- THƯ CON GÁI GỬI BA NHÂN DỊP LỄ NÔ-EN
Đặng Huy Văn: Năm nào đến dịp Giáng Sinh, Hà Nội trời cũng lạnh. Có năm nhiệt độ xuống thấp nhất năm. Năm nay, tôi đoán đêm Nô-en Hà Nội sẽ lạnh hơn vì còn 9 ngày nữa mới đến Giáng Sinh mà nhiệt độ đã xuống dưới 14 độ C rồi. Sáng nay, có việc phải đi qua trại giam Thanh Xuân ngay gần khu đô thị Xa La nơi tôi ở, tôi chợt nhớ ra, tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh vừa bị chuyển trại ra Bắc hôm đầu tháng 10/2013 đang bị giam tại đây. Trời ơi! Một cô gái trẻ MiềnNam chưa quen chịu lạnh lại đang bị bệnh mà nằm trong tù thiếu chăn, thiếu áo ấm thì khổ cực đến thế nào? Tôi vội về nhà lục các trang tài liệu về Minh Hạnh đọc một mạch và không cầm được nước mắt. Tại sao một cô gái trẻ đã giúp công nhân đòi giới chủ tăng lương lại bị bắt? Năm 1930, bố tôi đi rải truyền đơn kêu gọi công nhân nhà máy Trường Thi, Nghệ An đình công đòi giới chủ tăng lương đã bị Pháp bắt giam tù 5 năm tại Kon Tum thì đã đành.
Đằng này, một “đảng của giai cấp công nhân” lại đi bỏ tù một người bảo vệ quyền lợi của giai cấp công nhân là sao? Một dân tộc đã phải hi sinh hơn 4 triệu người để đảng ấy thực hiện khẩu hiệu “chống ngoại xâm” lại đi bắt một người chống giặc Tàu, kẻ thù truyền kiếp đang xâm chiếm Hoàng Sa và gây rối tại nhiều vùng trên đất nước như Tây Nguyên, Trà Vinh, Bình Dương, Ninh Bình…dưới danh nghĩa “đầu tư” để phá hoại nước ta phải đi tù là sao? Một cô gái trẻ chỉ muốn bảo vệ dân oan trước sự ăn cướp đất đai của bọn tham nhũng (kẻ thù của đồng chí TBT), mà cũng bị kết án tù là sao? Việc tày trời này, đồng chí TBT có biết không? Và rồi đây, sẽ còn bao nhiêu Đỗ Thị Minh Hạnh, Tạ Phong Tần, Nguyễn Văn Hải, Cù Huy Hà Vũ, Đinh Nguyên Kha, Lê Quốc Quân…sẽ tiếp tục vào tù nữa, hỡi ngài tân thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ?
Hạnh ơi! Bác đứng một lúc ngoài cổng phân trại 3 trại giam Thanh Xuân nhòm vào để mong được nhìn thấy tấm thân gầy guộc của cháu mà bất lực! Bác chợt nghĩ, những người như bác mới là người phải vào đó để thế chỗ cho cháu, vì chính các bác mới là những người đã làm cho dân tộc ta đang ngày càng khốn khổ! Bác thành thật xin lỗi cháu và chúc cháu có một lễ Nô-en trong tù đầy niềm tin vào tương lai tươi sáng của dân tộc!
THƯ CON GÁI GỬI BA NHÂN DỊP LỄ NÔ-EN
(Thay lời tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh)
Nô-en đang về, Miền Bắc đêm lạnh lắm
Nằm trong tù giá buốt thấu xương da (*)
Từ Miền Nam con chưa quen chịu rét
Đêm đông dài con đau nhớ thương ba!
Tầm tuổi con, ba cũng đã vào tù
Mọi khuất oan chốn lao tù ba biết cả
Đêm Giáng Sinh nằm ôm cây Thánh Giá
Giấu trong chăn cầu nguyện Chúa Giê-su!
“Nhận tội mau, cô sẽ được ra tù!”
Lời quản giáo âm vang vào giấc ngủ
Nhưng ba ơi con vì thương quý thợ
Giúp đòi lương sao có tội, hả ba?
Xưa ông nội đi tham gia cách mạng
Cũng biểu tình đòi giới chủ tăng lương
Cũng vận động công nhân đoàn kết lại
Sao người ta lại tặng nội huân chương?
Xưa bà nội cũng vâng theo lời “bác”
Biểu tình đòi quyền sống của con người
Rồi ngã xuống trên nẻo đường kháng Pháp
Sao chính quyền phong liệt sĩ, ba ơi?
Mà nay con noi gương ông bà nội
Chống giặc Tàu đang tráo trở xâm lăng
Khai Bô-xít đưa người sang quấy rối
Vờ đầu tư để giày xéo bản làng!
Ở nơi bọn Trung Quốc xây nhà máy
Bắt công nhân sống thậm tệ hơn xưa
Lương trả thấp chủ lại còn cưỡng bức
Chính quyền mình đã bảo vệ dân chưa?
Cũng mang danh “nhà nước của công nông”
Mà lại để chủ Tàu làm công nhân đói rách
Lái buôn Trung Quốc hứa mua rồi trốn sạch
Để cánh đồng ngập quả thối, thương không?
Sao ông bà con xưa đi theo cách mạng
Lại đón giặc Tàu sang giày xéo dân ta?
Đêm trong tù trăn trở hoài năm tháng
Thương ông bà lòng con cứ xót xa!
Con gái ba nay trong tù bệnh tật
Ngực trái đau ai chữa trị thuốc men?
Ngày mãn tù chắc gì còn mạng sống
Chồng con ư? Ba ơi liệu còn duyên?
Bị đòn tù dã man, con đã chịu quen rồi
Xin đừng lo con bị đánh đập nữa, ba ơi!
Các quản giáo nhà tù đều là “thầy dạy võ”
Để mai sau con đủ dũng khí làm người!
Con chỉ ao ước ngày ra tù còn mạng sống
Để cùng toàn dân tiếp tục cuộc đấu tranh
Vì nhân quyền cho mỗi người lao đông
Giúp dân oan có cuộc sống yên lành!
Ba ơi! Đêm Nô-en con chắc ba buồn lắm
Bởi ba thương 74 đồng đội cũ tại Hoàng Sa
Bốn mươi năm trước đã đổ bao xương máu
Chống giặc Tàu sang xâm chiếm nước ta!
Ba hãy cầu nguyện Chúa Giê-su cho các bác
Ngụy Văn Thà, Nguyễn Thành Trí…hộ con
Giáng Sinh trong tù con chỉ buồn và muốn
Đến Nhà Thờ cầu cho các Hải Chiến cô hồn!
Giáng sinh vắng con, ba hãy an ủi má
Chỉ vài năm nữa thôi con sẽ được trở về
Con sẽ vẫn là cún con như ngày xưa của má
Và hát mừng Giáng Sinh cho ba má cùng nghe!
Hà Nội, 15/12/2013
Đặng Huy Văn
(*) Đỗ Thị Minh Hạnh bị chuyển trại ra Bắc | Đàn Chim Việt
www.danchimviet.info/.../do-thi-minh-hanh...ra.../10
******************
-Thiên thần Đỗ thị Minh Hạnh-THÁNG TƯ (lại) VỀ...
- Án tù cho 3 nhà tranh đấu vì quyền lợi công nhân - VOA
Trong thời gian diễn ra cuộc họp thượng đỉnh ASEAN và Đông Á tại Hà Nội tuần qua, tình hình nhân quyền của Việt Nam được cộng đồng quốc tế, giới truyền thông, cũng như các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới nhắc tới nhiều, đặc biệt là các vụ bắt bớ blogger, các vụ xét xử những nhân vật bất đồng chính kiến ôn hòa, trong đó có các bản án tới 9 năm tù giam dành cho 3 nhà hoạt động công đoàn trẻ tuổi tại miền Nam. Trong trong chương trình Tạp chí Thanh niên hôm nay, Trà Mi mời các bạn cùng tìm hiểu câu chuyện của ba người bạn trẻ này nhé.
Phiên tòa ở Trà Vinh hôm 26/10 tuyên phạt ba nhà hoạt động trong độ tuổi 20 gồm Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, 9 năm tù, Đoàn Huy Chương và Đỗ Thị Minh Hạnh, 7 năm tù, về tội danh “phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân”, theo điều 89 Bộ luật Hình sự. Tin cho hay ba thanh niên này đã rải truyền đơn tại Trà Vinh, Đồng Nai, và TPHCM với nội dung kêu gọi dân chủ, đồng thời kêu gọi công nhân xí nghiệp giày Vĩnh Phong ở Trà Vinh tranh đấu đòi cải thiện lương bổng và quyền lợi của người lao động mà theo báo chí trong nước mô tả là “lợi dụng các vấn đề còn thiếu sót trong chế độ lao động và tiền lương của công nhân để tuyên truyền, kích động công nhân đình công, biểu tình”. Trong số ba người trẻ này có anh Đoàn Huy Chương từng bị kết án 1 năm rưỡi tù giam về tội “lợi dụng quyền tự do dân chủ” hồi năm 2007. Anh là một trong những sáng lập viên của Hiệp hội Đoàn kết Công-Nông, tổ chức độc lập không được nhà nước công nhận.
Nói về phiên tòa xét xử con trai mình về những hoạt động cổ võ cho quyền lợi người lao động, ông Hoàng, thân phụ của anh Quốc Hùng vừa bị tuyên án 9 năm, không kiềm được bức xúc:
“Họ xử sao kỳ quá. Tôi thấy hình như không đúng sự thật. Tụi nó giúp công nhân có lương tốt, có bảo hiểm, giúp công nhân có đồng lương khá hơn mà sao họ quy trách nhiệm là phản động. Họ ép cung, cuối cùng cũng cho mình có tội thôi. Nói họ không cho nói. Con tôi không vi phạm gì tới nỗi phải lãnh án 9 năm. Tôi thấy hơi quá đáng. Phải có tiếng nói để con tôi nhẹ tội chứ nó giúp những người lao động sao lại gọi là tội “phá rối trị an, lật đổ chính quyền?!”
Ông Hoàng cho biết thêm lần gặp đầu tiên tại tòa sau 8 tháng con trai bị tạm giam, tình trạng sức khỏe và tinh thần của anh Hùng sa sút trầm trọng:
“Tinh thần Hùng xuống nhiều lắm, ốm và phải có người đi kè, như người mất hồn mất trí, kiệt sức dữ lắm. Có thể là cháu bị ép cung hay bị đánh đập gì đó.”
Bản án 7 năm dành cho cô gái 25 tuổi Đỗ Thị Minh Hạnh đã khiến gia đình và bạn bè cô bàng hoàng, tuyệt vọng, vì theo nhận xét của những người quen biết cô, Hạnh là một cô gái rất nhiệt tâm với xã hội:
“Hạnh là một cô gái rất bộc trực, mạnh mẽ và thẳng thắn, rất có nhiệt huyết với xã hội. Thỉnh thoảng cô cũng bày tỏ những bức xúc về những tiêu cực trong xã hội. Hạnh là người khách quan. Có lẽ cần phải xem xét kỹ hơn, khách quan hơn về trường hợp của cô ta. Tôi nghĩ nhà nước có lẽ cũng hơi lo xa, chứ còn thật ra một cô gái như vậy không thể gọi là “phá rối” được.”
Sức khỏe và tinh thần của thân mẫu cô Hạnh, bà Ngọc Minh, đã suy sụp hoàn toàn trước bản án của tòa. Phải mất nhiều lần liên lạc, chúng tôi mới thực hiện được cuộc trao đổi với bà vì bà không nén được cơn xúc động trước nỗi đau quá lớn này:
“Tôi thấy có gì đó không ổn. Con tôi bị oan, nó kêu mà không được. Tại tòa nó lên tiếng phát biểu nhưng tòa không cho. Ba ngày sau khi tòa xử án, ngày 29/10, chúng tôi xuống trại giam xin vào thăm cháu được trại tạm giam công an huyện Trà Vinh cho phép vào gặp mặt. Tôi có hỏi cháu rằng con có kháng án không. Cháu chần chừ e ngại, bảo rằng thôi. Tôi hỏi tại sao. Nó bảo nếu nó không kháng án sẽ được giảm án phân nửa còn 3,5 năm. Còn kháng án tính ra cũng chẳng ăn thua gì. Lúc chúng tôi ngồi nói chuyện công an đông lắm. Họ bảo ngoài vấn đề sức khỏe mà nói về bản án thì họ không cho gặp nữa. Bây giờ tôi chưa biết cháu có kháng án hay không. Hôm nay, con gái của tôi xuống đó xin gặp Hạnh để hỏi rõ quyết định của Hạnh vì Hạnh làm đơn kháng án thì chúng tôi mới mời luật sư được. Người nhà của Hùng và Chương cũng mong người thân mình kháng án, nhưng người nhà đi quanh, không biết làm sao gặp được các bị cáo. Công an không cho gặp. Lên tòa hỏi thì tòa bảo họ hết thẩm quyền rồi. Bây giờ kêu lên các cấp cao hơn chúng tôi biết kêu ở đâu? Bây giờ tôi không biết làm sao cứu con tôi được. Tôi chỉ cảm thấy đau khổ, không còn bình tĩnh được nữa. Từ khi cháu bị bắt, tôi nghĩ rằng nếu cháu có tội nặng nhẹ gì thì nhà nước xem xét, chứ chúng tôi cũng không dám phản đối hay than phiền gì cả. Nhưng tới khi phán án, tôi bàng hoàng và ngỡ ngàng, không ngờ tới mức độ như vậy. Tôi không còn biết nói gì. Bây giờ tôi rất lo sợ cháu không dám kháng án. Mà kháng án cũng không biết có được gì không.”
Bà mẹ đau khổ kể tiếp:
“Lúc tôi vô thăm cháu lần thứ tư, tôi có hỏi cháu có muốn mời luật sư không, nó bảo việc làm nó rất trong sáng, không cần mời luật sư tốn tiền, nó tự bào chữa được. Tôi đã lên mạng tìm hiểu kỹ về những trường hợp bị tội với nhà nước về bất đồng chính kiến. Tôi thấy những người vi phạm điều 79, 88 bị từ 3-5 năm tù. Con tôi bị quy điều 89 là nhẹ nhất lại bị tuyên 7 năm. Cho nên tôi rất bàng hoàng. Tôi không biết tin ai, hy vọng vào ai. Con bé này hiếu thảo và rất thương người, giúp người nghèo. Ra đường thấy người ta lượm bịch ni lông còn mấy chục ngàn nó cho hết. Thấy người ta bị té, bị thương , nó xé áo băng bó rồi đưa họ đi bệnh viện. Thế mà nó lại bị đi tù. Tôi đau lòng lắm. Con tôi kêu oan trong tòa. Trước khi chị nó về, nó kêu chị nó, nói rằng “Em oan lắm chị ơi”. Ra ngoài nó hát cho Chương và Hùng nghe rằng “Chúng ta sống chết có nhau” liền bị công an dúi đầu nó xuống đập vào thùng xe.”
Ba nhà hoạt động trẻ Hạnh, Chương, Hùng cũng bị chính quyền Việt Nam cáo buộc đã nhận tiền của một tổ chức phản động ở hải ngoại có tên là “Ủy ban bảo vệ người lao động Việt Nam” trụ sở tại Ba Lan do ông Trần Ngọc Thành sáng lập để tiến hành các hoạt động tranh đấu của mình.
Ông Ngọc Thành phản hồi trước cáo buộc này:
“Nhà cầm quyền Việt nam luôn vu cáo những người họ bắt một là nhận tiền của người nước ngoài, hai là gây rối an ninh trật tự. Cô Hạnh, anh Hùng, và anh Chương là những tấm gương điển hình cho thế hệ trẻ ngày nay tranh đấu vì bất công xã hội và giúp đỡ những người nghèo, dân oan, công nhân, những người thấp cổ bé họng. Lẽ ra họ phải được xã hội trân trọng. Nhưng vì nhóm người cầm quyền hiện nay vì bảo vệ quyền lực và quyền lợi tham nhũng của họ, họ luôn vu cáo cho những người tranh đấu vì quyền lợi của dân tộc và của nhân dân nói chung, đẩy họ vào vòng lao lý.
Trên 10 ngàn công nhân đình công ở nhà máy Vĩnh Phong vì giới chủ quỵt lương, khấu trừ lương vô lý, khen thưởng không công bằng, tính toán lương không đúng, một số chủ xúc phạm nhân phẩm của công nhân nữ. Đây là những điều mà báo chí của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đưa ra chứ không phải cô Hạnh, anh Hùng, anh Chương mà kích động được hơn 10 ngàn công nhân đình công.”
Trước khi phiên tòa diễn ra và ngay sau phiên xử kết thúc, hàng loạt các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới đã ra thông cáo, đồng loạt lên án bản án của ba nhà hoạt động trẻ Hạnh, Chương, Hùng, và yêu cầu Việt Nam phải phóng thích họ vô điều kiện. Trong số này, có các tổ chức như Ân xá Quốc tế, Tổ chức phóng viên không biên giới, hay Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch.
Từ trụ sở ở New York, bà Elaine Pearson, Phó Giám đốc Phân vụ Châu Á thuộc tổ chức bảo vệ nhân quyền Tổ chức Human Rights Watch, lên tiếng với đài VOA:
“Chúng tôi biết rằng trong thời gian gần đây ở Việt Nam có một chiến dịch đàn áp lớn đối với các nhà hoạt động công đoàn. Quan điểm của chúng tôi là bất cứ người nào có những hoạt động ôn hòa, vận động cho quyền lợi của người lao động mà bị bắt giữ là bất hợp pháp. Họ không nên bị buộc tội. Việt Nam có những luật lệ về an ninh quá rộng tạo điều kiện cho chính quyền cầm tù những ai có những hoạt động mà bất cứ xã hội nào cũng nên cho phép, những hoạt động được bảo đảm dưới bản tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền. Những tội danh mà Việt Nam nêu ra nên dành cho những ai tìm cách gây bạo động chống chính phủ. Chúng tôi cho rằng ngay từ đầu cả ba người này đã không nên bị bắt giữ chứ đừng nói đến việc họ bị tuyên án tù. Các nước viện trợ cho Việt Nam và giới đầu tư vào Việt Nam nên lên tiếng kêu gọi chính quyền Hà Nội đối xử đứng đắn với công dân và phóng thích tất cả những người bị cầm tù vì có những hoạt động đấu tranh ôn hòa.”
Chúng ta vừa nghe ý kiến của giới bảo vệ nhân quyền, cũng như từ người thân, bạn bè của ba nhà hoạt động trẻ Minh Hạnh, Huy Chương, và Quốc Hùng về các bản án từ 7 đến 9 năm tù giam dành cho những hoạt động của họ cổ súy công nhân đấu tranh đòi quyền lợi.
Bản Tin: Giới nghiệp đoàn thế giới phẫn nộ đối với CSVN
Những vụ việc này đã gây sự chú ý đặc biệt về thành tích nhân quyền của Việt Nam giữa lúc các nhà lãnh đạo từ nhiều nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương tới Hà Nội tham dự các cuộc hội nghị cấp cao.
Trong số các nhà hoạt động công đoàn bị đưa ra xét xử, ông Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, 29 tuổi, bị kết tội phá rối an ninh và bị kết án 9 năm tù giam, trong khi ông Đoàn Huy Chương và bà Đỗ Thị Minh Hạnh, cả hai đều 25 tuổi, bị kết án 7 năm tù giam vì các cáo trạng tương tự.
Human Rights Watch thì nói rằng ba người này là những người trẻ tuổi tranh đấu cho quyền lợi của công nhân và các nạn nhân bị chính quyền tịch thu đất đai tại Việt Nam.
Mặt khác, 6 giáo dân ở Giáo xứ Cồn Dầu, bị bắt sau một vụ đụng độ với công an, những người đã ngăn cản họ chôn cất một cụ bà 82 tuổi, dự kiến cũng bị đưa ra xét xử trong ngày thứ Tư.
Hồi tháng 8, vụ đụng độ giữa giáo dân Cồn Dầu và công an Việt Nam đã được đưa ra điều trần tại Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ, một ủy ban độc lập được Quốc hội tài trợ.
Nhóm các dân biểu Christopher Smith, Anh "Joseph" Cao và Frank Wolf đã hối thúc Ngoại trưởng Hillary Clinton công khai lên tiếng về trường hợp của 6 giáo dân Cồn Dầu trong các cuộc họp của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á cũng như Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á.
Các vị dân biểu này nói rằng họ tin là những báo cáo về việc những người dân Cồn Dầu bị công an tra tấn và xách nhiễu này là khả tín và kêu gọi chính quyền trả tự do ngay cho 6 giáo dân Nguyễn Hữu Liêm, Trần Thanh Việt, Lê Thành Lâm, Nguyễn Hữu Minh, Nguyễn Thị Thế và Phan Thị Nhân.
Ba vị dân biểu cũng đã gửi một bức thư tới chủ tịch và thủ tướng Việt Nam để đề nghị các nhà lãnh đạo hàng đầu Việt Nam can thiệp vào vụ xử 6 giáo dân này. Trong lá thư có đoạn viết: "Quốc hội Hoa Kỳ đã thu thập được rất nhiều báo cáo khả tín từ những người dân ở Cồn Dầu đang phải đối mặt với bạo lực, sự xách nhiễu của cảnh sát và những người muốn lấy lại khu đất này để họ có thể xây dựng một khu du lịch sinh thái.”
Cũng trong ngày thứ Tư, tổ chức Human Rights Watch đã kêu gọi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton lên tiếng phản đối điều mà họ gọi là “chiến dịch xách nhiễu, bắt giữ, đánh đập, xét xử không công minh và việc kết án tù dài hạn đối với các blogger, các nhà hoạt động cộng đồng và những người bày tỏ ý kiến một cách ôn hòa.”
Nguồn: AFP, CP
Doan Huy Chuong previously served 18 months for ‘abusing democratic freedoms’
© Amnesty International
27 October 2010
Ba nhà dân chủ trẻ bị kết án từ 7 tới 9 năm tù (RFA)-Ba người trẻ tuổi hoạt động cho nhân quyền và quyền của người lao động tại Việt Nam vừa bị kết án từ bảy năm tù tới chín năm tù.
- Phản ứng sau phiên xử 3 nhà hoạt động trẻ (BBC). – Vietnam jails 3 labor activists (The Washington Port/AP). – Vietnam activists jailed, Clinton urged to speak out (Breitbart)-Vietnam jails labour activists (Straits Times)-HANOI - A COURT in southern Vietnam sentenced three labour activists to up to nine years in prison for instigating labour strikes and distributing anti-government leaflets, a court official said on Wednesday. Nguyen Hoang Quoc Hung, 29, was convicted of disrupting security and sentenced to nine years in jail at the one-day trial Tuesday by Tra Vinh provincial People's Court, the court official said on condition of anonymity because she was not authorised to speak to the media.
Vietnam jails 3 activists (Straits Times)-HANOI - VIETNAM has jailed for up to nine years three labour activists found guilty of disrupting security, after a trial that lasted less than a day, a court official said on Wednesday. Nguyen Hoang Quoc Hung was given the heaviest sentence of nine years while two others, Doan Huy Chuong and Do Thi Minh Hanh, were each sentenced to seven years in jail, said an official of Tra Vinh people's court in the southern Mekong Delta.-Việt Nam: 9 năm tù cho những người hoạt động bảo vệ quyền lao động (DCVOnline)-
- Trà Vinh: 23 năm tù giam cho các đối tượng phá rối an ninh, xách động công nhân đình công (SGGP 26-10-10)
Các bị cáo bị truy tố với tội danh "Phá rối an ninh", theo Khoản 1, Điều 89, Bộ luật Hình sự. Từ cuối tháng 1 đến đầu tháng 2-2010, khi biết công nhân Công ty TNHH Giày da Mỹ Phong (huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh) đình công các đối này đã đến trà Vinh để xách động, soạn thảo và in ấn truyền đơn nhằm xúi giục công nhân tiếp tục đình công. Đồng thời chúng còn chụp hình, quay phim để gửi về “báo cáo” cho Trần Ngọc Thành.
