Thứ Bảy, 5 tháng 9, 2009

Một người chồng tố cáo, "nhà chức trách Thượng Hải đầu độc người khiếu kiện"

Một người chồng tố cáo, "nhà chức trách Thượng Hải đầu độc người khiếu kiện"

Tác giả: Ben Hurley
Thứ sáu, 04 Tháng 9 2009 07:22
Bà Zhou Minzhu, người sống trên đường phố, đang nấu ăn trước khi qua đời. Bức graffiti sau bà ghi “Tái định cư thế kỷ 21 tạo thêm người tỵ nạn.” (Ảnh cung cấp bởi gia đình nạn nhân)
Trong ngày đầu tiên ở Trung tâm giam giữ quận Huangpu, thành phố Thượng Hải, lính gác đã đưa cho bà Zhou Minzhu một bát canh. Sau khi ăn, bà đã nôn ra máu.

Những ngày sau đó, các tù nhân đã bắt bà Zhou phải uống một nắm thuốc bốn lần một ngày, theo chỉ thị của lính gác, nói rằng bà bị huyết áp cao.


Khi được thả ra một tháng sau vào tháng Tư năm nay, bà đã nói với ông Tang Chuanhai về nỗi khổ của mình. Người phụ nữ 52 tuổi này đã sút 10 cân, da của bà nhăn nheo và bà bị liệt nửa người.

Bà vừa qua đời vào ngày hôm qua.

Tối hôm ấy, ông Tang đã tới văn phòng Thời báo Đại Kỷ Nguyên tại Sydney với câu hỏi chưa được giải đáp về cái chết của bà Zhou.

“Bà chưa bao giờ có vấn đề gì về sức khỏe,” ông Tang nói. “Tại sao bà lại bị nhốt và bắt uống thuốc trong vòng một tháng? Và tại sao bà lại chết?”

“Chúng tôi muốn biết trong tháng đó, họ đã đưa bà ấy thứ thuốc gì? Và tại sao phổi của bà lại ngừng hoạt động?”

Cả ông Tang và bà Zhou đều là thành viên của Liên hiệp Nạn nhân Trung Quốc, một tổ chức xã hội được đăng ký tại Hồng Kông bao gồm những người bất bình với nhà chức trách. Họ chỉ nằm trong vô số người khiếu kiện tại Trung Quốc, thường là nạn nhân của cưỡng bức di dời, những người biểu tình và kháng cáo vào ban ngày và sống dưới gầm cầu vào ban đêm. Họ là những ‘vết nhơ’ xấu xí trên hình ảnh một đất nước ‘quy củ’, và thường phải đối mặt với việc bắt giữ và tra tấn bởi chính quyền.
Nhà của bà Zhou đã bị phá bỏ bốn năm trước, và bà bắt đầu cuộc sống trên đường phố, khiếu kiện lên chính quyền để đòi đền bù. Bà đã sang tận Hồng Kông vào tháng Giêng năm nay để đăng ký vào Liên hiệp Nạn nhân Trung Quốc; cả bà và ông Tang đều dùng tên thật. Bà Zhou là viên chức công khai của tổ chức này.

Bà đã bị bắt giữ không lâu sau khi trở về và bị đưa tới Trung tâm giam giữ quận Huangpu, thành phố Thượng Hải, nơi bà được thông báo rằng nếu bà không rút lui khỏi Liên hiệp Nạn nhân Trung Quốc, bà sẽ bị gửi đến một trại lao động.

Sau khi được thả, bà không có nơi nào để đi; do đó, nhà chức trách đã thả bà trước cửa nhà chồng cũ của bà, ông Zhu Peifu. Ông nói với Thời báo Đại Kỷ Nguyên qua điện thoại rằng ông đã bị sốc trước tình trạng của bà.

