Trung Quốc: Lớn, Mạnh và Thực sự, thực sự Nhạy cảm
Asia Sentinel
Trung Quốc: Lớn, Mạnh và
Thực sự, thực sự Nhạy cảm
Thứ Tư, ngày 2-9-2009
Một Trung Quốc nhạy cảm phải chịu đựng những thứ búa rìu ngoại giao
Đối với một quốc gia nhắm tới vị thế siêu cường, với 1,3 tỉ công dân và một lực lượng quân đội thường trực 2,5 triệu người, Trung Quốc chắc chắn vướng phải cảm giác bị tổn thương nhiều.
Với Dalai Lama, món chán ngắt của Trung Quốc, cuộc dạo chơi đây đó ở Đài Loan nhằm an ủi những nạn nhân khốn khổ của cơn Bão Morakot, phản ứng của Trung Quốc cho tới lúc này là im hơi lặng tiếng một cách đáng kinh ngạc, khi căn cứ vào sự đáp trả thông thường của Bắc Kinh đối với các cuộc tấn công của nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng vào tầm ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc. Khi Trung Quốc cảm thấy bị xúc phạm – rất hay xảy ra qua một chuyến viếng thăm của Dalai Lama tới đâu đó, phản ứng ngoại giao của Bộ Ngoại giao hầu như chứa đựng những từ ngữ không thay đổi là “làm tổn thương những tình cảm” để mô tả sự tổn hại đã xảy ra đối với dân chúng Trung Quốc.
Về thống kê trên thực tế, theo Fang Kecheng, một blogger Trung Quốc và là ứng viên học vị thạc sĩ báo chí của trường Đại học Bắc Kinh và những người khác, thì những cảm giác bị tổn thương được tuyên bố công khai của Trung Quốc ít nhất là 140 lần trước ít nhất là 42 quốc gia từ xứ sở vô danh như Iceland và Guatemala cũng như một mớ các tổ chức quốc tế kể từ khi những người Cộng sản đẩy đuổi Trung Hoa Dân Quốc đi năm 1949. Chính phủ, theo như các blogger nghĩ, nên từ bỏ cái mệnh đề đó đi vì nó làm cho họ có vẻ gì như yếu thế.
“(Vụ việc/lời phát biểu) đã can thiệp thô bạo vào những vấn đề đối nội của Trung Quốc, làm tổn thương nghiêm trọng những tình cảm của nhân dân Trung Quốc và hủy hoạt nền tảng chính trị của những mối quan hệ song phương Trung Quốc-(với quốc gia đã xúc phạm)” là một phản ứng điển hình.
Sự việc mới đây nhất là nước Úc và Liên hoan phim Melbourne mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố “làm tổn thương những tình cảm của nhân dân Trung Quốc” khi vào tháng Tám nước này đã mời nhà hoạt động người Duy Ngô Nhĩ lưu vong Rebyia Kadeer và đã trình chiếu một bộ phim tài liệu về bà có tên là “10 Conditions of Love.”
Thái độ oán giận [trên đây] của Trung Quốc – không những trái ngược với câu thần chú của mình là “không can thiệp vào những công việc nội bộ của Trung Quốc” khi chính sách đối với Tây Tạng của nước này bị đặt nghi vấn – mà còn có hiệu ứng có thể đoán trước được cho việc quảng bá danh tính quốc tế của bà Kadeer và làm bùng lên mối quan tâm quá mức cho bộ phim mà cho đến nay còn đang không có tiếng tăm gì, từ việc nó được trình chiếu tại một rạp có 750 ghế nhưng đã hết vé cho buổi chiếu tại Tòa thị chính Melbourne có 1.300 ghế. Bà Kadeer đã bị chính phủ và giới truyền thông nhà nước Trung Quốc biến thành quỷ dữ dùng tà thuật trên Internet trong một thời gian dài để xúi bẩy một cách gần như là siêu phàm những cuộc nổi loạn giữa người Duy Ngô Nhĩ Hồi giáo với người Trung Quốc gốc Hán tại tỉnh Tân Cương ở miền tây làm cho hơn 200 người chết vào ngày 5 tháng Bảy.