Sau đó, Hùng cùng đồng bọn trở về Bình Dương chuẩn bị in ấn truyền đơn với tựa đề “Lời kêu gọi ngàn năm Thăng Long” có nội dung xuyên tạc chống Nhà nước, với mục đích lật đổ chính quyền. Đêm ngày 8-2-2010, bọn chúng đã rải truyền đơn tại tỉnh Đồng Nai và nhiều địa phương của TP.HCM. Ngày 9-2-2010, Công an TP.HCM và Đồng Nai đã thu giữ 4.329 tờ truyền đơn do các đối tượng rãi.
Tại cơ quan An ninh Điều tra, các bị cáo còn thừa nhận, trong thời gian tham gia hoạt động trong tổ chức “Ủy ban bảo vệ người lao động Việt Nam”, Trần Ngọc Thành đã nhiều lần gửi ngoại tệ về cho các bị cáo mua sắm phương tiện, máy móc để phục vụ cho các hoạt động của Hùng và đồng bọn.
Tòa tuyên phạt bị cáo Nguyễn Hoàng Quốc Hùng mức án 9 năm tù giam với vai trò chủ mưu. Hai bị cáo Đỗ Thị Minh Hạnh và Đoàn Huy Chương cùng chịu mức án 7 năm tù giam.
-Xử phạt 3 đối tượng phá rối an ninh quốc gia (Bee)-27/10/2010 10:00:13
-Ba nhà hoạt động công đoàn Việt Nam bị đưa ra xét xử (VOA)-Một người sáng lập một công đoàn độc lập cùng hai nhà hoạt động khác ở Việt Nam đã bị đưa ra xét xử vì tội “phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân”.Hôm thứ Ba, một giới chức không nêu danh tính cho hãng thông tấn Pháp AFP hay rằng tòa án Nhân dân tỉnh Trà Vinh đã mở phiên xét xử ông Đoàn Huy Chương, ông Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và bà Đỗ Thị Minh Hạnh.
Theo báo chí Việt Nam thì ba người đã bị xét xử với tội danh “phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân” theo điều 89 Bộ Luật Hình sự, vì đã rải truyền đơn kích động công nhân biểu tình, đình công, phá hoạt tài sản doanh nghiệp.
Theo Human Rights Watch, ba người này là những người trẻ tuổi tranh đấu cho quyền lợi của công nhân và các nạn nhân bị chính quyền tịch thu đất đai tại Việt Nam.
Human Rights Watch cho biết cả ba người hầu như bị biệt giam hoàn toàn kể từ khi bị bắt hồi tháng hai.
Ông Đoàn Huy Chương, một trong những sáng lập viên của Hiệp hội Đoàn kết Công Nông, từng bị bắt hồi năm 2006 sau khi giúp thành lập tổ chức không được chính quyền Việt Nam công nhận này.
Ông Chương sau đó bị tuyên án một năm rưỡi về tội danh “lợi dụng các quyền tự do, dân chủ” và “xuyên tạc nhằm phá hoại nhà nước”.
Nguồn: AFP, CAND
-Ba người Việt Nam hoạt động bảo vệ quyền lợi công nhân bị đưa ra toà
Nguồn:
(1) Three Vietnam labour activists on trial: court. AFP (Agence France-Presse), 26 October 2010
-
Truy tố 3 bị can phạm tội phá rối an ninh
TT - Ngày 17-10, Viện KSND tối cao có cáo trạng vụ án “phá rối an ninh”, truy tố các bị can Nguyễn Hoàng Quốc Hùng (29 tuổi), Đỗ Thị Minh Hạnh (25 tuổi, cùng tạm trú tại thị trấn Lái Thiêu, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương) và Đoàn Huy Chương (25 tuổi, trú tại xã Phú Ngọc, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai) về tội danh trên.
Theo cáo trạng, từ tháng 7-2009 đến khi bị bắt, các bị can trên thường xuyên liên lạc và nhận tiền từ Trần Ngọc Thành (đối tượng cầm đầu tổ chức phản động lưu vong “Ủy ban bảo vệ người lao động Việt Nam” ở nước ngoài) để tổ chức rải truyền đơn nhằm tuyên truyền xuyên tạc chống Nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam; lôi kéo, kích động xúi giục một số công nhân của Công ty TNHH giày da Mỹ Phong (tỉnh Trà Vinh) tổ chức đình công gây cản trở hoạt động của doanh nghiệp, gây mất trật tự an ninh xã hội địa phương.
Tháng 2-2010, cơ quan công an đã bắt các bị can trên để điều tra làm rõ. Qua khám xét đã thu giữ nhiều phương tiện liên lạc, tài liệu liên quan chứng minh hành vi phạm tội của các bị can này. Theo đánh giá của Viện KSND tối cao, hành vi phạm tội của các bị can rất nghiêm trọng, hoạt động phạm tội có tổ chức, có sự phân công nhiệm vụ cụ thể với ý đồ phá hoại.
MINH QUANG
Vietnam charges labour activists with "disrupting security" DPA
Hanoi - Vietnamese authorities have brought charges against three labour activists for 'disrupting security,' an official said Monday.
The indictment said the three often contacted and received money from Tran Ngoc Thanh, chairman of the Warsaw-based Committee to Protect Vietnamese Workers, to print and distribute anti-government leaflets and to foment labour strikes.
It said 'those offenders' crimes are very serious, operated and organized with the intention to destroy the country's security, and need punishing.'
The accused are Nguyen Hoang Quoc Hung, 29, Do Thi Minh Hanh and Doan Huy Chuong, both 25 years old, said Nguyen To Toan, deputy head of security department No 2 of the prosecutor's office.
In November 2006, Chuong established the United Workers-Farmers Organization of Vietnam (UWFO) to advocate for labour rights. He was arrested and sentenced to 18 months in prison in December 2007 for 'abusing democratic freedoms,' but was released on May 13, 2008 due to poor health.
His father, Doan Van Dien, 55, a co-founder of UWFO, was also sentenced to four-and-a-half years in December 2007.
Hung and Hanh were accused of distributing anti-government leaflets and soliciting farmers' complaints about government confiscation of their land.
The three face jail sentences of five to 15 years if convicted.
Authorities in Vietnam have jailed dozens of democracy activists and independent bloggers over the past year.
- Giúp Đỡ Dân Oan: Công hay Tội?— (RFA) 2010-09-25
Cách đây hai tháng, chúng tôi có loan tin về việc 3 người trẻ tuổi: Đoàn Huy Chương (tức Nguyễn Tấn Hoành, chủ tịch Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông), Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị Minh Hạnh là 2 sinh viên; họ bị công an bắt giam từ tháng 2 năm 2010.
Công nhân Việt Nam rất cần thành lập công đoàn độc lập VOA Huy Phương
Đặng Huy Văn: Năm nào đến dịp Giáng Sinh, Hà Nội trời cũng lạnh. Có năm nhiệt độ xuống thấp nhất năm. Năm nay, tôi đoán đêm Nô-en Hà Nội sẽ lạnh hơn vì còn 9 ngày nữa mới đến Giáng Sinh mà nhiệt độ đã xuống dưới 14 độ C rồi. Sáng nay, có việc phải đi qua trại giam Thanh Xuân ngay gần khu đô thị Xa La nơi tôi ở, tôi chợt nhớ ra, tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh vừa bị chuyển trại ra Bắc hôm đầu tháng 10/2013 đang bị giam tại đây. Trời ơi! Một cô gái trẻ MiềnNam chưa quen chịu lạnh lại đang bị bệnh mà nằm trong tù thiếu chăn, thiếu áo ấm thì khổ cực đến thế nào? Tôi vội về nhà lục các trang tài liệu về Minh Hạnh đọc một mạch và không cầm được nước mắt. Tại sao một cô gái trẻ đã giúp công nhân đòi giới chủ tăng lương lại bị bắt? Năm 1930, bố tôi đi rải truyền đơn kêu gọi công nhân nhà máy Trường Thi, Nghệ An đình công đòi giới chủ tăng lương đã bị Pháp bắt giam tù 5 năm tại Kon Tum thì đã đành.
Đằng này, một “đảng của giai cấp công nhân” lại đi bỏ tù một người bảo vệ quyền lợi của giai cấp công nhân là sao? Một dân tộc đã phải hi sinh hơn 4 triệu người để đảng ấy thực hiện khẩu hiệu “chống ngoại xâm” lại đi bắt một người chống giặc Tàu, kẻ thù truyền kiếp đang xâm chiếm Hoàng Sa và gây rối tại nhiều vùng trên đất nước như Tây Nguyên, Trà Vinh, Bình Dương, Ninh Bình…dưới danh nghĩa “đầu tư” để phá hoại nước ta phải đi tù là sao? Một cô gái trẻ chỉ muốn bảo vệ dân oan trước sự ăn cướp đất đai của bọn tham nhũng (kẻ thù của đồng chí TBT), mà cũng bị kết án tù là sao? Việc tày trời này, đồng chí TBT có biết không? Và rồi đây, sẽ còn bao nhiêu Đỗ Thị Minh Hạnh, Tạ Phong Tần, Nguyễn Văn Hải, Cù Huy Hà Vũ, Đinh Nguyên Kha, Lê Quốc Quân…sẽ tiếp tục vào tù nữa, hỡi ngài tân thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ?
Hạnh ơi! Bác đứng một lúc ngoài cổng phân trại 3 trại giam Thanh Xuân nhòm vào để mong được nhìn thấy tấm thân gầy guộc của cháu mà bất lực! Bác chợt nghĩ, những người như bác mới là người phải vào đó để thế chỗ cho cháu, vì chính các bác mới là những người đã làm cho dân tộc ta đang ngày càng khốn khổ! Bác thành thật xin lỗi cháu và chúc cháu có một lễ Nô-en trong tù đầy niềm tin vào tương lai tươi sáng của dân tộc!
THƯ CON GÁI GỬI BA NHÂN DỊP LỄ NÔ-EN
(Thay lời tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh)
Nô-en đang về, Miền Bắc đêm lạnh lắm
Nằm trong tù giá buốt thấu xương da (*)
Từ Miền Nam con chưa quen chịu rét
Đêm đông dài con đau nhớ thương ba!
Tầm tuổi con, ba cũng đã vào tù
Mọi khuất oan chốn lao tù ba biết cả
Đêm Giáng Sinh nằm ôm cây Thánh Giá
Giấu trong chăn cầu nguyện Chúa Giê-su!
“Nhận tội mau, cô sẽ được ra tù!”
Lời quản giáo âm vang vào giấc ngủ
Nhưng ba ơi con vì thương quý thợ
Giúp đòi lương sao có tội, hả ba?
Xưa ông nội đi tham gia cách mạng
Cũng biểu tình đòi giới chủ tăng lương
Cũng vận động công nhân đoàn kết lại
Sao người ta lại tặng nội huân chương?
Xưa bà nội cũng vâng theo lời “bác”
Biểu tình đòi quyền sống của con người
Rồi ngã xuống trên nẻo đường kháng Pháp
Sao chính quyền phong liệt sĩ, ba ơi?
Mà nay con noi gương ông bà nội
Chống giặc Tàu đang tráo trở xâm lăng
Khai Bô-xít đưa người sang quấy rối
Vờ đầu tư để giày xéo bản làng!
Ở nơi bọn Trung Quốc xây nhà máy
Bắt công nhân sống thậm tệ hơn xưa
Lương trả thấp chủ lại còn cưỡng bức
Chính quyền mình đã bảo vệ dân chưa?
Cũng mang danh “nhà nước của công nông”
Mà lại để chủ Tàu làm công nhân đói rách
Lái buôn Trung Quốc hứa mua rồi trốn sạch
Để cánh đồng ngập quả thối, thương không?
Sao ông bà con xưa đi theo cách mạng
Lại đón giặc Tàu sang giày xéo dân ta?
Đêm trong tù trăn trở hoài năm tháng
Thương ông bà lòng con cứ xót xa!
Con gái ba nay trong tù bệnh tật
Ngực trái đau ai chữa trị thuốc men?
Ngày mãn tù chắc gì còn mạng sống
Chồng con ư? Ba ơi liệu còn duyên?
Bị đòn tù dã man, con đã chịu quen rồi
Xin đừng lo con bị đánh đập nữa, ba ơi!
Các quản giáo nhà tù đều là “thầy dạy võ”
Để mai sau con đủ dũng khí làm người!
Con chỉ ao ước ngày ra tù còn mạng sống
Để cùng toàn dân tiếp tục cuộc đấu tranh
Vì nhân quyền cho mỗi người lao đông
Giúp dân oan có cuộc sống yên lành!
Ba ơi! Đêm Nô-en con chắc ba buồn lắm
Bởi ba thương 74 đồng đội cũ tại Hoàng Sa
Bốn mươi năm trước đã đổ bao xương máu
Chống giặc Tàu sang xâm chiếm nước ta!
Ba hãy cầu nguyện Chúa Giê-su cho các bác
Ngụy Văn Thà, Nguyễn Thành Trí…hộ con
Giáng Sinh trong tù con chỉ buồn và muốn
Đến Nhà Thờ cầu cho các Hải Chiến cô hồn!
Giáng sinh vắng con, ba hãy an ủi má
Chỉ vài năm nữa thôi con sẽ được trở về
Con sẽ vẫn là cún con như ngày xưa của má
Và hát mừng Giáng Sinh cho ba má cùng nghe!
Hà Nội, 15/12/2013
Đặng Huy Văn
(*) Đỗ Thị Minh Hạnh bị chuyển trại ra Bắc | Đàn Chim Việt
www.danchimviet.info/.../do-thi-minh-hanh...ra.../10
-Thiên thần Đỗ thị Minh Hạnh-THÁNG TƯ (lại) VỀ...
Nhìn hình cô bé Hạnh mà lòng em đau, mắt em cay sè, răng em nghiến...
Gần 40 năm trôi qua nhìn cái vỏ giả tạo bề ngoài của quê hương VN, em cứ ngỡ dân tộc mình được TỰ DO, ấm no và hạnh phúc...cho đến khi đọc được những mẫu tin tức về những tù nhân như Đỗ Thị Minh Hạnh, Việt Khang, LM Nguyễn Văn Lý ...vv... mà lòng em nhói đau vụn vỡ...
Cô bé Hạnh cũng chỉ lớn hơn con gái đầu của em 2 tuổi mà chịu bao nhiêu dày vò thân xác như vậy ư. Khuôn mặt xinh đẹp, trong sáng của cô bé như 1 thiên thần với tình yêu Tổ Quốc và đồng bào thật cao cả.
Thật khâm phục khi đọc những lời Hạnh nói khi Mẹ đến thăm nuôi:
“Má ơi, con rất là đau buồn, con không buồn thân thể con, ở tù bao nhiêu năm cũng được… Họ bảo con hãy nhận tội đi rồi sẽ được giảm xuống 4 năm, nhưng không, ở đời thì chết chỉ có một lần mà thôi… để cho họ thấy rằng, họ không được phép coi thường tinh thần bất khuất của dân tộc. Mỗi dân tộc, mỗi một con người, nhất là người lãnh đạo đất nước phải biết rằng “Đặt quyền lợi và danh dự của tổ quốc lên trên quyền lợi cá nhân của mình chứ…”
Thi sĩ Trần Trung Đạo đã viết "Mấy vần thơ cho Đỗ thị Minh Hạnh":
Lịch sử đang chờ em để bước sang trang
Dân tộc vịn vai em để đi cùng nhân loại
Những người chết đang bắt đầu sống lại
Những người đi đang lần lượt quay về
Đỗ Thị Minh Hạnh đã có một chỗ đứng thật trang trọng trong lòng dân tộc. Với tình trạng bị tra tấn, và hành hạ như hiện nay, không biết Hạnh sẽ ra sao, bé Hạnh có thể bình an tới ngày ra tù hay không? Quả thật như thi sĩ Trần Trung Đạo viết : tuổi trẻ đang vịn vai Hạnh đứng dậy, dân tộc chúng ta đang cần vịn vai em để bước đi cùng nhân loại.
Đất nước mình không có hôm nay
Nếu hai ngàn năm trước không có bà Trưng, bà Triệu
Và sẽ tiếp tục sống trong độc tài nô lệ
Nếu không có những người con gái như em
Dòng sông dài và phiến đá chông chênh
Nhưng nếu tất cả đều co ro, sợ hãi
Nếu tất cả đều đứng nhìn, e ngại
Dân tộc này rồi sẽ ra sao?
Em bước vào tù khi tuổi mới hai mươi Tuổi đẹp nhất của thời con gái Bên ngoài trại giam, mùa xuân đang qua và không trở lại Nhưng trong trái tim em, xuân mãi mãi không tàn
(Mấy vần thơ cho Đỗ thị Minh Hạnh – Trần Trung Đạo)
Thầy ơi, mắt em cay...hình ảnh thiên thần Đỗ Thị Minh Hạnh chập chờn trong tâm khảm em cả ngày dài, đầu óc em cứ lởn vởn hỏi mình: Tôi làm gì được cho em hả Hạnh ơi???!!!
(ST)
Trong thời gian diễn ra cuộc họp thượng đỉnh ASEAN và Đông Á tại Hà Nội tuần qua, tình hình nhân quyền của Việt Nam được cộng đồng quốc tế, giới truyền thông, cũng như các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới nhắc tới nhiều, đặc biệt là các vụ bắt bớ blogger, các vụ xét xử những nhân vật bất đồng chính kiến ôn hòa, trong đó có các bản án tới 9 năm tù giam dành cho 3 nhà hoạt động công đoàn trẻ tuổi tại miền Nam. Trong trong chương trình Tạp chí Thanh niên hôm nay, Trà Mi mời các bạn cùng tìm hiểu câu chuyện của ba người bạn trẻ này nhé.
Phiên tòa ở Trà Vinh hôm 26/10 tuyên phạt ba nhà hoạt động trong độ tuổi 20 gồm Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, 9 năm tù, Đoàn Huy Chương và Đỗ Thị Minh Hạnh, 7 năm tù, về tội danh “phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân”, theo điều 89 Bộ luật Hình sự. Tin cho hay ba thanh niên này đã rải truyền đơn tại Trà Vinh, Đồng Nai, và TPHCM với nội dung kêu gọi dân chủ, đồng thời kêu gọi công nhân xí nghiệp giày Vĩnh Phong ở Trà Vinh tranh đấu đòi cải thiện lương bổng và quyền lợi của người lao động mà theo báo chí trong nước mô tả là “lợi dụng các vấn đề còn thiếu sót trong chế độ lao động và tiền lương của công nhân để tuyên truyền, kích động công nhân đình công, biểu tình”. Trong số ba người trẻ này có anh Đoàn Huy Chương từng bị kết án 1 năm rưỡi tù giam về tội “lợi dụng quyền tự do dân chủ” hồi năm 2007. Anh là một trong những sáng lập viên của Hiệp hội Đoàn kết Công-Nông, tổ chức độc lập không được nhà nước công nhận.
Nói về phiên tòa xét xử con trai mình về những hoạt động cổ võ cho quyền lợi người lao động, ông Hoàng, thân phụ của anh Quốc Hùng vừa bị tuyên án 9 năm, không kiềm được bức xúc:
“Họ xử sao kỳ quá. Tôi thấy hình như không đúng sự thật. Tụi nó giúp công nhân có lương tốt, có bảo hiểm, giúp công nhân có đồng lương khá hơn mà sao họ quy trách nhiệm là phản động. Họ ép cung, cuối cùng cũng cho mình có tội thôi. Nói họ không cho nói. Con tôi không vi phạm gì tới nỗi phải lãnh án 9 năm. Tôi thấy hơi quá đáng. Phải có tiếng nói để con tôi nhẹ tội chứ nó giúp những người lao động sao lại gọi là tội “phá rối trị an, lật đổ chính quyền?!”
Ông Hoàng cho biết thêm lần gặp đầu tiên tại tòa sau 8 tháng con trai bị tạm giam, tình trạng sức khỏe và tinh thần của anh Hùng sa sút trầm trọng:
“Tinh thần Hùng xuống nhiều lắm, ốm và phải có người đi kè, như người mất hồn mất trí, kiệt sức dữ lắm. Có thể là cháu bị ép cung hay bị đánh đập gì đó.”
Bản án 7 năm dành cho cô gái 25 tuổi Đỗ Thị Minh Hạnh đã khiến gia đình và bạn bè cô bàng hoàng, tuyệt vọng, vì theo nhận xét của những người quen biết cô, Hạnh là một cô gái rất nhiệt tâm với xã hội:
“Hạnh là một cô gái rất bộc trực, mạnh mẽ và thẳng thắn, rất có nhiệt huyết với xã hội. Thỉnh thoảng cô cũng bày tỏ những bức xúc về những tiêu cực trong xã hội. Hạnh là người khách quan. Có lẽ cần phải xem xét kỹ hơn, khách quan hơn về trường hợp của cô ta. Tôi nghĩ nhà nước có lẽ cũng hơi lo xa, chứ còn thật ra một cô gái như vậy không thể gọi là “phá rối” được.”
Sức khỏe và tinh thần của thân mẫu cô Hạnh, bà Ngọc Minh, đã suy sụp hoàn toàn trước bản án của tòa. Phải mất nhiều lần liên lạc, chúng tôi mới thực hiện được cuộc trao đổi với bà vì bà không nén được cơn xúc động trước nỗi đau quá lớn này:
“Tôi thấy có gì đó không ổn. Con tôi bị oan, nó kêu mà không được. Tại tòa nó lên tiếng phát biểu nhưng tòa không cho. Ba ngày sau khi tòa xử án, ngày 29/10, chúng tôi xuống trại giam xin vào thăm cháu được trại tạm giam công an huyện Trà Vinh cho phép vào gặp mặt. Tôi có hỏi cháu rằng con có kháng án không. Cháu chần chừ e ngại, bảo rằng thôi. Tôi hỏi tại sao. Nó bảo nếu nó không kháng án sẽ được giảm án phân nửa còn 3,5 năm. Còn kháng án tính ra cũng chẳng ăn thua gì. Lúc chúng tôi ngồi nói chuyện công an đông lắm. Họ bảo ngoài vấn đề sức khỏe mà nói về bản án thì họ không cho gặp nữa. Bây giờ tôi chưa biết cháu có kháng án hay không. Hôm nay, con gái của tôi xuống đó xin gặp Hạnh để hỏi rõ quyết định của Hạnh vì Hạnh làm đơn kháng án thì chúng tôi mới mời luật sư được. Người nhà của Hùng và Chương cũng mong người thân mình kháng án, nhưng người nhà đi quanh, không biết làm sao gặp được các bị cáo. Công an không cho gặp. Lên tòa hỏi thì tòa bảo họ hết thẩm quyền rồi. Bây giờ kêu lên các cấp cao hơn chúng tôi biết kêu ở đâu? Bây giờ tôi không biết làm sao cứu con tôi được. Tôi chỉ cảm thấy đau khổ, không còn bình tĩnh được nữa. Từ khi cháu bị bắt, tôi nghĩ rằng nếu cháu có tội nặng nhẹ gì thì nhà nước xem xét, chứ chúng tôi cũng không dám phản đối hay than phiền gì cả. Nhưng tới khi phán án, tôi bàng hoàng và ngỡ ngàng, không ngờ tới mức độ như vậy. Tôi không còn biết nói gì. Bây giờ tôi rất lo sợ cháu không dám kháng án. Mà kháng án cũng không biết có được gì không.”
Bà mẹ đau khổ kể tiếp:
“Lúc tôi vô thăm cháu lần thứ tư, tôi có hỏi cháu có muốn mời luật sư không, nó bảo việc làm nó rất trong sáng, không cần mời luật sư tốn tiền, nó tự bào chữa được. Tôi đã lên mạng tìm hiểu kỹ về những trường hợp bị tội với nhà nước về bất đồng chính kiến. Tôi thấy những người vi phạm điều 79, 88 bị từ 3-5 năm tù. Con tôi bị quy điều 89 là nhẹ nhất lại bị tuyên 7 năm. Cho nên tôi rất bàng hoàng. Tôi không biết tin ai, hy vọng vào ai. Con bé này hiếu thảo và rất thương người, giúp người nghèo. Ra đường thấy người ta lượm bịch ni lông còn mấy chục ngàn nó cho hết. Thấy người ta bị té, bị thương , nó xé áo băng bó rồi đưa họ đi bệnh viện. Thế mà nó lại bị đi tù. Tôi đau lòng lắm. Con tôi kêu oan trong tòa. Trước khi chị nó về, nó kêu chị nó, nói rằng “Em oan lắm chị ơi”. Ra ngoài nó hát cho Chương và Hùng nghe rằng “Chúng ta sống chết có nhau” liền bị công an dúi đầu nó xuống đập vào thùng xe.”
