Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2009

ÔXTRÂYLIA VÀ MỐI LIÊN HỆ TIỀM ẨN NHIỀU NGUY CƠ VỚI TRUNG QUỐC

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

ÔXTRÂYLIA VÀ MỐI LIÊN HỆ TIỀM ẨN

NHIỀU NGUY CƠ VỚI TRUNG QUỐC

Thứ Hai, ngày 26-10-2009

Trong bài phân tích đăng trên trang mạng của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và Quốc phòng thuộc Đại học Quốc gia Ôxtrâylia (ANU) mới đây, Tiến sĩ Robert Ayson nhận xét về quan hệ ngày càng tiềm ẩn nhiều nguy cơ của Ôxx trâylia với Trung Quốc như sau:

Ngay cả một người quan sát bình thường về những tường thuật trên báo chí của Ôxtrâylia trong những tháng qua cũng có thể dễ dàng kết luận rằng Ôx trâylia có một vấn đề Trung Quốc. Sau nhiều năm tán dương Trung Quốc như là một cơ hội to lớn nhờ sự mở rộng không ngừng của việc bán khoáng sản Ôx trâylia sang Trung Quốc, những rắc rối đã bắt đầu nảy sinh. Rắc rối được biết đến nhiều nhất là vụ Trung Quốc bắt giam Stern Hu, một nhà thương thuyết về giá quặng sát Ôx trâylia của tập đoàn khoáng sản khổng lồ Rio Tino thường trú tại Trung Quốc, Stern Hu, bị bắt vào giữa tháng 7/2009, đã bị truy tố về các tội danh đưa hối lộ và thu nhập cấc bí mật thương mại

Đây không phải là tình huống duy nhất, Trung Quốc gần đây cũng đã khuyến khích một chiến dịch gây sức ép chống lại Liên hoan phim quốc tế Melbourne, nơi công chiếu một bộ phim tài liệu vè nhà hoạt động của người Duy Ngô Nhĩ Rebiya Kadeer. Các đại diện ngoại giao của Trung Quốc đã cố gắng thuyết phục Chính phủ Ôx trâylia không cấp thị thực nhập cảnh cho bà Kadeer để tới Ôx trâylia phát biểu tại Liên hoan phim quốc tế Melbourne và Câu lạc bộ báo chí quốc gia.

Một số học giả Ôx trâylia đang tìm kiếm các câu trả lời. Liệu vụ bắt giữ Stern Hu có liên quan gì đến quyết định của Rio Tinto cự tuyệt một đề xuất đầu tư lớn của Chinalco, một tập đoàn quốc doanh hàng đầu của Trung Quốc? Liệu Bắc Kinh có khó chịu với Canbơrơ vì cách mô tả không tốt Trung Quốc về mặt chiến lược trong Sách trắng Quốc phòng gần đây và trong những gợi ý rộng hơn rằng Trung Quốc đang được coi là lý do căn bản chính biện hộ cho sự hiện đại hóa quốc phòng của Ôxtrâylia? Liệu sự thông thạo tiếng Quan thoại của Kevin Rudd, điều mà vị Thủ tướng Ôxtrâylia này sử dụng trong chuyến thăm tới Trung Quốc để nêu lên những câu hỏi về các chính sách nhân quyền của Bắc Kinh, có phải là trở ngại hơn là một tài sản hay không? Hoặc liệu Ôx trâylia chỉ là nạn nhân của điều mà một số nhà bình luận bảo thủ coi là vấn đề Trung Quốc thực sự: không phải là một Trung Quốc hiện đại, cởi mở và có quan điểm quốc tế chủ nghĩa mà Bắc Kinh muốn chúng ta vin vào, mà là một Trung Quốc nghi kỵ, độc đoán và theo chủ nghĩa dân tộc đang bắt đầu cư xử một cách kiêu căng hùng hổ?