Thế nhưng sự tranh cãi từ phía Trung Quốc về Dalai Lama đã khuấy động mối quan tâm của Feng. Ông đã viết rằng khi ông đọc câu “sau cuộc hội kiến của Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy với Dalai Lama hôm mùng 6 tháng 12 năm 2008, Thứ trưởng Ngoại giao He Yafei đã nói, ‘Cuộc gặp đã can thiệp một cách thô bạo vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc, làm xói mòn nghiêm trọng các lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, gây tổn thương nghiêm trọng những tình cảm của nhân dân Trung Quốc và hủy hoại nền tảng chính trị của các mối quan hệ Trung Quốc-Pháp và Trung Quốc-EU.’
“Khi đoạn văn này đập vào mắt tôi,” ông Kang nói, “một ý nghĩ lóe lên trong tâm trí: phải tìm ra được là khi nào thì việc “làm tổn thương những tình cảm” trở thành một thứ truyền thống đối với chính quyền Trung Quốc, và chính quyền sử dụng nó thường xuyên theo cách nào?”
Ông Feng đã lần vào một tài liệu lưu trữ trực tuyến của tờ Nhân dân Nhật báo tại trường Đại học Bắc Kinh trở ngược thời gian tới khi mới có tờ báo vào năm 1948 và bắt đầu bằng việc gõ các ký tự của câu “làm tổn thương những tình cảm” vào mục tìm kiếm cơ sở dữ liệu.
Kết quả đã trở thành bản luận án thạc sĩ của ông mà trong đó ông đã lên biểu đồ cho số lần những tình cảm của nhân dân Trung Quốc chính thức bị “tổn thương” và các quốc gia nào đã có hành động đó nhiều nhất.
Ông đã phát hiện ra một sự khác biệt rõ ràng giữa kỷ nguyên của Mao (1949-1978) khi những tình cảm của Trung Quốc bị tổn thương chỉ có ba lần, và thời cải cách (1978-nay) khi một biểu đồ dạng cột mà ông thiết lập nên đã cho thấy những tình cảm bị tổn thương đâm chích vào 11 lần năm 1989 và 1998, và 12 lần năm 2000.
“Phản ứng (từ các công dân mạng) đã vượt xa sức tưởng tượng của tôi,” ông Fang nói. “Sau khi tôi đưa thông tin này lên blog của mình, số lần vào xem blog của tôi đã vọt lên khủng khiếp và nó được sao chép và đưa lại lên quá nhiều các blog và diễn đàn khác. Hầu hết các công dân mạng Trung Quốc nói rằng họ coi điều này thật thú vị và đáng để làm bài học.
“Thế nhưng đối với tôi, phản ứng thú vị nhất mà tôi nhận được là từ một cửa hàng sách theo chủ nghĩa Mao cực tả ở Bắc Kinh có tên là “Utopia”[Điều không tưởng] mà trong đó công trình nghiên cứu của tôi được đưa lên trang web của họ. Họ muốn sử dụng nó để khoe khoang về “bản chất cao quý” của thời đại Mao Trạch Đông, bởi vì vào thời gian đó, chính quyền ít khi sử dụng cụm từ “làm tổn thương những tình cảm”.
“Nhiều điều đã thay đổi sau cái chết của Mao và ‘chính sách mở cửa’”, ông Fang viết trong bản luận văn của mình. “Số lượng các quốc gia có các quan hệ ngoại giao với Trung Quốc đã tăng lên trên 160. “Những kẻ thù đế quốc chủ nghĩa” cũ đã trở thành bạn bè thay vì là những quốc gia bị phán xét là đáng phải trừng trị. Việc giảm bớt đáng kể những lời lẽ như “căm phẫn”, “tức giận” và “vạch mặt” rõ ràng cho thấy sự thay đổi. Thời nay, những từ ngữ này được sử dụng để phê phán những kẻ thù chung, ví như những kẻ khủng bố.”
