Bàng bạc trong bài viết “Bức tường Berlin” là nỗi niềm độc lập tự do. Nó không khác mấy nội hàm ở khẩu hiệu “Không có gì quí hơn độc lập tự do” của Hồ Chí Minh. Song, nếu Hồ Chí Minh đào sâu nỗi niềm độc lập – tự do trong Tuyên ngôn Độc lập của mình thì rất tiếc, nhà báo Huy Đức lại sử dụng “độc lập, tự do” như một cái cớ khập khiễng để nhẩy múa trên những sử liệu một chiều.
Lịch sử nào? Lịch sử của “Bức tường Berlin” mà Huy Đức trưng ra là thứ lịch sử theo nhãn quan phương Tây. Để hiểu “nhãn quan phương Tây” khách quan thế nào, chúng ta đã có 80 năm nô lệ được khoác vào mỹ từ “khai hóa”.
Hoặc gần đây hơn, vào ngày 25.1.2006, Nghị viện châu Âu đã thông qua Nghị quyết 1481 kết án mấy chục năm chủ nghĩa cộng sản kinh viện và giáo điều, toàn trị. Khoan hãy nói đến nội dung Nghị quyết 1481, về mặt hình thức, phương Tây chưa có thứ gì tương tự cho hàng ngàn năm Trung cổ man rợ dưới ách nhà thờ La Mã, cả trăm năm diệt chủng ở châu Mỹ, châu Phi và một phần châu Á. Chỉ điều đó thôi, đã thấy “nhãn quan phương Tây” chưa chắc không mang tính thù hằn và phục vụ mục đích chính trị trước mắt.
Có một câu nói cũng của Tagore, ít lòe loẹt hơn slogan tôi thấy trong blog Osin[1], đại ý là phải dung nạp được những giá trị vĩ đại của nền văn minh phương Tây, mới có thể đứng vững trước sự đê hèn cùng cực luôn mặc định trong nó. Dân tộc Việt Nam là dân tộc đầu tiên của nhân loại đã đoạt được giải “Nobel vệ quốc” vào năm 1972, nhưng phương Tây lại đặt tên phần thưởng cao quí ấy một cách hài hước là “Hòa bình”, nên người đại diện của họ là Lê Đức Thọ đã phải ngẩng cao đầu bên những hố bom còn nóng hổi để từ chối. Đây là cạm bẫy của ngôn ngữ, sự lệch pha giữa hai nền văn minh hay là thủ đoạn chính trị? Thật khó lý giải.
Vì khoác lên “bức tường ô nhục” nỗi niềm tự do và độc lập dưới nhãn quan của kẻ chiến thắng cuối cùng, tác giả Huy Đức đã vô tình bỏ sót một lý do sụp đổ lớn lao của nó là ý chí thống nhất của người Đức, dân tộc Đức. Khát khao tự do? Đúng nhưng chưa đủ. Người Đức còn có khát khao thống nhất. Khi một nền văn hóa này muốn thôn tính nền văn hóa kia người ta gọi là xâm lăng, song, khi hai nửa của một nền văn hóa bị ngoại bang chia rẽ muốn tái hợp thì phải gọi nó bằng một từ kép đầy nước mắt và quá đỗi gần gũi với người Việt Nam, đó là thống nhất. Nỗi niềm thống nhất vẫn luôn là vấn đề thời sự của truyền thông toàn cầu dưới tên Hàn Quốc – Triều Tiên. Nó bị bỏ sót trong trường hợp nhà báo kỳ cựu Huy Đức là một ngạc nhiên lớn của tác giả bài này.
Thống nhất là đoàn kết, là tập hợp sức mạnh nội tại, là mục đích tối thượng của đa nguyên tư tưởng. Khi một tư tưởng “lạ” và đầy phiến diện được quần chúng tung hô, tôi thấy đáng lo ngại hơn là vui mừng. Bản thân “xét lại” luôn có hai mặt trái phải điều hòa, chỉ sử dụng mặt trái của “xét lại” (ở đây là quan điểm một phía về bức tường Berlin), e rằng tác giả bài báo “Bức tường Berlin” thích đánh đổ hơn là xây dựng, thích a dua nhai lại với thiện chí (nhưng áp đặt, cực đoan) của Tây phương[2] hơn là cân nhắc, suy xét và áp dụng chúng đúng nơi, đúng chỗ.
Cái nồng nhiệt thiếu lý tính với những giá trị bề nổi của phương Tây trong bài “Bức tường Berlin” của Huy Đức, thật ra không mới. Xưa kia, Việt Phương đã từng cay đắng chỉ ra sự ngây thơ chết người của tư duy xã hội bắc Việt một thời: “Đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sĩ / Trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ”.
Hình ảnh những bó hoa tươi trong các “nghĩa trang dân lập” mà Huy Đức sử dụng rất xúc động, nhưng quả tình nó không thể phản ánh đầy đủ sự phức tạp của Thế chiến thứ Hai, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc hình thành Bức tường Berlin. Quân Đồng minh với vai trò cốt cán của Mỹ đã tính toán “xương máu” rất kỹ trước khi quyết định “nhường bước” cho Hồng quân thọc sâu vào hang ổ cuối cùng của chủ nghĩa phát xít. Tư duy “con buôn” trên sinh mệnh những người cùng chiến hào nhưng khác ý thức hệ chưa được xem xét cẩn trọng. Có những viên gạch trong Bức tường Berlin hằn sâu dấu ấn nghi kỵ, thiếu tin tưởng với một đối tác “láu cá” giảm thiểu “dây máu” nhưng tích cực “chia phần”.