“Sức khỏe của bà ấy cực kỳ tồi tệ và bà ấy rất yếu,” ông nói. “Bà đã bị giam một tháng và đã sút 10 cân, bà trông khá mập trước đây. Sau khi bà được thả, da của bà trông nhăn nheo như một bà lão. Một bên tay và một bên chân của bà không thể cử động, bà đã bị liệt nửa người.”

Ông Zhu đưa bà vào trong, nhưng cuộc sống thật nghiệt ngã. Bà nhận được lương hưu 400 nhân dân tệ một tháng từ văn phòng chính quyền địa phương trên đường Ban Song Yuan, tương đương 60$, và ông cũng phải trông nom cô con gái bà cùng hai người con của ông.
Bà Zhou Minhzhu trước văn phòng ủy ban sau khi bị đánh bởi nhân viên Phòng An ninh Công cộng vì khiếu kiện. (Ảnh cung cấp bởi gia đình nạn nhân)
Trong vòng một tháng sau khi được thả, gia đình bà bị cảm lạnh. Ông Zhu và những đứa trẻ đều bị lây, tuy nhiên họ đã hồi phục nhanh chóng. Nhưng sau khi bà Zhou bị nhiễm bệnh, sức khỏe của bà đã xấu đi nhanh chóng.

Họ đưa bà vào viện và bà bị hôn mê trong bảy ngày, một bên phổi của bà đã ngừng hoạt động. Bà đã phải mổ và tỉnh lại trong hai ngày trước khi qua đời.

Ông Zhu nói rằng tất cả những việc này làm ông đau khổ, và giờ ông có ba người con để chăm sóc. Ông nói rằng sau khi nhà của bà Zhu bị phá bỏ, mẹ của bà đã nhanh chóng qua đời vì khủng hoảng và buồn bã.

“Nó thật bất công, mẹ của bà cũng chết vì sợ hãi và đau đớn,” ông nói. “Tôi cảm thấy thông cảm cho bà, bà đã bị đối xử thật bất công; điều này không nên xảy ra và thậm chí bà đã bị mất đi mạng sống.”

Ông Tang Chuanhai không dám nói bà đã bị giết hại, nhưng ông gọi cái chết của bà là “rất đáng nghi.”

“Điều then chốt là bà đã bị giam tại nơi đó và bị bắt phải uống thuốc,” ông nói. “Loại thuốc nào đã được sử dụng và vấn đề về sức khỏe nào đã được công bố?”

Ông trích dẫn trường hợp của ông Chen Sen, người từng tổ chức một nhóm khiếu kiện và hét lên “Đả đảo Đảng Trung Cộng” tại Thượng Hải. Vào tháng Tư năm nay, ông Chen đã mắc bệnh nhẹ và phải nhập viện. Ông được tiêm cho một liều thuốc rồi chết ba ngày sau đó. Ông Tang, bạn của ông Chen, tin rằng nhà chức trách đã đứng đằng sau vụ đầu độc này.

“Ông đã được tiêm một liều thuốc và cảm thấy rất khó chịu sau đó,” ông Tang cho biết. “Ông nói rằng ông tin ông sẽ chết sớm, và quả thật đúng như vậy.”

Ông Tang nói rằng những người khiếu kiện trước đó có thể yêu cầu chính quyền cung cấp cho họ thuốc men, nhưng sau này họ không dám mở miệng nói với chính quyền khi họ bị ốm.

Ông Tang nói ông đã từng sở hữu một nhà hàng và siêu thị, nhưng chúng đã bị đóng cửa bởi nhà chức trách sau khi ông bắt đầu khiếu kiện. Ông bị bắt giữ lần đầu tiên vào năm 2002.
tangchuanhai003 Ông đã tới Australia vào ngày 06 tháng Tám, và đang đệ đơn xin một giấy thị thực tị nạn.

Ben Hurley là một nhà báo thường trú tại Sydney.
Cập nhật lần cuối: 04/09/2009
Đọc bản gốc tiếng Anh tại đây.
<<<::: sợ quá, sao họ có thể hành động man rợ đến vậy ?? >>>

Tổng số lượt xem trang