Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

KGB đã dính bẫy 'Việt Nam thứ 2'

(Hồ sơ) -KGB đã dính bẫy 'Việt Nam thứ 2'
- Trong cuộc đấu trí giữa KGB và CIA, không phải lúc nào KGB cũng giành phần thắng theo kiểu “ta thắng địch thua”. Bài viết này xin kể lại một vụ mà KGB thua đậm CIA ở tầm chiến lược.

34 năm trước đây, Liên Xô đưa quân vào Afghanistan. Các tài liệu liên quan đến công tác chuẩn bị cho cuộc can thiệp quân sự có lẽ đã bị hủy gần hết.




Do các tài liệu liên quan đã bị hủy gần hết nên phần lớn các thông tin đều được rút ra từ hồi ký và các phát biểu của những nhân vật trực tiếp tham gia ở cả hai phía cùng một số nguồn khác. Các số liệu được khai thác từ các nguồn giải mật của Nga mới xuất bản gần đây nhân dịp kỷ niệm 34 năm ngày Liên Xô quyết định đưa quân vào Afgganistan (12/12/1979).
Cách đây tròn 34 năm, ngày 12/12/1979, một nhóm rất hẹp các ủy viên Bộ Chính trị (BCT) Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô họp kín và ra một quyết định- có lẽ đây là quyết định sai lầm bi thảm nhất trong lịch sử Liên Xô -  đưa quân vào Afghanistan. Một thời gian ngắn sau đó, quyết định trên mới được thông báo đến các ủy viên BCT khác không tham gia cuộc họp.
Ngày 27/12 đặc nhiệm GRU (Tổng cục tình báo quân sự trực thuộc Bộ Tổng tham mưu các Lực lượng vũ trang Liên Xô), các phân đội đặc biệt của KGB (Ủy ban an ninh quốc gia Liên Xô) đã tấn công chiếm dinh tổng thống Afghanistan  Kh. Amin tại Kabul. 
Ngay sau đó, theo lệnh của Iu. Andropov (Chủ tịch KGB lúc bấy giờ), đặc nhiệm KGB đã bắn ngay Kh. Amin (mặc dù chính ông này đã đề nghị đưa Quân đội Xô Viết vào Afghanistan và đây là cái cớ công khai để Liên Xô hành động).
Cùng khoảng thời gian trên, các phân đội lính đổ bộ đường không đã bao vây các đơn vị của quân đội Afghanistan tại Kabul, chiếm các mục tiêu chủ chốt của thủ đô như Bộ Tổng tham mưu, các đầu mối liên lạc, Trung tâm phát thanh và truyền hình, trụ sở  Bộ An ninh và Bộ Nội vụ Afghanistan.      
Nếu xét từ góc độ kỹ thuật thì những kết quả ban đầu của các đội đặc nhiệm là hoàn hảo, thậm chí là xuất sắc: rất ít đổ máu và kiểm soát được thủ đô Afghanistan, các đơn vị quân đội Afghanistan bị khóa chặt trong các doanh trại và hầu như không kháng cự, chính quyền được thay đổi “người của Liên Xô tại Kabul” đi cùng các đơn vị Xô Viết  từ Moscow  lên nắm quyền một cách êm thấm.              
Tuy nhiên, sau đấy các sự kiện tiếp theo xảy ra không ngọt ngào như vây- một cuộc chiến tranh đẫm máu kéo dài, tàn phá không chỉ Afghanistan mà còn làm kiệt quệ Liên Xô và là một trong những nguyên nhân làm Liên Xô sụp đổ sau đó hơn chục năm nữa.    
Các thông tin từ phía Liên Xô
Căn cứ vào một số biên bản tốc ký ghi nội dung các cuộc họp kín của một nhóm hẹp ủy viên BCT còn sót lại trong hồ sơ lưu trữ thì ban đầu quan điểm của các ủy viên này là rất tỉnh táo: Kabul yêu cầu quân đội và vũ khí nhưng không ai muốn can thiệp, cho dù xuất phát từ động cơ ý thức hệ, xin trích dẫn:
“Quân đội của họ đang tan rã, tại sao chúng ta lại phải tiến hành chiến tranh thay họ” – L.Breznhev;  “Giới lãnh đạo (Afghanistan) không nắm được lực lượng nào ủng hộ họ và không biết cách dựa vào lực lượng đó- họ xử bắn các đối thủ chính trị ” -  Iu. Andropov; “Không thể xử bắn hàng loạt và tra tấn như giới cầm quyền Kabul đang làm”- Kirilenko và “chúng ta đã cung cấp cho họ mọi thứ. Nhưng thu được gì?, Hoàn toàn không có một kết quả “tích cực nào”- vẫn Kirilenko.  
Mặc dù vậy, BCT vẫn cho chuẩn bị các biện pháp quân sự. Ngày 17/3/1979 Bộ trưởng Quốc phòng D.Ustinov báo cáo: có 2 phương án can thiệp quân sự- phương án một - trong vòng một ngày đêm đưa 01 sư đoàn đổ bộ đường không vào Afghanistan và 01 trung đoàn bộ binh cơ giới vào thẳng Kabul; phương án hai -  đưa 2 sư đoàn đổ bộ đường không vào Kabul cùng một lúc.
Trong điều kiện tuyệt đối bí mật, từ ngày 5 đến 7/7/1979, một tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 111 của Sư đoàn cận vệ đổ bộ đường không đã được điều đến Bagram. Cùng thời điểm đó, các nhóm đặc nhiệm của KGB cũng đã có mặt tại Kabul.
Tại sao tất cả lại thay đổi đột ngột như vậy? Tại sao thay vì hỗ trợ quân sự cho một chế độ đang sụp đổ lại sử dụng sức mạnh của các đơn vị đặc nhiệm và đưa quân ồ ạt vào Afghanistan để lật đổ chế độ đó. Tại sao lại phải làm như vậy, động cơ thực sự là gì, dựa trên những tin tức nào để ra quyết định, cơ chế ra quyết định là gì?
Cho đến hiện nay vẫn chưa có những câu trả lời rõ ràng cho các câu hỏi trên mặc dù đã nhiều thời gian trôi qua, nhiều lần thay đổi chế độ và xuất hiện hàng loạt hồi ký của các nhân vật tham gia. Điều đáng lưu ý là những người viết hồi ký (về cuộc chiến tại Afghanistan) chủ yếu là các sỹ quan KGB.
Cựu phó Tổng cục trưởng thứ nhất Tổng cục một KGB V. Kirpichenko có nhận xét về hiện tượng này như sau: “Nhiều năm đã qua đi, chính quyền thay đổi và những người lãnh đạo trước kia vốn có trách nhiệm phải im lặng nay đã bắt đầu viết hồi ký, phát biểu trên TV, trả lời phỏng vấn về chủ đề Afghanistan. Điều đáng quan tâm là phần lớn họ là các cựu sỹ quan KGB, chứ không phải là các tướng lĩnh quân đội”.  
Nhân đây cũng xin nói rõ một bối cảnh có liên quan: chính giới lãnh đạo quân sự cao cấp nhất thời đó là những người kiên quyết phản đối việc đưa quân vào Afghanistan như nguyên Tổng tham mưu trưởng (lúc đó) Nguyên soái X. Akhromeev, Chủ nhiệm Tổng cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu đại tướng V.Varenhikov, Tư lệnh Lục quân đại tướng I.Pavlovski, Cố vấn trưởng Lực lượng vũ trang Afghanistan trung tướng L.Gorelov…..
Các tướng lĩnh Xô Viết nhận thức được rằng “Một chiến dịch như vậy không đem lại một chút lợi ích nào về mặt quân sự - chiến lược”’ và “tại sao chúng ta lại phải đưa quân vào vào bẫy đá khổng lồ đó, - nơi không có đường sắt, đường thủy để vận chuyển vũ khí đạn dược, đảm bảo vật chất- kỹ thuật... và con cháu chúng ta sẽ phải trả giá đắt cho những sai lầm này”.
Nhưng khi Tổng tham mưu trưởng Ogarkov tìm cách thuyết phục D.Ustinov rằng việc đưa quân vào Afghanistan là thiếu cân nhắc, ông đã nổi nóng và nói ngắn gọn: “Đồng chí định dạy khôn BCT à? Nhiệm vụ duy nhất của đồng chí là chấp hành mệnh lệnh”.
Nguyên soái, Bộ trưởng quốc phòng Liên Xô D.Ustinov, người trong năm 1979 đã ra lệnh đưa quân vào Afghanistan.
Nguyên soái, Bộ trưởng quốc phòng Liên Xô D.Ustinov, người trong năm 1979 đã ra lệnh đưa quân vào Afghanistan.
Một điều tương đối chắc chắn là vào thời điểm ra quyết định, BCT đã nhận được các tin tức tình báo mới làm thay đổi quan điểm (như đã nói ở ban đầu) và kênh cung cấp các thông tin mới đó không thể là ai khác ngoài KGB. Một bằng chứng gián tiếp:
“Sau khi thay đổi chế độ ở Kabul ngày 27/12/1979 tất cả những người tham gia chiến dịch được lệnh quên tất cả mọi chuyện và tiêu hủy toàn bộ  các hồ sơ tài liệu có liên quan” – nguyên văn câu trích trong hồi ký của V.Kirpichenko. “Tôi cũng đã hủy toàn bộ các ghi chép, trong đó ghi tỷ mỷ đến từng phút các sự kiện xảy ra ở Afghanistan tháng 12/1979”. Phải có lý do để ra các mệnh lệnh như vậy.    
Còn L.Shebarshin, người lãnh đạo Cơ quan tình báo của KGB những năm 1989-1991 cũng có quan điểm tương tự: “KGB hiện không còn lưu trữ một tài liệu mật nào liên quan về tiến trình ra quyết định lật đổ Kh.Amin, thành lập chính phủ mới do Carmal đứng đầu và đưa quân vào Afghanistan. Theo lời kể của các bạn bè tôi, một số bản viết tay đã bị hủy theo lệnh của đích thân Iu.Andropov”.
Còn V.Kriuchkov, Tổng cục trưởng Tổng cục một KGB lúc đó viết: “Mỹ, Anh, Đức và một số nước khác lúc đó rất quan tâm đến Afghanistan, đặc biệt là các khu vực phía bắc (giáp Liên Xô). Họ đã ráo riết tìm mọi cách làm suy yếu ảnh hưởng và vị thế của Liên Xô tại Afghanistan.
Và: “theo kênh của KGB và GRU ngày càng có nhiều tin tình báo về các mưu đồ sâu xa của Mỹ sử dụng khu vực lãnh thổ (Afghanistan) giáp phía Nam Liên Xô” và “để vô hiệu hóa các mối đe dọa từ hướng Nam như vậy, Liên Xô sẽ buộc phải bố trí bổ sung ở các nước cộng hòa Trung Á không ít hơn một tập đoàn quân, thành lập các tuyến phòng thủ bổ sung với cơ sở hạ tầng tốn kém, hầu như thành lập mới hệ thống phòng không”.
Trong trường hợp này, nhiều khả năng là  V.Kiuchkov đã nói không thật: nếu theo kênh của GRU mà có những tin tức như vậy thì giới lãnh đạo quân sự đã không kiên quyết phản đối việc đưa quân vào Afghanistan như đã nói ở trên.
Ngay cả những luận cứ mà D.Ustinov đưa ra tại một cuộc họp hẹp của Bộ Tổng tham mưu như: “Mục tiêu của Mỹ là thiết lập tại đây một sự thống trị duy nhất và bằng cách đó bắc cầu nối Pakistan và Iran”. “Không thể cho phép Mỹ bố trí các tên lửa tầm ngắn và tầm trung trên lãnh thổ Afghanistan ngay cạnh biên giới Liên Xô” cũng không thuyết phục được các tướng lĩnh tham gia cuộc họp.
Rõ ràng là các tin tức tình báo của GRU mà các tướng lĩnh có trong tay không làm cho họ tin vào một lập luận như vậy.        
Nhưng nếu V.Kriuchkov vẫn tin vào giả thuyết “các âm mưu của Mỹ” thì những tin tức ông này lấy từ đâu? Chính ông này viết: “Chúng tôi thường xuyên nhận được các thông tin về việc một số nước phương Tây tăng cường hoạt động tại Afghanistan.
Hơn nữa, các hoạt động này đều mang tính chất chống Xô Viết” và nhấn mạnh “không thể không nhận ra điều đó”. Khó có thể không tin vào nhận xét trên của Trưởng ngành tình báo KGB nhưng từ đó xuất hiện câu hỏi: có lẽ đây chính là những kế hoạch có chủ ý của Mỹ mà trực tiếp là CIA nhằm để Liên Xô tin vào điều này.
Kriuchkov cũng đề cập đến việc KGB ngày càng mất lòng tin vào Amin: “Chúng tôi có đồng quan điểm là Amin ngày càng trở thành mối đe dọa nguy hiểm đối với số phận cách mạng Afghanistan”. Tại sao lại như vậy? Có phải chỉ vì ông này áp dụng các biện pháp trừng phạt hơi quá tay (theo quan điểm của những người của Andropov).
Tướng Kirpichenko nhớ lại là vào tháng 11/1979, ông này được V. Kriuchkov gọi đến và thông báo “tên độc tài Amin thể hiện mình như một tên phát xít chính hiệu và là tên đao phủ đối với nhân dân Afghanistan”. Nhưng quan trọng nhất là “đã phát hiện nhiều dấu hiệu cho thấy Amin đang chuyển chính sách về phía Mỹ”.   