Không có gì ấu trĩ hơn khi đơn giản hóa, lành mạnh hóa và có phần thánh hóa con người chính trị của văn minh Tây phương. “Bức tường Berlin” của Huy Đức đã tuột sâu vào vũng lầy nhị nguyên tốt – xấu phân minh tách bạch, thiếu biện chứng và hời hợt. Là một người đọc lý tính, tôi mong chờ ở Huy Đức những bài báo sâu sắc, hơn là chuỗi cảm nghĩ nông cạn của một du khách cưỡi ngựa xem hoa trong viện bảo tàng. “Bức tường Berlin” và những nhược điểm của nó rất dễ trở thành “ổ gà” cho những cái đầu nóng hổi cảm tính và dễ bị thiên kiến lôi kéo.
Cuối cùng, tôi thấy mình hoàn toàn đồng cảm với câu kết của Huy Đức: “Một cuộc chiến không còn được coi là “giải phóng” nếu những gì mà nhân dân cuối cùng được hưởng không phải là độc lập tự do”. Tuy nhiên độc lập tự do, hay nói rộng hơn nữa là dân chủ và nhân quyền, suy cho cùng, luôn là một hành trình gian khó và dài lâu. Nó luôn bắt đầu bằng văn hóa và kết thúc trên mặt trận văn hóa, chứ không thể lập tức nảy mầm sau khi khói súng vừa tan (hãy xem trường hợp Iraq chẳng hạn). Và hơn hết, nó là một quá trình tự thân đắt giá, những yếu tố và bài học ngoại lai nếu có, chỉ nên coi là tham khảo có giới hạn và chọn lọc. Thật nguy hiểm khi xem đấy là hình mẫu để học đòi, rồi cố sức “trèo tường” và “đập tường”. Bức tường Berlin xây bằng gạch đá và dây thép gai đã biến mất chỉ sau một đêm, nhưng những gì ngăn cách và hủy hoại mối quan hệ giữa người và người cùng một chủng tộc, mười lăm năm sau vẫn chưa dễ vượt qua. Washington Post gọi đấy là “the wall in the mind”, bức tường trong não bộ[3].
Ảo tín vào những điều không tưởng của một người lính xuất thân từ nông dân luôn dễ hiểu hơn ảo tín của một nhà báo chính trị xã hội già dặn nơi phồn hoa. Tôi rất hy vọng sẽ được trao đổi thêm với tác giả Huy Đức dưới hình thức blog, để nhận ra những thiên kiến đáng trách và sự hãn hữu của đầu óc mình.
Sài Gòn 2
31.8.2009
© 2009 Trương Thái Du
© 2009 talawas blog
[1] Slogan trên blog Osin: Cái cây tìm sự cô đơn ở trên cao / Ngọn cỏ tìm sự đông đảo ở dưới đất. (Tagore)
[2] Ý của nhân vật Ka, trong tiểu thuyết Tuyết của nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ Orhan Pamuk, Nobel 2006.
[3] http://www.washingtonpost.com/ac2/wp-dyn/A18734-2004Apr16?language=printer
<<<::: -="-" .="." a="a" b="b" c="c" ch="ch" choang...="choang..." choang="choang" d="d" du="du" huy="huy" i="i" k="k" l="l" m="m" minh="minh" n="n" ng="ng" nh="nh" o="o" ph="ph" quy="quy" s="s" t...="t..." t="t" th="th" theo="theo" thuy="thuy" tr="tr" tuy="tuy" v="v" vi="vi">>>>
---
“Nỗi niềm” Trương Thái Du
Ngô Minh Trí
Mươi ngày trước, tôi vô tình đọc được một bình luận về bài Bức tường Berlin trên blog QUECHOA. Tác giả của bài bình luận này là Trương Thái Du. Điều khiến tôi bỏ chút thời gian đọc thêm các bài viết của Du là khả năng viết lách và tư tưởng của ông này..
Tôi viết không vì bênh vực Huy Đức, đơn giản chỉ là nhận xét. Bởi với tôi, Huy Đức chứa nhiều dấu hỏi. Tôi chỉ quan tâm các bài viết của Huy Đức, và rõ ràng, trong nhận xét của tôi thì bài viết của Huy Đức cũng mang nhiều ý nghĩa tích cực hơn là tiêu cực.
Trương Thái Du cũng thế, tôi chỉ quan tâm các bài viết để thấy“nỗi niềm” của ông này. Tôi không hề có ý dính dáng vào trận “bút chiến” nào, cũng không muốn dính đến khuynh hướng chính trị của các vị ấy.