Vì thế mà chính quyền Trung Quốc đã chọn câu “làm tổn thương những tình cảm” như là thứ thay thế? Một lối giải thích hợp lý nằm trong truyền thống văn hóa. Xã hội Trung Quốc dựa trên cảm xúc cá nhân và tình cảm con người. Làm tổn thương tình cảm của một người bạn là điều rất xấu trong văn hóa Trung Quốc. Sẽ là một hình phạt đao đức nặng nề nếu như lên án ai đó có vẻ như làm tổn thương tình cảm của người khác.
“Thế nhưng những mối quan hệ quốc tế không phải là bộ phận trong truyền thống văn hóa Trung Quốc,” ông Fang viết tiếp. “Khi các quốc gia phương tây nghe Trung Quốc phàn nàn rằng họ ‘đã làm tổn thương những tình cảm của nhân dân Trung Quốc’ thì điều đó không có nghĩa nào ngoài ý nghĩa “tôi là một quốc gia yếu kém hơn.’ Đây là lúc mà chính quyền Trung Quốc cần tìm kiếm lối diễn đạt nghiêm túc khác để thay thế,” ông kết luận.
Một cách cụ thể, ông Fang đã nhận thấy, là giữa những năm 1946 và 2006, chính xác có 21 quốc gia và tổ chức đã làm tổn thương những tình cảm của toàn thể 1,3 tỉ hay nói đúng hơn là tất cả người Trung Quốc. Nhật Bản là kẻ phạm lỗi tồi tệ nhất, với 58 lần bắt đầu từ năm 1985.
Các nước và tổ chức khác là:
Hoa Kỳ: 27 lần, bắt đầu vào năm 1980, khi Los Angeles tung bay lá cờ Đài Loan tại Olympic
Khối NATO: 10 lần, hầu hết liên quan tới vụ đánh bom sứ quán ở Belgrade
Ấn Độ: 9 lần, bắt đầu năm 1959 và hầu hết liên quan tới những vấn đề biên giới
Pháp: 6 lần, bắt đầu năm 1989
Ủy ban Nobel: 4 lần
Đức: 3 lần, bắt đầu bằng một cuộc hội kiến với Đức Dalai Lama năm 1990
Thành phố Vatican: 3 lần, bắt đầu năm 2000
Khối EU: 2 lần, bắt đầu năm 1996
Guatemala: 2 lần, đều trong năm 1997
Indonesia: năm 1959, khi một tờ báo đã kích động tình cảm chống Trung Quốc
Albania: năm 1978, do những chỉ trích Lãnh tụ Mao và Đảng Cộng sản Trung Quốc
Việt Nam: năm 1979, vì một hành động phỉ báng Trung Quốc của quan chức cấp cao
Anh Quốc: năm 1994, quanh vấn đề Đài Loan
Na Uy: năm 1980, về việc chính phủ cho phép một công ty cung cấp tàu ngầm cho Đài Loan
Philippines: năm 1987
Đan Mạch: năm 1997
Iceland: năm 1997, về việc cho phép “thủ tướng” của Đài Loan khi đó là Lien Chan viếng thăm (trớ trêu là năm 2005 ông đã gặp Chủ tịch Hồ Cẩm Đào trong cuộc trao đổi ở cấp cao nhất kể từ tháng Tám năm 1945 khi Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch gặp nhau tại Đông Kinh)
Jordan: năm 1998, vì cho phép Lien Chan tới thăm
Nicaragua: năm 1995, vì đã giúp đỡ Đài Loan bằng việc bỏ phiếu cho nước này gia nhập Liên hiệp quốc
Nam Phi: năm 1996, về đề xuất có một chính sách hai nước Trung Quốc
Thế nhưng cảm giác rằng ông Fang có lẽ đã đếm thiếu, một blogger Trung Quốc khác, có biệt hiệu là “Arctosia,” đưa thông tin lên mạng từ New Zealand, đã thực hiện cuộc nghiên cứu của riêng mình và đã lập ra một tấm bản đồ thế giới cho thấy các quốc gia rõ ràng là bị truyền thông nhà nước hoặc đại diện của chính quyền Trung Quốc sờ tới về việc đã làm tổn thương những tình cảm của nhân dân Trung Quốc.”