Ba nhà hoạt động trẻ Hạnh, Chương, Hùng cũng bị chính quyền Việt Nam cáo buộc đã nhận tiền của một tổ chức phản động ở hải ngoại có tên là “Ủy ban bảo vệ người lao động Việt Nam” trụ sở tại Ba Lan do ông Trần Ngọc Thành sáng lập để tiến hành các hoạt động tranh đấu của mình.
Ông Ngọc Thành phản hồi trước cáo buộc này:
“Nhà cầm quyền Việt nam luôn vu cáo những người họ bắt một là nhận tiền của người nước ngoài, hai là gây rối an ninh trật tự. Cô Hạnh, anh Hùng, và anh Chương là những tấm gương điển hình cho thế hệ trẻ ngày nay tranh đấu vì bất công xã hội và giúp đỡ những người nghèo, dân oan, công nhân, những người thấp cổ bé họng. Lẽ ra họ phải được xã hội trân trọng. Nhưng vì nhóm người cầm quyền hiện nay vì bảo vệ quyền lực và quyền lợi tham nhũng của họ, họ luôn vu cáo cho những người tranh đấu vì quyền lợi của dân tộc và của nhân dân nói chung, đẩy họ vào vòng lao lý.
Trên 10 ngàn công nhân đình công ở nhà máy Vĩnh Phong vì giới chủ quỵt lương, khấu trừ lương vô lý, khen thưởng không công bằng, tính toán lương không đúng, một số chủ xúc phạm nhân phẩm của công nhân nữ. Đây là những điều mà báo chí của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đưa ra chứ không phải cô Hạnh, anh Hùng, anh Chương mà kích động được hơn 10 ngàn công nhân đình công.”
Trước khi phiên tòa diễn ra và ngay sau phiên xử kết thúc, hàng loạt các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới đã ra thông cáo, đồng loạt lên án bản án của ba nhà hoạt động trẻ Hạnh, Chương, Hùng, và yêu cầu Việt Nam phải phóng thích họ vô điều kiện. Trong số này, có các tổ chức như Ân xá Quốc tế, Tổ chức phóng viên không biên giới, hay Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch.
Từ trụ sở ở New York, bà Elaine Pearson, Phó Giám đốc Phân vụ Châu Á thuộc tổ chức bảo vệ nhân quyền Tổ chức Human Rights Watch, lên tiếng với đài VOA:
“Chúng tôi biết rằng trong thời gian gần đây ở Việt Nam có một chiến dịch đàn áp lớn đối với các nhà hoạt động công đoàn. Quan điểm của chúng tôi là bất cứ người nào có những hoạt động ôn hòa, vận động cho quyền lợi của người lao động mà bị bắt giữ là bất hợp pháp. Họ không nên bị buộc tội. Việt Nam có những luật lệ về an ninh quá rộng tạo điều kiện cho chính quyền cầm tù những ai có những hoạt động mà bất cứ xã hội nào cũng nên cho phép, những hoạt động được bảo đảm dưới bản tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền. Những tội danh mà Việt Nam nêu ra nên dành cho những ai tìm cách gây bạo động chống chính phủ. Chúng tôi cho rằng ngay từ đầu cả ba người này đã không nên bị bắt giữ chứ đừng nói đến việc họ bị tuyên án tù. Các nước viện trợ cho Việt Nam và giới đầu tư vào Việt Nam nên lên tiếng kêu gọi chính quyền Hà Nội đối xử đứng đắn với công dân và phóng thích tất cả những người bị cầm tù vì có những hoạt động đấu tranh ôn hòa.”
Chúng ta vừa nghe ý kiến của giới bảo vệ nhân quyền, cũng như từ người thân, bạn bè của ba nhà hoạt động trẻ Minh Hạnh, Huy Chương, và Quốc Hùng về các bản án từ 7 đến 9 năm tù giam dành cho những hoạt động của họ cổ súy công nhân đấu tranh đòi quyền lợi.
Bản Tin: Giới nghiệp đoàn thế giới phẫn nộ đối với CSVN
Bức ảnh chụp tại toà án CS tại tỉnh Trà Vinh, trong phiên tòa không luật sư, không nhân chứng.
Người đang đứng là anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, còn người mặc áo trắng đang ngồi là anh Đoàn Huy Chương (sinh năm 1985), cũng bị tuyên án 7 năm tù, đã có vợ và con nhỏ.
[UBBV baovelaodong.com 31/10/2010] Một làn sóng phẫn nộ đang thành hình trong giới nghiệp đoàn thế giới trước việc nhà cầm quyền CSVN bắt giam Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, và Đỗ Thị Minh Hạnh từ tháng 2, và ngày 26/10 xử án tù 7, 9, và 7 năm vì giúp công nhân tổ chức đình công. Cụ thể là nghiệp đoàn AWU, với khoảng 140 ngàn thành viên, đã lên tiếng, và tổ chức LabourStart.org đã phát động một chiến dịch được hơn 3 ngàn thành viên và viên chức các nghiệp đoàn hưởng ứng.
Mấy ngày qua, các DB Loretta Sanchez, Chris Smith, Cao Quang Ánh, và TNS Barbara Boxer đã chính thức phản đối. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã ra thông báo đòi CSVN phải trả tự do cho nhiều tù nhân chính trị, có nêu tên Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, và Đỗ Thị Minh Hạnh (Chương-Hùng-Hạnh). Human Rights Watch và Amnesty International cũng đã lên tiếng.
Nhưng, khác với những tù nhân chính trị khác, khi bỏ tù Chương-Hùng-Hạnh, CSVN không chỉ bị các chính quyền và các tổ chức nhân quyền phản đối, mà nay phải đương đầu với một thế lực mới, đó là các nghiệp đoàn thế giới.
Hôm 29/10, ông Paul Howes (HÌNH), TTK của Australian Workers Union, đã viết thư đến hơn 10 nơi, trong đó có Tổng Liên Đoàn ACTU của Úc, để đề nghị ACTU tìm cách hỗ trợ phong trào nghiệp đoàn độc lập tại Việt Nam. Ông cũng viết thư đến nhà cầm quyền CSVN, “Các ông phải trả lại quyền tự do cho những anh hùng này (nguyên văn “heroes”)”. Và ông yêu cầu APHEDA, tổ chức viện trợ của ACTU, giúp đỡ gia đình 3 nạn nhân trên đây.
Tổ chức LabourStart cũng đã tung ra chiến dịch phản đối khoảng 2 tuần nay trên mạngLabourStart.org và Facebook. Đến nay, hơn 3 ngàn người đã viết email để đòi CSVN phải trả tự do cho Chương-Hùng-Hạnh. Phần lớn là thành viên hoặc viên chức các nghiệp đoàn tại Hoa Kỳ, Canada, Anh Quốc, Taiwan, v.v. Trong email, một số viết rằng trước kia họ biểu tình phản chiến hoặc không chịu gắn bom vào máy bay vì tưởng “giải phóng miền Nam” để người dân Việt được hưởng thể chế dân chủ, nay họ quá bất mãn khi biết nhà nước CSVN đàn áp dân.
Ngoài AWU và LabourStart, một số nghiệp đoàn đã chính thức gởi thư phản đối, trong đó có Maritime Union of New Zealand ở Napier, và CCU, là một trong những liên đoàn lao động của Canada.
Đi đến đâu, gặp bất cứ nghiệp đoàn nào, UBBV đều thấy rõ sự phẫn nộ của các viên chức và thành viên nghiệp đoàn. Một hiện tượng mới là thái độ “sắn tay áo”: Tự họ nói sẽ thông báo cho những tổ chức bạn của họ. Tự họ hỏi “Chúng tôi còn làm gì thêm được nữa để giúp không?”. Làn sóng phẫn nộ của nghiệp đoàn thế giới đang hình thành, và có thể thấy được rằng trong tương lai sẽ càng lớn mạnh.
................
THƯ KÊU CỨU của gia đình Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, và Đỗ Thị Minh Hạnh
- Cho những người bạn trong tù (Đông A SG).- No end in sight for Vietnam strike (m&g/DPA)-Vietnam jails 3 labor activists (AP WP 27-10-10) -- Vụ ba công nhân bị bắt giam ở Trà Vinh- Thành tích nhân quyền của Việt Nam bị đặt nghi vấn (VOA)-Một tòa án ở Việt Nam đã kết án 3 người vì tội tổ chức các cuộc đình công và phân phát truyền đơn chống chính phủ. Trong khi các nhà lập pháp Hoa Kỳ và một ủy ban độc lập của chính phủ Mỹ phản đối phiên xử 6 giáo dân Công giáo bị cáo buộc cố tình làm đám tang bất chấp lệnh cấm của chính quyền.THƯ KÊU CỨU
Thành phố Hồ Chí Minh ngày 26 tháng 10 năm 2010,
Kính gửi các ngài Tổng thống, các ngài Thủ tướng các nước dân chủ trên toàn thế giới,
Kính gửi các tổ chức nhân quyền, các tổ chức xã hội trên toàn thế giới,
Kính gửi các tổ chức nghiệp đoàn trên toàn thế giới,
Chúng tôi là: – Đỗ Ty, thường trú tại Thị trấn Di Linh, Tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam là ba của cháu Đỗ Thị Minh Hạnh
-Nguyễn Kim Hoàng, thường trú tại 14/12 Bến Chương Dương, P. Cầu Kho, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, là ba của cháu Nguyễn Hoàng Quốc Hùng,
- Chiêm Thị Tường Mạnh, thường trú tại tỉnh Trà Vinh, là vợ của Anh Đoàn Huy Chương
Kính xin quý ngài bằng uy tín, quyền lực và ảnh hưởng của mình cứu giúp các con và chồng của chúng tôi là Đỗ Thị Minh Hạnh 25 tuổi và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng 29 tuổi cùng với Đoàn Huy Chương 25 tuổi khỏi chốn lao tù vì bản án khắc nghiệt mà toà án nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử với bản cáo trạng và buộc tội vô lý là vi phạm an ninh quốc gia và lật đổ chế độ. Bản án dành cho Nguyễn Hoàng Quốc Hùng là 9 năm tù; Đỗ Thị Minh Hạnh và Đoàn Huy Chương mỗi người 7 năm tù.
Các con và chồng chúng tôi vô tội và bị kết án oan ức.
Là những Thanh niên yêu nước và giàu lòng nhân ái, từ nhiều năm nay, các con và chồng chúng tôi đã âm thầm giúp đỡ người nghèo, giúp đỡ những người dân bị oan uổng, bị mất đất vì bị cưỡng chiếm,giúp đỡ những công nhân bị giới chủ bóc lột hành hạ. Những việc làm đó phù hợp với đạo lý làm người và không hề vi phạm pháp luật.
Nhưng, thay vì khuyến khích những việc làm giúp ích cho xã hội, xóa bỏ những bất công, tạo nên một xã hội công bằng lành mạnh thì các cháu Nguyền Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị Minh Hạnh và Đoàn Huy Chương bị lực lượng công an vây bắt và bị vu cáo là kích động công nhân đình công, làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia theo điều 89 bộ luật hình sự nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đoàn Huy Chương bị bắt ngày 13.02.2010. Đỗ Thị Minh Hạnh bị bắt ngày 23.02.2010 và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng bị bắt ngày 24.02.2010.
Hơn 8 tháng trong tù chưa thành án, các con và chồng chúng tôi bị biệt giam, bị đối xử như tội phạm, bị bức cung. Riêng Nguyễn Hoàng Quốc Hùng suốt thời gian bị giam, cha mẹ không được gặp mặt, bị đánh đập và bị hạn chế gửi quà nuôi nấng. Từ những thanh niên nhanh nhẹn, khoẻ mạnh các cháu trở thành những con người ốm yếu bệnh tật
Tại phiên toà ngày 26.10.2010 tại tỉnh Trà Vinh, toà án đã vi phạm nguyên tắc xét xử. Vì cảm thấy vô tội, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị Minh Hạnh và Đoàn Huy Chương đã không thuê luật sư mà quyết định tự bào chữa, nhưng chủ toạ phiên toà đã không cho các cháu nói, phiên toà kết thúc rất nhanh với bản án đã định sẵn.
Khi được phép nói lời cuối cùng, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị Minh Hạnh và Đoàn Huy Chương đã kiên quyết không nhận tội, phản đối lời buộc tội của chánh án, phản đối bản án.
Chỉ có tấm lòng yêu nước, không có một tấc sắt trong tay, làm sao các con và chồng chúng tôi có thể làm mất an ninh quốc gia được? Một bản án vô lý. Các con và chồng chúng tôi bị oan.
Từ khi các con và chồng bị bắt, gia đình chúng tôi mặc dù rất đau lòng, rất thương con, biết rõ con mình không làm điều gì sai trái nên vẫn hy vọng vào sự công minh của pháp luật và chờ đợi phiên toà có thể giải tội cho con. Nhưng toà án của nước cộng hoà xã hội chủ nghiã Việt Nam đã làm chúng tôi đau đớn, thất vọng và mất hết niềm tin.
Chúng tôi không thể tìm công lý ở nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chúng tôi gửi lời kêu cứu đến quý ngài, mong được sự cứu giúp để các con và chồng chúng tôi được trả tự do, thoát khỏi cảnh tù đày.
Xin gửi đến quý ngài lòng biết ơn và kính trọng.
Đỗ Ty
Nguyễn Kim Hoàng.
Chiêm Thị Tường Mạnh
| PLEA FOR HELP
Ho Chi Minh City, 26.10.2010
To: Leaders of democratic nations,
Human rights organisations,
Social justice organisations, and
Unions around the world
We, the undersigned,:
- Đỗ Ty, domiciled at Di Linh, Lâm Đồng, father of Đỗ Thị Minh Hạnh
-Nguyễn Kim Hoàng, at 14/12 Bến Chương Dương, P. Cầu Kho, Quận 1, Hồ Chí Minh City, father of Nguyễn Hoàng Quốc Hùng,
- Chiêm Thị Tường Mạnh, domicied at Trà Vinh, wife of Đoàn Huy Chương
We ask that you use your power and influence to help save our daughter, son, and husband, Đỗ Thị Minh Hạnh 25 years old, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng 29 years old, and Đoàn Huy Chương 25 years old, to be free from the harsh conviction which the Vietnamese authorities have declared, accusing them of disrupting national security and trying to overthrow the regime, and sentencing them 7, 9, and 7 years in prison. They are innocent and the conviction is unjust.
They are youths who are patriotic and humane who, for many years, have quietly helped poor people, people whose properties who have been forcibly taken, and workers who have been exploited and mistreated by employers. Those actions are the right thing to do and are not illegal.
But, instead of encouraging such actions which benefit society, eliminate injustice, build a fair society, our loved ones have been arrested by the police and accused under Clause 89 of the criminal act.
Đoàn Huy Chương was arrested on 13.02.2010, Đỗ Thị Minh Hạnh on 23.02.2010, and Nguyễn Hoàng Quốc Hùng on 24.02.2010.
During the 8 months of imprisonment without charges, our loved ones were held bị biệt giam, were forcibly questioned, and treated like common criminals. During this whole time, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng was not allowed any visit by us, he was beaten and we were not allowed to send in provisions for him. From a strong and healthy young man, Hung was physically beaten into a sick and weak man.
At the trial on 26.10.2010 at Tra Vinh, the court violated its own trial procedures. Our loved ones decided to defend themselves but the judge did not allow them to speak. The trial was very quick and the sentences were decided beforehand.
When allowed to say their last words, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị Minh Hạnh and Đoàn Huy Chương strongly denied any wrongdoing and asserted that the court was wrong.
All they have is their love for the country, in their hand they have no weapon, how can they be accused of harming national security?
This is a most unjust conviction. Our loved ones are unjustly tried.
After their arrests, we were heartbroken but maintained some hope in justice because they had done nothing wrong. But the court of this regime has caused us pain, we are disappointed in the regime’s justice system.
We cannot find justice in the Socialist Republic of Vietnam.
We plead for your help, please help end our loved ones’ days in jail.
Respectfully and gratefully yours
Đỗ Ty
Nguyễn Kim Hoàng.
Chiêm Thị Tường Mạnh
|
Những vụ việc này đã gây sự chú ý đặc biệt về thành tích nhân quyền của Việt Nam giữa lúc các nhà lãnh đạo từ nhiều nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương tới Hà Nội tham dự các cuộc hội nghị cấp cao.
Trong số các nhà hoạt động công đoàn bị đưa ra xét xử, ông Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, 29 tuổi, bị kết tội phá rối an ninh và bị kết án 9 năm tù giam, trong khi ông Đoàn Huy Chương và bà Đỗ Thị Minh Hạnh, cả hai đều 25 tuổi, bị kết án 7 năm tù giam vì các cáo trạng tương tự.
Human Rights Watch thì nói rằng ba người này là những người trẻ tuổi tranh đấu cho quyền lợi của công nhân và các nạn nhân bị chính quyền tịch thu đất đai tại Việt Nam.
Mặt khác, 6 giáo dân ở Giáo xứ Cồn Dầu, bị bắt sau một vụ đụng độ với công an, những người đã ngăn cản họ chôn cất một cụ bà 82 tuổi, dự kiến cũng bị đưa ra xét xử trong ngày thứ Tư.
Hồi tháng 8, vụ đụng độ giữa giáo dân Cồn Dầu và công an Việt Nam đã được đưa ra điều trần tại Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ, một ủy ban độc lập được Quốc hội tài trợ.
Nhóm các dân biểu Christopher Smith, Anh "Joseph" Cao và Frank Wolf đã hối thúc Ngoại trưởng Hillary Clinton công khai lên tiếng về trường hợp của 6 giáo dân Cồn Dầu trong các cuộc họp của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á cũng như Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á.
Các vị dân biểu này nói rằng họ tin là những báo cáo về việc những người dân Cồn Dầu bị công an tra tấn và xách nhiễu này là khả tín và kêu gọi chính quyền trả tự do ngay cho 6 giáo dân Nguyễn Hữu Liêm, Trần Thanh Việt, Lê Thành Lâm, Nguyễn Hữu Minh, Nguyễn Thị Thế và Phan Thị Nhân.
Ba vị dân biểu cũng đã gửi một bức thư tới chủ tịch và thủ tướng Việt Nam để đề nghị các nhà lãnh đạo hàng đầu Việt Nam can thiệp vào vụ xử 6 giáo dân này. Trong lá thư có đoạn viết: "Quốc hội Hoa Kỳ đã thu thập được rất nhiều báo cáo khả tín từ những người dân ở Cồn Dầu đang phải đối mặt với bạo lực, sự xách nhiễu của cảnh sát và những người muốn lấy lại khu đất này để họ có thể xây dựng một khu du lịch sinh thái.”
Cũng trong ngày thứ Tư, tổ chức Human Rights Watch đã kêu gọi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton lên tiếng phản đối điều mà họ gọi là “chiến dịch xách nhiễu, bắt giữ, đánh đập, xét xử không công minh và việc kết án tù dài hạn đối với các blogger, các nhà hoạt động cộng đồng và những người bày tỏ ý kiến một cách ôn hòa.”
Nguồn: AFP, CP
Heavy sentences for Viet Nam labour activists condemned
© Amnesty International
Amnesty International has condemned the nine and seven-year prison sentences given to three activists in Viet Nam for carrying out their legitimate work on labour rights.
Doan Huy Chuong, Do Thi Minh Hanh, and Nguyen Hoang Quoc Hung were today convicted and sentenced after a speedy trial yesterday for ‘disrupting security’. They had distributed leaflets and supported workers’ rights at a factory.
“The authorities should immediately release three labour organisers, and stop this needless crackdown on government critics and peaceful activists” said Donna Guest, Amnesty International’s Deputy Director for the Asia-Pacific.
“Today’s harsh sentences, and the continuing arrests of activists and bloggers, paint an increasingly bleak picture of freedom of expression and association in Viet Nam.”
Doan is a founding member of the unofficial United Workers-Farmers Organization (UWFO) and previously spent 18 months in prison between 2007 and 2008 on the charge of ‘abusing democratic freedoms’. Do and Nguyen are members of Victims of Injustice, a petitioners’ movement.
The three activists are the latest to be convicted in an ongoing wave of arrests and trials of activists, organisers and bloggers.
There have been at least seven other trials of 17 dissidents in Viet Nam since September 2009, and seven further arrests in the last five months alone.
There have been two arrests of Vietnamese bloggers in the last few weeks: Phan Thanh Hai, known as Anh Ba Saigon and Nguyen Huong Tra, known as Do Long Girl. The prominent imprisoned blogger and journalist Nguyen Hoang Hai known as Dieu Cay completed a prison sentence for politically-motivated charges last week, but instead of being released, is now under investigation for ‘spreading propaganda against the state’.
Four more activists are awaiting trial for ‘attempting to overthrow the state’ following their arrests in July and August. Three of them - Nguyen Thanh Tham, Tran Thi Thuy and Pastor Duong Kim Khai - have campaigned for social justice for farmers, while the fourth, Professor Pham Minh Hoang, had protested against bauxite mining in the Central Highlands. All are members of the overseas Vietnamese network Viet Tan, which calls for political reform.
At least 30 prisoners of conscience are currently imprisoned in Viet Nam, including members and supporters of banned political groups, independent trade unionists, bloggers, businessmen, journalists, and writers.
The trial, conviction and sentencing of the three labour activists comes on the eve of the ASEAN summit in Ha Noi, beginning on 28 October.
VIỆT NAM: 3 người Việt đấu tranh cho công nhân bị kết án tù (RFI)- Trong một phiên xử ngắn ngủi vào hôm qua 26/10, tòa sơ thẩm tỉnh Trà Vinh đã tuyên phạt ba người hoạt động công đoàn các bản án từ 7 đến 9 năm tù vì tội "gây rối an ninh". Một viên chức của tòa án Trà Vinh đă xác nhận tin trên với AFP vào hôm nay. Theo AFP, phiên xử chỉ kéo dài vài tiếng đồng hồ.Doan Huy Chuong, Do Thi Minh Hanh, and Nguyen Hoang Quoc Hung were today convicted and sentenced after a speedy trial yesterday for ‘disrupting security’. They had distributed leaflets and supported workers’ rights at a factory.
“The authorities should immediately release three labour organisers, and stop this needless crackdown on government critics and peaceful activists” said Donna Guest, Amnesty International’s Deputy Director for the Asia-Pacific.
“Today’s harsh sentences, and the continuing arrests of activists and bloggers, paint an increasingly bleak picture of freedom of expression and association in Viet Nam.”
Doan is a founding member of the unofficial United Workers-Farmers Organization (UWFO) and previously spent 18 months in prison between 2007 and 2008 on the charge of ‘abusing democratic freedoms’. Do and Nguyen are members of Victims of Injustice, a petitioners’ movement.
The three activists are the latest to be convicted in an ongoing wave of arrests and trials of activists, organisers and bloggers.
There have been at least seven other trials of 17 dissidents in Viet Nam since September 2009, and seven further arrests in the last five months alone.
There have been two arrests of Vietnamese bloggers in the last few weeks: Phan Thanh Hai, known as Anh Ba Saigon and Nguyen Huong Tra, known as Do Long Girl. The prominent imprisoned blogger and journalist Nguyen Hoang Hai known as Dieu Cay completed a prison sentence for politically-motivated charges last week, but instead of being released, is now under investigation for ‘spreading propaganda against the state’.
Four more activists are awaiting trial for ‘attempting to overthrow the state’ following their arrests in July and August. Three of them - Nguyen Thanh Tham, Tran Thi Thuy and Pastor Duong Kim Khai - have campaigned for social justice for farmers, while the fourth, Professor Pham Minh Hoang, had protested against bauxite mining in the Central Highlands. All are members of the overseas Vietnamese network Viet Tan, which calls for political reform.