Từ khoa chiêu
Ở Huy Đức, khi viết, thường dùng phép quy nạp bằng cách trích dẫn một loạt các sự kiện, số liệu, dẫn chứng… và được tổ chức có hệ thống để đi đến kết luận của mình. Huy Đức tổ chức các dẫn chứng rất bài bản, thông qua đó định hướng suy nghĩ cho người đọc và dần dần truyền tải thông điệp của mình muốn nói. Nhờ đó, tính thuyết phục khá cao, nhiều người tâm đắc. Nhưng tất nhiên, người đọc vẫn cần có sự tỉnh táo, để đánh giá việc định hướng kia, thì mới có được một nhận thức sáng suốt.
Công thức viết tưởng chừng đơn giản ấy nhưng không phải ai cũng làm được, bằng chứng là không có nhiều cây bút như Huy Đức. Tất nhiên, thành công trong viết lách của Huy Đức còn phải kể đến những yếu tố ngoài lề mang tính cá nhân khác, nhưng dẫu sao làm được như thế cũng là hiếm. Nên hãy quên đi những yếu tố cá nhân ấy.
Còn với Trương Thái Du lại khác, ông Du thường có cách thể hiện ngay thông điệp và sau đó hùng biện bằng một vài dẫn chứng tỏ ra khá hùng hồn .
Trong bài Đọc “Bức Tường Berlin” của Huy Đức (*), ông Du nhanh chóng đi vào ngay thông điệp chính: “nhà báo Huy Đức lại sử dụng “độc lập, tự do” như một cái cớ khập khiễng để nhảy múa trên những sử liệu một chiều” và “Lịch sử nào? Lịch sử của “Bức tường Berlin” mà Huy Đức trưng ra là thứ lịch sử theo nhãn quan phương Tây”.
Tiếp sau là một bài hùng biện hùng hồn với bút lực, ngôn từ rất mạnh mẽ. Phải công nhận rằng lối viết của Du khá sắc bén, ngôn từ có tính tác động cao. Từ đó, tác giả bắt đầu dùng ngòi bút khoáy đảo, dẫn dắt người đọc vào một mê hồn trận lý luận để rồi kết thúc bằng một thông điệp đậm tính triết lý: “Ảo tín vào những điều không tưởng của một người lính xuất thân từ nông dân luôn dễ hiểu hơn ảo tín của một nhà báo chính trị xã hội già dặn nơi phồn hoa”.
Kết luận thế, sẽ khiến một số người đọc đặt dấu hỏi về bài viết của Huy Đức. Nhờ đó, bài viết của Trương Thái Du có lẽ có hiệu quả không hề nhỏ. Một số người sau khi tâm đắc với bài Bức tường Berlin của Huy Đức có thể đã phải lung lay trước bài đánh giá của Trương Thái Du.
Đó là điểm mạnh, nhưng để tạo ra được hiệu ứng ấy thì ông Du dùng quá nhiều khoa chiêu trong viết lách. Chính nhờ những khoa chiêu, ông đã “thôi miên” được một số độc giả. Nhưng thôi miên khác với nhận thức lý trí, nó không thể ăn sâu vào tâm trí người khác, nó chỉ là nhất thời.
Tác giả Trương đã nâng quan điểm bằng việc chỉ trách mạnh mẽ “nhãn quan phương Tây”. Ông Du cũng dẫn chứng hẳn hoi để chứng minh quan điểm ấy và mặt xấu của phương Tây là đô hộ, là ách thống trị trung cổ man rợ, là toan tính… Nhưng xoay quanh những điều gọi là chứng minh chỉ là việc áp đặt thiên kiến.
Việc đô hộ về bản chất chỉ là hình thức của việc thiết lập ảnh hưởng của các cường quốc. Tùy vào từng thời điểm lịch sử mà hình thức ảnh hưởng có những mức độ khác nhau, và thế giới càng phát triển, càng tiến bộ, thì tất nhiên những trò áp đặt mang rợ chắc chắn phải giảm dần. Đó là quy tắc bao đời của thế giới, dù tôi hay các bạn không muốn thì vẫn phải thừa nhận nó đang tồn tại, để dẹp bỏ hoàn toàn thì có lẽ còn xa. Và ai cũng hiểu hành xử của bất cứ quốc gia nào đều luôn dựa trên mục đích chính trị của quốc gia đó.
Nếu nhìn vào dẫn chứng của ông Du, so sánh ngược lại, người ta cũng có quyền nhìn nhận việc hiện diện quân sự của Liên Xô lúc bấy giờ trên đất Đông Âu là tương tự với hai chữ “đô hộ”.
Ngay đến cách ông Du đánh giá nghị quyết 1481 của châu Âu, việc đổ quân lên Berlin trong quá khứ, việc “xét lại” lịch sử cũng chủ yếu là nhận định cá nhân mà không kèm theo được dẫn chứng khách quan nào. Nên sẽ là sai nếu xem đó là dẫn chứng khách quan.
Rồi khái niệm “ý chí thống nhất của dân tộc” được Trương Thái Du dùng để giải thích cho việc hòa hợp nước Đức cũng hết sức chung chung. Khi đó chỉ là cảm nhận, không có một viện dẫn nào ngoài phát biểu mang tính cá nhân của tác giả. Thứ duy nhất có thể xem là dẫn chứng cho quan điểm này là người dân hai miền Triều Tiên vẫn nỗ lực hòa hợp. Nhưng, câu hỏi đặt ra là đã hòa hợp được chưa? Và nếu chưa hòa hợp được thì người dân khi được chọn sẽ chọn Nam hay Bắc Triều? Và điều gì cản trở hòa hợp?