Đại tướng N.Leonov (lúc đó là phó cục trưởng Cục phân tích thông tin Tổng cục một KGB ) nhận xét rằng Amin bị buộc rất nhiều tội, nhưng quan trong nhất là nhân vật này đã từng học ở Mỹ và có lẽ đã bị CIA tuyển mộ “Tổ điệp báo của KGB tại Kabul thường xuyên lưu ý:
“Nhân vật này có thể trốn khỏi Afghanistan ngay sau khi đã tiêu diệt xong Đảng (Đảng nhân dân cách mạng Afghanistan được Liên Xô hậu thuẫn). Còn nhiều thông tin nữa về việc hình như hắn đang chuyển tiền vào các tài khoản nước ngoài và gửi các tài sản quý sang Tokyo.
Còn các tin tức khác khẳng định việc Amin là đã trở thành một nhân vật chống Xô Viết cuồng tín thì hầu như ngày nào cũng xuất hiện trong các bản báo cáo từ Kabul gửi về.
Sỹ quan cao cấp GRU của Bộ Tổng tham mưu (lúc đó là đại tá, sau là thiếu tướng) V. Kolesnhik, người chỉ huy chiến dịch tấn công dinh tổng thống của Amin nhớ lại rằng, ngay trước khi chiến dịch bắt đầu, tướng KGB IU. Deozlov, phó của ông trong chiến dịch này đồng thời chỉ huy các đội đặc nhiệm KGB, khi phát biểu trước những người tham gia chiến dịch đã nói rằng Amin chính là gián điệp của CIA”.          
Một nhân vật khác tham gia chiến dịch trên là V.Kurilov cũng khẳng định chi tiết này. Còn chính tướng Drozlov, lúc ấy là Cục trưởng Cục “S” (Tình báo bất hợp pháp” Tổng cục một KGB sau này đã nhiều lần trích dẫn về âm mưu của CIA qua lời của một số tình báo viên CIA, dường như đã khẳng định với tổ điệp báo (CIA) tại Afghanistan của mình “là Mỹ không thể dễ dàng để mất Afghanistan vào tay người Nga như vậy được”.
Ông này cũng khẳng định: “Việc Mỹ đứng chân tại Afghanistan tạo điều kiện cho nước này tiến sát đến khu mỏ có giá nhất của thế giới là Tazikistan – nơi có tất cả các nguyên tố trong bảng tuần hoàn Mendeleev - chính vì vậy mà Liên Xô phải bảo vệ các đường biên giới phía Nam của mình, bảo vệ các các nguồn năng lượng trong tương lai và các tài nguyên thiên nhiên khác của dãy Pamir”.
Nói chung, tất cả các tin tức báo về đều dẫn tới kết luận là: 1/ Amin là gián điệp của Mỹ - sẽ sớm bắt tay với Mỹ chống Liên Xô. 2/ Người Mỹ đã sẵn sàng chiếm các mỏ quý tại Pamir và 3/ Mỹ lên kế hoạch bố trí tên lửa tại Afghanistan nhằm vào Liên Xô.
Chỉ không hiểu tại sao các báo cáo trên lại quên một chi tiết rất quan trọng  là tên “gián điệp” của CIA (Kh.Amin) lại khẩn thiết yêu cầu Kremlin khẩn trương đưa quân vào Afghanistan? Tại sao chỉ có các nhân viên KGB là thông báo và khẳng định về việc Mỹ chuẩn bị bố trí tên lửa Pershing tại nước này trong khi mạng lưới điệp báo của GRU lại không hề có một dòng nào về chủ đề này (trong khi đây là nhiệm vụ chính của GRU).     
Dĩ nhiên, các thông tin trên phải xuất phát từ một nguồn nào đó, chắc chắn đây không phải là kết quả “sáng tạo” của các nhân viên tình báo hoặc của giới lãnh đạo KGB. Phải có các dữ liệu nào đấy- không quan trọng là thật hay giả, nhưng phải có sức nặng và đáng tin cậy- do các nhân viên tình báo KGB tự khai thác  hoặc được đối phương “nhồi” cho một cách khôn khéo.   
Thông tin từ  phía Mỹ
Cựu giám đốc CIA R. Gates trong hồi ký của mình đã đề cập đến việc CIA bắt đầu hỗ trợ các chiến binh từ mấy tháng trước khi Quân đội Xô Viết xâm nhập Afghanistan. Năm 1998, khi trả lời các phóng viên tờ báo Pháp “Le Nouvel Observateur” về vấn đề này, cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Z. Bzezinski đã thừa nhận:
“Tuy theo các thông tin chính thức thì CIA bắt đầu đầu cung cấp vũ khí cho những kẻ thánh chiến tại Afghanistan sau khi Quân đội Xô Viết tiến vào nước này nhưng trên thực tế thì từ 03/7/1979, Tổng thống Carter đã ký một chỉ lệnh về việc giúp đỡ những kẻ chống đối chế độ thân Xô Viết ở Kabul. Ngay ngày hôm đó tôi đã gửi Tổng thống ý kiến của mình: “theo quan điểm của tôi, việc giúp những kẻ chống đối sẽ dẫn tới việc Liên Xô can thiệp quân sự”.
Khi trả lời câu hỏi của phóng viên là liệu việc quyết tâm tiến hành chiến dịch mật (hỗ trợ phiến quân) có phải là tính toán của Mỹ nhằm để Liên Xô đưa quân vào Afghanistan hay không, Bzezinski trả lời là không hoàn toàn như vây, chúng tôi không ép Liên Xô can thiệp, nhưng chúng tôi đã cố tình tăng khả năng để người Nga làm việc đó. Đồng thời ông này cũng cho rằng chiến dịch trên là một ý tưởng tuyệt vời. Hiệu quả của nó là Liên Xô đã rơi vào cái bẫy Afghanistan.   
Một số nguồn thông tin khác cho rằng chính quyền Carter đã bắt đầu xem xét khả năng thông qua các kênh bí mật giúp đỡ cho đội quân nổi dậy tại Afghanistan này ngay từ đầu năm 1979. Ngay đầu năm đó, Bzezinski đã đề nghị áp dụng một loạt biện pháp nhằm làm suy yếu anh hưởng của người Nga nay tại “sân sau” của mình, thuyết phục Carter cho phép bí mật cung cấp cho các nhóm phiến quân lô vũ khí đầu tiên.
Thực ra, đây chỉ là lô súng trường đã rất cũ của Anh cỡ 7,7 mm. Tuy nhiên, điều quan trọng nằm ở chỗ khác: Những kẻ chống đối chính quyền Kabul hiểu rằng, sau lưng họ là một cường quốc và điều đó làm cho các nhóm này hoạt động tích cực hơn và một điều nữa còn quan trọng hơn - các thông tin này (về việc Mỹ cung cấp vũ khí), không nghi ngờ gì nữa, đã được chuyển về Moscow. Nó sẽ làm tăng “độ tin cậy” của các phân tích về “các âm mưu của Mỹ”.
Trong hồi ký của mình, R.Gates đã viết là ngày 28/3/1979 nhân viên CIA, chuyên gia về Liên Xô A.Horelick đã viết báo cáo gửi giám đốc CIA Terner dự báo các kịch bản phát triển tình hình ở Afghanistan.     
Kết luận của Horelick là: sự phát triển của phong trào nổi dậy có thể buộc Liên Xô phải can thiệp. Hai ngày sau đó, phó của Bzezinski là D.Aaron đã chủ trì cuộc họp của Ủy ban điều phối đặc biệt về Afghanistan. Kết luận của cuộc họp: Mỹ cần phải có các hành động đối phó với Liên Xô tại khu vực. Đại diện Lầu Năm góc W.Slocomb đề nghị: “ép Liên Xô vào một vũng lầy “Việt Nam thứ 2”.
Ngày 6/4/1979 , tại một họp khác của Ủy ban nói trên, nhưng dưới sự chủ trì của đích thân Bzerzinski các thành viên Ủy ban đã thảo luật một loạt các phương án hành động, từ cung cấp vũ khí đến giúp đỡ huấn luyện quân nổi dậy. Nhóm công tác đặc biệt khuyến nghị CIA cung cấp “sự giúp đỡ dân sự” cho những kẻ chông chính quyền.
Ngày 24/4/1979, Horelick lại viết tiếp một bản báo cáo gửi giám đốc CIA liên quan đến việc hỗ trợ quân nổi dậy. Như đã biết, ngày 3/6 Carter đã ký sắc lệnh đầu tiên về vấn đề này. Khi đó Nhà trắng chắc chắn hiểu rằng sự hỗ trợ đó sẽ dẫn tới sự can thiệp quân sự của Liên Xô và đã cố tình làm như vậy để đưa Liên Xô vào bẫy. Đây chính là mục đích quan trọng nhất của “sự giúp đỡ” chứ hoàn toàn không phải xuất phát từ “tình đoàn kết chân thành” với các phiến quân. Không thể rút ra một kết luận nào khác.    
Chỉ có những ai ngây thơ mới tin rằng, trò chơi trên (các cuộc họp, quyết định hỗ trợ, cung cấp vũ khí...) qua được mắt tình báo KGB, chưa kể việc CIA còn “tạo điều kiện thuận lợi” để các điệp viên của KGB tiếp cận các thông tin này (những thông tin mà CIA muốn cung cấp, dĩ nhiên -  đây là một nhiệm vụ hàng đầu của CIA trong chiến dịch này).
Thế còn việc những tin trên “được rò rỉ”  như thế nào, qua kênh nào và đến Moscow như thế nào thì đấy thuần túy chỉ là vấn đề chi tiết kỹ thuật. Điều quan trọng nhất là đến mùa thu năm 1979, các nhân viên dưới  quyền Iu. Andropov đã thổi còi báo động: kẻ thù đã ở ngay trước cửa! Cùng lúc đó, CIA cũng đưa Kh. Amin vào cuộc chơi - B.Amstutz, đại biện lâm thời của Mỹ tại Afghanistan thường xuyên đến gặp Kh.Amin- và tin này cũng được chuyển ngay về Moscow.
Ngày 24/12, Inman báo cáo: đến thời điểm Liên Xô đưa quân vào Afghanistan chỉ còn 15 giờ nữa. Bzizinski nhớ lại vào thời điểm khi quân Liên Xô chính thức vượt biên giới, tôi báo cáo với tổng thống Carter: “Bây giờ chúng ta đã có khả năng tạo cho Liên Xô một Việt Nam của riêng mình”.
Lưu ý: lô hàng bí mật đầu tiên (mồi nhử) cung cấp cho quân nổi dậy chỉ có khoảng 1000 súng bộ binh và đạn dược do Liên Xô sản xuất và được CIA bảo quản để sử dụng trong những trường hợp như vậy nhưng chỉ mấy ngày sau khi Xô Viết đưa quân vào, các container chứa vũ khí đã được bí mật vận chuyển từ một căn cứ ở San- Antonio đến Islamabad và qua các cơ quan tình báo của Tổng thống Zia-Ul-Khak (Pakistan) để phân phối cho quân nổi dậy Afghanistan (và đây mới là hỗ trợ thực sự) .
Miếng mồi đã tỏ ra rất hiệu quả: Liên Xô nhận được “một Việt Nam mới”. Như Bzezinski sau này hài lòng nhớ lại “Trong suốt gần 10 năm, Moscow buộc  phải tiến hành một cuộc chiến quá sức chịu đựng. Cuộc xung đột này đã làm cho xã hội (Xô Viết) rối loạn và cuối cùng đã dẫn đến sự sụp đổ của đế quốc Liên Xô”.
Như vậy, chiến dịch đặc biệt của Mỹ “Một Việt Nam khác  dành cho Liên Xô” đã hoàn thành sứ mệnh của nó. Nhưng chính người Mỹ không ép Liên Xô phải đưa quân vào Afghanistan, và người Mỹ cũng không phát động chiến tranh.
Nếu như các cơ quan tình báo Liên Xô đã mắc bẫy của Mỹ , thì điều đó có nghĩa là vào thời gian nói trên KGB (nguồn cung cấp tin tức tình báo chính cho Kremlin trong trường hợp này như đã nói ở phần trước) đã có những vấn đề rất nghiêm trọng: hoặc là về chất lượng nguồn tin tình báo, hoặc là với công tác phân tích tin và không loại trừ là cả hai. Và điều đó, rất tiếc là đã dẫn đến những quyết định sai lầm của giới lãnh đạo và kết quả bi thảm như chúng ta đã thấy- kết thúc bi thảm của một cuộc chiến và số phận của một đất nước.
Từ năm 1945 đến 1991, Liên Xô can dự vào 10 cuộc chiến, một vài con số thiệt hại về sinh mạng như sau:
Chiến tranh Triều Tiên: 315 người
Chiến tranh Việt Nam: 16 người
Các cuộc xung đột ở Trung Đông: 52 người 
Riêng trong cuộc chiến tại Afghanistan đã có tới 15.051 công dân Liên Xô thiệt mạng, không kể số người bị thương.
KGB của Putin xỏ mũi CIA(14/11/2013)
V.Iuchenko (như đã nói tới ở phần đầu) được đưa từ Ý về Mỹ bằng máy bay vận tải quân sự. Theo lệnh của đích thân giám đốc CIA, anh này được trả lương suốt đời với mức 70.000 đôla/năm. Iuchenko  cũng được toàn quyền sử dụng một căn nhà 2 tầng có đầy đủ tiện nghi trong khu vực công viên Washington. Sau khi đã thu xếp xong các thủ tục tài chính và sinh hoạt, “kẻ đào tẩu” này được thẩm vấn hết sức chi tiết. Một điều làm các nhân viên CIA sửng sốt là Iuchenkho đã chủ động cung cấp nhiều thông tin mà CIA đang hết sức quan tâm.