At least 30 prisoners of conscience are currently imprisoned in Viet Nam, including members and supporters of banned political groups, independent trade unionists, bloggers, businessmen, journalists, and writers.
The trial, conviction and sentencing of the three labour activists comes on the eve of the ASEAN summit in Ha Noi, beginning on 28 October.
Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị Minh Hạnh và Đoàn Huy Chương
- Phản ứng sau phiên xử 3 nhà hoạt động trẻ (BBC). – Vietnam jails 3 labor activists (The Washington Port/AP). – Vietnam activists jailed, Clinton urged to speak out (Breitbart)-Vietnam jails labour activists (Straits Times)-HANOI - A COURT in southern Vietnam sentenced three labour activists to up to nine years in prison for instigating labour strikes and distributing anti-government leaflets, a court official said on Wednesday. Nguyen Hoang Quoc Hung, 29, was convicted of disrupting security and sentenced to nine years in jail at the one-day trial Tuesday by Tra Vinh provincial People's Court, the court official said on condition of anonymity because she was not authorised to speak to the media.
Vietnam jails 3 activists (Straits Times)-HANOI - VIETNAM has jailed for up to nine years three labour activists found guilty of disrupting security, after a trial that lasted less than a day, a court official said on Wednesday. Nguyen Hoang Quoc Hung was given the heaviest sentence of nine years while two others, Doan Huy Chuong and Do Thi Minh Hanh, were each sentenced to seven years in jail, said an official of Tra Vinh people's court in the southern Mekong Delta.-Việt Nam: 9 năm tù cho những người hoạt động bảo vệ quyền lao động (DCVOnline)-
- Trà Vinh: 23 năm tù giam cho các đối tượng phá rối an ninh, xách động công nhân đình công (SGGP 26-10-10)
Các bị cáo bị truy tố với tội danh "Phá rối an ninh", theo Khoản 1, Điều 89, Bộ luật Hình sự. Từ cuối tháng 1 đến đầu tháng 2-2010, khi biết công nhân Công ty TNHH Giày da Mỹ Phong (huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh) đình công các đối này đã đến trà Vinh để xách động, soạn thảo và in ấn truyền đơn nhằm xúi giục công nhân tiếp tục đình công. Đồng thời chúng còn chụp hình, quay phim để gửi về “báo cáo” cho Trần Ngọc Thành.
Sau đó, Hùng cùng đồng bọn trở về Bình Dương chuẩn bị in ấn truyền đơn với tựa đề “Lời kêu gọi ngàn năm Thăng Long” có nội dung xuyên tạc chống Nhà nước, với mục đích lật đổ chính quyền. Đêm ngày 8-2-2010, bọn chúng đã rải truyền đơn tại tỉnh Đồng Nai và nhiều địa phương của TP.HCM. Ngày 9-2-2010, Công an TP.HCM và Đồng Nai đã thu giữ 4.329 tờ truyền đơn do các đối tượng rãi.
Tại cơ quan An ninh Điều tra, các bị cáo còn thừa nhận, trong thời gian tham gia hoạt động trong tổ chức “Ủy ban bảo vệ người lao động Việt Nam”, Trần Ngọc Thành đã nhiều lần gửi ngoại tệ về cho các bị cáo mua sắm phương tiện, máy móc để phục vụ cho các hoạt động của Hùng và đồng bọn.
Tòa tuyên phạt bị cáo Nguyễn Hoàng Quốc Hùng mức án 9 năm tù giam với vai trò chủ mưu. Hai bị cáo Đỗ Thị Minh Hạnh và Đoàn Huy Chương cùng chịu mức án 7 năm tù giam.
-Xử phạt 3 đối tượng phá rối an ninh quốc gia (Bee)-27/10/2010 10:00:13
Ngày 26/10, TAND tỉnh Trà Vinh đã xét xử sơ thẩm, tuyên phạt Nguyễn Hoàng Quốc Hùng (29 tuổi) 9 năm tù, Đỗ Thị Minh Hạnh (25 tuổi) và Đoàn Huy Chương (25 tuổi) mỗi bị cáo 7 năm tù về tội phá rối an ninh. Theo cáo trạng, Hùng và Hạnh (quê Bình Dương) quen biết Nguyễn Hoàng Vi, được đối tượng này giới thiệu vào tổ chức phản động “Ủy ban bảo vệ người lao động VN” ở Ba Lan do Trần Ngọc Thành cầm đầu. Nội dung kêu gọi người dân chống lại Đảng, Nhà nước, kêu gọi “đấu tranh để đòi dân chủ”. Đoàn Huy Chương sau khi thụ án 18 tháng tù vì tội phá rối an ninh lại móc nối với Hùng cùng tham gia tổ chức phản động “Ủy ban bảo vệ người lao động VN”.
Từ tháng 10 đến 12/2009, Hùng, Hạnh, Chương đã sang Thái Lan, Malaysia để họp mặt với Thành, nhận nhiệm vụ rồi về nước tổ chức các cuộc lãn công, đình công tự phát tại các KCN ở TP.HCM và Đồng Nai.
Từ cuối tháng 1 đến đầu tháng 2/2010, biết công nhân Công ty Mỹ Phong ở Trà Vinh đình công, 3 tên này đã đến tìm hiểu rồi dụ dỗ, lôi kéo họ, soạn thảo, in ấn tờ rơi nhằm xúi công nhân tiếp tục đình công.
Sau đó, cả 3 về Bình Dương, in ấn truyền đơn phản động rải tại một số khu vực ở TP.HCM và tỉnh Đồng Nai đêm 8/2/2010.
Nội dung kêu gọi người dân chống lại Đảng, Nhà nước, kêu gọi “đấu tranh để đòi dân chủ”, lợi dụng các vấn đề còn thiếu sót trong chế độ lao động, tiền lương của công nhân ở một số khu công nghiệp để tổ chức tuyên truyền, kích động công nhân đình công, biểu tình, phá hoại máy móc, nhà xưởng, tài sản của doanh nghiệp.
(Theo NLĐ)
Từ trái qua: Đoàn Huy Chương, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng. Ảnh: CAND |
Từ cuối tháng 1 đến đầu tháng 2/2010, biết công nhân Công ty Mỹ Phong ở Trà Vinh đình công, 3 tên này đã đến tìm hiểu rồi dụ dỗ, lôi kéo họ, soạn thảo, in ấn tờ rơi nhằm xúi công nhân tiếp tục đình công.
Sau đó, cả 3 về Bình Dương, in ấn truyền đơn phản động rải tại một số khu vực ở TP.HCM và tỉnh Đồng Nai đêm 8/2/2010.
Nội dung kêu gọi người dân chống lại Đảng, Nhà nước, kêu gọi “đấu tranh để đòi dân chủ”, lợi dụng các vấn đề còn thiếu sót trong chế độ lao động, tiền lương của công nhân ở một số khu công nghiệp để tổ chức tuyên truyền, kích động công nhân đình công, biểu tình, phá hoại máy móc, nhà xưởng, tài sản của doanh nghiệp.
(Theo NLĐ)
Theo báo chí Việt Nam thì ba người đã bị xét xử với tội danh “phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân” theo điều 89 Bộ Luật Hình sự, vì đã rải truyền đơn kích động công nhân biểu tình, đình công, phá hoạt tài sản doanh nghiệp.
Theo Human Rights Watch, ba người này là những người trẻ tuổi tranh đấu cho quyền lợi của công nhân và các nạn nhân bị chính quyền tịch thu đất đai tại Việt Nam.
Human Rights Watch cho biết cả ba người hầu như bị biệt giam hoàn toàn kể từ khi bị bắt hồi tháng hai.
Ông Đoàn Huy Chương, một trong những sáng lập viên của Hiệp hội Đoàn kết Công Nông, từng bị bắt hồi năm 2006 sau khi giúp thành lập tổ chức không được chính quyền Việt Nam công nhận này.
Ông Chương sau đó bị tuyên án một năm rưỡi về tội danh “lợi dụng các quyền tự do, dân chủ” và “xuyên tạc nhằm phá hoại nhà nước”.
Nguồn: AFP, CAND
-Ba người Việt Nam hoạt động bảo vệ quyền lợi công nhân bị đưa ra toà
DCVOnline – Tin AFP
Một người thành lập một công đoàn độc lập và hai người hoạt động bảo vệ quyền lợi cho người lao động bị đưa ra toà hôm nay thứ Ba ngày 26 tháng Mười với tội phá rối an ninh, một viên chức toà án cho hay.
Ông Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hưng, và Đỗ Thị Minh Hạnh ra toà ở tỉnh Trà Vinh thuộc vùng Châu thổ Cửu Long, viên chức toà án nói nhưng từ chối không cho biết tên.
“Toà sẽ có phán quyết vào ngày mai thứ Tư,” bà nói. “Những người bị truy tố đã không yêu cầu luật sư bảo vệ cho mình.”
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền có trụ sở ở Hoa Kỳ nói cả ba người đều nằm trong lứa tuổi hai mươi, bị bắt hôm tháng Hai vì tội phân phát truyền đơn chống chính phủ và giúp những công nhân khác tổ chức biểu tình đòi tăng lương.
Ông Chương bị bắt trước đây hôm tháng Mười năm 2006 sau khi ông giúp tổ chức Hiệp hội Đoàn kết Công Nông Việt Nam (UWFO) mà nhà nước Việt Nam cấm hoạt động. Sau đó ông bị án 18 tháng tù bởi một toà án ở tỉnh Đồng Nai vì tội “phát tán thông tin sai lạc nhằm nói xấu nhà nước,” theo báo chí nhà nước cho hay lúc đó.
Nhà nước Việt Nam cấm hoạt động tất cả những công đoàn nào không nằm trong sự kiểm soát của Đảng Cộng sản.
Tội danh “phá rối an ninh” có thể bị phạt giữa hai cho đến 15 năm tù ở nếu bị kết án.
© DCVOnline
Một người thành lập một công đoàn độc lập và hai người hoạt động bảo vệ quyền lợi cho người lao động bị đưa ra toà hôm nay thứ Ba ngày 26 tháng Mười với tội phá rối an ninh, một viên chức toà án cho hay.
Ông Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hưng, và Đỗ Thị Minh Hạnh ra toà ở tỉnh Trà Vinh thuộc vùng Châu thổ Cửu Long, viên chức toà án nói nhưng từ chối không cho biết tên.
“Toà sẽ có phán quyết vào ngày mai thứ Tư,” bà nói. “Những người bị truy tố đã không yêu cầu luật sư bảo vệ cho mình.”
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền có trụ sở ở Hoa Kỳ nói cả ba người đều nằm trong lứa tuổi hai mươi, bị bắt hôm tháng Hai vì tội phân phát truyền đơn chống chính phủ và giúp những công nhân khác tổ chức biểu tình đòi tăng lương.
Anh Nguyễn Tấn Hoành, tên thật là Đoàn Huy Chương sau hai năm tù. Nguồn: DCVOnline |
Nhà nước Việt Nam cấm hoạt động tất cả những công đoàn nào không nằm trong sự kiểm soát của Đảng Cộng sản.
Tội danh “phá rối an ninh” có thể bị phạt giữa hai cho đến 15 năm tù ở nếu bị kết án.
© DCVOnline
Nguồn:
(1) Three Vietnam labour activists on trial: court. AFP (Agence France-Presse), 26 October 2010
-
-đọc cái tiêu đề cũng thấy được ý: một đằng thì truy tố bị can , đằng thì kết án nhà hoạt động bảo vệ người lao động-VN truy tố 3 nhà hoạt động cổ súy cho quyền người lao động (VOA)-Theo tin DPA ngày 18/10, ba nhà hoạt động trẻ tên Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, 29 tuổi, Đỗ thị Minh Hạnh và Đoàn Huy Chương, cùng 25 tuổi, vừa bị chính quyền Việt Nam truy tố về tội phá rối an ninh.
Theo cáo trạng, ba người này thường xuyên liên lạc và nhận tiền từ Chủ tịch Ủy ban bảo vệ người lao động Việt Nam là ông Trần Ngọc Thành ở Ba Lan để in ấn và phát tán truyền đơn chống nhà nước và kích động công nhân đình công.
Cáo trạng nêu rõ các hành vi có tổ chức của các bị can là cực kỳ nghiêm trọng nhằm phá rối an ninh quốc gia, cần phải xử phạt.
Bản tin cùng ngày trên báo Tuổi trẻ nhan đề “Truy tố ba bị can phạm tội phá rối an ninh” cho biết các bị can bị bắt giữ từ hồi tháng 2 năm nay.
Đoàn Huy Chương từng bị bắt và kết án 18 tháng tù hồi cuối năm 2007 vì tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ”, sau đó được phóng thích vào tháng 3 năm 2008 vì tình trạng sức khỏe yếu kém.
Nếu bị xét là có tội “phá rối an ninh”, cả ba bị can có thể lãnh án từ 5 đến 15 năm tù.
Nguồn: DPA, Tuoi Tre
Cáo trạng nêu rõ các hành vi có tổ chức của các bị can là cực kỳ nghiêm trọng nhằm phá rối an ninh quốc gia, cần phải xử phạt.
Bản tin cùng ngày trên báo Tuổi trẻ nhan đề “Truy tố ba bị can phạm tội phá rối an ninh” cho biết các bị can bị bắt giữ từ hồi tháng 2 năm nay.
Đoàn Huy Chương từng bị bắt và kết án 18 tháng tù hồi cuối năm 2007 vì tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ”, sau đó được phóng thích vào tháng 3 năm 2008 vì tình trạng sức khỏe yếu kém.
Nếu bị xét là có tội “phá rối an ninh”, cả ba bị can có thể lãnh án từ 5 đến 15 năm tù.
Nguồn: DPA, Tuoi Tre
TT - Ngày 17-10, Viện KSND tối cao có cáo trạng vụ án “phá rối an ninh”, truy tố các bị can Nguyễn Hoàng Quốc Hùng (29 tuổi), Đỗ Thị Minh Hạnh (25 tuổi, cùng tạm trú tại thị trấn Lái Thiêu, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương) và Đoàn Huy Chương (25 tuổi, trú tại xã Phú Ngọc, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai) về tội danh trên.
Theo cáo trạng, từ tháng 7-2009 đến khi bị bắt, các bị can trên thường xuyên liên lạc và nhận tiền từ Trần Ngọc Thành (đối tượng cầm đầu tổ chức phản động lưu vong “Ủy ban bảo vệ người lao động Việt Nam” ở nước ngoài) để tổ chức rải truyền đơn nhằm tuyên truyền xuyên tạc chống Nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam; lôi kéo, kích động xúi giục một số công nhân của Công ty TNHH giày da Mỹ Phong (tỉnh Trà Vinh) tổ chức đình công gây cản trở hoạt động của doanh nghiệp, gây mất trật tự an ninh xã hội địa phương.
Tháng 2-2010, cơ quan công an đã bắt các bị can trên để điều tra làm rõ. Qua khám xét đã thu giữ nhiều phương tiện liên lạc, tài liệu liên quan chứng minh hành vi phạm tội của các bị can này. Theo đánh giá của Viện KSND tối cao, hành vi phạm tội của các bị can rất nghiêm trọng, hoạt động phạm tội có tổ chức, có sự phân công nhiệm vụ cụ thể với ý đồ phá hoại.
MINH QUANG
Vietnam charges labour activists with "disrupting security" DPA
Hanoi - Vietnamese authorities have brought charges against three labour activists for 'disrupting security,' an official said Monday.
The indictment said the three often contacted and received money from Tran Ngoc Thanh, chairman of the Warsaw-based Committee to Protect Vietnamese Workers, to print and distribute anti-government leaflets and to foment labour strikes.
It said 'those offenders' crimes are very serious, operated and organized with the intention to destroy the country's security, and need punishing.'
The accused are Nguyen Hoang Quoc Hung, 29, Do Thi Minh Hanh and Doan Huy Chuong, both 25 years old, said Nguyen To Toan, deputy head of security department No 2 of the prosecutor's office.
In November 2006, Chuong established the United Workers-Farmers Organization of Vietnam (UWFO) to advocate for labour rights. He was arrested and sentenced to 18 months in prison in December 2007 for 'abusing democratic freedoms,' but was released on May 13, 2008 due to poor health.
His father, Doan Van Dien, 55, a co-founder of UWFO, was also sentenced to four-and-a-half years in December 2007.
Hung and Hanh were accused of distributing anti-government leaflets and soliciting farmers' complaints about government confiscation of their land.
The three face jail sentences of five to 15 years if convicted.
Authorities in Vietnam have jailed dozens of democracy activists and independent bloggers over the past year.
- Giúp Đỡ Dân Oan: Công hay Tội?— (RFA) 2010-09-25
Cách đây hai tháng, chúng tôi có loan tin về việc 3 người trẻ tuổi: Đoàn Huy Chương (tức Nguyễn Tấn Hoành, chủ tịch Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông), Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị Minh Hạnh là 2 sinh viên; họ bị công an bắt giam từ tháng 2 năm 2010.
Tấm lá chắn thép 09:04:00 15/08/2010
Những năm qua, Việt Nam được coi là điểm đến hòa bình của thế giới bởi sự ổn định về an ninh chính trị. Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động khôn lường, nạn khủng bố gia tăng, một số nhóm khủng bố, phản động lưu vong người Việt, được sự trợ giúp của nhiều tổ chức mang nặng tư tưởng thù địch của phương Tây đã không từ bỏ âm mưu phá hoại sự ổn định đất nước bằng nhiều hình thức. Nhưng tất cả những âm mưu, kế hoạch của chúng đều bị Lực lượng An ninh đập tan. Một trong những đơn vị chủ công trên mặt trận này là Cục Chống khủng bố thuộc Tổng cục An ninh I - Bộ Công an.
Nhìn lại bối cảnh chung…
Từ ngay sau năm 1975, một số tổ chức khủng bố phản động lưu vong, được sự hà hơi, tiếp sức của các thế lực phản động quốc tế như cho mượn đất đặt căn cứ, trại huấn luyện làm bàn đạp xâm nhập Việt Nam, cung cấp phương tiện kỹ thuật, súng đạn, chất nổ, tiền bạc..., bọn chúng liên tục tung người về Việt Nam, tiến hành các âm mưu khủng bố mà cụ thể là các kế hoạch "Vượt sóng", "Sang sông", "Đông tiến 1", "Đông tiến 2" của "Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam" do Hoàng Cơ Minh cầm đầu - và bây giờ nó biến hóa thành tổ chức khủng bố "Việt Tân" do Lý Thái Hùng, Đỗ Hoàng Điềm, Hoàng Cơ Định ngồi ghế chủ soái.
Mặc dù đã thay hình đổi dạng, nhưng "Việt Tân" vẫn lộ nguyên hình qua việc cử "trung ương ủy viên" Nguyễn Quốc Quân lén lút vào Việt Nam qua lối mòn cửa khẩu biên giới Việt Nam - Campuchia ở Tây Ninh, để hình thành nên một đường dây bí mật, đưa người và vũ khí về nước. Đó là "Chính phủ Việt Nam tự do" của Nguyễn Hữu Chánh với hàng chục đợt xâm nhập - mỗi đợt hàng chục tên cùng chất nổ, dây cháy chậm, kíp nổ, lựu đạn, truyền đơn, máy chèn sóng, cướp sóng đài phát thanh.
Đó còn là "Đảng dân chủ nhân dân" của Đỗ Thành Công, vào Việt Nam dưới hình thức thăm thân nhân để móc nối, xây dựng tổ chức, "đảng nhân dân hành động" của Nguyễn Xuân Ngãi, Nguyễn Sĩ Bình, chỉ đạo tay chân như Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long, Trần Huỳnh Duy Thức..., thành lập những "câu lạc bộ", "nhóm nghiên cứu" làm vỏ bọc hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, "Đảng vì dân" của Nguyễn Công Bằng, Trịnh Thị Ngọc Anh chỉ đạo cơ sở trong nước là Đoàn Văn Diên, Đoàn Huy Chương, Trần Thị Lệ Hồng, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, rải truyền đơn, kích động công nhân biểu tình, đình công, phá hoại phương tiện sản xuất của chủ doanh nghiệp...
Bên cạnh đó, cũng không thể không nhắc đến những phần tử cơ hội chính trị, bất mãn ở trong nước, vỗ ngực tự xưng "đối lập", "dân chủ", nhận tiền bạc vật chất rồi bằng hình thức này hay hình thức khác, tiếp tay cho những tổ chức phản động lưu vong người Việt ở nước ngoài, chống phá đất nước.
Có thể nhận thấy âm mưu thâm độc của các tổ chức phản động lưu vong người Việt ở nước ngoài là đánh vào tâm lý anh hùng cá nhân để dựng lên những "ngọn cờ" chính trị đối lập bằng các phương thức như lôi kéo, móc nối, sử dụng tiền bạc, vật chất để mua chuộc, khống chế. Chúng liên tục ra sức tán dương những bài viết, những tác phẩm thi, ca, nhạc, họa của những người này và trong một số trường hợp cần thiết, với sự tiếp tay của những thế lực phản động quốc tế, chúng trao giải thưởng A, danh hiệu B cho họ nhằm tạo dựng uy thế, kiếm số vốn "chính trị" để họ có đủ điều kiện trở thành "thủ lĩnh" của cái gọi là "các phong trào dân chủ ở Việt Nam".
Chính vì thế, sự ra đời của Cục Chống khủng bố - Tổng cục An ninh Việt Nam là việc làm rất cần thiết, nhằm góp phần ngăn chặn, đập tan những âm mưu, kế hoạch của những nhóm phản động lưu vong người Việt, cố tình phá hoại cuộc sống yên bình của nhân dân, phá hoại sự hội nhập của Việt Nam với thế giới. Qua thông tin trao đổi với các cơ quan an ninh của nhiều nước, chúng ta đã có cơ sở để xác định những tổ chức của các nhóm phản động lưu vong người Việt mà có thời kỳ, nó lên tới con số... 530, hoạt động ở hơn 20 quốc gia.
Những tổ chức khủng bố, phản động
Như đã thành một quy luật, các tổ chức khủng bố, phản động lưu vong người Việt luôn tìm cách móc nối, câu kết với những tổ chức quốc tế, những tổ chức phi chính phủ hoặc quỹ này, hội đoàn nọ để tìm sự ủng hộ nhằm phô trương thanh thế, nhận sự ủng hộ về tài chính để hoạt động.
Bên cạnh đó, nhiều tổ chức còn liên kết với nhau mà cụ thể là tại Pháp, 7 nhóm người Việt lưu vong đã thống nhất thành lập cái gọi là "Phong trào đấu tranh dành tự do và dân chủ cho Việt Nam", cầm đầu là Nguyễn Võ Kỳ, Tổng thư ký của "Liên minh Việt Nam dân tộc". Tại Mỹ, 24 tổ chức phản động đã liên kết thành lập "Hội đồng Việt Nam tự do". Tại Đức, Thụy Sĩ, Bỉ, Hà Lan, 25 nhóm cùng thành lập "Nghị hội Việt Nam tị nạn Cộng sản tại châu Âu", do Lại Thế Hùng cầm đầu.
Nguy hiểm hơn cả là những tổ chức mang tính toàn cầu, chẳng hạn như "Liên minh Việt Nam tự do" của Nguyễn Ngọc Đức. Liên minh ấy là tác giả của nhiều chiến dịch tán phát tài liệu phá hoại tư tưởng vào nước ta như chiến dịch "chuyển tin tức về Việt Nam" mà đại đa số là những thông tin xuyên tạc sự thật, hoặc "giải pháp xây dựng dân chủ cho Việt Nam" mà mục đích chính vẫn là bằng mọi cách, lật đổ chính quyền.
