Không nên tập trung vào nghiên cứu mang tính hàn lâm- - VnExpress.net
> Cần đưa khoa học công nghệ vào thực tiễn cuộc sống
Chính sách cho khoa học hay nhưng không phát huy hiệu quả- - VnExpress.net
> Khoa học công nghệ phải chủ động từ khâu hoạch định
Cần có chế tài đối với các nhà khoa học trì trệ--
<<<:::: Mấy tên trói gà không chặt ... mới bị dọa bị treo cao hơn 1m, lại bị đe là cấm 'phản biện'... làm gì cũng phải đúng chỗ, đúng lúc ... nay thì lại bị xem là 'ăn bám' ... Trên đời có 'đối tượng' nào phức tạp như thế nè không đây ???? >>>
-----
Tàu mất tích bí ẩn chở chuyến hàng hạt nhân bí mật?--
FDI Trung Quốc giảm liên tục 10 tháng-- CafeF
Kinh Tế cuối tuần (từ 17.08– 23.08.2009): Không thay đổi
Martian Mobile
"Có nhứng thói quen mà con người không thay đổi"
Hơn một năm qua, trong 4 quý liên tiếp, GDP của Hoa Kỳ vẫn nằm trong số âm, thất nghiệp vẫn tiếp tục cao, chỉ nội trong tháng vừa qua măc dầu chính quyền Mỹ và báo chí tiếp tục trấn an là nạn thấp nghiệp đã ít hơn tháng trước nữa nhưng chỉ nội trong tháng 7, 2009 chỉ số thất nghiệp của Hoa Kỳ đã lên là 9.4% và nhiều người vẫn tiên đoán là con số này có thể sẽ cao hơn và đồng thời rất nhiều người lo sợ sự phục hồi kinh tế Hoa Kỳ sẽ không giảm thiểu cho chỉ số thất nghiệp, đây trùng hợp với tiên đoán một "New Normal" mà được nói đến gần đây.
Tương tự như sau những trận bão, chúng ta có cơ hội tìm hiểu để học hỏi và sửa chữa tránh những lỗi lầm đã xẩy ra và Hoa Kỳ là một quốc gia luôn luôn đẩy mạnh việc này. Nếu ai không biết Elizabeth Warren thì cũng chỉ là bình thường thôi. Nhưng nếu họ là người để ý đến kinh tế Hoa Kỳ gần đây thì họ phải biết đến Congressional Oversight Panel, một Ủy Ban Đặc Biệt của Quốc Hội Hoa Kỳ để kiểm soát chương trình cứu trợ the Troubled Assets Relief Program (TARP). Chương trình này được điều khiển bới bên hành pháp và bắt đầu từ chính quyền Bush và cho đến bây giờ thì Geithner của chính quyền Obama lèo lái. Khi chương trình TARP bắt đầu, chủ tịch đảng đa số nắm Thượng Viện, Thượng Nghị Sĩ đảng Dân Chủ, Harry Reid đã chỉ định Elizabeth Warren làm chủ tịch Ủy Ban này. Elizabeth tốt nghiệp Đại Học Houston và học luật ở trường luật Rutgers Law tại Newark. Bà từng viết bài, blogs, xuất hiện trong nhiều chương trình trên Television và là Leo Gottlieb Professor of Law tại đại học Harvard dậy về ngành luật: contract law, bankruptcy, và commercial law. Tháng 5, 2009 bà được tờ báo Time Magazine chọn là một trong 100 người ảnh hưởng đến thế giới.
Ngày 12 tháng 8, 2009 bà được tờ báo online thiên đảng Dân Chủ, MSNBC phỏng vấn và sau đây là tóm lược ý của Elizabeth Warren trong bài phỏng vấn. MartianMobile lấy ý kiến của người đọc lẫn nguời bình luận và thêm thắt ý kiến của mọi người.
PV (Phóng viên phỏng vấn, nhiều người khác nhau): Kinh tế Hoa Kỳ đã tươi sáng chưa?
EW (Elizabeth Warren): Chưa.
PV: Nếu nó vẫn tồi tệ thì nó tệ đến mức nào?
EW: Tháng 9 năm ngoái, khi Tổng Trưởng Ngân Khố Paulson ra Quốc Hội yêu cầu 700 tỉ dollars để dọn dẹp những tài sản xấu của ngân hàng và cứu chữa kinh tế Hoa Kỳ (chường trìng TARP). Trong buổi điều trần tại Quốc Hội Hoa Kỳ, Paulson nói nếu không có 700 tỉ dollars này thì kinh tế Hoa Kỳ sẽ xụp đổ vào tuần sau đó. Khi Quốc Hội Hoa Kỳ nói là sẽ đưa cho một nửa, thì Paulson đổi ý không bỏ số tiền này vào thẳng ngân hàng để dọn dẹp những tài sản xấu nữa. Cho đến ngày hôm nay, một phần tiền này đã xóa sổ một phần nhỏ tài sản xấu, nhưng phần lớn những tài sản xấu (mà đã đẩy kinh tế Hoa Kỳ xuống vực thẳm) vẫn còn tại ngân hàng hiện nay.