 

Một số trong những tin mà Iuchenko cung cấp: các  thông tin chi tiết về những cuộc điều tra mà Tổng cục một KGB (Tổng cục tình báo đối ngoại) tiến hành về nguyên nhân phản bội của O.Gordievski; thông tin về việc phản gián Liên Xô sử dụng “bụi gián điệp” rắc lên quần áo của các nhân viên ngoại giao Mỹ và trong xe của họ để theo dõi các cuộc tiếp xúc của các nhân vật này với các công dân Liên Xô.
Ngoài những thông tin về Howard, Iuchenko còn thông báo về kế hoạch của KGB đặt tại lãnh thổ Tây Âu các hộp thư mật và các kho vũ khí mật để đề phòng các trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như khi công bố lệnh tổng động viên quân sự.
Khi được hỏi về sự tồn tại của “các con chuột chũi” (các điệp viên)  Xô Viết trong cộng đồng tình báo Mỹ, Iuchenko có kể lại rằng vào tháng 1/1980 tại cơ sở điệp báo Liên Xô ở Wasgington, ông này đã tiếp một người Mỹ có bộ râu màu hung tự giới thiệu là chuyên gia phân tích của Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA).
 R.W. Pelton  .Ảnh NSA Mỹ
R.W. Pelton. Ảnh NSA Mỹ
Các sỹ quan CIA đã ngay lập tức cùng với các nhân viên phản gián FBI lập danh sách những người tình nghi có hình dạng như mô tả của Iuchenko. Có tổng cộng 580 người. Bằng phương pháp sàng lọc, cuối cùng FBI đã tìm ra nhân vật “có bộ râu màu hung” này. Người đó chính là R.W Pelton.
Người thiện chí có bộ râu màu hung
Tháng 10/1979, Pelton cũng không qua được kỳ sát hạch của CIA như Howard. Ông này bị giáng chức và cấm không được tiếp cận với các thông tin mật. Kết quả là lương bị cắt tới hơn một nửa. Tháng 1/1980, do thiếu tiền, Pelton đã chủ động đến Sứ quan Liên Xô tại Washington và tỏ ý sẵn sàng cung cấp các thông tin tuyệt mật (dĩ nhiên là phải có tiền thù lao). 