Một tổ chức khác, là "Ủy ban liên lạc các tổ chức người Việt tự do", do 60 nhóm người Việt lưu vong liên kết, hình thành. Cái gọi là "ủy ban" này, đã tán phát về nước nhiều "tâm thư", kêu gọi, kích động người dân trong nước "nổi dậy cướp chính quyền". Trong nước, họ tìm cách móc nối, xây dựng lên những hội nhóm mang màu sắc chính trị, như "Hội cựu sĩ quan quân lực Việt Nam cộng hòa", "Hội ái hữu biệt động quân", "Hội ái hữu không quân", "Hội cựu tù nhân chính trị", "Hội cựu biệt kích", "Hội cựu quân cảnh", "Hội thương phế binh", "Hội cựu quân nhu, quân vận"...
Đáng chú ý nhất là "Hội cựu biệt kích" và "Hội thương phế binh", đã có những hoạt động rất tích cực. Bằng cách tung tin Chính phủ Mỹ sẽ tiếp nhận các cựu biệt kích, cựu thương phế binh Việt Nam cộng hòa sang Mỹ định cư, đồng thời trợ giúp mỗi người 40 nghìn USD, Lương Thị Nga, kẻ cầm đầu "Ban bảo trợ thương phế binh Việt Nam Cộng hòa" ở Pháp, đã tán phát tài liệu, hướng dẫn họ lập hồ sơ, danh sách nhưng thực chất đây chính là thủ đoạn kiểm danh, kiểm diện để đưa những người này vào hàng ngũ, chờ thời cơ hoạt động.
Và các hoạt động khủng bố
Đầu năm 2007, sau nhiều ngày họp hành, bàn bạc, bọn chóp bu Việt Tân cho ra đời một kế hoạch mà chúng đặt tên là "Kế hoạch sang sông". Nội dung của kế hoạch này bao gồm việc cử người về Việt Nam dưới hình thức thăm thân nhân, du lịch hoặc tìm kiếm cơ hội đầu tư rồi thông qua đó, chụp ảnh, vẽ sơ đồ, tìm hiểu quy luật làm việc của những cơ quan quan trọng của Nhà nước Việt Nam (mà nhóm Mai Hữu Bảo, Nguyễn Thị Xuân Trang, Nguyễn Tấn Anh đã bị bắt quả tang khi đang chụp ảnh Cơ quan Bộ Công an phía Nam vào ngày 3/4/2008 là một điển hình), đồng thời cử người xâm nhập trái phép qua ngả biên giới Việt Nam, Campuchia, tổ chức các trạm giao liên, các điểm liên lạc, tiếp xúc, các chỗ trú chân để hình thành một đường dây đưa người, vũ khí, chất nổ vào Việt Nam tiến hành khủng bố.
Một trong những kẻ được bọn cầm đầu Việt Tân chỉ đạo trực tiếp thực hiện "Kế hoạch sang sông" là Nguyễn Quốc Quân. Tháng 10/2007, Nguyễn Quốc Quân xâm nhập Việt Nam trái phép theo lối mòn của dân buôn thuốc lá lậu ở khu vực cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh, rồi tìm hiểu đường đi lối lại, từ Mộc Bài về TP HCM bằng các loại phương tiện gì, vận chuyển vũ khí, chất nổ, truyền đơn bằng những cách gì để được an toàn (tất cả những thông tin ấy, Nguyễn Quốc Quân mã hóa bằng các ký hiệu toán học rồi chuyển về Mỹ cho bọn cầm đầu qua e-mail).
Đầu tháng 11/2007, Nguyễn Quốc Quân quay về Mỹ, báo cáo cho bọn cầm đầu Việt Tân biết kết quả của chuyến xâm nhập. Ngày 9/11/2007, Quân từ Mỹ sang Thái Lan, gặp Nguyễn Hải (tức Khunmi Somsak, Nguyễn Quang Phục) rồi cùng Hải đi Campuchia. Tại đây, Quân được Nguyễn Ngọc Đức, là "trung ương ủy viên Việt Tân" giao cho 2 điện thoại di động số Campuchia, 3 simcard số Việt Nam cùng một chứng minh nhân dân Campuchia giả mạo, mang tên Ly Seng.
Thời điểm này, Nguyễn Thị Thanh Vân, Trương Văn Sĩ (tức Trương Leon), theo chỉ đạo của bọn Việt Tân, cũng đã nhập cảnh Việt Nam dưới vỏ bọc thăm thân nhân, để cùng phối hợp với Nguyễn Quốc Quân. Ngày 17/11/2007, lần lượt Nguyễn Thị Thanh Vân, Trương Văn Sĩ, Nguyễn Hải đến nhà Nguyễn Thế Vũ. Trước đó, theo yêu cầu của Nguyễn Đức Thuận - thành viên Việt Tân ở Oslo, Na Uy, Vũ đã thu thập danh sách và địa chỉ của hơn 40 công ty và 7.000 địa chỉ cá nhân ở nhiều tỉnh thành trong cả nước.
Tại nhà Vũ, căn cứ vào những địa chỉ mà Nguyễn Thế Vũ cung cấp, cả bọn in truyền đơn rồi cho vào phong bì và cắt, dán tên người nhận. Nội dung truyền đơn kêu gọi người dân đứng lên vũ trang bạo loạn, kêu gọi công nhân đình công, gây bất ổn trong xã hội, kêu gọi gia nhập tổ chức Việt Tân. Theo kế hoạch, nếu việc gửi truyền đơn trót lọt, chúng sẽ tiếp tục đưa thêm nhiều toán khác về nước để tuyển mộ, tập hợp lực lượng, biến Việt Tân thành một tổ chức đối đầu công khai, kích động người dân biểu tình, bạo loạn lật đổ Nhà nước.
Sáng 17/11, Ly Seng quay lại biên giới Việt Nam - Campuchia và khi đang tìm cách vượt biên giới thì bị cơ quan chức năng tỉnh Tây Ninh bắt với lý do xuất nhập cảnh trái phép. Kiểm tra trong người gã, chỉ duy nhất có một thẻ căn cước Campuchia với tên Ly Seng. Tại Cơ quan chống khủng bố, Ly Seng thừa nhận: "Tôi chỉ là một con chốt thí, được những kẻ cầm đầu của tổ chức Việt Tân đưa về để kiểm tra đường dây xâm nhập Việt Nam bất hợp pháp làm cơ sở cho những lực lượng sẽ về sau này...". Bên cạnh đó, Ly Seng còn khai rõ về kế hoạch “Đông tiến 07", "ban phát triển quốc nội", "nhóm công tác C21", cũng như tên tuổi, chức vụ của từng đồng bọn trong tổ chức Việt Tân.
Cũng cần nói thêm rằng trong suốt những năm từ 2004 đến 2006, cùng với Nguyễn Văn Hùng - thông qua cái gọi là "Văn phòng trợ giúp pháp lý cho cô dâu và công nhân Việt Nam" tại Đài Loan, Ly Seng (tức Nguyễn Quốc Quân) đã tiến hành tuyển mộ thành viên cho Việt Tân trong giới công nhân, cô dâu Việt Nam dưới hình thức thăm viếng lúc đau ốm, tặng quà nhân dịp sinh nhật, tổ chức liên hoan, ca nhạc miễn phí, dạy nghề... Khi đã móc nối được, Ly Seng tổ chức những khóa huấn luyện, dạy cho họ các phương thức hoạt động bí mật như viết thư mã hóa, đặt hộp thư chết, theo dõi và chống theo dõi, các quy ước liên lạc, cách in ấn, tán phát truyền đơn, cách sử dụng vũ khí, chế tạo chất nổ bằng những vật liệu dễ tìm, rồi đợi thời cơ đưa về Việt Nam hoạt động.
Sau khi Ly Seng bị bắt, bọn phản động Việt Tân đã kêu gọi Chính phủ Mỹ lên tiếng can thiệp vì Nguyễn Quốc Quân là công dân Mỹ, cũng như kêu gọi Chính phủ Pháp, Thái Lan can thiệp cho Nguyễn Thị Thanh Vân, Khunmi Somsak. Một số tổ chức phản động khác như "đảng nhân dân hành động" của Nguyễn Xuân Ngãi, Nguyễn Sĩ Bình, "đảng dân chủ nhân dân" của Đỗ Thành Công cũng bù lu bù loa trên mạng Internet. Về phía Mỹ, Sứ quán Mỹ đã có công hàm gửi cơ quan hữu quan Việt Nam, đề nghị xác nhận người bị bắt có phải là Nguyễn Quốc Quân, công dân Mỹ hay không. Tuy nhiên, Ly Seng không hề nhập cảnh Việt Nam bằng con đường chính thức với hộ chiếu do phía Mỹ cấp, mà về bằng con đường vượt biên trái phép. Hơn nữa, trong suốt thời gian bị tạm giam, Ly Seng nhất mực cho rằng mình là người... Campuchia gốc Việt, có căn cước Campuchia, hiện cư trú tại phường 3, thành phố Phnompenh, có tên Việt là... Nguyễn Quốc Quân.
Tối 27/11/2007, Ly Seng mới khai nhận rằng mình là công dân Mỹ, "ủy viên trung ương" của Việt Tân, "vụ trưởng vụ quốc nội", sinh ngày 20/11/1953 với những cái tên như Nguyễn Quốc Quân, Lê Trung, Tuấn Anh, Chu Cảnh Lâm... Ly Seng cũng nhìn nhận căn cước Campuchia của ông ta cùng một số tên khác là căn cước giả. Bên cạnh đó, Ly Seng còn khai rõ về tất cả những lần xâm nhập Việt Nam trái phép trước đây của ông ta và đồng bọn, đồng thời vẽ lại sơ đồ toàn bộ tuyến xâm nhập, các trạm kiểm soát của Việt Nam và Campuchia mà theo Quân: "Để phổ biến cho các lực lượng về sau này"
Hòa Xuân (Chuyên đề ANTG 984)Từ ngay sau năm 1975, một số tổ chức khủng bố phản động lưu vong, được sự hà hơi, tiếp sức của các thế lực phản động quốc tế như cho mượn đất đặt căn cứ, trại huấn luyện làm bàn đạp xâm nhập Việt Nam, cung cấp phương tiện kỹ thuật, súng đạn, chất nổ, tiền bạc..., bọn chúng liên tục tung người về Việt Nam, tiến hành các âm mưu khủng bố mà cụ thể là các kế hoạch "Vượt sóng", "Sang sông", "Đông tiến 1", "Đông tiến 2" của "Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam" do Hoàng Cơ Minh cầm đầu - và bây giờ nó biến hóa thành tổ chức khủng bố "Việt Tân" do Lý Thái Hùng, Đỗ Hoàng Điềm, Hoàng Cơ Định ngồi ghế chủ soái.
Mặc dù đã thay hình đổi dạng, nhưng "Việt Tân" vẫn lộ nguyên hình qua việc cử "trung ương ủy viên" Nguyễn Quốc Quân lén lút vào Việt Nam qua lối mòn cửa khẩu biên giới Việt Nam - Campuchia ở Tây Ninh, để hình thành nên một đường dây bí mật, đưa người và vũ khí về nước. Đó là "Chính phủ Việt Nam tự do" của Nguyễn Hữu Chánh với hàng chục đợt xâm nhập - mỗi đợt hàng chục tên cùng chất nổ, dây cháy chậm, kíp nổ, lựu đạn, truyền đơn, máy chèn sóng, cướp sóng đài phát thanh.
Đó còn là "Đảng dân chủ nhân dân" của Đỗ Thành Công, vào Việt Nam dưới hình thức thăm thân nhân để móc nối, xây dựng tổ chức, "đảng nhân dân hành động" của Nguyễn Xuân Ngãi, Nguyễn Sĩ Bình, chỉ đạo tay chân như Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long, Trần Huỳnh Duy Thức..., thành lập những "câu lạc bộ", "nhóm nghiên cứu" làm vỏ bọc hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, "Đảng vì dân" của Nguyễn Công Bằng, Trịnh Thị Ngọc Anh chỉ đạo cơ sở trong nước là Đoàn Văn Diên, Đoàn Huy Chương, Trần Thị Lệ Hồng, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, rải truyền đơn, kích động công nhân biểu tình, đình công, phá hoại phương tiện sản xuất của chủ doanh nghiệp...
Bên cạnh đó, cũng không thể không nhắc đến những phần tử cơ hội chính trị, bất mãn ở trong nước, vỗ ngực tự xưng "đối lập", "dân chủ", nhận tiền bạc vật chất rồi bằng hình thức này hay hình thức khác, tiếp tay cho những tổ chức phản động lưu vong người Việt ở nước ngoài, chống phá đất nước.
Có thể nhận thấy âm mưu thâm độc của các tổ chức phản động lưu vong người Việt ở nước ngoài là đánh vào tâm lý anh hùng cá nhân để dựng lên những "ngọn cờ" chính trị đối lập bằng các phương thức như lôi kéo, móc nối, sử dụng tiền bạc, vật chất để mua chuộc, khống chế. Chúng liên tục ra sức tán dương những bài viết, những tác phẩm thi, ca, nhạc, họa của những người này và trong một số trường hợp cần thiết, với sự tiếp tay của những thế lực phản động quốc tế, chúng trao giải thưởng A, danh hiệu B cho họ nhằm tạo dựng uy thế, kiếm số vốn "chính trị" để họ có đủ điều kiện trở thành "thủ lĩnh" của cái gọi là "các phong trào dân chủ ở Việt Nam".
Diễn tập phòng chống khủng bố bằng đường hàng không. |
Những tổ chức khủng bố, phản động
Như đã thành một quy luật, các tổ chức khủng bố, phản động lưu vong người Việt luôn tìm cách móc nối, câu kết với những tổ chức quốc tế, những tổ chức phi chính phủ hoặc quỹ này, hội đoàn nọ để tìm sự ủng hộ nhằm phô trương thanh thế, nhận sự ủng hộ về tài chính để hoạt động.
Bên cạnh đó, nhiều tổ chức còn liên kết với nhau mà cụ thể là tại Pháp, 7 nhóm người Việt lưu vong đã thống nhất thành lập cái gọi là "Phong trào đấu tranh dành tự do và dân chủ cho Việt Nam", cầm đầu là Nguyễn Võ Kỳ, Tổng thư ký của "Liên minh Việt Nam dân tộc". Tại Mỹ, 24 tổ chức phản động đã liên kết thành lập "Hội đồng Việt Nam tự do". Tại Đức, Thụy Sĩ, Bỉ, Hà Lan, 25 nhóm cùng thành lập "Nghị hội Việt Nam tị nạn Cộng sản tại châu Âu", do Lại Thế Hùng cầm đầu.
Nguy hiểm hơn cả là những tổ chức mang tính toàn cầu, chẳng hạn như "Liên minh Việt Nam tự do" của Nguyễn Ngọc Đức. Liên minh ấy là tác giả của nhiều chiến dịch tán phát tài liệu phá hoại tư tưởng vào nước ta như chiến dịch "chuyển tin tức về Việt Nam" mà đại đa số là những thông tin xuyên tạc sự thật, hoặc "giải pháp xây dựng dân chủ cho Việt Nam" mà mục đích chính vẫn là bằng mọi cách, lật đổ chính quyền.
Một tổ chức khác, là "Ủy ban liên lạc các tổ chức người Việt tự do", do 60 nhóm người Việt lưu vong liên kết, hình thành. Cái gọi là "ủy ban" này, đã tán phát về nước nhiều "tâm thư", kêu gọi, kích động người dân trong nước "nổi dậy cướp chính quyền". Trong nước, họ tìm cách móc nối, xây dựng lên những hội nhóm mang màu sắc chính trị, như "Hội cựu sĩ quan quân lực Việt Nam cộng hòa", "Hội ái hữu biệt động quân", "Hội ái hữu không quân", "Hội cựu tù nhân chính trị", "Hội cựu biệt kích", "Hội cựu quân cảnh", "Hội thương phế binh", "Hội cựu quân nhu, quân vận"...
Đáng chú ý nhất là "Hội cựu biệt kích" và "Hội thương phế binh", đã có những hoạt động rất tích cực. Bằng cách tung tin Chính phủ Mỹ sẽ tiếp nhận các cựu biệt kích, cựu thương phế binh Việt Nam cộng hòa sang Mỹ định cư, đồng thời trợ giúp mỗi người 40 nghìn USD, Lương Thị Nga, kẻ cầm đầu "Ban bảo trợ thương phế binh Việt Nam Cộng hòa" ở Pháp, đã tán phát tài liệu, hướng dẫn họ lập hồ sơ, danh sách nhưng thực chất đây chính là thủ đoạn kiểm danh, kiểm diện để đưa những người này vào hàng ngũ, chờ thời cơ hoạt động.
Và các hoạt động khủng bố
Đầu năm 2007, sau nhiều ngày họp hành, bàn bạc, bọn chóp bu Việt Tân cho ra đời một kế hoạch mà chúng đặt tên là "Kế hoạch sang sông". Nội dung của kế hoạch này bao gồm việc cử người về Việt Nam dưới hình thức thăm thân nhân, du lịch hoặc tìm kiếm cơ hội đầu tư rồi thông qua đó, chụp ảnh, vẽ sơ đồ, tìm hiểu quy luật làm việc của những cơ quan quan trọng của Nhà nước Việt Nam (mà nhóm Mai Hữu Bảo, Nguyễn Thị Xuân Trang, Nguyễn Tấn Anh đã bị bắt quả tang khi đang chụp ảnh Cơ quan Bộ Công an phía Nam vào ngày 3/4/2008 là một điển hình), đồng thời cử người xâm nhập trái phép qua ngả biên giới Việt Nam, Campuchia, tổ chức các trạm giao liên, các điểm liên lạc, tiếp xúc, các chỗ trú chân để hình thành một đường dây đưa người, vũ khí, chất nổ vào Việt Nam tiến hành khủng bố.
Một trong những kẻ được bọn cầm đầu Việt Tân chỉ đạo trực tiếp thực hiện "Kế hoạch sang sông" là Nguyễn Quốc Quân. Tháng 10/2007, Nguyễn Quốc Quân xâm nhập Việt Nam trái phép theo lối mòn của dân buôn thuốc lá lậu ở khu vực cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh, rồi tìm hiểu đường đi lối lại, từ Mộc Bài về TP HCM bằng các loại phương tiện gì, vận chuyển vũ khí, chất nổ, truyền đơn bằng những cách gì để được an toàn (tất cả những thông tin ấy, Nguyễn Quốc Quân mã hóa bằng các ký hiệu toán học rồi chuyển về Mỹ cho bọn cầm đầu qua e-mail).
Đầu tháng 11/2007, Nguyễn Quốc Quân quay về Mỹ, báo cáo cho bọn cầm đầu Việt Tân biết kết quả của chuyến xâm nhập. Ngày 9/11/2007, Quân từ Mỹ sang Thái Lan, gặp Nguyễn Hải (tức Khunmi Somsak, Nguyễn Quang Phục) rồi cùng Hải đi Campuchia. Tại đây, Quân được Nguyễn Ngọc Đức, là "trung ương ủy viên Việt Tân" giao cho 2 điện thoại di động số Campuchia, 3 simcard số Việt Nam cùng một chứng minh nhân dân Campuchia giả mạo, mang tên Ly Seng.
Thời điểm này, Nguyễn Thị Thanh Vân, Trương Văn Sĩ (tức Trương Leon), theo chỉ đạo của bọn Việt Tân, cũng đã nhập cảnh Việt Nam dưới vỏ bọc thăm thân nhân, để cùng phối hợp với Nguyễn Quốc Quân. Ngày 17/11/2007, lần lượt Nguyễn Thị Thanh Vân, Trương Văn Sĩ, Nguyễn Hải đến nhà Nguyễn Thế Vũ. Trước đó, theo yêu cầu của Nguyễn Đức Thuận - thành viên Việt Tân ở Oslo, Na Uy, Vũ đã thu thập danh sách và địa chỉ của hơn 40 công ty và 7.000 địa chỉ cá nhân ở nhiều tỉnh thành trong cả nước.
Tại nhà Vũ, căn cứ vào những địa chỉ mà Nguyễn Thế Vũ cung cấp, cả bọn in truyền đơn rồi cho vào phong bì và cắt, dán tên người nhận. Nội dung truyền đơn kêu gọi người dân đứng lên vũ trang bạo loạn, kêu gọi công nhân đình công, gây bất ổn trong xã hội, kêu gọi gia nhập tổ chức Việt Tân. Theo kế hoạch, nếu việc gửi truyền đơn trót lọt, chúng sẽ tiếp tục đưa thêm nhiều toán khác về nước để tuyển mộ, tập hợp lực lượng, biến Việt Tân thành một tổ chức đối đầu công khai, kích động người dân biểu tình, bạo loạn lật đổ Nhà nước.
Sáng 17/11, Ly Seng quay lại biên giới Việt Nam - Campuchia và khi đang tìm cách vượt biên giới thì bị cơ quan chức năng tỉnh Tây Ninh bắt với lý do xuất nhập cảnh trái phép. Kiểm tra trong người gã, chỉ duy nhất có một thẻ căn cước Campuchia với tên Ly Seng. Tại Cơ quan chống khủng bố, Ly Seng thừa nhận: "Tôi chỉ là một con chốt thí, được những kẻ cầm đầu của tổ chức Việt Tân đưa về để kiểm tra đường dây xâm nhập Việt Nam bất hợp pháp làm cơ sở cho những lực lượng sẽ về sau này...". Bên cạnh đó, Ly Seng còn khai rõ về kế hoạch “Đông tiến 07", "ban phát triển quốc nội", "nhóm công tác C21", cũng như tên tuổi, chức vụ của từng đồng bọn trong tổ chức Việt Tân.
Tấm căn cước giả mang tên Ly Seng (tức Nguyễn Quốc Quân). |
Sau khi Ly Seng bị bắt, bọn phản động Việt Tân đã kêu gọi Chính phủ Mỹ lên tiếng can thiệp vì Nguyễn Quốc Quân là công dân Mỹ, cũng như kêu gọi Chính phủ Pháp, Thái Lan can thiệp cho Nguyễn Thị Thanh Vân, Khunmi Somsak. Một số tổ chức phản động khác như "đảng nhân dân hành động" của Nguyễn Xuân Ngãi, Nguyễn Sĩ Bình, "đảng dân chủ nhân dân" của Đỗ Thành Công cũng bù lu bù loa trên mạng Internet. Về phía Mỹ, Sứ quán Mỹ đã có công hàm gửi cơ quan hữu quan Việt Nam, đề nghị xác nhận người bị bắt có phải là Nguyễn Quốc Quân, công dân Mỹ hay không. Tuy nhiên, Ly Seng không hề nhập cảnh Việt Nam bằng con đường chính thức với hộ chiếu do phía Mỹ cấp, mà về bằng con đường vượt biên trái phép. Hơn nữa, trong suốt thời gian bị tạm giam, Ly Seng nhất mực cho rằng mình là người... Campuchia gốc Việt, có căn cước Campuchia, hiện cư trú tại phường 3, thành phố Phnompenh, có tên Việt là... Nguyễn Quốc Quân.
Tối 27/11/2007, Ly Seng mới khai nhận rằng mình là công dân Mỹ, "ủy viên trung ương" của Việt Tân, "vụ trưởng vụ quốc nội", sinh ngày 20/11/1953 với những cái tên như Nguyễn Quốc Quân, Lê Trung, Tuấn Anh, Chu Cảnh Lâm... Ly Seng cũng nhìn nhận căn cước Campuchia của ông ta cùng một số tên khác là căn cước giả. Bên cạnh đó, Ly Seng còn khai rõ về tất cả những lần xâm nhập Việt Nam trái phép trước đây của ông ta và đồng bọn, đồng thời vẽ lại sơ đồ toàn bộ tuyến xâm nhập, các trạm kiểm soát của Việt Nam và Campuchia mà theo Quân: "Để phổ biến cho các lực lượng về sau này"
Công nhân Việt Nam rất cần thành lập công đoàn độc lập VOA Huy Phương
VOA: Ông nghĩ sao về lời kêu gọi của Thượng nghị sĩ Tom Harkin?
