Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2009

CHÊNH VÊNH XÓM NỔI

CHÊNH VÊNH XÓM NỔI

Chỉ cách Hồ Gươm – nơi mà chính quyền Hà Nội đã và đang dành hàng chục ngàn tỷ đồng để chuẩn bị cho “Đại lễ ngàn năm Thăng Long” hoành tráng nhất từ trước đến nay, vài trăm mét là một xóm nghèo, xóm của những người ngụ cư không một miếng đất cắm dùi.

Xóm nổi, dưới chân cầu Long Biên, phường Phúc Xá, Hà Nội có từ khi nào, chẳng thể biết chính xác. Nhưng, tại sao lại có xóm nổi này, thì, chính quyền sở tại và người dân gần đó đều nắm rõ. Vì đơn giản, những người dân ngụ cư ở đây đều nghèo. Biết đi đâu, khi hộ khẩu và một mét đất trên bờ cũng chẳng có.

Những cái tên, như: Ông Thành “Chuyên gia vớt xác”, Bà Thanh “Nữ hoàng ăn xin”, Ông Bài “Vua Bãi rác” …, như, con Hương “quắt”, 12 tuổi, bé chẳng khác gì cái “kem mút dở”, đến con Thủy “quái” biết phân loại rác bán kiếm tiền, còn nhanh hơn đọc bảng cửu chương, rồi, thằng Mạnh “rái cá”, lặn ngụp bắt tôm cá thành thần…thì có thể hình dung dân cư Xóm nổi.

Gần 20 hộ dân “Chênh vênh” đời sông nước này, đa phần từ khắp nơi đổ về. Người từ Thanh Hóa “dạt” ra, người từ Thái Bình, Nam Định “lộn” lại. Thậm chí, tận bên Lào như ông Thành “Chuyên gia vớt xác” cũng “tụ” về xóm nổi này dựa vào nhau tồn tại. Tất cả đều vất vả mưu sinh, xoay xở tìm đường sống. Sự thiếu thốn và những cạm bẫy đô thị, lúc nào cũng luôn rình rập nhấn họ xuống đáy Sông Hồng…

"Chênh vênh xóm nổi" by you.

“Xóm nổi” những ngày ngập trong rác và nước thải từ trên phố dồn dập đổ về.

IMG_3044 by you.

Nước Sông Hồng đặc quánh, bốc mùi xú uế nồng nặc, mọi sinh hoạt trở nên khó khăn

"Chênh vênh xóm nổi" by you.

Người dân bắt đầu tìm cách di chuyển và neo cố những căn nhà tạm.

"Chênh vênh xóm nổi" by you.

Để vào được “nhà”, ông bà Thanh phải dùng những chiếc phao được làm từ thùng phi hay bọt biển tự chế. Ông kéo dây sang, bà quàng dây lại, sau một hổi kéo đi quàng lại, “Thuyền” cũng cập bến. Không chỉ riêng ông bà Thanh, mà những người dân xóm nổi đều quá quen thuộc với sự di chuyển thế này.

"Chênh vênh xóm nổi" by you.

Người lớn đã vậy…Trẻ con thì cũng phải di chuyển bằng cách riêng của mình

"Chênh vênh xóm nổi" by you. Ông Thành “chuyên gia vớt xác” sinh ra và lớn lên tại Lào, chiến tranh loạn lạc đã đưa đẩy ông đến với xóm nổi. Cứ mừa khô, thì ông nhặt rác bán kiếm tiền. Mùa nước lên, ở đâu có xác ở đó có ông. 12 năm nay, ông bà Thành vẫn sống như vậy và chắc cũng chẳng có sự lựa chọn nào khác, khi tuổi đã gần đất xa trời.

"Chênh vênh xóm nổi" by you.


Đã có rất nhiều thân phận xấu số được ông vớt và cũng biết bao nhiêu gia đình tìm được người thân. Ông Thành, chắc chẳng thế nhớ hết

"Chênh vênh xóm nổi" by you.

.phút nghỉ ngơi thực sự hiếm hoi của đôi vợ chồng già, cho dù sự khắc khổ lúc nào cũng luôn hằn trên khuôn mặt họ.

"Chênh vênh xóm nổi" by you.

…và những đứa trẻ, những đứa trẻ ở Xóm nổi này đa phần đều học kiểu được chăng hay chớ, có đứa học ở trường “Tình thương” gần đó được một thời gian, rồi cũng bỏ học ở nhà lăn lộn kiếm sống cùng gia đình. Mà chủ yếu là đi nhặt rác, bán vé số, thậm chí đi ăn xin..

"Chênh vênh xóm nổi" by you.

mọi sinh hoạt, vui chơi, thì gần như tách biệt với trẻ con trên phố…

"Chênh vênh xóm nổi" by you.

nên bọn trẻ xóm nổi chỉ còn cách tự tụ tập đùa nghịch với nhau những lúc chiều tà.
"Chênh vênh xóm nổi" by you.


Cơ chế thị trường là vậy, nó vẫn và luôn tạo ra khoảng cách giầu nghèo. Xóm nổi, tuy chỉ cách những tòa nhà cao tầng mấy bước chân, nếu tính theo đơn vị đo lường, khoảng vài trăm mét. Nhưng, để tiến gần và khỏa lấp được sự chênh lệch này là điều không thể, nhất là với những thân phận ngụ cư.

IMG_3609 by you.

Tổng số lượt xem trang