Các quốc gia đã làm tổn thương những tình cảm của nhân dân Trung Quốc được tô màu đen trên bản đồ
Arctosia lập danh sách có 42 quốc gia chia theo khu vực:
Âu châu (12): Thành phố Vatican, Anh Quốc, Pháp, Đức, Na Uy, Italy, Tây Ban Nha, Cộng hòa Séc, Thụy Điển, Đan Mạch, Slovenia, Albania
Bắc Mỹ (2): Hoa Kỳ, Canada
Trung Mỹ (6): Guatemala, Grenada, Saint Lucia, Saint Vincent và Grenadines, Honduras, Nicaragua
Nam Mỹ (1): Chile
Châu Đại Dương (4): New Zealand, Quần đảo Solomon, Nauru, Quần đảo Marshall
Châu Phi (9): Chad, Malawi, Burkina Faso, Swaziland, São Tomé và Príncipe, Gambia, Liberia, Senegal, Nam Phi
Châu Á (8): Nhật Bản, Việt Nam, Philippines, Indonesia, Ấn Độ, Jordan, (tranh cãi: Cambodia, Lào)
(Nguồn: Arctosia, danwei.com)
Hiệu đính: Trần Hoàng
———————
Asia Sentinel
China: Big, Strong and Really, Really Sensitive
Written by Li Feng
Wednesday, 02 September 2009
Các quốc gia đã làm tổn thương những tình cảm của nhân dân Trung Quốc
Tác giả bài “Trung Quốc: Lớn, mạnh và thực sự, thực sự nhạy cảm” (bản dịch) đăng trên trang Ba Sàm nhận thấy “giữa những năm 1946 và 2006, chính xác có 21 quốc gia và tổ chức đã làm tổn thương những tình cảm của toàn thể 1,3 tỉ hay nói đúng hơn là tất cả người Trung Quốc. Nhật Bản là kẻ phạm lỗi tồi tệ nhất, với 58 lần bắt đầu từ năm 1985.” Việt Nam cũng vinh dự có mặt trong danh sách này.
Asia Sentinel
Trung Quốc: Lớn, Mạnh và
Thực sự, thực sự Nhạy cảm
Li Feng
Thứ Tư, ngày 2-9-2009
Một Trung Quốc nhạy cảm phải chịu đựng những thứ búa rìu ngoại giao
Đối với một quốc gia nhắm tới vị thế siêu cường, với 1,3 tỉ công dân và một lực lượng quân đội thường trực 2,5 triệu người, Trung Quốc chắc chắn vướng phải cảm giác bị tổn thương nhiều.
Với Dalai Lama, món chán ngắt của Trung Quốc, cuộc dạo chơi đây đó ở Đài Loan nhằm an ủi những nạn nhân khốn khổ của cơn Bão Morakot, phản ứng của Trung Quốc cho tới lúc này là im hơi lặng tiếng một cách đáng kinh ngạc, khi căn cứ vào sự đáp trả thông thường của Bắc Kinh đối với các cuộc tấn công của nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng vào tầm ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc. Khi Trung Quốc cảm thấy bị xúc phạm – rất hay xảy ra qua một chuyến viếng thăm của Dalai Lama tới đâu đó, phản ứng ngoại giao của Bộ Ngoại giao hầu như chứa đựng những từ ngữ không thay đổi là “làm tổn thương những tình cảm” để mô tả sự tổn hại đã xảy ra đối với dân chúng Trung Quốc.
Về thống kê trên thực tế, theo Fang Kecheng, một blogger Trung Quốc và là ứng viên học vị thạc sĩ báo chí của trường Đại học Bắc Kinh và những người khác, thì những cảm giác bị tổn thương được tuyên bố công khai của Trung Quốc ít nhất là 140 lần trước ít nhất là 42 quốc gia từ xứ sở vô danh như Iceland và Guatemala cũng như một mớ các tổ chức quốc tế kể từ khi những người Cộng sản đẩy đuổi Trung Hoa Dân Quốc đi năm 1949. Chính phủ, theo như các blogger nghĩ, nên từ bỏ cái mệnh đề đó đi vì nó làm cho họ có vẻ gì như yếu thế.
