Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2009

Lê Diễn Đức – Từ chuyện xe cộ đến hai thái cực của nền giáo dục Hoa Kỳ và Trung Quốc

Lê Diễn Đức – Từ chuyện xe cộ đến hai thái cực của nền giáo dục Hoa Kỳ và Trung Quốc
Về những cái hay trong hệ thống giáo dục của Hoa Kỳ có lẽ kể cả ngày không hết.
Chính vì vậy, trong tất cả các cuộc thăm dò, cho dù Top 100, Top 50 hay Top 25 các trường đại học xuất sắc nhất thế giới, Hoa Kỳ vẫn đứng đầu bảng một cách vượt trội. Trong Top 100 -The Best Universities năm 2008, trong 20 trường đầu tiên, Hoa Kỳ có 13 trường, Anh quốc có 4 trường, Úc có 1 trường, Nhật có 1 trường và Canada có 1 trường. [1]
Các trường đại học ở Hoa Kỳ không chỉ bao gồm giảng đường, các phòng thí nghiệm, ký túc xá, mà còn có những trung tâm nghiên cứu, sáng chế lớn, nơi đặt hàng của các nhà sản xuất muốn có sản phẩm mới cho xã hội. Các trường y có bệnh viện chuyên ngành hiện đại, thậm chí có cả một hệ thống mười mấy bệnh viện bệnh như ở thành phố Houston, tiểu bang Texas. Vào trường đại học ở Hoa Kỳ ta có cảm giác như đi vào một thành phố nhỏ với đủ các loại hình sinh hoạt, học tập, dịch vụ, giải trí…
Trong bài này, tôi chỉ muốn nói về một thứ duy nhất, rất đặc thù của Hoa Kỳ trong các trường tiểu học và trung học. Đồng thời qua nó, tôi muốn đưa ra một hiện tượng lạ khác, trái ngược, nhưng phổ biến ở Trung Quốc, một quốc gia đang có tham vọng đuổi kịp Hoa Kỳ về tiềm lực kinh tế vào những năm 2025-2030.
School Bus ở Hoa Kỳ
Ai sống ở Hoa Kỳ, nhất là có con nhỏ đều biết, trên 50 tiểu bang của nước này được sử dụng một loại xe buýt (School Bus) thống nhất, giống nhau, để đưa và đón học sinh trường tiểu học và trường trung học. Học tập của các em từ tiểu học đến hết trung học trường công là hoàn toàn miễn phí, cho nên việc đưa đón học sinh cũng vậy.
Trong một khu dân cư dù lớn hay nhỏ, ở thành phố nhộn nhịp hay vùng xa ít người, đều có một điểm hay nhiều điểm cố định (Bus Station) để các em học sinh tập kết lên, xuống xe vào giờ quy định, thường không xa chỗ ở, đi bộ từ nhà tới bến nhiều lắm là từ 5 đến 10 phút. Các em học sinh tự giác xếp hàng trật tự, khi xe đến, ai đứng trước lên trước.
Đây là loại xe sơn màu vàng, có nút tự động dùng để điều khiển bảng dừng (stop arm) nằm phía bên trái người lái xe. Khi xe dừng, người lái xe ấn nút, một bảng hiệu “STOP” màu đỏ, chữ trắng như một cái tai voi chìa ra ngoài, cùng với ánh đèn hiệu chớp liên tục.
School Bus ở Hoa Kỳ - Nguồn foto: Google
School Bus ở Hoa Kỳ - Nguồn foto: Google
Vào thời gian này, xe hơi ở phía trước, phía sau, bên trái, hoặc phải, kể cả xe cảnh sát, tất cả đều phải dừng lại. Tổng thống Hoa Kỳ nếu đi ngang cũng không có ngoại lệ. Khi người lái xe buýt tin rằng các em học sinh đã lên, xuống an toàn, mới khép bảng hiệu “STOP” lại và bấy giờ các xe khác mới được phép tiếp tục lăn bánh.
