng năng động, sáng tạo, phấn khởi và hữu hiệu tại khắp nơi trên thế giới. Đó là nhờ ở sự thông cảm và hợp tác chặt chẽ giữa giới hàn lâm và giới tôn giáo trên phạm vi tòan cầu. Lại nữa các tổ chức tôn giáo rất dễ vận động quần chúng tham gia đóng góp vào các lọai họat động khởi xuất từ một niềm tin tôn giáo (Faith-based Social Action). Trong khi đó thì Đại học lại đóng góp nhiều sáng kiến cụ thể thiết thực cho các họat động có tầm vóc lớn lao tòan cầu (Global Thinking/Vision).
5/ Như đã có dịp trình bày trước đây, ta có thể chấp nhận một định nghĩa đơn giản về XHDS như sau : Đó là một khu vực thứ ba ( the 3rd sector), mà cùng với khu vực Nhà nước và khu vực Thị trường để hợp thành “Không gian Xã hội” để cho con người sinh sống tập thể chung với nhau. Ta có thể viết dưới dạng một công thức như sau :
Không gian xã hội = Nhà nước + Thị trường kinh tế + Xã hội Dân sự.
Lấy con số thống kê của Mỹ, ta có trên 1 triệu các tổ chức vô vụ lợi và trên 3 triệu nhóm nhỏ (small groups), tất cả đều họat động tự nguyện với mục tiêu phục vụ công ích. Trong các tổ chức này, thì có đến 2/3 là phát xuất từ các tôn giáo. Ta cần ghi nhận tinh thần hy sinh phục vụ rất là cao trong số các nhân viên tình nguyện nơi các tổ chức thuộc khu vực XHDS này. Sự hy sinh tận tụy như vậy, ta khó mà thấy được nơi các công chức nhà nước, hay ở lớp nhân viên các công ty xí nghiệp, mặc dầu những người này thường được trả lương rất cao, với quyền lợi quy chế đãi ngộ luôn được bảo đảm vũng vàng.
B/ Sự lớn mạnh của Xã Hội Dân Sự
Theo nghiên cứu mới nhất của Đại học Johns Hopkins ở Maryland nước Mỹ, trong Dự án khảo sát đối chiếu về khu vực bất vụ lợi ( Johns Hopkins Comparative Non-Profit Sector Project), thì vào các năm 2000 - 02, tổng số chi phí của khu vực này trong 35 quốc gia được khảo sát đã lên tới 1,300 tỷ mỹ kim (1.3 trillion), tức là chiếm đến trên 5% GDP của các nước đó. Với con số này, XHDS có thể được xếp vào hàng thứ 7 trong số các nền kinh tế lớn bậc nhất của thế giới ngày nay (7th largest Economy).
Thống kê trong một tài liệu khác còn cho ta biết là : Mỗi năm người Mỹ đã chi ra 250 tỷ mỹ kim riêng cho lãnh vực từ thiện của tư nhân (private charity). Và về con số những tổ chức phi chánh phủ riêng tại Ấn độ, thì có đến trên 1 triệu NGO, ở Brazil là 210,000, Ai cập 17,500, Thái lan 15,000.
Có tác giả còn ghi : Thế kỷ XXI là thế kỷ của bất vụ lợi (the Century of Non-Profit). Và phong trào lớn mạnh của XHDS hịện nay ở đầu thế kỷ XXI, thì có thể so sánh với phong trào phát triển của các quốc gia (the rise of nation-states) trên thế giới vào cuối thế kỷ XIX qua đầu thế kỷ XX.
Về phương diện viện trợ quốc tế, thì hiện nay tổng số tiền và vật dụng của hàng mấy chục vạn các tổ chức tư nhân chi ra, đã vượt xa tổng số viện trợ của các chánh phủ các nước giàu có cho các nước thế giới thứ ba.
Phân tích lý do của sự đột phá trong phong trào xã hội mới mẻ này (the New Social Movement), các nhà nghiên cứu xã hội học thường đưa ra mấy nguyên nhân như sau :
a) Trước hết về khía cạnh tài nguyên, các chánh phủ ở Tây Âu kể cả Mỹ, vào thập niên 1970 trở đi, thì không còn đủ ngân sách dồi dào để trang trải mọi thứ dịch vụ xã hội cho người dân như trước nữa. Một phần cũng tại giá dầu hỏa từ Trung Đông đã tăng lên quá nhanh, khiến cho nguồn lợi tức thu nhập cho ngân sách giảm bớt hẳn đi. Do vậy, mà nhà nước phải để cho các tổ chức tư nhân đứng ra đảm trách thay thế vào vai trò mà trước đây vẫn do cơ quan nhà nước phụ trách. Mặt khác, các nước giàu có lên nhờ dàu hỏa thì hầu hết là theo Hồi giáo, nên họ cũng góp phần chi viện nhiều cho các đồng đạo của mình ở những nước nghèo hơn, như ở Bangladesh, Indonesia và cả tại các nước cộng hòa miền Trung Á thuộc Liên Xô cũ nữa.