“(Vụ việc/lời phát biểu) đã can thiệp thô bạo vào những vấn đề đối nội của Trung Quốc, làm tổn thương nghiêm trọng những tình cảm của nhân dân Trung Quốc và hủy hoạt nền tảng chính trị của những mối quan hệ song phương Trung Quốc-(với quốc gia đã xúc phạm)” là một phản ứng điển hình.
Sự việc mới đây nhất là nước Úc và Liên hoan phim Melbourne mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố “làm tổn thương những tình cảm của nhân dân Trung Quốc” khi vào tháng Tám nước này đã mời nhà hoạt động người Duy Ngô Nhĩ lưu vong Rebyia Kadeer và đã trình chiếu một bộ phim tài liệu về bà có tên là “10 Conditions of Love.”
Thái độ oán giận [trên đây] của Trung Quốc – không những trái ngược với câu thần chú của mình là “không can thiệp vào những công việc nội bộ của Trung Quốc” khi chính sách đối với Tây Tạng của nước này bị đặt nghi vấn – mà còn có hiệu ứng có thể đoán trước được cho việc quảng bá danh tính quốc tế của bà Kadeer và làm bùng lên mối quan tâm quá mức cho bộ phim mà cho đến nay còn đang không có tiếng tăm gì, từ việc nó được trình chiếu tại một rạp có 750 ghế nhưng đã hết vé cho buổi chiếu tại Tòa thị chính Melbourne có 1.300 ghế. Bà Kadeer đã bị chính phủ và giới truyền thông nhà nước Trung Quốc biến thành quỷ dữ dùng tà thuật trên Internet trong một thời gian dài để xúi bẩy một cách gần như là siêu phàm những cuộc nổi loạn giữa người Duy Ngô Nhĩ Hồi giáo với người Trung Quốc gốc Hán tại tỉnh Tân Cương ở miền tây làm cho hơn 200 người chết vào ngày 5 tháng Bảy.
Thế nhưng sự tranh cãi từ phía Trung Quốc về Dalai Lama đã khuấy động mối quan tâm của Feng. Ông đã viết rằng khi ông đọc câu “sau cuộc hội kiến của Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy với Dalai Lama hôm mùng 6 tháng 12 năm 2008, Thứ trưởng Ngoại giao He Yafei đã nói, ‘Cuộc gặp đã can thiệp một cách thô bạo vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc, làm xói mòn nghiêm trọng các lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, gây tổn thương nghiêm trọng những tình cảm của nhân dân Trung Quốc và hủy hoại nền tảng chính trị của các mối quan hệ Trung Quốc-Pháp và Trung Quốc-EU.’
“Khi đoạn văn này đập vào mắt tôi,” ông Kang nói, “một ý nghĩ lóe lên trong tâm trí: phải tìm ra được là khi nào thì việc “làm tổn thương những tình cảm” trở thành một thứ truyền thống đối với chính quyền Trung Quốc, và chính quyền sử dụng nó thường xuyên theo cách nào?”
Ông Feng đã lần vào một tài liệu lưu trữ trực tuyến của tờ Nhân dân Nhật báo tại trường Đại học Bắc Kinh trở ngược thời gian tới khi mới có tờ báo vào năm 1948 và bắt đầu bằng việc gõ các ký tự của câu “làm tổn thương những tình cảm” vào mục tìm kiếm cơ sở dữ liệu.
Kết quả đã trở thành bản luận án thạc sĩ của ông mà trong đó ông đã lên biểu đồ cho số lần những tình cảm của nhân dân Trung Quốc chính thức bị “tổn thương” và các quốc gia nào đã có hành động đó nhiều nhất.
Ông đã phát hiện ra một sự khác biệt rõ ràng giữa kỷ nguyên của Mao (1949-1978) khi những tình cảm của Trung Quốc bị tổn thương chỉ có ba lần, và thời cải cách (1978-nay) khi một biểu đồ dạng cột mà ông thiết lập nên đã cho thấy những tình cảm bị tổn thương đâm chích vào 11 lần năm 1989 và 1998, và 12 lần năm 2000.