Đôi khi vì trục trặc gì đó, do ngủ quên chẳng hạn, không kịp ra xe buýt, tôi phải tự đưa các con tới trường. Ở ngã ba hay ngã tư, ngay chỗ rẽ vào trường học, vào giờ học sinh đến lớp hay lúc tan trường, tôi đều thấy có một xe cảnh sát đứng điều khiển xe qua lại, ưu tiên cho xe ra vào trường trước. Tôi thầm nghĩ rằng, trên 50 tiểu bang, hàng ngày có biết bao nhiêu cảnh sát làm việc này, đúng là tiền núi! Về sau, tôi mới biết, ngoài nguồn tiền được rót từ ngân sách liên bang, tiểu bang, tiền thu thuế bất động sản (là khoản tiền rất lớn, thu hàng năm) của địa phương nào thì được chuyển vào ngân sách giáo dục của địa phương đó. Tôi thấy đây là phương pháp hỗ trợ giáo dục đáng khâm phục.
Để hình dung được phần nào về mức độ đầu tư cho giáo dục tiểu học và trung học, tôi đưa ra ví dụ về quận (county) Cumming, tiểu bang Georgia nơi các con tôi học. Với chỉ trên 5 ngàn dân cư ngụ, vậy mà ngân sách giáo dục của quận, được trường thông báo tới phụ huynh, cho niên khóa 2006-2007, hơn 800 triệu đôla! Ở các trường tiểu học của quận này, ngoài các tiện nghi bình thường như nhà ăn, thư viện, các sân đấu bóng, sân chơi, sân khấu biểu diễn, trang bị máy vi tính, các bảng đen trong lớp và phấn viết được trang bị bằng bảng và bút điện tử…
Trẻ em được ưu tiên hạng nhất trong xã hội Hoa Kỳ. Đối xử xấu với trẻ em là đụng vào tabu cao nhất, sẽ bị dư luận lên án nghiêm khắc và luật pháp trừng trị rất khắt khe.
Tất cả những điều nói trên chứng tỏ sự quan tâm, bảo vệ rất lớn và chu đáo của gia đình, xã hội và nhà nước đối với thế hệ tương lai.
Khi mới sang Mỹ lần đầu, nhìn thấy School Bus dừng phía bên kia đường, trong khi tôi ở hướng ngược lại, nên tôi chỉ cho xe chạy chầm chậm lại. Lúc ấy người quen đi cùng nói tôi dừng ngay lập tức nếu không muốn bị cảnh sát phạt. Đừng tưởng không nhìn thấy cảnh sát tại chỗ, ai đó định “phá rào”, thì hãy coi chừng con mắt của người đi đường hoặc của người lái xe buýt. Họ chỉ cần lấy điện thoại bấm 911, báo số xe vi phạm, thế là người lái xe đó ra tòa, mất bằng lái, bị phạt tiền và còn có thể bị đi lao động công ích nữa. Trong trường hợp xe mượn, chủ xe có thể bị vạ lây, xe bị ghi vào dữ liệu của hệ thống vi tính toàn liên bang. Giá mua bảo hiểm xe tăng tỷ lệ thuận với số điểm an toàn của xe bị mất, là một trong những cách thức làm người lái cẩn trọng hơn, vì đánh thẳng vào túi tiền. Ở Hoa Kỳ không có bằng lái xe coi như cụt hai chân, không còn đi đâu làm ăn gì được nữa!
Quan sát nhiều nước, tôi có thể không đắn đo gì để khẳng định Hoa Kỳ là một đất nước của sự thượng tôn pháp luật. Những người công dân lương thiện bình thường rất có ý thực tôn trọng các quy định của luật pháp, chẳng ai dại gì rước họa vào thân.
Xe hơi con ở Trung Quốc
Đi qua Trung Quốc, tới các vùng quê hay thị trấn, ta rất dễ bắt gặp chuyện lạ, chướng mắt. Khi thấy những chiếc xe hơi con sang trọng chạy qua, các em học sinh đứng lại và dơ tay chào theo nghi thức của đội viên thiếu niên.
TQ1
Tôi không nghĩ rằng, các em làm việc này tự giác. Chắc chắn phải có sự dạy bảo, khuyên răn của các bậc cha mẹ hoặc thầy cô giáo.
Thật là vô lý và đáng xấu hổ! Những quan chức thời cộng sản sử dụng tiền thu được từ mồ hôi lao động của những người dân bình thường để mua sắm xe hơi sang trọng.Tiêu chuẩn của họ được đảng và nhà nước đãi ngộ như thế. Xe hơi, với họ, như là phương tiện chứng tỏ khả năng, uy tín và đẳng cấp của mình. (Ở Việt Nam thời trước 1975 phân xe theo cấp bậc, chức vụ nào đi xe Volga, chức vụ nào đi Lada, thời nay thì Mercedes, Toyota, v.v…)