Sau hết, một kết luận tổng thể mà tác giả muốn gởi gắm sau một hồi khoáy đảo về “nhãn quan phương tây”, “ý chí thống nhất” là việc dùng chuyện Iraq để một lần nữa phủ định thông điệp về tự do, dân chủ của Huy Đức.
Ai cũng hiểu ý định của Hoa Kỳ tại Iraq là gì, giải phóng dân Iraq khỏi Sadam Hussein chỉ là cái cớ để phục vụ cho mục tiêu chính trị. Nên lẽ ra, ông Du nên dùng dẫn chứng này vào việc lên án tính thực dụng, “con buôn” của chủ nghĩa tư bản thì chính xác hơn. Mà thực ra, chuyện Iraq cũng được Huy Đức nói đến trong bài viết, có kèm theo cả nhận xét cuộc chiến này: “Có lẽ ngay chính người Mỹ, sau những chiến tranh Việt Nam, chiến tranh Iraq, cũng thèm khát hình ảnh của chính mình trên bờ biển Normandy hay ở cái Checkpoint Charlie ấy”.
Qua những phân tích trên, ta thấy ông Du đã tạo ra một trận đồ hỗn loạn giữa cái gọi là dẫn chứng với quan điểm cá nhân phiến diện nhằm thôi miên người đọc. Nếu đánh giá chính xác, bài viết của ông Du không hề có lấy một dẫn chứng khách quan có giá trị nào cả, chưa kể cả việc đặt sai dẫn chứng. Bằng cách áp đặt quan điểm một cách khiên cưỡng, Trương Thái Du, ngược lại, đã rơi vào vũng lầy nhị nguyên tốt – xấu.
Đến đau đáu “nỗi niềm”
Kế sau bài Đọc “Bức Tường Berlin” của Huy Đức, tôi đọc tiếp bốn bài viết của ông Du trên BBC: một bài khảo cứu về nguồn gốc người Việt cổ và nói về bà Trưng – Tiếng trống đồng Mê Linh (2005)(1), Việt Nam và thế giới Trung Hoa (2008)(2), Tên gọi cuộc chiến Việt – Trung 1979 (2009)(3), Thời đại không anh hùng (2009)(4). Tuy chưa có bài nào ông Du dám mạnh miệng chối bỏ về đất nước và con người Việt Nam, nhưng kết nối lại thì tạo ra một chuỗi đáng suy nghĩ. Qua bốn bài ấy, tôi phần nào thấy được thông điệp cốt lõi mà tác giả này đang cố rao giảng.
Trong bài Tiếng trống Mê Linh, ông Du vẫn ca ngợi công trạng của hai bà Trưng. Thế nhưng, trong phần đầu dẫn dắt thì ông này rất nhấn mạnh đến cái gọi là khởi thủy của Việt Nam vẫn chỉ bắt nguồn tại Trung Quốc và là một bộ tộc mà thôi. Ông nhận xét rằng: “Vua Hùng của họ chỉ còn là thủ lãnh tự trị từng khu vực nhỏ, tức là như tù trưởng, tộc trưởng mà thôi”. Dường như cả bài viết là lời biện giải về nguồn cội “đại Hoa” của Việt Nam trong mắt ông Du dù cũng có những đánh giá lịch sử đáng suy nghĩ.
Tiếp theo, bài Việt Nam và thế giới Trung Hoa, ông Du đề cao cái gọi là “thế giới Trung Hoa”, xem nó luôn là một thế lực bao đời trên thế giới. Nếu ai tinh ý, người đó sẽ thấy ngay khái niệm “thế giới Trung Hoa” của ông Du có phần vay mượn từ học thuyết về Sự va chạm giữa các nền văn minh của học giả Mỹ Samuel Huntington. Nhưng điểm khác biệt là ông Du sử dụng “nửa nạt nửa mở”. Bởi Huntington dùng khái niệm ‘nền văn minh” để giải thích các va chạm hiện tại. Còn tại thời điểm kết thúc đệ nhị thế chiến thì Huntington vẫn xem việc phân chia là theo ý thức hệ. Tất nhiên, không ai có thể phủ nhận Trung Quốc vẫn là một cường quốc, tối thiểu là trong khu vực, ở nhiều thời kỳ. Nhưng việc “nâng tầm” như ông Du thì có lẽ hơi vỹ cuồng.
Bài viết ấy, bên cạnh việc ca tụng thế giới Trung Hoa, ông Du còn cố nhấn mạnh Việt Nam bao lâu nay vẫn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của cái thế giới ấy, và có phần phụ thuộc rất lớn. Từ đó, ông này đưa ra đề xuất rằng Việt Nam muốn đảm bảo chủ quyền, muốn ngẩng đầu thì cần phải thoát khỏi thế giới Trung Hoa. Nghe có vẻ rất là chân tình và đóng góp ý kiến. Thế nhưng, nếu suy nghĩ sâu hơn thì lối ẩn dụ của bài viết là những truyền bá rất nguy hiểm cho người Việt. Lối ẩn dụ đó chính là xóa sạch mấy nghìn năm của người Việt.