Ôxtrâylia có một vấn đề Trung Quốc, nhưng Canbơrơ nói nhiều về cách tiếp cận của Ôxtrâylia đối với sự nổi lên của Trung Quốc khi họ xử lý những gì mà Bắc Kinh đang làm hoặc đang nói. Và vấn đề này tồn tại ở hai cấp độ chính.

- Thứ nhất, ý thức về một sự gần gũi ngày càng tăng trong các quan hệ Ôxtrâylia – Trung Quốc, được gia tăng bởi nhu câu lớn cảu Trung Quốc đối với các nguồn tài nguyên của Ôxtrâylia, lại đi kem với giả định trong một số người Ôxtrâylia rằng họ hiểu Trung Quốc nhiều hơn Trung Quốc hiểu về họ. Nhận thức này thường được bày tỏ trong những thuật ngữ giản dị quá thái. Thế nhưng Trung Quốc hiện đại không phải là một nhà máy ôn hòa, nơi đặt sự thịnh vượng lên trên tất cả mọi thứ, mà là một hỗn hợp phức tạp của các lực lượng, các nhân tố và bề mặt, đôi lúc hợp tác hơn và cởi mở hơn, đôi lúc cạnh tranh và khép kín hơn. Do đó, người Ôxtrâylia sẽ không hiểu sự phức tạp đó nếu họ nghĩ rằng quan hệ Ôxtrâylia – Trung Quốc là chỉ có lợi mà không có đau đớn, họ cũng sai lầm khi kết luận rằng bầu trời đã bắt đầu sụp xuống.

- Thứ hai, người Ôxtrâylia cần nhận thức được rằng việc bơi theo con cá lớn ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương rộng lớn là một trò chơi nguy hiểm nhưng mang lại cơ hội. Giống như Chính phủ John Howard trước đây, đội ngũ của Thủ tướng Kevin Rudd đã không chỉ nhấn mạnh vào tầm quan trọng của các quan hệ mà Ôxtrâylia có với các cường quốc lớn như Trung Quốc và Mỹ. Triết lý của ông Rudd cũng tiếp tục truyền thống coi Ôxtrâylia là có phần trong sự phân phối quyền lực ở châu Á. Nói cách khác, người Ôxtrâylia coi đất nước của mình ít ra là một “người trong cuộc”, theo một cách thức hoàn toàn khác những nhận thức mà người Niu Dilan láng giêngf nhìn nhận vị trí đất nước nhỏ hơn của họ trong những sự việc. Ở một chừng mực nào đó, khi những nhận thức về vị thế thực chất khu vực của Ôxtrâylia được truyền vào thực tế thì điều này mang lại cho Canbơrơ những đặc quyền nhất định. Thỉnh thoảng điều đó có nghĩa là các cường quốc lớn sẽ muốn ve vãn Ôxtrâylia. Thế nhưng, vị thế này cũng đặt Ôxtrâylia vào những rủi ro lớn. Việc Ôxtrâylia đủ mạnh để đặt vấn đề nhưng lại không đủ mạnh để gánh vác một cách độc lập có thể khiến cho nước này dễ trở thành một mục tiêu để gây sức ép.

Do đó, vấn đề Trung Quốc thực sự của Ôxtrâylia là một triệu chứng của một thách thức sâu sắc hơn. Đó là câu hỏi về vai trò nào mà Ôxtraylia thực sự sẵn sàng thực hiện trong ao lớn châu Á, và liệu người Ôxtraylia có sẵn sàng cho những cú va chạm cũng như những chiếc bắt tay do vai trò đó mang lại. Những gì người Ôxtraylia cần lúc này, đặc biệt trong những bình luận báo chí về các quan hệ với Trung Quốc, là một liều lượng nhất định của sự ương ngạnh, tính kiên cường và ý chí kiên quyết. Đối với Trung Quốc, người Ôxtraylia cần hít sâu, ngừng lại một chút, và sẵn sàng cho một quan hệ lâu dài và thường có những thử thách, nhưng lại là một quan hệ không phải là không có những phần thưởng.