Điều gì nói lên ở đây? Các em có thể chào cờ tổ quốc, chào cha mẹ, thầy cô giáo, nhưng tại sao buộc các em phải chào, phải kính trọng các quan chức đi xe hơi? Vì sao giá trị của trẻ thơ bị coi thường như vậy ở Trung Quốc?
Các em còn nhỏ, chưa đủ nhận thức việc mình phải làm, cho nên điều này gây tác hại lớn về mặt tâm lý, hủy diệt tư duy của trẻ.
TQ2
Chính sách giáo dục của một quốc gia quyết định đạo đức, văn hóa hành xử của con người và là nền móng phát triển của thế hệ tương lai. Mà con người lại là yếu tố quyết định toàn bộ cấu trúc và linh hồn của xã hội. Cho nên, có câu “giỏ nhà ai, quai nhà nấy” hay “đời cha ăn mặn, đời con khát nước” là vậy!
Trong một bản tin gần đây trên báo chí, người ta nói đến nhà đầu tư Hoa Kỳ Warren Buffett, người được tạp chí Fobers xếp hạng nhì năm 2009 với tài sản 37 tỷ đôla trong danh sách những người giàu nhất thế giới. Warren Buffett nổi tiếng là một trong những người bỏ nhiều tiền nhất thế giới (bên cạnh Bill Gates) cho các hoạt động từ thiện, đặc biệt trong lĩnh vực nâng cao đời sống và chữa trị dịch bệnh cho trẻ em của các nước nghèo. Thế nhưng, ông chẳng cần phải phô diễn. Vợ chồng ông có cuộc sống giản dị, hàng ngày ông đi làm bằng chiếc xe hơi đời cũ và vẫn ở trong ngôi nhà mà ông mua cách đây 50 chục năm với giá 31.500 đôla. Warren Buffett cũng nổi tiếng là nhà hùng biện với nhiều câu nói được xem như kinh điển đối với những người chơi cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Trung tâm Wall Street được ông định nghĩa là “nơi duy nhất mà những người đến đây bằng xe Rolls-Royce để nghe tư vấn từ những người đi bằng xe điện ngầm”.
Cho nên, tôi nghĩ rằng, cho dù hai, ba thập niên nữa, Trung Quốc với 1,3 tỷ dân, có thể trở thành tiềm lực kinh tế hàng đầu thế giới, ngang ngửa, thậm chí hơn cả Hoa Kỳ về tổng thu nhập (chỉ về tổng thu nhập thôi!), nhưng còn lâu, rất lâu nữa mới có thể đạt được một xã hội văn minh và có hệ thống giáo dục tốt, nhân bản như ở Hoa Kỳ và các cường quốc châu Âu. ■
————
[1] : Ranking 2008 TOP 100 của QS-Topuniversitieshttp://www.topuniversities.com/worlduniversityrankings/results/2008/overall_rankings :
1) HARVARD University - USA
2) YALE University - USA
3) University of CAMBRIDGE - Anh quốc
4) University of OXFORD – Anh quốc
5) CALIFORNIA Institute of Technology – USA
6) IMPERIAL College London – Anh quốc
7) UCL (University College London) – Anh quốc
8) University of CHICAGO – USA
9) MASSACHUSETTS Institute of Technology – US
10) COLUMBIA University - USA
11) University of PENNSYLVANIA - USA
12) PRINCETON University - USA
13) DUKE University - USA
14) JOHNS HOPKINS University - USA
15) CORNELL University - USA
16) AUSTRALIAN National University – Úc
17) STANFORD University – USA
18) University of MICHIGAN – USA
19) University of TOKYO – Nhật Bản
20) MCGILL University – Canada
© talawas blog
---------