Pelton đã cung cấp cho KGB các dữ liệu về chiến dịch siêu mật Ivy Bells- cụ thể là Tình báo Mỹ gắn các thiết bị thu thập thông tin vào cáp liên lạc của Liên Xô trên đáy biển Okhot từ Camchatka đến Bộ tham mưu Hạm đội Thái Bình Dương (Liên Xô) ở Vladivostok.

Ngoài ra, Pelton cũng cung cấp những tin tức tình báo cực kỳ có giá trị khác mà anh này đã thu thập được trong 15 năm làm việc tại NSA, trong đó có thông tin về 5 hệ thống thu thập dữ liệu của tình báo điện tử và một văn kiện tuyệt mật 60 trang về các phương tiện liên lạc mà NSA cho là hiệu quả nhất.
 
Điều đáng nói về giá trị của một trong những thông tin mà Pelton cung cấp: để thực hiện chiến dịch Ivy Bells, tình báo Mỹ đã phải chi hàng trăm triệu USD, trong khi để vô hiệu hóa nó Liên Xô chỉ mất có 35.000 đôla tiền thù lao trả cho Pelton.

Sau khi FBI đã xác định được là đúng Pelton đã từng đến Đại sứ quán Liên Xô, anh này đã bị các nhân viên FBI triệu tập để thẩm vấn.  Trước những bằng chứng không thể chối cãi, Pelton cuối cùng đã phải thừa nhận là vào tháng 1/1980  đã chủ động hợp tác với KGB và sau đó chuyển giao những thông tin chi tiết về hoạt động của NSA. Ngày 18/6/1986 Tòa đã kết án “người thiện chí râu hung” này 3 án tù chung thân.

Phải nói cho công bằng là cả  R.W.Pelton cũng như E.L.Howard hoàn toàn đã có thể đến Moscow theo kế hoạch mà KGB đã vạch sẵn để bảo vệ những người cung cấp tin. Nhưng điều này đã không xảy ra là hoàn toàn do lỗi của Pelton. 
Mặc dù đã được các điệp viên của tổ điệp báo KGB tại Washington thông báo về khả năng có thể bị bắt, anh này đã quá sơ suất và không đến địa điểm hẹn quy ước đúng thời gian quy định (để được đưa về Liên Xô).

Bí mật KGB tự tiết lộ có đáng giá?

Việc V. Iuchenko cung cấp cho CIA những tin tức cực kỳ có giá trị và chính xác như đã nói ở trên làm cho CIA hầu như không nghi ngờ gì ông này. Thêm vào đó, những tin tức về sự phản bội của Howard (tuy nhiên, Iuchenko không thông báo đúng ngày giờ mà Howard đến gặp tổ điệp báo KGB ở Viên để CIA không đoán ra được là Tolkachev đã nằm trong vòng kiểm soát của KGB) cũng như việc “bán đứng” Pelton càng làm CIA tin rằng tay này muốn cộng tác thực sự.

Tất nhiên, Iuchenko có thể cung cấp các tin trên (về Howard và Pelton) một cách tự tin vì biết rằng cả Howard lẫn Pelton đều đang được KGB bảo vệ và nếu có chuyện gì thì họ lập tức được đưa về Liên Xô.
Ngoài những tin trên, Iuchenko cũng giúp CIA khẳng định những nghi ngờ của mình về việc KGB sử dụng “bụi gián điệp” để theo dõi các cuộc tiếp xúc của các nhà ngoại giao Mỹ với các công dân Xô Viết và cung cấp cho các nhân viên CIA các số liệu về các phòng thí nghiệm bí mật của KGB nghiên cứu sản xuất các loại chất độc chết người.
   
Từ trước đến nay chưa bao giờ KGB lại chủ động cung cấp cho CIA nhiều thông tin mật nhưng thật đến như vậy thông qua Iuchenko.  Nhưng tại sao KGB lại phải “để lộ” các bí mật của mình? Lý do là vì CIA hết sức cảnh giác trước những kẻ đào tẩu kiểu như Iuchenko.
Ngay từ đầu những năm 60 – cựu Trưởng phòng phản gián của CIA J. Anglton đã nói với các xếp của mình là trong CIA có rất nhiều “chuột chũi” của KGB. Anglton cũng cho rằng gần như toàn bộ các tên đào tẩu từ Liên Xô đều là cái bẫy của các cơ quan đặc biệt Xô Viết.

Một minh chứng điển hình: Iuri Nosenko, sỹ quan KGB, vào năm 1964 đã xin tỵ nạn chính trị tại Mỹ và để “làm quà” đã thông báo về hệ thống nghe trộm mà KGB cài vào Đại sứ quán Mỹ tại Moscow. J.Anglton, vì nghi ngờ nên đã lệnh cho các nhân viên dưới quyền thẩm vấn liên tục và kiểm tra trên máy phát hiện nói dối tên này suốt 4 năm trời trong nhà tù.
Từ trường hợp này mà trong ngôn ngữ nghề nghiệp của các nhân viên đặc biệt Liên Xô (sau này là Nga) hay dùng có từ: “nỗi thống khổ mang tên Nosenko” hoặc “kẻ phản bội không may”.
       
Quay trở lại trường hợp Iurchenko. Chính vì không muốn kịch bản Nosenko lặp lại với V.Iuchenko (Nosenko phản bội thật) nên KGB đã có một quyết định chưa từng có tiền lệ- chủ động cho Iuchenko làm lộ các bí mật thật của mình để CIA tin.
Vũ điệu “thoát y vũ” đã được lập kế hoạch này nhằm thực hiện một mục tiêu rất quan trọng- nó có ý nghĩa  và giá trị hơn nhiều  so với tất cả những Howard, Pelton, “bụi gián điệp” lẫn các phòng thí nghiệm sản xuất chất độc …. cộng lại.

Mục tiêu quan trọng nhất khiến KGB tiến hành chiến dịch “kẻ đào tẩu” do V.Iurchenko đóng vai chính như đã nói ở trên là bảo vệ siêu điệp viên Aldrich Hazen Ames. Chỉ cần đưa một dẫn chứng sau đây là đủ thấy A.Ames có giá trị như thế nào đối với KGB- Trước khi Iuchenko xuất hiện tại trụ sở CIA, Ames đã chuyển cho KGB danh sách hàng chục sỹ quan cao cấp KGB và GRU (Tổng cục tình báo quân sự Liên Xô) đang làm việc cho Mỹ.
Một điệp viên hết sức quan trọng như vậy cần phải bảo vệ bằng bất cứ giá nào. Những thiệt hại do các “con chuột chũi” của CIA trong danh sách Ames cung cấp gây ra không thể tính được bằng tiền vì nó liên quan đến an ninh quốc gia – như đã biết, an ninh quốc gia thì không thể tính được bằng tiền.
Nhờ sự giúp đỡ của Ames mà các cơ quan đặc biệt Liên Xô và sau này là Nga đã khóa được các kênh nguy hiểm làm rò rĩ các thông tin có tầm quan trọng sống còn đối với an ninh quốc gia Liên Xô và Nga sau này. (Aldrich Hazen Ames- sinh năm 1941 - cựu trưởng phòng phản gián CIA, cựu trưởng phòng Liên Xô CIA.
Làm việc cho KGB từ năm 1985 (thông tin này do kẻ phản bội Gordievski cung cấp), đã chuyển cho KGB danh sách từ 12 đến 25 điệp viên CIA tại KGB và GRU (con số trên khác nhau vì dẫn từ các nguồn khác nhau ) như thiếu tướng GRU D.Poliakov (đã bị xử bắn), đại tá KGB A.Kulak (nguyên anh hùng Liên Xô) và nhiều “chuột chũi” rất có giá khác.
Ông này đã bị Tòa án Mỹ kết án tù chung thân và tịch thu toàn bộ tài sản. Hiện đang thụ án tại một nhà tù đặc biệt tại bang Pensilvania. Theo đáng giá của Ủy ban tình báo Quốc Hội Mỹ thì: “những hoạt động của Ames là làm cho Mỹ mất gần như toàn bộ các nguồn thông tin quý giá từ Liên Xô trong thời kỳ đỉnh điểm của cuộc chiến tranh lạnh – lý do Ames bị lộ xin được trình bày ở một dịp khác)
 Aldrich Hazen Ames
Aldrich Hazen Ames
Cựu tổ phó tổ điệp báo của KGB tại Washington phụ trách công tác phản gián V.Cherkashin nhận định về chiến dịch này như sau: “Sau những gì đã xảy ra, CIA không thể xác định được là liệu Iuchenko có phải là con cá vàng lớn nhất mà CIA “câu được” trong vòng hơn 10 năm kể từ khi Penkovski phản bội, hay tay này là một điệp viên hai mang làm việc cho Nga”.
CIA đã mất nhiều năm, phân tích hết sức kỹ lưỡng mọi chi tiết có liên quan đến Iuchenko, cố gắng để làm rõ là các thông tin mà Iuchenko cung cấp chính xác tới đâu và ở mức độ nào (bao nhiêu tin chính xác). CIA cũng đã phải tìm mọi cách có thể để làm rõ là liệu có phải  Iuchenko đã được Tình báo Xô Viết cài vào để trong thời gian thẩm vấn thu thập các thông tin về hoạt động của CIA và FBI hay không.
CIA đã đưa ra và cân nhắc rất nhiều giả thiết, trong đó có giả thiết là có phải đây là một chiến dịch của Tình báo Xô Viết và việc Iuchenko cung cấp các tin tức thật nhưng chỉ có tầm quan trọng chiến dịch để có cơ hội thu thập các thông tin khác có giá trị hơn hay không?
Sau này, khi sự việc đã xảy ra (xin nói ở phần ngay sau đây), khó có thể xác định được là có bao nhiêu người Mỹ tin là Iuchenko bị bắt cóc như anh ta nói nhưng việc anh này quay trở lại Nga đã làm tổn hại nặng nề uy tín của CIA. Dư luận Mỹ cho rằng: Hoặc là CIA là nạn nhân của một chiến dịch tình báo hoàn hảo do viên sỹ quan tình báo Xô Viết này tiến hành, hoặc là đã để tuột khỏi tay một trong những kẻ đào tẩu có giá trị nhất.
Thực tế sau này cho thấy CIA đã  rơi vào trường hợp thứ nhất. Đích thân tổng thống Mỹ R.Rigan lúc đó cũng phải thừa nhận sự lúng túng của Mỹ trong vụ Iuchenko, dù không đi thẳng vào vấn đề: “Tôi cho rằng bất kỳ người Mỹ nào cũng đều quan ngại trước hành động (ý nói tới Iuchenko) của một người lẽ ra đã có thể sống tại Mỹ nhưng không hiểu sao lại quay lại Nga”.
    