“Phản ứng (từ các công dân mạng) đã vượt xa sức tưởng tượng của tôi,” ông Fang nói. “Sau khi tôi đưa thông tin này lên blog của mình, số lần vào xem blog của tôi đã vọt lên khủng khiếp và nó được sao chép và đưa lại lên quá nhiều các blog và diễn đàn khác. Hầu hết các công dân mạng Trung Quốc nói rằng họ coi điều này thật thú vị và đáng để làm bài học.
“Thế nhưng đối với tôi, phản ứng thú vị nhất mà tôi nhận được là từ một cửa hàng sách theo chủ nghĩa Mao cực tả ở Bắc Kinh có tên là “Utopia”[Điều không tưởng] mà trong đó công trình nghiên cứu của tôi được đưa lên trang web của họ. Họ muốn sử dụng nó để khoe khoang về “bản chất cao quý” của thời đại Mao Trạch Đông, bởi vì vào thời gian đó, chính quyền ít khi sử dụng cụm từ “làm tổn thương những tình cảm”.
“Nhiều điều đã thay đổi sau cái chết của Mao và ‘chính sách mở cửa’”, ông Fang viết trong bản luận văn của mình. “Số lượng các quốc gia có các quan hệ ngoại giao với Trung Quốc đã tăng lên trên 160. “Những kẻ thù đế quốc chủ nghĩa” cũ đã trở thành bạn bè thay vì là những quốc gia bị phán xét là đáng phải trừng trị. Việc giảm bớt đáng kể những lời lẽ như “căm phẫn”, “tức giận” và “vạch mặt” rõ ràng cho thấy sự thay đổi. Thời nay, những từ ngữ này được sử dụng để phê phán những kẻ thù chung, ví như những kẻ khủng bố.”
Vì thế mà chính quyền Trung Quốc đã chọn câu “làm tổn thương những tình cảm” như là thứ thay thế? Một lối giải thích hợp lý nằm trong truyền thống văn hóa. Xã hội Trung Quốc dựa trên cảm xúc cá nhân và tình cảm con người. Làm tổn thương tình cảm của một người bạn là điều rất xấu trong văn hóa Trung Quốc. Sẽ là một hình phạt đao đức nặng nề nếu như lên án ai đó có vẻ như làm tổn thương tình cảm của người khác.
“Thế nhưng những mối quan hệ quốc tế không phải là bộ phận trong truyền thống văn hóa Trung Quốc,” ông Fang viết tiếp. “Khi các quốc gia phương tây nghe Trung Quốc phàn nàn rằng họ ‘đã làm tổn thương những tình cảm của nhân dân Trung Quốc’ thì điều đó không có nghĩa nào ngoài ý nghĩa “tôi là một quốc gia yếu kém hơn.’ Đây là lúc mà chính quyền Trung Quốc cần tìm kiếm lối diễn đạt nghiêm túc khác để thay thế,” ông kết luận.
Một cách cụ thể, ông Fang đã nhận thấy, là giữa những năm 1946 và 2006, chính xác có 21 quốc gia và tổ chức đã làm tổn thương những tình cảm của toàn thể 1,3 tỉ hay nói đúng hơn là tất cả người Trung Quốc. Nhật Bản là kẻ phạm lỗi tồi tệ nhất, với 58 lần bắt đầu từ năm 1985.