b) Thứ hai là ngay trong thời kỳ chiến tranh lạnh, quần chúng ở các nước Âu Mỹ đã kết hợp thành phong trào chống chiến tranh hạt nhân, chống nạn phá họai môi sinh, đòi chánh quyền phải bảo tồn lọai động vật hiếm quý… Đồng thời phong trào bảo vệ nhân quyền cũng phát triển rộng rãi cùng khắp. Đây là sự kết hợp giữa các tầng lớp nhân dân, nhất là giới trẻ trong một quốc gia với nhau, cũng như mở rộng tình liên đới quốc tế trước những vấn đề sinh tử của toàn thể nhân lọai. Dĩ nhiên là nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đặc biệt trong lãnh vực truyền thông, mà sự liên kết trao đổi và hợp tác trên phạm vi tòan cầu đã được thể hiện một cách rất sôi nổi, mau lẹ, liên tục và phổ biến.
c) Thứ ba là giữa thời kỳ thóai trào của chủ nghĩa cộng sản tại Liên Xô và nhất là tại Đông Âu, thì ý thức tranh đấu về nhân phẩm và nhân quyền lại càng dâng cao trong đông đảo đa số quần chúng vốn đã quá bất mãn, chán chường với chủ trương độc tài tòan trị sắt máu đã được thiết lập từ thời Stalin trên 40 năm trước ở Đông Âu. Và kể từ khi bức tường Bá linh xụp đổ năm 1989, thì các quốc gia cựu cộng sản ở Đông Âu, cũng như ở Nga đã mau chóng tiến hành công cuộc phục hồi xã hội dân sự, để dành lại cho người dân cái quyền tự mình làm chủ vận mệnh, mưu cầu hạnh phúc cho bản thân và gia đình. Cái quá trình chuyển tiếp dân chủ này (Democratic transition) hiện đang diễn ra thật ngọan mục tại tất cả các quốc gia cựu cộng sản đó, và ta thấy rõ ràng đây là một quá trình không thể nào mà có thể đảo ngược lại được nữa (Irreversible process).
d) Thứ tư là về phương diện nhân sự, các tổ chức thuộc khu vực XHDS đã và đang còn thu hút được nhiều tài năng trí tuệ xuất sắc. Nhờ vậy mà họat động của họ có năng xuất và hiệu quả rất cao. Cụ thể như trường hợp của Kissinger làm việc cho Rockefeller Foundation, hay của Mc George Bundy làm cho Ford Foundation. Một phần do đầu óc năng động sáng tạo, một phần do sự nhiệt tâm hy sinh hết mình cho lý tưởng phục vụ nhân quần xã hội.Nơi đây, ta thấy rõ nét sự kết hợp của giới trí thức hàn lâm (Academia) với giới Tôn giáo (Churches) trong một mục tiêu chung là cải thiện xã hội bằng phương thức ôn hòa, bất bạo động. Bằng hành động thiết thực, cụ thể, dù nhỏ bé đến đâu (Act locally), nhưng nhờ có sự kiên trì nhẫn nại, mà lần hồi cũng gặt hái được những thành quả tốt đẹp chắc chắn. Đúng như chủ trương của bậc sư phụ Karl Popper đã kêu gọi : “Phải cải thiện xã hội từng mảnh một” (Piecemeal Social Engineering). Mà gần đây người môn đệ là George Soros, một nhà tài chánh khét tiếng, đã thành lập “Open Society Institute” (OSI) để họat đông chính yếu tại Đông Âu và tại Nga.Đáng chú ý là việc thành lập được trường Đại học Trung Âu tại Budapest Hungary (the Central European University) vốn là quê hương bản quán của G Soros. Hiện nay chỉ riêng một mình quỹ của Soros Foundation không thôi, thì đã chi ra mỗi năm đến 500 triệu mỹ kim cho các dự án trên tòan thế giới rồi.
Tóm tắt lại trong thời đại tòan cầu hóa ngày nay, Xã hội Dân sự mỗi ngày một phát triển và trưởng thành, cả về mặt nhận thức của số đông đảo quần chúng, đặc biệt là của giới trẻ, cũng như cả trong hành động thiết thực, cụ thể cùng khắp mọi nơi mọi chốn. Đó là cả một phong trào quần chúng sôi nổi đang cùng với nhau nối vòng tay lớn, nhằm xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, nhân ái hơn, an hòa hơn. Đó là một viễn tượng tươi sáng cho công cuộc thực hiện được “ Nền Dân chủ Tham gia” (Participatory Democracy) mà bao nhiêu người từng mơ ước xưa nay.
Bài viết ngắn ngủi này chỉ có thể ghi sơ lược một số nét đại cương về phong trào xã hội đang dâng cao trên khắp thế giới ngày nay trong đầu thế kỷ XXI, vắn tắt là như vậy.
Trong một dịp khác, tác giả sẽ xin trình bày chi tiết hơn trường hợp điển hình của khu vực XHDS tại một số quốc gia thuộc thế giới thứ ba ở Á châu, Phi châu và châu Mỹ La tinh, cũng như tại một vài nước ở Đông Âu mà mới vừa thóat được ách độc tài cộng sản trong vài chục năm nay.
Xin hẹn bạn đọc đón coi nhé.
California Tháng Bảy 2009