Một mặt đề xuất, một mặt ông Du “dập tắt hi vọng” của chính đề xuất bằng bài Thời đại không anh hùng, để nói Việt Nam hiện nay không có được một nhân vật đủ tạo ra một bước ngoặc thực sự cho dân tộc. Nối kết hai bài, ông Du như muốn nói rằng Việt Nam hãy an phận thuộc “Thế giới Trung Hoa” vì chẳng ai xoay chuyển nổi.
Đó là chưa kể, ông Du nói về việc xem lại tên gọi cuộc chiến Việt Trung 1979. Một ý niệm tiếp, theo ông này gởi gắm, về cuộc chiến đó chỉ là “anh em một nhà đóng cửa dạy nhau”, bác bỏ khái niệm “chống bành trướng Bắc Kinh”.
Bằng tất cả những gì Trương Thái Du thể hiện, tôi chỉ thấy một nỗi niềm đau đáu về cái thế giới Trung Hoa vĩ đại của ông. Với người mang một nỗi niềm như thế, lại nhìn mọi thứ hết sức phiến diện thì thật là nguy hiểm khi nhiều người bị ngòi bút của ông lay động.
Ngô Minh Trí
Các tham khảo:
Bức tường Berlin
Bút chiến quanh bài Bức Tường Berlin
Tiếng trống đồng Mê Linh
Việt Nam và thế giới Trung Hoa
Về tên gọi cuộc chiến Việt – Trung 1979
Thời đại không anh hùng
------------------
Tôi viết không vì bênh vực Huy Đức, đơn giản chỉ là nhận xét. Bởi với tôi, Huy Đức chứa nhiều dấu hỏi. Tôi chỉ quan tâm các bài viết của Huy Đức, và rõ ràng, trong nhận xét của tôi thì bài viết của Huy Đức cũng mang nhiều ý nghĩa tích cực hơn là tiêu cực.
Trương Thái Du cũng thế, tôi chỉ quan tâm các bài viết để thấy“nỗi niềm” của ông này. Tôi không hề có ý dính dáng vào trận “bút chiến” nào, cũng không muốn dính đến khuynh hướng chính trị của các vị ấy.
Từ khoa chiêu
Ở Huy Đức, khi viết, thường dùng phép quy nạp bằng cách trích dẫn một loạt các sự kiện, số liệu, dẫn chứng… và được tổ chức có hệ thống để đi đến kết luận của mình. Huy Đức tổ chức các dẫn chứng rất bài bản, thông qua đó định hướng suy nghĩ cho người đọc và dần dần truyền tải thông điệp của mình muốn nói. Nhờ đó, tính thuyết phục khá cao, nhiều người tâm đắc. Nhưng tất nhiên, người đọc vẫn cần có sự tỉnh táo, để đánh giá việc định hướng kia, thì mới có được một nhận thức sáng suốt.
Công thức viết tưởng chừng đơn giản ấy nhưng không phải ai cũng làm được, bằng chứng là không có nhiều cây bút như Huy Đức. Tất nhiên, thành công trong viết lách của Huy Đức còn phải kể đến những yếu tố ngoài lề mang tính cá nhân khác, nhưng dẫu sao làm được như thế cũng là hiếm. Nên hãy quên đi những yếu tố cá nhân ấy.
Còn với Trương Thái Du lại khác, ông Du thường có cách thể hiện ngay thông điệp và sau đó hùng biện bằng một vài dẫn chứng tỏ ra khá hùng hồn .
Trong bài Đọc “Bức Tường Berlin” của Huy Đức (*), ông Du nhanh chóng đi vào ngay thông điệp chính: “nhà báo Huy Đức lại sử dụng “độc lập, tự do” như một cái cớ khập khiễng để nhảy múa trên những sử liệu một chiều” và “Lịch sử nào? Lịch sử của “Bức tường Berlin” mà Huy Đức trưng ra là thứ lịch sử theo nhãn quan phương Tây”.
Tiếp sau là một bài hùng biện hùng hồn với bút lực, ngôn từ rất mạnh mẽ. Phải công nhận rằng lối viết của Du khá sắc bén, ngôn từ có tính tác động cao. Từ đó, tác giả bắt đầu dùng ngòi bút khoáy đảo, dẫn dắt người đọc vào một mê hồn trận lý luận để rồi kết thúc bằng một thông điệp đậm tính triết lý: “Ảo tín vào những điều không tưởng của một người lính xuất thân từ nông dân luôn dễ hiểu hơn ảo tín của một nhà báo chính trị xã hội già dặn nơi phồn hoa”.
Kết luận thế, sẽ khiến một số người đọc đặt dấu hỏi về bài viết của Huy Đức. Nhờ đó, bài viết của Trương Thái Du có lẽ có hiệu quả không hề nhỏ. Một số người sau khi tâm đắc với bài Bức tường Berlin của Huy Đức có thể đã phải lung lay trước bài đánh giá của Trương Thái Du.