Phụ huynh sốc với tiền trường đầu năm-- - VnExpress.net
Phí xây dựng trường "tự nguyện" 1 triệu đồng, máy chiếu 400.000 đồng, phụ huynh không đồng ý khoản thu phải ghi rõ họ tên... Những thông báo đầu năm học khiến nhiều phụ huynh ở Hà Nội choáng váng.
> Không thu gộp các khoản vào đầu năm học



Vì sao chủ tịch Tập đoàn TKV bị kỷ luật?
TT - Chiều 3-9, ông Phạm Đức Duyên, trưởng ban tuyên giáo đảng ủy Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản VN (TKV), cho biết sáng nay (4-9) đảng ủy của TKV sẽ họp và nghe công bố quyết định kỷ luật mức cảnh cáo của Ủy ban Kiểm tra T.Ư Đảng đối với ông Đoàn Văn Kiển, bí thư đảng ủy, chủ tịch HĐQT TKV.



Thanh lý hợp đồng XK LĐ tại Nga trước thời hạn : Ai bảo vệ quyền lợi người lao động ?
Bất đồng quan điểm trong việc bồi thường, 36 lao động (LĐ) từ Nga trở về trước thời hạn đã phải dùng đến biện pháp cuối cùng là kéo nhau đến trụ sở Trung tâm Hợp tác lao động với nước ngoài (gọi tắt là Trung tâm) thuộc TCty Thép VN và Cục quản lý LĐ ngoài nước để đòi quyền lợi.



DCVOnlineTin ngắn


HÀ NỘI (Xinhua, ngày 03 tháng 09 ) ‒ Theo báo cáo hôm thứ Năm của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội CHXHCN Việt Nam cho hay Việt Nam đã gửi 45.634 người lao động ra nước ngoài trong tám tháng đầu năm nay, đã hơn 50 phần trăm của mục tiêu xuất cảng lao động năm 2009.

Trong gia đoạn này, Đài Loan là thị trường người lao động nước ngoài lớn nhất của Việt Nam đã tiếp nhận 13.202 công nhân Việt Nam. Hàn Quốc đứng thứ hai, có 5.549 người lao động Việt Nam nhập cảnh, bản báo cáo cho biết thêm.

Những thị trường lao động nước ngoài lớn khác của Việt Nam gồm Nhật Bản, United Arab Emirates (UAE), Malaysia, và Nga.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam cho biết theo kế hoạch của Chính phủ Hà Nội về chương trình dạy nghề cho người lao động trong các khu vực nông thôn cho đến năm 2020, Việt Nam sẽ dành hơn 578 triệu đô la Mỹ trong năm nay để xây dựng trung tâm dậy nghề tại 62 địa phương nghèo khắp nước.

Công nhân không có tay nghề Trung Quốc tại khu công nghiệp Nghi Sơn ở Thanh Hoá
Nguồn: lookatvietnam.com

Việc dạy nghề sẽ cung cấp một loạt các loại việc làm và khả năng về ngôn ngữ (*) cho người lao động vùng quê, đặc biệt là thanh niên lao động ở nông thôn, Bộ lao động cho biết.

Vẫn theo Bộ Lao động, hiện có khoảng 500.000 công nhân Việt Nam làm việc tại hơn 40 quốc gia và trong khu vực. Họ gửi về nước gần 2 tỷ đô la kiều hối mỗi năm và Việt Nam nhắm sẽ gửi 90.000 lao động trong nước đi làm việc ở nước ngoài trong năm nay




© DCVOnline




Nguồn:
Vietnam sends nearly 46,000 workers abroad in first 8 months, Xinhua, ngày 03 tháng 09, 2009

(*) DCVOnline: Theo bản tin của Xinhua, Bộ Lao động CHXHCN Việt Nam đào tạo tay nghề với khả năng ngôn ngữ nhưng không cho hay là ngôn ngữ nào. Vẫn theo Xinhua, thị trường lao động nước ngoài lớn nhất hiện nay là Đài Loan.



Hàng Việt bén rễ thị trường Campuchia
TT - Tại nhiều nơi ở Campuchia, người tiêu dùng đã chấp nhận hàng Việt vì giá rẻ, chất lượng tốt. Nhiều doanh nghiệp đã khẳng định sự hiện diện của mình bằng mạng lưới phân phối, văn phòng đại diện... vững chắc.