Bình luận (của nhiều người và MartianMobile thêm thắt): Elizabeth Warren đưa ra 2 điểm thật quan trọng, Một: Paulson của triều đại Bush ra QUốc Hội hăm dọa là nếu không đưa tiền để cứu chữa kinh tế Hoa Kỳ, Hoa Kỳ sẽ xụp đổ.
Và cùng với luận điệu trên, khi Obama nắm chính quyền vào tháng 1/2009, Obama nói:
"President Obama warned that if Congress did not immediately pass the act, "our nation will sink deeper into a crisis that, at some point, we may not be able to reverse."
"Tổng Thống Obama cảnh báo là nếu Quốc Hội không thông qua đạo luật này (TARP) mau chóng, nước Mỹ sẽ trôi sâu vào một tình trạng khủng hoảng mà đến một lúc nào đó chúng ta sẽ không có cơ hội đổi ngược lại được"
Mặc dầu hai lời nói từ hai đảng khác nhau: Dân Chủ và Cộng Hòa nhưng khi nắm chính quyền họ hành sử giống nhau là hăm dọa Quốc Hội bằng mọi cách làm Quốc Hội Hoa Kỳ sợ hãi và buộc Quốc Hội thông qua đạo luât trong điều kiện ngặt nghèo đủ để Quốc Hội không có đủ thì giờ để đọc và hiểu biết đạo luật này và nhắm mắt ủng hộ. Đạo luật được thông qua trong vòng khoảng 48 tiếng với cả ngàn trang và không một dân biểu hay Nghị Sĩ nào có thể đọc hết. Tương tự như vậy trong tình trạng đạo luật Healthcare hiện nay, chính quyền Mỹ hăm dọa là nếu không thông qua đạo luật này ngay lập tức, nước Mỹ sẽ tốn hơn cả ngàn tỉ để sửa chữa (?) trong tương lai cho hệ thống sức khỏe mặc dầu không cần biết là sửa chữa ngày mai ra sao nhưng với chi tiêu hơn một ngàn tỉ cho hệ thống mới này thì đây là một vấn đề mọi người phải suy nghĩ. Hai: Elizabeth Warren cho biết một điểm rất quan trọng là những tài sản xấu (toxic asset) của ngân hàng vẫn còn nằm trong giấy tờ sổ sách (balance sheet) của ngân hàng mặc dầu chúng ta đã tốn cả ngàn tỉ để xóa xổ nó. Đây là lý do dễ hiểu là tại sao Thị Trường Chứng Khoán đi lên gần đây vì ngân hàng đã lấy tiền chính phủ tiếp tục làm "trò" cũ mua bán chứng khoán, commodities nhưng không chịu đẩy, bán đi những tài sản xấu (toxic asset) đi.
PV: Thế thi cả trăm tỉ dollars đi đâu?
EW: Khoảng tiền $350 tỉ dollars đầu tiên Paulson mua cổ phần (stock), warrant, trực tiếp vào ngân hàng. Nên nhớ đây là "chính sách Don't ask, Don't tell money" (có nghĩa là Elizabeth Warren mắng Quốc Hội Mỹ ngu dôt" vì khi làm luật QUốc Hội không chịu hỏi thì bên hành pháp không thèm cho biết chi tiêu ra sao). Khoảng $350 tỉ dollar sau thì Geither (Tổng Trưởng Ngân Khố hiện nay) cầm như người đánh bạc, bỏ tiền trên bàn coi ai có bắt cá của mình để hy vọng chính phủ Mỹ trúng độ (nguyên văn) (... cười...) (một lần nữa Elizabeth Warren nửa diễu nửa mắng chính quyền Mỹ thiếu hiểu biết lấy tiền dân như đi đánh cá độ)
Bình luận: $350 tỉ dollars đầu tiên Paulson thẩy tiền vào Goldman Sachs để họ trục lợi và kiếm lời kếch xù vào Quý vừa rồi như mọi ngưòi được biết, tiện tay Paulson thẩy tiền vào Citi, JP Morgan, etc để cho mọi đại gia tại ngân hàng vui sướng (trong khi người dân vẫn thất nghiệp). Tương tự như TARP bill, Geithner vừa đi ra Quốc Hội trong tháng trước, ép buộc FDIC thông qua đạo luật Regulatory Reform Bill với luận điệu như cũ là nếu Quốc Hội không thông qua đạo luật này thì sẽ nưóc Mỹ sẽ sống hay chết "life-or-death" với đạo luật này. Kỳ này Geithner đã làm nối nóng Chủ Tịch của FDIC. Không khác một chút gì trong quá khứ, chính quyền Mỹ xử dùng phương pháp đánh vào tâm lý sợ hãi của các dân biểu "thiếu hiểu biết" Hoa Kỳ.
EW: Chính phủ Mỹ mới đẻ ra chương trình Public-Private Investment Program (PPIP) (... cười...) trong đó chính phủ Mỹ phối hợp với tư nhân mua lại tài sản xấu.
PV: Chương trình này chưa bao giờ thực hiện đúng không?