Cherkashin kết luận: “Dù thế nào chăng nữa – kết quả quan trọng nhất của chiến dịch do Iuchenko đóng vai chính là đã buộc CIA và FBI tốn rất nhiều thời gian và công sức để tìm hiểu nguyên nhân của những gì đang xảy ra đối với các cơ quan này và sự luống cuống của CIA trước việc Iuchenko “đào tẩu lần hai” cùng quyết định trở lại Nga đã đánh lạc hướng sự chú ý của họ trong một thời gian dài và điều đó đã góp phần đáng kể để bảo vệ  Ames. 
(Xin nói thêm là lúc này Liên Xô đã bắt giữ một số  chuột chũi “trong danh sách mà Ames cung cấp và điều này rất dễ đánh động CIA, có thể dẫn đến một chiến dịch tìm “chuột chũi” ngay trong nội bộ của mình và lần ra dấu vết của Ames).
Trở về Moscow
Thứ 7 ngày 02/11/1985, V.Iuchenko cùng với một nhân viên CIA trẻ T.Hennen, trong vai trò vệ sỹ đi kèm Iuchenko để đề phòng các hành động trả thù của KGB đến một khu sang trọng ở Washington ăn trưa tại nhà hàng Au Pied du Cochon nổi tiếng với các món sơn hào hải vị Pháp. (Hiện nay trên cửa ra vào nhà hàng này vẫn treo tấm biển lưu niệm với dòng chữ “Chính tại đây, ngày 2.11.1985 đã diễn ra buổi vui vẻ cuối cùng của Vitali Iuchenko”.
   
Sau khi đã dùng xong món tráng miệng trước người vệ sỹ, Iuchen ko chậm rãi lau miệng, lơ đãng nhìn gian phòng ăn và nói nhỏ: Tôi cảm thấy người hơi khó chịu.. Ngài sẽ không phản đối nếu tôi ra ngoài một chút và chờ ngài ở bên ngoài chứ?
  
T.Hennen đồng ý, tiếp tục dùng món tráng miệng và Iuchenko bước ra khỏi phòng.

Chỉ sau đó mấy phút, cảm thấy có điều gì đó không ổn, tay vệ sỹ trên chạy bổ ra ngoài để tìm Iuchenko nhưng nhanh chóng nhận ra rằng là đã qúa muộn.

Cả CIA cũng nhanh chóng được nếm quả đắng khi biết rằng Iuchenko sau khi đã hoàn thành sứ mệnh “kẻ đào tẩu” đã đổi vai và tố cáo các âm mưu và quỷ kế của Cơ quan hàng đầu trong cộng đồng tình báo Mỹ- Cục tình báo trung ương (CIA).
      
Ngày 04/1//1985 tại Đại sứ quán Liên Xô ở Washington đã diễn ra một cuộc gọp báo có rất đông phóng viên. Không đông sao được - một sỹ quan KGB mới làm việc cho Mỹ 3 tháng trước đây đã quyết định trở lại Liên Xô. Tại cuộc họp báo, Iuchenko thông báo với các phóng viên là đã bị CIA bắt cóc tại Roma 3 tháng trước và bị tiêm chất ma túy để bẻ gẫy ý chí và khai thác các bí mật quốc gia.
 
Iuchenko đã đưa giám đốc CIA ra làm trò cười khi nói ông này suốt ngày say xỉn. Tiếp đó Iuchenko cũng đã lần lượt cáo buộc các nhân vật quan trong trong CIA như trưởng phòng Liên Xô và các nước Đông Âu Gerber, các điều tra viên thẩm vấn ông ta. CIA cũng bị sốc nặng  khi biết quyết định cứng rắn của Iuchenko quay lại Liên Xô.  
Thay lời kết

Sau khi quay trở lại Liên Xô, Vitali Iuchenko được nhận phần thưởng cao quý nhất của ngành tình báo - Huy hiệu “Nhân viên danh dự của Cơ quan an ninh quốc gia” và ….. được cho về hưu.

Còn E.L. Howard: trước khi Liên Xô tan vỡ không lâu đã được phép rời khỏi nước này để đến một nước khác có cuộc sống yên bình hơn. Theo lệnh của đích thân Chủ tịch KGB khi đó Bakachin, Howard được đưa đến Hungaria.
Ngay sau khi Howard đặt chân đến Hungaria, chính quyền Mỹ đã tìm mọi cách để tóm sống tay này. Sau đó, dưới sức ép của Mỹ, Hungaria đã trục xuất Howard và đến tháng 12/1991 anh này sang Thụy Điển.
Đến tháng 8/1992, Howard bị bắt vì nghi làm gián điệp và ngay tháng 9 năm đó bị trục xuất về  Nga. Về tới Moscow, Howard cùng gia đình thuê một căn hộ khá rộng rãi ở Ngõ Krivokolennưi -nhà số 4.  Năm 2001, anh này trở thành ông chủ của một công ty bảo hiểm. Nói chung là khá thành đạt .  
Và ý cuối cùng
Đương kim Tổng thống Nga V.Putin trong thời gian đó đang là một sỹ quan KGB.      

"Hãy coi chừng, Pokryshkin đang bay!"(14/11/2013)
CIA dính bẫy KGB của Putin ra sao?(13/11/2013)
(Hồ sơ) - Sáng ngày 1/8/1985, G.G. Hattarway, người mới nhậm chức Trưởng phòng phản gián của CIA sau khi trở về từ Liên Xô nhận được một bức điện khẩn từ Tổ điệp báo CIA tại Ý. 

Nội dung bức điện: vào sáng cùng ngày, một đại tá Xô Viết tên là Vitali Xergeyevich Iuchenko đã đến Đại sứ quán Mỹ tại Roma và tỏ ý muốn làm việc cho Mỹ. G. Hattarway ngay lập tức mở sổ công tác và hài lòng mỉm cười- chức vụ gần đây nhất của kẻ đào tẩu là Phó trưởng phòng I (Phòng Mỹ) của Cơ quan tình báo đối ngoại Liên Xô,- phòng chuyên vạch các kế hoạch tiên hành  chiến dịch tình báo trên lãnh thổ Mỹ và Canada. Quả là món quà trời cho ! 
Đã lâu lắm rồi từ sau vụ đại tá Penkovski mới có một con cá vàng cỡ bự như vậy tự nhảy vào lưới của Mỹ. (O.V. Penkovski – sinh 1919,  nguyên đại tá , Phòng đặc biệt- Cục khoa học- kỹ thuật GRU, là gián điệp hoạt động hiệu quả nhất cho Mỹ và Anh, bị Tòa án quân sự tối cao Liên Xô kết án tử hình vì tội làm gián điệp và phản bội tổ quốc - đã bị xử bắn ngày 16/5/1963) 
    
Cũng tối  hôm đó,  Hattarway nhận thêm một bức điện nữa, lại từ Roma. Iuchenko cho biết là 6 tháng trước đây, một người Mỹ nào đó đã liên lạc với Tổ điệp báo của KGB ở Viên và chuyển một bản danh sách những công dân Xô Viết làm việc cho CIA.
Bản thân Iuchenko chưa bao giờ gặp kẻ cung cấp tin tự nguyện này nhưng biết rằng ông ta (kẻ cung cấp tin) đã có một thời gian làm việc cho CIA và bất ngờ bị đuổi việc ngay trước chuyến công tác dự kiến tới Matxcova. Ngay lập tức, Hattarway đã đoán được tay này là ai – đó chính là E. L. Howard và gọi điện thoại liên lạc trực tiếp ngay với Cục trưởng CIA W.J. Casey.  
 