SV mất tích trở về sau 18 ngày bị... nghiện bắt cóc?!
- Bố của sinh viên M.Đ.T vừa tìm thấy con trong một khu phòng trọ gần ga Giáp Bát (Hà Nội) và đã phải đưa 3 triệu cho một người phụ nữ lạ khoảng 50 tuổi để “thanh toán chi phí người phụ nữ này đã chuộc M.Đ.T từ tay… bọn nghiện”.


Học sinh lớp 1 bị cha ruột đánh đập dã man Thanh Niên
Hôm qua 3.9, trung tá Lê Hoàng Châu, Phó công an Q.Tân Bình (TP.HCM) cho biết, đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Tạ Văn Thành (39 tuổi, quê Quảng Ngãi, tạm trú 127A Hoàng Hoa Thám, P.13, Q.Tân Bình) để điều tra làm rõ hành vi hành hạ con mình. ...
Cha đốt con gái 6 tuổi trên bếp ga Dân Trí
Bắt giữ người cha “đốt” con VietNamNet
Bé 6 tuổi bị bổ đẻ đưa chân lên bếp gas... đốt VTC



Bộ Tư pháp "tuýt còi" văn bản của TP.HCM Thanh Niên
Hôm qua, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp) Lê Hồng Sơn cho biết cơ quan này vừa có văn bản đề nghị UBND TP.HCM xem xét, điều chỉnh một số nội dung không rõ ràng của Quyết định 64 về Quy hoạch kinh doanh nông sản, thực phẩm trên địa bàn TP, ...
Đầu tư xây dựng cơ bản ở TP.HCM: Mới giải ngân đạt hơn 41% kế ...Đài Tiếng Nói TPHCM
Đề nghị xem lại quy hoạch kinh doanh nông sản thực phẩm XãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật
Bộ Tư pháp tuýt còi văn bản 'cấm chợ' của TP HCM Kinh tế Nông thôn



Đồng Tháp: Kết thúc vụ án lừa đảo 1.500 người Nông Nghiệp
Ngày 3/9, TAND tỉnh Đồng Tháp đã tuyên phạt tổng mức án 87 năm tù đối với bác sĩ Nguyễn Trung Quân và 8 bị cáo khác trong đường dây lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua mạng Colony, sau một tháng tiến hành xét xử liên tục. HĐXX xác định bị cáo Quân có vai ...
Cựu bác sỹ lãnh 18 năm tù Tiền Phong Online
Kết thúc phiên tòa đường dây lừa đảo qua mạng Colony: Nguyễn Trung ...Tuổi Trẻ
Tuyên án vụ lừa đảo qua mạng Colony ở Đồng Tháp Thanh Niên


Vì sao Ấn Độ lại “dè chừng” với máy móc Trung Quốc?
VIT - Ngành máy móc công nghệ thông tin và điện lực chính là ngành nghề của Trung Quốc đang du nhập nhanh chóng vào thị trường Ấn Độ, nhưng đồng thời đây cũng chính là đối tượng chú ý nhất của các cơ quan an ninh Ấn Độ.


Thị trường Việt đang “khát” giày xuất khẩu
Ước tính 8 tháng đầu năm nay, xuất khẩu ngành da giày mới đạt gần 2,8 tỷ USD, giảm tới 327 triệu USD so với cùng kỳ năm 2008, đạt 54% kế hoạch đề ra. Nghịch lý là trong khi ngành da giày còn “chới với” ngoài nước thì thị trường nội địa lại đang “khát” những đôi giày xuất khẩu. Săn lùng giầy xuất khẩu Vài năm trở lại đây, người tiêu dùng đã biết đến mặt hàng giày xuất khẩu bày bán trên thị...


Tổ chức, cá nhân được tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng (03/09/2009 15:05)

(LuatVietnam)
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 111/2009/QĐ-TTg ngày 01/9/2009 quy định điều kiện, thủ tục tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng. Quyết định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức (không bao gồm cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt và cơ sở công nghiệp động viên), cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng. Hoạt động công nghiệp quốc phòng theo Quyết định này bao gồm: nghiên cứu, sản xuất, sửa chữa, cải tiến, hiện đại hóa vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự; dịch vụ thương mại, đầu tư, chuyển giao công nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nhiệm vụ quốc phòng - an ninh; mua sắm, dự trữ, bảo quản vật tư, kỹ thuật phục vụ nhiệm vụ quốc phòng - an ninh; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ nhiệm vụ quân sự, quốc phòng.