Mạng tin “Diễn đàn Đông Á” vừa đăng bài viết đánh giá về quan hệ Ôxtraylia-Trung Quốc của tác giả Warwick Smith, Cựu Bộ trưởn trong Nội các của Thủ tướng John Howard và hiện tại là Chủ tịch Ngân hàng ANZ tại bang New South Wales/khu vực thủ đô, trong đó nhấn mạnh trong vòng 10 năm tới, Trung Quốc sẽ có 15 thành phố với dân số của mỗi thành phố đông hơn toàn bộ dân số của Ôxtraylia, đồng thời có thêm 22 thànhphoos có dân số trên 10 triệu người. Xu hướng đô thị hóa chưa từng thấy trong lịch sự loài người cho thấy một thách thức và cơ hội to lớn đối với ngành khai thác khoáng sản của Ôxtraylia.

Vai trò quan trọng của Trung Quốc không chỉ giới hạn ở nhu cầu vô tận về khoáng sản của Ôxtraylia mà còn ở vị thế vững chắc mới được xác lập với tư cách là một chủ thể quan trọng trong thị trường tín dụng quốc tế. Hơn thế, Trung Quốc còn là nước nắm nhiều trái phiếu kho bạc của Mỹ nhất và điều này giúp Trung Quốc có một mức độ ảnh hưởng nhất định đối với Mỹ.

Trong giao dịch với Trung Quốc, Ôxtraylia phải căn cứ vào lợi ích quốc gia. Điều này có lẽ là bài học rút ra từ chiến lược lớn nhất mọi thời đại: “Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”. Trung Quốc là một đối tác đáng gờm với văn hóa hành chính tập quyền và tập trung hóa cao độ kéo dài trong 3.000 năm qua, đi kèm với quyết sách dưới chế độ Mao Trạch Đông về việc kiểm soát toàn bộ tài nguyên của Trung Quốc và triệt tiêu sở hữu nước ngoài ở nước này. Theo đánh giá, ban lãnh đạo Trung Quốc hiện nay không chệch hướng mấy so với quan điểm chỉ đạo trên.

Trung Quốc không phải là một loạt thái ấp, mà là một hệ thống gồm những người theo chủ nghĩa tập thể. Kế hoạch 5 năm gần đây của Trung Quốc được đưa ra bao hàm một gói kích thích kinh tế lớn nhất trong lịch sử thế giới và nêu bật khả năng phản ứng của Chính phủ Trung Quốc.

Thương vụ bị đổ bể gần đây của Tổng công ty nhôm Trung Quốc (Chinalco) nhằm mua lại phần lớn tài sản của tập đoàn khai mỏ Rio Tinto với giá 19,5 tỷ USD cũng nêu bật quyết tâm và mục tiêu của Chính phủ Trung Quốc nhằm mở rộng ảnh hưởng của nước này đối với các nguồn tài nguyên chiến lược. Cựu Chủ tịch của Chinalco là Tiêu Á Khánh, người đã mở màn một cuộc tấn công trước đó vào cổ phần của Rio Tinto tại Luân Đôn (Anh) thông qua một chiến dịch trên thị trường mở đã được bổ nhiệm làm Trợ lý Bộ trưởng.

Thương vụ trên rõ ràng được dàn xếp nhằm cản trở hai tập đoàn khai khoáng khổng lồ BHP Billiton và Rio Tinto thành lập liên doanh. Nỗ lực tiếp theo nhằm giành quyền kiểm soát Rio Tinto và các tài sản chủ chốt của tập đoàn này đã thất bại do phản ứng của các cổ đông: phần còn lại là lịch sử.

Vụ việc trên khiến Bắc Kinh bị mất mặt và là một bước thụt lùi đáng kể trong chiến lược “tiến ra ngoài” của Trung Quốc.