Đó là điểm mạnh, nhưng để tạo ra được hiệu ứng ấy thì ông Du dùng quá nhiều khoa chiêu trong viết lách. Chính nhờ những khoa chiêu, ông đã “thôi miên” được một số độc giả. Nhưng thôi miên khác với nhận thức lý trí, nó không thể ăn sâu vào tâm trí người khác, nó chỉ là nhất thời.
Tác giả Trương đã nâng quan điểm bằng việc chỉ trách mạnh mẽ “nhãn quan phương Tây”. Ông Du cũng dẫn chứng hẳn hoi để chứng minh quan điểm ấy và mặt xấu của phương Tây là đô hộ, là ách thống trị trung cổ man rợ, là toan tính… Nhưng xoay quanh những điều gọi là chứng minh chỉ là việc áp đặt thiên kiến.
Việc đô hộ về bản chất chỉ là hình thức của việc thiết lập ảnh hưởng của các cường quốc. Tùy vào từng thời điểm lịch sử mà hình thức ảnh hưởng có những mức độ khác nhau, và thế giới càng phát triển, càng tiến bộ, thì tất nhiên những trò áp đặt mang rợ chắc chắn phải giảm dần. Đó là quy tắc bao đời của thế giới, dù tôi hay các bạn không muốn thì vẫn phải thừa nhận nó đang tồn tại, để dẹp bỏ hoàn toàn thì có lẽ còn xa. Và ai cũng hiểu hành xử của bất cứ quốc gia nào đều luôn dựa trên mục đích chính trị của quốc gia đó.
Nếu nhìn vào dẫn chứng của ông Du, so sánh ngược lại, người ta cũng có quyền nhìn nhận việc hiện diện quân sự của Liên Xô lúc bấy giờ trên đất Đông Âu là tương tự với hai chữ “đô hộ”.
Ngay đến cách ông Du đánh giá nghị quyết 1481 của châu Âu, việc đổ quân lên Berlin trong quá khứ, việc “xét lại” lịch sử cũng chủ yếu là nhận định cá nhân mà không kèm theo được dẫn chứng khách quan nào. Nên sẽ là sai nếu xem đó là dẫn chứng khách quan.
Rồi khái niệm “ý chí thống nhất của dân tộc” được Trương Thái Du dùng để giải thích cho việc hòa hợp nước Đức cũng hết sức chung chung. Khi đó chỉ là cảm nhận, không có một viện dẫn nào ngoài phát biểu mang tính cá nhân của tác giả. Thứ duy nhất có thể xem là dẫn chứng cho quan điểm này là người dân hai miền Triều Tiên vẫn nỗ lực hòa hợp. Nhưng, câu hỏi đặt ra là đã hòa hợp được chưa? Và nếu chưa hòa hợp được thì người dân khi được chọn sẽ chọn Nam hay Bắc Triều? Và điều gì cản trở hòa hợp?
Sau hết, một kết luận tổng thể mà tác giả muốn gởi gắm sau một hồi khoáy đảo về “nhãn quan phương tây”, “ý chí thống nhất” là việc dùng chuyện Iraq để một lần nữa phủ định thông điệp về tự do, dân chủ của Huy Đức.
Ai cũng hiểu ý định của Hoa Kỳ tại Iraq là gì, giải phóng dân Iraq khỏi Sadam Hussein chỉ là cái cớ để phục vụ cho mục tiêu chính trị. Nên lẽ ra, ông Du nên dùng dẫn chứng này vào việc lên án tính thực dụng, “con buôn” của chủ nghĩa tư bản thì chính xác hơn. Mà thực ra, chuyện Iraq cũng được Huy Đức nói đến trong bài viết, có kèm theo cả nhận xét cuộc chiến này: “Có lẽ ngay chính người Mỹ, sau những chiến tranh Việt Nam, chiến tranh Iraq, cũng thèm khát hình ảnh của chính mình trên bờ biển Normandy hay ở cái Checkpoint Charlie ấy”.
Qua những phân tích trên, ta thấy ông Du đã tạo ra một trận đồ hỗn loạn giữa cái gọi là dẫn chứng với quan điểm cá nhân phiến diện nhằm thôi miên người đọc. Nếu đánh giá chính xác, bài viết của ông Du không hề có lấy một dẫn chứng khách quan có giá trị nào cả, chưa kể cả việc đặt sai dẫn chứng. Bằng cách áp đặt quan điểm một cách khiên cưỡng, Trương Thái Du, ngược lại, đã rơi vào vũng lầy nhị nguyên tốt – xấu.
Đến đau đáu “nỗi niềm”
Kế sau bài Đọc “Bức Tường Berlin” của Huy Đức, tôi đọc tiếp bốn bài viết của ông Du trên BBC: một bài khảo cứu về nguồn gốc người Việt cổ và nói về bà Trưng – Tiếng trống đồng Mê Linh (2005)(1), Việt Nam và thế giới Trung Hoa (2008)(2), Tên gọi cuộc chiến Việt – Trung 1979 (2009)(3), Thời đại không anh hùng (2009)(4). Tuy chưa có bài nào ông Du dám mạnh miệng chối bỏ về đất nước và con người Việt Nam, nhưng kết nối lại thì tạo ra một chuỗi đáng suy nghĩ. Qua bốn bài ấy, tôi phần nào thấy được thông điệp cốt lõi mà tác giả này đang cố rao giảng.