Các nước và tổ chức khác là:
Hoa Kỳ: 27 lần, bắt đầu vào năm 1980, khi Los Angeles tung bay lá cờ Đài Loan tại Olympic
Khối NATO: 10 lần, hầu hết liên quan tới vụ đánh bom sứ quán ở Belgrade
Ấn Độ: 9 lần, bắt đầu năm 1959 và hầu hết liên quan tới những vấn đề biên giới
Pháp: 6 lần, bắt đầu năm 1989
Ủy ban Nobel: 4 lần
Đức: 3 lần, bắt đầu bằng một cuộc hội kiến với Đức Dalai Lama năm 1990
Thành phố Vatican: 3 lần, bắt đầu năm 2000
Khối EU: 2 lần, bắt đầu năm 1996
Guatemala: 2 lần, đều trong năm 1997
Indonesia: năm 1959, khi một tờ báo đã kích động tình cảm chống Trung Quốc
Albania: năm 1978, do những chỉ trích Lãnh tụ Mao và Đảng Cộng sản Trung Quốc
Việt Nam: năm 1979, vì một hành động phỉ báng Trung Quốc của quan chức cấp cao
Anh Quốc: năm 1994, quanh vấn đề Đài Loan
Na Uy: năm 1980, về việc chính phủ cho phép một công ty cung cấp tàu ngầm cho Đài Loan
Philippines: năm 1987
Đan Mạch: năm 1997
Iceland: năm 1997, về việc cho phép “thủ tướng” của Đài Loan khi đó là Lien Chan viếng thăm (trớ trêu là năm 2005 ông đã gặp Chủ tịch Hồ Cẩm Đào trong cuộc trao đổi ở cấp cao nhất kể từ tháng Tám năm 1945 khi Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch gặp nhau tại Đông Kinh)
Jordan: năm 1998, vì cho phép Lien Chan tới thăm
Nicaragua: năm 1995, vì đã giúp đỡ Đài Loan bằng việc bỏ phiếu cho nước này gia nhập Liên hiệp quốc
Nam Phi: năm 1996, về đề xuất có một chính sách hai nước Trung Quốc
Thế nhưng cảm giác rằng ông Fang có lẽ đã đếm thiếu, một blogger Trung Quốc khác, có biệt hiệu là “Arctosia,” đưa thông tin lên mạng từ New Zealand, đã thực hiện cuộc nghiên cứu của riêng mình và đã lập ra một tấm bản đồ thế giới cho thấy các quốc gia rõ ràng là bị truyền thông nhà nước hoặc đại diện của chính quyền Trung Quốc sờ tới về việc đã làm tổn thương những tình cảm của nhân dân Trung Quốc.”
Các quốc gia đã làm tổn thương những tình cảm của nhân dân Trung Quốc được tô màu đen trên bản đồ
Arctosia lập danh sách có 42 quốc gia chia theo khu vực:
Âu châu (12): Thành phố Vatican, Anh Quốc, Pháp, Đức, Na Uy, Italy, Tây Ban Nha, Cộng hòa Séc, Thụy Điển, Đan Mạch, Slovenia, Albania
Bắc Mỹ (2): Hoa Kỳ, Canada
Trung Mỹ (6): Guatemala, Grenada, Saint Lucia, Saint Vincent và Grenadines, Honduras, Nicaragua
Nam Mỹ (1): Chile
Châu Đại Dương (4): New Zealand, Quần đảo Solomon, Nauru, Quần đảo Marshall
Châu Phi (9): Chad, Malawi, Burkina Faso, Swaziland, São Tomé và Príncipe, Gambia, Liberia, Senegal, Nam Phi
Châu Á (8): Nhật Bản, Việt Nam, Philippines, Indonesia, Ấn Độ, Jordan, (tranh cãi: Cambodia, Lào)
(Nguồn: Arctosia, danwei.com)
Hiệu đính: Trần Hoàng
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009
———————
Asia Sentinel
China: Big, Strong and Really, Really Sensitive
Written by Li Feng
Wednesday, 02 September 2009
Các quốc gia đã làm tổn thương những tình cảm của nhân dân Trung Quốc
Tác giả bài “Trung Quốc: Lớn, mạnh và thực sự, thực sự nhạy cảm” (bản dịch) đăng trên trang Ba Sàm nhận thấy “giữa những năm 1946 và 2006, chính xác có 21 quốc gia và tổ chức đã làm tổn thương những tình cảm của toàn thể 1,3 tỉ hay nói đúng hơn là tất cả người Trung Quốc. Nhật Bản là kẻ phạm lỗi tồi tệ nhất, với 58 lần bắt đầu từ năm 1985.” Việt Nam cũng vinh dự có mặt trong danh sách này.