Sáu nguyên tắc cơ bản do Bộ trưởng Tài chính Ôxtraylia Wayne Swan công bố được dư luận rộng rãi trong giới đầu tư Trung Quốc coi là nhằm trực tiếp vào họ. Một nguyên tắc quy định đầu tư của các thực thể thuộc sở hữu nhà nước phải được sự chấp thuận của Ủy ban Thẩm định đầu tư nước ngoài (FIRB) của Ôxtraylia được coi là nhằm chống lại đầu tư của Trung Quốc, mặc dù không phải như vậy.

Sự thân mật trước đây dành cho Thủ tướng Kevin Rudd, một người am hiểu về Trung Quốc và nói thông thạo tiếng Hoa, đã dần dần bị phai nhạt tại Bắc Kinh. Người Trung Quốc cho rằng lời nói của ông Rudd thường không đi đôi với việc làm, một mặt nhằm nuôi dưỡng hình ảnh của một người thân Trung Quốc, nhưng hành động lại đi ngược với lợi ích của Bắc Kinh.

Sách Trắng Quốc phòng của Ôxtraylia đã che đậy vụng về một thông điệp rằng Trung Quốc là mối đe dọa an ninh quốc gia lớn nhất của Ôxtraylia. Đây là một bằng chứng tiếp theo cho thấy thái độ thù nghịch của Thủ tướng Rudd đối với Trung Quốc.

Rõ ràng là Trung Quốc đang thực thi đường lối cứng rắn trong chiến lược đẩy mạnh tăng trưởng trong nước và “tiến ra ngoài”. Trung Quốc muốn tận dụng sức mạnh tài chính thông qua kho dự trữ ngoại tệ khổng lồ hơn 2.000 tỷ USD để giành quyền kiểm soát các nguồn tài nguyên có tầm quan trọng chiến lược nhằm tiếp sức cho nền kinh tế đang tăng trưởng quá nóng.

Trung Quốc đã hạ quyết tâm rằng những vụ bẽ mặt trước đây tại Mỹ và Ôxtraylia (cụ thể là những thương vụ đổ bể của CNOOC và Chinalco) sẽ không bị lặp lại.

Một trong những nguyên tắc chủ chốt trong chính sách đối nội của Trung Quốc là xác lập lại trật tự tại thị trường thép và quặng sắt trong nước, vốn đang trong tình trạng hỗn loạn và rất mong manh. Việc tăng giá các sản phẩm thép đã đặt gánh nặng lên những người tiêu thụ cuối cùng ở Trung Quốc và Chính phủ đã quyết định chỉnh đốn lại sai sót trên.

Vụ bắt giữ Stern Hu, Trưởng đại diện của tập đoàn Rio Tinto tại Thượng Hải, được coi là một phần trong nỗ lực lớn hơn nhằm giải quyết vấn đề này. Vậy Ôxtraylia phải làm như thế nào để giải quyết các vấn đề cấp bách trên?

Thứ nhất, Ôxtraylia cần áp dụng cách tiếp cận đoàn kết phối hợp giữa hai đảng (Công Đảng và liên đảng Tự Do-Quốc gia đối lập) để quản lý mối quan hệ then chốt với Trung Quốc. Việc phe đối lập thường xuyên phản đối và gây cản trở đang làm phưc tạp mối quan hệ song phương vốn dĩ đã không mấy êm ả. Hình thức thu hút sự chú ý mãi theo kiểu dân túy của phe đối lập đã tạo ra sức ép bất lợi cho việc thực thi các thỏa thuận song phương. Điều mà Ôxtraylia cần phải làm vào lúc này là lặng lẽ triển khai các biện pháp ngoại giao hậu trường để Stern Hu được trả tự do mà không bị kết tội và không gây rùm beng trước dư luận.

Thứ hai, Thủ tướng Kevin Rudd cần cân bằng trong cách tiếp cận đối với Trung Quốc. Một mặt, ông Rudd cần ủng hộ mạnh mẽ lợi ích quốc gia, nhưng mặt khác cần duy trì đồng thời mối quan hệ thân tình với Bắc Kinh.

Tổng số lượt xem trang