Ông Trần Ngọc Thành: Đây là kết quả của một sự lên tiếng bênh vực người lao động của những người đấu tranh cho quyền lợi của người lao động ở Việt Nam, cũng như của giới truyền thông nói chung; làm cho chính phủ các nước chú ý đến quyền lợi của người lao động Việt Nam; bởi vì quyền lợi của người lao động Việt Nam luôn bị chà đạp và coi rẻ. Đối với nông dân, đất của họ bị trưng thu với cái giá rẻ mạt, và bán lại với giá cao gấp ngàn lần, khi nông dân kêu oan thì bị nhà cầm quyền đánh đập, bắt bớ và bỏ tù. Đối với người công nhân, nhà cầm quyền đồng lõa với giới chủ để bóc lột công nhân, chào mời giới đầu tư nước ngoài với giá rẻ mạt, không quan tâm đến môi trường sống và lao động của công nhân. Ngoài ra còn có những luật lệ cấm công nhân đình công, bắt bớ, đàn áp và bỏ tù những người giúp đỡ công nhân, giúp đỡ dân oan. Chính quyền còn dùng những công đoàn cơ sở để kiểm soát công nhân. Bên cạnh đó, việc xuất khẩu công nhân ra nước ngoài cũng giống như xuất khẩu nô lệ, lập ra những công ty môi giới mà chủ yếu là thu tiền của nông nhân không có việc làm tại nông thôn. Khi thu được tiền rồi thì mang con bỏ chợ. Đó là thực trạng của người lao động Việt Nam.
VOA: Thưa ông, phía Việt Nam nói đã có nhiều công đoàn rồi thì tại sao lại cần có công đoàn độc lập?
Ông Trần Ngọc Thành: Công đoàn hiện nay tại Việt Nam là do đảng cộng sản lập ra, cán bộ lãnh đạo công đoàn các cấp đều là đảng viên cộng sản. Công đoàn thực chất là công cụ của đảng cộng sản, hoạt động theo đường lối và chỉ đạo của đảng cộng sản Việt Nam. Thực chất công đoàn hiện nay là kiềm tỏa công nhân, thực hiện các chủ trương chính sách của đảng cộng sản. Công nhân bị bóc lột thậm tệ, họ bị khinh rẻ và không ai bênh vực họ. Vì vậy, thành lập một công đoàn độc lập tại Việt Nam rất cần thiết, vì công nhân cần bầu lên những người đại diện thực sự để bảo vệ quyền lợi.
VOA: Xin cho biết một số hoạt động của Ủy ban Bảo Vệ Người Lao động tại Việt Nam?
Ông Trần Ngọc Thành: Ủy ban Bảo Vệ Người Lao động Việt Nam được thành lập từ tháng 10 năm 2006 với mục đích chính là giúp đỡ và bênh vực quyền lợi cho người lao động Việt Nam. Trong thời gian qua, thành viên của ủy ban đã có những hoạt động như hướng dẫn người công nhân các phương pháp tranh đấu để họ có thể tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình bằng cách tìm đến các xí nghiệp, các công ty để giúp đỡ công nhân. Ngoài ra ủy ban cũng phát hành những tờ báo và những tài liệu khác, nêu lên những quyền lợi chính đáng của người lao động, luật pháp quốc tế, luật lệ về nhân quyền; để công nhân biết được mình có những quyền gì và tranh đấu như thế nào. Các tài liệu này là cơ sở pháp lý, chỗ dựa để họ có thể tranh đấu với giới chủ có hiệu quả.
VOA: Xin ông cho biết một số trường hợp đã bị bắt tại Việt Nam vì tranh đấu cho quyền của người lao động?
Ông Trần Ngọc Thành: Từ khi phong trào tranh đấu cho người công nhân phát triển, có nhiều người đã bị bắt khi giúp đỡ công nhân và dân oan, ví dụ như chị Lê Thị Công Nhân, anh Nguyễn Văn Đài, chị Hồ Thị Bích Khương, hay chị Trần Khải Thanh Thủy. Hằng trăm công nhân khác cũng bị bắt bớ, đánh đập, hoặc sa thải vì tổ chức đình công hoặc tranh đấu cho quyền lợi của công nhân. Khi Hiệp hội Đoàn Kết Công Nông của anh Nguyễn Tấn Hoành hay ông Đoàn Văn Duyên được thành lập, toàn bộ những người trong tổ chức đều bị bắt. Ông Đoàn Văn Duyên bị bắt từ năm 2007 đến nay. Hai người con của ông là Đoàn Huy Chương và Đoàn Huy Tâm cũng bị bắt. Những người khác như anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, và chị Đỗ Thị Minh Hạnh hiện nay cũng đang nằm trong tù, bị bắt từ dịp Tết. Những người này bị vu cáo là đã móc nối với các tổ chức phản động ở nước ngoài hoặc rải truyền đơn mà chẳng có chứng cớ nào; chẳng định nghĩa thế nào là tổ chức phản động, và nội dung của truyền đơn là gì. Họ bị giam trong điều kiện khắc nghiệt chỉ vì muốn giúp đỡ người công nhân, năm sáu tháng không cho người nhà đến thăm.
VOA: Là người sống lâu năm tại Ba Lan, ông thấy kể từ khi Công Đoàn Đoàn Kết thành công, nước Ba Lan có những thay đổi như thế nào?
Ông Trần Ngọc Thành: Những ai từng đến Ba Lan đều thấy một sự thay đổi một trời một vực từ một nước Ba Lan cộng sản đến một nước Ba Lan dân chủ hiện nay. Người lao động Ba Lan hiện nay có quyền thực sự, họ là chủ nhân của đất nước họ. Mọi người đều có quyền giống như một tổng thống hay một thủ tướng tại đất nước họ. Mọi người ở chức vụ hay vị trí công tác nào đều có quyền ngang nhau. Đó là những quyền mà những nước độc tài như Việt Nam chẳng bao giờ có cả.
VOA: Bên cạnh những mặt tích cực đó, chắc hẳn cũng còn những mặt tiêu cực?
Ông Trần Ngọc Thành: Tất nhiên Ba Lan cũng mới xây dựng dân chủ trên dưới 20 năm. Trong quá trình thực hiện dân chủ vẫn có những khiếm khuyết, những cái chưa hoàn thiện. Nhưng điều cơ bản là xã hội dân chủ đã tạo điều kiện cho mỗi người dân đều có tiếng nói của mình, hoàn thiện, loại bỏ những yếu tố cản trở tiến trình dân chủ. Ví dụ trong một xã hội dân chủ vẫn có tham nhũng, vẫn có những đặc quyền chẳng hạn; nhưng mọi người đều có quyền lên tiếng trước những vấn nạn của xã hội. Báo chí tự do có quyền lên tiếng đả phá, phanh phui tất cả những vấn nạn xã hội đó. Ngay cả Ba Lan vẫn còn những tiêu cực, nhưng điều kiện để sửa chữa, loại bỏ những tiêu cực đó chắc chắn sẽ được phát huy rất nhiều, nhờ một thể chế dân chủ, nhờ tự do báo chí, nhờ quyền công dân được bình đẳng.
VOA: Liệu công nhân Việt Nam có nên thành lập một Công Đoàn Đoàn Kết giống Ba Lan không, nếu có thì có những thuận lợi khó khăn gì, và trong điều kiện nào thì mới có thể thành công?
Ông Trần Ngọc Thành: Công đoàn Đoàn kết của Ba Lan theo tôi nghĩ chỉ là danh xưng thôi. Thực chất đó cũng là một công đoàn độc lập, có nghĩa là độc lập khỏi sự lãnh đạo của đảng cầm quyền, để thể hiện ý chí, nguyện vọng của người công nhân. Công đoàn độc lập này do công nhân bầu lên chứ không do chính quyền hay đảng phái nào áp đặt cả. Do đó, quyền thành lập một công đoàn độc lập ở Việt Nam rất cần thiết. Khi một công đoàn độc lập với chính quyền, với đảng phái thì nó mới mang danh một công đoàn đúng nghĩa. Công nhân Việt Nam có công đoàn độc lập thì mới bảo vệ được quyền lợi chính đáng của mình. Nhưng hiện nay tại Việt Nam trở ngại chính là đảng cộng sản, chế độ độc tài tại Việt Nam vẫn là trở ngại chính cho công đoàn độc lập. Muốn thành lập công đoàn độc lập tại Việt Nam tất nhiên đòi hỏi phải có sự đấu tranh. Không bao giờ công nhân xin thì đảng cộng sản mới cho thành lập. Chỉ có con đường đấu tranh để tự bảo vệ quyền lợi của mình thì người công nhân mới có cơ hội thành lập công đoàn độc lập. Tất nhiên đây là một cuộc đấu tranh rất lâu dài, đòi hỏi có sự hy sinh. Đã có nhiều người bị bắt bớ, tù đày vì đòi thành lập công đoàn độc lập tại Việt Nam. Nhưng cuối cùng, tôi tin thắng lợi là tất yếu. Không những người trong nước mà người Việt ở nước ngoài cũng quan tâm và giúp đỡ. Khi nào có sự đồng thuận, giúp đỡ trong ngoài thì chắc chắn công đoàn độc lập tại Việt Nam cũng tượng tự như Công đoàn Đoàn kết Ba Lan, có nghĩa là chắc chắn nó sẽ trở thành hiện thực.
Chính trị -- Lao động: Số phận của những con thiêu thân (CAND 23-7-10) --
"Kích động gây rối, tuyên truyền chống phá luôn là một hoạt động điên cuồng của các tổ chức phản động hiện nay"
Trước những chứng cứ không thể chối cãi, bọn phản động đó hiện nguyên hình là những con thiêu thân lao đầu vào lửa. Từ một vụ đình công...
Ngày 28/1/2010, tại khuôn viên Nhà máy giày da Mỹ Phong thuộc huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh, xuất hiện một cuộc đình công, nêu yêu sách về tiền lương, chế độ lao động với hàng trăm công nhân tham dự mà trong đó, nhiều phần tử quá khích đã có những hành vi gây mất trật tự an ninh, làm giao thông ách tắc. Cuộc biểu tình kéo dài mãi đến ngày 3/2/2010, thì lãnh đạo nhà máy, tổ chức Công đoàn và chính quyền địa phương mới giải quyết được. Suốt thời gian diễn ra cuộc biểu tình, lẫn lộn trong số công nhân, có 3 người gồm hai nam - một tự xưng là Chín, một là Hoàng và một nữ, tự xưng là Ngọc Anh. Cả 3 ngoài việc quay phim, chụp hình cảnh biểu tình, họ còn có những lời lẽ kích động công nhân, xúi giục công nhân gây rối, đập phá tài sản nhà máy. Sau này, khi cả 3 đã bị bắt, chủ một nhà trọ đã cho họ thuê phòng, kể: "Một bữa, tui đi kiểm tra lại đường dây điện, thấy cửa phòng tụi nó khép không kín. Tui liếc nhìn vô thì thấy cả ba ngồi cạnh cái máy tính xách tay, một đứa đang gõ chan chát nên tui cứ tuởng tụi nó làm ăn đàng hoàng".
Trong khi cuộc đình công đang diễn ra, thì rạng sáng ngày 31/1 và ngày 1/2/2010, trên Quốc lộ 60, trước cửa Nhà máy giày da Mỹ Phong, xuất hiện khoảng 2.000 tờ truyền đơn của một tổ chức mang tên "Phong trào lao động Việt", nội dung kêu gọi công nhân đình công, biểu tình. Chưa hết, cũng vào lúc rạng sáng ngày 9/2/2010, tại 24 điểm thuộc 8 phường, xã của 5 quận, huyện là quận Tân Bình, quận Bình Tân, quận 10, quận Tân Phú và huyện Bình Chánh, TP HCM, lực lượng dân phòng, quần chúng đã phát hiện và thu giữ rồi nộp cho cơ quan chức năng trên 3.000 tờ truyền đơn, in trên khổ giấy A5 với tiêu đề: "Lời kêu gọi ngàn năm Thăng Long", nội dung kích động người dân chống lại Đảng, Nhà nước, kêu gọi "đấu tranh để đòi dân chủ", do tổ chức mang danh "Ủy ban phối hợp hành động vì dân chủ", thực hiện. Đặc biệt hơn nữa, phía dưới tờ truyền đơn, có ghi tên 4 tổ chức khủng bố, phản động, gồm "Việt Tân", "Tập hợp vì công lý", "đảng dân chủ nhân dân" và "Phong trào lao động Việt".
Vẫn cùng ngày nói trên, tại Đồng Nai, Công an tỉnh Đồng Nai cùng giáo dân Kim Thượng, Phát Hải - xã Gia Kiệm, và Giáo xứ Bạch Lâm - xã Gia Tân 2, huyện Thống Nhất đã phát hiện, thu giữ trên 1.500 tờ truyền đơn phản động, với hình thức, nội dung giống y như những tờ truyền đơn đã được rải tại TP HCM.
Đoàn Huy Chương là ai? Sinh năm 1985, cư trú tại tỉnh Đồng Nai, Chương là con trai của Đoàn Văn Diên. Được Nguyễn Công Bằng, kẻ đã đẻ ra cái tổ chức phản động gọi là "đảng vì dân" ở Mỹ, móc nối, Đoàn Văn Diên đã lôi kéo nhân tình là Trần Thị Lệ Hồng (bí danh Nguyễn Thị Lệ Hồng) cùng Đoàn Huy Chương (bí danh Nguyễn Tấn Hoành), gia nhập "đảng". Để chứng minh thực lực nhằm xin tiền của Nguyễn Công Bằng, giữa tháng 6/2006, Diên dẫn Lệ Hồng và Chương đến một khu đất vắng thuộc huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, dùng điện thoại di động trả lời phỏng vấn của Đài Phát thanh Á châu tự do (RFA). Cuộc phỏng vấn này do Trịnh Ngọc Anh, là tay chân đắc lực của Nguyễn Công Bằng, thiết kế. Lúc trả lời những câu hỏi của RFA, Đoàn Huy Chương xưng tên là Nguyễn Tấn Hoành, rồi "nổ" rằng để đối phó với Cơ quan An ninh Việt Nam, nên đây là buổi phỏng vấn cực kỳ bí mật, được tiến hành trong một khu rừng hoang vắng, có nhiều thành viên quốc nội của "đảng vì dân" canh gác cẩn mật. Nội dung các câu hỏi và câu trả lời đều nhằm mục đích vu khống, xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Đầu tháng 7/2006, Đoàn Văn Diên nhận được 6.000USD do Nguyễn Công Bằng, Trịnh Thị Ngọc Anh gửi về, để mua điện thoại di động, máy vi tính, máy in, in truyền đơn tán phát, tuyên truyền cho "đảng vì dân". Tuy nhiên, Đoàn Văn Diên dùng phần lớn số tiền này để dẫn Lệ Hồng đi ăn chơi, du hí. Nhằm đánh lừa Nguyễn Công Bằng, Diên báo cáo láo, là mình đã in xong truyền đơn, dự định sẽ rải ở Quốc lộ 20, khu vực Tân Vạn tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương. Tiếp theo, Diên xin Nguyễn Công Bằng cho thêm tiền để thực hiện kế hoạch. Nhưng đợi mãi chẳng thấy Nguyễn Công Bằng gửi tiền, tháng 10/2006, Đoàn Văn Diên lấy bí danh là Hoàng Thanh Thủy, bắt liên lạc với Đỗ Thành Công, kẻ cầm đầu tổ chức "đảng dân chủ nhân dân" ở Mỹ, rồi cung cấp cho Công một bản danh sách "ma" mà theo Diên, là "những người Diên đã móc nối được". Lập tức, Đỗ Thành Công phong cho Đoàn Văn Diên làm "khu bộ trưởng" của "đảng dân chủ nhân dân", Đoàn Huy Chương - tức Nguyễn Tấn Hoành là "bí thư dân chủ nhân dân" tỉnh Đồng Nai, đồng thời gửi cho Diên tổng cộng 3.000 USD để Diên lập "Hiệp hội đoàn kết công nông". Trong "hiệp hội" này, Đoàn Huy Chương giữ chức... đại diện người lao động! Giữa tháng 11/2006, Đoàn Văn Diên, Trần Thị Lệ Hồng, Đoàn Huy Chương tổ chức in truyền đơn tại nhà trọ số 319/26 đường Lạc Long Quân, quận 11, TP HCM theo mẫu do Đỗ Thành Công gửi sang bằng đường e-mail, nội dung kêu gọi công nhân đình công, phá nhà máy, hủy hoại tài sản của chủ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vốn nước ngoài để tạo dư luận xấu, gây tâm lý hoài nghi cho các nhà đầu tư. 1h sáng ngày 14/11/2006, khi đang rải truyền đơn tại khu vực xã Hưng Thịnh, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, cả bọn bị bắt với toàn bộ tang vật. Ra tòa, Đoàn Văn Diên bị xử phạt 4 năm tù giam, Trần Thị Lệ Hồng 3 năm tù, Đoàn Huy Chương 18 tháng tù. Tháng 5/2008, Đoàn Huy Chương được tha. Những tưởng anh ta sẽ từ bỏ con đường sai trái. Nhưng không, ngựa quen đường cũ, Chương tại tiếp tục tìm cách liên lạc với những tổ chức người Việt lưu vong, chống Cộng cực đoan ở nước ngoài, để chống phá đất nước
. Sa lưới Trở lại vụ rải truyền đơn tại Trà Vinh, TP HCM, Đồng Nai vào các ngày 31/1, 1/2 và 9/2/2010, căn cứ vào tang vật thu được rồi sau khi xác minh, Cơ quan An ninh Việt Nam nhận định "Phong trào lao động Việt" là tổ chức đứng ra thực hiện những vụ này. Qua lời tường thuật, mô tả mặt mũi, tướng người, cách ăn nói..., của nhiều công nhân, của chủ nhà trọ đã cho "Chín", "Hoàng", "Ngọc Anh" thuê phòng, đối chiếu với đặc điểm nhân dạng, Cơ quan An ninh Việt Nam xác định người tên là "Chín", xuất hiện trước, trong và sau cuộc đình công của công nhân Nhà máy da giày Mỹ Phong, chính là Đoàn Huy Chương. Ngày 12/2/2010, Đoàn Huy Chương bị bắt.
Tiến hành khai thác, Chương khai ra đối tượng có bí danh là Hoàng, là Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, còn đối tượng nữ bí danh "Ngọc Anh", tên thật là Đỗ Thị Minh Hạnh. Nguyễn Hoàng Quốc Hùng sinh năm 1981 tại Tiền Giang, cư trú tại số nhà 14/12 đường Bến Chương Dương, phường Cầu Kho, quận 1, TP HCM, làm nghề sửa chữa máy vi tính. Hùng đã từng bị Công an TP HCM lập biên bản cảnh cáo về hành vi cấu kết với một số đối tượng chống đối, khiếu kiện cực đoan, gây rối trật tự công cộng. Đỗ Thị Minh Hạnh sinh năm 1985 tại Lâm Đồng, cư trú tại tổ 2, khu 5, thị trấn Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. Cũng như Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị Minh Hạnh đã từng bị Cơ quan An ninh gọi hỏi, răn đe về hành vi câu kết với một số đối tượng chống đối ở trong nước nhưng chứng nào tật nấy, Hạnh vẫn tiếp tục hoạt động, tiếp tục giữ mối liên lạc với các ổ nhóm phản động người Việt ở nước ngoài. Nghe tin Đoàn Huy Chương bị bắt, Hạnh cùng Hùng biến mất. Tuy nhiên, bằng sự cảnh giác cao độ của quần chúng nhân dân, kết hợp với các biện pháp nghiệp vụ, Cơ quan An ninh đã bắt được cả Hạnh lẫn Hùng khi Hạnh đang ẩn náu lại Lâm Đồng, còn Hùng trốn ở Đồng Nai.
Bên cạnh đó, vẫn theo kết quả điều tra, xác minh và lời thú nhận của Đoàn Huy Chương, Cơ quan An ninh bắt tiếp Đoàn Huy Tâm, sinh năm 1979 tại Đồng Nai, cư trú tại thôn 9, xã Tân Lâm, thị trấn Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, là anh ruột của Đoàn Huy Chương và đồng thời cũng là người đã trực tiếp rải truyền đơn tại Gia Kiệm, Gia Tân 2, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai ngày 9/2/2010. Tang vật thu giữ gồm 1 máy tính xách tay, 2 máy in, 2 xe máy, 4 điện thoại di động, 1 máy quay phim dưới dạng cây bút cùng nhiều tài liệu phản động. Có thể thấy trong vụ việc này, thông qua Đoàn Văn Diên, Trần Thị Lệ Hồng và Đoàn Huy Chương, bọn cầm đầu các tổ chức chống Cộng cực đoan ở nước ngoài như Nguyễn Công Bằng, Đỗ Thành Công, Trịnh Thị Ngọc Anh, đã lợi dụng các vấn đề chưa hoàn chỉnh trong giờ giấc lao động, chế độ tiền lương của công nhân ở một số khu công nghiệp để tổ chức mạng lưới trong nước, tuyên truyền, kích động giới công nhân biểu tình, phá hoại máy móc, nhà xưởng, tài sản.
Quá trình điều tra của Cơ quan An ninh Việt Nam đã cho thấy, các tổ chức phản động này còn được sự giúp sức của "Quỹ quốc gia yểm trợ dân chủ" (gọi tắt là NED), "Trung tâm quốc tế về đấu tranh bất bạo động" (ICNC), ở Mỹ, và "Trung tâm ứng dụng chiến lược, hành động bất bạo động" (CANVAS) ở Serbia, mà mục đích là cung cấp tài chính, kỹ thuật chuyên môn cho các nhóm người Việt lưu vong, để những nhóm ấy triển khai "lộ trình dân chủ hóa cho Việt Nam" theo 3 bước, trong đó có bước "kích động quần chúng trong nước nổi dậy đòi tự do, dân chủ, nhằm thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam". Thực hiện "lộ trình" này, từ ngày 28 đến 29/12/2009, 4 tổ chức phản động lưu vong người Việt, gồm "Việt Tân", "đảng dân chủ nhân dân", "Tập hợp công lý" và "Phong trào lao động Việt", đã tụ họp nhau tại Malaysia để liên kết, thành lập liên minh với danh xưng "Ủy ban phối hợp hành động vì dân chủ", nhằm tiến hành các hoạt động trong nước, trước mắt là tán phát tài liệu phản động, kích động quần chúng - nhất là giới công nhân tại các khu công nghiệp, đình công, biểu tình, phá rối an ninh trật tự, chống lại chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước rồi dần dà công khai hóa lực lượng để phá hoại Đại hội Đảng các cấp, tiến đến phá hoại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và cuộc bầu cử Quốc hội lần thứ XII. Để xây dựng cơ sở trong nước, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đỗ Thị Minh Hạnh đã được bọn cầm đầu "Phong trào lao động Việt" đưa sang Malaysia đào tạo, huấn luyện, rồi từ ngày 28/1 đến 9/2/2010, bọn cầm đầu "Phong trào lao động Việt" đã chỉ đạo Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị Minh Hạnh và Đoàn Huy Tâm thực hiện các vụ kích động biểu tình, rải truyền đơn ở Trà Vinh, Đồng Nai, TP HCM. Thủ đoạn hoạt động của Chương, Hùng, Hạnh là dùng bí danh khi tiếp xúc, dùng mạng Internet và điện thoại di động để liên lạc, nhận chỉ đạo từ bọn cầm đầu ở nước ngoài, dùng máy tính xách tay, máy in cá nhân để soạn thảo, in ấn truyền đơn. Chúng thường xuyên thay đổi chỗ ở, lợi dụng đêm khuya - từ 2h đến 5h sáng để rải truyền đơn tại các khu dân cư, khu công nghiệp, sau đó chụp hình đưa lên mạng Internet và trả lời phỏng vấn của báo, đài nước ngoài nhằm khuếch trương thanh thế. Đối tượng mà chúng nhắm tới là giới thanh niên, sinh viên, học sinh, công nhân. Dùng tiền bạc để mua chuộc, hứa hẹn sẽ đưa ra nước ngoài học tập, lao động, chúng lợi dụng những mâu thuẫn giữa công nhân và lãnh đạo các công ty, xí nghiệp - nhất là các công ty, xí nghiệp vốn nước ngoài để lôi kéo, xúi giục công nhân đình công, biểu tình, bạo loạn. Cuối cùng, vụ việc nêu trên xảy ra vào những ngày giáp tết 2010, bằng tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt tình và ý chí quyết tâm, không để cho một tên phản động nào có thể dễ dàng thực hiện những âm mưu xảo quyệt, Cơ quan An ninh Việt Nam đã bóc trần âm mưu của bọn chúng. Tuy nhiên, cũng như con thú bị dồn vào bước đường cùng, quay lại cắn càn, bọn "Việt Tân", "đảng dân chủ nhân dân", "đảng vì dân" cùng những ổ nhóm khác, sẽ còn tiếp tục thực hiện những âm mưu thâm độc, nhằm phá hoại cuộc sống thanh bình, ổn định của người dân. Vì thế, tích cực đề cao cảnh giác, tích cực vận động quần chúng nhân dân trong phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc là việc làm không bao giờ thừa
Tổ chức Giám sát Nhân quyền (HRW) tuyên bố rằng ba nhà hoạt động trẻ từng cổ vũ cho quyền lợi của người lao động và những nạn nhân bị tịch thu đất ở Việt Nam cần phải được trả tự do ngay lập tức. Họ đã bị giam giữ hầu như cách biệt kể từ khi bị bắt vào tháng Hai năm 2010.