Tổng thống Nga Putin
Tổng thống Nga Putin
“Cổng hậu sạch” bị đóng
Năm 1977,  Hatterway , lúc đó đang là Tổ trưởng điệp báo CIA tại Moscow đã phát hiện ra một điều là tất cả các nhân viên tình báo Mỹ tại đây mỗi khi rời tòa nhà Đại sứ quán Mỹ đều bị phát hiện và lập tức bị theo dõi. Trong khí đó thì các nhà “ngoại giao sạch”, giữ các vị trí không mấy nổi bật trong Đại sứ quán có thể dễ dàng đi đến bất cứ nơi nào mà họ muốn.
Nguyên nhân hóa ra rất đơn giản: KGB đã có đầy đủ mọi thông tin về các nhân viên CIA từ rất lâu trước khi những người này có mặt tại Moscow. 
Tại sau KGB có được các thông tin này? lý do cũng đơn giản không kém- những nhân viên CIA này đã ở độ tuổi từ 40 đến 45,  trước khi đến Moscow đã từng hoạt động ở các nước khác và dĩ nhiên- đã bị “lộ sáng”.
Sau đó, Hatterway lập kế hoạch tiến hành chiến dịch “cổng hậu sạch” sử dụng các tình báo viên có “bình phong sâu” xuất phát từ các nhận định sau: những nhân viên tình báo trước đây chưa được từng hoạt động ở nước ngoài  rất khó bị phát hiện. Đặc biệt là nếu họ còn trẻ - dưới 30 tuổi- và chưa tham gia vào các “trò chơi” trước đó của các đồng nghiệp cũng như chưa “đến thăm” các “căn hộ mật” của tổ điệp báo mà chỉ làm những công việc ngoại giao  thuần túy của Đại sứ quán.
Theo ý tưởng của Hatterway, những nhân viên tình báo có bình phong sâu phải hoạt động như “các bóng ma” nhanh chóng xuất hiện tại nơi cần thiết vào thời điểm cần thiết để gặp các nhân vật cần thiết sau đó nhanh chóng biến mất. Chỉ có những người có trách nhiệm ở Langly (Trụ sở CIA), tổ trưởng điệp báo và Đại sứ Mỹ tại Moscow mới được biết về sự tồn tại của “những bóng ma” này.
Kế hoạch “cổng hậu sạch” đã được thử nghiệm và thành công mỹ mãn. Người được lựa chọn thay thế cho nhân viên tình báo đầu tiên thử nghiệm dự án này là một sỹ quan tình báo CIA trẻ E. L. Howard.
Vì rất khó để dự đoán là anh này sẽ gặp những tình huống nào tại Moscow nên những người có trách nhiệm đã cung cấp thống tin rất chi tiết về tất cả các chiến dịch mà Tình báo Mỹ đã tiến hành ở Moscow, về các điệp viên có giá nhất của CIA tại đây, trong số đó có “ Sfie”- tức Adolf Tolkachev,- công trình sư hàng đầu trong Trung tâm nghiên cứu khoa học toàn liên bang siêu bí mật “Fazotron” của Liên Xô.
Bắt giữ gián điệp tại Moscow
Tuy nhiên Howard đã không được cử đến Moscow như dự kiến - lý do là vào năm 1983, kết quả kiểm tra trên máy phát hiện nói dối cho thấy anh này đã  nói dối -  cách đây không lâu Howard đã sử dụng một sô loại thuốc thần kinh  và lạm dụng rượu.  Ứng cử viên Howard bị loại  và đến tháng 5 thì anh này đã bị đuổi khỏi CIA mà không được giải thích lý do.
Tháng 8/1983, Lãnh sự quán Liên Xô tại Washington nhận được đơn của Howard xin visa du lịch đến Liên Xô. Trong phong bì đựng đơn có một bức thư của Howard đề nghị đề nghị được gặp đại diện KGB tại Liên Xô để cung cấp một số tin tức mà phía Xô Viết quan tâm.
Địa điểm gặp gỡ mà Howard dề nghị là tòa nhà Kapitol (tòa nhà quốc hội Mỹ) tại Washington- đây quả là một quyết định dũng cảm, nếu tính đến tính chất của cuộc gặp, nhưng cũng không quá vô lý nếu biết rằng là các nhân viên của cơ quan phản gián Cục điều tra liên bang Mỹ ( FBI)  khó có thể hình dung là các  nhân viên KGB cẩn thận khét tiếng lại có gan gặp điệp viên của mình tại một thánh đường du lịch đông đúc người qua lại như vậy.
Tuy nhiên lãnh đạo tổ điệp báo KGB ở Washington, do quan ngại rơi vào bẫy của FBI , đã quyết định không mạo hiểm và đã không cử người đến gặp Howard. Còn một lý do nữa, nếu như FBI phát hiện được là người Nga có hành động tuyển mộ điệp viên ngay tại địa điểm thiêng liêng đối với người Mỹ- tòa nhà quốc hội thì một vụ scandal ầm ỹ và làn sóng phản đối của công chúng Mỹ là  không tránh khỏi.

Một năm sau khi Howard tìm cách thiết lập mối liên lạc với KGB, “Trung tâm” tại Moscow mới quyết định cho gặp anh này. Tuy nhiên , để làm được điều này lại  không hề đơn giản. Số là vào tháng 2 năm 1984, trong một lần cãi vã tại quán bar, Howard đã rút khẩu súng ngắn ra khỏi người  và bắn lên trần nhà.
Tòa án kết luận anh này có tội, xử 5 năm tù án treo và cấm đi ra nước ngoài. Edward chuyển đến Santa-Phe và tìm được việc làm trong cơ quan lập pháp của bang New Mexico, - tuy nhiên anh ta vẫn không thể quên được món nợ cũ mà CIA còn nợ anh ta. Anh này mơ ước trở thành anh hùng dân tộc Mỹ từ thời còn trẻ  và cho rằng lẽ ra đã có thể làm được như vậy nếu không bị CIA cắt chuyến công tác tới Moscow và đuổi việc “ vô cớ”.
Khi người của Tổ điệp báo KGB tại Washington tìm được địa chỉ mới của Howard và nhắc lại bức thư của anh này một năm về trước, Howard đã vui vẻ chấp nhận hợp tác với KGB và sẽ gặp nhân viên KGB trực tiếp phụ trách mình.
Ngày 21/9/1984, Howard, bất chấp lệnh cấm xuất cảnh, đã đến Lãnh sự quán Liên Xô tại Viên và có cuộc gặp với nhân viên KGB được phân công, thông báo với anh này về chiến dịch “cửa sau sạch” như đã nói ở trên; về các sỹ quan tình báo CIA có "bình phong sâu”; về A.Tolkachev và những cố gắng của điệp viên này nhằm thu thập các tài liệu về máy bay “ Nhevidimka” ( tàng hình) của Liên Xô.   
Dĩ nhiên, Howard đã không phải là người Mỹ nếu như không đòi tiền thù lao cho các “dịch vụ" của mình cho KGB. Sau khi hai bên thống nhất là Howard đồng ý nhận khoản “ thù lao ít ỏi” là 150.000 đôla, tay này đã cung cấp một cách chi tiết tất cả các thông tin trên.  Phi vụ làm ăn đã hoàn tất mỹ mãn- Howard nhận được khoản tiền mà mình yêu cầu, còn KGB- có được những  tin tức cực kỳ quan trọng .
Về phần mình, Howard chỉ muốn “bóc bánh trả tiền” một lần, nhưng “Trung tâm” lại có cách nghĩ khác. Và tuy không có một văn bản hợp đồng cụ thể nào quy định nghĩa vụ của hai bên, KGB không từ bỏ sử dụng tay nhân viên CIA bị thất sủng này, luôn giữ Howard trong tầm ngắm và sau này vẫn tiếp tục sử dụng trong các chiến dịch khác. Nhưng đấy là câu chuyện về sau.
 