EW: Đúng. Bởi vì chính phủ Mỹ dự tính mua "securitized asset" của nhà băng lớn mà không thèm để ý đến ngân hàng trung và nhỏ.
Bình luận: Những ngân hàng loại trung và nhỏ mới thực sư cần những loan nợ này trong khi ngân hàng lớn là những ngân hàng phá hoại kinh tế Mỹ thì chỉ chuyên môn làm trò "derivative của derivative của derivative của derivative..." mà bây giờ lại được Geithner cứu giúp qua dạng "securitized asset". Khi chương trình PPIP mới ra đời, Geithner bơm phồng và làm mọi người hy vọng khi ông ta tuyên bố là chính phủ Mỹ sẽ bỏ ra khoảng một ngàn tỉ dollars để làm chuyện này, cho tới hôm nay thì được biết là Geithner cắt giảm xuống còn 50 tỉ dollars thôi. Chưa kể nhiều người không biết là trong chương trình PPIP này chỉ có "tư nhân" như hãng thật lớn và quen biết với "chính quyền Mỹ" như PIMCO, Black Rock được quyền mua với 100% bảo đảm của chính quyền Mỹ là không lỗ, như bạn hay tôi thì không được phép đụng vào. Đây là bài học cho chúng ta thấy rằng chính quyền Mỹ chỉ lo lắng cho các công ty thật lớn, các ngân hàng thật bự chứ hạng tép riu như chúng ta thì đừng hòng đụng đến, cho dù bất kỳ đảng phái nào cầm quyền tại Washington.
PV: Thế thì chương trình tạm thời hoãn dùng "Mark to Market"? Nếu các ngân hàng vẫn phải dùng phương pháp "Mark to Market" thì chắc không sống nổi?
EW: Câu hỏi thật đúng. Phải hiểu là "Mark to Market" cho phép ngân hàng đánh giá lại tài sản của họ và trong những tháng gần đây ngân hàng nhân cơ hội này đã thổi phồng trị giá tài sản xấu của họ hơn với giá thực tế. Do đó ngân hàng hiện nay bảo họ phải bán những tài sản này với giá thị trường để khai lỗ thì họ đâu có ngu dại gì để làm chuyên này. Đây là một điểm lo lắng cho việc minh bach giấy tờ của ngân hàng. Nếu ngân hàng không minh bạch thì không ai chịu đầu tư nữa.
PV: Hoa Kỳ bị cú đánh mạnh vào kinh tế trong những tháng gần đây, nếu ngân hàng không sửa đổi thì nếu Hoa Kỳ bị một cú thứ hai nữa thì đây là cả một vấn đề.
EW: Chúng ta sẽ có một vấn đề rất nguy hiểm nhưng không hết, cái nặng nhất và lo lắng nhất (hiện nay) là tài sản xấu của nhà của cơ sở thương mại (commercial mortgage). Rất nhiều Commercial Mortgage sẽ hết hạn và phải làm lại phân lời trong những năm 2010, 2011, 2012. Theo Deutsche Bank ước tính thì sẽ có khoảng 50% đến 60% sẽ không trả nổi những loan nợ này với tiền lời mới và họ sẽ phải khai xập tiệm. Một lần nữa các ngân hàng trung và nhỏ là bị nặng nhất vì họ là những người cầm những loan nợ này...
Bình luận chung: Chúng ta cho đến hôm nay vẫn chưa sửa chữa sai lầm, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục lấp liếm, che đậy cho sự việc xẩy ra cách đây hơn một năm bằng cách bơm tiền vào ngân hàng, sửa đổi kế toán, và man trá kế toán. Kết quả là kẻ làm bậy có thêm động cơ thúc đẩy để không phải sửa đổi tội xấu của họ. Nhìn vào những tháng cuối năm ngoái khi ngân hàng mỗi tuần phải xóa xổ không biết bao nhiêu tỉ dollars không biết đâu mà kể nhưng chỉ trong các tháng đầu năm nay cho đến hiện nay, sau khi những đạo luật như "Mark to Market" được ban ra tự nhiên các hãng này khai có tiền lời kếch xù trong khi kinh tế tiếp tục đi xuống, thất nghiệp tiếp tục gia tăng và hoàn toàn chưa có triệu chứng kinh tế đi lên. Nên nhớ là GDP của 4 Quý liên tiếp hiên giờ vẫn là số âm. Câu hỏi lớn hơn là Quốc Hội tuyển dụng Elizabeth Warren làm Chủ Tich Ủy Ban này để lắng nghe tiếng nói của người chuyên nghiệp hay chỉ dùng những người như Elizabeth Warren để phục vụ một chiều hướng chính trị riêng của họ? Nếu họ không nghe tiếng nói của Elizabeth Warren thì quả thật Quốc Hội Mỹ "ngu thật" hay người dân Mỹ phải than là "đau quá".
MartianMobile
Xem đoạn phim bình luận của Elizabeth Warren:http://www.businessinsider.com/henry...-coming-2009-8
Tài liệu tham khảo:
http://www.bls.gov/news.release/empsit.nr0.htm
http://www.bwcitypaper.com/Articles-...as_Friend.html
http://www.time.com/time/politics/ar...914710,00.html