--------------------
VIỆT NAM - NHÂN QUYỀN: Human Rights Watch lo ngại cho tù nhân chính trị bị biệt giam tại Việt Nam
------------
Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền: công an bắt giữ không lý do 3 nhà hoạt động trẻ tuổi
Ba người này là: Đoàn Huy Chương, 25 tuổi, bị bắt ngày 11 tháng Hai ở tỉnh Trà Vinh và bị áp giải về Thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, 29 tuổi, bị bắt ngày 24 tháng Hai, và Đỗ Thị Minh Hạnh, 25 tuổi, bị bắt ngày 23 tháng Hai ở tỉnh Lâm Đồng. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền kêu gọi chính quyền Việt Nam cung cấp luật sư cho ba người nói trên ngay lập tức, đồng thời công bố tội danh truy tố, hoặc trả tự do cho họ.“Đã ba tháng rồi, và họ vẫn bặt vô âm tín”, ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Thông lệ đối xử khắc nghiệt với tù nhân chính trị ở Việt Nam khiến chúng tôi quan ngại rằng chính quyền có thể sử dụng các biện pháp tàn nhẫn, phi nhân tính hoặc nhục mạ, thậm chí tra tấn – để buộc ba nhà hoạt động trẻ tuổi này phải nhận tội.”
Ngoài ra, Đoàn Huy Tâm, em của Đoàn Huy Chương và Đoàn Văn Diên, cha của Đoàn Huy Chương cũng đã bị bắt từ năm 2006 vì bị khép tội có liên quan đến những hoạt động của Đoàn Huy Chương.
Thông tín viên Tường An của đài ACTD có cuộc phỏng vấn qua điện thoại viễn liên với Cụ Lê Quang Liêm, cha nuôi của cô Đỗ Thị Minh Hạnh về vấn đề này.
Chúng tôi đã có cuộc tiếp xúc qua điện thoại với cụ Lê Quang Liêm về trường hợp những người này. Cụ Liêm năm nay 91 tuổi, là Hội trưởng Trung Ương Phật Giáo Hòa Hảo và là cha nuôi của cô Minh Hạnh.
Cụ Lê Quang Liêm: Gần đây thì có 1 trường hợp liên hệ đến tôi, là 1 người dưỡng nữ của tôi là cô Đỗ Thị Minh Hạnh, 25 tuổi bị công an bắt vào ngày 23 tháng 2 năm 2010 lúc 9 giờ sáng khi cô này đi đến văn phòng của công an huyện Di Linh để xin làm chứng minh nhân dân.
Khi cổ đến thì công an đã hườm sẵn cả chục người rồi và nắm tay dẫn cổ lên lầu. Cô Hạnh rất kiên cường, cổ cự và hỏi: “Các anh làm như thế là nghĩa lý gì? Các anh muốn bắt tôi à? Tôi bị tội gì phải nói cho rõ”. Họ không nói gì, họ vẫn kéo đi. Cổ kháng cự không chịu đi thì công an đánh cổ mấy bạt tay, môi cổ bị bể và trong miệng cổ chảy máu ra, họ vẫn lôi cổ tuốt lên trên lầu.
Dây tôi cũng nói thật với quý thính giả ở toàn quốc cũng như ở hải ngoại biết, VN mọi sự gì thì sự chay chọt là đứng đầu. Lúc đó gia đình cô Hạnh hết sức chạy chọt nên công an mới cho gia đình cô Hạnh đến thăm vào ngày 14 tháng 5 năm 2010. Chỉ 15 phút thôi, nhưng với điều kiện chỉ được trao đổi 1 câu duy nhất là hỏi sức khỏe với nhau mà thôi chớ không được nói gì ngoài hết. Có 1 vài tiếng nói ra ngoài thì bị công an chận liền không cho nói.
Trong thời gian thăm hỏi này, người nhà nhìn thấy cô Hạnh còn đầy đủ tinh thần kiên cường nhưng sự đi đứng thì tập tểnh, nó không bình thường chứng tỏ cô Hạnh có thể bị tra tấn hay bị ngược đãi.
Cụ Lê Quang Liêm: Theo tôi biết thì cô Hạnh có 1 người bạn trai tên Nguyễn Hoàng Quốc Hùng cũng bị bắt sau khi cô Hạnh bị bắt. Hạnh và Hùng là 2 sinh viên trẻ có bầu nhiệt huyết rất cao, có tấm lòng yêu dân, yêu nước, luôn giúp đỡ người cô thế, bị bức áp, bị bóc lột, bất chấp nguy hiểm. Và vì lý tưởng đó mà cô Hạnh không thể sống trong gia đình bởi gia đình cô Hạnh là người làm việc với nhà nước Cộng Sản nên cô Hạnh phải ly khai gia đình.
Tường An: Khi nãy cụ có cho biết cô Đỗ Thị Minh Hạnh là dưỡng nữ của cụ. Xin cụ cho biết cơ duyên nào đã đưa đẩy để cụ nhận cô Hạnh làm con nuôi.
Cụ Lê Quang Liêm: Tôi gặp cô Hạnh trong một cuộc cứu trợ những đồng bào khiếu oan đòi đất trong những năm 2008 -2007. Nhận thấy một người trẻ mà có tấm lòng cao cả, biết thương người, vì người hơn vì mình biểu trưng một tâm từ bi của con nhà Phật. Bởi vì tôi là một người Phật tử nên tôi rất mến, rất quý và tôi chấp nhận nhận cháu là dưỡng nữ. Riêng Hùng là bạn trai của cô Hạnh, một thanh niên có bầu nhiệt huyết cao, thường đi với cô Hạnh đến nhà gặp tôi, và tôi cũng xem cháu như một người thân trong gia đình.
Bản báo cáo về tình hình nhân quyền và tự do tôn giáo trên toàn thế giới năm 2009 do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố trên website.
Tường An: Cụ nghĩ sao về hành động của hai người trẻ này và lời buộc tội của công an, thưa cụ.
Cụ Lê Quang Liêm: Theo tôi biết hành động của hai sinh viên trẻ này đáng khen, đáng quý vì các cháu thường liên hệ đến sự giúp đỡ của những đồng bào khiếu oan về nhà đất, giúp đỡ những công nhân, những phong trào tranh đấu của công nhân vì cuộc sống bị chèn áp, bóc lột ở đất nước VN. Cô Hạnh bị bắt theo lời cáo buộc của công an là “phá rối an ninh trật tự xã hội”.
Tôi xin nói thật tôi sống trên đất nước VN sau ngày 30/4/75 đến giờ suốt 35 năm, và tôi là Hội trưởng Trung ương Phật Giáo Hòa Hảo; mỗi khi nhắc tới lời buộc tội “phá rối an ninh trật tự xã hội” tôi cảm thấy hết sức bức xúc. Vì trên thực tế gần 40 cán bộ Phật Giáo Hòa Hảo bị kêu án tù từ 3 năm lên đến chung thân khổ sai cũng với tội danh “phá rối an ninh trật tự” trong lúc họ chỉ đòi hỏi tự do tôn giáo. Tội danh mà công lý cộng sản gọi là “phá rối an ninh trật tự” nó thòng như là một món bửu bối để dành trừng phạt, ngược đãi những người bất đồng chánh kiến, những người đòi hỏi tự do, những người đòi hỏi nhân quyền.
Sợ Đoàn Huy Chương chết trong tù nên đầu năm 2009 CS đã thả Chương về nhà. Sau một thời gian dưỡng bệnh Chương lại tiếp tục lên tiếng bênh vực công nhân và dân oan nên công an tìm mọi cách lùng bắt. Ngày 13.02.2010 Đoàn Huy Chương về nhà tại Trà Vinh thăm vợ con và ăn tết thì bị công an bắt và biệt giam từ đó đến nay.
Cha Đoàn Huy Chương là Đoàn Văn Diên cũng bị CS bắt và bỏ tù từ tháng 10.2006 đến nay. Em của Đoàn Huy Chương là Đoàn Huy Tâm cũng đang bị bắt giữ. Xin Cụ cho biết về những trường hợp này.
Tường An: Cám ơn cụ đã cho đài những thông tin chính xác và xin cụ một vài lời cuối nhắn nhủ với quý thính giả nghe đài.
Ông Lê Quang Liêm, Hội trưởng Giáo hội Phật giáo Hòa hảo Thuần túy, đi giữa đội nón trắng, dẫn tín đồ PGHH diễu hành nhân ngày Lễ hội PGHH tại An Giang.
Cụ Lê Quang Liêm: Vì thời giờ phỏng vấn hôm nay có hạn, tôi không thể kéo dài cuộc nói chuyện này. Nhân danh một công dân VN, nhân danh Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo thuần túy tại VN, tôi cực lực phản đối việc công an VN bắt Hạnh, Hùng và những anh em khác như tôi vừa kể bởi các lẽ:
Thứ 1: Bắt Hạnh, Hùng trong trường hợp không có bằng chứng có tội.
Thứ 2: Công khai đánh Hạnh, đánh 1 cô gái tay yếu chân mềm trước mặt mọi người.
Thứ 3: Giam Hạnh, Hùng đã 3 tháng rồi, không xét xử, không công bố tội trạng, không cho luật sư can thiệp.
Thứ 4: Là thành viên của Liên Hiệp Quốc, nhà nước CH XHCN VN CS đã vi phạm nghiêm trọng điều 7 và điều 9 của công ước Quốc Tế về các quyền dân sự và chánh trị mà CS VN đã ký gia nhập vào ngày 24 tháng 9 năm 1982.
Thứ 5: Chúng tôi đòi hỏi nhà cầm quyền CS VN phải chấp nhận công lý và lẽ sống nhân đạo của con người. Phải trả tự do cho Hạnh, Hùng vì họ không có chứng cớ có tội.
Thứ 6: Thành khẩn và tha thiết kêu gọi các tổ chức Nhân Quyền trên thế giới, Hội Ân xá Quốc Tế, tất cả nhân dân yêu chuộng tự do và công lý, Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao động VN tại Ba Lan, dùng uy tín của mình để can thiệp với nhà nước CS VN hãy trả tự do ngay cho Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương và Đoàn Huy Tâm.
Đó là những lời mà tôi xin nói và nhờ quý đài công bố cho tất cả thế giới tự do biết rằng ở tại đất nước VN hiện giờ đang có một phong trào những người trẻ tuổi vì dân vì nước đang trổi dậy và đang bị đàn áp hết sức là khốc liệt. Phong trào này còn hay không là do sự ủng hộ của những tổ chức tự do thế giới, nhất là hội Bảo vệ Người Lao động VN.
Đó là những lời thô thiển và tâm huyết của tôi.
Tường An: Một lần nữa cám ơn cụ và xin chúc cụ dồi dào sức khỏe.
"Kích động gây rối, tuyên truyền chống phá luôn là một hoạt động điên cuồng của các tổ chức phản động hiện nay"
Trước những chứng cứ không thể chối cãi, bọn phản động đó hiện nguyên hình là những con thiêu thân lao đầu vào lửa. Từ một vụ đình công...
Ngày 28/1/2010, tại khuôn viên Nhà máy giày da Mỹ Phong thuộc huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh, xuất hiện một cuộc đình công, nêu yêu sách về tiền lương, chế độ lao động với hàng trăm công nhân tham dự mà trong đó, nhiều phần tử quá khích đã có những hành vi gây mất trật tự an ninh, làm giao thông ách tắc. Cuộc biểu tình kéo dài mãi đến ngày 3/2/2010, thì lãnh đạo nhà máy, tổ chức Công đoàn và chính quyền địa phương mới giải quyết được. Suốt thời gian diễn ra cuộc biểu tình, lẫn lộn trong số công nhân, có 3 người gồm hai nam - một tự xưng là Chín, một là Hoàng và một nữ, tự xưng là Ngọc Anh. Cả 3 ngoài việc quay phim, chụp hình cảnh biểu tình, họ còn có những lời lẽ kích động công nhân, xúi giục công nhân gây rối, đập phá tài sản nhà máy. Sau này, khi cả 3 đã bị bắt, chủ một nhà trọ đã cho họ thuê phòng, kể: "Một bữa, tui đi kiểm tra lại đường dây điện, thấy cửa phòng tụi nó khép không kín. Tui liếc nhìn vô thì thấy cả ba ngồi cạnh cái máy tính xách tay, một đứa đang gõ chan chát nên tui cứ tuởng tụi nó làm ăn đàng hoàng".
Trong khi cuộc đình công đang diễn ra, thì rạng sáng ngày 31/1 và ngày 1/2/2010, trên Quốc lộ 60, trước cửa Nhà máy giày da Mỹ Phong, xuất hiện khoảng 2.000 tờ truyền đơn của một tổ chức mang tên "Phong trào lao động Việt", nội dung kêu gọi công nhân đình công, biểu tình. Chưa hết, cũng vào lúc rạng sáng ngày 9/2/2010, tại 24 điểm thuộc 8 phường, xã của 5 quận, huyện là quận Tân Bình, quận Bình Tân, quận 10, quận Tân Phú và huyện Bình Chánh, TP HCM, lực lượng dân phòng, quần chúng đã phát hiện và thu giữ rồi nộp cho cơ quan chức năng trên 3.000 tờ truyền đơn, in trên khổ giấy A5 với tiêu đề: "Lời kêu gọi ngàn năm Thăng Long", nội dung kích động người dân chống lại Đảng, Nhà nước, kêu gọi "đấu tranh để đòi dân chủ", do tổ chức mang danh "Ủy ban phối hợp hành động vì dân chủ", thực hiện. Đặc biệt hơn nữa, phía dưới tờ truyền đơn, có ghi tên 4 tổ chức khủng bố, phản động, gồm "Việt Tân", "Tập hợp vì công lý", "đảng dân chủ nhân dân" và "Phong trào lao động Việt".
Vẫn cùng ngày nói trên, tại Đồng Nai, Công an tỉnh Đồng Nai cùng giáo dân Kim Thượng, Phát Hải - xã Gia Kiệm, và Giáo xứ Bạch Lâm - xã Gia Tân 2, huyện Thống Nhất đã phát hiện, thu giữ trên 1.500 tờ truyền đơn phản động, với hình thức, nội dung giống y như những tờ truyền đơn đã được rải tại TP HCM.
Đoàn Huy Chương là ai? Sinh năm 1985, cư trú tại tỉnh Đồng Nai, Chương là con trai của Đoàn Văn Diên. Được Nguyễn Công Bằng, kẻ đã đẻ ra cái tổ chức phản động gọi là "đảng vì dân" ở Mỹ, móc nối, Đoàn Văn Diên đã lôi kéo nhân tình là Trần Thị Lệ Hồng (bí danh Nguyễn Thị Lệ Hồng) cùng Đoàn Huy Chương (bí danh Nguyễn Tấn Hoành), gia nhập "đảng". Để chứng minh thực lực nhằm xin tiền của Nguyễn Công Bằng, giữa tháng 6/2006, Diên dẫn Lệ Hồng và Chương đến một khu đất vắng thuộc huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, dùng điện thoại di động trả lời phỏng vấn của Đài Phát thanh Á châu tự do (RFA). Cuộc phỏng vấn này do Trịnh Ngọc Anh, là tay chân đắc lực của Nguyễn Công Bằng, thiết kế. Lúc trả lời những câu hỏi của RFA, Đoàn Huy Chương xưng tên là Nguyễn Tấn Hoành, rồi "nổ" rằng để đối phó với Cơ quan An ninh Việt Nam, nên đây là buổi phỏng vấn cực kỳ bí mật, được tiến hành trong một khu rừng hoang vắng, có nhiều thành viên quốc nội của "đảng vì dân" canh gác cẩn mật. Nội dung các câu hỏi và câu trả lời đều nhằm mục đích vu khống, xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Đầu tháng 7/2006, Đoàn Văn Diên nhận được 6.000USD do Nguyễn Công Bằng, Trịnh Thị Ngọc Anh gửi về, để mua điện thoại di động, máy vi tính, máy in, in truyền đơn tán phát, tuyên truyền cho "đảng vì dân". Tuy nhiên, Đoàn Văn Diên dùng phần lớn số tiền này để dẫn Lệ Hồng đi ăn chơi, du hí. Nhằm đánh lừa Nguyễn Công Bằng, Diên báo cáo láo, là mình đã in xong truyền đơn, dự định sẽ rải ở Quốc lộ 20, khu vực Tân Vạn tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương. Tiếp theo, Diên xin Nguyễn Công Bằng cho thêm tiền để thực hiện kế hoạch. Nhưng đợi mãi chẳng thấy Nguyễn Công Bằng gửi tiền, tháng 10/2006, Đoàn Văn Diên lấy bí danh là Hoàng Thanh Thủy, bắt liên lạc với Đỗ Thành Công, kẻ cầm đầu tổ chức "đảng dân chủ nhân dân" ở Mỹ, rồi cung cấp cho Công một bản danh sách "ma" mà theo Diên, là "những người Diên đã móc nối được". Lập tức, Đỗ Thành Công phong cho Đoàn Văn Diên làm "khu bộ trưởng" của "đảng dân chủ nhân dân", Đoàn Huy Chương - tức Nguyễn Tấn Hoành là "bí thư dân chủ nhân dân" tỉnh Đồng Nai, đồng thời gửi cho Diên tổng cộng 3.000 USD để Diên lập "Hiệp hội đoàn kết công nông". Trong "hiệp hội" này, Đoàn Huy Chương giữ chức... đại diện người lao động! Giữa tháng 11/2006, Đoàn Văn Diên, Trần Thị Lệ Hồng, Đoàn Huy Chương tổ chức in truyền đơn tại nhà trọ số 319/26 đường Lạc Long Quân, quận 11, TP HCM theo mẫu do Đỗ Thành Công gửi sang bằng đường e-mail, nội dung kêu gọi công nhân đình công, phá nhà máy, hủy hoại tài sản của chủ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vốn nước ngoài để tạo dư luận xấu, gây tâm lý hoài nghi cho các nhà đầu tư. 1h sáng ngày 14/11/2006, khi đang rải truyền đơn tại khu vực xã Hưng Thịnh, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, cả bọn bị bắt với toàn bộ tang vật. Ra tòa, Đoàn Văn Diên bị xử phạt 4 năm tù giam, Trần Thị Lệ Hồng 3 năm tù, Đoàn Huy Chương 18 tháng tù. Tháng 5/2008, Đoàn Huy Chương được tha. Những tưởng anh ta sẽ từ bỏ con đường sai trái. Nhưng không, ngựa quen đường cũ, Chương tại tiếp tục tìm cách liên lạc với những tổ chức người Việt lưu vong, chống Cộng cực đoan ở nước ngoài, để chống phá đất nước
. Sa lưới Trở lại vụ rải truyền đơn tại Trà Vinh, TP HCM, Đồng Nai vào các ngày 31/1, 1/2 và 9/2/2010, căn cứ vào tang vật thu được rồi sau khi xác minh, Cơ quan An ninh Việt Nam nhận định "Phong trào lao động Việt" là tổ chức đứng ra thực hiện những vụ này. Qua lời tường thuật, mô tả mặt mũi, tướng người, cách ăn nói..., của nhiều công nhân, của chủ nhà trọ đã cho "Chín", "Hoàng", "Ngọc Anh" thuê phòng, đối chiếu với đặc điểm nhân dạng, Cơ quan An ninh Việt Nam xác định người tên là "Chín", xuất hiện trước, trong và sau cuộc đình công của công nhân Nhà máy da giày Mỹ Phong, chính là Đoàn Huy Chương. Ngày 12/2/2010, Đoàn Huy Chương bị bắt.
Tiến hành khai thác, Chương khai ra đối tượng có bí danh là Hoàng, là Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, còn đối tượng nữ bí danh "Ngọc Anh", tên thật là Đỗ Thị Minh Hạnh. Nguyễn Hoàng Quốc Hùng sinh năm 1981 tại Tiền Giang, cư trú tại số nhà 14/12 đường Bến Chương Dương, phường Cầu Kho, quận 1, TP HCM, làm nghề sửa chữa máy vi tính. Hùng đã từng bị Công an TP HCM lập biên bản cảnh cáo về hành vi cấu kết với một số đối tượng chống đối, khiếu kiện cực đoan, gây rối trật tự công cộng. Đỗ Thị Minh Hạnh sinh năm 1985 tại Lâm Đồng, cư trú tại tổ 2, khu 5, thị trấn Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. Cũng như Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị Minh Hạnh đã từng bị Cơ quan An ninh gọi hỏi, răn đe về hành vi câu kết với một số đối tượng chống đối ở trong nước nhưng chứng nào tật nấy, Hạnh vẫn tiếp tục hoạt động, tiếp tục giữ mối liên lạc với các ổ nhóm phản động người Việt ở nước ngoài. Nghe tin Đoàn Huy Chương bị bắt, Hạnh cùng Hùng biến mất. Tuy nhiên, bằng sự cảnh giác cao độ của quần chúng nhân dân, kết hợp với các biện pháp nghiệp vụ, Cơ quan An ninh đã bắt được cả Hạnh lẫn Hùng khi Hạnh đang ẩn náu lại Lâm Đồng, còn Hùng trốn ở Đồng Nai.
Bên cạnh đó, vẫn theo kết quả điều tra, xác minh và lời thú nhận của Đoàn Huy Chương, Cơ quan An ninh bắt tiếp Đoàn Huy Tâm, sinh năm 1979 tại Đồng Nai, cư trú tại thôn 9, xã Tân Lâm, thị trấn Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, là anh ruột của Đoàn Huy Chương và đồng thời cũng là người đã trực tiếp rải truyền đơn tại Gia Kiệm, Gia Tân 2, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai ngày 9/2/2010. Tang vật thu giữ gồm 1 máy tính xách tay, 2 máy in, 2 xe máy, 4 điện thoại di động, 1 máy quay phim dưới dạng cây bút cùng nhiều tài liệu phản động. Có thể thấy trong vụ việc này, thông qua Đoàn Văn Diên, Trần Thị Lệ Hồng và Đoàn Huy Chương, bọn cầm đầu các tổ chức chống Cộng cực đoan ở nước ngoài như Nguyễn Công Bằng, Đỗ Thành Công, Trịnh Thị Ngọc Anh, đã lợi dụng các vấn đề chưa hoàn chỉnh trong giờ giấc lao động, chế độ tiền lương của công nhân ở một số khu công nghiệp để tổ chức mạng lưới trong nước, tuyên truyền, kích động giới công nhân biểu tình, phá hoại máy móc, nhà xưởng, tài sản.
Đoàn Văn Diên, Nguyễn Công Bằng và Trịnh Thị Ngọc Anh. |
Tổ chức Giám sát Nhân quyền (HRW) tuyên bố rằng ba nhà hoạt động trẻ từng cổ vũ cho quyền lợi của người lao động và những nạn nhân bị tịch thu đất ở Việt Nam cần phải được trả tự do ngay lập tức. Họ đã bị giam giữ hầu như cách biệt kể từ khi bị bắt vào tháng Hai năm 2010.