Về A.Tolkachev : Sau khi nhận được các thông tin trên từ Howard, các nhân viên phản gián Liên Xô đã lập tức bắt tay vào việc nghiên cứu hồ sơ và thẻ bạn đọc của Tolkachev trong thư viện bí mật của  Viện nghiên cứu- thử nghiệm toàn liên bang “Fazotron”. Các nhân viên phản gián đã đi đến kết luận: từ năm 1981, Tolkachev đã đặc biệt quan tâm đến việc chế tạo máy bay ném bom tàng hình.
Cũng chính vào thời điểm đó người Mỹ cũng bắt đầu tích cực triển khai thiết kế chế tạo loại máy bay mà các hệ thống rada không thể phát hiện được. Trong lĩnh vực này, Liên Xô lúc đó đang vượt xa Mỹ nên chính vì thế mà những “dịch vụ” của “Sfie” – Tolkachev cho CIA  quả là một món quà quý báu mà số phận đã đem lại cho người Mỹ.
KGB Liên Xô quyết định- đã chơi thì phải chơi lớn. Trước hết cần phải biến Tolkachev thành một kênh để chuyển cho người Mỹ những ý tưởng thiết kế đưa Mỹ vào ngõ cụt. Cơ sở để KGB đưa ra ý định sử dụng Tolkachev vào các mục đích này là nhận định: trong thời gian phục vụ các ông chủ ở bên kia đại dương, tên này được Mỹ tin tưởng và hắn đã  cung cấp cho phía Mỹ nhưng thông tin tuyệt mật chính xác rất có giá trị - chắc chắn  Mỹ sẽ tiếp tục sử dụng những thông tin  mật mà Tolkachev cung cấp.
Từ tháng 10 năm 1984 đến tháng 6 năm 1985, Tolkachev đã chuyển giao cho các ông chủ  CIA nhiều tin tức và tài liệu đã được xào nấu theo thực đơn của KGB tại các “nhà bếp đặc biệt” –  các  phòng thí nghiệm bí mật của  các chi nhánh “ Phazotron” tại Moscow.
Kết quả là, thông qua kẻ phản bội, KGB đã gây rất nhiều khó khăn cho việc hoàn thành công tác nghiên cứu chế tạo “Stel” vào thời gian đã định đồng thời làm cho các tổ hợp công nghiệp quốc phòng Mỹ phải chi một cách vô ích những khoản kinh phí khổng lồ để nghiên cứu  các “ý tưởng ngõ cụt ” mà KGB cung cấp.
Các tướng lĩnh Mỹ khi tiến hành thử nghiệm các máy bay” tàng hình” theo ý tưởng kỹ thuật của Liên Xô đã phát hiện ra một sự thật phũ phàng: “ Stel” của Mỹ chỉ “tàng hình” với chính hệ thông phòng không quốc gia của Mỹ.
Tại sao “ Stel” của Mỹ lại là đứa trẻ chết yểu?. Rất đơn giản. Biết là không có cách nào buộc Mỹ phải từ bỏ ý tưởng chế tạo máy bay tàng hình đối với Radar, KGB đã có những nỗ lực để nó dễ bị tổn thương trước các phương tiện phòng không của Liên Xô. Để làm được điều đó, trong thư viện mật của “Phazotron”, KGB đã cài vào những tài liệu kỹ thuật giả. Việc còn lại là yếu tố con người- tức A.Tolkachev.
Do muốn nhanh chóng có báo cáo về việc hoàn  thành chương trình chế tạo “máy bay thần kỳ” này , các kỹ sư của Tập đoàn “Northrop”, nhà thầu chính-đã thường xuyên sử dụng các công nghệ mà “Sfie” cung cấp mà hoàn toàn  không có một chút nghi ngờ nào về việc chính mình đã đưa vào các hầm chứa máy bay của Không quân Mỹ các con ngựa thành Tơ-roa.
Để sửa chữa các sai lầm , người Mỹ đã mất tới gần 8 năm.  Mãi đến năm 1991 “ Stel” mới  được sử dụng trong tác chiến  trong chiến dịch “ Bão táp sa mạc” chống Iraq.
“Con đường đau khổ" của Howard
Nhận được tín hiệu về Howard trực tiếp từ giám đốc CIA, các nhân viên FBI bắt đầu tìm kiếm các bằng chứng để bắt giữ ông này. FBI đã thiết lập quanh nhà  Howard một hệ thống theo dõi bí mật, tuy nhiên cựu nhân viên CIA thừa hiểu biết và kỹ năng để phát hiện ra việc này.
Ngày 19/9/1985, ba nhân viên FBI, tuy không tìm được bất kỳ bằng chứng nào buộc tội Howard ngoài những ý kiến của giám đốc CIA, đã tiến hành thẩm vấn ông này trong suốt 8 tiếng đồng hồ với hy vọng ép được ông này nhận tội. Tuy nhiên, mọi nỗ lực trên là vô ích – cựu nhân viên CIA đã  bỏ tất cả các cáo buộc.
Tuy nhiên, sự trợ giúp FBI lại bất ngờ đến từ một hướng khác. Ngày 20/9 TASS ( Hãng thông tấn Liên Xô) đã đưa tin về việc bắt giữ Adolf Tolkachev và ông này đã nhận tội làm gián điệp cho Mỹ. Howard, không cần chờ đến tín hiệu “chuẩn bị đồ đạc để rút” đã khôn khéo cắt được đuôi của FBI  và cùng với vợ phóng nhanh ra ngoại ô trên chiếc ô tô riêng.
Đến một ngả rẽ, Howard đã nhảy ra khỏi ô tô như đã từng được huấn luyện tại CIA. Vợ anh ta ngay lập tức đặt cạnh mình con búp bê hình dạng giống  Howard mà anh này đã chuẩn bị sẵn.
Thủ thuật này đã tỏ ra hiệu quả, vài tiếng đồng hồ sau đó Howard đã có mặt trong lãnh sự quán Xô Viết tại New York, - mấy ngày sau  được bí mật đưa về Moscow qua ngả Đan Mạch và Phần Lan.
(Còn tiếp)
Lê Hùng
Giải quyết “sự việc Bát Nhã” là trách nhiệm của Tu viện và Pháp môn Làng Mai (CAND 21-10-09)

Hồ sơ điện hạt nhân: Con đường phát triển điện hạt nhân Việt Nam (VNN 21-10-09)
Thống đốc Nguyễn Văn Giàu nói gì về việc USD tăng giá?
Tỷ giá USD liên ngân hàng tăng mạnh thời gian qua và liên tục xác lập các kỷ lục mới. Giá USD tăng trong hoàn cảnh kinh tế có nhiều biến động, lạm phát có nguy cơ quay trở lại… đã khiến nhiều người lo lắng. Báo giới đã tìm câu trả lời từ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu về việc này.
""Trường ĐH không biết học phí bao nhiêu cho đủ"" Việc triển khai thực hiện "3 công khai" ở các trường ĐH còn hình thức. Các trường đều kêu học phí không đủ bù đắp chi phí, nhưng không lí giải được là thiếu bao nhiêu Hàn Quốc cấp phép việc làm cho lao động Việt Nam
(VnMedia) - Ngày 21/10, trong khuôn khổ Hội chợ Việc Làm “Job Festival” do Bộ Lao động Hàn Quốc kết hợp với Bộ Lao động thương binh xã hội Việt Nam tổ chức, Vụ Hợp tác quốc tế; Trung tâm Lao động Ngoài nước và Tổ chức Phát triển nhân lực Hàn Quốc (HRD) phối hợp tổ chức Hội thảo “Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc”. (21/10/2009)
Đưa cây lúa vào xen canh với con tôm - một vụ lúa, một vụ tôm sẽ cắt dòng dịch bệnh gây hại cho tôm - được xem là giải pháp canh tác tối ưu hướng đến sự bền vững. Từ mô hình lúa-tôm, những vuông tôm bắt đầu được hồi phục, có nơi phát triển tốt. Thủ tướng: Chưa biến thách thức thành cơ hội (VNN 20-10-09) 'GDP tăng trưởng thấp nhất trong 10 năm qua' (VnEx 20-10-09)

Golf Courses Now Grow in Vietnam’s Rice Fields (NYT 20-10-09) “Nóng” chuyện ICOR tại Quốc hội
Chất lượng tăng trưởng thấp với chỉ số ICOR (hệ số sinh lời từ đồng vốn đầu tư) năm sau luôn cao hơn năm trước là nỗi lo của nhiều vị đại biểu Quốc hội, khi thảo luận tổ về tình hình kinh tế xã hội, sáng 22/10. Phát triển kinh tế phải trên nền tảng nội lực
TTO - Đây là điều mà các ĐBQH nhấn mạnh tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội sáng nay, 22-10, về tình hình kinh tế-xã hội năm 2009 và mục tiêu, giải pháp năm 2010. Nhiều ĐB bày tỏ sự đồng tình với nhận định của Chính phủ, tuy nền kinh tế nước ta đã có dấu hiệu hồi phục nhưng thách thức trước mắt vẫn còn không ít, nhất là nguy cơ tái lạm phát vẫn còn đó.
Đoàn đại biểu Tập đoàn báo chí Bắc Kinh thăm và làm việc với Báo Hànộimới (HNM 19-10-09)
Giá nhà đất Hà Nội đang trong cơn… co giật
Nhà đất một số khu vực tại Hà Nội thời gian gần đây lại vùn vụt tăng giá. Sự tăng trưởng đến chóng mặt về giá nhà đất lại khiến nhiều người liên tưởng đến một quả bóng đang được bơm quá căng và có nguy cơ nổ tung bất cứ lúc nào.
21-10-2009 13:53:55 GMT +7
THANH TÚ