Trong bài Tiếng trống Mê Linh, ông Du vẫn ca ngợi công trạng của hai bà Trưng. Thế nhưng, trong phần đầu dẫn dắt thì ông này rất nhấn mạnh đến cái gọi là khởi thủy của Việt Nam vẫn chỉ bắt nguồn tại Trung Quốc và là một bộ tộc mà thôi. Ông nhận xét rằng: “Vua Hùng của họ chỉ còn là thủ lãnh tự trị từng khu vực nhỏ, tức là như tù trưởng, tộc trưởng mà thôi”. Dường như cả bài viết là lời biện giải về nguồn cội “đại Hoa” của Việt Nam trong mắt ông Du dù cũng có những đánh giá lịch sử đáng suy nghĩ.
Tiếp theo, bài Việt Nam và thế giới Trung Hoa, ông Du đề cao cái gọi là “thế giới Trung Hoa”, xem nó luôn là một thế lực bao đời trên thế giới. Nếu ai tinh ý, người đó sẽ thấy ngay khái niệm “thế giới Trung Hoa” của ông Du có phần vay mượn từ học thuyết về Sự va chạm giữa các nền văn minh của học giả Mỹ Samuel Huntington. Nhưng điểm khác biệt là ông Du sử dụng “nửa nạt nửa mở”. Bởi Huntington dùng khái niệm ‘nền văn minh” để giải thích các va chạm hiện tại. Còn tại thời điểm kết thúc đệ nhị thế chiến thì Huntington vẫn xem việc phân chia là theo ý thức hệ. Tất nhiên, không ai có thể phủ nhận Trung Quốc vẫn là một cường quốc, tối thiểu là trong khu vực, ở nhiều thời kỳ. Nhưng việc “nâng tầm” như ông Du thì có lẽ hơi vỹ cuồng.
Bài viết ấy, bên cạnh việc ca tụng thế giới Trung Hoa, ông Du còn cố nhấn mạnh Việt Nam bao lâu nay vẫn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của cái thế giới ấy, và có phần phụ thuộc rất lớn. Từ đó, ông này đưa ra đề xuất rằng Việt Nam muốn đảm bảo chủ quyền, muốn ngẩng đầu thì cần phải thoát khỏi thế giới Trung Hoa. Nghe có vẻ rất là chân tình và đóng góp ý kiến. Thế nhưng, nếu suy nghĩ sâu hơn thì lối ẩn dụ của bài viết là những truyền bá rất nguy hiểm cho người Việt. Lối ẩn dụ đó chính là xóa sạch mấy nghìn năm của người Việt.
Một mặt đề xuất, một mặt ông Du “dập tắt hi vọng” của chính đề xuất bằng bài Thời đại không anh hùng, để nói Việt Nam hiện nay không có được một nhân vật đủ tạo ra một bước ngoặc thực sự cho dân tộc. Nối kết hai bài, ông Du như muốn nói rằng Việt Nam hãy an phận thuộc “Thế giới Trung Hoa” vì chẳng ai xoay chuyển nổi.
Đó là chưa kể, ông Du nói về việc xem lại tên gọi cuộc chiến Việt Trung 1979. Một ý niệm tiếp, theo ông này gởi gắm, về cuộc chiến đó chỉ là “anh em một nhà đóng cửa dạy nhau”, bác bỏ khái niệm “chống bành trướng Bắc Kinh”.
Bằng tất cả những gì Trương Thái Du thể hiện, tôi chỉ thấy một nỗi niềm đau đáu về cái thế giới Trung Hoa vĩ đại của ông. Với người mang một nỗi niềm như thế, lại nhìn mọi thứ hết sức phiến diện thì thật là nguy hiểm khi nhiều người bị ngòi bút của ông lay động.
Ngô Minh Trí
Các tham khảo:
Bức tường Berlin
Bút chiến quanh bài Bức Tường Berlin
Tiếng trống đồng Mê Linh
Việt Nam và thế giới Trung Hoa
Về tên gọi cuộc chiến Việt – Trung 1979
Thời đại không anh hùng
------------------
Thanh Hóa: Hơn 4.500 người cần được cứu trợ lương thực
TP - Toàn huyện miền núi Mường Lát (Thanh Hoá) hiện có 4.508 khẩu/818 hộ đang chịu cảnh đói gay gắt, cần được cứu trợ lương thực- ông Lương Văn Bường- Chủ tịch UBND huyện miền núi Mường Lát cho biết.
Thêm blogger bị bắt--- BBC
TKV tiếp tay cho trùm than lậu--
Indochina Capital Vietnam tuyên bố thoái vốn
Dự án triệu USD nguy cơ trôi theo... cát
Sức tiêu thụ hàng Việt tăng mạnh
Với mức giảm giá từ 5-50% đối với hàng ngàn mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm,điện máy..., doanh số các trung tâm thương mại cũng như các doanh nghiệp đã tăng từ 50-60%, thậm chí có nơi tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.