Nguồn: HRW
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
20.05.2010
(New York) - Hôm nay, tổ chức Giám sát Nhân quyền (HRW) tuyên bố rằng ba nhà hoạt động trẻ từng cổ vũ cho quyền lợi của người lao động và những nạn nhân bị tịch thu đất ở Việt Nam cần phải được trả tự do ngay lập tức. Họ đã bị giam giữ hầu như cách biệt kể từ khi bị bắt vào tháng Hai năm 2010.
Đoàn Huy Chương, 25 tuổi, đã bị bắc ngày 11 tháng Hai tại Trà Vinh và bị áp giải đến Thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, 29 tuổi, bị bắt ngày 24 tháng Hai tại Đồng Nai, và Đỗ Thị Minh Hạnh, 25 tuổi, bị bắt ngày 23 tháng Hai tại Lâm Đồng. Công an đã nói với thân nhân của một trong ba người là họ bị bắt vì đã phát tán truyền đơn chống phá nhà nước. Nhưng không ai biết được họ đã bị tuyên án về tội danh gì.
Kể từ khi việc họ bị bắt giữ - đã không được báo chí nhà nước Việt Nam đưa tin - chính quyền đã cấm ba người tiếp xúc với các luật sư cũng như thân nhân của họ, ngoại trừ Đỗ Thị Minh Hạnh được phép gặp mẹ mình ngày 14 tháng Tư.
HRW - Việt Nam: Những tù nhân chính trị bị cách ly có nguy cơ bị tra tấnDiên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
20.05.2010
(New York) - Hôm nay, tổ chức Giám sát Nhân quyền (HRW) tuyên bố rằng ba nhà hoạt động trẻ từng cổ vũ cho quyền lợi của người lao động và những nạn nhân bị tịch thu đất ở Việt Nam cần phải được trả tự do ngay lập tức. Họ đã bị giam giữ hầu như cách biệt kể từ khi bị bắt vào tháng Hai năm 2010.
Đoàn Huy Chương, 25 tuổi, đã bị bắc ngày 11 tháng Hai tại Trà Vinh và bị áp giải đến Thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, 29 tuổi, bị bắt ngày 24 tháng Hai tại Đồng Nai, và Đỗ Thị Minh Hạnh, 25 tuổi, bị bắt ngày 23 tháng Hai tại Lâm Đồng. Công an đã nói với thân nhân của một trong ba người là họ bị bắt vì đã phát tán truyền đơn chống phá nhà nước. Nhưng không ai biết được họ đã bị tuyên án về tội danh gì.
"Đã ba tháng qua, thời gian cứ trôi qua vô tận," Phil Robertson, phó giám đốc khu vực châu Á của HRW nói. "Với cách đối xử thô bạo với những tù nhân chính trị của nhà nước Việt Nam, chúng tôi lo lắng rằng nhà cầm quyền có thể dùng những biện pháp dã man, vô nhận đạo và hèn hạ - thậm chí cả việc tra tấn - để khai thác những lời tự thú từ ba nhà hoạt động trẻ này."Chương là một trong những người sáng lập Hiệp hội Đoàn kết Công nông và vào năm 2006 đã từng bị giam giữ 18 tháng về tội danh "lợi dụng quyền tự do dân chủ." Cha của Chương, ông Đoàn Văn Điền, đã bị bắt với cùng tội danh vào năm 2006, ông vẫn còn bị giam tại trại tù B5 ở Đồng Nai. Hùng và Hạnh là những người ủng hộ tích cực trong phong trào kiến nghị mang tên Nạn nhân Bất công chuyên giúp những người lao động nghèo khổ cũng như những nông dân mất đất đòi nhà nước bồi thường.
Kể từ khi việc họ bị bắt giữ - đã không được báo chí nhà nước Việt Nam đưa tin - chính quyền đã cấm ba người tiếp xúc với các luật sư cũng như thân nhân của họ, ngoại trừ Đỗ Thị Minh Hạnh được phép gặp mẹ mình ngày 14 tháng Tư.
Nhân viên các trại giam Việt Nam thường xuyên ngược đãi và tra tấn những tù nhân chính trị trong quá trình điều tra để áp lực họ ký giấy thú tội đã được viết trước và để tiết lộ thông tin về những nhà hoạt động khác. Trong thời gian bị giam giữ trước khi ra toà, có thể kéo dài đến 20 tháng, những tù nhân chính trị thường xuyên bị cùm riêng trong phòng biệt giam tối tăm và chỉ được ra trong những lần xét hỏi và hành hạ.Giam giữ người khác trong điều kiện biệt giam trong suốt ba tháng mà không cho phép tham vấn luật sư tức là đã tuỳ ý giam giữ họ lâu dài, điều này đã vi phạm những tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế. HRW yêu cầu chính quyền Việt Nam lập tức cung cấp luật sư cho ba người này và giải thích rõ ràng tội danh của họ, hoặc phải trả tự do cho họ.
--------------------
VIỆT NAM - NHÂN QUYỀN: Human Rights Watch lo ngại cho tù nhân chính trị bị biệt giam tại Việt Nam
Trong một bản báo cáo công bố ngày 20/05/2010 tại NewYork, Tổ chức Nhân Quyền Human Rights Watch kêu gọi Việt Nam trả tự do « ngay lập tức » ba thanh niên hoạt động bảo vệ người lao động. Họ bị bắt giam từ đầu năm đến nay. HRW lo ngại những người này bị biệt giam và tra tấn cho đến khi ký tên vào bản nhận tội được soạn sẵn.
Theo thông tin của Tổ chức bảo vệ nhân quyền trụ sở ở Mỹ, nhà hoạt động trẻ tuổi Đoàn Huy Chương, 25 tuổi, bị bắt ngày 11/02 ở Trà Vinh, sau đó bị áp giải về Thành phố Hồ Chí Minh. Người thứ hai là Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, 29 tuổi, bị bắt ngày 24/02 và người thứ ba là một phụ nữ trẻ tên Đỗ Thị Minh Hạnh, 25 tuổi, bị bắt ngày hôm trước tại Lâm Đồng.
Công an thông báo với gia đình của ba nhà hoạt động trẻ tuổi này là họ bị bắt về tội rải truyền đơn chống chính phủ. Nhưng từ đó đến nay đã gần ba tháng không biết số phận của ba tù nhân này ra sao. Cũng chưa rõ Nhà nước có truy tố họ hay không và quy buộc tội danh gì. Trừ trường hợp cô Minh Hạnh được phép gặp mẹ một lần vào ngày 14/05, chính quyền không cho phép luật sư và thân nhân tiếp xúc với ba người này.
Phó Giám Đốc đặc trách châu Á của Human Rights Watch, ông Phil Robertson tuyên bố rằng do chính quyền Việt Nam do có “thông lệ đối xử khắc nghiệt với tù nhân chính trị » nên ông lo ngại « chính quyền có thể sử dụng các biện pháp tàn nhẫn, phi nhân , tra tấn để buộc ba nhà hoạt động này nhận tội ». Cũng theo HRW, quá trình thẩm vấn có thể kéo dài đến 20 tháng. Trong thời gian này tù chính trị bị biệt giam trong xà lim tối, bị ngược đãi và ép cung.
Đoàn Huy Chương là một trong những thành viên sáng lập Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông, năm 2006 bị tù 18 tháng với tộ danh « lợi dụng tự do dân chủ ». Thân phụ của anh là ông Đoàn Văn Diên cũng bị bắt vào năm 2006, hiện bị giam tại Trại B5, tỉnh Đồng Nai. Còn Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đỗ Thị Minh Hạnh hoạt động ủng hộ phong trào Dân Oan giúp đỡ công nhân nghèo và nông dân bị trưng thu đất đai.
Human Rights Watch kêu gọi Hà Nội cung cấp luật sư cho ba nhà hoạt động nhân quyền đồng thời công bố tội danh hoặc phải trả tự do. Hãng tin Pháp AFP còn nhắc đến trường hợp của khoảng 20 nhà dân chủ khác không nằm trong danh sách của Human Rights Watch công bố hôm 20/05.
Công an thông báo với gia đình của ba nhà hoạt động trẻ tuổi này là họ bị bắt về tội rải truyền đơn chống chính phủ. Nhưng từ đó đến nay đã gần ba tháng không biết số phận của ba tù nhân này ra sao. Cũng chưa rõ Nhà nước có truy tố họ hay không và quy buộc tội danh gì. Trừ trường hợp cô Minh Hạnh được phép gặp mẹ một lần vào ngày 14/05, chính quyền không cho phép luật sư và thân nhân tiếp xúc với ba người này.
Phó Giám Đốc đặc trách châu Á của Human Rights Watch, ông Phil Robertson tuyên bố rằng do chính quyền Việt Nam do có “thông lệ đối xử khắc nghiệt với tù nhân chính trị » nên ông lo ngại « chính quyền có thể sử dụng các biện pháp tàn nhẫn, phi nhân , tra tấn để buộc ba nhà hoạt động này nhận tội ». Cũng theo HRW, quá trình thẩm vấn có thể kéo dài đến 20 tháng. Trong thời gian này tù chính trị bị biệt giam trong xà lim tối, bị ngược đãi và ép cung.
Đoàn Huy Chương là một trong những thành viên sáng lập Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông, năm 2006 bị tù 18 tháng với tộ danh « lợi dụng tự do dân chủ ». Thân phụ của anh là ông Đoàn Văn Diên cũng bị bắt vào năm 2006, hiện bị giam tại Trại B5, tỉnh Đồng Nai. Còn Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đỗ Thị Minh Hạnh hoạt động ủng hộ phong trào Dân Oan giúp đỡ công nhân nghèo và nông dân bị trưng thu đất đai.
Human Rights Watch kêu gọi Hà Nội cung cấp luật sư cho ba nhà hoạt động nhân quyền đồng thời công bố tội danh hoặc phải trả tự do. Hãng tin Pháp AFP còn nhắc đến trường hợp của khoảng 20 nhà dân chủ khác không nằm trong danh sách của Human Rights Watch công bố hôm 20/05.
------------
Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền: công an bắt giữ không lý do 3 nhà hoạt động trẻ tuổi
2010-05-22
Ngày 20 tháng 5 năm 2010, Tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền HRW đã lên tiếng về vụ công an bắt giữ ba nhà hoạt động trẻ tuổi từng vận động bảo vệ quyền lợi người lao động và các nạn nhân bị tịch thu oan đất đai ở Việt Nam.Ba người này là: Đoàn Huy Chương, 25 tuổi, bị bắt ngày 11 tháng Hai ở tỉnh Trà Vinh và bị áp giải về Thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, 29 tuổi, bị bắt ngày 24 tháng Hai, và Đỗ Thị Minh Hạnh, 25 tuổi, bị bắt ngày 23 tháng Hai ở tỉnh Lâm Đồng. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền kêu gọi chính quyền Việt Nam cung cấp luật sư cho ba người nói trên ngay lập tức, đồng thời công bố tội danh truy tố, hoặc trả tự do cho họ.“Đã ba tháng rồi, và họ vẫn bặt vô âm tín”, ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Thông lệ đối xử khắc nghiệt với tù nhân chính trị ở Việt Nam khiến chúng tôi quan ngại rằng chính quyền có thể sử dụng các biện pháp tàn nhẫn, phi nhân tính hoặc nhục mạ, thậm chí tra tấn – để buộc ba nhà hoạt động trẻ tuổi này phải nhận tội.”
Ngoài ra, Đoàn Huy Tâm, em của Đoàn Huy Chương và Đoàn Văn Diên, cha của Đoàn Huy Chương cũng đã bị bắt từ năm 2006 vì bị khép tội có liên quan đến những hoạt động của Đoàn Huy Chương.
Thông tín viên Tường An của đài ACTD có cuộc phỏng vấn qua điện thoại viễn liên với Cụ Lê Quang Liêm, cha nuôi của cô Đỗ Thị Minh Hạnh về vấn đề này.
Đã ba tháng rồi, và họ vẫn bặt vô âm tín.Sau khi nhận được thông cáo của Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền HRW về việc công an bắt giữ không lý do 3 nhà hoạt động trẻ tuổi Đoàn Huy Chương (tức Nguyễn Tấn Hoành, 1 trong những sáng lập viên của Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông được thành lập vào ngày 30 tháng 10 năm 2006), Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, một sinh viên đã tốt nghiệp kỹ thuật công nghệ thông tin, Đỗ Thị Minh Hạnh, tốt nghiệp trường Cao Đẳng Kinh Tế. Cả ba đã bị bắt giữ vì tội danh “phá rối an ninh trật tự xã hội”…
PGĐ Philip Robertson
Chúng tôi đã có cuộc tiếp xúc qua điện thoại với cụ Lê Quang Liêm về trường hợp những người này. Cụ Liêm năm nay 91 tuổi, là Hội trưởng Trung Ương Phật Giáo Hòa Hảo và là cha nuôi của cô Minh Hạnh.
Đỗ Thị Minh Hạnh
Tường An: Kính thưa cụ Lê Quang Liêm, trước hết xin gửi lời vấn an đến sức khỏe của cụ. Xin Cụ cho biết chi tiết về sự việc Đỗ Thị Minh Hạnh bị bắt như thế nào?Cụ Lê Quang Liêm: Gần đây thì có 1 trường hợp liên hệ đến tôi, là 1 người dưỡng nữ của tôi là cô Đỗ Thị Minh Hạnh, 25 tuổi bị công an bắt vào ngày 23 tháng 2 năm 2010 lúc 9 giờ sáng khi cô này đi đến văn phòng của công an huyện Di Linh để xin làm chứng minh nhân dân.
Khi cổ đến thì công an đã hườm sẵn cả chục người rồi và nắm tay dẫn cổ lên lầu. Cô Hạnh rất kiên cường, cổ cự và hỏi: “Các anh làm như thế là nghĩa lý gì? Các anh muốn bắt tôi à? Tôi bị tội gì phải nói cho rõ”. Họ không nói gì, họ vẫn kéo đi. Cổ kháng cự không chịu đi thì công an đánh cổ mấy bạt tay, môi cổ bị bể và trong miệng cổ chảy máu ra, họ vẫn lôi cổ tuốt lên trên lầu.
Cổ kháng cự không chịu đi thì công an đánh cổ mấy bạt tay, môi cổ bị bể và trong miệng cổ chảy máu ra, họ vẫn lôi cổ tuốt lên trên lầu.Đến 5 giờ chiều cùng ngày thì công an mới dẫn cô Hạnh trở về nhà để đọc lịnh bắt cô Hạnh về tội “phá rối an ninh trật tự xã hội”và xét nhà cô Hạnh, nhưng cuối cùng không tìm được điều gì bất hợp pháp cả. Trong lúc đó mặt cô Hạnh bị sưng phù, không biết việc gì đã xảy ra trong 8 tiếng đồng hồ khi mà họ lôi cô Hạnh lên trên lầu cho đến khi dẫn cô Hạnh về nhà để đọc lệnh bắt. Chắc chắn là có lẽ bị tra tấn cho nên thấy cổ, tinh thần còn rất vững vàng nhưng bước đi, bước đứng thì không có vẻ bình thường. Sau khi đó thì cô Hạnh bị giam từ 23 tháng 2 năm 2010, tức là gần 3 tháng.
Cụ Lê Quang Liêm
Dây tôi cũng nói thật với quý thính giả ở toàn quốc cũng như ở hải ngoại biết, VN mọi sự gì thì sự chay chọt là đứng đầu. Lúc đó gia đình cô Hạnh hết sức chạy chọt nên công an mới cho gia đình cô Hạnh đến thăm vào ngày 14 tháng 5 năm 2010. Chỉ 15 phút thôi, nhưng với điều kiện chỉ được trao đổi 1 câu duy nhất là hỏi sức khỏe với nhau mà thôi chớ không được nói gì ngoài hết. Có 1 vài tiếng nói ra ngoài thì bị công an chận liền không cho nói.
Trong thời gian thăm hỏi này, người nhà nhìn thấy cô Hạnh còn đầy đủ tinh thần kiên cường nhưng sự đi đứng thì tập tểnh, nó không bình thường chứng tỏ cô Hạnh có thể bị tra tấn hay bị ngược đãi.
Hoàng Quốc Hùng
Tường An: Cậu Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, người thanh niên trẻ đã cùng Minh Hạnh giúp cho dân oan và người lao động cũng đã bị bắt 1 ngày sau đó,xin cụ cho biết thêm về chuyện này.Cụ Lê Quang Liêm: Theo tôi biết thì cô Hạnh có 1 người bạn trai tên Nguyễn Hoàng Quốc Hùng cũng bị bắt sau khi cô Hạnh bị bắt. Hạnh và Hùng là 2 sinh viên trẻ có bầu nhiệt huyết rất cao, có tấm lòng yêu dân, yêu nước, luôn giúp đỡ người cô thế, bị bức áp, bị bóc lột, bất chấp nguy hiểm. Và vì lý tưởng đó mà cô Hạnh không thể sống trong gia đình bởi gia đình cô Hạnh là người làm việc với nhà nước Cộng Sản nên cô Hạnh phải ly khai gia đình.
Tường An: Khi nãy cụ có cho biết cô Đỗ Thị Minh Hạnh là dưỡng nữ của cụ. Xin cụ cho biết cơ duyên nào đã đưa đẩy để cụ nhận cô Hạnh làm con nuôi.
Cụ Lê Quang Liêm: Tôi gặp cô Hạnh trong một cuộc cứu trợ những đồng bào khiếu oan đòi đất trong những năm 2008 -2007. Nhận thấy một người trẻ mà có tấm lòng cao cả, biết thương người, vì người hơn vì mình biểu trưng một tâm từ bi của con nhà Phật. Bởi vì tôi là một người Phật tử nên tôi rất mến, rất quý và tôi chấp nhận nhận cháu là dưỡng nữ. Riêng Hùng là bạn trai của cô Hạnh, một thanh niên có bầu nhiệt huyết cao, thường đi với cô Hạnh đến nhà gặp tôi, và tôi cũng xem cháu như một người thân trong gia đình.
Bản báo cáo về tình hình nhân quyền và tự do tôn giáo trên toàn thế giới năm 2009 do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố trên website.
Tường An: Cụ nghĩ sao về hành động của hai người trẻ này và lời buộc tội của công an, thưa cụ.
Cụ Lê Quang Liêm: Theo tôi biết hành động của hai sinh viên trẻ này đáng khen, đáng quý vì các cháu thường liên hệ đến sự giúp đỡ của những đồng bào khiếu oan về nhà đất, giúp đỡ những công nhân, những phong trào tranh đấu của công nhân vì cuộc sống bị chèn áp, bóc lột ở đất nước VN. Cô Hạnh bị bắt theo lời cáo buộc của công an là “phá rối an ninh trật tự xã hội”.
Tôi xin nói thật tôi sống trên đất nước VN sau ngày 30/4/75 đến giờ suốt 35 năm, và tôi là Hội trưởng Trung ương Phật Giáo Hòa Hảo; mỗi khi nhắc tới lời buộc tội “phá rối an ninh trật tự xã hội” tôi cảm thấy hết sức bức xúc. Vì trên thực tế gần 40 cán bộ Phật Giáo Hòa Hảo bị kêu án tù từ 3 năm lên đến chung thân khổ sai cũng với tội danh “phá rối an ninh trật tự” trong lúc họ chỉ đòi hỏi tự do tôn giáo. Tội danh mà công lý cộng sản gọi là “phá rối an ninh trật tự” nó thòng như là một món bửu bối để dành trừng phạt, ngược đãi những người bất đồng chánh kiến, những người đòi hỏi tự do, những người đòi hỏi nhân quyền.
Đoàn Huy Chương
Tường An: Đoàn Huy Chương (tức Nguyễn Tấn Hoành, chủ tịch Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông) bị bắt năm 2006, theo bản tin đã cung cấp cho Tổ chức Theo dõi Nhân quyền thì trong tù Đoàn Huy Chương bị đánh đập thường xuyên, bị biệt giam nên bị bệnh tật, sức khỏe rất yếu.Sợ Đoàn Huy Chương chết trong tù nên đầu năm 2009 CS đã thả Chương về nhà. Sau một thời gian dưỡng bệnh Chương lại tiếp tục lên tiếng bênh vực công nhân và dân oan nên công an tìm mọi cách lùng bắt. Ngày 13.02.2010 Đoàn Huy Chương về nhà tại Trà Vinh thăm vợ con và ăn tết thì bị công an bắt và biệt giam từ đó đến nay.
Cha Đoàn Huy Chương là Đoàn Văn Diên cũng bị CS bắt và bỏ tù từ tháng 10.2006 đến nay. Em của Đoàn Huy Chương là Đoàn Huy Tâm cũng đang bị bắt giữ. Xin Cụ cho biết về những trường hợp này.
Ngày 13.02.2010 Đoàn Huy Chương về nhà tại Trà Vinh thăm vợ con và ăn tết thì bị công an bắt và biệt giam từ đó đến nay.Cụ Lê Quang Liêm: Theo tôi biết thì cũng có mấy người nữa bị bắt là Đoàn Huy Chương và Đoàn Huy Tâm. Những người này thì tôi chưa có dịp, tôi đang tìm cách liên hệ với gia đình họ. Bởi vì theo tin tức tôi được biết thì những gia đình đang bị bắt này rất sợ sệt công an vì công an luôn luôn bám sát, ngoài cái răn đe còn những biện pháp hết sức là khắc nghiệt khác. Chừng nào tôi được tin những người này thì tôi sẵn sàng giúp đỡ họ và tôi sẽ loan báo ra ngoài cho toàn thế giới tự do biết được tin tức này.
Cụ Lê Quang Liêm
Tường An: Cám ơn cụ đã cho đài những thông tin chính xác và xin cụ một vài lời cuối nhắn nhủ với quý thính giả nghe đài.
Ông Lê Quang Liêm, Hội trưởng Giáo hội Phật giáo Hòa hảo Thuần túy, đi giữa đội nón trắng, dẫn tín đồ PGHH diễu hành nhân ngày Lễ hội PGHH tại An Giang.
Cụ Lê Quang Liêm: Vì thời giờ phỏng vấn hôm nay có hạn, tôi không thể kéo dài cuộc nói chuyện này. Nhân danh một công dân VN, nhân danh Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo thuần túy tại VN, tôi cực lực phản đối việc công an VN bắt Hạnh, Hùng và những anh em khác như tôi vừa kể bởi các lẽ:
Thứ 1: Bắt Hạnh, Hùng trong trường hợp không có bằng chứng có tội.
Thứ 2: Công khai đánh Hạnh, đánh 1 cô gái tay yếu chân mềm trước mặt mọi người.
Thứ 3: Giam Hạnh, Hùng đã 3 tháng rồi, không xét xử, không công bố tội trạng, không cho luật sư can thiệp.
Thứ 4: Là thành viên của Liên Hiệp Quốc, nhà nước CH XHCN VN CS đã vi phạm nghiêm trọng điều 7 và điều 9 của công ước Quốc Tế về các quyền dân sự và chánh trị mà CS VN đã ký gia nhập vào ngày 24 tháng 9 năm 1982.
Thứ 5: Chúng tôi đòi hỏi nhà cầm quyền CS VN phải chấp nhận công lý và lẽ sống nhân đạo của con người. Phải trả tự do cho Hạnh, Hùng vì họ không có chứng cớ có tội.
Thứ 6: Thành khẩn và tha thiết kêu gọi các tổ chức Nhân Quyền trên thế giới, Hội Ân xá Quốc Tế, tất cả nhân dân yêu chuộng tự do và công lý, Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao động VN tại Ba Lan, dùng uy tín của mình để can thiệp với nhà nước CS VN hãy trả tự do ngay cho Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương và Đoàn Huy Tâm.
Đó là những lời mà tôi xin nói và nhờ quý đài công bố cho tất cả thế giới tự do biết rằng ở tại đất nước VN hiện giờ đang có một phong trào những người trẻ tuổi vì dân vì nước đang trổi dậy và đang bị đàn áp hết sức là khốc liệt. Phong trào này còn hay không là do sự ủng hộ của những tổ chức tự do thế giới, nhất là hội Bảo vệ Người Lao động VN.
Đó là những lời thô thiển và tâm huyết của tôi.
Tường An: Một lần nữa cám ơn cụ và xin chúc cụ dồi dào sức khỏe.