Tổ chức, cá nhân có thể tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng theo hai phương thức: thực hiện hợp đồng quốc phòng thông qua phương thức đặt hàng, tổ chức, cá nhân được chỉ định để triển khai hoạt động công nghiệp quốc phòng có yêu cầu đặc biệt về sản phẩm, trình độ chuyên môn và cơ sở vật chất kỹ thuật hoặc thực hiện hợp đồng quốc phòng thông qua phương thức đấu thầu. Tổ chức và cá nhân được tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước; không xâm phạm đến chủ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và của công dân Việt Nam; cam kết chấp hành các điều khoản bắt buộc được quy định cụ thể tại hợp đồng về công nghiệp quốc phòng và những điều kiện khác tuỳ theo lĩnh vực tham gia hoạt động cụ thể.
Khi tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng, tổ chức, cá nhân sẽ được hỗ trợ về đầu tư, nghiên cứu khoa học, công nghệ và cung cấp các dịch vụ liên quan theo đúng chế độ, chính sách hiện hành của Nhà nước đối với công nghiệp quốc phòng.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/10/2009.


Kỳ bí thôn bát quái của hậu duệ Gia Cát Lượng
Nhiều nhà khoa học chuyên nghiên cứu về môi trường và kiến trúc trên thế giới đang tập trung khảo sát một mô hình thôn trang kỳ bí theo bố cục bát quái ở Trung Quốc.
Vào cuối đời Tống, đầu nhà Nguyên (khoảng năm 1300), hậu duệ đời thứ 27 của Gia Cát Lượng là Gia Cát Đại Sư bắt đầu lập thôn Bát Quái tại Lan Khê, Triết Giang.

Theo sử chép, Gia Cát Lượng từng lập ra một trận pháp thần kỳ gọi là Bát trận đồ, biến ảo khôn lường, uy lực vô cùng, từng vây khốn cả 10 vạn tinh binh của đại tướng Đông Ngô Lục Tốn. Gia Cát Đại Sư đã vận dụng học thuyết Kham dư (phong thủy) vào Bát quái trận đồ của ông tổ mình, thiết lập thôn trang án theo Cửu cung bát quái.
Toàn cảnh thôn bát quái nhìn từ trên cao.
Thôn lấy cái hồ lớn (chung trì, nửa nước nửa đất) hình thái cực làm trung tâm, 8 con đường từ hồ toả ra thành "nội bát quái". Phía ngoài thôn lại đắp 8 tòa núi nhỏ hình thành "ngoại bát quái" bao bọc. Các sảnh, đường, nhà ở phân bố dọc theo 8 đường. Gia Cát Đại Sư trước khi qua đời có để di huấn là không được thay đổi nguyên dạng.

Trải qua hơn 800 năm dâu bể, lượng người trong thôn tăng lên nhiều, nhưng tổng thể cửu cung bát quái không hề thay đổi. Trong thôn có đền thờ Thừa tướng Gia Cát Lượng, hoa viên, ba nhà bia, 18 sảnh đường, 18 giếng, 18 ao, hơn 200 phòng ốc đều là kiến trúc cổ đời Minh, Thanh độc đáo.
Trung tâm thôn bát quái là một hồ nhỏ. có hình xoáy âm dương, còn gọi là hồ thái cực.
Con cháu Gia Cát đời đời đều theo lời giáo huấn của tổ phụ "không làm lương tướng, tất làm lương y" nên nhiều đời theo nghề thuốc.

Trong thôn có cả Nhà triển lãm trung y dược, vườn thảo dược... Nơi đây, riêng đời Minh, Thanh có 5 tiến sĩ, 11 cử nhân, hàng trăm tú tài. Các chuyên gia, học giả Trung Quốc đang đề nghị đổi Lan Khê thành Thành phố Võ Hầu (tước hiệu của Khổng Minh - Gia Cát Lượng).