Chu Văn Thưởng (người thắt cà vạt) khi còn làm Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hà Tây cũ trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí. Ảnh: VNN
(PLO)- TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Chu Văn Thưởng (SN 1948, trú tại số 1 Tô Hiệu, Hà Đông, Hà Nội) nguyên giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hà Tây (cũ) 36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo vì phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Băn khoăn từ… “nhân thân tốt” (VNN 19-10-09) Dân "kêu trời" vì môi trường ô nhiễm từ Tân Hiệp Phát
(VTC) – Người dân thuộc ấp Hòa Long - Vĩnh Phú - Thuận An – tỉnh Bình Dương phản ánh với VTC: Gần 10 ngày nay, người dân sinh sống nơi đây đang "kêu trời” vì phải lội bì bõm trong dòng nước đen ngầu. Theo họ, Tập đoàn Tân Hiệp Phát chính là thủ phạm gây ra.
Trong khi chờ văn bản luật pháp Tháng 4/2009, chờ văn bản pháp luật để có thể “Xử lý hình sự những kẻ chăn dắt, bóc lột trẻ em” Tháng 6/2009, loạt phóng sự trên Tuổi Trẻ về trẻ em ăn xin Tháng 10/2009, vẫn những hình ảnh đau lòng Tiếp tục chờ? Bauxite Việt Nam phỏng vấn nhà văn Nguyên Ngọc về việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các cơ quan chức năng khẩn trương thực hiện Quyết định 97, xử lý việc IDS tự giải thể và xử lý những phát biểu “thiếu tinh thần xây dựng” của một số cá nhân thuộc Viện này
Ngày 14-09-2009, Viện IDS tuyên bố tự giải thể để phản đối Quyết định số 97/2009/QĐ-TTg. Ngày 14/10 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng có ý kiến kết luận về việc này. Bauxite Việt Nam (BVN) phỏng vấn nhà văn Nguyên Ngọc (NN) chung quanh những vấn đề nảy sinh từ kết luận của [...] Bịt miệng lịch sử? (Lữ Giang)--- e-ThongLuan Đỗ Kh. – Giá người, giá bom Buổi nói chuyện của Marx W Herold tại Harvard Law School ngày 15.10.2009 về Afghanistan có vài con số liên hệ đến chiến tranh Việt Nam và đáng để ý, xin trích dẫn. Số thường dân thiệt mạng bởi 100 ton bom ném xuống (đây là ton Mỹ, “short ton”, tức 907 kg) Đức, Đệ nhị Thế chiến: 100 ton chết 47,4 thường dân Bắc Việt, 1964-1967: 100 ton/8.7 thường dân Bắc Việt, 1972: 100 ton/8,6 thường dân Lào, 1965-73: 100 ton/14,6-20,8 thường dân Cam Bốt, 1969-73: 100 ton/11,5-34,4 thường dân Iraq, 1991: 100 ton/3,8 thường dân Yugoslavia, 1999: 100 ton/9,2 thường dân Afghanistan, 10-12.2001: 100 ton/18,4-21,1 thường dân Iraq, 3-4.2003: 100 ton/14,8-17,5 thường dân Afghanistan, 2006: 100 ton/250-295 thường dân Afghanistan, 2007: 100 ton/178-229 thường dân Afghanistan, ½ năm 2008: 100 ton/43-53 thường dân Một bảng khác được tác giả dùng để so sánh tiền bồi thường các nạn nhân (thường dân). Số này dùng USD/PPP (Mãi lực tương đương vì 1 USD ở Iran “lớn” hơn, hay mãi lực cao hơn ở Mỹ trong khi ở đâu đó Tây Âu chẳng hạn thì ngược lại). Hoa Kỳ, 1988: 1.850.000 USD PPP (Lockerbie) Hoa Kỳ, 2002: 1.800.000 (Wold Trade Center) Ý, 1998: 2.017.000 Nhật, 2001: 1.010.000 Trung Quốc, 1999: 687.000 Nam Hàn, 2002: 276.250 Iran, 1998: 125.172 Ấn Độ: 16.032 (Bhopal) Afghanistan: 8.000 Mỗi thường dân Afghanistan bị quân đội Hoa Kỳ lỡ tay hạ sát, súng cướp cò, bom ném nhầm hay lựu đạn đã gỡ chốt ra rồi gắn lại không được thôi thì ném vào nhà người ta vậy… thì gia đình nạn nhân được bồi thường 2.000 USD (tức 8.000 USD-PPP). Theo tác giả, số tiền mỗi người Afghanistan kiếm được trong một đời lao động (tuổi thọ trung bình là 40 và thu nhập trung bình 300 USD/năm) là 3.300-5.000 USD (13.200-20.000 USD PPP). Theo lệ địa phương bồi thường thiệt mạng tại Afghanistan (diya) thì số tiền vào khoảng 25.000 USD (100.000 USD PPP) nhưng quân đội Mỹ thì túng thiếu hay là bủn xỉn hơn (gấp 12 lần) một tài xế Afghanistan gây ra tai nạn lưu thông chết người. Nhưng giờ nói đến tổn phí tiền bom thì lại khác! Một trái bom bình thường (không có điện tử hướng dẫn, tức thứ rẻ nhất ) thuộc loại Mk84, nặng 2 ton giá đơn vị là 3.100 USD. Vậy 1 ton căn bản là 1.550 USD. Làm ăn về dài, xin không nói đến giá bom GBU (1 ton, 29.000 USD) hay Tomahawk (1 ton, 380.000 USD). 100 ton= 155.000 USD giết được có 43-53 thường dân. Để (lỡ) sát hại một người vô tội trong 6 tháng đầu 2008 tại Afghanistan, giá thành (chưa kể tiền xăng nhớt máy bay) đã là 2.925-3.604 USD rồi. Đây là giá chót , không thể nào bớt thêm được, đừng kỳ kèo.Vậy mà, mỗi cái thây không toàn, còn phải bồi thường thêm 2.000 USD nữa, thảo nào ngân sách không thâm thủng! Tâm sự của những người từng dùng màng trinh “Made in China“ Cấp lại thẻ nhà báo cho Nguyễn Quốc Phong, Hoàng Hải Vân Tranh luận sau báo cáo của Harvard về GD VN
TVN giới thiệu bài viết của GS Neal Koblitz, phản biện một số nội dung trong bản đánh giả của nhóm học giả Harvard về GDVN. “Người ta hèn là do dân trí thấp”
Lúng túng xử lý hơn 170 tấn xương gom từ bãi rác
(VietNamNet) - Mức phạt hành chínhnbsp;chỉ 3-5 triệu đồng, nhưng xử lý 170 tấn xương để không gây ô nhiễm mới là chuyện nan giải.
Trung Quốc miễn nợ cho 32 quốc gia châu Phi
VIT - Đại diện thường trực của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc ông Lưu Chấn Minh hôm 20 cho biết, kết thúc quý một năm 2009, Trung Quốc đã miễn trừ 150 khoản nợ đáo hạn cho 32 quốc gia châu Phi.
Trung Quốc kích cầu kinh tế - tuyển tân binh từ sinh viên thất nghiệp VIT - Mùa đông này, quân đội Trung Quốc đã lên kế hoạch sẽ tuyển 130.000 tân binh, là những người mới tốt nghiệp từ các trường đại học và cao đẳng của nước này, nhằm nâng cao chất lượng của lực lượng quân đội cũng như góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng việc làm sau khi ra trường của sinh viên Indonesia president unveils new cabinet
Jakarta - Indonesian President Susilo Bambang Yudhoyono, who was sworn in for a second term in office this week,
Mỹ: kinh tế Trung Quốc có đi đúng đường?
VIT - "Los Angeles Times" hôm 21/10 có bài viết, sự tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc có phải là sự thật? Trong bối cảnh của suy thoái kinh tế trầm trọng, các con số thống kê về GDP của Trung Quốc luôn là những thống báo đáng “ghen tị” cho các nước khác. thd
Trung Quốc: Watching Beijing's Air Power Grow (NYT 21-10-09) -- Có nói đến Việt Nam
Trung Quốc: Everything You Know About China Is Wrong (Newsweek 17-10-09)
Hàn Quốc - Việt Nam: Korea, Vietnam forge strategic ties (Korea Herald 21-10-09)
Indonesia: Indonesia another BRIC in the wall? (Korea Herald 20-10-09) Bình luận của Nouriel Roubini, có nói đến Viêt Nam

Trung Quốc - ASEAN: China is searching for new Asean strategies (The Nation 19-10-09) -- Bình luận trên báo Thái về chiến lược của TQ đối với ASEAN, có nói đến Việt Nam Một bản dịch: Trung Quốc đang tìm kiếm chiến lược mới với ASEAN
Vietnam caretakers treated like slave laborers: activists (China Post 20-10-09) -- Công nhân Việt Nam bị đối xử như nô lệ ở Đài Loan
Bringing a bit of Korea to Vietnam (JoongAng Daily 20-10-09)
This criminal doctor and his botched back surgery has left me in agony (London Telegraph 20-9-09) -- Bác sĩ gốc Việt làm bệnh nhân tê liệt (và nhiều tội khác nữa, như trồng cần sa, rửa tiền) ở Anh. (Té ra là ông này: Một bác sĩ Việt Nam chữa bệnh cho Thierry Henry (SGGP 10-8-07))
Đồng đô la: Down with the dollar (Economist 20-10-09) -- Why the dollar is falling
Ấn Độ: Indian Firms Shift Focus to the Poor (WSJ 20-10-09) -- Các công ty Ấn Độ quay tiêu điểm hướng về người nghèo. Không bao giờ nghĩ là mình có thể nói câu này, nhưng phải nói: "Tôi ganh tỵ với Ấn Độ!"
Trung Quốc: China's Political Feet Of Clay (Far Eastern Economic Review 10-2009) -- Đôi chân chính trị của TQ là bằng đất sét! Bài là của Willy Lam, tiền là của THD! (Interesting idea: "Institutional dysfunction", Vietnam ain't any better!). Dịch: Gaogan zidi: cao cán tử đệ ("con ông cháu cha"?!) ◄◄

Trung Quốc đang nhiễm căn bệnh của Liên Xô? The Soviet Disease Spreads To China (Far Eastern Economic Review 10-2009) -- Mong thay!!! ◄◄

Tổng số lượt xem trang