Xây dựng tập đoàn kinh tế mạnh hay giàu quyền lực?-- Tạp chí Tia Sáng
Công nghiệp đóng tàu đi về đâu?-- Tạp chí Tia Sáng
Một ngã ba, hai đội CSGT quản không xong
Viêm màng não vì ăn ốc sên
Stimulus Credited for Lifting Economy, But Worries About Unemployment Persist--wp Half a year after Congress enacted the largest economic stimulus plan in the nation's history, the measure is contributing to what increasingly looks like a budding recovery, analysts say, but significant concern remains about rising unemployment and the initiative's contribution to the federal...
China seeks to quell unrest in far-west city
URUMQI, China (Reuters) - A crowd confronted anti-riot police in China's western city of Urumqi on Friday, when hundreds of Han Chinese tried to push past security barriers into an ethnic Uighur neighborhood.
Thêm blogger bị bắt--- BBC
Tin cho hay một blogger bị bắt hồi đầu tuần tại thành phố Nha Trang, tiếp sau các vụ bắt Người Buôn Gió và nhà báo Đoan Trang.
TKV tiếp tay cho trùm than lậu--
Indochina Capital Vietnam tuyên bố thoái vốn
Ngày 3/9/2009, với 98,5% phiếu thuận, đại hội cổ đông bất thường của Indochina Capital Vietnam Holdings Limited (ICV) đã đưa ra quyết định thoái vốn để đóng quỹ.
Dự án triệu USD nguy cơ trôi theo... cát
Chỉ những đám sạt lở cập kề những dãy nhà lầu lớn đang dang dở trong khu du lịch đang được đầu tư hơn 3 triệu USD, GĐ Cty CP H&H cho biết: Nếu cứ nạo vét tận thu, đưa tàu nước ngoài vào hút nữa mà không có giải pháp khác, thì dự án triệu USD của chúng tôi tiêu tan...
Sức tiêu thụ hàng Việt tăng mạnh
Với mức giảm giá từ 5-50% đối với hàng ngàn mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm,điện máy..., doanh số các trung tâm thương mại cũng như các doanh nghiệp đã tăng từ 50-60%, thậm chí có nơi tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.
Xây dựng tập đoàn kinh tế mạnh hay giàu quyền lực?-- Tạp chí Tia Sáng
“Dù tốc độ tăng doanh thu, lợi nhuận những năm qua của các tập đoàn, tổng công ty tương đối cao, nhưng kết quả đạt được chưa tương xứng với vốn liếng có trong tay. Đồng thời Đoàn cũng cho rằng cơ chế hiện hành có không ít bất cập, trở ngại cho sự lớn mạnh của các tập đoàn, tổng công ty“, trên đây là trích đoạn nhận xét của Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi công bố kết quả giám sát về quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước ngày 13-08-2009 vừa qua.
Trong dịp đến thăm nhà máy Nam Triệu vào cuối năm 2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề xuất các hướng đi của ngành đóng tàu nhằm khắc phục những khó khăn trong thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu, đó là hướng về sản xuất phục vụ trong nước và sửa chữa. Vậy công nghiệp đóng tàu của chúng ta vừa qua đã tiến triển như thế nào?
Một ngã ba, hai đội CSGT quản không xong
TP - Một ngã ba quan trọng ngay cửa ngõ phía tây bắc Hà Nội, hai đội CSGT tham gia quản lý nhưng bến xe cóc vẫn ngang nhiên tồn tại nhiều năm nay.
Trở lại Việt Nam với 'Những vết thương vô hình'
Trở lại Việt Nam với 'Những vết thương vô hình'
TP - Tháng 4/2007 ra mắt cuốn Không thể chuộc lỗi, hơn hai năm sau tác giả - bác sĩ Allen Hassan trở lại Việt Nam khi hoàn thành cuốn Invisible wounds - Những vết thương vô hình đề cập chấn thương tinh thần của lính Mỹ sau cuộc chiến ở Việt Nam, Iraq, Afganistan.
Động lực nhà giáo và những câu hỏi treo
Động lực nhà giáo và những câu hỏi treo
(TuanVietNam) - Động lực của nhà giáo là gì, các yếu tố nào tác động tới động lực, làm thế nào để nâng cao động lực nhà giáo, chúng ta chưa bao giờ quan tâm nghiên cứu đầy đủ và cặn kẽ để có câu trả lời thoả đáng cho việc hoàn thiện chính sách.
Viêm màng não vì ăn ốc sên
10 ngày sau khi ăn hai con ốc sên nướng, anh Khoa 24 tuổi ngụ tại Bình Dương bắt đầu lên cơn sốt. Chẩn đoán sau đó tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM cho thấy, anh bị một loại giun có trong ốc sên gây viêm màng não.
Stimulus Credited for Lifting Economy, But Worries About Unemployment Persist--wp Half a year after Congress enacted the largest economic stimulus plan in the nation's history, the measure is contributing to what increasingly looks like a budding recovery, analysts say, but significant concern remains about rising unemployment and the initiative's contribution to the federal...
China seeks to quell unrest in far-west city
URUMQI, China (Reuters) - A crowd confronted anti-riot police in China's western city of Urumqi on Friday, when hundreds of Han Chinese tried to push past security barriers into an ethnic Uighur neighborhood.