"Đêm không cần đóng cửa, ngoài không nhặt của rơi"

Theo nhiều nhà nghiên cứu, kiến trúc bát quái này có công năng phòng vệ và cải tạo môi trường rất cao. Thôn Gia Cát đặc biệt mát mẻ, sạch sẽ, thông thoáng.

Nhà kiến trúc Từ Quốc Bình cho rằng, kiểu kiến trúc của thôn này hoàn toàn khác với phong cách thôn trang truyền thống Trung Quốc, không lấy trung tuyến làm chủ mà bức xạ ra 8 hướng.
Kiến trúc trong thôn bát quái.
Các nhà trong thôn mặt đối nhau, đuôi liền nhau, đường nối nhau, rất thoáng mà kỳ thực kín đáo. Địa hình xung quanh nhìn giống như cái nồi, bốn phía cao, giữa thấp. Người ngoài vào thôn, nếu không có người quen dẫn đường thì lẩn quẩn không biết lối ra.

Nhà thư pháp Gia Cát Cao Phong, cháu đời thứ 42 của Gia Cát Lượng cho biết, trong thôn "đêm không cần đóng cửa, ngoài không nhặt của rơi".

Năm 1925, chiến tranh ác liệt, quân đội của Quốc dân đảng là Tiêu Kính Quang đánh nhau với quân phiệt Tôn Truyền Phương ba ngày dữ dội sát bên thôn Bát Quái nhưng không có viên đạn nào lọt vào thôn. Khi quân Nhật tấn công xuống phía Nam, đại quân kéo qua đại lộ Long Cương nhưng không phát hiện ra thôn này. Duy có một lần máy bay Nhật ném bom trúng một phòng trong thôn.
Theo thống kê tại hội thảo "Nghiên cứu Gia Cát Lượng học" lần thứ 7 toàn Trung Quốc (10/1993), hậu duệ các chi của Gia Cát Lượng hiện có khoảng 16.000 người, riêng ở Lan Khê có hơn 6.000 người. Trong thôn này, hơn 4.000 người đều mang họ Gia Cát và xưng là "người mình" với nhau.

Mỹ: Gói kích cầu đã thay đổi quỹ đạo vận hành kinh tế
VIT - Phó Tổng thống Mỹ J. Biden hôm qua (3/9) cho biết, gói kích cầu trị giá 787 tỷ USD mà Tổng thống Obama đã ký duyệt hồi tháng 2 đang phát huy tác dụng tích cực, đồng thời đã thay đổi quỹ đạo vận hành của nền kinh tế Mỹ.


Trung Quốc chuẩn bị khoe tên lửa hạt nhân
Trung Quốc sẽ phô diễn 5 tên lửa tự chế trong buổi diễu binh mừng Quốc khánh đầu tháng tới, trong đó có tên lửa đạn đạo liên lục địa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.



Giới kinh tế học đã "tiếp tay" gây suy thoái toàn cầu?--- Tuần Việt Nam:
Trong bối cảnh kinh tế bắt đầu phục hồi sau cuộc khủng hoảng toàn cầu hiện nay, một trong các vấn đề chúng ta cần đối mặt là vai trò của các nhà kinh tế học hàn lâm trong việc đưa ra các ý tưởng mà bây giờ nhìn lại thì thấy vừa sai vừa nguy hiểm.



Vì sao Trung Quốc mua 50 tỷ USD trái phiếu IMF?
TP - Trung Quốc và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa ký thỏa thuận về việc Bắc Kinh sẽ mua một lượng lớn trái phiếu đợt phát hành đầu tiên của của IMF có tổng mệnh giá 32 tỷ đồng Quyền Rút Đặc biệt (SDR), tương đương 50 tỷ USD.



Bắc Hàn làm giàu uranium công đoạn cuối BBC
Báo chí Bắc Triều Tiên loan tin nước này đã vào công đoạn cuối của việc làm giàu uranium cho dù bị quốc tế cảnh báo.



Ấn Độ có nhiều ưu thế hơn Trung Quốc
VIT - Website “Hindustan Times” của Ấn Độ có đăng một bài báo phân tích cho rằng, “Ấn Độ có nhiều ưu thế hơn so với Trung Quốc”.



Tổng số lượt xem trang